BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Bốn vô lượng tâm, một hướng đi cho thế giới đương đại

Phước Lượng


THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG

Thế giới hôm nay, bên cạnh những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, một sự khủng hoảng dường như đang tiến triển với một mức độ rất nhanh so với những gì mà sự tiến bộ đó đem lại cho con người trong những thập niên qua. Tuy nhiên người ta không ý thức được, hoặc giả cố tình làm ngơ trong việc đề xuất hay hoạch định các chương trình mới nhằm đem lại sự bình an lâu dài. Có chăng chỉ là sự đắp đổi mang tính cách nhất thời đáp ứng điều kiện khẩn thiết của một hậu quả mà tác nhân của nó đôi khi lại chính là đối tượng đang thực thi sự đắp đổi tạm thời ấy. Một việc làm chỉ có thiên hướng chính trị và thời sự mà chẳng phải phát xuất từ động cơ thuần túy của tình người, của lương tri. Vấn đề không phải là tái thiết từ những gì chính con người đã cố tình hủy diệt, vì đó là công việc mà con người phải hành động vì danh dự và tập quán tự tôn. Mà điều đáng nói là tinh thần tự nguyện tạo dựng cái mới hơn trên những tiến bộ mới, ngày một hoàn thiện hơn. Đó chính là bước tiến cơ bản vì sự an lạc hạnh phúc chung của loài người. Nó không giới hạn về địa lý, vượt lên trên thành kiến về chủng tộc, tôn giáo... Đó cũng là tinh thần quán thân bình đẳng của Phật giáo. Và đấy mới chính là đường hướng để giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất ổn cho con người và của con người đương đại, cũng như tạo dựng một viễn cảnh an lạc dài lâu cho thế hệ tương lai.

Mối quan hệ đậm đà tình yêu thương, tình bằng hữu cao đẹp vốn có của con người ngày nay một phần nào đó được thay thế bằng mối quan hệ luật pháp và sinh học bởi những tranh đua mưu lợi hẹp hòi mà các cộng đồng và quốc gia đang theo đuổi. Nguyên nhân đằng sau những khủng hoảng ấy là gì? Chính là kiến thủ đưa đến sự đối nghịch về các hệ thống giá trị, khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân tự tôn, hận thù và đố kỵ, hiểu lầm và mâu thuẫn. Mặt khác, nhiều hình thức nguyên nhân mới của thời đại dẫn đến tình trạng khủng bố và thống trị lẫn nhau giữa các phe nhóm, sắc tộc và tôn giáo, khu vực và quốc gia, là hàng loạt các sự kiện mất tương xứng đằng sau các cuộc thương thuyết trên lĩnh vực chính trị và xã hội, như sự mất cân đối về cơ hội và quyền hạn cạnh tranh kinh tế thị trường, quyền được thừa nhận và kiểm soát các vùng địa hình... Tất cả những sự kiện mất tương xứng dẫn đến sự khủng hoảng của thế giới, biểu lộ lòng tham dục và sân hận, sự tham lam quyền lực và mưu đồ thống trị. Bản chất con người vốn không có những đặc tính của dối trá ích kỷ, mưu đồ hay khiêu khích, cao ngạo và tự tôn... Vì thiên về xu hướng tự tôn và ích kỷ cho nên sự tranh đua của con người trong thế giới đương đại không phải là sự tranh đua để đi lên mà lại là để tiến dần đến chỗ tha hóa và khủng hoảng. Đó là một thực trạng mà chúng ta cần phải suy gẫm. Con người đang có xu hướng dựa vào các giá trị bề ngoài như tài sản vật chất, quyền lực và địa vị, sự nghiệp và danh vọng, và ngay cả đến những lĩnh vực khoa học hiện đại, an ninh, y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa... để ước định giá trị của họ - ở phạm vi cá nhân và cộng đồng quốc gia. Quả thật là sai lầm và tai hại khi con người có tư tưởng cho rằng nếu cá nhân hay quốc gia nào đó giành được quyền ưu tiên vượt trội một hay nhiều khía cạnh trên của cuộc sống thì được xem là cá nhân hay quốc gia có giá trị. Chúng ta đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm giá trị và phát triển. Đó là mới chỉ đề cập đến khía cạnh bề ngoài của khái niệm chứ chưa nói đến khía cạnh thực chất bên trong của khái niệm ấy, có nghĩa rằng đâu là giá trị và mục đích của sự phát triển hay giá trị thực chất của sự phát triển là gì? Vì không hiểu nên chúng ta đã đánh đồng chúng với nhau chung cùng một ý nghĩa. Do vậy, chúng ta đã phạm phải một sai lầm rất lớn khi đánh giá một con người hay một cộng đồng xã hội, một quốc gia nào đó. Chính sai lầm này dẫn đến những rạn nứt và làm đổ bể mối quan hệ, gây nên hình thức khổ đau mới của thời đại mới.

Chúng ta không thể lấy hình thức phát triển bề ngoài để làm tác nhân trong các mối quan hệ, hoặc dùng nó để chi phối, để thuyết phục hay áp đặt lung lạc giá trị của đối tượng. Chúng ta càng không nên phán định một cách thiển cận giá trị này tốt hay cao hơn giá trị khác. Nên ý thức rằng trong cái tốt có thể có cái xấu và trong cái xấu cũng có thể có một phần của cái tốt đẹp. Đức Phật lưu ý với chúng ta rằng "Có điều được khéo tin tưởng (khéo tùy hỷ, tùy văn, được khéo cân nhắc suy tư, được khéo chấp nhận), có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng (khéo tùy hỷ, tùy văn...), có thể là thật, chân, không thay đổi" (1). Vì vậy không có lý do gì để chúng ta chủ quan áp đặt hoàn toàn một giá trị lên một giá trị, hay ưu đãi một giá trị và bài trừ một giá trị khi chưa thực sự nắm bắt trọn vẹn ý nghĩa, điều kiện không gian môi trường tồn tại của nó. Trong mối quan hệ, chúng ta hiểu được rằng người khác không phải luôn san sẻ cùng một giá trị như chúng ta là bước quan trọng đầu tiên cho việc tạo ra tình hữu nghị hoặc giải quyết mâu thuẫn. Thái độ đó sẽ tạo cho mối quan hệ tiến triển một cách bình thường và tốt đẹp. Chúng ta nên nhớ rằng trong một thế giới đa sắc tộc - tôn giáo, đa văn hóa văn minh, tất nhiên các hệ thống giá trị của nó không thể cùng chung một thang bậc. Điều này nên được tôn trọng triệt để và áp dụng vào các mối quan hệ trong hiện tình thế giới hôm nay, khi có sự giao lưu - hội nhập đa phương thuộc mọi lĩnh vực cuộc sống. Phát biểu như thế không có nghĩa là chúng ta cố tình quên đi lương tâm trách nhiệm cải hóa cái ác thành cái thiện, cái xấu thành cái tốt. Nhưng chúng ta hành động trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết, nói đòi hỏi đức tính kiên nhẫn và hy sinh. Nhìn vào lịch sử hình thành và truyền bá của Phật giáo để thấy được nền tảng căn bản và tính cách năng động được sử dụng trong các mối liên hệ và hội nhập. Trong các kinh điển Phật giáo, chúng ta không hề thấy có một sự kiện xung đột nào (dù tư tưởng hay hành động) xảy ra, ngay cả những lúc đối diện với thái độ khiêu khích, bài bác của ngoại đạo (2), khi Đức Phật hay giáo đoàn của Ngài đến truyền giáo tại một địa phương xa lạ. Nhưng chúng ta lại thấy có rất nhiều cuộc đối thoại thẳng thắn trong tinh thần ôn hòa, tôn trọng sự thật, trí tuệ và chuyển hóa thay vì thái độ bài xích, miệt thị và áp lực, như Đức Phật đã dạy: "Chư Tỷ kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, này các Tỷ kheo, ở đây Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ" (3). Phật giáo xây dựng và phát triển được tinh thần đó - ấy là vì Phật giáo biết phát huy tâm từ, bi, hoan hỷ và xả chấp. Vả lại, có những giá trị luôn mang tính tương đối qua không gian và thời gian. Chúng có thể tương phản nhau trong cùng một khía cạnh được đặt định ở những vùng địa lý / văn hóa khác nhau, và với một điều kiện nào đó bản chất của giá trị có thể thay đổi.

Phật giáo trong thế giới hôm nay không cần phải giới thiệu dông dài về lịch sử và đặc tính tốt đẹp đa phương của nó, vì Phật giáo đã hiện diện và đi vào cuộc đời trên hai mươi mấy thế kỷ. Đối với người Á Đông, dù là tín đồ hay không thì nó vẫn là chất liệu nuôi dưỡng và duy trì đời sống đạo đức và tâm linh. Đối với những vùng đất khác của địa cầu, con người đã và đang tiếp cận, đón nhận nó như là một "ân huệ" lớn lao mà cuộc đời ban tặng. Nhìn chung, Phật giáo hôm nay không còn xa lạ trong xu hướng tìm tòi một nhu cầu tâm linh mới trong một thời đại mới; ấy là nguồn tâm linh vô thần, là nguồn tâm linh thực dụng (nhập thế) nằm ngoài giới hạn của ý niệm giáo điều. Phật giáo có thể được xem là một tôn giáo chỉ đối với những người bắt đầu tiếp cận hình thức của nó. Nhưng đấy chỉ là bước khởi đầu của một tâm thức hiếu kỳ, bị giới hạn bởi ý niệm truyền thống cố hữu xưa nay của nền văn hóa "Sáng thế" hay "Sáng tạo chủ" vốn dĩ mơ hồ nằm ngoài thực tại cuộc sống, và sẽ được khai thông bởi những gì sau đó mà Phật giáo mang đến cho họ. Phật giáo bấy giờ là cách sống, là mô hình thực tế và gần gũi mà cuộc đời có thể nắm bắt và tiếp cận. Họ tiếp thu được những nguyên tắc thực hành mới, những tư tưởng mới làm thay đổi tư duy và hành động khiến tâm tánh trở nên cao thượng và thánh thiện. Đạo Phật được chuyển tải vào cuộc đời bằng nhiều phương tiện khác nhau thích ứng với sở trường và mức độ tiếp nhận, với khả năng ứng dụng làm ích lợi cho tự thân, tha nhân và tha loại. Khi được người ta tiếp nhận thành khẩn, hành trì và ứng dụng phương tiện thích hợp ấy, đạo Phật có công năng giúp con người thức tỉnh bản tâm, ý thức sâu sắc về mối tương hệ tồn tại giữa bản thân, tha nhân và cuộc đời. Đấy là ý nghĩa tác dụng đa phương của Phật giáo.

Nội dung của giáo lý Tứ vô lượng tâm được giới thiệu ở đây có một ý nghĩa rất lớn đối với thực trạng xã hội hôm nay. Tuy nó là giáo lý truyền thống của Phật giáo, nhưng không nên có thành kiến máy móc vì nguồn gốc xuất thân của nó. Mà nên có thái độ "thấy" và "biết" giá trị thực chất của nó nếu như được áp dụng vào thực trạng bất ổn của con người và xã hội. Giáo lý này giới thiệu một mẫu người thánh thiện, một mô thức ứng dụng tuyệt hảo cho công cuộc kiến thiết và cải tạo con người theo hướng hoàn thiện, tạo dựng và duy trì tốt đẹp tình bằng hữu trong các mối liên hệ xã hội, chính trị trong tinh thần bao dung tương trợ, vượt qua mọi rào cản chi phối của ý thức hệ và hệ thống giá trị. Mẫu người ấn tượng mà chúng ta nhận thấy từ giáo lý Tứ vô lượng tâm là hình ảnh một cá nhân mở rộng vòng tay đón nhận và mong được đón nhận tha nhân với một từ tâm vô cùng hoan hỷ. Hình ảnh cá nhân ấy cụ thể chính là Đức Phật - Người đã hành trì và làm tròn hạnh nguyện độ tha bằng giáo lý này. Nhưng cá nhân ấy cũng có thể là bất cứ ai trong chúng ta nếu như chúng ta chấp nhận hành trì giáo lý này vì nó không chỉ để dành riêng cho những người chủ tâm đi tìm cầu chân lý, mà nó có giá trị thực hành chung cho mọi người, mọi giới. Và, phương thức tuyệt hảo ấy hàm chứa chủ ý của Đức Phật, rằng khổ đau của tự thân được gắn liền với khổ đau của tha nhân, tha loại. Và vì vậy mà hạnh phúc và giác ngộ của tự thân không thể tách rời việc cứu độ tha nhân, tha loại. Tinh thần cao cả ấy yêu cầu chúng ta lấy gì để cứu độ? Chúng ta cứu độ bằng lòng từ, bằng tâm bi, bằng tâm hoan hỷ và bằng tâm xả chấp. Đó cũng chính là nội dung của giáo lý Tứ vô lượng tâm hay giáo lý nói về bốn trạng thái tâm cao thượng. Trên hành trình hóa độ tha nhân và phụng sự cuộc đời, Đức Phật lấy giáo lý này làm động cơ hành đạo. Ngài không bi lụy trước cảnh khổ đau của hữu tình vì Tứ vô lượng tâm được tích tập mỹ mãn. Ở đây, chúng ta có thể tìm thấy được nội dung giáo lý này qua một số bài kinh được truyền dạy bởi chính Đức Phật hoặc bởi các đệ tử cùng thời của Ngài (như Xá Lợi Phất, A Na Luật...) trong quá trình hành hóa thường ngày (4).

NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG ĐI

Đức Phật nhấn mạnh rằng trong đời sống hàng ngày, con người thường là kẻ nô lệ của những khát khao ham muốn, của những dục vọng không bao giờ thỏa mãn được: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái" (5). Đức Phật cảnh báo cho chúng ta biết rằng khổ đau phát sinh từ ái dục - tác nhân khiến con người ta tìm cầu sự thỏa mãn lạc thú, muốn sở hữu và kiểm soát. Và vì thế giới không phải luôn đáp ứng được tâm ham muốn ấy nên chúng ta thường bị tác động bởi những gì chưa được thỏa mãn. Từ đó, chúng ta tự buông lung mình theo những cơn thịnh nộ và sân hận, không còn tỉnh táo để hành động và ý thức về những gì mà chúng ta đang thực hiện. Vì bị cuốn hút theo mãnh lực của khát khao nên càng ngày con người càng lún sâu hơn vào vũng lầy tội lỗi ảo tưởng. Cơ hội thoát ly thật mong manh nhưng không phải không có. Cái tự ngã vốn thừa nhận và chấp chứa sự thoái hóa bấy lâu nay cũng có thể được làm hồi sinh sức sống mới bởi chính nó nhờ vào tinh thần nỗ lực tinh tấn. Đức Phật nhận ra năng lực tự chuyển hóa tiềm tàng trong con người nên trong quá trình tu tập, trong quá trình thực hành phương pháp quán chiếu tự nội và chuyển hóa tự thân, Ngài đã tự thể nghiệm. Nhờ vậy hạnh phúc an lạc vững bền được đạt đến. Cho nên chúng ta, con người đang sống trong một thế giới rất dễ bị cám dỗ bởi nhiều mãnh lực vật chất và tư tưởng, sắc dục và danh vọng, có niềm tin vào bản thân, rằng mình vẫn có thể là một cá nhân tốt, vẫn còn có cơ hội để sống lại với những gì cao đẹp đã đánh mất mỗi khi mình lâm vào tình trạng tha hóa. Ở một phạm vi rộng hơn, tất cả những thực trạng bất ổn, khủng hoảng xã hội cũng có thể được giải quyết đưa đến một trật tự lạc quan và tin tưởng. Đối với Đức Phật, nguyên lý này được thể hiện qua sự tu tập tâm và các giác quan nhờ vào Bát Thánh (Chánh) đạo (Àryà-stànghika-màrga) - giáo lý cốt lõi của Đức Phật, đó là: chánh kiến (hiểu biết, nhận thức như thật), chánh tư duy (suy niệm chân chánh), chánh ngữ (lời nói chân thật, đúng thời), chánh nghiệp (hành động chân chánh), chánh mạng (phương cách kiếm sống hay kế sinh nhai lương thiện), chánh tinh tấn (nỗ lực trong các hành động tư duy chân chánh), chánh niệm (nhớ nghĩ chân chánh), và chánh định (nhất tâm, chuyên chú vào đối tượng hữu ích đưa đến lợi lạc và mục đích giải thoát). Nó cốt lõi vì dung chứa cả giới - định - tuệ, tài sản quý báu dùng để nuôi dưỡng thân và tâm. Sáu chi phần đầu của Bát Thánh đạo, có thể được xem là phương pháp để chuyển hóa tự thân, liên hệ đến giới; hai chi phần còn lại có thể xem là phương pháp để chuyển hóa tự nội, liên hệ đến định và tuệ. Hành giả tu tập theo con đường của Đức Phật được khích lệ từ giáo lý này sẽ biết phát huy và an trú vào bốn trạng thái tâm được tán dương là tâm thức cao thượng, gồm có; tâm từ (Maitrì), tâm bi (Karunà), tâm hoan hỷ (Mudità), và tâm xả chấp (Upeksà). Bốn trạng thái tâm này được Đức Phật gọi là Bốn phạm trú, là con đường đưa đến cộng trú (sinh vào) với thế giới Phạm Thiên sau khi thân hoại mệnh chung. Nó cũng được gọi là Vô lượng tâm giải thoát (kinh A Na Luật, số 127, Trung Bộ kinh III. Viết tắt; Tr.III).

Trong cuộc sống, con người thường đối diện với nhiều nỗi khổ đau, tinh thần và thể xác. Có những nỗi khổ đau rất chung, nhưng cũng có nỗi khổ đau rất riêng. Khi đối diện với khổ đau, người ta có thể có khả năng tự mình đi ra được. Tuy nhiên sự tình không phải luôn là như thế vì ai cũng có những giới hạn và điều kiện của riêng mình. Những lúc như thế, họ thiết tha cần cầu một tác lực chân tình ngoại hộ như là một nguồn an ủi, ít ra là thế, cho cuộc đời trong cơn sóng gió đầy thất vọng. Một người có ý thức như thế thường để tâm mình giao thoa với toàn bộ thế giới bằng tư tưởng quán về lòng từ, và nhờ thái độ nhận ra bản thân mình có mặt trong toàn thể mà hành giả phát huy được tâm từ và trải rộng ra với thế giới vượt trên mọi khả năng đo lường. Hình ảnh Đức Phật sống với tâm từ như sau: "Này Sariputta (Xá Lợi Phất), Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư "Mong rằng Ta không làm hại một chúng sinh nhỏ nào trong những ác đạo của chúng". Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta" (6). Tâm bi chính là khả năng quán chiếu được khía cạnh khổ đau thể xác, bất an tinh thần của tha nhân dù ở bất cứ cấp độ nào. Phát xuất từ thái độ này của tâm, một tình thương sâu thẳm, một rung cảm chân thật bộc phát hướng về tất cả nỗi khổ đau của tha nhân mà ngay nơi khoảnh khắc hiện tại này thân tâm mình như thể đang kinh qua nỗi khổ đau ấy. Đó chính là hoạt động của tâm bi. Nó thể hiện tính cách năng động của lòng cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của tha nhân không mang tính vị kỷ hay một điều kiện mảy may nào. Tiền đề để đưa tâm vào một cấp độ cao thượng khác lúc này chỉ có một thái độ duy nhất đó là ý thức được ta chính là ngườingười chính là ta. Bằng chánh kiến, tâm bi làm tan biến đi những rào cản phân cách, một trong những tác nhân duy trì nỗi khổ đau. Trên cơ sở đó, tâm hoan hỷ phát sinh - một thái độ tích cực biết chia sẻ và hy sinh; chia sẻ với niềm vui hạnh phúc của tha nhân, hy sinh vì nỗi khổ của tha nhân, hoặc bằng tinh thần năng động tự giác hoặc bằng tinh thần đáp ứng điều kiện mong mỏi. Tâm hoan hỷ thể hiện được ý niệm về sự từ bỏ tính đố kỵ, ganh tỵ và ác tâm, thể hiện được nguyên tắc tương quan trách nhiệm của con người. Sau cùng, khi đã chia sẻ và hy sinh những tình cảm với tha nhân, hành giả an trú tâm vào trạng thái hành xả. Có nghĩa rằng hành giả trở về với bản tâm thanh tịnh, như như của chính nó. Không để tâm vướng bận bên này hay lụy phiền bên kia, không cao thượng lên trên hay nản lòng thủ phận. Tức rằng đối với những gì được đem lại từ hoạt động của tâm từ - bi - hỷ thì hành giả không sinh tâm chấp cứ cũng không sinh tâm nhàm chán. Vì chấp cứ hay nhàm chán sẽ là nguyên nhân gây cản trở cho hành giả tiếp tục con đường tu tập tâm từ - bi và hỷ. Và đây là hạnh trú xả của Đức Phật khi Ngài còn thực hành pháp tu khổ hạnh: "Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, đái trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết, Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta" (7). Hành giả chỉ giữ chánh niệm rằng những hành xử trong đời bằng tâm từ - bi - hỷ, ở mức độ nào đó có thể được xem là những phương tiện để rèn luyện tâm vì mục đích cuối cùng là giác ngộ. Đó là thể hiện được yếu tố trí tuệ khi thực hành tâm từ - bi - hỷ. Tư duy được như vậy thì hành giả sẽ có được niềm hỷ lạc để an trú tâm vào trạng thái hành xả. Hành giả để tâm mình an trú trong tĩnh lặng, thư thái để quán sát các sự kiện, hành động đi vào hiện hữu theo chuỗi nhân quả của chính nó, hình thành nên mô hình biến ảo đa dạng, đa phương của cuộc đời. Như vậy, vấn đề được đặt ra cho mục đích thực hành tâm từ, bi, hỷ là vấn đề chuyển hóa dẫn đến xả ly chứ không phải đưa đến ràng buộc, chấp thủ.

Thành quả từ kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, dốc tâm hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm truy nguyên được khả năng tăng trưởng của Bồ đề tâm, có nghĩa là khai mở khả năng thánh thiện, bản chất cao thượng tiềm ẩn trong con người bình thường. Điều này chứng tỏ rằng dù con người có bị chìm sâu vào bóng đêm tội lỗi, có bị tha hóa trong dục vọng thế gian, thì vẫn có thể chuyển hóa được, hoặc tự bản thân hoặc nhờ ngoại hộ. Đức Phật là hình ảnh biểu trưng cho người tự chuyển hóa và hiền giả Vô Não (Angulimàla) là hình ảnh của kẻ được chuyển hóa. Chúng ta biết rằng trong mỗi con người dung chứa hai thuộc tính bản chất; thuộc tính bản chất cấp thấp và thuộc tính bản chất cấp cao. Thuộc tính bản chất thấp kém dung chứa những cá tính mà chúng ta thường hành động theo thói quen trực giác hay phản xạ. Nó được gọi là bản chất di truyền cố hữu. Bản chất ấy biểu lộ khả năng giới hạn của chúng ta khi đánh giá về một sự kiện hay muốn am tường một kinh nghiệm nào đó. Hay nói khác, thuộc tính của bản chất này, theo cách nói của ngôn ngữ hiện đại, chính là bản năng mà con người tiếp nhận được trong quá tình tiến hóa tự nhiên hoặc huân tập nên qua quá trình tồn tại. Nó có thể được gọi là bản chất hệ thuộc hay huân tập. Bản chất này, như đề cập ở trên, một phần được hình thành bởi các điều kiện ràng buộc trong quá trình tồn tại, và theo nội dung Phật học, một phần do bởi sự chi phối của nghiệp lực. Thuộc tính của bản chất cấp cao được gọi là bản chất căn bản. Đây là bản chất thuần túy cao thượng và thánh thiện - bản chất nguyên thủy của con người. Nó nằm ngoài phạm vi chi phối, ràng buộc bởi các điều kiện, vượt lên trên bản năng di truyền hay những cá tính huân tập. Bản chất khởi thủy của con người, Phật giáo gọi là "bản lai diện mục", vốn tự nó thanh tịnh và trong sáng. Lục Tổ Huệ Năng khi ngộ đạo đã thốt lên rằng "không ngờ bản tính xưa nay vốn tự thanh tịnh...". Vì vậy, tất cả nguyên tắc đạo đức, nguyên lý sống, thuộc tôn giáo hay xã hội, được đặt định ra cho con người đều không ngoài mục đích giúp con người khơi dậy và sống theo bản chất căn bản này; mọi nỗ lực tích cực được thực hiện bởi cá nhân, hội đoàn, để tái tạo con người trở nên hoàn thiện, xã hội công bằng, văn minh và công lý chính là nỗ lực trên hành trình xây dựng bản chất cao thượng trở thành thói quen trong cuộc sống.

Tái tạo được thuộc tính bản chất căn bản giúp ta tạo lập được đức tính tự tại, tự tin mà không bi quan, tự ti mặc cảm để rồi tự buông lung tha hóa thành chủ nghĩa cực đoan. Ấy là năng lực chuyển hóa nên được nhận thức và áp dụng khách quan bởi mọi giới, mọi địa vức và mọi ý thức hệ tư tưởng. Thuộc tính của bản chất căn bản là từ, bi, hỷ, xả - những tác nhân tích cực giúp ta biết cân nhắc trong thái độ và hành động, là chất liệu chuyển hóa đi từ tàn dư quan niệm ích kỷ hẹp hòi đến ý niệm sống bao dung rộng lượng được y cứ trên nền tảng lòng vị tha và mối tương hệ tồn tại. Tác dụng ảnh hưởng của tâm từ, bi, hỷ, xả có thể được trải rộng đến với chúng sinh vô cùng vô tận của không gian và thời gian. Đây là lý do vì sao trong truyền thống Phật giáo, bốn trạng thái tâm này được tán dương là cao thượng không thể đo lường được (vô lượng).

XÂY DỰNG MỐI LIÊN HÊ TRÊN TINH THẦN GIÁO LÝ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Thực tế chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xã hội, đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất và phương tiện giải trí của con người hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng con người đang thiếu đi những thành phần hết sức quan trọng trong đời sống, đó là tinh thần nhân bản trong xã hội và tinh thần tâm linh chân chính trong tôn giáo. Con người thiếu những yếu tố này không phải do nguồn cung cấp không đáp ứng được, vì thế giới ngày nay là một thế giới mở chứ không phải là thế giới khép kín, mà do con người không chịu tiếp thu hay sử dụng nó. Bởi vì tác nhân gây nên thực trạng khổ đau rất thời đại cho con người hầu hết đều phát xuất từ các quốc gia, cộng đồng có một bề dày lịch sử văn minh. Chúng ta không thể nói rằng những thành viên của các nhóm khủng bố quốc tế Al Qai'da ở Afghanistan và Saudi Arabia, các nhóm khủng bố Hồi giáo ở Philippines, ở Indonesia, cho đến những cuộc bạo động vũ lực giữa các nhóm tôn giáo (Hồi giáo và Ấn giáo) ở Ấn Độ (bang Gujarat) gần đây là những công dân của một quốc gia không có nền tảng tâm linh tôn giáo. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đánh bom liều chết và bạo động ở Palestine và Israel (Hồi giáo và Do Thái giáo), hay các cuộc xung đột thường xảy ra giữa các phe nhóm tại Cộng hòa Bắc Ireland (Tin Lành và Thiên Chúa giáo) là bắt nguồn từ mâu thuẫn tôn giáo. Ở một cấp độ nào đó, chúng ta có thể tin tưởng rằng bản chất chung của tôn giáo là làm gia tăng giá trị cao thượng con người và phát huy sự hòa hợp, tình huynh đệ. Tuy nhiên, không phải không có những ngoại lệ đáng lên án của những thành phần tôn giáo hoặc tổ chức nhân danh tôn giáo để hình thành các hoạt động phi nhân nghĩa. Đấy là chưa kể đến những nguyên nhân do đối nghịch quan điểm, con người không có quyền bày tỏ các giá trị, tư tưởng cá nhân, cộng đồng quốc gia của họ, hay do vì tranh giành quyền lực chính trị, phe cánh mà đã tạo ra cái chết, dưới nhiều hình thức khác nhau, của hàng trăm ngàn sinh mạng con người. Nói chung, tất cả những sự kiện lịch sử đau buồn đó đều phát xuất từ thái độ bảo thủ mà Phật giáo gọi là kiến thủ, không nhận ra được và không tôn trọng sự khác biệt về các giá trị của một tự thể tồn tại trong một thế giới đa dạng. Căn bản là thiếu các phẩm chất tích cực của lòng từ, bi, hoan hỷ (bao dung) và xả - nguồn trợ giúp hữu hiệu nhất để khỏa lấp đi mọi cách biệt. Chúng ta nên hiểu rằng thế giới là một phản ánh của tư duy và hành động của con người. Và, vì tư duy và hành động không được hướng dẫn bởi các yếu tố tích cực của tâm nên kết quả luôn cho thấy một sự giới hạn của nó. Vấn đề không phải là thái độ áp đặt hay thống trị, mà phải nhận ra khả năng có thể chuyển hóa nơi con người mới là sách lược hữu ích hầu đạt được kết quả tốt. Hành động hy sinh vì một mục đích lý tưởng là điều đáng được tôn trọng. Tuy nhiên đáng tiếc thay, hành động hy sinh đó lại không chứa đựng các đặc tính của tâm từ, bi, hỷ và xả; và một lý tưởng chỉ có thiên hướng lợi mình và hại người, cho nên tinh thần hy sinh và lý tưởng đó trở thành cực đoan, bạo động, phi nhân bản. Đối với Đức Phật, việc tôn thờ và bảo vệ một lý tưởng hay chân lý đúng nghĩa phải là thái độ ly kiến thủ, ly biên kiến. Khi liên hệ đến vấn đề này, chúng ta thấy được chủ trương của Ngài rất rõ ràng: "Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "đây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý". (8)

Phật giáo dạy con người thực hành thái độ sống không ích kỷ. Khi chúng ta thực hiện một hành động không ích kỷ tức là ta đánh mất cái "tự ngã" huân tập của mình. Một tình thương yêu chân thật không thể đưa đến toan tính được - mất, đặc tính của tâm thức nô lệ. Khi tâm từ bi hiện diện thì hành động trở nên trong sáng và hỷ lạc. Trái lại khi tâm từ bi vắng mặt thì hành động trở nên vô vị, đôi khi nó trở nên manh động cho một toan tính nguy hại. Một tấm lòng hỷ xả không thể có vị kỷ và lo âu, đối phó và sợ hãi, cao ngạo và tự tôn - chất liệu của nỗi bất an, tính tự ti và bạc nhược. Trong các mối quan hệ với mọi người, giáo lý Tứ vô lượng tâm thể hiện được mối quan tâm đến nỗi bất an của người khác; một tinh thần biết chia sẻ và hy sinh với nỗi khổ đau của họ. Tuy nhiên, trên quan điểm thực hành thì việc hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm không thể bị giới hạn chỉ bằng sự cảm thông, lòng thương xót thiên về tình cảm hay lòng khoan dung hạ mình bạc nhược. Điều ấy chỉ có thể có ý nghĩa năng động khi bày tỏ một thái độ cảm thông cấp thời đối với những người đang trong tình cảnh khổ đau cùng cực hay mất hết niềm hy vọng. Nó chỉ biểu hiện được khía cạnh làm sống dậy một mức độ nào đó của lòng vị tha.

Điều quan trọng để có được một mối liên hệ tốt đẹp là tinh thần biết tôn trọng sự khác biệt, tinh thần sẵn sàng tham gia đối thoại và thừa nhận sự sai trái của nhau để đánh giá sự cách biệt bằng hiểu biết mà không để nó làm thoái hóa đi bản chất của mối liên hệ. Đức Phật, trong quá trình chuyển hóa tha nhân, khi gặp phải những quan điểm bất đồng, Ngài thường thể hiện tinh thần tôn trọng và đối thoại "Ta chủ trương phân tích; Ta không chủ trương nói một chiều" (Kinh Subha, số 99, Tr.II). Đó là lập trường để tạo ra sự hiểu biết tốt đẹp cho một mối quan hệ. Chúng ta nên vô tư trước các vấn đề sắc tộc và tôn giáo, ý thức hệ và nền văn hóa vì đó thực sự không phải là mục đích khi chúng ta muốn có một mối liên hệ tốt đẹp và khách quan. Thay vào đó, những yếu tố tích cực nên được khai thác để tạo dựng và duy trì mối liên hệ tốt đẹp đó. Chúng ta nên vượt qua khái niệm "chúng ta" đối nghịch với "họ", mà phải ý thức rằng "họ" là "chúng ta" và ngược lại. Trong cuộc sống, chúng ta cần có thái độ nhận thức về mối tương hệ (inter-relationship) mật thiết của hiện hữu (đồng loại, tha loại và môi trường sinh thái). Thừa nhận mối tương hệ ấy là chúng ta có nguyên tắc và lý lẽ chỉ đạo cho cuộc sống; chúng ta không thể lấn át hay đàn áp kẻ khác về khía cạnh bản chất xã hội và văn hóa (chủng tộc và tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ và phong tục tập quán). Vì rằng nó sẽ gây phương hại đến bản thân và triển vọng tương lai của chúng ta và lớp thế hệ kế thừa; và vì rằng hành động gây nguy hại và triệt hạ kẻ khác lại chính là nỗ lực để hủy diệt lấy chính mình.

Nền tảng của việc thực hành tâm hoan hỷ được tìm thấy qua lời dạy của Đức Phật bằng những bài kệ trong kinh Pháp Cú. Đức Phật tán thán hạnh hoan hỷ như vậy: "Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán; giữa những người thù oán ta sống không thù oán" (Kệ 197). Đối với Đức Phật, sự bằng lòng hay vui thú không phải cốt ở chỗ lấy tâm sân hận để giải quyết thù oán, mà cốt ở thái độ biết tránh né, biết chế ngự hay hóa giải thù oán để tâm không bị làm ô nhiễm bởi hành động và ý nghĩa tiêu cực. Lấy tâm sân hận, căm phẫn để xúc tiến một hành động trả đũa, theo Phật giáo, không phải là giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề khủng hoảng. Ngược lại nó càng duy trì nỗi bất an, lo sợ và gieo rắc thêm nhiều thảm họa cho con người. Đây là một kinh nghiệm rất thực đang diễn ra trong hiện tình thế giới. Dưới cái nhìn tâm lý tinh tường của Đức Phật, tâm hỷ lạc không phải phát sinh từ ý hướng đeo đuổi mục đích bị ràng buộc bởi kết quả của mục đích, mà bằng thái độ thoát ly mình ra khỏi sự ràng buộc ấy. Như vậy, con người hỷ lạc đúng nghĩa không phải là kẻ tìm cầu, mà phải là người "thấy" và "biết". Và thái độ thấy - biết của người Phật tử là để hình thành nên một mối tương hệ đa phương với thế giới hiện hữu trong khi phụng sự.

Trong tiến trình chuyển hóa bằng chất liệu từ - bi - hỷ - xả, hành giả không nên vội vàng mà phải trải qua từng cấp độ một cách vững chãi. Thực hành đạo đức là một nỗ lực có chủ đích trong việc tu tập tự thân, nó cần có sự an định, tỉnh táo để quán xét những nỗ lực và thành quả của mình. Sự chuyển hóa luôn đối nghịch và bị cản trở bởi tâm tính di truyền hay bản năng cố hữu. Nhưng chúng ta phải nỗ lực phát huy khả năng tích cực của Tứ vô lượng tâm. Chính nhờ những nỗ lực tích cực và kiên định này mà những khả năng tiềm tàng của con người được phát hiện. Điều này lý giải tại sao hành giả tu tập giáo lý Tứ vô lượng tâm luôn đưa đến một đời sống lành mạnh, tự tin khi đối diện với những vấn đề khó khăn và tình thế nan giải.

Phật giáo Đại thừa thể hiện phong cách quan tâm đến người khác qua hình thức Bồ tát hành trì hạnh nguyện độ tha trên lộ trình đi đến quả vị Phật. Bồ tát hành xử với lòng từ bi bình đẳng và trí tuệ. Vì tâm từ bi và hạnh nguyện cứu độ chúng sinh đến chỗ hoàn thiện của Bồ tát quá vĩ đại nên Ngài thường trì hoãn mục đích giác ngộ sau cùng của mình. Và cũng vì tâm mê mờ của chúng sinh quá nặng nên Bồ tát vẫn còn hiện hữu trên thế gian này. Bồ tát thực hành hạnh nguyện độ tha bằng phương pháp hành trì Lục độ Ba la mật; thực hành mỹ mãn hạnh bố thí (vật chất và tinh thần), giữ gìn giới luật, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Lộ trình hành đạo độ tha của Bồ tát dường như là khó khăn đối với con người bình thường của chúng ta, nhưng đấy là phương thuốc hữu hiệu để đối trị thái độ yếm thế, thụ động, thờ ơ và nhụt chí của cái bản chất cố hữu thấp kém. Tuy nhiên khi chúng ta lập nguyện hành trì một phần nào đó của Bồ tát hạnh thì khả năng hữu ích tiềm tàng trong chúng ta có thể được khai mở, làm nền tảng cho một sự phát triển xa hơn theo lộ trình của Bồ tát.

Hành trì, thể nghiệm và sống với tinh thần giáo lý Tứ vô lượng tâm giúp con người thoát ly khỏi tâm trạng lo sợ và đối phó. Chúng ta không bị dao động trước những biến đổi của cuộc đời, của kinh nghiệm tự thân vì chúng ta được trang bị bởi tâm từ, bi, hỷ và xả. Như vậy, giáo lý này giúp cho người Phật tử giữ được tâm bình thản, nuôi dưỡng được niềm hỷ lạc, khả năng sáng tạo và nhạy bén khi phải đối diện với những khổ đau bởi những biến động hãi hùng của cuộc thế.

Chúng ta cần phát huy tính năng động hai mặt của giáo lý Tứ vô lượng tâm. Một mặt là công việc hành trì cá nhân nhằm trau dồi các đức tính tích cực của tâm. Mặt khác là trách nhiệm chuyển dịch thành quả thực hành của cá nhân thành đối tượng thực hành chung cho cộng đồng. Lộ trình đi từ sự tinh tế của ý thức cá nhân đến việc chia sẻ nó trong phạm vi của mối tương hệ, là một hành động nên được áp dụng vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, mà không nên đóng khung nó trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo. Vì bản chất tăng trưởng của Bồ đề tâm chính là sự biểu hiện khuynh hướng phóng khoáng, giải phóng cá tính vị kỷ hẹp hòi của cá nhân, giúp cá nhân hội nhập vào môi trường đại chúng. Chứng tỏ rằng, Bồ đề tâm là sức mạnh phá bỏ mọi cấu trúc tư duy giới hạn trong các mối quan hệ về chính trị, các thể thức tổ chức xã hội và các ấn định giá trị văn hóa khác.

Đứng trước những khủng hoảng có tính thời đại, những mâu thuẫn và đối nghịch về tư tưởng, xung đột, khủng bố và chiến tranh vũ lực, hơn bao giờ hết, vấn đề suy nghiệm và áp dụng việc thực hành giáo lý Tứ vô lượng tâm quả là điều cần thiết, cấp bách và căn bản. Suy nghĩ cởi mở và tiến bộ này không chỉ giúp con người giải quyết kịp thời thực trạng hiện tại, mà còn xây dựng một viễn cảnh tương lai lâu dài vì sự bình an của nhân loại. Thành quả của việc hành trì Tứ vô lượng tâm sẽ trở thành nếp hành xử tốt đẹp, khẳng định tình đoàn kết và tương trợ. Xa hơn, giáo lý Tứ vô lượng tâm thể hiện được khía cạnh năng động của tinh thần bất bạo động đầy tính nhân bản của Phật giáo. Nó tiêu biểu cho giá trị đạo đức áp dụng vào đời sống để khai mở khả năng tích cực của tự thân lòng thương yêu đối với tha nhân hữu tình. Phương châm này cũng có thể giúp chúng ta hiểu theo một hàm ý rộng hơn của việc hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm. Ý thức được tầm quan trọng về sự liên đới trong tồn tại và phát triển, hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm là nền tảng căn bản giúp con người khả năng đối kháng hữu hiệu những vấn đề bất ổn trong các thỏa hiệp và nỗ lực ngoại giao chính trị. Giáo lý Tứ vô lượng tâm là một phương thức định hướng tốt đẹp cho mọi hoạt động của con người, vì nó thể hiện được tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện ý thức con người thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa về một sự tồn tại phụ thuộc tất yếu. Nhưng thực hành nó không giống như vai trò của một chính khách thông thường đang thực thi một phương sách chính trị - xã hội, mà là một thử thách tâm linh - vô ngã và vị tha. Thử thách ấy nhằm rèn luyện các trạng thái tích cực của tâm để phát huy bản chất cao thượng đang khi đối diện với tình thế đầy khả năng oán giận và thịnh nộ.

Hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm giúp chúng ta đánh giá các vấn đề và sự kiện một cách sáng suốt và khách quan. Chúng ta không còn bị vướng mắc vào thành kiến tiêu cực để chỉ trích hay qui kết thành thù hận. Bởi vì chúng ta ý thức được rằng trong các cộng đồng xã hội, con người luôn có những khác biệt về quan điểm và quyền lợi. Vì vậy, chúng ta không thể dùng thành kiến bảo thủ cá nhân như là một giá trị chuẩn để hành xử trong các mối quan hệ. Bài học mà chúng ta rút ra được từ giáo lý Tứ vô lượng tâm là con người phải vượt qua những cá tính hẹp hòi của bản chất thấp kém để nhận ra được bản chất chung lớn lao hơn của cuộc đời, đó là tìm cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau. Chúng ta nên suy ngẫm lời dạy rất căn bản và hợp thời của Đức Tenzin Gyatso, rằng "Trên tất cả, chúng ta cần phải chấm dứt lối suy nghĩ về bản thân chúng ta là người Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nga, hay Mỹ, hoặc bản thân chúng ta là người thuộc về Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo hoặc Hồi giáo. Mà, chúng ta cần phải nhận ra rằng diện mạo đầu tiên của chúng ta là con người và sự trung thành trước tiên của chúng ta là chủ nghĩa nhân đạo (humanitarianism)". (Sunday Times of India, 24-11-02).

Chú thích:

(1) Kinh Cankì số 95, Trung Bộ II (Viết tắt Tr.II).
(2) Xem kinh Maghandya số 75 và kinh Subha số 99, Tr.II.
(3) Kinh Ví Dụ Con Rắn số 22, Trung Bô kinh I (Viết tắt Tr.I).
(4) Kinh Bát Thành số 52, Đại kinh Giáo Giới La Hầu La số 61, Makhadeva số 83, Dhànanjàni số 97, tr.II; kinh A Na Luật số 127, Tr.III.
(5) Kinh Rathapàla số 82, Tr.I.
(6) Kinh Đại kinh Sư Tử Hống số 12, Tr.II.
(7) Sđd.
(8) Kinh Cankì số 95, Tr.II.

Trích: Nguyệt san Giác Ngộ, số 88-89, 2003

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-03-2004

Huong di PG
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Bốn vô lượng tâm, một hướng đi cho thế giới đương đại

Phước Lượng


THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG

Thế giới hôm nay, bên cạnh những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, một sự khủng hoảng dường như đang tiến triển với một mức độ rất nhanh so với những gì mà sự tiến bộ đó đem lại cho con người trong những thập niên qua. Tuy nhiên người ta không ý thức được, hoặc giả cố tình làm ngơ trong việc đề xuất hay hoạch định các chương trình mới nhằm đem lại sự bình an lâu dài. Có chăng chỉ là sự đắp đổi mang tính cách nhất thời đáp ứng điều kiện khẩn thiết của một hậu quả mà tác nhân của nó đôi khi lại chính là đối tượng đang thực thi sự đắp đổi tạm thời ấy. Một việc làm chỉ có thiên hướng chính trị và thời sự mà chẳng phải phát xuất từ động cơ thuần túy của tình người, của lương tri. Vấn đề không phải là tái thiết từ những gì chính con người đã cố tình hủy diệt, vì đó là công việc mà con người phải hành động vì danh dự và tập quán tự tôn. Mà điều đáng nói là tinh thần tự nguyện tạo dựng cái mới hơn trên những tiến bộ mới, ngày một hoàn thiện hơn. Đó chính là bước tiến cơ bản vì sự an lạc hạnh phúc chung của loài người. Nó không giới hạn về địa lý, vượt lên trên thành kiến về chủng tộc, tôn giáo... Đó cũng là tinh thần quán thân bình đẳng của Phật giáo. Và đấy mới chính là đường hướng để giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất ổn cho con người và của con người đương đại, cũng như tạo dựng một viễn cảnh an lạc dài lâu cho thế hệ tương lai.

Mối quan hệ đậm đà tình yêu thương, tình bằng hữu cao đẹp vốn có của con người ngày nay một phần nào đó được thay thế bằng mối quan hệ luật pháp và sinh học bởi những tranh đua mưu lợi hẹp hòi mà các cộng đồng và quốc gia đang theo đuổi. Nguyên nhân đằng sau những khủng hoảng ấy là gì? Chính là kiến thủ đưa đến sự đối nghịch về các hệ thống giá trị, khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân tự tôn, hận thù và đố kỵ, hiểu lầm và mâu thuẫn. Mặt khác, nhiều hình thức nguyên nhân mới của thời đại dẫn đến tình trạng khủng bố và thống trị lẫn nhau giữa các phe nhóm, sắc tộc và tôn giáo, khu vực và quốc gia, là hàng loạt các sự kiện mất tương xứng đằng sau các cuộc thương thuyết trên lĩnh vực chính trị và xã hội, như sự mất cân đối về cơ hội và quyền hạn cạnh tranh kinh tế thị trường, quyền được thừa nhận và kiểm soát các vùng địa hình... Tất cả những sự kiện mất tương xứng dẫn đến sự khủng hoảng của thế giới, biểu lộ lòng tham dục và sân hận, sự tham lam quyền lực và mưu đồ thống trị. Bản chất con người vốn không có những đặc tính của dối trá ích kỷ, mưu đồ hay khiêu khích, cao ngạo và tự tôn... Vì thiên về xu hướng tự tôn và ích kỷ cho nên sự tranh đua của con người trong thế giới đương đại không phải là sự tranh đua để đi lên mà lại là để tiến dần đến chỗ tha hóa và khủng hoảng. Đó là một thực trạng mà chúng ta cần phải suy gẫm. Con người đang có xu hướng dựa vào các giá trị bề ngoài như tài sản vật chất, quyền lực và địa vị, sự nghiệp và danh vọng, và ngay cả đến những lĩnh vực khoa học hiện đại, an ninh, y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa... để ước định giá trị của họ - ở phạm vi cá nhân và cộng đồng quốc gia. Quả thật là sai lầm và tai hại khi con người có tư tưởng cho rằng nếu cá nhân hay quốc gia nào đó giành được quyền ưu tiên vượt trội một hay nhiều khía cạnh trên của cuộc sống thì được xem là cá nhân hay quốc gia có giá trị. Chúng ta đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm giá trị và phát triển. Đó là mới chỉ đề cập đến khía cạnh bề ngoài của khái niệm chứ chưa nói đến khía cạnh thực chất bên trong của khái niệm ấy, có nghĩa rằng đâu là giá trị và mục đích của sự phát triển hay giá trị thực chất của sự phát triển là gì? Vì không hiểu nên chúng ta đã đánh đồng chúng với nhau chung cùng một ý nghĩa. Do vậy, chúng ta đã phạm phải một sai lầm rất lớn khi đánh giá một con người hay một cộng đồng xã hội, một quốc gia nào đó. Chính sai lầm này dẫn đến những rạn nứt và làm đổ bể mối quan hệ, gây nên hình thức khổ đau mới của thời đại mới.

Chúng ta không thể lấy hình thức phát triển bề ngoài để làm tác nhân trong các mối quan hệ, hoặc dùng nó để chi phối, để thuyết phục hay áp đặt lung lạc giá trị của đối tượng. Chúng ta càng không nên phán định một cách thiển cận giá trị này tốt hay cao hơn giá trị khác. Nên ý thức rằng trong cái tốt có thể có cái xấu và trong cái xấu cũng có thể có một phần của cái tốt đẹp. Đức Phật lưu ý với chúng ta rằng "Có điều được khéo tin tưởng (khéo tùy hỷ, tùy văn, được khéo cân nhắc suy tư, được khéo chấp nhận), có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng (khéo tùy hỷ, tùy văn...), có thể là thật, chân, không thay đổi" (1). Vì vậy không có lý do gì để chúng ta chủ quan áp đặt hoàn toàn một giá trị lên một giá trị, hay ưu đãi một giá trị và bài trừ một giá trị khi chưa thực sự nắm bắt trọn vẹn ý nghĩa, điều kiện không gian môi trường tồn tại của nó. Trong mối quan hệ, chúng ta hiểu được rằng người khác không phải luôn san sẻ cùng một giá trị như chúng ta là bước quan trọng đầu tiên cho việc tạo ra tình hữu nghị hoặc giải quyết mâu thuẫn. Thái độ đó sẽ tạo cho mối quan hệ tiến triển một cách bình thường và tốt đẹp. Chúng ta nên nhớ rằng trong một thế giới đa sắc tộc - tôn giáo, đa văn hóa văn minh, tất nhiên các hệ thống giá trị của nó không thể cùng chung một thang bậc. Điều này nên được tôn trọng triệt để và áp dụng vào các mối quan hệ trong hiện tình thế giới hôm nay, khi có sự giao lưu - hội nhập đa phương thuộc mọi lĩnh vực cuộc sống. Phát biểu như thế không có nghĩa là chúng ta cố tình quên đi lương tâm trách nhiệm cải hóa cái ác thành cái thiện, cái xấu thành cái tốt. Nhưng chúng ta hành động trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết, nói đòi hỏi đức tính kiên nhẫn và hy sinh. Nhìn vào lịch sử hình thành và truyền bá của Phật giáo để thấy được nền tảng căn bản và tính cách năng động được sử dụng trong các mối liên hệ và hội nhập. Trong các kinh điển Phật giáo, chúng ta không hề thấy có một sự kiện xung đột nào (dù tư tưởng hay hành động) xảy ra, ngay cả những lúc đối diện với thái độ khiêu khích, bài bác của ngoại đạo (2), khi Đức Phật hay giáo đoàn của Ngài đến truyền giáo tại một địa phương xa lạ. Nhưng chúng ta lại thấy có rất nhiều cuộc đối thoại thẳng thắn trong tinh thần ôn hòa, tôn trọng sự thật, trí tuệ và chuyển hóa thay vì thái độ bài xích, miệt thị và áp lực, như Đức Phật đã dạy: "Chư Tỷ kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, này các Tỷ kheo, ở đây Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ" (3). Phật giáo xây dựng và phát triển được tinh thần đó - ấy là vì Phật giáo biết phát huy tâm từ, bi, hoan hỷ và xả chấp. Vả lại, có những giá trị luôn mang tính tương đối qua không gian và thời gian. Chúng có thể tương phản nhau trong cùng một khía cạnh được đặt định ở những vùng địa lý / văn hóa khác nhau, và với một điều kiện nào đó bản chất của giá trị có thể thay đổi.

Phật giáo trong thế giới hôm nay không cần phải giới thiệu dông dài về lịch sử và đặc tính tốt đẹp đa phương của nó, vì Phật giáo đã hiện diện và đi vào cuộc đời trên hai mươi mấy thế kỷ. Đối với người Á Đông, dù là tín đồ hay không thì nó vẫn là chất liệu nuôi dưỡng và duy trì đời sống đạo đức và tâm linh. Đối với những vùng đất khác của địa cầu, con người đã và đang tiếp cận, đón nhận nó như là một "ân huệ" lớn lao mà cuộc đời ban tặng. Nhìn chung, Phật giáo hôm nay không còn xa lạ trong xu hướng tìm tòi một nhu cầu tâm linh mới trong một thời đại mới; ấy là nguồn tâm linh vô thần, là nguồn tâm linh thực dụng (nhập thế) nằm ngoài giới hạn của ý niệm giáo điều. Phật giáo có thể được xem là một tôn giáo chỉ đối với những người bắt đầu tiếp cận hình thức của nó. Nhưng đấy chỉ là bước khởi đầu của một tâm thức hiếu kỳ, bị giới hạn bởi ý niệm truyền thống cố hữu xưa nay của nền văn hóa "Sáng thế" hay "Sáng tạo chủ" vốn dĩ mơ hồ nằm ngoài thực tại cuộc sống, và sẽ được khai thông bởi những gì sau đó mà Phật giáo mang đến cho họ. Phật giáo bấy giờ là cách sống, là mô hình thực tế và gần gũi mà cuộc đời có thể nắm bắt và tiếp cận. Họ tiếp thu được những nguyên tắc thực hành mới, những tư tưởng mới làm thay đổi tư duy và hành động khiến tâm tánh trở nên cao thượng và thánh thiện. Đạo Phật được chuyển tải vào cuộc đời bằng nhiều phương tiện khác nhau thích ứng với sở trường và mức độ tiếp nhận, với khả năng ứng dụng làm ích lợi cho tự thân, tha nhân và tha loại. Khi được người ta tiếp nhận thành khẩn, hành trì và ứng dụng phương tiện thích hợp ấy, đạo Phật có công năng giúp con người thức tỉnh bản tâm, ý thức sâu sắc về mối tương hệ tồn tại giữa bản thân, tha nhân và cuộc đời. Đấy là ý nghĩa tác dụng đa phương của Phật giáo.

Nội dung của giáo lý Tứ vô lượng tâm được giới thiệu ở đây có một ý nghĩa rất lớn đối với thực trạng xã hội hôm nay. Tuy nó là giáo lý truyền thống của Phật giáo, nhưng không nên có thành kiến máy móc vì nguồn gốc xuất thân của nó. Mà nên có thái độ "thấy" và "biết" giá trị thực chất của nó nếu như được áp dụng vào thực trạng bất ổn của con người và xã hội. Giáo lý này giới thiệu một mẫu người thánh thiện, một mô thức ứng dụng tuyệt hảo cho công cuộc kiến thiết và cải tạo con người theo hướng hoàn thiện, tạo dựng và duy trì tốt đẹp tình bằng hữu trong các mối liên hệ xã hội, chính trị trong tinh thần bao dung tương trợ, vượt qua mọi rào cản chi phối của ý thức hệ và hệ thống giá trị. Mẫu người ấn tượng mà chúng ta nhận thấy từ giáo lý Tứ vô lượng tâm là hình ảnh một cá nhân mở rộng vòng tay đón nhận và mong được đón nhận tha nhân với một từ tâm vô cùng hoan hỷ. Hình ảnh cá nhân ấy cụ thể chính là Đức Phật - Người đã hành trì và làm tròn hạnh nguyện độ tha bằng giáo lý này. Nhưng cá nhân ấy cũng có thể là bất cứ ai trong chúng ta nếu như chúng ta chấp nhận hành trì giáo lý này vì nó không chỉ để dành riêng cho những người chủ tâm đi tìm cầu chân lý, mà nó có giá trị thực hành chung cho mọi người, mọi giới. Và, phương thức tuyệt hảo ấy hàm chứa chủ ý của Đức Phật, rằng khổ đau của tự thân được gắn liền với khổ đau của tha nhân, tha loại. Và vì vậy mà hạnh phúc và giác ngộ của tự thân không thể tách rời việc cứu độ tha nhân, tha loại. Tinh thần cao cả ấy yêu cầu chúng ta lấy gì để cứu độ? Chúng ta cứu độ bằng lòng từ, bằng tâm bi, bằng tâm hoan hỷ và bằng tâm xả chấp. Đó cũng chính là nội dung của giáo lý Tứ vô lượng tâm hay giáo lý nói về bốn trạng thái tâm cao thượng. Trên hành trình hóa độ tha nhân và phụng sự cuộc đời, Đức Phật lấy giáo lý này làm động cơ hành đạo. Ngài không bi lụy trước cảnh khổ đau của hữu tình vì Tứ vô lượng tâm được tích tập mỹ mãn. Ở đây, chúng ta có thể tìm thấy được nội dung giáo lý này qua một số bài kinh được truyền dạy bởi chính Đức Phật hoặc bởi các đệ tử cùng thời của Ngài (như Xá Lợi Phất, A Na Luật...) trong quá trình hành hóa thường ngày (4).

NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG ĐI

Đức Phật nhấn mạnh rằng trong đời sống hàng ngày, con người thường là kẻ nô lệ của những khát khao ham muốn, của những dục vọng không bao giờ thỏa mãn được: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái" (5). Đức Phật cảnh báo cho chúng ta biết rằng khổ đau phát sinh từ ái dục - tác nhân khiến con người ta tìm cầu sự thỏa mãn lạc thú, muốn sở hữu và kiểm soát. Và vì thế giới không phải luôn đáp ứng được tâm ham muốn ấy nên chúng ta thường bị tác động bởi những gì chưa được thỏa mãn. Từ đó, chúng ta tự buông lung mình theo những cơn thịnh nộ và sân hận, không còn tỉnh táo để hành động và ý thức về những gì mà chúng ta đang thực hiện. Vì bị cuốn hút theo mãnh lực của khát khao nên càng ngày con người càng lún sâu hơn vào vũng lầy tội lỗi ảo tưởng. Cơ hội thoát ly thật mong manh nhưng không phải không có. Cái tự ngã vốn thừa nhận và chấp chứa sự thoái hóa bấy lâu nay cũng có thể được làm hồi sinh sức sống mới bởi chính nó nhờ vào tinh thần nỗ lực tinh tấn. Đức Phật nhận ra năng lực tự chuyển hóa tiềm tàng trong con người nên trong quá trình tu tập, trong quá trình thực hành phương pháp quán chiếu tự nội và chuyển hóa tự thân, Ngài đã tự thể nghiệm. Nhờ vậy hạnh phúc an lạc vững bền được đạt đến. Cho nên chúng ta, con người đang sống trong một thế giới rất dễ bị cám dỗ bởi nhiều mãnh lực vật chất và tư tưởng, sắc dục và danh vọng, có niềm tin vào bản thân, rằng mình vẫn có thể là một cá nhân tốt, vẫn còn có cơ hội để sống lại với những gì cao đẹp đã đánh mất mỗi khi mình lâm vào tình trạng tha hóa. Ở một phạm vi rộng hơn, tất cả những thực trạng bất ổn, khủng hoảng xã hội cũng có thể được giải quyết đưa đến một trật tự lạc quan và tin tưởng. Đối với Đức Phật, nguyên lý này được thể hiện qua sự tu tập tâm và các giác quan nhờ vào Bát Thánh (Chánh) đạo (Àryà-stànghika-màrga) - giáo lý cốt lõi của Đức Phật, đó là: chánh kiến (hiểu biết, nhận thức như thật), chánh tư duy (suy niệm chân chánh), chánh ngữ (lời nói chân thật, đúng thời), chánh nghiệp (hành động chân chánh), chánh mạng (phương cách kiếm sống hay kế sinh nhai lương thiện), chánh tinh tấn (nỗ lực trong các hành động tư duy chân chánh), chánh niệm (nhớ nghĩ chân chánh), và chánh định (nhất tâm, chuyên chú vào đối tượng hữu ích đưa đến lợi lạc và mục đích giải thoát). Nó cốt lõi vì dung chứa cả giới - định - tuệ, tài sản quý báu dùng để nuôi dưỡng thân và tâm. Sáu chi phần đầu của Bát Thánh đạo, có thể được xem là phương pháp để chuyển hóa tự thân, liên hệ đến giới; hai chi phần còn lại có thể xem là phương pháp để chuyển hóa tự nội, liên hệ đến định và tuệ. Hành giả tu tập theo con đường của Đức Phật được khích lệ từ giáo lý này sẽ biết phát huy và an trú vào bốn trạng thái tâm được tán dương là tâm thức cao thượng, gồm có; tâm từ (Maitrì), tâm bi (Karunà), tâm hoan hỷ (Mudità), và tâm xả chấp (Upeksà). Bốn trạng thái tâm này được Đức Phật gọi là Bốn phạm trú, là con đường đưa đến cộng trú (sinh vào) với thế giới Phạm Thiên sau khi thân hoại mệnh chung. Nó cũng được gọi là Vô lượng tâm giải thoát (kinh A Na Luật, số 127, Trung Bộ kinh III. Viết tắt; Tr.III).

Trong cuộc sống, con người thường đối diện với nhiều nỗi khổ đau, tinh thần và thể xác. Có những nỗi khổ đau rất chung, nhưng cũng có nỗi khổ đau rất riêng. Khi đối diện với khổ đau, người ta có thể có khả năng tự mình đi ra được. Tuy nhiên sự tình không phải luôn là như thế vì ai cũng có những giới hạn và điều kiện của riêng mình. Những lúc như thế, họ thiết tha cần cầu một tác lực chân tình ngoại hộ như là một nguồn an ủi, ít ra là thế, cho cuộc đời trong cơn sóng gió đầy thất vọng. Một người có ý thức như thế thường để tâm mình giao thoa với toàn bộ thế giới bằng tư tưởng quán về lòng từ, và nhờ thái độ nhận ra bản thân mình có mặt trong toàn thể mà hành giả phát huy được tâm từ và trải rộng ra với thế giới vượt trên mọi khả năng đo lường. Hình ảnh Đức Phật sống với tâm từ như sau: "Này Sariputta (Xá Lợi Phất), Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư "Mong rằng Ta không làm hại một chúng sinh nhỏ nào trong những ác đạo của chúng". Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta" (6). Tâm bi chính là khả năng quán chiếu được khía cạnh khổ đau thể xác, bất an tinh thần của tha nhân dù ở bất cứ cấp độ nào. Phát xuất từ thái độ này của tâm, một tình thương sâu thẳm, một rung cảm chân thật bộc phát hướng về tất cả nỗi khổ đau của tha nhân mà ngay nơi khoảnh khắc hiện tại này thân tâm mình như thể đang kinh qua nỗi khổ đau ấy. Đó chính là hoạt động của tâm bi. Nó thể hiện tính cách năng động của lòng cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của tha nhân không mang tính vị kỷ hay một điều kiện mảy may nào. Tiền đề để đưa tâm vào một cấp độ cao thượng khác lúc này chỉ có một thái độ duy nhất đó là ý thức được ta chính là ngườingười chính là ta. Bằng chánh kiến, tâm bi làm tan biến đi những rào cản phân cách, một trong những tác nhân duy trì nỗi khổ đau. Trên cơ sở đó, tâm hoan hỷ phát sinh - một thái độ tích cực biết chia sẻ và hy sinh; chia sẻ với niềm vui hạnh phúc của tha nhân, hy sinh vì nỗi khổ của tha nhân, hoặc bằng tinh thần năng động tự giác hoặc bằng tinh thần đáp ứng điều kiện mong mỏi. Tâm hoan hỷ thể hiện được ý niệm về sự từ bỏ tính đố kỵ, ganh tỵ và ác tâm, thể hiện được nguyên tắc tương quan trách nhiệm của con người. Sau cùng, khi đã chia sẻ và hy sinh những tình cảm với tha nhân, hành giả an trú tâm vào trạng thái hành xả. Có nghĩa rằng hành giả trở về với bản tâm thanh tịnh, như như của chính nó. Không để tâm vướng bận bên này hay lụy phiền bên kia, không cao thượng lên trên hay nản lòng thủ phận. Tức rằng đối với những gì được đem lại từ hoạt động của tâm từ - bi - hỷ thì hành giả không sinh tâm chấp cứ cũng không sinh tâm nhàm chán. Vì chấp cứ hay nhàm chán sẽ là nguyên nhân gây cản trở cho hành giả tiếp tục con đường tu tập tâm từ - bi và hỷ. Và đây là hạnh trú xả của Đức Phật khi Ngài còn thực hành pháp tu khổ hạnh: "Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, đái trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết, Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta" (7). Hành giả chỉ giữ chánh niệm rằng những hành xử trong đời bằng tâm từ - bi - hỷ, ở mức độ nào đó có thể được xem là những phương tiện để rèn luyện tâm vì mục đích cuối cùng là giác ngộ. Đó là thể hiện được yếu tố trí tuệ khi thực hành tâm từ - bi - hỷ. Tư duy được như vậy thì hành giả sẽ có được niềm hỷ lạc để an trú tâm vào trạng thái hành xả. Hành giả để tâm mình an trú trong tĩnh lặng, thư thái để quán sát các sự kiện, hành động đi vào hiện hữu theo chuỗi nhân quả của chính nó, hình thành nên mô hình biến ảo đa dạng, đa phương của cuộc đời. Như vậy, vấn đề được đặt ra cho mục đích thực hành tâm từ, bi, hỷ là vấn đề chuyển hóa dẫn đến xả ly chứ không phải đưa đến ràng buộc, chấp thủ.

Thành quả từ kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, dốc tâm hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm truy nguyên được khả năng tăng trưởng của Bồ đề tâm, có nghĩa là khai mở khả năng thánh thiện, bản chất cao thượng tiềm ẩn trong con người bình thường. Điều này chứng tỏ rằng dù con người có bị chìm sâu vào bóng đêm tội lỗi, có bị tha hóa trong dục vọng thế gian, thì vẫn có thể chuyển hóa được, hoặc tự bản thân hoặc nhờ ngoại hộ. Đức Phật là hình ảnh biểu trưng cho người tự chuyển hóa và hiền giả Vô Não (Angulimàla) là hình ảnh của kẻ được chuyển hóa. Chúng ta biết rằng trong mỗi con người dung chứa hai thuộc tính bản chất; thuộc tính bản chất cấp thấp và thuộc tính bản chất cấp cao. Thuộc tính bản chất thấp kém dung chứa những cá tính mà chúng ta thường hành động theo thói quen trực giác hay phản xạ. Nó được gọi là bản chất di truyền cố hữu. Bản chất ấy biểu lộ khả năng giới hạn của chúng ta khi đánh giá về một sự kiện hay muốn am tường một kinh nghiệm nào đó. Hay nói khác, thuộc tính của bản chất này, theo cách nói của ngôn ngữ hiện đại, chính là bản năng mà con người tiếp nhận được trong quá tình tiến hóa tự nhiên hoặc huân tập nên qua quá trình tồn tại. Nó có thể được gọi là bản chất hệ thuộc hay huân tập. Bản chất này, như đề cập ở trên, một phần được hình thành bởi các điều kiện ràng buộc trong quá trình tồn tại, và theo nội dung Phật học, một phần do bởi sự chi phối của nghiệp lực. Thuộc tính của bản chất cấp cao được gọi là bản chất căn bản. Đây là bản chất thuần túy cao thượng và thánh thiện - bản chất nguyên thủy của con người. Nó nằm ngoài phạm vi chi phối, ràng buộc bởi các điều kiện, vượt lên trên bản năng di truyền hay những cá tính huân tập. Bản chất khởi thủy của con người, Phật giáo gọi là "bản lai diện mục", vốn tự nó thanh tịnh và trong sáng. Lục Tổ Huệ Năng khi ngộ đạo đã thốt lên rằng "không ngờ bản tính xưa nay vốn tự thanh tịnh...". Vì vậy, tất cả nguyên tắc đạo đức, nguyên lý sống, thuộc tôn giáo hay xã hội, được đặt định ra cho con người đều không ngoài mục đích giúp con người khơi dậy và sống theo bản chất căn bản này; mọi nỗ lực tích cực được thực hiện bởi cá nhân, hội đoàn, để tái tạo con người trở nên hoàn thiện, xã hội công bằng, văn minh và công lý chính là nỗ lực trên hành trình xây dựng bản chất cao thượng trở thành thói quen trong cuộc sống.

Tái tạo được thuộc tính bản chất căn bản giúp ta tạo lập được đức tính tự tại, tự tin mà không bi quan, tự ti mặc cảm để rồi tự buông lung tha hóa thành chủ nghĩa cực đoan. Ấy là năng lực chuyển hóa nên được nhận thức và áp dụng khách quan bởi mọi giới, mọi địa vức và mọi ý thức hệ tư tưởng. Thuộc tính của bản chất căn bản là từ, bi, hỷ, xả - những tác nhân tích cực giúp ta biết cân nhắc trong thái độ và hành động, là chất liệu chuyển hóa đi từ tàn dư quan niệm ích kỷ hẹp hòi đến ý niệm sống bao dung rộng lượng được y cứ trên nền tảng lòng vị tha và mối tương hệ tồn tại. Tác dụng ảnh hưởng của tâm từ, bi, hỷ, xả có thể được trải rộng đến với chúng sinh vô cùng vô tận của không gian và thời gian. Đây là lý do vì sao trong truyền thống Phật giáo, bốn trạng thái tâm này được tán dương là cao thượng không thể đo lường được (vô lượng).

XÂY DỰNG MỐI LIÊN HÊ TRÊN TINH THẦN GIÁO LÝ TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Thực tế chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của xã hội, đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất và phương tiện giải trí của con người hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng con người đang thiếu đi những thành phần hết sức quan trọng trong đời sống, đó là tinh thần nhân bản trong xã hội và tinh thần tâm linh chân chính trong tôn giáo. Con người thiếu những yếu tố này không phải do nguồn cung cấp không đáp ứng được, vì thế giới ngày nay là một thế giới mở chứ không phải là thế giới khép kín, mà do con người không chịu tiếp thu hay sử dụng nó. Bởi vì tác nhân gây nên thực trạng khổ đau rất thời đại cho con người hầu hết đều phát xuất từ các quốc gia, cộng đồng có một bề dày lịch sử văn minh. Chúng ta không thể nói rằng những thành viên của các nhóm khủng bố quốc tế Al Qai'da ở Afghanistan và Saudi Arabia, các nhóm khủng bố Hồi giáo ở Philippines, ở Indonesia, cho đến những cuộc bạo động vũ lực giữa các nhóm tôn giáo (Hồi giáo và Ấn giáo) ở Ấn Độ (bang Gujarat) gần đây là những công dân của một quốc gia không có nền tảng tâm linh tôn giáo. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đánh bom liều chết và bạo động ở Palestine và Israel (Hồi giáo và Do Thái giáo), hay các cuộc xung đột thường xảy ra giữa các phe nhóm tại Cộng hòa Bắc Ireland (Tin Lành và Thiên Chúa giáo) là bắt nguồn từ mâu thuẫn tôn giáo. Ở một cấp độ nào đó, chúng ta có thể tin tưởng rằng bản chất chung của tôn giáo là làm gia tăng giá trị cao thượng con người và phát huy sự hòa hợp, tình huynh đệ. Tuy nhiên, không phải không có những ngoại lệ đáng lên án của những thành phần tôn giáo hoặc tổ chức nhân danh tôn giáo để hình thành các hoạt động phi nhân nghĩa. Đấy là chưa kể đến những nguyên nhân do đối nghịch quan điểm, con người không có quyền bày tỏ các giá trị, tư tưởng cá nhân, cộng đồng quốc gia của họ, hay do vì tranh giành quyền lực chính trị, phe cánh mà đã tạo ra cái chết, dưới nhiều hình thức khác nhau, của hàng trăm ngàn sinh mạng con người. Nói chung, tất cả những sự kiện lịch sử đau buồn đó đều phát xuất từ thái độ bảo thủ mà Phật giáo gọi là kiến thủ, không nhận ra được và không tôn trọng sự khác biệt về các giá trị của một tự thể tồn tại trong một thế giới đa dạng. Căn bản là thiếu các phẩm chất tích cực của lòng từ, bi, hoan hỷ (bao dung) và xả - nguồn trợ giúp hữu hiệu nhất để khỏa lấp đi mọi cách biệt. Chúng ta nên hiểu rằng thế giới là một phản ánh của tư duy và hành động của con người. Và, vì tư duy và hành động không được hướng dẫn bởi các yếu tố tích cực của tâm nên kết quả luôn cho thấy một sự giới hạn của nó. Vấn đề không phải là thái độ áp đặt hay thống trị, mà phải nhận ra khả năng có thể chuyển hóa nơi con người mới là sách lược hữu ích hầu đạt được kết quả tốt. Hành động hy sinh vì một mục đích lý tưởng là điều đáng được tôn trọng. Tuy nhiên đáng tiếc thay, hành động hy sinh đó lại không chứa đựng các đặc tính của tâm từ, bi, hỷ và xả; và một lý tưởng chỉ có thiên hướng lợi mình và hại người, cho nên tinh thần hy sinh và lý tưởng đó trở thành cực đoan, bạo động, phi nhân bản. Đối với Đức Phật, việc tôn thờ và bảo vệ một lý tưởng hay chân lý đúng nghĩa phải là thái độ ly kiến thủ, ly biên kiến. Khi liên hệ đến vấn đề này, chúng ta thấy được chủ trương của Ngài rất rõ ràng: "Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "đây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý". (8)

Phật giáo dạy con người thực hành thái độ sống không ích kỷ. Khi chúng ta thực hiện một hành động không ích kỷ tức là ta đánh mất cái "tự ngã" huân tập của mình. Một tình thương yêu chân thật không thể đưa đến toan tính được - mất, đặc tính của tâm thức nô lệ. Khi tâm từ bi hiện diện thì hành động trở nên trong sáng và hỷ lạc. Trái lại khi tâm từ bi vắng mặt thì hành động trở nên vô vị, đôi khi nó trở nên manh động cho một toan tính nguy hại. Một tấm lòng hỷ xả không thể có vị kỷ và lo âu, đối phó và sợ hãi, cao ngạo và tự tôn - chất liệu của nỗi bất an, tính tự ti và bạc nhược. Trong các mối quan hệ với mọi người, giáo lý Tứ vô lượng tâm thể hiện được mối quan tâm đến nỗi bất an của người khác; một tinh thần biết chia sẻ và hy sinh với nỗi khổ đau của họ. Tuy nhiên, trên quan điểm thực hành thì việc hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm không thể bị giới hạn chỉ bằng sự cảm thông, lòng thương xót thiên về tình cảm hay lòng khoan dung hạ mình bạc nhược. Điều ấy chỉ có thể có ý nghĩa năng động khi bày tỏ một thái độ cảm thông cấp thời đối với những người đang trong tình cảnh khổ đau cùng cực hay mất hết niềm hy vọng. Nó chỉ biểu hiện được khía cạnh làm sống dậy một mức độ nào đó của lòng vị tha.

Điều quan trọng để có được một mối liên hệ tốt đẹp là tinh thần biết tôn trọng sự khác biệt, tinh thần sẵn sàng tham gia đối thoại và thừa nhận sự sai trái của nhau để đánh giá sự cách biệt bằng hiểu biết mà không để nó làm thoái hóa đi bản chất của mối liên hệ. Đức Phật, trong quá trình chuyển hóa tha nhân, khi gặp phải những quan điểm bất đồng, Ngài thường thể hiện tinh thần tôn trọng và đối thoại "Ta chủ trương phân tích; Ta không chủ trương nói một chiều" (Kinh Subha, số 99, Tr.II). Đó là lập trường để tạo ra sự hiểu biết tốt đẹp cho một mối quan hệ. Chúng ta nên vô tư trước các vấn đề sắc tộc và tôn giáo, ý thức hệ và nền văn hóa vì đó thực sự không phải là mục đích khi chúng ta muốn có một mối liên hệ tốt đẹp và khách quan. Thay vào đó, những yếu tố tích cực nên được khai thác để tạo dựng và duy trì mối liên hệ tốt đẹp đó. Chúng ta nên vượt qua khái niệm "chúng ta" đối nghịch với "họ", mà phải ý thức rằng "họ" là "chúng ta" và ngược lại. Trong cuộc sống, chúng ta cần có thái độ nhận thức về mối tương hệ (inter-relationship) mật thiết của hiện hữu (đồng loại, tha loại và môi trường sinh thái). Thừa nhận mối tương hệ ấy là chúng ta có nguyên tắc và lý lẽ chỉ đạo cho cuộc sống; chúng ta không thể lấn át hay đàn áp kẻ khác về khía cạnh bản chất xã hội và văn hóa (chủng tộc và tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ và phong tục tập quán). Vì rằng nó sẽ gây phương hại đến bản thân và triển vọng tương lai của chúng ta và lớp thế hệ kế thừa; và vì rằng hành động gây nguy hại và triệt hạ kẻ khác lại chính là nỗ lực để hủy diệt lấy chính mình.

Nền tảng của việc thực hành tâm hoan hỷ được tìm thấy qua lời dạy của Đức Phật bằng những bài kệ trong kinh Pháp Cú. Đức Phật tán thán hạnh hoan hỷ như vậy: "Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán; giữa những người thù oán ta sống không thù oán" (Kệ 197). Đối với Đức Phật, sự bằng lòng hay vui thú không phải cốt ở chỗ lấy tâm sân hận để giải quyết thù oán, mà cốt ở thái độ biết tránh né, biết chế ngự hay hóa giải thù oán để tâm không bị làm ô nhiễm bởi hành động và ý nghĩa tiêu cực. Lấy tâm sân hận, căm phẫn để xúc tiến một hành động trả đũa, theo Phật giáo, không phải là giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề khủng hoảng. Ngược lại nó càng duy trì nỗi bất an, lo sợ và gieo rắc thêm nhiều thảm họa cho con người. Đây là một kinh nghiệm rất thực đang diễn ra trong hiện tình thế giới. Dưới cái nhìn tâm lý tinh tường của Đức Phật, tâm hỷ lạc không phải phát sinh từ ý hướng đeo đuổi mục đích bị ràng buộc bởi kết quả của mục đích, mà bằng thái độ thoát ly mình ra khỏi sự ràng buộc ấy. Như vậy, con người hỷ lạc đúng nghĩa không phải là kẻ tìm cầu, mà phải là người "thấy" và "biết". Và thái độ thấy - biết của người Phật tử là để hình thành nên một mối tương hệ đa phương với thế giới hiện hữu trong khi phụng sự.

Trong tiến trình chuyển hóa bằng chất liệu từ - bi - hỷ - xả, hành giả không nên vội vàng mà phải trải qua từng cấp độ một cách vững chãi. Thực hành đạo đức là một nỗ lực có chủ đích trong việc tu tập tự thân, nó cần có sự an định, tỉnh táo để quán xét những nỗ lực và thành quả của mình. Sự chuyển hóa luôn đối nghịch và bị cản trở bởi tâm tính di truyền hay bản năng cố hữu. Nhưng chúng ta phải nỗ lực phát huy khả năng tích cực của Tứ vô lượng tâm. Chính nhờ những nỗ lực tích cực và kiên định này mà những khả năng tiềm tàng của con người được phát hiện. Điều này lý giải tại sao hành giả tu tập giáo lý Tứ vô lượng tâm luôn đưa đến một đời sống lành mạnh, tự tin khi đối diện với những vấn đề khó khăn và tình thế nan giải.

Phật giáo Đại thừa thể hiện phong cách quan tâm đến người khác qua hình thức Bồ tát hành trì hạnh nguyện độ tha trên lộ trình đi đến quả vị Phật. Bồ tát hành xử với lòng từ bi bình đẳng và trí tuệ. Vì tâm từ bi và hạnh nguyện cứu độ chúng sinh đến chỗ hoàn thiện của Bồ tát quá vĩ đại nên Ngài thường trì hoãn mục đích giác ngộ sau cùng của mình. Và cũng vì tâm mê mờ của chúng sinh quá nặng nên Bồ tát vẫn còn hiện hữu trên thế gian này. Bồ tát thực hành hạnh nguyện độ tha bằng phương pháp hành trì Lục độ Ba la mật; thực hành mỹ mãn hạnh bố thí (vật chất và tinh thần), giữ gìn giới luật, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Lộ trình hành đạo độ tha của Bồ tát dường như là khó khăn đối với con người bình thường của chúng ta, nhưng đấy là phương thuốc hữu hiệu để đối trị thái độ yếm thế, thụ động, thờ ơ và nhụt chí của cái bản chất cố hữu thấp kém. Tuy nhiên khi chúng ta lập nguyện hành trì một phần nào đó của Bồ tát hạnh thì khả năng hữu ích tiềm tàng trong chúng ta có thể được khai mở, làm nền tảng cho một sự phát triển xa hơn theo lộ trình của Bồ tát.

Hành trì, thể nghiệm và sống với tinh thần giáo lý Tứ vô lượng tâm giúp con người thoát ly khỏi tâm trạng lo sợ và đối phó. Chúng ta không bị dao động trước những biến đổi của cuộc đời, của kinh nghiệm tự thân vì chúng ta được trang bị bởi tâm từ, bi, hỷ và xả. Như vậy, giáo lý này giúp cho người Phật tử giữ được tâm bình thản, nuôi dưỡng được niềm hỷ lạc, khả năng sáng tạo và nhạy bén khi phải đối diện với những khổ đau bởi những biến động hãi hùng của cuộc thế.

Chúng ta cần phát huy tính năng động hai mặt của giáo lý Tứ vô lượng tâm. Một mặt là công việc hành trì cá nhân nhằm trau dồi các đức tính tích cực của tâm. Mặt khác là trách nhiệm chuyển dịch thành quả thực hành của cá nhân thành đối tượng thực hành chung cho cộng đồng. Lộ trình đi từ sự tinh tế của ý thức cá nhân đến việc chia sẻ nó trong phạm vi của mối tương hệ, là một hành động nên được áp dụng vào các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, mà không nên đóng khung nó trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo. Vì bản chất tăng trưởng của Bồ đề tâm chính là sự biểu hiện khuynh hướng phóng khoáng, giải phóng cá tính vị kỷ hẹp hòi của cá nhân, giúp cá nhân hội nhập vào môi trường đại chúng. Chứng tỏ rằng, Bồ đề tâm là sức mạnh phá bỏ mọi cấu trúc tư duy giới hạn trong các mối quan hệ về chính trị, các thể thức tổ chức xã hội và các ấn định giá trị văn hóa khác.

Đứng trước những khủng hoảng có tính thời đại, những mâu thuẫn và đối nghịch về tư tưởng, xung đột, khủng bố và chiến tranh vũ lực, hơn bao giờ hết, vấn đề suy nghiệm và áp dụng việc thực hành giáo lý Tứ vô lượng tâm quả là điều cần thiết, cấp bách và căn bản. Suy nghĩ cởi mở và tiến bộ này không chỉ giúp con người giải quyết kịp thời thực trạng hiện tại, mà còn xây dựng một viễn cảnh tương lai lâu dài vì sự bình an của nhân loại. Thành quả của việc hành trì Tứ vô lượng tâm sẽ trở thành nếp hành xử tốt đẹp, khẳng định tình đoàn kết và tương trợ. Xa hơn, giáo lý Tứ vô lượng tâm thể hiện được khía cạnh năng động của tinh thần bất bạo động đầy tính nhân bản của Phật giáo. Nó tiêu biểu cho giá trị đạo đức áp dụng vào đời sống để khai mở khả năng tích cực của tự thân lòng thương yêu đối với tha nhân hữu tình. Phương châm này cũng có thể giúp chúng ta hiểu theo một hàm ý rộng hơn của việc hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm. Ý thức được tầm quan trọng về sự liên đới trong tồn tại và phát triển, hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm là nền tảng căn bản giúp con người khả năng đối kháng hữu hiệu những vấn đề bất ổn trong các thỏa hiệp và nỗ lực ngoại giao chính trị. Giáo lý Tứ vô lượng tâm là một phương thức định hướng tốt đẹp cho mọi hoạt động của con người, vì nó thể hiện được tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện ý thức con người thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa về một sự tồn tại phụ thuộc tất yếu. Nhưng thực hành nó không giống như vai trò của một chính khách thông thường đang thực thi một phương sách chính trị - xã hội, mà là một thử thách tâm linh - vô ngã và vị tha. Thử thách ấy nhằm rèn luyện các trạng thái tích cực của tâm để phát huy bản chất cao thượng đang khi đối diện với tình thế đầy khả năng oán giận và thịnh nộ.

Hành trì giáo lý Tứ vô lượng tâm giúp chúng ta đánh giá các vấn đề và sự kiện một cách sáng suốt và khách quan. Chúng ta không còn bị vướng mắc vào thành kiến tiêu cực để chỉ trích hay qui kết thành thù hận. Bởi vì chúng ta ý thức được rằng trong các cộng đồng xã hội, con người luôn có những khác biệt về quan điểm và quyền lợi. Vì vậy, chúng ta không thể dùng thành kiến bảo thủ cá nhân như là một giá trị chuẩn để hành xử trong các mối quan hệ. Bài học mà chúng ta rút ra được từ giáo lý Tứ vô lượng tâm là con người phải vượt qua những cá tính hẹp hòi của bản chất thấp kém để nhận ra được bản chất chung lớn lao hơn của cuộc đời, đó là tìm cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau. Chúng ta nên suy ngẫm lời dạy rất căn bản và hợp thời của Đức Tenzin Gyatso, rằng "Trên tất cả, chúng ta cần phải chấm dứt lối suy nghĩ về bản thân chúng ta là người Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nga, hay Mỹ, hoặc bản thân chúng ta là người thuộc về Do Thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo hoặc Hồi giáo. Mà, chúng ta cần phải nhận ra rằng diện mạo đầu tiên của chúng ta là con người và sự trung thành trước tiên của chúng ta là chủ nghĩa nhân đạo (humanitarianism)". (Sunday Times of India, 24-11-02).

Chú thích:

(1) Kinh Cankì số 95, Trung Bộ II (Viết tắt Tr.II).
(2) Xem kinh Maghandya số 75 và kinh Subha số 99, Tr.II.
(3) Kinh Ví Dụ Con Rắn số 22, Trung Bô kinh I (Viết tắt Tr.I).
(4) Kinh Bát Thành số 52, Đại kinh Giáo Giới La Hầu La số 61, Makhadeva số 83, Dhànanjàni số 97, tr.II; kinh A Na Luật số 127, Tr.III.
(5) Kinh Rathapàla số 82, Tr.I.
(6) Kinh Đại kinh Sư Tử Hống số 12, Tr.II.
(7) Sđd.
(8) Kinh Cankì số 95, Tr.II.

Trích: Nguyệt san Giác Ngộ, số 88-89, 2003

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-03-2004