BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
THIỀN
ĐỊNH - MỘT PHÉP TUYỆT ẨN CHO SỰ GIÁC NGỘThiện Lợi
Dịch từ EMBRACING HEAVEN AND EARTH - Andrew Cohen
Khi hành giả ngồi thiền,
điều quan trọng nhất là nội tâm phải
tỉnh lặng, không để dao động. Trạng thái thư
giản là việc trước tiên, thả lõng và thoát mọi căng
thẳng của đầu óc. Nhưng hành giả cũng phải chú tâm tĩnh giác,
không được tập trung suy nghĩ về bất kỳ điều
gì. Tâm hành giả phải tuyệt đối trở nên
rỗng lặng, mênh mông. Trạng thái tĩnh lặng là một ẩn dụ cho tiến trình giác ngộ. Hành giả một khi nhận thức được mục đích của giải thoát thì tâm họ không bao giờ dao động và lạc hướng. Dù vậy, họ vẫn có thể hòa nhập cuộc sống, đi đứng, giao tiếp như bao người khác mà tâm ý không hề bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao tôi nói sự tĩnh lặng lại có một vai trò quan trọng. Thư giản trọn vẹn và sự thoát ly mọi căng thẳng trói buộc trong thực tại là bước khởi đầu cho sự biến đổi phi thường của tâm linh. Quá trình này cho thấy không chỉ đơn thuần là đạt được trạng thái hỷ lạc mà còn là một nền tảng của sự giác ngộ. Mặc cho tư duy bất chợt hiện khởi hoặc tan biến; mặc cho những cảm giác hiện ẩn hiện vô chừng; thậm chí cả niềm hỷ lạc tràn ngập, nhưng điều duy nhất tâm hành giả có được là sự an nhiên và tràn đầy tịch tĩnh. Có người thông qua thiền định thì cho rằng thân và tâm chỉ cần phối hợp không dao động là được. Nhưng ý nghĩa uyên áo của nó tôi muốn nói đây đặc biệt sâu rộng hơn. Có nghĩa là chúng không vượt ngoài bản tâm này mà ra. Bước vào đạo lộ này sớm hay muộn chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm xả ly cái mong cầu và ham muốn của tự thân. Chính là khi chúng ta khám phá được nội tại chân thật của chúng ta là gì; cũng là lúc chúng ta chìm sâu trong dòng tâm thức. Giống như một người đang rơi vào một hang núi lửa, rơi, rơi mãi và cứ thế lún sâu đến đỗi họ đã quên đi chính mình đang bị rơi. Khi điều này diễn ra hành giả cảm thấy nơi tâm sự sung mãn không thể diễn tả, bởi vì người ấy hiểu rằng mình tuyệt đối không hề thiếu mặt điều gì. Cách duy nhất để hiểu được sự giác ngộ là gì, là chính bạn phải kinh qua một quá trình bí ẩn vượt ngoài tưởng tượng; một sự uyên thâm bất khả tư lường. Trong cảnh giới đó bạn sẽ trực nhận ra tất cả những ham muốn đều được chấm dứt. Trong trạng thái ly dục đó, chúng ta đạt được sự an tịnh hoàn hảo mà thử thách lớn nhất để đánh đổi không đơn thuần là việc tránh xa ham muốn mà thôi. Sự không dao động, đây mơí là điều tôi muốn nói. Tiến trình tránh xa được diễn ra theo những dạng thức khác nhau. Dưới dạng thức này, chúng ta cho rằng vẫn còn vài điều bất ổn đang hiện diện đang nắm bắt chúng ta. Vì vậy chúng ta từ thiền định để đi tìm một giải pháp thích hợp hơn, và trong bước chân truy cầu ấy chúng ta như thể chẳng hề biết mình đang ở đâu. Nếu như chúng ta dám kháng lại sự thúc giục đi tìm một điều gì đó thì chúng ta chẳng bao giờ rời khỏi trạng thái ly dục, nơi mà trước đó chúng ta phát hiện rằng: "Cái này trổi dậy ta cần phải đương đầu". Khi sự quan sát nội tâm càng lúc càng thâm sâu, chúng ta càng thấy được sự khao khát từ bỏ này; cũng như nhận rõ rằng chính nó đang có mặt thôi thúc chúng ta. Ở đây chúng ta sẽ bắt gặp một khác biệt đối lập giữa sự thúc giục và sự an tịnh đạt được từ ly dục. Như vậy một cách vô thức hay tiềm thức hoặc cả ý thức, thì chúng ta vẫn đang muốn vứt mình ra khỏi cảnh giới an tịnh đó. Đi đâu? Đi đến nơi nào mà chúng ta hiện hữu. Vậy, nếu chúng ta muốn kinh qua thiền định và muốn biết xem điều gì giải đáp cho mọi nghi vấn (ngoài những điều vượt sự hiểu biết) thì chúng ta phải học tập để cưỡng lại những cám dỗ làm cho tâm buông lung. Thử thách đáng giá này dành cho những ai muốn được thông suốt nhiều hơn nữa để khỏi phải trải qua huyễn tưởng đó (đây là một bước đột phá lạ thường có ngay trong tự tâm chúng ta) tuy nhiên hành giả cần phải đối đầu thật anh dũng, liên tục chống lại những thứ cám dỗ hằng có mặt thôi thúc chúng ta rời bỏ một sự thực toàn chân. Trừ phi chúng ta có thể thành công tách mình ra khỏi cái được coi là động lực thôi thúc tránh xa (gọi là lòng khao khát được có và được trở thành) bằng không chúng ta sẽ không đủ khả năng thâm nhập một quá trình uyên thâm, sau đây tôi sẽ trình bày rõ hơn. Đúng thế một cuộc sống thể hiện chân giải thoát là một cuộc sống mà trong đó chúng ta phải trải qua sự thâm nhập nội tại, sự tĩnh lặng và trạng thái sung mãn không lường không chỉ vài lần mà chúng ta còn phải duy trì điều đó một cách lâu dài nữa. Trừ phi khi nào chúng ta tự chuyển biến nội tại, sẳn sàng tiến sâu đến một con đường đầy tự tin hơn và không sợ hãi. Ngược lại thì khả năng biến đổi triệt để ấy trên thực tế đang diễn ra rất nhỏ. Chính do tự ngã (một phần trong chúng ta đang tồn tại cách biệt) lại cho rằng việc không dao động nội tâm là biểu lộ sự tan rã và kết thúc. Bạn hiểu đấy, khả năng tâm không dao động chính nó đã hướng chúng ta đến một nơi đầy vi diệu và sâu sắc, nơi mà chúng ta có mặt trước khi chúng ta sinh ra, trước sự hình thành của tạo vật. Nhìn chung toàn bộ quan điểm về thiền đều phải tiến qua giai đoạn này và biết đến một điều hết sức kỳ diệu mà tự thân nó có mặt khi chúng ta tạo bước đột phá diệt bỏ tất cả những gì do tự ngã sinh ra, như bảo rằng: "Tạo vật đi trước nhân loại" rõ ràng là một ám chỉ nghịch lý. Những ai thấu hiểu được nghịch lý này xem như đã thành tựu được một trạng thái hoàn toàn tịch tĩnh, dù chỉ tạm thời nhưng chỉ ít chúng ta cũng hiểu thế nào là một hữu tình hốt nhiên liễu ngộ. Một khi thiền định thâm sâu, cái mà chúng ta có được trong thiền định hoàn toàn không phải do tạo hóa. Nhận thức này chứng tỏ tiềm lực giác ngộ của chúng ta tự thân hiển lộ. Nhưng khi chúng ta còn nhận thấy chính mình là cái duy nhất được tạo ra và còn thấy mình duy nhất nằm trong trạng thái phát sinh liên tục ấy thì chúng ta vẫn bị vô thức lôi kéo trong vô hạn của lộ trình tâm. Nếu mà chúng ta vẫn chưa chấm dứt trạng thái ấy thì chúng ta phải còn nổ lực và đấu tranh một cách không ngưng nghỉ. Mặc khác, nếu chúng ta nhận thức được chính mình không phải do tạo hóa thì chặng đường dài của sự phấn đấu được xem như kết thúc; cũng chính là viễn cảnh của chúng ta có chiều hướng thay đổi hoàn hảo hơn, và khoảnh khắc nó sẽ trở thành rỗng lặng và vô cùng thâm uyên. Cuộc biến đổi căn nguyên này là tiến trình của giác ngộ, xảy ra khi và chỉ khi chúng ta có một nhận thức độc đáo về chính mình rằng: "Sự sáng tạo này hoàn toàn không phải do tạo hóa" cũng như hoàn toàn không rời khỏi sự nhận thức, một sự nhận thức cái gọi là kiến tánh không phải do tạo hóa sinh ra mà chính nó là sự thoát ly mọi ràng buộc của thế gian này. * Thiền định chính là cánh cửa, mà hành giả là một thể nghiệm, có thể trực tiếp từng bước một đạt được một giải thoát toàn chân. Con đường mà nó vận hành thực sự không phải là phức tạp. Chính sự nhận thức và khám phá nội tại thường hằng này (do chúng ta từ bỏ mọi cám dỗ lôi kéo) sẽ giải thoát những ai luôn luôn chấp vào tự ngã của mình. Từ đó, suối nguồn tỉnh thức trong suốt ấy sẽ tuôn chảy mãi và tạo ra cho chúng ta nhận chân bản lai diện mục của chính mình, của cuộc đời - một suối nguồn từ bi, bất khả thuyết, bất khả tư lường. Lòng yêu thương vạn vật này chẳng có gì diễn tả được. Và phải hiểu rằng chỉ có những nỗ lực phi thường liên tục mới đánh đổi được cái chân tướng vĩ đại này. Thiện Lợi -ooOoo- |
Source: http://www.phathocthuongthuc.com
[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 29-09-2004