BuddhaSasana
Home Page
This document is
written in Vietnamese, with Unicode Times font
Mùa hạ an cư đã trở về. Ðây là lúc hàng Phật tử chúng ta dâng y áo lên các bậc sư trưởng và tinh tấn nổ lực gặt hái hiểu biết nhiều hơn về các giá trị Phật giáo. Tại Miến Ðiện, chúng ta ngưỡng vọng giáo đoàn Tăng như những vị thầy dẫn dắt chúng ta trên con đường Bát Chánh. Các vị thầy giỏi không chỉ ban cho ta những bài giảng uyên thâm không thôi, mà quí ngài còn hướng dẫn cho chúng ta cách sắp xếp cuộc sống hằng ngày của mình cho phù hợp với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.
Không lâu trước ngày tôi bị quản thúc tại gia vào năm 1989, tôi được tiếp kiến với thượng tọa U Pandita, một vị thầy lỗi lạc trong các vị thầy truyền thống tâm linh của thế giới mà lời dạy của ngài luôn mang lại ích lợi cho sự tồn vinh của nhân loại. U Pandita, vị thánh tăng, đã dạy cho tôi về sự quan trọng của chánh ngữ (nói năng chân chính). Chúng ta không những phải nói đúng sự thật không thôi, màlời nói của chúng ta phải mang lại hòa hợp giữa mọi người. Lời nói của chúng ta phải tử tế và vui vẻ, lời nói của chúng ta phải có lợi ích, ngay cả khi lời nói đó không luôn làm hài lòng kẻ nghe.
Vị thầy cao cả còn khuyên tôi gặt hái sự chánh niệm. Trong năm yếu tố tâm linh (đức tin, nội lực, chú tâm, trí tuệ, chánh niệm), chỉ có chánh niệm là không bao giờ dư cả. Lòng tin quá độ mà thiếu trí tuệ sẽ dẫn đến đức tin mù quáng, trong khi trí tuệ quá độ mà không có nội lực sẽ dẫn đến sự xảo quyệt xấu xa. Nhiều nội lực mà thiếu chú tâm sẽ dẫn đến lười biếng. Nhưng chánh niệm thì không bao giờ dư cả, chánh niệm luôn thiếu. Những chân lý và giá trị của những lời Phật dạy mà thượng tọa U Pandita dày công giảng cho tôi trở thành bằng chứng trong những năm tôi bị quản thúc tại gia. Như những người đồng đạo khác, tôi quyết định dùng thời gian bị quản chế này cho những việc lợi ích bằng cách thực tập thiền quán. Thực tập thiền quán chẳng phải là một quá trình dễ dãi. Tôi không có một người thầy bên cạnh, và những cố gắng đầu tiên của tôi hết sức bực bội. Có những ngày tôi thấy sự thất bại trong việc thực tập đưa tâm thức mình yên ổn. Nhiều khi tôi cảm thấy tôi gây hại cho mình nhiều hơn là lợi. Ðã có lúc tôi nghĩ là mình phải từ bỏ, nhưng tôi nhớ lại lời dạy của một vị thầy Phật giáo, thầy đó dạy rằng dù một người có muốn thực hành thiền quán hay không, người đó vẫn nên thực hành cho sự sự ích lợi của người đó.
Thế là tôi cắn răng chịu đựng, nhiều khi khổ nhọc để hành thiền. Lúc đó, chồng tôi gởi cho tôi một cuốn sách của Sayadaw U Pandita mang tựa đề "Ngay trong kiếp sống này - Giáo pháp giải thoát của đức Phật" (Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch sang Việt ngữ).
Học cuốn sách này kỹ lưỡng, tôi biết được cách vượt qua trở ngại trong việc thực tập thiền quán và nhận chân ra được lợi ích của nó. Tôi biết bằng cách nào thực tập thiền quán làm tăng trưởng chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày và càng ngày càng tăng trưởng. Tôi nhớ lại những lời dạy của vị thầy đó về sự quan trọng của chánh niệm với sự trân quý và biết ơn.
Trong hoạt động chính trị của tôi, tôi đã được sự giúp đỡ và thêm sức bởi lời dạy của chư Tăng. Trong suốt cuộc vận đông đầu tiên của tôi xuyên khắp miền trung Miến Ðiện, tôi nhận được những lời khuyến nhủ vô giá từ chư Tăng khắp mọi phần đất nước. I Prome, một vị thánh tăng đã bảo tôi hãy giữ trong tâm hình ảnh vị ẩn sĩ Sumedha, người đã hy sinh sự giải thoát cho riêng mình để trãi qua vô số kiếp nhọc nhằn cứu độ tha nhân còn khổ ãi. Thầy khuyến khích tôi rằng, con hãy sẵn lòng cố gắng cho đến khi nào đạt được công bình và sự tốt lành.
Tại một tu viện ở thành phố Pakokku, lời khuyên của vị tu viện trưởng cho cha tôi khi ông đến thăm thành phố này 40 năm về trước đã được nhắc lại với tôi: "Ðừng sợ hãi mỗi khi có ai cố tình làm con sợ hãi, nhưng cũng đừng sống không sợ hãi. Ðừng hân hoan phấn khởi khi có ai khen mình, nhưng đừng hoàn toàn mất hẳn sự phấn khởi hân hoan".
Nói một cách khác, trong khi giữ vững sự can đảm và khiêm tốn, ta không nên từ bỏ sự thận trọng và tự trọng lành mạnh của mình.
Khi tôi đến thăm Natmauk, quê hương của cha tôi, tôi viếng thăm tu viện nơi cha thường tu học khi còn nhỏ. Tại đây, thầy viện trưởng ban cho tôi một bài pháp về bốn nguyên nhân của sự suy thoái và tan rã: thất bại trong việc phục hồi những gì đã mất, bỏ đi sự sửa chữa những gì bị hư hại, bỏ qua xem nhẹ sự cần thiết của nền kinh tế, và sự tiến nắm quyền hành của những kẻ không đạo đức và học thức. Thầy viện trưởng tiếp tục giải thích thêm bằng cách nào những quan điểm truyền thống của Phật giáo được diễn giải để giúp chúng ta xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng trong thời đại mới.
Trong số những lời dạy trí tuệ tôi nhận được trong xuốt chuyến đi xuyên Miến Ðiện, những lời dạy của vị thánh Tăng 91 tuổi tại thành Sagaing là đặc biệt đáng nhớ. Ngài vẽ ra cho tôi bằng cách nào làm việc cho dân chủ tại Miến Ðiện:
-- "Con sẽ bị tấn công và mắng nhiếc vì sự dấn thân vào chính trị chân chính của con. Nhưng con phải bền lòng. Góp vốn vào việc làm khổ nhọc đó và con sẽ nhận được niềm hạnh phúc cao cả."
Aung San Suu Kyi,
"The Benefits of Meditation and Sacrifice",
Bangkok Post, tháng 9 năm 1996
(Pháp Hạnh chuyển dịch)
Source: Dharma Lotus Home Page, http://members.aol.com/HungPham9/DharmaLotus.html