BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Samatha và Vipassana
(C
hỉ tịnh và Minh sát)

Tỳ khưu Indacanda

(Trích Patisambhidamagga - Vô ngại giải đạo, Tiểu Bộ)


GIẢNG VỀ SỰ KẾT HỢP CHUNG

* * *

Tôi được nghe như vầy: Một thời, đại đức Ānanda ngụ tại Kosambī, tu viện Ghosita. Chính ở tại nơi ấy, đại đức Ānanda đã bảo các vị tỳ khưu rằng:

- Này các đại đức tỳ khưu.

- Thưa đại đức. Các vị tỳ khưu ấy đã đáp lại đại đức Ānanda.

Đại đức Ānanda đã nói điều này:

- Này các đại đức, bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào tuyên bố về phẩm vị A-la-hán trong sự hiện diện của tôi là do toàn bộ bốn đạo lộ hoặc do một đạo lộ nào đó của bốn đạo lộ ấy? Do bốn (đạo lộ) gì?

- Này các đại đức, ở đây vị tỳ khưu tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước. Khi vị ấy đang tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, hơn nữa vị tỳ khưu tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước. Khi vị ấy đang tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, hơn nữa vị tỳ khưu tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung. Khi vị ấy đang tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, hơn nữa (có trường hợp) tâm của vị tỳ khưu bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Này các đại đức, lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy. Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào tuyên bố về phẩm vị A-la-hán trong sự hiện diện của tôi là do toàn bộ bốn đạo lộ này hoặc do một đạo lộ nào đó của bốn đạo lộ ấy.

* * *

Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước là (có ý nghĩa) thế nào?

Trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm do tác động của sự thoát ly là định. Liên quan đến các pháp được sanh lên ở định ấy, với ý nghĩa của sự quán xét về vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về vô ngã là minh sát. Như thế là chỉ tịnh trước, minh sát sau. Vì thế được gọi là "Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: sự tu tập các pháp đã được sanh lên tại nơi ấy với sự không vượt trội là yếu lý, sự tu tập các quyền với nhất vị là yếu lý, sự tu tập với việc khởi động sự tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn là yếu lý, sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào?

Chánh kiến với sự nhận thức là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh tư duy với sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh ngữ với sự gìn giữ là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh nghiệp với nguồn sanh khởi là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh mạng với sự trong sạch là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh cần với sự ra sức là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh niệm với sự thiết lập là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh định với sự không tản mạn là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.

Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy: Rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận biết, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận thấy, vị ấy rèn luyện. Trong khi quán xét lại, vị ấy rèn luyện. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy rèn luyện. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy rèn luyện. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy rèn luyện. Trong khi tập trung tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy rèn luyện. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy rèn luyện. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy rèn luyện. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy rèn luyện. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy rèn luyện. Rèn luyện là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập: Tu tập là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy tu tập. Trong khi nhận biết, vị ấy tu tập. Trong khi nhận thấy, vị ấy tu tập. Trong khi quán xét lại, vị ấy tu tập. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy tu tập. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy tu tập. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy tu tập. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy tu tập. Trong khi tập trung tâm, vị ấy tu tập. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy tu tập. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy tu tập. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy tu tập. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy tu tập. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy tu tập. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế.

Làm cho sung mãn: Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận biết, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận thấy, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi quán xét lại, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi tập trung tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy làm cho sung mãn. Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) như thế.

Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy): Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào?

Do Đạo Nhập Lưu, ba sự ràng buộc này được dứt bỏ là thân kiến, hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm.

Do Đạo Nhất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển.

Do Đạo Bất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế.

Do Đạo A-la-hán, năm sự ràng buộc này được dứt bỏ là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ba ngủ ngầm này được chấm dứt là ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Sự chuyên nhất và sự không tản mạn của tâm do tác động của sự không sân độc là định. Sự chuyên nhất và sự không tản mạn của tâm do tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng là định. ...(như trên)... Sự chuyên nhất và sự không tản mạn của tâm do tác động của hơi thở vào có sự quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra có sự quán xét về từ bỏ là định. Liên quan đến các pháp được sanh lên ở định ấy, với ý nghĩa của sự quán xét về vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về vô ngã là minh sát. Như thế là chỉ tịnh trước, minh sát sau. Vì thế được gọi là "Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: sự tu tập các pháp đã được sanh lên tại nơi ấy với sự không vượt trội là yếu lý, sự tu tập các quyền với nhất vị là yếu lý, sự tu tập với việc khởi động sự tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn là yếu lý, sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào?

Chánh kiến với sự nhận thức là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh tư duy với sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. ...(như trên)... Chánh định với sự không tản mạn là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.

Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy: Rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận biết, vị ấy rèn luyện. ...(như trên)... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy rèn luyện. Rèn luyện là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập: Tu tập là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy tu tập. Trong khi nhận biết, vị ấy tu tập. ...(như trên)... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy tu tập. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế.

Làm cho sung mãn: Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận biết, vị ấy làm cho sung mãn. ...(như trên)... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy làm cho sung mãn. Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) như thế.

Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy): Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào?

Do Đạo Nhập Lưu, ba sự ràng buộc này được dứt bỏ là thân kiến, hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm.

Do Đạo Nhất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển.

Do Đạo Bất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế.

Do Đạo A-la-hán, năm sự ràng buộc này được dứt bỏ là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ba ngủ ngầm này được chấm dứt là ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước là (có ý nghĩa) như thế.

*

Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước là (có ý nghĩa) thế nào?

Với ý nghĩa của sự quán xét về vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về vô ngã là minh sát. Do Niết Bàn là đối tượng của các pháp được sanh lên ở minh sát ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được gọi là "Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Với ý nghĩa của sự quán xét sắc là vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét sắc là khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét sắc là vô ngã là minh sát. Do Niết Bàn là đối tượng của các pháp được sanh lên ở minh sát ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được gọi là "Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Với ý nghĩa của sự quán xét thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... lão tử là vô thường là minh sát, ...(như trên)... lão tử là khổ não ...(như trên)... lão tử là vô ngã là minh sát. Do Niết Bàn là đối tượng của các pháp được sanh lên ở minh sát ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được gọi là "Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước là (có ý nghĩa) như thế.

*

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung là (có ý nghĩa) thế nào?

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo 16 biểu hiện: theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng), theo ý nghĩa của hành xứ, theo ý nghĩa dứt bỏ, theo ý nghĩa buông bỏ, theo ý nghĩa thoát ra, theo ý nghĩa ly khai, theo ý nghĩa an tịnh, theo ý nghĩa cao quý, theo ý nghĩa được giải thoát, theo ý nghĩa của vô lậu, theo ý nghĩa vượt qua, theo ý nghĩa của vô tướng, theo ý nghĩa của vô nguyện, theo ý nghĩa của không tánh, theo ý nghĩa của nhất vị, theo ý nghĩa không vượt trội, theo ý nghĩa kết hợp chung.

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là cảnh (đối tượng). Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là cảnh (đối tượng). Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng)."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của hành xứ là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của hành xứ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của hành xứ."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa dứt bỏ là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang dứt bỏ) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang dứt bỏ) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa dứt bỏ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa dứt bỏ."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa buông bỏ là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang buông bỏ các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang buông bỏ) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang buông bỏ các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang buông bỏ) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa buông bỏ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa buông bỏ."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa thoát ra là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang thoát ra khỏi các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang thoát ra khỏi) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang thoát ra khỏi các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang thoát ra khỏi) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa thoát ra là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa thoát ra."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa ly khai là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang ly khai khỏi các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang ly khai khỏi) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang ly khai khỏi các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang ly khai khỏi) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa ly khai là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa ly khai."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa an tịnh là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, an tịnh, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là an tịnh có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của an tịnh là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa an tịnh."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa cao quý là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, cao quý, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là cao quý có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của cao quý là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa cao quý."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa được giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, được giải thoát khỏi dục lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là được giải thoát khỏi các vô minh lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, sự ly tham ái khỏi các tham ái là sự giải thoát của tâm, sự ly tham ái khỏi vô minh là sự giải thoát của tuệ, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của được giải thoát là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa được giải thoát."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô lậu là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, vô lậu đối với dục lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là vô lậu đối với vô minh lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của vô lậu là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô lậu."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vượt qua là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang vượt qua các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang vượt qua) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang vượt qua các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang vượt qua) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa vượt qua là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vượt qua."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô tướng là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định vô tướng đối với tất cả các hiện tướng, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là vô tướng đối với tất cả các hiện tướng, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của vô tướng là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô tướng."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô nguyện là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định vô nguyện đối với tất cả các nguyện ước, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là vô nguyện đối với tất cả các nguyện ước, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của vô nguyện là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô nguyện."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của không tánh là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định không tánh đối với tất cả các cố chấp, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là không tánh đối với tất cả các cố chấp, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của không tánh là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của không tánh."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của không tánh là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo 16 biểu hiện là (có ý nghĩa) thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung là (có ý nghĩa) thế.

*

Tâm của vị tỳ khưu bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang tác ý vô thường, có ánh sáng sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến ánh sáng rằng: "Ánh sáng là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy."

Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với vị đang tác ý vô thường, có trí sanh lên, có hỷ sanh lên, có tịnh sanh lên, có lạc sanh lên, có sự cương quyết sanh lên, có sự ra sức sanh lên, có sự thiết lập sanh lên, có xả sanh lên, có ước muốn sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ước muốn rằng: "Ước muốn là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với vị đang tác ý khổ não, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý vô ngã, có ánh sáng sanh lên, ...(như trên)... có trí sanh lên, có hỷ sanh lên, có tịnh sanh lên, có lạc sanh lên, có sự cương quyết sanh lên, có sự ra sức sanh lên, có sự thiết lập sanh lên, có xả sanh lên, có ước muốn sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ước muốn rằng: "Ước muốn là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã, về sự thiết lập là vô thường, về sự thiết lập là khổ não. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với vị đang tác ý sắc là vô thường ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý sắc là khổ não, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý sắc là vô ngã, ...(như trên)... thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý lão tử là vô thường, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý lão tử là khổ não, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý lão tử là vô ngã, có ánh sáng sanh lên, ...(như trên)... có trí sanh lên, có hỷ sanh lên, có tịnh sanh lên, có lạc sanh lên, có sự cương quyết sanh lên, có sự ra sức sanh lên, có sự thiết lập sanh lên, có xả sanh lên, có ước muốn sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ước muốn rằng: "Ước muốn là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy."

Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Rung động về ánh sáng,
về tuệ, và về hỷ,
về tịnh, và về lạc,
bởi chúng tâm xao động,
rung động về cương quyết,
ra sức, và thiết lập,
do hướng tâm đến xả,
và ước muốn về xả.

Vị nào huân tập tuệ
về mười trường hợp này
biết phóng dật do pháp
không sa vào lầm lẫn.

Bị tản mạn, ô nhiễm,
tu tập tâm đình chỉ;
tản mạn, không ô nhiễm,
tu tập bị thối thất;
tản mạn, không ô nhiễm,
tu tập không thối thất;
và khi không tản mạn
tâm không bị ô nhiễm
tu tâm không đình chỉ.

Với bốn trường hợp này,
hiểu rõ mười trường hợp
thâu hẹp và khuấy động
vì tản mạn của tâm.

Phần Giảng về sự Kết Hợp Chung.

(Tỳ khưu Indacanda trích dịch, 04-2006)

-ooOoo-

 

 PHỤ ĐÍNH

Bài giảng trên do Tỳ khưu Indacanda trích dịch từ tập Vô Ngại Giải Đạo thuộc Tiểu Bộ, giải thích về bốn đạo lộ đưa đến giác ngộ mà ngài Trưởng Lão Ananda đã trình bày cho các vị tỳ khưu trong một bài kinh ghi lại trong Tăng Chi, chương Bốn Pháp. Đây là một bài giảng quan trọng về pháp hành thiền an chỉ và minh quán (samatha và vipassana), nhất là cho thiền sinh chúng ta, để có được một nhận định đúng đắn và nghiêm túc về hai pháp hành thiền nầy của Đức Phật.

Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu và bản dịch Anh ngữ của Tỳ khưu Thanissaro của bài kinh. -- (Bình Anson)

*

Tăng Chi IV.170

Gắn Liền Cột Chặt

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Một thời, Tôn giả Ananda sống ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ananda gọi các Tỳ-khưu:

- Thưa các Hiền giả Tỳ-khưu.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ananda nói như sau:

- Tỳ-khưu hay Tỳ-khưu-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

1) Ở đây, này chư Hiền, Tỳ-khưu tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

2) Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỳ-khưu tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

3) Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-khưu tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

4) Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-khưu với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. 

Này chư Hiền, Tỳ-khưu hay Tỳ-khưu-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

-ooOoo-

AN IV.170

Yuganaddha Sutta
In Tandem

Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

On one occasion Ven. Ananda was staying in Kosambi, at Ghosita's monastery. There he addressed the monks, "Friends!"

"Yes, friend," the monks responded.

Ven. Ananda said: "Friends, whoever -- monk or nun -- declares the attainment of arahantship in my presence, they all do it by means of one or another of four paths. Which four?

1) "There is the case where a monk has developed insight preceded by tranquillity. As he develops insight preceded by tranquillity, the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

2) "Then there is the case where a monk has developed tranquillity preceded by insight. As he develops tranquillity preceded by insight, the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

3) "Then there is the case where a monk has developed tranquillity in tandem with insight. As he develops tranquillity in tandem with insight, the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

4) "Then there is the case where a monk's mind has its restlessness concerning the Dhamma [Comm: the corruptions of insight] well under control. There comes a time when his mind grows steady inwardly, settles down, and becomes unified & concentrated. In him the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

"Whoever -- monk or nun -- declares the attainment of arahantship in my presence, they all do it by means of one or another of these four paths."

* * *


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 03-05-2006

Samatha & Vipassana - Tk Indacanda
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Samatha và Vipassana
(C
hỉ tịnh và Minh sát)

Tỳ khưu Indacanda

(Trích Patisambhidamagga - Vô ngại giải đạo, Tiểu Bộ)


GIẢNG VỀ SỰ KẾT HỢP CHUNG

* * *

Tôi được nghe như vầy: Một thời, đại đức Ānanda ngụ tại Kosambī, tu viện Ghosita. Chính ở tại nơi ấy, đại đức Ānanda đã bảo các vị tỳ khưu rằng:

- Này các đại đức tỳ khưu.

- Thưa đại đức. Các vị tỳ khưu ấy đã đáp lại đại đức Ānanda.

Đại đức Ānanda đã nói điều này:

- Này các đại đức, bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào tuyên bố về phẩm vị A-la-hán trong sự hiện diện của tôi là do toàn bộ bốn đạo lộ hoặc do một đạo lộ nào đó của bốn đạo lộ ấy? Do bốn (đạo lộ) gì?

- Này các đại đức, ở đây vị tỳ khưu tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước. Khi vị ấy đang tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, hơn nữa vị tỳ khưu tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước. Khi vị ấy đang tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, hơn nữa vị tỳ khưu tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung. Khi vị ấy đang tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung, đạo lộ được hình thành (cho vị ấy). Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, hơn nữa (có trường hợp) tâm của vị tỳ khưu bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Này các đại đức, lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy. Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy. Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy).

Này các đại đức, bất cứ vị tỳ khưu hoặc tỳ khưu ni nào tuyên bố về phẩm vị A-la-hán trong sự hiện diện của tôi là do toàn bộ bốn đạo lộ này hoặc do một đạo lộ nào đó của bốn đạo lộ ấy.

* * *

Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước là (có ý nghĩa) thế nào?

Trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm do tác động của sự thoát ly là định. Liên quan đến các pháp được sanh lên ở định ấy, với ý nghĩa của sự quán xét về vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về vô ngã là minh sát. Như thế là chỉ tịnh trước, minh sát sau. Vì thế được gọi là "Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: sự tu tập các pháp đã được sanh lên tại nơi ấy với sự không vượt trội là yếu lý, sự tu tập các quyền với nhất vị là yếu lý, sự tu tập với việc khởi động sự tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn là yếu lý, sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào?

Chánh kiến với sự nhận thức là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh tư duy với sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh ngữ với sự gìn giữ là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh nghiệp với nguồn sanh khởi là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh mạng với sự trong sạch là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh cần với sự ra sức là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh niệm với sự thiết lập là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh định với sự không tản mạn là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.

Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy: Rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận biết, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận thấy, vị ấy rèn luyện. Trong khi quán xét lại, vị ấy rèn luyện. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy rèn luyện. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy rèn luyện. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy rèn luyện. Trong khi tập trung tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy rèn luyện. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy rèn luyện. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy rèn luyện. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy rèn luyện. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy rèn luyện. Rèn luyện là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập: Tu tập là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy tu tập. Trong khi nhận biết, vị ấy tu tập. Trong khi nhận thấy, vị ấy tu tập. Trong khi quán xét lại, vị ấy tu tập. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy tu tập. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy tu tập. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy tu tập. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy tu tập. Trong khi tập trung tâm, vị ấy tu tập. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy tu tập. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy tu tập. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy tu tập. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy tu tập. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy tu tập. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế.

Làm cho sung mãn: Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận biết, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận thấy, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi quán xét lại, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi tập trung tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy làm cho sung mãn. Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) như thế.

Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy): Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào?

Do Đạo Nhập Lưu, ba sự ràng buộc này được dứt bỏ là thân kiến, hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm.

Do Đạo Nhất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển.

Do Đạo Bất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế.

Do Đạo A-la-hán, năm sự ràng buộc này được dứt bỏ là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ba ngủ ngầm này được chấm dứt là ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Sự chuyên nhất và sự không tản mạn của tâm do tác động của sự không sân độc là định. Sự chuyên nhất và sự không tản mạn của tâm do tác động của sự nghĩ tưởng về ánh sáng là định. ...(như trên)... Sự chuyên nhất và sự không tản mạn của tâm do tác động của hơi thở vào có sự quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra có sự quán xét về từ bỏ là định. Liên quan đến các pháp được sanh lên ở định ấy, với ý nghĩa của sự quán xét về vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về vô ngã là minh sát. Như thế là chỉ tịnh trước, minh sát sau. Vì thế được gọi là "Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: sự tu tập các pháp đã được sanh lên tại nơi ấy với sự không vượt trội là yếu lý, sự tu tập các quyền với nhất vị là yếu lý, sự tu tập với việc khởi động sự tinh tấn (thích hợp) nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn là yếu lý, sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào?

Chánh kiến với sự nhận thức là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Chánh tư duy với sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. ...(như trên)... Chánh định với sự không tản mạn là yếu lý, là đạo lộ được hình thành. Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.

Vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy: Rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy rèn luyện. Trong khi nhận biết, vị ấy rèn luyện. ...(như trên)... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy rèn luyện. Rèn luyện là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập: Tu tập là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy tu tập. Trong khi nhận biết, vị ấy tu tập. ...(như trên)... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy tu tập. Tu tập là (có ý nghĩa) như thế.

Làm cho sung mãn: Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) thế nào?

Trong khi hướng tâm, vị ấy làm cho sung mãn. Trong khi nhận biết, vị ấy làm cho sung mãn. ...(như trên)... Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy làm cho sung mãn. Làm cho sung mãn là (có ý nghĩa) như thế.

Khi vị ấy đang rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt (đối với vị ấy): Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) thế nào?

Do Đạo Nhập Lưu, ba sự ràng buộc này được dứt bỏ là thân kiến, hoài nghi, sự cố chấp vào giới và nghi thức, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm.

Do Đạo Nhất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục, sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển.

Do Đạo Bất Lai, hai sự ràng buộc này được dứt bỏ là sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, hai ngủ ngầm này được chấm dứt là ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế.

Do Đạo A-la-hán, năm sự ràng buộc này được dứt bỏ là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ba ngủ ngầm này được chấm dứt là ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập minh sát có chỉ tịnh đi trước là (có ý nghĩa) như thế.

*

Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước là (có ý nghĩa) thế nào?

Với ý nghĩa của sự quán xét về vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét về vô ngã là minh sát. Do Niết Bàn là đối tượng của các pháp được sanh lên ở minh sát ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được gọi là "Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Với ý nghĩa của sự quán xét sắc là vô thường là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét sắc là khổ não là minh sát, với ý nghĩa của sự quán xét sắc là vô ngã là minh sát. Do Niết Bàn là đối tượng của các pháp được sanh lên ở minh sát ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được gọi là "Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Với ý nghĩa của sự quán xét thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... lão tử là vô thường là minh sát, ...(như trên)... lão tử là khổ não ...(như trên)... lão tử là vô ngã là minh sát. Do Niết Bàn là đối tượng của các pháp được sanh lên ở minh sát ấy, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định. Như thế là minh sát trước, chỉ tịnh sau. Vì thế được gọi là "Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập chỉ tịnh có minh sát đi trước là (có ý nghĩa) như thế.

*

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung là (có ý nghĩa) thế nào?

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo 16 biểu hiện: theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng), theo ý nghĩa của hành xứ, theo ý nghĩa dứt bỏ, theo ý nghĩa buông bỏ, theo ý nghĩa thoát ra, theo ý nghĩa ly khai, theo ý nghĩa an tịnh, theo ý nghĩa cao quý, theo ý nghĩa được giải thoát, theo ý nghĩa của vô lậu, theo ý nghĩa vượt qua, theo ý nghĩa của vô tướng, theo ý nghĩa của vô nguyện, theo ý nghĩa của không tánh, theo ý nghĩa của nhất vị, theo ý nghĩa không vượt trội, theo ý nghĩa kết hợp chung.

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là cảnh (đối tượng). Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là cảnh (đối tượng). Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng)."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)...

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của cảnh (đối tượng) là (có ý nghĩa) như thế.

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của hành xứ là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của hành xứ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của hành xứ."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa dứt bỏ là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang dứt bỏ) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang dứt bỏ) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa dứt bỏ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa dứt bỏ."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa buông bỏ là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang buông bỏ các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang buông bỏ) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang buông bỏ các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang buông bỏ) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa buông bỏ là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa buông bỏ."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa thoát ra là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang thoát ra khỏi các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang thoát ra khỏi) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang thoát ra khỏi các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang thoát ra khỏi) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa thoát ra là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa thoát ra."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa ly khai là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang ly khai khỏi các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang ly khai khỏi) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang ly khai khỏi các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang ly khai khỏi) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa ly khai là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa ly khai."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa an tịnh là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, an tịnh, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là an tịnh có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của an tịnh là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa an tịnh."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa cao quý là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, cao quý, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là cao quý có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của cao quý là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa cao quý."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa được giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, được giải thoát khỏi dục lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là được giải thoát khỏi các vô minh lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, sự ly tham ái khỏi các tham ái là sự giải thoát của tâm, sự ly tham ái khỏi vô minh là sự giải thoát của tuệ, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của được giải thoát là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa được giải thoát."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô lậu là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định, vô lậu đối với dục lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là vô lậu đối với vô minh lậu, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của vô lậu là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô lậu."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vượt qua là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang vượt qua các phiền não đồng sanh với phóng dật vả (đang vượt qua) các uẩn, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang vượt qua các phiền não đồng sanh với vô minh và (đang vượt qua) các uẩn, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa vượt qua là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa vượt qua."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô tướng là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định vô tướng đối với tất cả các hiện tướng, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là vô tướng đối với tất cả các hiện tướng, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của vô tướng là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô tướng."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô nguyện là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định vô nguyện đối với tất cả các nguyện ước, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là vô nguyện đối với tất cả các nguyện ước, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của vô nguyện là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của vô nguyện."

Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của không tánh là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang dứt bỏ phóng dật, trạng thái chuyên nhất không tán loạn của tâm là định không tánh đối với tất cả các cố chấp, có sự diệt tận là hành xứ. Đối với vị đang dứt bỏ vô minh, minh sát theo ý nghĩa của sự quán xét là không tánh đối với tất cả các cố chấp, có sự diệt tận là hành xứ. Như thế, chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của không tánh là có nhất vị, được kết hợp chung, không vượt trội lẫn nhau. Vì thế, được nói rằng: "Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của không tánh."

Tu tập: Có bốn sự tu tập: ...(như trên)... sự tu tập với sự rèn luyện là yếu lý.

Đạo lộ được hình thành: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế.

Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo ý nghĩa của không tánh là (có ý nghĩa) như thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung theo 16 biểu hiện là (có ý nghĩa) thế. Tu tập chỉ tịnh và minh sát kết hợp chung là (có ý nghĩa) thế.

*

Tâm của vị tỳ khưu bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đang tác ý vô thường, có ánh sáng sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến ánh sáng rằng: "Ánh sáng là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy."

Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với vị đang tác ý vô thường, có trí sanh lên, có hỷ sanh lên, có tịnh sanh lên, có lạc sanh lên, có sự cương quyết sanh lên, có sự ra sức sanh lên, có sự thiết lập sanh lên, có xả sanh lên, có ước muốn sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ước muốn rằng: "Ước muốn là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy: Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với vị đang tác ý khổ não, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý vô ngã, có ánh sáng sanh lên, ...(như trên)... có trí sanh lên, có hỷ sanh lên, có tịnh sanh lên, có lạc sanh lên, có sự cương quyết sanh lên, có sự ra sức sanh lên, có sự thiết lập sanh lên, có xả sanh lên, có ước muốn sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ước muốn rằng: "Ước muốn là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về sự thiết lập là vô ngã, về sự thiết lập là vô thường, về sự thiết lập là khổ não. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. ...(như trên)... Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Đối với vị đang tác ý sắc là vô thường ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý sắc là khổ não, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý sắc là vô ngã, ...(như trên)... thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức ...(như trên)... mắt ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý lão tử là vô thường, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý lão tử là khổ não, ...(như trên)... Đối với vị đang tác ý lão tử là vô ngã, có ánh sáng sanh lên, ...(như trên)... có trí sanh lên, có hỷ sanh lên, có tịnh sanh lên, có lạc sanh lên, có sự cương quyết sanh lên, có sự ra sức sanh lên, có sự thiết lập sanh lên, có xả sanh lên, có ước muốn sanh lên. (Hành giả) hướng tâm đến sự ước muốn rằng: "Ước muốn là pháp." Sự tản mạn do việc ấy là phóng dật. Do sự phóng dật ấy, (hành giả), có tâm bị khuấy động, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là vô thường, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là khổ não, không nhận biết đúng theo thực thể về lão tử có sự thiết lập là vô ngã. Vì thế, được nói rằng: "Tâm bị khuấy động bởi sự phóng dật đối với các pháp. Lúc tâm ấy trụ lại, tập trung lại, được chuyên nhất, được định ở chính nội phần, lúc ấy là thời điểm. Đạo lộ được hình thành cho vị ấy."

Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) thế nào? ...(như trên)... Đạo lộ được hình thành là (có ý nghĩa) như thế. Các sự ràng buộc được dứt bỏ, các ngủ ngầm được chấm dứt là (có ý nghĩa) như thế.

Rung động về ánh sáng,
về tuệ, và về hỷ,
về tịnh, và về lạc,
bởi chúng tâm xao động,
rung động về cương quyết,
ra sức, và thiết lập,
do hướng tâm đến xả,
và ước muốn về xả.

Vị nào huân tập tuệ
về mười trường hợp này
biết phóng dật do pháp
không sa vào lầm lẫn.

Bị tản mạn, ô nhiễm,
tu tập tâm đình chỉ;
tản mạn, không ô nhiễm,
tu tập bị thối thất;
tản mạn, không ô nhiễm,
tu tập không thối thất;
và khi không tản mạn
tâm không bị ô nhiễm
tu tâm không đình chỉ.

Với bốn trường hợp này,
hiểu rõ mười trường hợp
thâu hẹp và khuấy động
vì tản mạn của tâm.

Phần Giảng về sự Kết Hợp Chung.

(Tỳ khưu Indacanda trích dịch, 04-2006)

-ooOoo-

 

 PHỤ ĐÍNH

Bài giảng trên do Tỳ khưu Indacanda trích dịch từ tập Vô Ngại Giải Đạo thuộc Tiểu Bộ, giải thích về bốn đạo lộ đưa đến giác ngộ mà ngài Trưởng Lão Ananda đã trình bày cho các vị tỳ khưu trong một bài kinh ghi lại trong Tăng Chi, chương Bốn Pháp. Đây là một bài giảng quan trọng về pháp hành thiền an chỉ và minh quán (samatha và vipassana), nhất là cho thiền sinh chúng ta, để có được một nhận định đúng đắn và nghiêm túc về hai pháp hành thiền nầy của Đức Phật.

Dưới đây là bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu và bản dịch Anh ngữ của Tỳ khưu Thanissaro của bài kinh. -- (Bình Anson)

*

Tăng Chi IV.170

Gắn Liền Cột Chặt

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Một thời, Tôn giả Ananda sống ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Tại đấy, Tôn giả Ananda gọi các Tỳ-khưu:

- Thưa các Hiền giả Tỳ-khưu.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Tôn giả. Tôn giả Ananda nói như sau:

- Tỳ-khưu hay Tỳ-khưu-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này. Thế nào là bốn?

1) Ở đây, này chư Hiền, Tỳ-khưu tu tập quán, có chỉ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

2) Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỳ-khưu tu tập chỉ, có quán đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

3) Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-khưu tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

4) Lại nữa, này chư Hiền, Tỳ-khưu với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt. 

Này chư Hiền, Tỳ-khưu hay Tỳ-khưu-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

-ooOoo-

AN IV.170

Yuganaddha Sutta
In Tandem

Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

On one occasion Ven. Ananda was staying in Kosambi, at Ghosita's monastery. There he addressed the monks, "Friends!"

"Yes, friend," the monks responded.

Ven. Ananda said: "Friends, whoever -- monk or nun -- declares the attainment of arahantship in my presence, they all do it by means of one or another of four paths. Which four?

1) "There is the case where a monk has developed insight preceded by tranquillity. As he develops insight preceded by tranquillity, the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

2) "Then there is the case where a monk has developed tranquillity preceded by insight. As he develops tranquillity preceded by insight, the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

3) "Then there is the case where a monk has developed tranquillity in tandem with insight. As he develops tranquillity in tandem with insight, the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

4) "Then there is the case where a monk's mind has its restlessness concerning the Dhamma [Comm: the corruptions of insight] well under control. There comes a time when his mind grows steady inwardly, settles down, and becomes unified & concentrated. In him the path is born. He follows that path, develops it, pursues it. As he follows the path, developing it & pursuing it -- his fetters are abandoned, his obsessions destroyed.

"Whoever -- monk or nun -- declares the attainment of arahantship in my presence, they all do it by means of one or another of these four paths."

* * *


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 03-05-2006