BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Niệm ân đức Tam Bảo

Bình Anson


 Lưu ý: Đọc với phông chữ VU-Times (Viet-Pali Unicode)

-ooOoo-

Hằng ngày, vào buổi sáng sớm và buổi tối, các Phật tử trong truyền thống Nam tông thường tụng các bài kinh văn căn bản, trong đó, có bài tụng về các ân đức Tam Bảo, Phật-Pháp-Tăng. Ở đây, xin mạo muội trình bày sơ lược về ý nghĩa các lời tán dương Tam Bảo đó, dựa theo một tập sách dạy Pāli của Tỳ-khưu Nguyệt Thiên Indacanda.

*

Bắt đầu mỗi buổi lễ, chúng ta thường nghe tụng câu:

Namo tassa bhagavato arahato sammā sambuddhassa

Trong đó,

Namo tassa: Xin cung kính đến vị ấy.
bhagavato: đức Thế Tôn, đức Phá-ga-va.
arahato: bậc A-la-hán, Ứng Cúng.
sammā sambuddhassa: đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, Bậc Tự Giác Ngộ hoàn toàn, không ai chỉ dạy.

Nghĩa toàn câu: "Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn (Phá-ga-va), bậc A-la-hán (Ứng Cúng), đấng Chánh Biến Tri".

*

Tiếp theo, là các câu tụng về ân đức Tam Bảo như sau:

1) Ân đức Phật Bảo:

Itipi so Bhagavā Araham Sammāsambuddho Vijjācaranasampanno Sugato Lokavidū Anuttaro Purisadammasārathi Satthā devamanussānam Buddho Bhagavāti

Trong đó,

Itipi so: Thật vậy, vị ấy là ...
Bhagavā: đức Thế Tôn.
Araham: người không còn ô nhiễm, bậc A-la-hán, bậc Ứng Cúng.
Sammāsambuddho: đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, Bậc Tự Giác Ngộ hoàn toàn, không ai chỉ dạy.
Vijjācaranasampanno: Minh Hạnh Túc, người có trí tuệ và đức hạnh thành tựu một cách trọn vẹn.
Sugato: bậc Thiện Thệ, vị đã ra đi một cách trọn vẹn, đã Niết-bàn.
Lokavidū: người hiểu biết rõ ràng về thế gian, Thế Gian Giải.
Anuttaro: không gì hơn được, Vô Thượng Sĩ.
Purisadammasārathi: người có khả năng điều khiển, huấn luyện kẻ khác, Ðiều Ngự Trượng Phu.
Satthā devamanussānam: vị thầy của chư thiên và loài người, Thiên Nhân Sư.
Buddho: bậc đã giác ngộ, đức Phật.
Bhagavā: Đức Thế Tôn.

Nghĩa toàn câu: "Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn."

Đây là đoạn văn rất thường gặp trong các bài kinh thuộc Đại Tạng Kinh do ngài Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ. Đó cũng là 10 Danh hiệu của Đức Phật. Tuy nhiên, trong một vài kinh sách, chúng ta chỉ thấy đề cập đến 9 danh hiệu, đó là vì 2 danh hiệu Vô Thượng SĩÐiều Ngự Trượng Phu đôi khi được gộp chung thành một, như có giải thích trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, của ngài Phật Âm.

Ngoài ra, trong nhiều kinh sách Bắc tông, có thấy thêm vào danh hiệu Như Lai, tạo ra 11 danh hiệu. Để có được con số 10 danh hiệu, có sách gộp chung Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu thành một, hay gộp chung PhậtThế Tôn thành một danh hiệu.

Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:

Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng
Chánh Biến Tri, Minh Hạnh đủ đầy
Ðức ân Thiện Thệ cao dày
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân
Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu
Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh
Thiên Nhân Sư đấng cha lành
Phật Ðà toàn giác, Thế Tôn trong đời

*

2) Ân đức Pháp Bảo:

Svākkhāto bhagavato dhammo sanditthiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattam veditabbo viññūhīti

Trong đó,

Svākkhāto: đã khéo được thuyết giảng.
bhagavato: của đức Thế Tôn.
dhammo: giáo pháp.
Svākkhāto bhagavato dhammo: Pháp của đức Thế Tôn đã khéo được thuyết giảng
sanditthiko: hoàn toàn hiển nhiên, được thấy rõ ràng.
akāliko: không đợi thời gian, không bị chi phối bởi thời gian.
ehipassiko: hãy đến và hãy thấy, mời đến để thấy.
opanayiko: có khả năng hướng thượng, dẫn dắt về hướng thượng (Niết-bàn).
paccattam: tự cá nhân, riêng rẽ.
veditabbo: nên được hiểu biết.
viññūhī: bởi các bậc trí tuệ.

Nghĩa toàn câu: "Pháp của đức Thế Tôn đã khéo được thuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, không bị chi phối bởi thời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng (Niết-bàn), và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí tuệ."

Trong các bộ kinh Nikāya, Hòa thượng Minh Châu dịch là "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."

Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:

Pháp vi diệu, cha lành khéo dạy
Lìa danh ngôn, giác ngộ hiện tiền
Vượt thời gian, chứng vô biên
Sát na đại ngộ, hoát nhiên liễu tường
Ðạo vô thượng, đến rồi thấy rõ
Hướng thượng tâm, thoát ngõ vọng trần
Trí nhân tự ngộ giả chân
Diệu thường tịnh lạc, Pháp ân nhiệm mầu

*

3) Ân đức Tăng Bảo:

Supatipanno bhagavato sāvakasangho
ujupatipanno bhagavato sāvakasangho
ñāyapatipanno bhagavato sāvakasangho
sāmīcipatipanno bhagavato sāvakasangho
yadidam cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā
esa bhagavato sāvakasangho
āhuneyyo pāhuneyyo dakkhineyyo a
ñjalikaranīyo
anuttaram pu
ññakkhettam lokassāti

Trong đó,

Supatipanno: đã tu hành tốt đẹp trong thiện đạo (thiện hạnh)
bhagavato: của đức Thế Tôn.
sāvakasangho: Tăng chúng đệ tử.
bhagavato sāvakasangho: Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn.
ujupatipanno: đã tu hành trong trực đạo (trực hạnh)
ñāyapatipanno: đã tu hành trong chân đạo (như lý hạnh).
sāmīcipatipanno: đã tu hành trong chánh đạo (chân chánh hạnh).
yadidam: điều trên có nghĩa là thế này.
cattāri: bốn (số đếm).
purisayugāni: (bốn) cặp / đôi hạng người: Đạo quả Dự Lưu, Đạo quả Nhất lai, Đạo quả Bất lai, Đạo quả A-la-hán (Đạo và Quả tính chung thành một đôi).
atthapurisapuggalā: tám hạng người, nếu tính đơn, đó là Đạo và Quả tách rời ra.
esa: nhóm người ấy, nhóm người đã nói ở trên.
bhagavato: của đức Thế Tôn.
sāvakasangho: Tăng chúng đệ tử.
āhuneyyo: đáng được cung kính.
pāhuneyyo: đáng được thân cận.
dakkhineyyo: đáng được cúng dường.
añjalikaranīyo: đáng được chắp tay, đáng được lễ bái.
anuttaram: không gì hơn được, vô thượng.
puññakkhettam: nơi để gieo nhân phước báu, phước điền.
lokassā: của thế gian.

Nghĩa toàn câu: Trong các bộ kinh Nikāya, Hòa thượng Minh Châu dịch là "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như lý hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chân Chánh hạnh; tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được thân cận, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay chào, là phước điền vô thượng ở trên đời."

Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:

Bậc diệu hạnh, thinh văn Thích Tử
Bậc trực hạnh, pháp lữ thiền gia
Bậc như lý hạnh, Tăng Già
Bậc chơn chánh hạnh, dưới toà Thế Tôn
Thành đạo quả bốn đôi, tám chúng
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm
Cung nghinh kính lễ một niềm
Thánh chúng vô thượng, phước điền thế gian

*

Trì tụng, ghi nhớ và thông hiểu rõ ràng 3 câu tụng trên là một pháp hành căn bản nhưng rất quan trọng. Khi thông hiểu ý nghĩa, chúng ta tăng trưởng niềm tín thành nơi Tam Bảo. Khi ghi nhớ và trì tụng đều đặn, thường xuyên, chúng ta dưỡng nuôi sự định tâm.

Trong Tương Ưng Bộ 11.3, kinh Đầu Lá Cờ, Đức Phật khuyên các vị Tỳ-khưu khi hành thiền, sống độc cư trong rừng vắng, nên thường xuyên tụng niệm và quán tưởng đến ân đức Tam Bảo qua các câu trên để giúp các vị ấy có thêm tự tin, không còn lo âu, sợ hãi. Ngài tóm tắt trong câu kệ:

"Này các vị Tỳ-khưu,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.

Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
V
à cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.

Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
L
à phước điền vô thượng.

Vậy n
ày các Tỳ-khưu,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ h
ãi hay hoảng hốt,
Không bao giờ khởi lên".

Đức Phật cũng khuyên hàng đệ tử cư sĩ có những tùy niệm tương tự như thế. Trong Tăng Chi Bộ 11.12, Ngài dạy vị cư sĩ Đại Danh (Mahānāma) về 6 tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí (Bố thí), và niệm chư Thiên. Về niệm Phật-Pháp-Tăng, Ngài nói:

--"Này Mahānāma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng), tâm của vị ấy không bị tham ám ảnh, không bị sân ám ảnh, không bị si ám ảnh. Tâm của vị ấy được chánh trực nhờ duyên Tam Bảo. Vị Thánh đệ tử ấy, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahānāma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập tùy niệm Tam Bảo".

Trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, ngài Phật Âm (Buddhaghosa) nói đến các lợi ích của pháp niệm ân đức Tam Bảo như sau:

-- "Khi vị hành giả chú tâm đến việc suy niệm đấng Giác Ngộ như vậy, suy niệm Chánh Pháp như vậy, suy niệm chư Thánh Tăng như vậy, vị ấy có lòng tôn kính đức Phật, tôn kính Giáo Pháp của Ngài, tôn kính chư Thánh Tăng đệ tử của Ngài. Vị ấy đạt đến sự viên mãn về đức tin, chánh niệm, trí tuệ và công đức. Vị ấy có nhiều hạnh phúc và an lạc, nhiếp phục được sự sợ hãi khủng bố, và có khả năng kham nhẫn, chịu đựng các khổ đau. Vị ấy có cảm giác như mình đang sống trước mặt đấng Đạo sư, đang sống trong Chánh Pháp, đang sống với các bậc Thánh Tăng. Trong khi an trú suy niệm những đức tính đặc biệt của Tam Bảo, thân thể của vị hành giả ấy trở thành một nơi đáng tôn trọng như một đền thờ. Tâm vị ấy hướng về chư Phật, hướng về Pháp vô thượng, hướng về chư Thánh Tăng. Hành giả ấy cảm thấy hổ thẹn và e sợ (tàm và quý) trước các ác pháp, và như thế giúp vị ấy không phạm giới. Nếu vị ấy không chứng đạt được quả vị cao thượng trong kiếp này, thì ít nhất, vị ấy cũng sẽ tái sinh vào một cảnh giới an lạc sau khi chết".

* * *

Đa số Phật tử Việt Nam chúng ta, thường không quen thuộc với các bài kinh tụng trong truyền thống Phật giáo Nam tông, có lẽ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn khi bắt đầu tụng niệm các câu ân đức Tam Bảo trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu có dịp gần gũi với chư Tăng Nam tông và các cộng đồng Phật tử trong vùng Nam Á và Đông Nam Á như: Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, Miến Điện và Tích Lan, và nếu chúng ta thường xuyên tham dự các khóa tu thiền, dần dần, chúng ta sẽ quen nghe các câu tụng căn bản đó. Các bài tụng nầy đã được thu âm và quảng bá rộng rãi trên các trang web Phật Giáo của mạng Internet, qua các băng audio-cassette và đĩa CD; và điều đó sẽ giúp chúng ta học thuộc và tụng đọc dễ dàng hơn, nếu có quyết tâm học tập.

Qua kinh nghiệm bản thân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, một khi chúng ta thông hiểu ý nghĩa và trì tụng ân đức Tam Bảo thuần thục đều đặn mỗi ngày, chúng ta sẽ thấy được nhiều lợi lạc do pháp hành tùy niệm đó mang đến cho sự hành thiền và làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của mình, như Đức Phật đã thường khuyên dạy cho hàng đệ tử, khi Ngài còn tại thế.

Bình Anson,
Perth, Tây Úc, tháng 9-2004

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 02-09-2004

Binh Anson - Niem An Duc Tam Bao
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Niệm ân đức Tam Bảo

Bình Anson


 Lưu ý: Đọc với phông chữ VU-Times (Viet-Pali Unicode)

-ooOoo-

Hằng ngày, vào buổi sáng sớm và buổi tối, các Phật tử trong truyền thống Nam tông thường tụng các bài kinh văn căn bản, trong đó, có bài tụng về các ân đức Tam Bảo, Phật-Pháp-Tăng. Ở đây, xin mạo muội trình bày sơ lược về ý nghĩa các lời tán dương Tam Bảo đó, dựa theo một tập sách dạy Pāli của Tỳ-khưu Nguyệt Thiên Indacanda.

*

Bắt đầu mỗi buổi lễ, chúng ta thường nghe tụng câu:

Namo tassa bhagavato arahato sammā sambuddhassa

Trong đó,

Namo tassa: Xin cung kính đến vị ấy.
bhagavato: đức Thế Tôn, đức Phá-ga-va.
arahato: bậc A-la-hán, Ứng Cúng.
sammā sambuddhassa: đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, Bậc Tự Giác Ngộ hoàn toàn, không ai chỉ dạy.

Nghĩa toàn câu: "Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn (Phá-ga-va), bậc A-la-hán (Ứng Cúng), đấng Chánh Biến Tri".

*

Tiếp theo, là các câu tụng về ân đức Tam Bảo như sau:

1) Ân đức Phật Bảo:

Itipi so Bhagavā Araham Sammāsambuddho Vijjācaranasampanno Sugato Lokavidū Anuttaro Purisadammasārathi Satthā devamanussānam Buddho Bhagavāti

Trong đó,

Itipi so: Thật vậy, vị ấy là ...
Bhagavā: đức Thế Tôn.
Araham: người không còn ô nhiễm, bậc A-la-hán, bậc Ứng Cúng.
Sammāsambuddho: đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, Bậc Tự Giác Ngộ hoàn toàn, không ai chỉ dạy.
Vijjācaranasampanno: Minh Hạnh Túc, người có trí tuệ và đức hạnh thành tựu một cách trọn vẹn.
Sugato: bậc Thiện Thệ, vị đã ra đi một cách trọn vẹn, đã Niết-bàn.
Lokavidū: người hiểu biết rõ ràng về thế gian, Thế Gian Giải.
Anuttaro: không gì hơn được, Vô Thượng Sĩ.
Purisadammasārathi: người có khả năng điều khiển, huấn luyện kẻ khác, Ðiều Ngự Trượng Phu.
Satthā devamanussānam: vị thầy của chư thiên và loài người, Thiên Nhân Sư.
Buddho: bậc đã giác ngộ, đức Phật.
Bhagavā: Đức Thế Tôn.

Nghĩa toàn câu: "Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn."

Đây là đoạn văn rất thường gặp trong các bài kinh thuộc Đại Tạng Kinh do ngài Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ. Đó cũng là 10 Danh hiệu của Đức Phật. Tuy nhiên, trong một vài kinh sách, chúng ta chỉ thấy đề cập đến 9 danh hiệu, đó là vì 2 danh hiệu Vô Thượng SĩÐiều Ngự Trượng Phu đôi khi được gộp chung thành một, như có giải thích trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, của ngài Phật Âm.

Ngoài ra, trong nhiều kinh sách Bắc tông, có thấy thêm vào danh hiệu Như Lai, tạo ra 11 danh hiệu. Để có được con số 10 danh hiệu, có sách gộp chung Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu thành một, hay gộp chung PhậtThế Tôn thành một danh hiệu.

Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:

Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng
Chánh Biến Tri, Minh Hạnh đủ đầy
Ðức ân Thiện Thệ cao dày
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân
Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu
Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh
Thiên Nhân Sư đấng cha lành
Phật Ðà toàn giác, Thế Tôn trong đời

*

2) Ân đức Pháp Bảo:

Svākkhāto bhagavato dhammo sanditthiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattam veditabbo viññūhīti

Trong đó,

Svākkhāto: đã khéo được thuyết giảng.
bhagavato: của đức Thế Tôn.
dhammo: giáo pháp.
Svākkhāto bhagavato dhammo: Pháp của đức Thế Tôn đã khéo được thuyết giảng
sanditthiko: hoàn toàn hiển nhiên, được thấy rõ ràng.
akāliko: không đợi thời gian, không bị chi phối bởi thời gian.
ehipassiko: hãy đến và hãy thấy, mời đến để thấy.
opanayiko: có khả năng hướng thượng, dẫn dắt về hướng thượng (Niết-bàn).
paccattam: tự cá nhân, riêng rẽ.
veditabbo: nên được hiểu biết.
viññūhī: bởi các bậc trí tuệ.

Nghĩa toàn câu: "Pháp của đức Thế Tôn đã khéo được thuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, không bị chi phối bởi thời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt về hướng (Niết-bàn), và nên được hiểu biết tự cá nhân bởi các bậc trí tuệ."

Trong các bộ kinh Nikāya, Hòa thượng Minh Châu dịch là "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."

Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:

Pháp vi diệu, cha lành khéo dạy
Lìa danh ngôn, giác ngộ hiện tiền
Vượt thời gian, chứng vô biên
Sát na đại ngộ, hoát nhiên liễu tường
Ðạo vô thượng, đến rồi thấy rõ
Hướng thượng tâm, thoát ngõ vọng trần
Trí nhân tự ngộ giả chân
Diệu thường tịnh lạc, Pháp ân nhiệm mầu

*

3) Ân đức Tăng Bảo:

Supatipanno bhagavato sāvakasangho
ujupatipanno bhagavato sāvakasangho
ñāyapatipanno bhagavato sāvakasangho
sāmīcipatipanno bhagavato sāvakasangho
yadidam cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā
esa bhagavato sāvakasangho
āhuneyyo pāhuneyyo dakkhineyyo a
ñjalikaranīyo
anuttaram pu
ññakkhettam lokassāti

Trong đó,

Supatipanno: đã tu hành tốt đẹp trong thiện đạo (thiện hạnh)
bhagavato: của đức Thế Tôn.
sāvakasangho: Tăng chúng đệ tử.
bhagavato sāvakasangho: Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn.
ujupatipanno: đã tu hành trong trực đạo (trực hạnh)
ñāyapatipanno: đã tu hành trong chân đạo (như lý hạnh).
sāmīcipatipanno: đã tu hành trong chánh đạo (chân chánh hạnh).
yadidam: điều trên có nghĩa là thế này.
cattāri: bốn (số đếm).
purisayugāni: (bốn) cặp / đôi hạng người: Đạo quả Dự Lưu, Đạo quả Nhất lai, Đạo quả Bất lai, Đạo quả A-la-hán (Đạo và Quả tính chung thành một đôi).
atthapurisapuggalā: tám hạng người, nếu tính đơn, đó là Đạo và Quả tách rời ra.
esa: nhóm người ấy, nhóm người đã nói ở trên.
bhagavato: của đức Thế Tôn.
sāvakasangho: Tăng chúng đệ tử.
āhuneyyo: đáng được cung kính.
pāhuneyyo: đáng được thân cận.
dakkhineyyo: đáng được cúng dường.
añjalikaranīyo: đáng được chắp tay, đáng được lễ bái.
anuttaram: không gì hơn được, vô thượng.
puññakkhettam: nơi để gieo nhân phước báu, phước điền.
lokassā: của thế gian.

Nghĩa toàn câu: Trong các bộ kinh Nikāya, Hòa thượng Minh Châu dịch là "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như lý hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chân Chánh hạnh; tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được thân cận, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay chào, là phước điền vô thượng ở trên đời."

Trong quyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, Hoa Kỳ, có dịch là:

Bậc diệu hạnh, thinh văn Thích Tử
Bậc trực hạnh, pháp lữ thiền gia
Bậc như lý hạnh, Tăng Già
Bậc chơn chánh hạnh, dưới toà Thế Tôn
Thành đạo quả bốn đôi, tám chúng
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm
Cung nghinh kính lễ một niềm
Thánh chúng vô thượng, phước điền thế gian

*

Trì tụng, ghi nhớ và thông hiểu rõ ràng 3 câu tụng trên là một pháp hành căn bản nhưng rất quan trọng. Khi thông hiểu ý nghĩa, chúng ta tăng trưởng niềm tín thành nơi Tam Bảo. Khi ghi nhớ và trì tụng đều đặn, thường xuyên, chúng ta dưỡng nuôi sự định tâm.

Trong Tương Ưng Bộ 11.3, kinh Đầu Lá Cờ, Đức Phật khuyên các vị Tỳ-khưu khi hành thiền, sống độc cư trong rừng vắng, nên thường xuyên tụng niệm và quán tưởng đến ân đức Tam Bảo qua các câu trên để giúp các vị ấy có thêm tự tin, không còn lo âu, sợ hãi. Ngài tóm tắt trong câu kệ:

"Này các vị Tỳ-khưu,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.

Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
V
à cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.

Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
L
à phước điền vô thượng.

Vậy n
ày các Tỳ-khưu,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ h
ãi hay hoảng hốt,
Không bao giờ khởi lên".

Đức Phật cũng khuyên hàng đệ tử cư sĩ có những tùy niệm tương tự như thế. Trong Tăng Chi Bộ 11.12, Ngài dạy vị cư sĩ Đại Danh (Mahānāma) về 6 tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí (Bố thí), và niệm chư Thiên. Về niệm Phật-Pháp-Tăng, Ngài nói:

--"Này Mahānāma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng), tâm của vị ấy không bị tham ám ảnh, không bị sân ám ảnh, không bị si ám ảnh. Tâm của vị ấy được chánh trực nhờ duyên Tam Bảo. Vị Thánh đệ tử ấy, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giác được lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahānāma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu, tu tập tùy niệm Tam Bảo".

Trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, ngài Phật Âm (Buddhaghosa) nói đến các lợi ích của pháp niệm ân đức Tam Bảo như sau:

-- "Khi vị hành giả chú tâm đến việc suy niệm đấng Giác Ngộ như vậy, suy niệm Chánh Pháp như vậy, suy niệm chư Thánh Tăng như vậy, vị ấy có lòng tôn kính đức Phật, tôn kính Giáo Pháp của Ngài, tôn kính chư Thánh Tăng đệ tử của Ngài. Vị ấy đạt đến sự viên mãn về đức tin, chánh niệm, trí tuệ và công đức. Vị ấy có nhiều hạnh phúc và an lạc, nhiếp phục được sự sợ hãi khủng bố, và có khả năng kham nhẫn, chịu đựng các khổ đau. Vị ấy có cảm giác như mình đang sống trước mặt đấng Đạo sư, đang sống trong Chánh Pháp, đang sống với các bậc Thánh Tăng. Trong khi an trú suy niệm những đức tính đặc biệt của Tam Bảo, thân thể của vị hành giả ấy trở thành một nơi đáng tôn trọng như một đền thờ. Tâm vị ấy hướng về chư Phật, hướng về Pháp vô thượng, hướng về chư Thánh Tăng. Hành giả ấy cảm thấy hổ thẹn và e sợ (tàm và quý) trước các ác pháp, và như thế giúp vị ấy không phạm giới. Nếu vị ấy không chứng đạt được quả vị cao thượng trong kiếp này, thì ít nhất, vị ấy cũng sẽ tái sinh vào một cảnh giới an lạc sau khi chết".

* * *

Đa số Phật tử Việt Nam chúng ta, thường không quen thuộc với các bài kinh tụng trong truyền thống Phật giáo Nam tông, có lẽ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn khi bắt đầu tụng niệm các câu ân đức Tam Bảo trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu có dịp gần gũi với chư Tăng Nam tông và các cộng đồng Phật tử trong vùng Nam Á và Đông Nam Á như: Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, Miến Điện và Tích Lan, và nếu chúng ta thường xuyên tham dự các khóa tu thiền, dần dần, chúng ta sẽ quen nghe các câu tụng căn bản đó. Các bài tụng nầy đã được thu âm và quảng bá rộng rãi trên các trang web Phật Giáo của mạng Internet, qua các băng audio-cassette và đĩa CD; và điều đó sẽ giúp chúng ta học thuộc và tụng đọc dễ dàng hơn, nếu có quyết tâm học tập.

Qua kinh nghiệm bản thân cũng như qua các trao đổi với các bạn thiền sinh khác, một khi chúng ta thông hiểu ý nghĩa và trì tụng ân đức Tam Bảo thuần thục đều đặn mỗi ngày, chúng ta sẽ thấy được nhiều lợi lạc do pháp hành tùy niệm đó mang đến cho sự hành thiền và làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của mình, như Đức Phật đã thường khuyên dạy cho hàng đệ tử, khi Ngài còn tại thế.

Bình Anson,
Perth, Tây Úc, tháng 9-2004

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 02-09-2004