BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Tám Thánh Đạo đưa đến Níp Bàn
Đại Đức Thiền Sư Bhaddanta U
Arseikkhana thuyết giảngBài
pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên
tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích
đoạn sau: "Yasmim kho Subhadda dhammavinaye Ariyo Ahhangiko Maggo na upalabbhati samanopi tattha na upalabbhati dutiyopi tattha samano na upalabbhati tatiyopi tattha samano na upalabbhati catutthopi tattha samano na upalabbhati" (Kinh Đại Viên tịch Níp Bàn, Đại Phẩm, Trường Bộ Kinh, Đại Tạng Pàli). "Này Subhadda, Để tu tiến tám chi phần của Thánh Đạo, Niệm Liên Tục là điều quan trọng nhất, hành giả gắn chặt tâm niệm thường xuyên trên đề mục của việc hành thiền. Giả sử bạn đang hành niệm trên hơi thở ra - vào, cần ghi nhận không thiếu sót trong tâm sự phồng lên của bụng khi thở vào và sự xẹp xuống của bụng khi thở ra (ghi nhận theo hơi thở tự nhiên, không cố ý hít - thở để niệm) như Phồng, Xọp, Phồng, Xọp (rising, falling). - Sự tinh tấn ghi nhận của hành giả, là chi đạo Chánh Cần (Sammàvayàma magganga). - Chi đạo Chánh Định: khi gắn chặt tâm ghi nhận trên đề mục. - Chi đạo Chánh Tư Duy: khi nhận định để đặt tâm trên đề mục. - Chi đạo Chánh Kiến: Khi liên tục chú ý bằng sự ghi nhận không ngừng, bạn có thể thấy hơi thở ra - vào liên tục sanh diệt. - Chi đạo Chánh Ngữ: lắng dịu ác pháp khi tu tập và nói đúng, tương xứng theo pháp. - Khi bạn còn ở trong trạng thái ghi nhận, hoàn mãn chi đạo Chánh Nghiệp. - Hành giả tu tập không ngừng, hành vô tận, vị ấy cố gắng quan sát và giám sát đời sống, tức chi đạo Chánh Mạng. Bằng cách này, bạn thành tựu viên mãn trong 5 chi đạo đầu tiên: Niệm, Định, Cần, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Và cũng trong 3 chi đạo giới phần: Chánh Ngữ- Nghiệp-Mạng. Thành tựu hoàn mãn trong tất cả tám phần của Thánh đạo, hành giả được xem là đã thực hành chi đạo để bứng gốc mọi cấu uế lậu hoặc (defilement - àsava). Như Đức Phật đã dạy, hành giả bấy giờ được trang bị bằng mọi thể trạng, mọi điều kiện cần và đủ. Nên tận lực duy trì việc hành pháp đến lúc chín mùi, chứng đạt bốn Đạo - bốn Quả và Níp Bàn. Trong tư thế hành thiền, những gì được giảng trên chỉ ở vị thế ngồi, bất cứ tư thế đi, đứng, nằm, ngồi nào, cũng hành tương tự. - Khi bạn khởi động đứng lên cần ghi nhận là Muốn đứng, Muốn đứng (Ghi nhận: tức không lẩm bẩm trong miệng hay thì thầm ở tâm hai chữ "Muốn đứng"). Khi đã đứng, cần ghi nhận Đứng, Đứng. Chú tâm vào điểm chạm giữa chân và sàn nhà, cần ghi nhận Đứng, Chạm, Đứng, Chạm. - Khi muốn di chuyển tới trước cần ghi nhận là Muốn Bước, Muốn Bước. Chân phải di chuyển, cần ghi nhận . Bước chân phải, Bước chân phải. Chân trái cũng vậy. Bước chân trái, Bước chân trái. Bạn có thể tiếp tục ghi nhận tùng cử động Dở, Bước, Đạp - Dở, Bước, Đạp trong lúc hành. Khi quay lại, cần ghi nhận Quay Lại, Quay Lại. Trong bất cứ tư thế nào, cần ghi nhận theo bất cứ động tác và vị trí nào đang xử dụng. Nếu hành giả duy trì việc ghi nhận như trên, thật rất tốt đẹp cho việc hành thiền Đại Niệm Xứ theo Tám Thánh Đạo. - Nếu muốn đổi tư thế Đi qua Ngồi, cần ghi nhận Muốn Ngồi, Muốn Ngồi. Khi ngồi xuống, cần ghi nhận Ngồi Xuống, Ngồi Xuống. - "Yathà yathà và panassa kàyo panihito hoti tathà tathà nam pajànàti" Vị hành giả an trú theo lời dạy của Đức Phật và duy trì niệm theo đó, Khi đổi tư thế Ngồi qua Nằm cần ghi nhận Muốn Nằm, Muốn Nằm. Khi nằm xuống cần ghi nhận Nằm Xuống, Nằm Xuống. Khi nghiêng qua trái hay phải, cần ghi nhận tuần tự như đang làm. Trong cách này bạn ghi nhận tiếp diễn cho tới khi ngủ thiếp đi. Nếu việc ghi nhận hữu ích, cần ghi nhận tiếp tục. Và nếu như cảm thấy Muốn Ngủ, bạn có thể thiếp đi trong sự ghi nhận! Nếu bạn có dịp nghỉ ngơi: Khi ngủ bạn mới có thời gian giải lao. Rồi khi thức dậy lại phải bắt đầu ghi nhận trở lại bằng tâm thức đầu tiên! Trong lúc hành như vậy, sáu Cảnh tùy phiền não (àrammana nusaya kilesa) bên ngòai diễn ra một cách rõ rệt bởi sáu cảnh của tâm thức như sắc, thính, khí, vị, xúc. Chúng duy trì ngủ ngầm trong tâm thức của nội thân. Có những loại kiết sử khác như Tham - Sân - Si bẩm sinh nhiều đời, được gọi là Điều Kiện Tùy Phiền Não, chúng cũng ngủ ngầm tự tâm tưởng. Trong hai loại phiền não, loại đầu là Cảnh Tùy Phiền Não, như tham lam, sân hận, si mê trở nên bất lực dưới động tác của Thiền Niệm Xứ, những phiền não này không thể mạnh mẽ lên được. Trái lại, chúng muội lược, yếu đi, đoạn giảm. Đương nhiên là các lậu hoặc bị đói kém bởi thiếu cảnh gợi cảm. Khi chúng đói chúng sẽ cố hồi tưởng những kinh nghiệm thụ hưởng và cảnh qúa khứ, tự bộc lộ trong tâm thụ hưởng sung mãn. Các lậu hoặc bấy giờ tự hưởng thụ những cảnh gợi cảm này để thỏa mãn. Bạn có thể vứt bỏ nó ra bằng sự ghi nhận Đang Nghĩ, Đang Nghĩ. Những phiền não được mang đến do sáu cảnh có thể bị bứng bỏ cùng thế ấy, nhưng riêng phần Điều Kiện Tùy Phiền Não không thể bứng gốc chỉ bằng sự ghi nhận . - Bạn phải vận dụng cách khác: 1. Thân cận bạn lành (Sappurisasamseva) Tức hành và tu tiến ý, khẩu, thân theo chín siêu thế phần. Mới gọi là phiền não bị đoạn tận, tận diệt vừa theo ý bạn! Kết Luận: Tôi cầu chúc các hành giả chúng ta có thể nỗ lực bằng nhiều phương pháp khác nhau như đã nói trên và tận diệt hai loại phiền não, Cảnh Tùy Phiền Não và Điều Kiện Tùy Phiền Não. Như thế bạn mới giải thóat các lậu hoặc vĩnh viễn, đạt Níp Bàn tầng tối thượng của sự thanh tịnh và hoàn hảo. Lời Nhắn Nhủ của Ngài Mahasi Sayadaw: "Niệm liên tục đưa đến trí
tuệ trong sự liên hệ tất yếu giữa thân tâm -ooOoo- Tóm Lại: (Nguyên văn Anh Ngữ là thể văn vần) Trí tuệ phát triển thế nào? -oo0oo- Thiền Quy (Thiền Viện Mahasi) Hành giả cần phải: 1. Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi. 2. Độc cư, giữ yên tịnh. Mọi giao tiếp không được khuyến khích tại đây. 3. Kềm chế việc hở môi nói chuyện. 4. Hạn chế tối thiểu việc đọc và viết. 5. Cư sĩ phải giữ Bát Quan Trai giới. Cấm hút thuốc. Nhà sư và tu nữ phải trì giữ cẩn mật giói luật hàng xuất gia. 6. Cẩn trọng theo sát hướng dẫn của Thiền Sư và không hành theo bất cứ lối thiền nào khác tại đây. 7. Không được có bất cứ hành vi nào không liên quan đến việc hành thiền liên tục (như nghe radio, cassette, xoa bóp, chụp hình, giữ sách vở - dù là kinh, châm cứu, tiếp khách, nấu ăn, học tiếng Miến Điện, Anh văn hay Pàli ...) 8. Thu thúc các Căn. Sống như Mù, Điếc, Câm, Ngu, Bệnh, và như người chết rồi. 9. Cử động thật chậm. 10. Hạn chế ngủ từ 4-6 giờ trên 24 giờ mổi ngày. 11. Hành giả phải hành thiền bằng: - Lòng tôn kính và thật tâm 12. Không thể gián đoạn niệm để suy nghĩ, liên tưởng, suy tính, phân tích hay giải thích trong khi hành niệm liên tục. 13. Thông thường, việc hành thiền dành cho người bình thường và tâm trí quân bình. Nếu người mà tâm trí không sắc bén để hành thiền liên tục, nhất là để theo sát giáo huấn, thì không thể gọi là hành giả. -- (Lời dạy của các Thiền Sư ). -oo0oo- Tóm Lược Hướng Dẫn Cách Trình Pháp 1. Mỗi hiện pháp gặp phải trong một lần ngồi thiền cần được mô tả trong những thuật ngữ sau: a. Sự phát sanh Trình bày những hiện pháp (Đề Mục) gặp phải theo một cách trình tự từ hiện pháp đầu tiên, như chuyển động lên - xuống, phồng - xọp của bụng. Chẳng hạn: - Sự phồng lên của bụng đã phát sanh tôi
ghi nhận là Phồng rồi quan sát sự giãn nở, sự nén hơi, sự căng
cứng ". 2. Trình bày sự biết rõ các hiện pháp đồng phát sanh ra sao và ta quan sát chúng liên tục như thế nào? Chẳng hạn: "Sự biết rõ chỉ đến sau khi sự Phồng đã sanh diệt và tôi chỉ có thể quan sát một hay hai những sự phồng và những sự xọp, trước khi tâm ý trôi mất" hay "sự biết hiện pháp phát sanh ngay ở sát na phồng và sự kéo dài của nó, và tôi có thể quan sát phồng - xọp từ 20 đến 30 lần trước khi tâm ý phóng đi". Điều quan trọng nhất là trình hiện pháp đầu tiên trong sự rõ ràng, đơn giản, ngôn từ chuẩn xác trong mọi chi tiết chính xác mà ta đã quan sát. Chỉ sau khi đó bạn mới có thể trình bày những hiện pháp kế tiếp đã được ghi nhận và biết rõ trong lúc ngồi. 3. Trình bày những hiện pháp kế tiếp đã được ghi nhận và quan sát rõ rệt khi ngồi thiền . Chẳng hạn: Những tâm cảm thọ từ thân thể: đau nhức, ngứa ngáy,.... suy nghĩ và ý tưởng, phóng dật, hoạch định, nhớ tưởng, .... những trạng thái tâm: sân hận nóng nảy, ngã mạn tự cao, an lạc, vừa ý, v v... Xin thuật lại những chi tiết, ý liệu sau trong mỗi hiện pháp được trình bày: a) Sự phát sanh của một hiện pháp. Ví dụ: "Đau nhức đã phát sanh ở đầu gối,...." b) Những gì ta đã làm, ta ghi nhận chúng ra sao. Ví dụ: tôi ghi nhận rằng "đau đau" c) Những gì ta đã quán sát. Ví dụ: tôi quan sát sự đau nhói. d) Những gì sẩy ra cho hiện pháp Ví dụ: đau nhói đổi thành đau nhức. e) Những gì ta đã làm kế đó. Ví dụ: tôi ghi nhận chúng khi "nhức, nhức". f) Những gì ta quan sát. Ví dụ: tôi quan sát nhịp đau nhức dập chậm (nhói lên từng nhịp). g) Những gì xảy ra . Ví dụ: khi tôi ghi nhận chúng, chúng đã diệt đi. h) Những gì ta đã làm kế đó. Ví dụ: tôi trở về sự ghi nhận Phồng và Xọp. i) Tâm phóng dật khởi hiện pháp (Đề Mục). Ví dụ: đầu tiên tôi không ghi nhận chúng. Nhưng khi tôi đã hành, tôi ghi nhận chúng là: phóng dật" và phóng dật đã chấm dứt. Ngay sau đó, tôi trở về sự quan sát Phồng - Xọp. 4. Ta phải trình bày diễn tiến toàn diện của ta trong mỗi hiện pháp (đề mục) kế tiếp. - Sau khi trình bày về thiền toạ (ngồi), ta có thể trình bày tiếp về thiền hành (đi kinh hành) - Lại nữa, mô tả trước tiên về những hiện pháp ban đầu: Dở, Bước, Đạp của mỗi chân. Chẳng hạn: "Khi kinh hành, tôi dở chân, ghi nhận sự dở chân và quan sát X,Y,Z.... Chuyển chân tới trước, tôi ghi nhận bước chân và quan sát A,B,C... Khi đặt chân xuống, tôi ghi nhận sự đặt chân và quan sát L,M,N... Tôi có thể ghi nhận, theo dõi liên tục từ 10 đến 15 bước trước khi tâm ý trôi mất (phóng dật), hay tôi đã bị tác động bởi các cảnh vật và các âm thanh (sắc và thinh). Những hiện pháp kế tiếp có thể liền được trình bày trong diễn tiến toàn diện của chúng. a) Khi tâm ý phóng dật, tôi đã nhận biết
chúng ngay tức thời. * Hình thức này dành cho việc trình pháp (trình bày những kinh nghiệm hành thiền) đã minh chứng là hữu ích vô cùng cho nhiều hành giả. Nó chỉ đường cho tâm an trụ trong đường hướng hành thiền, thông qua việc khai mở toàn bộ những tiến trình nào có thể xảy ra trong thân - tâm chúng ta. Bất cứ cái gì bạn kinh nghiệm được trong việc hành thiền, có thể được đúc kết trong việc trình pháp của bạn, cho dù đó là trạng thái an trú hỷ lạc của tâm, những giai đoạn tình cảm hay tâm tư gặp khó khăn hay chướng ngại pháp mạnh mẽ. Lợi ích lớn nhất của cách thức trình pháp hành thiền đặc biệt này là, giúp bạn tập trung niệm một cách trực tiếp trên sự tu chứng, còn hơn là đánh mất mình trong tư duy miên man và tản mác về những gì xảy ra. Sự liên hệ nan giải này trong việc trình pháp cùng sự nhận thức mạnh mẽ, sâu sắc hơn, làm minh bạch và thấu đáo về thiền định. -ooOoo- |
[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 23-05-2003