BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Niềm vui Thiền định

Trí Nguyên


Trong rất nhiều môn học tại Học viện Phật giáo Việt Nam (tại TP. HCM) có một môn học đặc biệt, không như những môn học "nhức đầu" khác: môn Thiền. Dĩ nhiên không phải ai cũng thấy dễ dàng khi thực tập thiền định; nhưng một điều chắc chắn là Thiền luôn đem lại niền hỷ lạc vô biên mà chính hành giả mới có thể cảm nhận hết được…

Học Tăng THÍCH MINH LIÊN: Thiền giúp tôi an lạc trong cuộc sống.

Thiền là một môn học đặc biệt. Tại Học viện Phật giáo, mỗi tuần chỉ có một tiết nhưng điều đó cũng đã thể hiện được sự hài hòa giữa tu và học. Tôi thích Thiền, bởi Thiền không những giúp tôi có được niềm vui trong cuộc sống mà còn giúp tôi có thêm sức khỏe, nghị lực để vượt qua những trở ngại của nội tâm cũng như hoàn cảnh.

Ở học viện, sư Tăng Định là người thầy dạy cho chúng tôi phương pháp Thiền định. Lời thầy tuy giản dị nhưng có nhiều điểm rất sâu sắc, và đó cũng là mấu chốt để đi vào pháp hành. Tôi luôn lưu tâm những điểm này, nên khi thực tập thường cảm thấy an tâm và tin tưởng.

Tôi nghĩ, hiện nay ở các tự viện, Tăng Ni có nhiều pháp môn tu như tụng kinh, niệm Phật, trì chú… Nhưng ở đây, tăng Ni sinh đều được thực tập chung một pháp môn Thiền theo truyền thống Nam truyền. Môn học này, theo tôi, có thể nên áp dụng rộng rãi ở các trường Phật học, các đạo tràng Bát quan trai, các Gia đình Phật tử, thậm chí ở các tổ chức khác. Bởi Thiền giúp chúng ta định tĩnh tâm thức, nhờ vậy kết quả học tập, sảm xuất sẽ tốt hơn. Hơn nữa, xã hội ngày càng văn minh, con người luôn lluôn căng thẳng, bận rộn, vì vậy, Thiền là phương pháp cân bằng trạng thái tâm lý cho mọi người nói chung, chứ không riêng gì tu sĩ…

Học Ni TN. THÁNH TÂM: Lời khuyên của thầy mãi còn đây.

Thiền nhắc nhủ chúng ta rằng chúng ta đang hiện hữu. Hàng ngày, phải đối diện với biết bao công việc bộn bề, ta có thể quên mình đi, nhưng khi hành Thiền, chính là lúc ta quay về với nội tâm của mình…

Ở các nước phương Tây, người ta đến với Thiền đơn giản vì họ nhận thấy được niềm vui, sức khỏe, sự trẻ trung và một tâm hồn lắng dịu trong việc hành Thiền. Nhờ vào việc hành Thiền, họ đã đạt được nhiều lợi ích cho cuộc sống. Bây giờ, theo tôi, Thiền không còn là một phạm trù tôn giáo nữa mà Thiền đã làm nên một nếp sống lành mạnh, trong sáng cho mọi người. Thiền là một phương pháp giáo dục đầy tính nhân văn.

Tôi thích cái không khí giờ thực tập Thiền định tại Học viện và sự hướng dẫn Thiền của sư Tăng Định. Có lần, Thiền viện Vạn Hạnh đang được dỡ bỏ để trùng tu – tiếng máy cưa ồn ào, bụi bay đầy cả chánh điện, chúng tôi nhao nhao xin sư nghỉ ngồi Thiền. Sư hỏi: "Các vị muốn nghỉ phải không? Sư có một điều muốn nói với các vị trước khi nghỉ hành Thiền". Chúng tôi im lặng lắng nghe. Sư tiếp: "Thông thường, tâm ý con người thích tiếp xúc với những cái mình ưa, những âm thanh êm dịu và ghét hoặc tránh tiếp xúcvới những cái mình không thích. Tại sao chúng ta lại thích nghe tiếng nhạc ồn ào mà lại ghét những âm thanh kia? Thiền cho các vị nội lực để đón nhận mọi âm thanh của cuộc sống mà không để tâm phân biệt. Phải hành Thiền cho đến khi cái tâm dung hòa được mọi thứ yêu, ghét…".

Phong cách của sư Tăng Định cũng thật nhẹ nhàng, tế nhị. Khi chúng tôi ngồi Thiền, sư hay nói nho nhỏ: "Hãy thư giản toàn thân, trở về với hơi thở của chính mình…"; "Hãy trực nhận cảm giác dễ chịu khi thân mình chạm vào nền gạch mát lạnh; đồng thời cảm giác khoan khoái khi có luồn gió từ ngoài thổi vào" hay "Hãy để tâm ý mình rỗng rang, buông bỏ mọi suy nghĩ" và cuối cùng là "Cầu chúc cho thế giới chúng sanh được an lành trong ánh hào quang của chư Phật, chư Tổ".

Những lời dặn dò, khuyên bảo của sư trở thành những lời dạy mãi âm vang trong tôi. Lúc ngồi Thiền, dù ở học viện hay ở chùa, tôi cũng đều cảm giác như sư đang nhắc nhở chúng tôi ngồi cho đúng cách. Đối với tôi, sư cười, sư đi đều là Thiền cả. Một vị thầy dạy Thiền như thế có giá trị gấp ngàn lần những cuốn sách hướng dẫn Thiền được trưng bày trên kệ.

Học Tăng THÍCH LINH TRÍ: Thiền hành là một pháp lợi ích.

Không khí giờ Thiền tại Học viện thật im lặng, thư thái, trang nghiêm, không có cảm giác căng thẳng như những giờ học khác. Sự nghiêm túc trong Thiền hành, Thiền tọa và sự chăm chú lắng nghe lời thầy hướng dẫn chứng tỏ đây là một môn học quan trọng đối với mỗi người.

Với riêng bản thân, tôi nhận thấy giờ Thiền tại học viện có nhiều lợi ích thiết thực. Đó là sự an lạc của nội tâm, sự bình thản, định tĩnh trước hoàn cảnh, sự chính xác trong tư duy… Hàng ngày, tôi thực tập Thiền định trong tư thế kiết già để chánh niệm về hơi thở, trong những oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, và cả trong giờ làm việc, những lúc học hành…Chỗ tôi ở cách xa Học viện chừng 3 km, trước kia tôi thường đi học bằng xe đạp, nhưng rồi tôi nhận thấy rằng nếu mình đi bộ thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc Thiền hành, nên tôi không đi xe nữa. Tính ra, mỗi ngày đi học, tôi có được khoảng 6 km Thiền hành…

Với thế hệ trẻ, tôi nghĩ rằng Thiền định mang lại cho các bạn rất nhiều ích lợi – cho tâm hồn, cho thể chất, cho công việc, cho sự học hành. Thiền định gúp chúng ta buông thả mọi vọng tưởng, điều phục tâm, làm cho tâm định tĩnh, sáng suốt, phát sanh trí tuệ. Vì vậy, Thiền là một sự thực tập cần thiết cho tất cả mọi người.

Học Ni TN. MỸ THÚY: Đi theo con đường Phật dạy.

Tôi bắt đầu hành Thiền vào khoảng năm 1994 do sư Giác Chánh và sư Tăng Định hướng dẫn. Cảm giác của tôi lúc đó rất phức tạp, vừa cảm thấy hạnh phúc hoan hỷ, vừa cảm thấy khó khăn hồi hộp. Hạnh phúc vì tôi biết rằng đây chính là con đường mà xưa kia đức Phật đã đi qua. Lúc này, những kiến thức giáo lý mới thật cần thiết, giúp tôi thấy được từng bước đi của phiền não khi chúng đến gần. Tôi nhận ra đây là tham, đây là sân, là ganh tỵ, bỏn sẻn, là hôn trầm, phóng dật; đây là thiện, là hân hoan… Còn khó khăn là vì tôi bị cảm giác đau nhức, tê mỏi trong những giờ Thiền tọa. Tôi phải phấn đấu rất nhiều để có thể thu thúc các căn, an trú tâm vào đề mục, giữ cho tâm được an tịnh. Những cảm giác buổi đầu đólà bài học quý báu cho cả hành trình tu tập còn lại của tôi. Và cũng nhờ vậy mà khi đến với môn Thiền tại Học viện, tôi không thấy khó khăn gì mấy, ngoài việc khuôn viên hành Thiền hơi nhỏ một chút. Nhưng không sao, chúng tôi hoàn toàn hoan hỷ bởi Thiền viện đang trong thời gian xây cất…

Ngày nay, Tăng Ni thường có khuynh hướng học tập nhiều, cả thế học lẫn Phật học, nên ít có thời gian ngồi lại để phản tỉnh thân tâm. Vì vậy, tại Học viện có được một giờ Thiền, tôi nghĩ là rất cần thiết cho mỗi Tăng Ni. Đây là điều kiện để chúng tôi học bài học to lớn ngay trong chính bản thân mình. Có thể nói, pháp môn hành Thiền là linh hồn của Phật giáo. Có hành Thiền, chúng ta mới hiểu rõ lời dạy thâm sâu của Phật, và hơn hết, đó là hiểu về chính bản thân, tự tạo nguồn hạnh phúc cho mình và người. Không chỉ riêng tôi, mà bất cứ ai đến với môn hành Thiền cũng sẽ hưởng được niềm hạnh phúc to lớn ấy.

Trí Nguyên ghi chép
(Trích Tuần báo GIÁC NGỘ, số 148, 27-12-2002)

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-05-2003

Niem vui Thien dinh
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Niềm vui Thiền định

Trí Nguyên


Trong rất nhiều môn học tại Học viện Phật giáo Việt Nam (tại TP. HCM) có một môn học đặc biệt, không như những môn học "nhức đầu" khác: môn Thiền. Dĩ nhiên không phải ai cũng thấy dễ dàng khi thực tập thiền định; nhưng một điều chắc chắn là Thiền luôn đem lại niền hỷ lạc vô biên mà chính hành giả mới có thể cảm nhận hết được…

Học Tăng THÍCH MINH LIÊN: Thiền giúp tôi an lạc trong cuộc sống.

Thiền là một môn học đặc biệt. Tại Học viện Phật giáo, mỗi tuần chỉ có một tiết nhưng điều đó cũng đã thể hiện được sự hài hòa giữa tu và học. Tôi thích Thiền, bởi Thiền không những giúp tôi có được niềm vui trong cuộc sống mà còn giúp tôi có thêm sức khỏe, nghị lực để vượt qua những trở ngại của nội tâm cũng như hoàn cảnh.

Ở học viện, sư Tăng Định là người thầy dạy cho chúng tôi phương pháp Thiền định. Lời thầy tuy giản dị nhưng có nhiều điểm rất sâu sắc, và đó cũng là mấu chốt để đi vào pháp hành. Tôi luôn lưu tâm những điểm này, nên khi thực tập thường cảm thấy an tâm và tin tưởng.

Tôi nghĩ, hiện nay ở các tự viện, Tăng Ni có nhiều pháp môn tu như tụng kinh, niệm Phật, trì chú… Nhưng ở đây, tăng Ni sinh đều được thực tập chung một pháp môn Thiền theo truyền thống Nam truyền. Môn học này, theo tôi, có thể nên áp dụng rộng rãi ở các trường Phật học, các đạo tràng Bát quan trai, các Gia đình Phật tử, thậm chí ở các tổ chức khác. Bởi Thiền giúp chúng ta định tĩnh tâm thức, nhờ vậy kết quả học tập, sảm xuất sẽ tốt hơn. Hơn nữa, xã hội ngày càng văn minh, con người luôn lluôn căng thẳng, bận rộn, vì vậy, Thiền là phương pháp cân bằng trạng thái tâm lý cho mọi người nói chung, chứ không riêng gì tu sĩ…

Học Ni TN. THÁNH TÂM: Lời khuyên của thầy mãi còn đây.

Thiền nhắc nhủ chúng ta rằng chúng ta đang hiện hữu. Hàng ngày, phải đối diện với biết bao công việc bộn bề, ta có thể quên mình đi, nhưng khi hành Thiền, chính là lúc ta quay về với nội tâm của mình…

Ở các nước phương Tây, người ta đến với Thiền đơn giản vì họ nhận thấy được niềm vui, sức khỏe, sự trẻ trung và một tâm hồn lắng dịu trong việc hành Thiền. Nhờ vào việc hành Thiền, họ đã đạt được nhiều lợi ích cho cuộc sống. Bây giờ, theo tôi, Thiền không còn là một phạm trù tôn giáo nữa mà Thiền đã làm nên một nếp sống lành mạnh, trong sáng cho mọi người. Thiền là một phương pháp giáo dục đầy tính nhân văn.

Tôi thích cái không khí giờ thực tập Thiền định tại Học viện và sự hướng dẫn Thiền của sư Tăng Định. Có lần, Thiền viện Vạn Hạnh đang được dỡ bỏ để trùng tu – tiếng máy cưa ồn ào, bụi bay đầy cả chánh điện, chúng tôi nhao nhao xin sư nghỉ ngồi Thiền. Sư hỏi: "Các vị muốn nghỉ phải không? Sư có một điều muốn nói với các vị trước khi nghỉ hành Thiền". Chúng tôi im lặng lắng nghe. Sư tiếp: "Thông thường, tâm ý con người thích tiếp xúc với những cái mình ưa, những âm thanh êm dịu và ghét hoặc tránh tiếp xúcvới những cái mình không thích. Tại sao chúng ta lại thích nghe tiếng nhạc ồn ào mà lại ghét những âm thanh kia? Thiền cho các vị nội lực để đón nhận mọi âm thanh của cuộc sống mà không để tâm phân biệt. Phải hành Thiền cho đến khi cái tâm dung hòa được mọi thứ yêu, ghét…".

Phong cách của sư Tăng Định cũng thật nhẹ nhàng, tế nhị. Khi chúng tôi ngồi Thiền, sư hay nói nho nhỏ: "Hãy thư giản toàn thân, trở về với hơi thở của chính mình…"; "Hãy trực nhận cảm giác dễ chịu khi thân mình chạm vào nền gạch mát lạnh; đồng thời cảm giác khoan khoái khi có luồn gió từ ngoài thổi vào" hay "Hãy để tâm ý mình rỗng rang, buông bỏ mọi suy nghĩ" và cuối cùng là "Cầu chúc cho thế giới chúng sanh được an lành trong ánh hào quang của chư Phật, chư Tổ".

Những lời dặn dò, khuyên bảo của sư trở thành những lời dạy mãi âm vang trong tôi. Lúc ngồi Thiền, dù ở học viện hay ở chùa, tôi cũng đều cảm giác như sư đang nhắc nhở chúng tôi ngồi cho đúng cách. Đối với tôi, sư cười, sư đi đều là Thiền cả. Một vị thầy dạy Thiền như thế có giá trị gấp ngàn lần những cuốn sách hướng dẫn Thiền được trưng bày trên kệ.

Học Tăng THÍCH LINH TRÍ: Thiền hành là một pháp lợi ích.

Không khí giờ Thiền tại Học viện thật im lặng, thư thái, trang nghiêm, không có cảm giác căng thẳng như những giờ học khác. Sự nghiêm túc trong Thiền hành, Thiền tọa và sự chăm chú lắng nghe lời thầy hướng dẫn chứng tỏ đây là một môn học quan trọng đối với mỗi người.

Với riêng bản thân, tôi nhận thấy giờ Thiền tại học viện có nhiều lợi ích thiết thực. Đó là sự an lạc của nội tâm, sự bình thản, định tĩnh trước hoàn cảnh, sự chính xác trong tư duy… Hàng ngày, tôi thực tập Thiền định trong tư thế kiết già để chánh niệm về hơi thở, trong những oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, và cả trong giờ làm việc, những lúc học hành…Chỗ tôi ở cách xa Học viện chừng 3 km, trước kia tôi thường đi học bằng xe đạp, nhưng rồi tôi nhận thấy rằng nếu mình đi bộ thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc Thiền hành, nên tôi không đi xe nữa. Tính ra, mỗi ngày đi học, tôi có được khoảng 6 km Thiền hành…

Với thế hệ trẻ, tôi nghĩ rằng Thiền định mang lại cho các bạn rất nhiều ích lợi – cho tâm hồn, cho thể chất, cho công việc, cho sự học hành. Thiền định gúp chúng ta buông thả mọi vọng tưởng, điều phục tâm, làm cho tâm định tĩnh, sáng suốt, phát sanh trí tuệ. Vì vậy, Thiền là một sự thực tập cần thiết cho tất cả mọi người.

Học Ni TN. MỸ THÚY: Đi theo con đường Phật dạy.

Tôi bắt đầu hành Thiền vào khoảng năm 1994 do sư Giác Chánh và sư Tăng Định hướng dẫn. Cảm giác của tôi lúc đó rất phức tạp, vừa cảm thấy hạnh phúc hoan hỷ, vừa cảm thấy khó khăn hồi hộp. Hạnh phúc vì tôi biết rằng đây chính là con đường mà xưa kia đức Phật đã đi qua. Lúc này, những kiến thức giáo lý mới thật cần thiết, giúp tôi thấy được từng bước đi của phiền não khi chúng đến gần. Tôi nhận ra đây là tham, đây là sân, là ganh tỵ, bỏn sẻn, là hôn trầm, phóng dật; đây là thiện, là hân hoan… Còn khó khăn là vì tôi bị cảm giác đau nhức, tê mỏi trong những giờ Thiền tọa. Tôi phải phấn đấu rất nhiều để có thể thu thúc các căn, an trú tâm vào đề mục, giữ cho tâm được an tịnh. Những cảm giác buổi đầu đólà bài học quý báu cho cả hành trình tu tập còn lại của tôi. Và cũng nhờ vậy mà khi đến với môn Thiền tại Học viện, tôi không thấy khó khăn gì mấy, ngoài việc khuôn viên hành Thiền hơi nhỏ một chút. Nhưng không sao, chúng tôi hoàn toàn hoan hỷ bởi Thiền viện đang trong thời gian xây cất…

Ngày nay, Tăng Ni thường có khuynh hướng học tập nhiều, cả thế học lẫn Phật học, nên ít có thời gian ngồi lại để phản tỉnh thân tâm. Vì vậy, tại Học viện có được một giờ Thiền, tôi nghĩ là rất cần thiết cho mỗi Tăng Ni. Đây là điều kiện để chúng tôi học bài học to lớn ngay trong chính bản thân mình. Có thể nói, pháp môn hành Thiền là linh hồn của Phật giáo. Có hành Thiền, chúng ta mới hiểu rõ lời dạy thâm sâu của Phật, và hơn hết, đó là hiểu về chính bản thân, tự tạo nguồn hạnh phúc cho mình và người. Không chỉ riêng tôi, mà bất cứ ai đến với môn hành Thiền cũng sẽ hưởng được niềm hạnh phúc to lớn ấy.

Trí Nguyên ghi chép
(Trích Tuần báo GIÁC NGỘ, số 148, 27-12-2002)

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-05-2003