Bài số 8  

Thơ pháp sư Kisen 喜撰法師

 

a) Nguyên văn:

わが庵は

都のたつみ

しかぞ住む

世をうぢ山と

人はいふなり

 

b) Phiên âm:

Wa ga io wa

Miyako no tatsumi

Shika zo sumu

Yo wo Ujiyama to

Hito wa iu nari

c) Diễn ý:

Am của ta ở phía Đông Nam kinh đô,

Cứ như thế này, sống cuộc đời bình thản.

Đâu phải như người đời cứ nói là,

Ta muốn làm ngọn núi Uji để lánh ưu tư.

d) Dịch thơ:

Dựng am xa thành phố,
Lòng không vương thị phi..
Đâu như người ta bảo,
Bắt chước ngọn Uji.

(ngũ ngôn)

Phía nam thành, ẩn một am,
Vui đời, nào bắt chước làm núi xanh..

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập) tạp thi, phần hạ, quyển 18, bài số 983.

Tác Giả: Kisen Hôshi (Pháp sư Hỷ Soạn hay Hỷ Tuyển, người sống vào hậu bán thế kỷ thứ 9, một trong Lục Ca Tiên và cũng có chân trong 36 ca tiên về sau).

Người ta chỉ biết ông là một nhà tu sống trên núi Uji宇治, ngoài ra không có chi tiết gì khác về cuộc đời của ông.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cuộc sống ẩn dật bình thản ở vùng núi Uji.

Tác giả chơi chữ (thủ pháp chữ móc nối kake-kotoba) giữa Uji宇治, tên núi Vũ Trị, một danh thắng đất Kyôto và ushi (憂しưu tư). Ông biện bạch rằng mình muốn ra sống xa kinh thành là để hưởng cuộc sống thanh nhàn chứ trong lòng, không khúc mắc gì với chuyện ở kinh đô cả. Người đời có nói gì thì mặc nhưng đó không phải chủ tâm khi lập am của ta.

Vùng Uji là nơi các nhà quí tộc trong đó có cả quyền thần Fujiwara no Michinaga thường đến lập biệt thự sau khi rời chính trường. Ở đó khí hậu mát mẻ và là chỗ sản xuất trà ngon của Nhật. Nó cũng là nơi người ẩn dật có thể di dưỡng tính tình, suy nghĩ về cõi tây phương tịnh độ. Trong Truyện Genji có 10 chương lấy vùng đất thơ mộng này làm bối cảnh. Các kiến trúc thuộc loại quốc bảo như Byôdôin (Bình Đẳng Viện) và Hôôdô (Phượng Hoàng Đường) đều được xây dựng ở Uji.

Chữ “thìn tỵ” 辰巳chỉ vùng đất thuộc hướng đông nam thành phố cũng cùng có cách đọc tatsumi theo âm Nhật của chữ Hán sen 撰 trong tên của tác giả isen喜撰. Ngoài ra chữ shika trong câu shika zo sumu vừa có thể hiểu “sống (tự do) như thế này” vừa có thể hiểu “sống (tự do) như đàn nai” (shika 鹿). Do đó, có thể dịch bài này theo cách một khác như sau đây nữa:

Cất am đông nam thành,
Thân nai đời tự do.
Đâu như người ta bảo,
Vì sợ vướng âu lo.

(ngũ ngôn)

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thảo Am.

草 庵

Ngã kim u cư kết thảo am,
我 今 幽 居 結 草 庵

Viễn ly Kinh phủ tại đông nam.
遠 離 京 府 在 東 南

Ngã tự du nhiên, nhân ưu hoạn,
我 自 悠 然 人  憂 患

Nhân vị nhân gian Ưu Trị Sơn.
人 謂 人  間 憂 治 山 

Thay vì 宇治山Vũ Trị Sơn, nay gọi là 憂治山 Ưu Trị Sơn, ngọn núi chữa bệnh lo âu?

Anh dịch:

My cabin doth in Tats’mi lie

Miyako’s city near,

Yo-uji men my mountain call,

Yet still do I dwell here.

(Dickins)

Lowly hut is mine
South-east from the capital: -
Thus I choose to dwell;-
And the world in which I live
Men have named a "Mount of Gloom."

 

(Mac Cauley)

 

 Ẩn sĩ thế kỷ thứ 12 鴨長明Kamo no Chômei trong tùy bút 方丈記Hôjôki (Phương Trượng Ký) có nhắc đến việc mình lập am ở một nơi không xa nơi Kisen Hôshi sống ngày xưa là mấy. Tuy là một trong sáu ca tiên lỗi lạc đương thời, trong lời tựa Kokin Waka-shuu, nhà tuyển lựa chính Ki no Tsurayuki có đánh giá về ông “dùng chữ không biết móc nối, trước sau thiếu rõ ràng, khác nào trăng thu đẹp lại bị mây buổi sáng mai che khuất”.

 

 

 







Bài số 8  

Thơ pháp sư Kisen 喜撰法師

 

a) Nguyên văn:

わが庵は

都のたつみ

しかぞ住む

世をうぢ山と

人はいふなり

 

b) Phiên âm:

Wa ga io wa

Miyako no tatsumi

Shika zo sumu

Yo wo Ujiyama to

Hito wa iu nari

c) Diễn ý:

Am của ta ở phía Đông Nam kinh đô,

Cứ như thế này, sống cuộc đời bình thản.

Đâu phải như người đời cứ nói là,

Ta muốn làm ngọn núi Uji để lánh ưu tư.

d) Dịch thơ:

Dựng am xa thành phố,
Lòng không vương thị phi..
Đâu như người ta bảo,
Bắt chước ngọn Uji.

(ngũ ngôn)

Phía nam thành, ẩn một am,
Vui đời, nào bắt chước làm núi xanh..

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập) tạp thi, phần hạ, quyển 18, bài số 983.

Tác Giả: Kisen Hôshi (Pháp sư Hỷ Soạn hay Hỷ Tuyển, người sống vào hậu bán thế kỷ thứ 9, một trong Lục Ca Tiên và cũng có chân trong 36 ca tiên về sau).

Người ta chỉ biết ông là một nhà tu sống trên núi Uji宇治, ngoài ra không có chi tiết gì khác về cuộc đời của ông.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cuộc sống ẩn dật bình thản ở vùng núi Uji.

Tác giả chơi chữ (thủ pháp chữ móc nối kake-kotoba) giữa Uji宇治, tên núi Vũ Trị, một danh thắng đất Kyôto và ushi (憂しưu tư). Ông biện bạch rằng mình muốn ra sống xa kinh thành là để hưởng cuộc sống thanh nhàn chứ trong lòng, không khúc mắc gì với chuyện ở kinh đô cả. Người đời có nói gì thì mặc nhưng đó không phải chủ tâm khi lập am của ta.

Vùng Uji là nơi các nhà quí tộc trong đó có cả quyền thần Fujiwara no Michinaga thường đến lập biệt thự sau khi rời chính trường. Ở đó khí hậu mát mẻ và là chỗ sản xuất trà ngon của Nhật. Nó cũng là nơi người ẩn dật có thể di dưỡng tính tình, suy nghĩ về cõi tây phương tịnh độ. Trong Truyện Genji có 10 chương lấy vùng đất thơ mộng này làm bối cảnh. Các kiến trúc thuộc loại quốc bảo như Byôdôin (Bình Đẳng Viện) và Hôôdô (Phượng Hoàng Đường) đều được xây dựng ở Uji.

Chữ “thìn tỵ” 辰巳chỉ vùng đất thuộc hướng đông nam thành phố cũng cùng có cách đọc tatsumi theo âm Nhật của chữ Hán sen 撰 trong tên của tác giả isen喜撰. Ngoài ra chữ shika trong câu shika zo sumu vừa có thể hiểu “sống (tự do) như thế này” vừa có thể hiểu “sống (tự do) như đàn nai” (shika 鹿). Do đó, có thể dịch bài này theo cách một khác như sau đây nữa:

Cất am đông nam thành,
Thân nai đời tự do.
Đâu như người ta bảo,
Vì sợ vướng âu lo.

(ngũ ngôn)

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thảo Am.

草 庵

Ngã kim u cư kết thảo am,
我 今 幽 居 結 草 庵

Viễn ly Kinh phủ tại đông nam.
遠 離 京 府 在 東 南

Ngã tự du nhiên, nhân ưu hoạn,
我 自 悠 然 人  憂 患

Nhân vị nhân gian Ưu Trị Sơn.
人 謂 人  間 憂 治 山 

Thay vì 宇治山Vũ Trị Sơn, nay gọi là 憂治山 Ưu Trị Sơn, ngọn núi chữa bệnh lo âu?

Anh dịch:

My cabin doth in Tats’mi lie

Miyako’s city near,

Yo-uji men my mountain call,

Yet still do I dwell here.

(Dickins)

Lowly hut is mine
South-east from the capital: -
Thus I choose to dwell;-
And the world in which I live
Men have named a "Mount of Gloom."

 

(Mac Cauley)

 

 Ẩn sĩ thế kỷ thứ 12 鴨長明Kamo no Chômei trong tùy bút 方丈記Hôjôki (Phương Trượng Ký) có nhắc đến việc mình lập am ở một nơi không xa nơi Kisen Hôshi sống ngày xưa là mấy. Tuy là một trong sáu ca tiên lỗi lạc đương thời, trong lời tựa Kokin Waka-shuu, nhà tuyển lựa chính Ki no Tsurayuki có đánh giá về ông “dùng chữ không biết móc nối, trước sau thiếu rõ ràng, khác nào trăng thu đẹp lại bị mây buổi sáng mai che khuất”.