BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Cúng sao giải hạn

Hoàng Liên Tâm


Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa ở trong nước cũng như hải ngoại thường tổ chức lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng Phật tử. Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm. Tuy nhiên vẫn còn một số chùa nhận ghi danh Phật tử cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đến thăm một ngôi chùa khá lớn và nổi tiếng tại Hà Nội vào dịp đầu năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy chương trình cầu an đầu năm từ ngày mồng tám đến ngày Rằm, có cúng sao giải hạn. Lễ Phật xong, chúng tôi vào phòng khách thăm thầy trú trì. Trong phòng cũng khá đông Phật tử đến nhờ thầy xem tuổi, xem sao hạn và ghi danh vào danh sách cần cúng sao giải hạn. Chúng tôi nghe thầy nói với một Phật tử: "Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, thái bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân". Tới lượt Phật tử khác và cứ như thế, người vào người ra mang trong lòng nỗi buồn vui đầu năm theo những vì sao đã an bài cho đời mình trong năm.

Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác xử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.

Thật ra, lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng. Theo một số sách Trung Hoa, như Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Theo sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Hai sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời.

Đó là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xa xưa mông muội, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, cho là vì các vị Thần trừng phạt, nên sợ sệt trước đủ mọi loại Thần mà họ có thể tưởng tượng ra được, từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông (Hà Bá) v.v...

Nhưng căn cứ vào kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật, theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y : "y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa", thì chúng tôi thấy không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, ở những vùng địa dư còn chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát, mà tổ chức các buổi lễ lạc, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Ngoài ra, cũng có một số chùa ở chốn thị thành, mặc dầu biết việc cúng sao giải hạn là không phù hợp với chánh pháp nhưng vẫn duy trì, hoặc do nhu cầu phát triển chùa cần sự trợ giúp của thí chủ, hoặc vì lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp cho họ phải xa dần Phật đạo.

Tại sao chúng tôi nói là không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao nói ở trên là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Thí dụ như chúng ta muốn có cam ngọt thì chúng ta phải chọn giống hay chiết cành từ cây cam ngọt, như cam Texas chẳng hạn. Thêm vào đó chúng ta phải chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng thời kỳ, thì thế nào chúng ta cũng sẽ hái được cam ngọt.

Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu "muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại"; Tuy nhiên, nhân quả không đơn thuần mà rất đa dạng, trùng trùng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại có thể do ảnh hưởng từ nhiều đời trong quá khứ, ngoại trừ những người tu hành liễu đạo, tới được trạng thái "Tâm Không" thì: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không"(Vĩnh Gia Huyền Giác).

Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.

Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, mà cũng không có ngày nào tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gỗ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ông thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Lại thí dụ có hai đạo quân giao tranh, đều chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo ra quân, vậy mà chỉ có một bên thắng, và cả hai bên, dù thắng dù thua, cũng đều có tử sĩ và thương binh. Chọn ngày tốt mà làm việc giết người thì quả trổ ra sẽ có chết chóc là vậy.

Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân Qủa. Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân, ... tha tội, giải hạn xấu nổi thì những người giầu có cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, cho khỏi bị tù tội, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện, thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý Nhân Quả mà nhà Phật rao giảng phải sụp đổ sao?

Có người hỏi rằng, nếu chỉ tin vào quy luật Nhân Quả thì có nên cúng bái Cầu Siêu, Cầu An không?

Xin thưa, cúng bái Cầu Siêu, Cầu An khác với cúng Sao giải hạn.

Trường hợp Cầu Siêu, đó là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong thần thức người quá vãng được sanh về nơi tốt đẹp. Chuyện lời cầu có được đáp ứng hay không thì chưa ai chứng minh bằng khoa học được. Nhưng lòng thương nhớ mà thân nhân dành cho người quá vãng nếu được biểu lộ bằng những buổi lễ trang nghiêm, với niềm tin tưởng thành kính, chí tâm cầu nguyện cho người quá vãng, thì nếu như thần thức người quá vãng còn trong trạng thái thân trung ấm, sẽ có thể có cảm ứng tốt mà vơi đi nỗi buồn rầu, lo sợ, sân hận, có thể tạo được cơ hội cho nghiệp lành dẫn dắt mà tái sanh.

Ngay như những buổi cúng giỗ, nếu gia đình người quá vãng có thể thiết lễ trên chùa, cùng nhau vì người quá vãng mà tụng một thời kinh, dùng một bữa cơm chay tịnh, thì ngoài biểu tượng của lòng hiếu thảo từ con cái hướng lên cha mẹ, hoặc tình thương mến đối với người thân nhân đã qua đời, cũng còn là một duyên lành của những người tham dự với nhà Phật khởi lên từ kỷ niệm đối với người quá vãng.

Còn trường hợp lễ Cầu An thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu muốn có được kết quả tốt thì chính người bệnh phải cùng với thân nhân tham dự buổi lễ. Mà phải tham dự với tâm niệm chí thành. Người bệnh và tất cả thân nhân đều đồng tâm chí thành tụng niệm, thì ngay trong những giờ phút chí thành đó, tâm họ đã thanh tịnh. Nhà Phật quan niệm rằng tất cả Thân và Tâm đều vô thường, cho nên khi Tâm chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì bệnh chuyển. Bệnh là do Thân, Khẩu, Ý Nghiệp xấu tạo nên.

Có câu: "Tâm được tịnh rồi, tội (nghiệp) liền tiêu". Vậy muốn Cầu An cho có kết quả thì ngoài vị thầy, chính người bệnh và thân nhân phải cùng nhau hành trì để cho Tâm được tịnh. Sự kiện thân nhân nên cùng tụng niệm là để cho người bệnh được tăng trưởng niềm tin khi thấy có bạn đồng tu, chứ nhân vật chính vẫn phải là người bệnh. Còn như chỉ đưa tiền cho vị thầy để nhờ thầy tụng niệm giùm, rồi xoa tay hoan hỉ về nhà chờ kết quả thì trái quy luật nhân quả. Vị thầy tụng niệm thì Tâm thầy tịnh, người bệnh không được ảnh hưởng, ngoại trừ chút hy vọng.

Đức Phật là vị đạo sư, Ngài không làm chuyện bất công là ban phước hoặc giáng họa cho ai, đã dạy chúng ta rằng phải tạo nhân lành để hưởng quả tốt trong Nhân Thừa. Rồi Ngài dạy chúng ta con đường để thăng tiến trong năm Thừa của nhà Phật, từ Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, rồi đi tới giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Quý vị tu sĩ trong đạo Phật là Trưởng Tử Như Lai, hiển nhiên là phải nối tiếp bước chân của Đức Phật mà soi chiếu Ánh Đạo Vàng cho Phật tử, dạy Phật tử những điều Phật dạy trong kinh. Quý vị tu sĩ Phật giáo không phải là những người môi giới giữa Thần Thánh và tín đồ như tu sĩ của một số tôn giáo khác, tự nhận là có thể cầu xin Thần Thánh ban ơn giáng họa được. Chúng ta cần dùng trí tuệ để hiểu rõ con đường Giải Thoát của nhà Phật.

Trong kinh Phật Giáo Nguyên Thuỷ (kinh Trường Bộ), Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: "chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ,... sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, ..."

Ngoài ra, cũng trong kinh Nguyên Thuỷ (Giải Thoát Kinh), Đức Phật đã dạy về giáo pháp của chư Phật. Ngài dạy rằng:

"Ai hành trì chánh Pháp
Là cúng dường Đức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường
..."

Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều, đã trở thành quen thuộc với mọi người Phật tử:

"Không làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Thanh tịnh hoá tâm ý
..."

Như vậy, nếu mỗi Phật tử đều hành trì ba điều Đức Phật dạy kể trên thì giờ nào, ngày nào, tháng nào hay năm nào cũng đều là giờ hoàng đạo, là ngày tốt, tháng tốt và năm tốt cả; đâu cần phải đi nhờ thầy cúng sao giải hạn nữa. Và hành trì như thế mới là cách cúng dường cao quý nhất trong các cách cúng dường Đức Phật.

-ooOoo-

Source: www.thuvienhoasen.org


[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
28-01-2005

Cung sao giai han
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Cúng sao giải hạn

Hoàng Liên Tâm


Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa ở trong nước cũng như hải ngoại thường tổ chức lễ rất trọng thể nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng Phật tử. Hầu như chùa nào cũng có chương trình cầu an đầu năm. Tuy nhiên vẫn còn một số chùa nhận ghi danh Phật tử cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng.

Đến thăm một ngôi chùa khá lớn và nổi tiếng tại Hà Nội vào dịp đầu năm vừa qua, chúng tôi cũng thấy chương trình cầu an đầu năm từ ngày mồng tám đến ngày Rằm, có cúng sao giải hạn. Lễ Phật xong, chúng tôi vào phòng khách thăm thầy trú trì. Trong phòng cũng khá đông Phật tử đến nhờ thầy xem tuổi, xem sao hạn và ghi danh vào danh sách cần cúng sao giải hạn. Chúng tôi nghe thầy nói với một Phật tử: "Phật tử năm nay sao Thái Bạch, vào hạn khánh tận, thái bạch là sạch cửa nhà, phải dùng tám ngọn đèn hay tám ngọn nến làm lễ hướng Tây, mỗi tháng cúng vào ngày Rằm, khấn đức Thái Bạch Tinh Quân". Tới lượt Phật tử khác và cứ như thế, người vào người ra mang trong lòng nỗi buồn vui đầu năm theo những vì sao đã an bài cho đời mình trong năm.

Tôi rời chùa mà lòng như không vui, tự hỏi ai đã đem tập tục cúng sao giải hạn vào nơi già lam, biến chốn thiền môn nghiêm tịnh thành nơi thờ cúng Thần Tiên, cầu hên xui may rủi cho con người và cũng thương thay cho những ai đặt lòng tin không đúng chỗ, trao phận mình cho người khác xử lý qua việc khấn sao xin giải trừ hạn xấu.

Thật ra, lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng. Theo một số sách Trung Hoa, như Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành. Theo sách này cho rằng thì hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Hai sao La Hầu và Kế Đô là sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời.

Đó là theo tập tục dân gian vốn có từ thời xa xưa mông muội, khi mà con người cảm thấy quá bé nhỏ trước thiên nhiên, bị đủ loại bệnh hoạn mà chưa tìm ra thuốc chữa, cho là vì các vị Thần trừng phạt, nên sợ sệt trước đủ mọi loại Thần mà họ có thể tưởng tượng ra được, từ thần Sấm, thần Sét, thần Cây Đa, cây Đề, thần Hổ, thần Rắn, thần Núi, thần Sông (Hà Bá) v.v...

Nhưng căn cứ vào kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật, theo lời Phật dạy trong Pháp Tứ Y : "y cứ theo kinh liễu nghĩa, chẳng y cứ theo kinh không liễu nghĩa", thì chúng tôi thấy không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Tuy vậy, vẫn có một số ít chùa, ở những vùng địa dư còn chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát, mà tổ chức các buổi lễ lạc, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Ngoài ra, cũng có một số chùa ở chốn thị thành, mặc dầu biết việc cúng sao giải hạn là không phù hợp với chánh pháp nhưng vẫn duy trì, hoặc do nhu cầu phát triển chùa cần sự trợ giúp của thí chủ, hoặc vì lo ngại Phật tử sẽ đi nơi khác hay theo thầy bùa, thầy cúng mà tội nghiệp cho họ phải xa dần Phật đạo.

Tại sao chúng tôi nói là không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Bảy ngôi sao, chín ngôi sao hay mười ngôi sao nói ở trên là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Ngài dạy chúng ta về nhân quả. Ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến. Thí dụ như chúng ta muốn có cam ngọt thì chúng ta phải chọn giống hay chiết cành từ cây cam ngọt, như cam Texas chẳng hạn. Thêm vào đó chúng ta phải chăm sóc, bón phân, tưới nước đúng thời kỳ, thì thế nào chúng ta cũng sẽ hái được cam ngọt.

Tương tự như vậy, mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu "muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại"; Tuy nhiên, nhân quả không đơn thuần mà rất đa dạng, trùng trùng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở đời hiện tại mà lại có thể do ảnh hưởng từ nhiều đời trong quá khứ, ngoại trừ những người tu hành liễu đạo, tới được trạng thái "Tâm Không" thì: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không"(Vĩnh Gia Huyền Giác).

Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chớ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài.

Đối với Phật giáo, không có ngày nào xấu, mà cũng không có ngày nào tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gỗ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ông thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu không có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Lại thí dụ có hai đạo quân giao tranh, đều chọn ngày tốt và giờ hoàng đạo ra quân, vậy mà chỉ có một bên thắng, và cả hai bên, dù thắng dù thua, cũng đều có tử sĩ và thương binh. Chọn ngày tốt mà làm việc giết người thì quả trổ ra sẽ có chết chóc là vậy.

Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật mang lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân Qủa. Nếu vị thầy cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân, ... tha tội, giải hạn xấu nổi thì những người giầu có cứ tạo ác rồi sau đó xin thầy cúng sao giải hạn cho tai qua nạn khỏi, cho khỏi bị tù tội, tạo nhân ác mà hưởng được quả thiện, thì toàn bộ nền đạo lý xây dựng trên quan điểm về lý Nhân Quả mà nhà Phật rao giảng phải sụp đổ sao?

Có người hỏi rằng, nếu chỉ tin vào quy luật Nhân Quả thì có nên cúng bái Cầu Siêu, Cầu An không?

Xin thưa, cúng bái Cầu Siêu, Cầu An khác với cúng Sao giải hạn.

Trường hợp Cầu Siêu, đó là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong thần thức người quá vãng được sanh về nơi tốt đẹp. Chuyện lời cầu có được đáp ứng hay không thì chưa ai chứng minh bằng khoa học được. Nhưng lòng thương nhớ mà thân nhân dành cho người quá vãng nếu được biểu lộ bằng những buổi lễ trang nghiêm, với niềm tin tưởng thành kính, chí tâm cầu nguyện cho người quá vãng, thì nếu như thần thức người quá vãng còn trong trạng thái thân trung ấm, sẽ có thể có cảm ứng tốt mà vơi đi nỗi buồn rầu, lo sợ, sân hận, có thể tạo được cơ hội cho nghiệp lành dẫn dắt mà tái sanh.

Ngay như những buổi cúng giỗ, nếu gia đình người quá vãng có thể thiết lễ trên chùa, cùng nhau vì người quá vãng mà tụng một thời kinh, dùng một bữa cơm chay tịnh, thì ngoài biểu tượng của lòng hiếu thảo từ con cái hướng lên cha mẹ, hoặc tình thương mến đối với người thân nhân đã qua đời, cũng còn là một duyên lành của những người tham dự với nhà Phật khởi lên từ kỷ niệm đối với người quá vãng.

Còn trường hợp lễ Cầu An thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu muốn có được kết quả tốt thì chính người bệnh phải cùng với thân nhân tham dự buổi lễ. Mà phải tham dự với tâm niệm chí thành. Người bệnh và tất cả thân nhân đều đồng tâm chí thành tụng niệm, thì ngay trong những giờ phút chí thành đó, tâm họ đã thanh tịnh. Nhà Phật quan niệm rằng tất cả Thân và Tâm đều vô thường, cho nên khi Tâm chuyển thì nghiệp chuyển, nghiệp chuyển thì bệnh chuyển. Bệnh là do Thân, Khẩu, Ý Nghiệp xấu tạo nên.

Có câu: "Tâm được tịnh rồi, tội (nghiệp) liền tiêu". Vậy muốn Cầu An cho có kết quả thì ngoài vị thầy, chính người bệnh và thân nhân phải cùng nhau hành trì để cho Tâm được tịnh. Sự kiện thân nhân nên cùng tụng niệm là để cho người bệnh được tăng trưởng niềm tin khi thấy có bạn đồng tu, chứ nhân vật chính vẫn phải là người bệnh. Còn như chỉ đưa tiền cho vị thầy để nhờ thầy tụng niệm giùm, rồi xoa tay hoan hỉ về nhà chờ kết quả thì trái quy luật nhân quả. Vị thầy tụng niệm thì Tâm thầy tịnh, người bệnh không được ảnh hưởng, ngoại trừ chút hy vọng.

Đức Phật là vị đạo sư, Ngài không làm chuyện bất công là ban phước hoặc giáng họa cho ai, đã dạy chúng ta rằng phải tạo nhân lành để hưởng quả tốt trong Nhân Thừa. Rồi Ngài dạy chúng ta con đường để thăng tiến trong năm Thừa của nhà Phật, từ Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa, rồi đi tới giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Quý vị tu sĩ trong đạo Phật là Trưởng Tử Như Lai, hiển nhiên là phải nối tiếp bước chân của Đức Phật mà soi chiếu Ánh Đạo Vàng cho Phật tử, dạy Phật tử những điều Phật dạy trong kinh. Quý vị tu sĩ Phật giáo không phải là những người môi giới giữa Thần Thánh và tín đồ như tu sĩ của một số tôn giáo khác, tự nhận là có thể cầu xin Thần Thánh ban ơn giáng họa được. Chúng ta cần dùng trí tuệ để hiểu rõ con đường Giải Thoát của nhà Phật.

Trong kinh Phật Giáo Nguyên Thuỷ (kinh Trường Bộ), Đức Phật đã khuyên các thầy Tỳ Kheo, những người đã thọ dụng sự cúng dường của tín thí Phật tử, không nên thực hành những tà hạnh như: "chiêm tinh, chiêm tướng, đoán số mạng, xem địa lý, xem mặt trăng, mặt trời, các sao mọc lặn, sáng mờ,... sắp đặt ngày lành để đưa (rước) dâu hay rể về nhà, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, ..."

Ngoài ra, cũng trong kinh Nguyên Thuỷ (Giải Thoát Kinh), Đức Phật đã dạy về giáo pháp của chư Phật. Ngài dạy rằng:

"Ai hành trì chánh Pháp
Là cúng dường Đức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường
..."

Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều, đã trở thành quen thuộc với mọi người Phật tử:

"Không làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Thanh tịnh hoá tâm ý
..."

Như vậy, nếu mỗi Phật tử đều hành trì ba điều Đức Phật dạy kể trên thì giờ nào, ngày nào, tháng nào hay năm nào cũng đều là giờ hoàng đạo, là ngày tốt, tháng tốt và năm tốt cả; đâu cần phải đi nhờ thầy cúng sao giải hạn nữa. Và hành trì như thế mới là cách cúng dường cao quý nhất trong các cách cúng dường Đức Phật.

-ooOoo-

Source: www.thuvienhoasen.org


[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
28-01-2005