Chúng
ta
người
da đen có cái bóng nô lệ
người
ả-rập không có dầu lửa
người
da vàng mắt còn kinh đói khổ
trôi
dạt về quanh các xóm ngoại ô nghèo
vào
các nhà máy đầy dầu mỡ
xuống
những khu hầm mỏ
hoặc
ngày ngày ở ngay trên đường phố
đổ
rác, quét phân
đào
đường lấp hố
đi
làm cộng
kí-cóp
từng đồng
đời
bèo bọt dăm khung trời ổ chuột
đem
giấc mơ con
chống
chỏi thời gian như thác lũ,
chống
chỏi cuộc đời như bão tố
Người
ta gọi chúng ta là dân nhập cư
tiếng
ấy nghe rất nhiều lần
nhưng
chỉ mơ hồ đâu hiểu rõ !
Tôi
còn nhớ
chúng
ta đó
đổ
xuống bến tầu
đôi
mắt trong, đen ngòm bỡ ngỡ
nhưng
miệng cười hiền hậu. van lơn
bên
cạn đống va-li, bị, gói rẻ tiền
như
trâu ngựa sẵn sàng mang gánh nặng.
Chúng
ta đó
đổ
xuống sân bay
dắt
díu nhau trước cuộc đời lạ mắt
rời
quê hương đôi mắt đã lưu đầy
đâu
thấy gì khi ngoảnh đầu trở lại
chỉ
thấy mù sương một khoảng trời.
Chúng
ta đó
theo
bọn buôn người
vượt
đường biên giới
bao
kẻ cùng đi mà chẳng tới
mười
kẻ ra đi một kẻ về
lao
tù cuộc đời rộng mà đen tối
bữa
tiệc cuộc đời đâu ai gọi
ta
biết ta nghèo
nhưng
từng hạt cơm rơi
là
giọt nước mắt
là
giọt mồ hôi
chúng
ta chưa hề ăn xin, ăn bám cuộc đời !
Thế
mà
người
ta giờ gọi ta là những người lao động di dân
như
nói về ký sinh trùng trên thân thể
như
nói về sâu bọ với mùa màng
ngay
trong thâm tâm dăm người tử tế
chúng
ta không hơn khách trọ chung nhà
có
phải vì ta mang bầu trời lạ
trong
tim, trong hồn, trong máu, trên da
niềm
vui riêng là cánh thư kể khổ
là
món quà chắt bóp gửi về xa
giấc
mơ đêm đêm âm thầm chua xót
bóng
cọ, cây dừa với khoảng rừng thưa
một
khu vườn con, một căn nhà nhỏ
mộc
tấc đời yên ổn tự do ?
Cái
gì đã xui chúng ta ra đi ?
ai
trả lời cho được !
khi
thế giới còn chia Bắc Nam,
khi
miếng ăn vẫn còn là khí giới
khi
lao tù cuộc đời rộng mà đen tối
St
Charles, 1982