BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


HOẰNG PHÁP XƯA VÀ NAY

Tỳ kheo Thiện Minh


Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp. Trước khi chư Tăng lên đường vận chuyển pháp luân, Đức Phật có nhắn nhủ “Các thầy vì lợi ích lớn của chư Thiên và loài người, nên Quý thầy không đi hai người một ngả” Qua lời dạy của Đức Phật Thích Ca chúng ta thấy Ngài rất quan tâm đến tầm quan trọng của việc hoằng pháp lợi sinh. Nếu đi hai người một ngả thì chỉ có ba mươi nẽo đường hoằng pháp, còn mỗi người một ngả thì được sáu mươi ngả đường có đệ tử của Phật Thích Ca hoằng pháp. Ngày nay Quốc gia nào có Giáo hội thì quốc gia đó chắc chắn có Ban Hoằng pháp. Đôi khi phương tiện hoằng pháp mỗi nơi có khác nhau, nhưng đều nhắm đến chúng sanh am tường chánh pháp của đức Từ bi. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất cho giới Phật giáo tại Việt Nam, ban Hoằng pháp của Giáo hội là một trong những ban hoạt động tích cực và nổi bật. Nhiệm kỳ V (2003-2007), Ban Hoằng pháp TW.GHPGVN nhận thấy tầm quan trọng đó nên thành lập thêm những tiểu ban trực thuộc Ban Hoằng pháp TW., gồm các tiểu ban: Giảng sư đoàn, Biên soạn giáo lý, Vùng sâu vùng xa, Bảo trợ, Thông tin, nhằm mục đích đẩy mạnh nghành hoằng pháp.

1. Hoằng pháp ngày xưa

1.1 Ý nghĩa và lợi ích: là giúp cho chúng sanh hiểu được thiện ác. Nhằm phát huy điều thiện và xa lìa điều ác, vì mục tiêu của đạo phật là không làm điều ác, thực hành các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch. Hoằng pháp ở đây chúng ta hiểu đa diện chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy giáo pháp hay biên soạn giáo lý. Ngày xưa Đức Phật và chư thinh văn đệ tử của ngài đi trì bình khất thực mỗi buổi sáng cũng là hình thức hoằng dương chánh pháp. Hình thức này rất hữu hiệu và thực tiễn trong đời sống hằng ngày. Có rất nhiều người khi thấy Đức Phật trì bình khất thực khởi lòng tín thành và quy y. Đi khất thực là hình thức nhập thế của Đức Phật Thích Ca, vừa chứng tỏ con người có hoạt với xã hội, tạo duyên lành cho chúng sanh gieo duyên lành trong chánh pháp; cơ hội giảng dạy giáo lý bằng phương pháp lý thuyết và thực hành; Khất thực là hình thức thể hiện hạnh từ bi bác ái, tinh tiến và nhẫn nại trong giáo lý đạo Phật. Trong kinh luật truyền thống hạnh đi trì bình khất thực là đời sống của chư Phật, chứ không phải là tài sản riêng của Phật Thích Ca.

1.2 Phương tiện: Thông thường chúng ta thấy Đức Phật hoằng pháp ngày xưa bằng hai phương tiện, đó là: đi bộ và thần thông. Trong Tăng Chi bộ kinh, chúng ta thấy lịch sinh hoạt của Phật Thích Ca mỗi ngày:

- Buổi sáng đi trì bình khất thực
- Buổi chiều thuyết pháp độ chúng sanh
- Buổi tối dạy đạo chư Tăng
- Khuya giải đáp thắc mắc của chư Thiên
- Rạng đông nhập từ bi quán để tìm chúng sanh hữu duyên tiếp độ.

Như vậy 5 phận sự của Đức Phật đều nhằm đến việc hoằng pháp. Thường thường là ngài đi bộ từ làng nay qua làng khác.Từ Bồ đề đạo tràng đến vườn Lộc Uyển Ba La Nại khoảng cách 16 do tuần, chúng ta thấy trong kinh điển Đức Phật đi bộ để thuyết bài pháp đầu tiên cho năm thầy Kiều Trần Như và trước khi tịch diệt, bị căn bịnh kiết lỵ hành hạ, Ngài vẫn đi bộ đến thành Kusinara để viên tịch. Vấn đề đặt ra ở đây: nếu cả đời Ngài đều đi bộ thì khi đi đến dòng sông thì Ngài xử lý như thế nào? Xuống thuyền qua sông hay là dùng thần thông? Xuống thuyền thì cước phí thuyền Ngài phải giải quyết ra sao một khi Ngài không giữ tiền? Còn dùng thần thông thì đệ tử phàm tục của Ngài giải quyết như thế nào? Lại nữa thời Đức Phật có cả thảy 16 nước Cộng hòa, đa số là vua chúa và những người có địa vị thời đó đều là đệ tử của Phật Thích Ca. Giả sử đệ tử của ngài ở quốc độ khác thỉnh đi thọ trai thì phương tiện đi ra sao? Nếu đi bộ thì không kịp giờ ngọ! Như vậy đi bộ được xem như l nghệ thuật hoằng php của Phật Thích Ca.

Trong kinh Trung Bộ kinh chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp, Phật Thích Ca dùng thần thông để tiếp độ chúng sanh trong những trường hợp cần thiết: Trừơng hợp tế độ Angulimàla, Phạm thiên Baka, Dạ xoa Alavaka, thuyết pháp tế độ Phật mẫu ở cung trời Đạo Lợi v.v…

1.3 Tư cách: Người hoằng pháp phải có tư cách đạo đức. Thiếu yếu tố này, công cuộc hoằng pháp bị hạn chế. Đức Phật không giới hạn người hoằng pháp là người xuất gia. Là bậc xuất gia thì phải có Tam y và quả bát, gìn giữ giới học cho trang nghiêm và thanh tịnh. Người cư sĩ thì tối thiểu nghiêm trì tốt đẹp năm giới. Nền tảng giáo dục căn bản của Phật giáo là: Giới – Định - Tuệ. Ba thành phần này không thể tách rời nhau được, mà phải liên kết với nhau chặt chẻ như hình với bóng. Giới năng sanh định và tuệ, không giới là không có định và tuệ. Người hoằng pháp thiếu giới luật giảng dạy Phật pháp, người nghe cũng thiếu tập trung. Vì thông thường người thầy phải gương mẫu. Trong luật tạng, Đức Phật cấm giảng pháp với những hạng người vô bịnh có cầm: dù, gậy, dao gươm, súng đạn, mang giầy dép, ngồi hoặc nằm trên giường, đội khăn, ngồi cao hơn mình, đi trước mình. Tất cả những giới Đức Phật cấm trên nhắm đến người nghe phải tuyệt đối tôn kính Pháp bảo. Người nghe phải có lòng tin nơi người thuyết giảng, phải hiểu và hành Phật pháp thì mới có kết quả. Thiếu niềm tin là thiếu tất cả. Có tin thì mới có tấn, niệm, định và tuệ.

1.4 Bốn cách thuyết giảng của Đức Phật:

Thường trong một bài thuyết pháp của Đức Phật, Ngài sử dụng bốn phương pháp để người nghe dễ lãnh hội: Giải thích, Thuyết phục, Sách tấn, Khích lệ. Giải thích giáo lý để người nghe nhận chân được nhân quả rõ ràng để bỏ tà quy chánh, lìa bờ mê hướng bến giác, chấm dứt sanh tử luân hồi. Thuyết phục là chỉ cho người nghe thấy được giá trị của Pháp bảo, không dám dễ duôi quên mình. Sách tấn nhằm động viên người nghe nhiệt tâm tinh cần trong chánh pháp, giảm thiểu lười biếng, vì lười biếng không tiến bộ trong nhà phật, gia tăng hạnh tinh tiến và nhẫn nại. Khích lệ là chỉ cho người nghe thấy được điều lợi ích khi thực hành chánh pháp.

1.5 Nhiệm vụ người giảng và kết quả của người nghe: Trong Tăng Chi kinh, Đức Phật dạy người giảng pháp phải có và thông hiểu năm phận sự của mình (dhammadesakadhamma):

- Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao
- Thuyết y cứ theo pháp môn và kinh điển
- Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích
- Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp
- Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích, khen mình chê người.

Người giảng pháp thiếu một trong năm chi phần này xem như là nhiệm vụ người hoằng pháp không hoàn hảo. Thuyết pháp chứ không phải là hùng biện như những nhà tâm lý và chánh trị. Không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện tri kiến cá nhân của mình, không nên lấy hiểu biết thế học của mình hay một danh nhân nào đó cho là Phật thuyết giảng, lại càng không nên lấy giáo lý của Đức Phật châm chích, chê bai người này nguời nọ, không nên lấy giáo lý của Đức Phật để làm vũ khí bắn phá những học thuyết khác nhằm để tô điểm bản ngã cá nhân của mình. Người giảng pháp, Đức Phật dạy phải giảng bằng ngôn ngữ từ bi hỷ xả, chí công vô tư, không vì lợi lộc, chỉ nhằm mục đích duy nhất để người nghe hiểu được lời Phật dạy, áp dụng tu hành, đoạn trừ tham sân si, chấm dứt sanh tử luân hồi.

Trong Tăng Chi kinh quyển ba, Đức Phật cũng dạy năm lợi ích của người nghe pháp (Dhammassavanànisamsa):

- Nghe được pháp chưa từng nghe
- Thông suốt pháp đã nghe
- Đoạn trừ được nghi hoặc
- Giúp tri kiến đúng đắn
- Nội tâm trong sáng

Trí tuệ phát sanh là nhờ đọc kinh sách, nghe thuyết giảng, chiêm nghiệm những gì đọc và nghe Phật pháp, tu tập thiền quán. Như vậy nghe Phật pháp là một trong những điều kiện để trí tuệ gia tăng. Có nghe thì mới hiểu, có hiểu thì mới hành, có hành thì mới thành. Đa số chư thiên và nhân loại giác ngộ và giải thoát nhờ nghe Phật pháp.

2. Hoằng Pháp Ngày Nay

2.1 Tụng kinh: Ngày nay đa số các chùa Phật tử đến tụng kinh công phu chiều rất đông, thậm chí tụng tam tạng. Đây là hình thức hơi khác biệt với thời Đức Phật còn sinh tiền. Việc làm đó không ngoài mục đích để người Phật tử thấm nhầm chánh pháp sau mỗi ngày tụng kinh. Người tụng kinh phải có chánh niệm và tỉnh thức thì mới tụng không lầm lẫn. Như vậy tụng kinh công phu cũng là hình thức gia tăng chánh niệm trong đời sống tu tập. Người tổ chức tụng kinh công phu cũng là người hoằng pháp.

Những lễ nghi trong đời sống của người cư sĩ như: đám ma, đám cưới, đám giổ đều cung thỉnh chư Tăng đến tụng kinh cầu nguyện và ban phúc lành, hình thức lễ nghi như vậy cũng là hoằng pháp. Thường những lễ nghi đó có tổ chức thuyết giảng Phật pháp để thí chủ tròn đủ tài thí, vật thí và pháp thí. Đám ma là một nghi lễ để giảng giải Phật pháp trong tang quyến có hiệu quả thiết thực. Vừa tụng kinh vừa giảng giáo lý vô thường để chỉ cho tang quyến thấy được sự tạm bợ của thế gian, nhằm nhàm chán để tu hành.

2.2 Viết kinh, dịch sách: Là bộ phận hoằng pháp lợi ích lớn và có giá trị cao. Thuyết pháp giống như gió thoảng mây bay, người nghe khó lãnh hội hoàn toàn. Nhưng kinh sách để đầu giường nghiền ngẫm năm này qua tháng nọ, giúp Phật tử dễ chiêm nghiệm và thực hành chánh pháp hơn. Xuất bản một quyển kinh và một tác phẩm thiền là một món quà tinh thần tuyệt vời, có khả năng chuyển đổi đời sống nội tâm của người Phật tử. Ấn tống, biếu tặng một quyển kinh cũng là nghệ thuật hoằng pháp. Nhân ngày sinh nhật của mình, vua Thái Lan, cho tái bản 45 quyển Tam tạng và 92 quyển chú giải để biếu tặng cho những ngôi chùa vùng sâu vùng xa để chư Tăng có đủ điều kiện học Phật pháp.

2.3 Xây một mái chùa: Nhiều ngôi chùa ở các nước Phật giáo cũng như ở Việt Nam thể hiện nghệ thuật kiến trúc khá độc đáo. Đường nét kiến trúc gắn liền với chánh pháp. Nhìn mái chùa cong cong giúp tâm hồn người Phật tử cũng như không Phật tử làm nhẹ bớt đi những ưu phiền trong cuộc sống. Người có tâm hồn nghệ sĩ nhìn mái chùa học được giáo lý của Đức Phật qua việc ẩn dụ trong đường nét nghệ thuật kiến trúc. Đúng là mái chùa che chở hồn dân tộc, mái chùa là bài pháp vô ngôn.

2.4 Phương tiện: Có thể nói phương tiện hoằng pháp ngày nay có phần thuận lợi hơn thời Đức Phật. Nói là thuận lợi nhưng chưa dám nói là thành công. Chư Tăng hoằng pháp từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác phương tiện di chuyển bằng xe và bằng máy bay hay bằng tàu điện. Có thể trong một ngày, sáng chư Tăng thuyết pháp ở quốc gia này, chiều thuyết pháp ở quốc gia khác. Có những trường hợp người Phật tử hấp hối trong bịnh viện ở bên kia bán cầu cần nghe lời kinh và đạo từ của sư phụ họ, bằng phương tiện điện thoại là họ có thể thực hiện được tâm nguyện của người hấp hối.

Đoàn từ thiện của Phật giáo phát quà cho những người bị thiên tai và vùng sâu vùng xa cũng thể hiện tinh thần hoằng pháp lợi sinh. Buổi cơm cho người già, giếng nước làng quê, nhà tình thương được xây dựng, những trẻ em lang thang đường phố và những trẻ em bất hạnh thiếu cha mẹ được giới Phật giáo chăm sóc và nuôi nấng ăn học nên người. Những nghĩa cử đó chỉ tỏ tấm lòng từ thiện, nhưng tính chất hoằng pháp không thể không có.

2.5 Hoằng Pháp của GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm 1981, cho đến nay có cả thảy 5 nhiệm kỳ.Trưởng ban Hoằng pháp là Hoà Thượng Trí Quảng. Thành quả của Ban Hoằng pháp là đào tạo các khoá Giảng sư để có đủ đội ngũ hoằng pháp các tỉnh thành, xuất bản kinh sách để đáp ứng nhu cầu giới Phật tử. Các tỉnh thành đều có Ban Hoằng pháp. Các chùa lớn đều có tổ thuyết pháp ngày chủ nhật, ngày sám hối và ngày bát quan. Tp. Hồ Chí Minh có những điểm thuyết pháp lớn như: Chùa Ấn Quang, Chùa Xá Lợi, Chùa Kỳ Viên, Tịnh Xá Trung Tâm, chùa Phước Viên, Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền Viện Vạn Hạnh. Những người thuyết giảng ở đây là thành viên của Ban Hoằng pháp Trung ương. Phật tử tham dự từ 200 người trở lên.

2.5 Chương trình Paltalk trong Internet

Khoảng năm 2000 chương trình Paltalk được phổ biến cho chúng ta sử dụng để liên lạc lẫn nhau và hẹn gặp gỡ trên những room theo sở thích. Có thể vào nghe nhạc, hài kịch, thảo luận, học ngoại ngữ và học giáo lý các tôn giáo. Vừa nghe, vừa học mà cũng có thể chat vui đùa lẫn nhau. Tóm lại Paltalk là phương tiện thông tin hiện đại của thế kỷ XXI. Mặc dù là thế giới ảo, nhưng trong thực có ảo trong ảo có thực.

Đầu năm 2003, chương trình này phổ thông trong giới Phật giáo. Các Room Phật pháp được thành lập để thỉnh quý Thầy Cô lên thuyết giảng chuyên đề giáo lý cho Phật tử trên thế giới. Những room phổ thông đó là: Sinh hoạt Phật pháp, Thảo luận Phật pháp, Diệu pháp, Diễn đàn Phật giáo Nguyên thuỷ, Phật học đường Vạn Hạnh, diễn đàn Phật giáo Nam tông, lớp học - Phạm Gia Trang, Phật học viện Abhidhamma. Những room này sinh hoạt không khác một ngôi chùa. Người nghe ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Điều kiện được vào nghe thuyết giảng không khó, người trẻ tuổi cũng như lớn tuổi cũng đều tham dự được. Vời một máy vi tính có thể cả gia đình nghe được Phật pháp. Có thể vừa nghe pháp, vừa đọc những tài liệu Phật pháp trong mạng internet và chat nhau với các bạn đạo. Điều kiện cần nghe Phật pháp trên Paltalk:

- Có một máy vi tính nối mạng được
- Tải phần mềm Paltalk trong mục paltalk.com
- Đặt nickname và sau đó sign on
- Vào được Paltalk, chọn groups
- Trong mục groups, chọn by language Asia: the far and east
- Sẽ có những room bằng tiếng Việt
- Sau đó chọn room Phật pháp.

Hình như những room Phật pháp này có những room sinh hoạt 24/24 lúc nào chúng ta vào cũng có thể tham gia sinh hoạt Phật pháp đựơc.

Tóm lại nghe pháp bằng Paltalk là một thành tựu của nền khoa học điện toán đương đại, giúp cho chúng ta thấy thế giới quá gần, tạo nên con người gần gũi và thân thiện với nhau. Nếu có webcam có thể nhìn thấy chân dung lẫn nhau. Có rất nhiều người ở hải ngoại hiểu Phật pháp và trao giồi tiếng mẹ là nhờ vào những room trên Paltalk.

Hoằng pháp xưa và nay tuy hình thức khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ văn minh của con người, nhưng mục đích đều hướng dẫn đại chúng thâm nhập và liễu ngộ chánh pháp. Xưa phương tiện có phần nhiêu khê và vất vả nhưng phẩm chất và kết quả thì vẫn chiếm ưu thế. Ngày nay nền khoa học tiến triển phương tiện hiểu và biết Phật pháp rất dễ dàng. Có thể ngồi trên máy vi tính chúng ta có thể giải đáp và học được tất cả kinh điển Phật giáo bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng thông thường văn minh và thuận lợi chừng nào thì con người dẫn đến tinh trạng lười biếng và phẩm chất đạo đức suy giảm.

Trích: Nội San CHUYỂN PHÁP LUÂN, 01-2004, GHPGVN.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-02-2004

Hoang phap xua & nay
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


HOẰNG PHÁP XƯA VÀ NAY

Tỳ kheo Thiện Minh


Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp. Trước khi chư Tăng lên đường vận chuyển pháp luân, Đức Phật có nhắn nhủ “Các thầy vì lợi ích lớn của chư Thiên và loài người, nên Quý thầy không đi hai người một ngả” Qua lời dạy của Đức Phật Thích Ca chúng ta thấy Ngài rất quan tâm đến tầm quan trọng của việc hoằng pháp lợi sinh. Nếu đi hai người một ngả thì chỉ có ba mươi nẽo đường hoằng pháp, còn mỗi người một ngả thì được sáu mươi ngả đường có đệ tử của Phật Thích Ca hoằng pháp. Ngày nay Quốc gia nào có Giáo hội thì quốc gia đó chắc chắn có Ban Hoằng pháp. Đôi khi phương tiện hoằng pháp mỗi nơi có khác nhau, nhưng đều nhắm đến chúng sanh am tường chánh pháp của đức Từ bi. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức duy nhất cho giới Phật giáo tại Việt Nam, ban Hoằng pháp của Giáo hội là một trong những ban hoạt động tích cực và nổi bật. Nhiệm kỳ V (2003-2007), Ban Hoằng pháp TW.GHPGVN nhận thấy tầm quan trọng đó nên thành lập thêm những tiểu ban trực thuộc Ban Hoằng pháp TW., gồm các tiểu ban: Giảng sư đoàn, Biên soạn giáo lý, Vùng sâu vùng xa, Bảo trợ, Thông tin, nhằm mục đích đẩy mạnh nghành hoằng pháp.

1. Hoằng pháp ngày xưa

1.1 Ý nghĩa và lợi ích: là giúp cho chúng sanh hiểu được thiện ác. Nhằm phát huy điều thiện và xa lìa điều ác, vì mục tiêu của đạo phật là không làm điều ác, thực hành các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch. Hoằng pháp ở đây chúng ta hiểu đa diện chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy giáo pháp hay biên soạn giáo lý. Ngày xưa Đức Phật và chư thinh văn đệ tử của ngài đi trì bình khất thực mỗi buổi sáng cũng là hình thức hoằng dương chánh pháp. Hình thức này rất hữu hiệu và thực tiễn trong đời sống hằng ngày. Có rất nhiều người khi thấy Đức Phật trì bình khất thực khởi lòng tín thành và quy y. Đi khất thực là hình thức nhập thế của Đức Phật Thích Ca, vừa chứng tỏ con người có hoạt với xã hội, tạo duyên lành cho chúng sanh gieo duyên lành trong chánh pháp; cơ hội giảng dạy giáo lý bằng phương pháp lý thuyết và thực hành; Khất thực là hình thức thể hiện hạnh từ bi bác ái, tinh tiến và nhẫn nại trong giáo lý đạo Phật. Trong kinh luật truyền thống hạnh đi trì bình khất thực là đời sống của chư Phật, chứ không phải là tài sản riêng của Phật Thích Ca.

1.2 Phương tiện: Thông thường chúng ta thấy Đức Phật hoằng pháp ngày xưa bằng hai phương tiện, đó là: đi bộ và thần thông. Trong Tăng Chi bộ kinh, chúng ta thấy lịch sinh hoạt của Phật Thích Ca mỗi ngày:

- Buổi sáng đi trì bình khất thực
- Buổi chiều thuyết pháp độ chúng sanh
- Buổi tối dạy đạo chư Tăng
- Khuya giải đáp thắc mắc của chư Thiên
- Rạng đông nhập từ bi quán để tìm chúng sanh hữu duyên tiếp độ.

Như vậy 5 phận sự của Đức Phật đều nhằm đến việc hoằng pháp. Thường thường là ngài đi bộ từ làng nay qua làng khác.Từ Bồ đề đạo tràng đến vườn Lộc Uyển Ba La Nại khoảng cách 16 do tuần, chúng ta thấy trong kinh điển Đức Phật đi bộ để thuyết bài pháp đầu tiên cho năm thầy Kiều Trần Như và trước khi tịch diệt, bị căn bịnh kiết lỵ hành hạ, Ngài vẫn đi bộ đến thành Kusinara để viên tịch. Vấn đề đặt ra ở đây: nếu cả đời Ngài đều đi bộ thì khi đi đến dòng sông thì Ngài xử lý như thế nào? Xuống thuyền qua sông hay là dùng thần thông? Xuống thuyền thì cước phí thuyền Ngài phải giải quyết ra sao một khi Ngài không giữ tiền? Còn dùng thần thông thì đệ tử phàm tục của Ngài giải quyết như thế nào? Lại nữa thời Đức Phật có cả thảy 16 nước Cộng hòa, đa số là vua chúa và những người có địa vị thời đó đều là đệ tử của Phật Thích Ca. Giả sử đệ tử của ngài ở quốc độ khác thỉnh đi thọ trai thì phương tiện đi ra sao? Nếu đi bộ thì không kịp giờ ngọ! Như vậy đi bộ được xem như l nghệ thuật hoằng php của Phật Thích Ca.

Trong kinh Trung Bộ kinh chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp, Phật Thích Ca dùng thần thông để tiếp độ chúng sanh trong những trường hợp cần thiết: Trừơng hợp tế độ Angulimàla, Phạm thiên Baka, Dạ xoa Alavaka, thuyết pháp tế độ Phật mẫu ở cung trời Đạo Lợi v.v…

1.3 Tư cách: Người hoằng pháp phải có tư cách đạo đức. Thiếu yếu tố này, công cuộc hoằng pháp bị hạn chế. Đức Phật không giới hạn người hoằng pháp là người xuất gia. Là bậc xuất gia thì phải có Tam y và quả bát, gìn giữ giới học cho trang nghiêm và thanh tịnh. Người cư sĩ thì tối thiểu nghiêm trì tốt đẹp năm giới. Nền tảng giáo dục căn bản của Phật giáo là: Giới – Định - Tuệ. Ba thành phần này không thể tách rời nhau được, mà phải liên kết với nhau chặt chẻ như hình với bóng. Giới năng sanh định và tuệ, không giới là không có định và tuệ. Người hoằng pháp thiếu giới luật giảng dạy Phật pháp, người nghe cũng thiếu tập trung. Vì thông thường người thầy phải gương mẫu. Trong luật tạng, Đức Phật cấm giảng pháp với những hạng người vô bịnh có cầm: dù, gậy, dao gươm, súng đạn, mang giầy dép, ngồi hoặc nằm trên giường, đội khăn, ngồi cao hơn mình, đi trước mình. Tất cả những giới Đức Phật cấm trên nhắm đến người nghe phải tuyệt đối tôn kính Pháp bảo. Người nghe phải có lòng tin nơi người thuyết giảng, phải hiểu và hành Phật pháp thì mới có kết quả. Thiếu niềm tin là thiếu tất cả. Có tin thì mới có tấn, niệm, định và tuệ.

1.4 Bốn cách thuyết giảng của Đức Phật:

Thường trong một bài thuyết pháp của Đức Phật, Ngài sử dụng bốn phương pháp để người nghe dễ lãnh hội: Giải thích, Thuyết phục, Sách tấn, Khích lệ. Giải thích giáo lý để người nghe nhận chân được nhân quả rõ ràng để bỏ tà quy chánh, lìa bờ mê hướng bến giác, chấm dứt sanh tử luân hồi. Thuyết phục là chỉ cho người nghe thấy được giá trị của Pháp bảo, không dám dễ duôi quên mình. Sách tấn nhằm động viên người nghe nhiệt tâm tinh cần trong chánh pháp, giảm thiểu lười biếng, vì lười biếng không tiến bộ trong nhà phật, gia tăng hạnh tinh tiến và nhẫn nại. Khích lệ là chỉ cho người nghe thấy được điều lợi ích khi thực hành chánh pháp.

1.5 Nhiệm vụ người giảng và kết quả của người nghe: Trong Tăng Chi kinh, Đức Phật dạy người giảng pháp phải có và thông hiểu năm phận sự của mình (dhammadesakadhamma):

- Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao
- Thuyết y cứ theo pháp môn và kinh điển
- Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích
- Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp
- Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích, khen mình chê người.

Người giảng pháp thiếu một trong năm chi phần này xem như là nhiệm vụ người hoằng pháp không hoàn hảo. Thuyết pháp chứ không phải là hùng biện như những nhà tâm lý và chánh trị. Không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện tri kiến cá nhân của mình, không nên lấy hiểu biết thế học của mình hay một danh nhân nào đó cho là Phật thuyết giảng, lại càng không nên lấy giáo lý của Đức Phật châm chích, chê bai người này nguời nọ, không nên lấy giáo lý của Đức Phật để làm vũ khí bắn phá những học thuyết khác nhằm để tô điểm bản ngã cá nhân của mình. Người giảng pháp, Đức Phật dạy phải giảng bằng ngôn ngữ từ bi hỷ xả, chí công vô tư, không vì lợi lộc, chỉ nhằm mục đích duy nhất để người nghe hiểu được lời Phật dạy, áp dụng tu hành, đoạn trừ tham sân si, chấm dứt sanh tử luân hồi.

Trong Tăng Chi kinh quyển ba, Đức Phật cũng dạy năm lợi ích của người nghe pháp (Dhammassavanànisamsa):

- Nghe được pháp chưa từng nghe
- Thông suốt pháp đã nghe
- Đoạn trừ được nghi hoặc
- Giúp tri kiến đúng đắn
- Nội tâm trong sáng

Trí tuệ phát sanh là nhờ đọc kinh sách, nghe thuyết giảng, chiêm nghiệm những gì đọc và nghe Phật pháp, tu tập thiền quán. Như vậy nghe Phật pháp là một trong những điều kiện để trí tuệ gia tăng. Có nghe thì mới hiểu, có hiểu thì mới hành, có hành thì mới thành. Đa số chư thiên và nhân loại giác ngộ và giải thoát nhờ nghe Phật pháp.

2. Hoằng Pháp Ngày Nay

2.1 Tụng kinh: Ngày nay đa số các chùa Phật tử đến tụng kinh công phu chiều rất đông, thậm chí tụng tam tạng. Đây là hình thức hơi khác biệt với thời Đức Phật còn sinh tiền. Việc làm đó không ngoài mục đích để người Phật tử thấm nhầm chánh pháp sau mỗi ngày tụng kinh. Người tụng kinh phải có chánh niệm và tỉnh thức thì mới tụng không lầm lẫn. Như vậy tụng kinh công phu cũng là hình thức gia tăng chánh niệm trong đời sống tu tập. Người tổ chức tụng kinh công phu cũng là người hoằng pháp.

Những lễ nghi trong đời sống của người cư sĩ như: đám ma, đám cưới, đám giổ đều cung thỉnh chư Tăng đến tụng kinh cầu nguyện và ban phúc lành, hình thức lễ nghi như vậy cũng là hoằng pháp. Thường những lễ nghi đó có tổ chức thuyết giảng Phật pháp để thí chủ tròn đủ tài thí, vật thí và pháp thí. Đám ma là một nghi lễ để giảng giải Phật pháp trong tang quyến có hiệu quả thiết thực. Vừa tụng kinh vừa giảng giáo lý vô thường để chỉ cho tang quyến thấy được sự tạm bợ của thế gian, nhằm nhàm chán để tu hành.

2.2 Viết kinh, dịch sách: Là bộ phận hoằng pháp lợi ích lớn và có giá trị cao. Thuyết pháp giống như gió thoảng mây bay, người nghe khó lãnh hội hoàn toàn. Nhưng kinh sách để đầu giường nghiền ngẫm năm này qua tháng nọ, giúp Phật tử dễ chiêm nghiệm và thực hành chánh pháp hơn. Xuất bản một quyển kinh và một tác phẩm thiền là một món quà tinh thần tuyệt vời, có khả năng chuyển đổi đời sống nội tâm của người Phật tử. Ấn tống, biếu tặng một quyển kinh cũng là nghệ thuật hoằng pháp. Nhân ngày sinh nhật của mình, vua Thái Lan, cho tái bản 45 quyển Tam tạng và 92 quyển chú giải để biếu tặng cho những ngôi chùa vùng sâu vùng xa để chư Tăng có đủ điều kiện học Phật pháp.

2.3 Xây một mái chùa: Nhiều ngôi chùa ở các nước Phật giáo cũng như ở Việt Nam thể hiện nghệ thuật kiến trúc khá độc đáo. Đường nét kiến trúc gắn liền với chánh pháp. Nhìn mái chùa cong cong giúp tâm hồn người Phật tử cũng như không Phật tử làm nhẹ bớt đi những ưu phiền trong cuộc sống. Người có tâm hồn nghệ sĩ nhìn mái chùa học được giáo lý của Đức Phật qua việc ẩn dụ trong đường nét nghệ thuật kiến trúc. Đúng là mái chùa che chở hồn dân tộc, mái chùa là bài pháp vô ngôn.

2.4 Phương tiện: Có thể nói phương tiện hoằng pháp ngày nay có phần thuận lợi hơn thời Đức Phật. Nói là thuận lợi nhưng chưa dám nói là thành công. Chư Tăng hoằng pháp từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác phương tiện di chuyển bằng xe và bằng máy bay hay bằng tàu điện. Có thể trong một ngày, sáng chư Tăng thuyết pháp ở quốc gia này, chiều thuyết pháp ở quốc gia khác. Có những trường hợp người Phật tử hấp hối trong bịnh viện ở bên kia bán cầu cần nghe lời kinh và đạo từ của sư phụ họ, bằng phương tiện điện thoại là họ có thể thực hiện được tâm nguyện của người hấp hối.

Đoàn từ thiện của Phật giáo phát quà cho những người bị thiên tai và vùng sâu vùng xa cũng thể hiện tinh thần hoằng pháp lợi sinh. Buổi cơm cho người già, giếng nước làng quê, nhà tình thương được xây dựng, những trẻ em lang thang đường phố và những trẻ em bất hạnh thiếu cha mẹ được giới Phật giáo chăm sóc và nuôi nấng ăn học nên người. Những nghĩa cử đó chỉ tỏ tấm lòng từ thiện, nhưng tính chất hoằng pháp không thể không có.

2.5 Hoằng Pháp của GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm 1981, cho đến nay có cả thảy 5 nhiệm kỳ.Trưởng ban Hoằng pháp là Hoà Thượng Trí Quảng. Thành quả của Ban Hoằng pháp là đào tạo các khoá Giảng sư để có đủ đội ngũ hoằng pháp các tỉnh thành, xuất bản kinh sách để đáp ứng nhu cầu giới Phật tử. Các tỉnh thành đều có Ban Hoằng pháp. Các chùa lớn đều có tổ thuyết pháp ngày chủ nhật, ngày sám hối và ngày bát quan. Tp. Hồ Chí Minh có những điểm thuyết pháp lớn như: Chùa Ấn Quang, Chùa Xá Lợi, Chùa Kỳ Viên, Tịnh Xá Trung Tâm, chùa Phước Viên, Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền Viện Vạn Hạnh. Những người thuyết giảng ở đây là thành viên của Ban Hoằng pháp Trung ương. Phật tử tham dự từ 200 người trở lên.

2.5 Chương trình Paltalk trong Internet

Khoảng năm 2000 chương trình Paltalk được phổ biến cho chúng ta sử dụng để liên lạc lẫn nhau và hẹn gặp gỡ trên những room theo sở thích. Có thể vào nghe nhạc, hài kịch, thảo luận, học ngoại ngữ và học giáo lý các tôn giáo. Vừa nghe, vừa học mà cũng có thể chat vui đùa lẫn nhau. Tóm lại Paltalk là phương tiện thông tin hiện đại của thế kỷ XXI. Mặc dù là thế giới ảo, nhưng trong thực có ảo trong ảo có thực.

Đầu năm 2003, chương trình này phổ thông trong giới Phật giáo. Các Room Phật pháp được thành lập để thỉnh quý Thầy Cô lên thuyết giảng chuyên đề giáo lý cho Phật tử trên thế giới. Những room phổ thông đó là: Sinh hoạt Phật pháp, Thảo luận Phật pháp, Diệu pháp, Diễn đàn Phật giáo Nguyên thuỷ, Phật học đường Vạn Hạnh, diễn đàn Phật giáo Nam tông, lớp học - Phạm Gia Trang, Phật học viện Abhidhamma. Những room này sinh hoạt không khác một ngôi chùa. Người nghe ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Điều kiện được vào nghe thuyết giảng không khó, người trẻ tuổi cũng như lớn tuổi cũng đều tham dự được. Vời một máy vi tính có thể cả gia đình nghe được Phật pháp. Có thể vừa nghe pháp, vừa đọc những tài liệu Phật pháp trong mạng internet và chat nhau với các bạn đạo. Điều kiện cần nghe Phật pháp trên Paltalk:

- Có một máy vi tính nối mạng được
- Tải phần mềm Paltalk trong mục paltalk.com
- Đặt nickname và sau đó sign on
- Vào được Paltalk, chọn groups
- Trong mục groups, chọn by language Asia: the far and east
- Sẽ có những room bằng tiếng Việt
- Sau đó chọn room Phật pháp.

Hình như những room Phật pháp này có những room sinh hoạt 24/24 lúc nào chúng ta vào cũng có thể tham gia sinh hoạt Phật pháp đựơc.

Tóm lại nghe pháp bằng Paltalk là một thành tựu của nền khoa học điện toán đương đại, giúp cho chúng ta thấy thế giới quá gần, tạo nên con người gần gũi và thân thiện với nhau. Nếu có webcam có thể nhìn thấy chân dung lẫn nhau. Có rất nhiều người ở hải ngoại hiểu Phật pháp và trao giồi tiếng mẹ là nhờ vào những room trên Paltalk.

Hoằng pháp xưa và nay tuy hình thức khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ văn minh của con người, nhưng mục đích đều hướng dẫn đại chúng thâm nhập và liễu ngộ chánh pháp. Xưa phương tiện có phần nhiêu khê và vất vả nhưng phẩm chất và kết quả thì vẫn chiếm ưu thế. Ngày nay nền khoa học tiến triển phương tiện hiểu và biết Phật pháp rất dễ dàng. Có thể ngồi trên máy vi tính chúng ta có thể giải đáp và học được tất cả kinh điển Phật giáo bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng thông thường văn minh và thuận lợi chừng nào thì con người dẫn đến tinh trạng lười biếng và phẩm chất đạo đức suy giảm.

Trích: Nội San CHUYỂN PHÁP LUÂN, 01-2004, GHPGVN.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 12-02-2004