BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Chết là gì?

Tenzin Gyatso
Thiện Tri Thức dịch


Thực chất của sự chết là gì? Tại sao có những cái chết bình an và có những cái chết kinh hãi? Làm thế nào để đối diện với biến cố mà không ai mong muốn này trong tỉnh thức? Sau đây là những lời dạy của ngài Tenzin Gyatso về các vấn đề trên theo quan niệm của Phật giáo Tây Tạng.

Từ thuở bình minh của nhân loại, con người đã tự hỏi về biến cố không mong muốn là cái chết, trong khuôn khổ tôn giáo cũng như ở ngoài nó.

Trong lời dạy trước hết của mình, Đức Phật đã dạy Bốn chân lý cao thượng. Chân lý thứ nhất kêu gọi sự chú ý của chúng ta về thực tế của khổ đau, và đó là một điểm căn bản phải thừa nhận. Ba hình thức của khổ đau là: khổ của khổ, khổ của biến dịch và khổ truyền khắp mà người ta phải chịu vì bị đặt dưới ách của những phản ứng bị điều kiện hóa bởi một tiến trình nhiễm ô. Một khi biết được khổ, chúng ta còn phải khám phá những nguyên nhân của nó, rồi loại bỏ chúng. Bước tiến cốt ở trau giồi và sự chỉnh đốn của tâm thức để đưa đến sự dừng lại của khổ, nghĩa là sự tắt lụi những nguyên nhân của khổ. Đó là Bốn chân lý cao quý: khổ, những nguyên nhân của nó, sự dập tắt khổ và những nguyên nhân của nó, và những con đường dẫn đến sự tắt lụi.

Bốn chân lý cao quý có mười sáu điểm - bốn điểm cho mỗi chân lý. Sự khổ đau thật sự chính là bản chất vô thường, khổ, trống không và không có tự ngã. Người ta phân biệt hai loại vô thường, một hình thức biểu lộ và một hình thức vi tế. Loại vô thường vi tế này là một hiện tượng được các nhà bác học biết khá rõ khi họ nghiên cứu những tiến trình của nó trong các hạt căn bản. Những quan sát cho phép họ nhận ra rằng, trái với vẻ bên ngoài, trong một đồ vật cứng đặc như một cái bàn, ở bề ngoài thì giống như hôm qua, có những chuyển biến liên tục ở mức độ những hạt căn bản tạo thành vật đó. Những hạt này tan rã từng khoảng khắc này sang khoảnh khắc khác, cũng y như cách hiện hữu trong khoảnh khắc của những tri giác bên trong của chính người quan sát. Điều chúng ta gọi là vô thường vi tế là tiến trình tan rã từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, trong khi vô thường biểu lộ nói đến sự hủy diệt của một đồ vật hay đến cái chết của một sinh vật.

Chúng ta có nhiều lợi lạc khi nhớ đến cái chết. Vì, như đã nói, khi người ta ý thức được khổ đau và tìm kiếm những nguyên nhân của nó, người ta sẵn sàng đối diện với nó. Một ngày nào đó, cái chết sẽ ở trước mặt. Dầu không đáng ưa, những phản ứng từ nhân đến quả giữa những hành động bị ô nhiễm và những phiền não ký sinh đã làm cho cái chết thành một điều kiện của chính đời sống. Càng sớm nghĩ đến nó, các bạn càng sửa soạn tốt hơn, và điều đó sẽ giúp bạn vạo lúc quyết định. Thế nên cần nghĩ đến cái chết của mình.

Sự giải thích của bác sĩ Ian Stevenson, giáo sư của Đại học Virginia, về sự tái sinh soi sáng cho chủ đề này [*].

Nếu các bạn loại bỏ khả năng của sự tái sinh, sự thiền định về cái chết và vô thường trở nên kém quan trọng với bạn: thật vậy, nó căn cứ trên quy tắc một sự tương tục của tâm thức sau khi thân thể tan rã. Sự sửa soạn cho cái chết có thể là một giúp đỡ lớn lao cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ không bị lo âu xâm chiếm và hoàn toàn kinh hoàng trong tiến trình cuối cùng; ít ra tâm hồn bạn không làm tệ hơn tình thế vào lúc đó.

Trong viễn cảnh một dòng hiện sinh, tính chất của đời sau tùy thuộc vào đời này, vì những việc thiện do một lối sống đúng đắn trong đời này sẽ thọ nhận trong đời sau. Ngược lại, giận dữ, tham luyến... dẫn chúng ta đến những cái quá độ mà chúng ta phải chịu trong tương lai. Những phản ứng tình thức nặng nề này một phần là do ý niệm thường còn. Những yếu tố khác, như là ý niệm về một hiện hữu có tự tánh của những sự vật, bèn nhảy vào cuộc chơi. Khi làm cho niềm tin vào sự thường còn của bạn lung lay, bạn đã giảm bớt bao nhiêu sự luyến ái của bạn vào cuộc đời này; cho đến một ngày tính cách vô thường của mọi hình thức đời sống sẽ thấm nhuần thường trực tâm thức bạn. Từ đó, bạn biết rằng trong bản chất tất cả đều hướng đến sự tan rã và bạn sẽ ít bị thương tổn hơn trong lúc đối mặt với cái chết. Để chiến thắng nó một cách triệt để, các bạn phải chấm dứt những mối phiền não của bạn, vì sự tắt mất của chúng cũng chấm dứt đồng thời cả sự sinh và sự chết. Về phần điều phục những phiền não ký sinh, các bạn phải nỗ lực; cái đà trớn cần thiết này thì thiền định về cái chết và vô thường sẽ cung cấp cho bạn, nó làm nảy sinh nơi bạn một tình cảm chống đối. Thứ tình cảm này, đến lượt nó, sẽ thúc đẩy các bạn tìm kiếm những kỹ thuật để chiến thắng cái chết. Hơn nữa, sự thiền định về chủ đề này sẽ cho các bạn một sự thảnh thơi trước những bận tâm nhỏ bé giới hạn trong các mục đích của cuộc đời này.

Cái chết nhất định sẽ đến. Nếu các bạn dành những thì giờ tốt nhất cho những sự vật phù phiếm mà chểnh mảng không chuẩn bị, thì vào thời điểm ấy, các bạn sẽ không nghĩ đến điều gì khác hơn là nỗi tuyệt vọng của mình; nỗi sợ hãi của các bạn sẽ như mất một dịp may sự nghiệp nào đó. Đấy sẽ là một tai hại lớn. Nếu các bạn thường nghĩ đến nó, bạn biết rằng cái chết sắp đến, bạn có đủ thời giờ quen với ý tưởng ấy một cách nhẹ nhàng và khi nó hiện đến, các bạn sẽ thanh thản hơn - mặc dầu chính tai tôi đã nghe từ những người săn sóc cho người sắp chết rằng một số người bệnh không biết gì về những đời sau đôi khi chết bình an hơn những người tín đồ lo lắng cho đời tới của họ.

Khi sự chấm dứt đến gần, cần xoay những tư tưởng về sự thực hành. Tình trạng tâm thức vào giờ phút này là quyết định cho cái tiếp theo. Những giây phút cuối cùng này mang một năng lực đến nỗi công đức có được trong suốt cuộc đời không sánh kịp. Từ đó là tính chất quan trọng của việc nghiên cứu cái chết và làm quen với nó.

Bồ tát thừa - và hơn nữa là Mật thừa - chứa đựng những giáo huấn về ba loại thân, những thuộc tính của một vị Phật đã đạt đến chánh quả: Pháp thân (thân chân lý), Báo thân và Hóa thân. Ba thân này có mối tương quan với tiến trình ba phần mà chúng ta biết một cách tự nhiên trong điều kiện bình thường: cái chết, trung ấm và tái sinh. Ba con đường được đề nghị, chỉ bày làm thế nào rút tỉa lợi lạc từ các tình trạng bình thường này, chúng là phiên bản thô của những yếu tố giác ngộ. Những luận giải về những bản văn này, lĩnh vực đặc biệt của yoga tantra tối tượng, nhấn mạnh vào một sự hiểu biết cặn kẽ tiến trình của cái chết, xem như một điểm then chốt.

Về sự chuẩn bị, nó được diễn tả trong các kinh và các tantra. Trong các tantra, nó là đối tượng cho những bình luận ở mức độ ba tantra cấp dưới - hoạt động, thực hiện và yoga tantra - và cho những lời dạy dành cho yoga tantra tối thượng.

Cái chết được định nghĩa ra sao? Trong Viên ngọc của hiểu biết (Abhidharmakosha: A Tỳ Đạt Ma Câu Xá), theo Vasubandhu, cuộc sống là cái giá nâng đỡ của nhiệt và tâm thức, sự dừng lại của hoạt động này là cái chết. Thời gian thân thể vật chất và tâm thức kết hợp là đời sống, sự tách lìa chúng tạo ra cái chết. Về ba mức độ biểu lộ của thân và tâm, tức là mức độ thô, tế và rất vi tế, cái chết là sự chia lìa giữa tâm thức và thân xác bởi vì không thể có sự chia lìa giữa tâm thức vi tế nhất và yếu tố vật chất vi tế nhất. Vật chất vi tế này chỉ là năng lực bên trong - hay khí - dùng để chuyên chở những cách loại của tâm thức.

Nhiều điều kiện dẫn đến cái chết được phát biểu: kiệt quệ hy vọng về cuộc sống, cạn kiệt phước đức và cái chết bất ngờ. Cái này có thể ví dụ một người uống rượu say, lái xe đi và tự tử trên xa lộ.

Trong những giây phút cuối cùng, người ta có thể mơ hồ khám phá ra loại tái sinh nào đang chờ đợi người hấp hối khi quan sát hơi nóng tụ lại ở một vài nơi của thân thể. Có những trường hợp nó tụ lại ở phần trên thân và rời bỏ thân bằng cách đi xuống dưới. Đó là một dấu hiệu rất xấu. Hay ngược lại thì người ta có thể chờ đợi một tái sinh thuận lợi.

Một số người chết yên bình, một số khác bị sự kinh hãi. Những thị kiến thích thú hay khó chịu lúc đó xuất hiện với tâm thức người đang chết. Trong yoga tantra tối thượng, tiến trình cái chết được diễn tả theo hệ thống Mật thừa. Ở đó cái chết được định nghĩa như là sự dừng lại của những khí (hay năng lực) thô, do đó có lợi ích khi hiểu rõ cơ cấu của thân xác, bởi vì cái chết đến theo sau sự suy hoại của những năng lực khí bên trong, mà sự vận hành của khí này liên hệ với thân xác. Thân xác được diễn tả chủ yếu bằng những kinh mạch, khí trong thân và những giọt căn bản. Hệ thống theo Kinh thừa tính có tám mươi ngàn kinh mạch, và hệ thống theo Mật thừa có bảy mươi hai ngàn, mà ba kinh mạch chính là kinh mạch trung ương, kinh mạch này đi từ trán lên đỉnh đầu và chạy tiếp xuống chót xương sống. Hai cái kia theo một dòng ở bên phải và bên trái.

Người ta tìm thấy những giải thích chi tiết về những năng lực phát động có rất nhiều này, nhưng mười loại là chính: năm khí chính và năm khí phụ. Về những giọt căn bản, đó là những chất đỏ và chất trắng. Bình minh của tịnh quang và dấu hiệu của sự tháo gỡ mối nút của tiến trình cái chết, đó là điều xảy ra chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, những ảo ảnh có thể thay đổi theo từng người, tùy thuộc vào sự vận chuyển của các khí và liên hệ đến các giọt trong kinh mạch. Những khác biệt nhỏ cuông quan sát được từ người này qua người khác; chúng là dấu hiệu của những khác biệt tối thiểu trên bình diện sinh lý.

Trong những giai đoạn của tiến trình, hai mươi lăm yếu tố lần lượt tan rã. Đó là hai mươi lăm hiện tượng thô:

- Năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

- Bốn đại: đất, nước, lửa và không khí.

- Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

- Năm trần: sắc, thanh, hương, vị và xúc.

- Năm trí bình thường: trí căn bản như gương soi, trí bình đẳng, trí căn bản phân biệt, trí căn bản thành tựu những hoạt động và trí căn bản về bản tánh của các hiện tượng.

Những yếu tố này sẽ tan rã theo những giai đoạn liên tiếp nhau, có thể quan sát được bởi những triệu chứng hiển lộ nơi người sắp chết; còn người này, về phần anh ta, là chứng nhân của những biến cố bên trong. Nhưng những dấu hiệu này chỉ diễn ra theo cách tiệm tiến và trong trật tự bình thường nếu các yếu tố không bị quá hư hoại vì bệnh tật và với điều kiện không phải là một cái chết tai nạn bất ngờ. Trong ví dụ tai nạn trên xa lộ, tám giai đoạn xảy ra nhanh chóng đến nỗi người ta không có thì giờ áp dụng một kỹ thuật nào. Đó là một tổn thất gấp đôi. Không chỉ cuộc đời bị mất sớm, mà cùng với nó cơ hội để thực hành cái đi song đôi với những giai đoạn tiếp nhau của sự tan rã. Một cái chết tự nhiên là có lợi, trong đó những triệu chứng biểu lộ theo trật tự và tiệm tiến.

Tiến trình bắt đầu với sự tan rã của sắc uẩn. Tổng quát, sắc uẩn bắt đầu phân tán, địa đại yếu đi. Chính xác hơn, nó không thể làm chỗ nương dựa cho cái biết nữa. Vào lúc địa đại tan biến, thủy đại trở thành một chỗ nương dựa của hiểu biết minh bạch. Đó là ý nghĩa của câu "sự tan biến của địa đại vào thủy đại". Ở giai đoạn này, về triệu chứng bên ngoài, người ta nhận ra tay chân mảnh khảnh hơn, mặt tiều tụy, da xám tối. Người chết bây giờ có cảm giác thân thể mình vùi dưới đất. Sự thấy rối loạn. Bên trong, theo Tantra Guhyasamaja, nó có cảm tưởng thấy một ảo ảnh. còn Tantra Kalachakra diễn tả là một đám khói. Sự khác biệt này do sự kiện là những nhà tiền phong của hai tantra khác biệt này không có cùng một cấu trúc sinh lý như nhau. Cấu trúc các kinh mạch, các năng lực sinh động (khí) và các giọt căn bản có thể khác nhau đôi chút. Những khác biệt tối thiểu này biểu lộ nhất là trong số những kinh mạch thành hình cánh hoa xung quanh luân xa đỉnh đầu và luân xa cổ họng. Nhưng ngoại điểm này, cả hai đều diễn tả sáu luân xa bằng những lời rất chi tiết, và bốn cái khác theo một hình thức giản lược.

Sau đó, đến lượt thọ uẩn tan rã. Trong giai đoạn thứ hai này, thủy đại suy yếu, tâm thức mất chỗ nương dựa vào nó, và hỏa đại (yếu tố nhiệt trong thân thể) trở nên nổi rõ. Những dấu hiệu bên ngoài là sự mất nước của thân, miệng đặc biệt khô, mắt kém ướt, cái nhìn mất sự linh hoạt. Theo Tantra Guhyasamaja, dấu hiệu bên trong là một ảo ảnh về khói.

Trong giai đoạn thứ ba, tưởng uẩn tan rã. Vì hỏa đại yếu đi, lấy mất chỗ dựa của tâm thức và cho phép phong đại trở nên thống trị. Bên ngoài, nhiệt rút lui và cảm giác hơi nóng giảm dần. Người chết không nhận ra người chung quanh nữa. Bên trong có một ảo ảnh những con đom đóm, giống như những bó tăm lửa.

Với giai đoạn thứ tư, hành uẩn tan biến. Phong đại yếu đi, tâm thức mất chỗ dựa vào nó. Triệu chứng bên ngoài là hơi thở dừng lại, dấu hiệu bên trong là một cảm tưởng ngọn lửa cháy đỏ. Những ảo ảnh trước, đom đóm, khói... càng lúc càng nhạt, nhường chỗ cho ánh sáng màu đỏ này. Tim ngừng đập, hơi thở ngừng. Bình thường, vào giai đoạn này, một y sĩ tuyên bố là người ấy đã chết theo y học. Nhưng theo chúng tôi, tiến trình chưa chấm dứt; nếu các tri giác giác quan tắt mất, ý thức của chúng ta vẫn còn - nhưng không có nghĩa rằng bạn còn có thể trở lại với thân xác.

Tâm thức có nhiều mức độ, những mức độ nhiều hay kém thô, những cái khác nhiều hay kém vi tế. Mọi bản văn không kê cùng một con số về những mức độ của tâm thức. Theo một số, có chín, số khác nói có tám, sáu hay chỉ một. Theo luận đề ưu thắng hơn, thì có sáu. Những bản văn di cảo của phái Duy thức kể ra tám cái: năm thức giác quan, ý thức, một thức ký sinh và một thức dung chứa. Người ta cũng tìm thấy hai thức cuối này trong nhiều bản văn khác, trong đó chúng mang một ý nghĩa khác không liên hệ gì với những luận đề của phái này.

Ngoài ra, người ta phân biệt trong tâm thức những thức chính, nền tảng và những yếu tố hoạt động của thức. Toàn bộ những cái trước thuộc về người hiểu biết một sự vật, trong khi những cái sau làm những phân biệt liên quan đến những đặc tính của sự vật. Tự bản chất, tâm thức chỉ làm sáng tỏ và hiểu biết thẩm thấu qua mọi khả năng, hiệu dụng của thức. Đó là một thực thể thuần sáng tỏ mà không gì che chướng được. Hoạt dụng của nó là biết, và tất cả mọi biểu lộ hình tướng đối với nó là một chỗ dựa cho sự hiểu biết.

Ví dụ, để có sự thấy, ba điều kiện phải hợp lại: một tiềm năng - khả năng cảm giác thuộc về vật chất - một đối tượng để quan sát - một hình thể thấy được, màu sắc, đường nét - và cuối cùng một điều kiện có từ trước và trực tiếp tức thì, nghĩa là một khoảnh khắc tâm thức có trước. Khi những yếu tố này có thật, tâm thức nắm bắt được một hình thể thấy được. Mỗi thứ trong ba yếu tố hoàn thành một chức năng khác biệt: sự kiện tâm thức là một thực thể sáng tỏ và hiểu biết là nhờ điều kiện có trước và trực tiếp tức thì. Sự kiện nó nắm bắt một hình thể, mà không phải một âm thanh là do điều kiện của tiềm năng - khả năng thấy, và sự kiện nó diễn thành một hình ảnh, một màu sắc, một hình thể là do đối tượng quan sát - chính sự vật. Tri giác bình thường hoạt động như vậy.

Bây giờ chúng ta trở lại tiến trình cái chết. Những căn của những khả năng cảm giác bình thường - thấy, nghe... tự hư hoại, và do đó những khả năng của tâm thức liên kết với chúng cũng ngừng. Tuy nhiên, bốn mức độ theo thứ tự từ thô đến tế còn hoạt động trong tâm thức sắp sửa tan biến theo bốn giai đoạn cuối cùng, tiếp theo sự tan rã của những đại đã xảy ra trong bốn giai đoạn đầu.

Mức độ thô nhất tan rã trước tiên, bắt đầu bằng tám mươi ý niệm. Chúng gồm thành ba nhóm, mỗi nhóm biểu thị một trong ba mức độ, thứ tự rất vi tế: ba mươi ba cái là đặc trưng của cái thấy biết một màu trắng rực rõ, bốn mươi cái là đặc trưng của cái thấy biết màu đỏ chói lan tỏa, và bảy cái là đặc trưng của cái thấy biết màu đen rực rỡ, gần với sự hoàn tất. Mức độ biến đổi của năng lực bên trong - khí dùng để vận hành những ý niệm này - soi sáng cho chúng ta về những chuyển động của năng lực tương ứng với ba mức độ rất vi tế của tâm thức.

Khi tám mươi ý niệm cũng như năng lực điều động của chúng tan biến, dấu hiệu bên trong là sự cảm biết một cái thấy màu trắng, giống như một bầu trời mùa thu trong trẻo ngập tràn ánh trăng. Không có dấu hiệu bên ngoài nào biểu lộ nữa.

Khi cảm nhận cái thấy màu trắng rực rỡ và năng lực chuyên chở nó tan biến, một cái thấy khác xuất hiện, vi tế hơn: sự cảm nhận màu đỏ chói lan rộng. Người ta ví nó với một bầu trời mùa thu trong trẻo trong đó chỉ có màu đỏ cam của mặt trời. Khi cảm nhận màu đỏ rực rỡ lan rộng này tan biến cùng với năng lực chuyên chở nó, một cái khác khởi ra còn vi tế hơn nữa: ý thức về một màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất. Cái này giống như bóng đêm sâu thẳm của một bầu trời mùa thu thuần khiết trong buổi đầu hôm. Lúc ban đầu của giai đoạn này, các bạn còn ý thức, rồi khả năng của bạn giảm dần và cuối cùng, các bạn chìm vào trong một loại vô thức.

Khi cảm nhận một màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất và năng lực điều động nó tan biến, cái thấy biết vi tế nhất hết thảy hiển lộ ra: tịnh quang của cái chết. Chính lúc đó đời sống đã thực sự dừng lại. Nó được ví như một bình minh vô nhiễm trong một bầu trời mùa thu trống vắng mọi dấu vết. Người ta gọi nó là tâm thức căn bản, bởi vì nó là nguồn gốc của mọi thức khác. Những thức này thì chợt có chợt không, trong khi tâm thức căn bản thì hiện hữu từ vô thủy, thường trực có mặt trong mỗi một chúng sinh, trong mọi đời cũng như trong Phật tính. Yoga tantra tối thượng đã trình bày một sự phong phú trong chi tiết về các yếu tố này mà người ta không thể tìm thấy ở đâu khác.

Quan trọng là phải tỉnh thức trong những giai đoạn tan rã này. Nếu các bạn thành công trong sự việc đó, các bạn có những dịp may để bảo tồn trí nhớ về những hiểu biết đã thu hoạch trong đời này cho tới đời sau. Khả năng này tuân theo cùng với quy luật khi bạn ngủ buổi tối với một ý thức rõ ràng về giờ giấc chính xác bạn muốn thức dậy và về việc gì chính xác phải làm khi thức dậy. Mặc dầu bạn đã quên nó khi ngủ, sự quyết định đã có từ trước sẽ hoàn thành nhiệm vụ của nó và bạn thức giấc đúng giờ đã định, và nhớ lại tức thì điều cần phải làm. Tiến trình cũng như thế trong các giai đoạn tan rã. Khi nào bạn còn ý thức, bạn phải chú ý bảo tồn toàn vẹn sự linh hoạt của tâm thức. Người nào trải qua một cái chết tự nhiên và trạng thái thân xác không bị hủy hoại sẽ ở khoảng ba ngày trong tâm thức tinh tế nhất, tâm thức tịnh quang, và trong suốt thời gian đó, tâm thức ở trong thân xác.

Một số người đặc biệt, có kinh nghiệm trong những thực hành này, đã đích thân chứng nghiệm bản tánh của tâm thức họ là gì, và đã chú tâm làm chủ được những kinh mạch, những năng lực và những hạt. Khi chết, công việc này đã cho phép họ nhận ra những giai đoạn khác nhau của tiến trình và tham dự một cách hoàn toàn có ý thức vào sự xuất hiện của tịnh quang. Nhờ vào sự kiểm soát của họ, họ đã có thể kéo dài trạng thái này tùy ý, ở như thế từ một tuần đến một tháng. Từ khi chúng tôi qua Ấn Độ vào năm 1959, hiện tượng này đã xảy ra đúng một chục lần đối với người Tây Tạng. Một vài người đã ở mười lăm ngày trong tịnh quang, thân xác phơi bày trong tiết đại thử của mùa hè Ấn Độ. Họ có vẻ như đang ngủ. Ngoài sự kiện họ không thở, bề ngoài họ chẳng giống gì một xác chết đã hết sự sống. Không có một mùi nào toát ra.

Vào một lúc nhất định, một chuyển động nhỏ xảy ra trong tâm thức tịnh quang. Nó tức khắc dừng lại và ra khỏi vỏ bọc cũ kỹ là xác thân. Bấy giờ bắt đầu tiến trình ngược lại, từ ý thức về màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất, trải qua mạu đỏ chói lan rộng, cái thấy một màu trắng rực rỡ, ánh sáng của một ngọn đèn dầu, rồi những cái thấy đom đóm, khói và ảo ảnh. Khi người ta phải thọ sinh trong cõi dục hay cõi sắc, một giai đoạn đi qua trung ấm (antarabhava, bardo) xảy ra, điều không rõ có trường hợp sinh vào cõi vô sắc.

Tình trạng trung ấm bắt đầu khi thấy màu đen gần với sự hoàn tất và chấm dứt với sự đi vào trong hoàn cảnh sống mới, nó cũng khởi đầu với tám dấu hiệu như trước tịnh quang của cái chết. Nếu bạn phải tái sinh trong một bào thai, sự liên kết với đời sống mới trong bụng mẹ cũng đồng thời với sự xuất hiện cái thấy màu đen, ngay sau tịnh quang của cái chết nó chấm dứt tình trạng trung ấm; vậy thì, trong một ý nghĩa nào, đời sống bắt đầu với tâm thức tịnh quang.

Tổng quát, trạng thái hiện sinh bình thường tùy thuộc vào mức độ thô nhất của tâm thức; còn cái chết liên hệ với mức độ vi tế nhất, và tình trạng trung ấm là ở giữa hai mức độ, như tên nó đã diễn tả. Cũng thế, trong một chu kỳ hai mươi bốn giờ, trạng thái thức bình thường thuộc về mức độ thô nhất của tâm thức, giấc ngủ sâu thuộc về mức độ vi tế nhất và trạng thái mộng thuộc về mức độ trung gian. Trong trường hợp bất tỉnh, tâm thức cũng qua một giai đoạn vi tế hơn. Trong một ngày bình thường, chúng ta trải qua những giai đoạn khác nhau này mặc dù kém toàn triệt hơn trong tiến trình chết.

Để kết luận, điều cốt yếu là các bạn học nhận ra bản tánh căn bản của tâm thức mình - người thấu rõ tịnh quang. Nhưng để cho nó biểu lộ với bạn trong sự minh bạch cực kỳ tinh tế này, trước hết các bạn phải có một tiếp cận quy ước, để tập trung mọi chú ý vào chính tâm thức và dần dần trở nên chứng nhân của thực thể tâm thức. Phương pháp này sẽ đem đến cho bạn những tin tức, những chuyển đạt của tâm thức và khả năng này sẽ giúp bạn dừng lại những tư tưởng rong ruổi. Vậy thì, khi những tư tưởng cuối cùng biến mất, những trạng thái vi tế hơn sẽ biểu lộ một cách tự nhiên. Nếu các bạn đạt đến mức độ vi tế của tâm thức của hiện sinh bạn, nó sẽ trở nên một nguồn trí tuệ. Sự hiểu biết sâu xa này là vũ khí mạnh mẽ nhất có thể có được, nó sẽ chặt phăng vô minh cùng với sự khổ đau mà vô minh sinh ra. Bước tiến bộ này đem đến cho người cầu đạo một trường mênh mông những hiểu biết và nhiều thực hành thực tiễn.

* * *

Câu hỏi: Ngài đã nói rằng tiến trình chuẩn bị cho cái chết phần lớn cốt ở trải nghiệm đang khi còn sống những dấu hiệu tiền khởi để có thể sửa soạn tốt đẹp giây phút sẽ đến. Liệu có một kỹ thuật nào để dẫn dắt tâm thức một người sống tự lìa bỏ thân xác vật chất của nó? Ngài có thấy một sự tương đồng giữa sự kiện này với những kinh nghiệm mà một số người phương Tây đã có khi họ đã bước qua cái chết chỉ một sợi tóc và họ có cảm tươọng đã lìa cái vỏ bao bọc vật chất để khoác vào một vỏ bao khác vi tế hơn?

Trả lời: Người ta thấy những trường hợp tách lìa thể xác với tâm thức, đó là hậu quả của những thói quen đã sở đắc trong thực hành ở những kiếp trước. Những dấu vết này biểu lộ như một "năng khiếu" trong đời hiện tại. Những trường hợp khác là sự kiện của một sự thực hành trong kiếp này. Phải xác định rằng một thân thể đặc biệt của giấc mộng không chỉ là một cái thấy của tâm thức, mà là một thân thể vi tế có thực, có thể tách lìa khỏi thân xác thường dùng và nếm trải những kinh nghiệm trong thế giới bên ngoài cũng bình thường như chúng ta đang làm. Tôi không thể xác định thân xác đang ngủ tiếp tục thở hay nó đang ở trong một trạng thái thiền định sâu xa trong đó hơi thở bên ngoài đã ngừng lại. Nhưng dầu gì, thân thể vi tế có thể đi khắp nơi. Nó không biết những giới hạn đặt ra cho thân thể vật chất, những khoảng cách không phải là một chướng ngại; các bạn có thể, nếu các bạn muốn, đi đến những biên giới của không gian, đạt đến bất kỳ nơi chốn nào và trở về trong thân xác bạn theo ý muốn. Hiện tượng này có thể xảy ra trong những kinh nghiệm chết nhất thời hay trong khi bệnh nặng.

Câu hỏi: Nhiều người phương Tây, như tôi, đã đọc Tử thư Tây Tạng. Chúng tôi cảm thấy rất có ấn tượng về các vị thần hiền hòa và hung nộ mà người ta sẽ gặp trong trạng thái trung ấm. Nhưng tất nhiên chúng tôi chưa đi vào sự thực hạnh của Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi đã chưa nhận những lễ quán đảnh, những sự cho phép thực hành, cũng như những giáo huấn. Theo Ngài, chúng tôi có sẽ thấy trong trạng thái Bardo xuất hiện những nhân vật tương tự không, ngay cả khi chúng tôi không có một ý niệm nào về hình tướng của họ?

Trả lời: Tôi không tin điều đó. Trên nguyên tắc, trong những diễn tả những vị thần hiền hòa và hung nộ, cuốn Tử thư Tây Tạng nhằm gởi đến một người đệ tử quen thuộc với sự thực hành này. Nếu người ấy không thành công tự giải thoát bằng cách nhận ra những trạng thái trước khi chết và dùng chúng như một phương tiện lấy đà, anh ta sẽ gặp gỡ trong mỗi giai đoạn của trung ấm những vị thần hiền hòa và hung nộ bằng cách hình dung họ theo một lược đồ và một dáng vẻ đã có sẵn trong sự thực hành quen thuộc. Khi cố gắng gợi ra hình ảnh của họ, thiền giả tìm cách tỉnh giác trong trung ấm. Anh ta cần phải thấu suốt thực thể của chủ thể hiểu biết nền tảng, thâm nhập tâm thức uyên nguyên, bản chất linh hoạt và sáng tỏ của tâm thức - một phương pháp đặc trưng của phái Nyingma, trong sự thực hành Đại Toàn Thiện. Sức mạnh của thói quen có được khi tiêm nhiễm những vị thần này lúc sinh thời sẽ sống động trở lại sự chú tâm. Đó là đốm lửa mở ra sự vận hành của những hình ảnh, và những màn tiếp nối nhau, trao cho người cầu đạo mọi cơ hội để tỉnh giác với tâm thức và chứng ngộ bản tánh tối hậu của tâm thức.

Câu hỏi: Xin Ngài có thể cho vài xác định về rig-pa (tâm thức nền tảng hay trí tuệ bản nguyên) trong tương quan với cái bình thường hàng ngày?

Trả lời: Có một vài khoảnh khắc, tâm thức bản nguyên của bạn biểu lộ trong trạng thái ý thức bình thường, nhưng bạn không nhận ra nó. Sự thấu hiểu của bạn còn chưa tới mức. Cốt yếu là nhận ra được yếu tố linh tuệ sáng suốt này. Những thiền giả tinh thông lão luyện đã nhấn mạnh vào sự quan trọng của đức tin và sự tôn kính đối với giáo pháp, với những lời dạy của một vị thầy có một kinh nghiệm trực tiếp về cái ấy. Một kinh nghiệm như thế sẽ ở ngoài tầm tay các bạn chừng nào bạn chưa nhận ra bản tánh căn bản của tâm thức. Trái lại, nếu bạn quan sát nó hàng ngày, nếu bạn phân tích bản tánh sáng tỏ và thấu suốt của nó, các bạn sẽ tiến đến gần nó mỗi ngày. Hãy thực hành vào buổi sáng, lúc còn sớm, khi tâm thức trong sáng nhất.

Câu hỏi: Ngài có nghĩ rằng đọc một bản dịch cuốn Tử thư Tây Tạng là tốt khi nó được thực hiện bởi những người phương Tây, nếu người đọc tụng có sự trong sạch như yêu cầu? Sự đọc ấy có một hiệu quả cho người chết chưa từng nhập môn trong sự thực hành này không?

Trả lời: Tổng quát, khi người ta chưa được sẵn sàng nhờ một lễ quán đảnh, nhờ thiền định... thì quả là khó. Nếu người hấp hối biết khá rõ những bản văn về tiến trình cái chết, sự đọc tụng sẽ giúp cho người ấy. Nhưng nhu cầu trước tiên của một người hấp hối là cần phải có một kết thúc êm ả. Tránh làm cho họ có thể bị rối loạn hay khó chịu. Hãy làm sao đừng gây nên một xúc động nào ở họ. Về phần họ, người chết phải cố gắng giữ một tâm thức trong sáng.

Câu hỏi: Làm sao để phát triển khả năng tỉnh giác?

Trả lời: Trước khi tâm thức bình thường tan rã, phải đánh thức một khả năng mạnh mẽ chú ý tỉnh thức; nhưng trước tiên bạn phải quen thuộc với tiến trình cái chết trong những lần thiền định với những thực tập kích thích nảy sinh những trạng thái ấy. Đó là điều chính tôi đang làm. Sáu hay bảy lần trong ngày, tôi trải qua những giai đoạn của cái chết trong sự thực hành thiền định của tôi. Về kết quả thì... hãy chờ xem, tôi không biết mình có thành công không, nhưng ít ra tôi đã làm điều cần thiết để thực tập những khả năng định tâm và phân tích của tôi. Nếu các bạn phải tiến hành một trận chiến ở một xứ nào không biết, chẳng phải các bạn cắm đầu vào một bản đồ để xác định đất đai, đồi, sông, hồ... để có thể nhận ra những nơi chốn và biết bạn phải làm gì một khi bạn đến đó? Khi người ta đã quen thuộc lâu ngày với điều phải xảy tới, người ta không trốn tránh công việc, người ta không bối rối lo âu.

(Theo Tenzin Gyatso, Kindness, Clearity and Insight)

[*] Xin xem bốn bộ sách của ông, khảo cứu về những trường hợp điển hình của tái sinh: Những trường hợp điển hình của tái sinh. Dr. Ian Stevenson. University Press of Virginia, Charlottesville.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-05-2003

Chet la gi ?
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Chết là gì?

Tenzin Gyatso
Thiện Tri Thức dịch


Thực chất của sự chết là gì? Tại sao có những cái chết bình an và có những cái chết kinh hãi? Làm thế nào để đối diện với biến cố mà không ai mong muốn này trong tỉnh thức? Sau đây là những lời dạy của ngài Tenzin Gyatso về các vấn đề trên theo quan niệm của Phật giáo Tây Tạng.

Từ thuở bình minh của nhân loại, con người đã tự hỏi về biến cố không mong muốn là cái chết, trong khuôn khổ tôn giáo cũng như ở ngoài nó.

Trong lời dạy trước hết của mình, Đức Phật đã dạy Bốn chân lý cao thượng. Chân lý thứ nhất kêu gọi sự chú ý của chúng ta về thực tế của khổ đau, và đó là một điểm căn bản phải thừa nhận. Ba hình thức của khổ đau là: khổ của khổ, khổ của biến dịch và khổ truyền khắp mà người ta phải chịu vì bị đặt dưới ách của những phản ứng bị điều kiện hóa bởi một tiến trình nhiễm ô. Một khi biết được khổ, chúng ta còn phải khám phá những nguyên nhân của nó, rồi loại bỏ chúng. Bước tiến cốt ở trau giồi và sự chỉnh đốn của tâm thức để đưa đến sự dừng lại của khổ, nghĩa là sự tắt lụi những nguyên nhân của khổ. Đó là Bốn chân lý cao quý: khổ, những nguyên nhân của nó, sự dập tắt khổ và những nguyên nhân của nó, và những con đường dẫn đến sự tắt lụi.

Bốn chân lý cao quý có mười sáu điểm - bốn điểm cho mỗi chân lý. Sự khổ đau thật sự chính là bản chất vô thường, khổ, trống không và không có tự ngã. Người ta phân biệt hai loại vô thường, một hình thức biểu lộ và một hình thức vi tế. Loại vô thường vi tế này là một hiện tượng được các nhà bác học biết khá rõ khi họ nghiên cứu những tiến trình của nó trong các hạt căn bản. Những quan sát cho phép họ nhận ra rằng, trái với vẻ bên ngoài, trong một đồ vật cứng đặc như một cái bàn, ở bề ngoài thì giống như hôm qua, có những chuyển biến liên tục ở mức độ những hạt căn bản tạo thành vật đó. Những hạt này tan rã từng khoảng khắc này sang khoảnh khắc khác, cũng y như cách hiện hữu trong khoảnh khắc của những tri giác bên trong của chính người quan sát. Điều chúng ta gọi là vô thường vi tế là tiến trình tan rã từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, trong khi vô thường biểu lộ nói đến sự hủy diệt của một đồ vật hay đến cái chết của một sinh vật.

Chúng ta có nhiều lợi lạc khi nhớ đến cái chết. Vì, như đã nói, khi người ta ý thức được khổ đau và tìm kiếm những nguyên nhân của nó, người ta sẵn sàng đối diện với nó. Một ngày nào đó, cái chết sẽ ở trước mặt. Dầu không đáng ưa, những phản ứng từ nhân đến quả giữa những hành động bị ô nhiễm và những phiền não ký sinh đã làm cho cái chết thành một điều kiện của chính đời sống. Càng sớm nghĩ đến nó, các bạn càng sửa soạn tốt hơn, và điều đó sẽ giúp bạn vạo lúc quyết định. Thế nên cần nghĩ đến cái chết của mình.

Sự giải thích của bác sĩ Ian Stevenson, giáo sư của Đại học Virginia, về sự tái sinh soi sáng cho chủ đề này [*].

Nếu các bạn loại bỏ khả năng của sự tái sinh, sự thiền định về cái chết và vô thường trở nên kém quan trọng với bạn: thật vậy, nó căn cứ trên quy tắc một sự tương tục của tâm thức sau khi thân thể tan rã. Sự sửa soạn cho cái chết có thể là một giúp đỡ lớn lao cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ không bị lo âu xâm chiếm và hoàn toàn kinh hoàng trong tiến trình cuối cùng; ít ra tâm hồn bạn không làm tệ hơn tình thế vào lúc đó.

Trong viễn cảnh một dòng hiện sinh, tính chất của đời sau tùy thuộc vào đời này, vì những việc thiện do một lối sống đúng đắn trong đời này sẽ thọ nhận trong đời sau. Ngược lại, giận dữ, tham luyến... dẫn chúng ta đến những cái quá độ mà chúng ta phải chịu trong tương lai. Những phản ứng tình thức nặng nề này một phần là do ý niệm thường còn. Những yếu tố khác, như là ý niệm về một hiện hữu có tự tánh của những sự vật, bèn nhảy vào cuộc chơi. Khi làm cho niềm tin vào sự thường còn của bạn lung lay, bạn đã giảm bớt bao nhiêu sự luyến ái của bạn vào cuộc đời này; cho đến một ngày tính cách vô thường của mọi hình thức đời sống sẽ thấm nhuần thường trực tâm thức bạn. Từ đó, bạn biết rằng trong bản chất tất cả đều hướng đến sự tan rã và bạn sẽ ít bị thương tổn hơn trong lúc đối mặt với cái chết. Để chiến thắng nó một cách triệt để, các bạn phải chấm dứt những mối phiền não của bạn, vì sự tắt mất của chúng cũng chấm dứt đồng thời cả sự sinh và sự chết. Về phần điều phục những phiền não ký sinh, các bạn phải nỗ lực; cái đà trớn cần thiết này thì thiền định về cái chết và vô thường sẽ cung cấp cho bạn, nó làm nảy sinh nơi bạn một tình cảm chống đối. Thứ tình cảm này, đến lượt nó, sẽ thúc đẩy các bạn tìm kiếm những kỹ thuật để chiến thắng cái chết. Hơn nữa, sự thiền định về chủ đề này sẽ cho các bạn một sự thảnh thơi trước những bận tâm nhỏ bé giới hạn trong các mục đích của cuộc đời này.

Cái chết nhất định sẽ đến. Nếu các bạn dành những thì giờ tốt nhất cho những sự vật phù phiếm mà chểnh mảng không chuẩn bị, thì vào thời điểm ấy, các bạn sẽ không nghĩ đến điều gì khác hơn là nỗi tuyệt vọng của mình; nỗi sợ hãi của các bạn sẽ như mất một dịp may sự nghiệp nào đó. Đấy sẽ là một tai hại lớn. Nếu các bạn thường nghĩ đến nó, bạn biết rằng cái chết sắp đến, bạn có đủ thời giờ quen với ý tưởng ấy một cách nhẹ nhàng và khi nó hiện đến, các bạn sẽ thanh thản hơn - mặc dầu chính tai tôi đã nghe từ những người săn sóc cho người sắp chết rằng một số người bệnh không biết gì về những đời sau đôi khi chết bình an hơn những người tín đồ lo lắng cho đời tới của họ.

Khi sự chấm dứt đến gần, cần xoay những tư tưởng về sự thực hành. Tình trạng tâm thức vào giờ phút này là quyết định cho cái tiếp theo. Những giây phút cuối cùng này mang một năng lực đến nỗi công đức có được trong suốt cuộc đời không sánh kịp. Từ đó là tính chất quan trọng của việc nghiên cứu cái chết và làm quen với nó.

Bồ tát thừa - và hơn nữa là Mật thừa - chứa đựng những giáo huấn về ba loại thân, những thuộc tính của một vị Phật đã đạt đến chánh quả: Pháp thân (thân chân lý), Báo thân và Hóa thân. Ba thân này có mối tương quan với tiến trình ba phần mà chúng ta biết một cách tự nhiên trong điều kiện bình thường: cái chết, trung ấm và tái sinh. Ba con đường được đề nghị, chỉ bày làm thế nào rút tỉa lợi lạc từ các tình trạng bình thường này, chúng là phiên bản thô của những yếu tố giác ngộ. Những luận giải về những bản văn này, lĩnh vực đặc biệt của yoga tantra tối tượng, nhấn mạnh vào một sự hiểu biết cặn kẽ tiến trình của cái chết, xem như một điểm then chốt.

Về sự chuẩn bị, nó được diễn tả trong các kinh và các tantra. Trong các tantra, nó là đối tượng cho những bình luận ở mức độ ba tantra cấp dưới - hoạt động, thực hiện và yoga tantra - và cho những lời dạy dành cho yoga tantra tối thượng.

Cái chết được định nghĩa ra sao? Trong Viên ngọc của hiểu biết (Abhidharmakosha: A Tỳ Đạt Ma Câu Xá), theo Vasubandhu, cuộc sống là cái giá nâng đỡ của nhiệt và tâm thức, sự dừng lại của hoạt động này là cái chết. Thời gian thân thể vật chất và tâm thức kết hợp là đời sống, sự tách lìa chúng tạo ra cái chết. Về ba mức độ biểu lộ của thân và tâm, tức là mức độ thô, tế và rất vi tế, cái chết là sự chia lìa giữa tâm thức và thân xác bởi vì không thể có sự chia lìa giữa tâm thức vi tế nhất và yếu tố vật chất vi tế nhất. Vật chất vi tế này chỉ là năng lực bên trong - hay khí - dùng để chuyên chở những cách loại của tâm thức.

Nhiều điều kiện dẫn đến cái chết được phát biểu: kiệt quệ hy vọng về cuộc sống, cạn kiệt phước đức và cái chết bất ngờ. Cái này có thể ví dụ một người uống rượu say, lái xe đi và tự tử trên xa lộ.

Trong những giây phút cuối cùng, người ta có thể mơ hồ khám phá ra loại tái sinh nào đang chờ đợi người hấp hối khi quan sát hơi nóng tụ lại ở một vài nơi của thân thể. Có những trường hợp nó tụ lại ở phần trên thân và rời bỏ thân bằng cách đi xuống dưới. Đó là một dấu hiệu rất xấu. Hay ngược lại thì người ta có thể chờ đợi một tái sinh thuận lợi.

Một số người chết yên bình, một số khác bị sự kinh hãi. Những thị kiến thích thú hay khó chịu lúc đó xuất hiện với tâm thức người đang chết. Trong yoga tantra tối thượng, tiến trình cái chết được diễn tả theo hệ thống Mật thừa. Ở đó cái chết được định nghĩa như là sự dừng lại của những khí (hay năng lực) thô, do đó có lợi ích khi hiểu rõ cơ cấu của thân xác, bởi vì cái chết đến theo sau sự suy hoại của những năng lực khí bên trong, mà sự vận hành của khí này liên hệ với thân xác. Thân xác được diễn tả chủ yếu bằng những kinh mạch, khí trong thân và những giọt căn bản. Hệ thống theo Kinh thừa tính có tám mươi ngàn kinh mạch, và hệ thống theo Mật thừa có bảy mươi hai ngàn, mà ba kinh mạch chính là kinh mạch trung ương, kinh mạch này đi từ trán lên đỉnh đầu và chạy tiếp xuống chót xương sống. Hai cái kia theo một dòng ở bên phải và bên trái.

Người ta tìm thấy những giải thích chi tiết về những năng lực phát động có rất nhiều này, nhưng mười loại là chính: năm khí chính và năm khí phụ. Về những giọt căn bản, đó là những chất đỏ và chất trắng. Bình minh của tịnh quang và dấu hiệu của sự tháo gỡ mối nút của tiến trình cái chết, đó là điều xảy ra chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, những ảo ảnh có thể thay đổi theo từng người, tùy thuộc vào sự vận chuyển của các khí và liên hệ đến các giọt trong kinh mạch. Những khác biệt nhỏ cuông quan sát được từ người này qua người khác; chúng là dấu hiệu của những khác biệt tối thiểu trên bình diện sinh lý.

Trong những giai đoạn của tiến trình, hai mươi lăm yếu tố lần lượt tan rã. Đó là hai mươi lăm hiện tượng thô:

- Năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

- Bốn đại: đất, nước, lửa và không khí.

- Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

- Năm trần: sắc, thanh, hương, vị và xúc.

- Năm trí bình thường: trí căn bản như gương soi, trí bình đẳng, trí căn bản phân biệt, trí căn bản thành tựu những hoạt động và trí căn bản về bản tánh của các hiện tượng.

Những yếu tố này sẽ tan rã theo những giai đoạn liên tiếp nhau, có thể quan sát được bởi những triệu chứng hiển lộ nơi người sắp chết; còn người này, về phần anh ta, là chứng nhân của những biến cố bên trong. Nhưng những dấu hiệu này chỉ diễn ra theo cách tiệm tiến và trong trật tự bình thường nếu các yếu tố không bị quá hư hoại vì bệnh tật và với điều kiện không phải là một cái chết tai nạn bất ngờ. Trong ví dụ tai nạn trên xa lộ, tám giai đoạn xảy ra nhanh chóng đến nỗi người ta không có thì giờ áp dụng một kỹ thuật nào. Đó là một tổn thất gấp đôi. Không chỉ cuộc đời bị mất sớm, mà cùng với nó cơ hội để thực hành cái đi song đôi với những giai đoạn tiếp nhau của sự tan rã. Một cái chết tự nhiên là có lợi, trong đó những triệu chứng biểu lộ theo trật tự và tiệm tiến.

Tiến trình bắt đầu với sự tan rã của sắc uẩn. Tổng quát, sắc uẩn bắt đầu phân tán, địa đại yếu đi. Chính xác hơn, nó không thể làm chỗ nương dựa cho cái biết nữa. Vào lúc địa đại tan biến, thủy đại trở thành một chỗ nương dựa của hiểu biết minh bạch. Đó là ý nghĩa của câu "sự tan biến của địa đại vào thủy đại". Ở giai đoạn này, về triệu chứng bên ngoài, người ta nhận ra tay chân mảnh khảnh hơn, mặt tiều tụy, da xám tối. Người chết bây giờ có cảm giác thân thể mình vùi dưới đất. Sự thấy rối loạn. Bên trong, theo Tantra Guhyasamaja, nó có cảm tưởng thấy một ảo ảnh. còn Tantra Kalachakra diễn tả là một đám khói. Sự khác biệt này do sự kiện là những nhà tiền phong của hai tantra khác biệt này không có cùng một cấu trúc sinh lý như nhau. Cấu trúc các kinh mạch, các năng lực sinh động (khí) và các giọt căn bản có thể khác nhau đôi chút. Những khác biệt tối thiểu này biểu lộ nhất là trong số những kinh mạch thành hình cánh hoa xung quanh luân xa đỉnh đầu và luân xa cổ họng. Nhưng ngoại điểm này, cả hai đều diễn tả sáu luân xa bằng những lời rất chi tiết, và bốn cái khác theo một hình thức giản lược.

Sau đó, đến lượt thọ uẩn tan rã. Trong giai đoạn thứ hai này, thủy đại suy yếu, tâm thức mất chỗ nương dựa vào nó, và hỏa đại (yếu tố nhiệt trong thân thể) trở nên nổi rõ. Những dấu hiệu bên ngoài là sự mất nước của thân, miệng đặc biệt khô, mắt kém ướt, cái nhìn mất sự linh hoạt. Theo Tantra Guhyasamaja, dấu hiệu bên trong là một ảo ảnh về khói.

Trong giai đoạn thứ ba, tưởng uẩn tan rã. Vì hỏa đại yếu đi, lấy mất chỗ dựa của tâm thức và cho phép phong đại trở nên thống trị. Bên ngoài, nhiệt rút lui và cảm giác hơi nóng giảm dần. Người chết không nhận ra người chung quanh nữa. Bên trong có một ảo ảnh những con đom đóm, giống như những bó tăm lửa.

Với giai đoạn thứ tư, hành uẩn tan biến. Phong đại yếu đi, tâm thức mất chỗ dựa vào nó. Triệu chứng bên ngoài là hơi thở dừng lại, dấu hiệu bên trong là một cảm tưởng ngọn lửa cháy đỏ. Những ảo ảnh trước, đom đóm, khói... càng lúc càng nhạt, nhường chỗ cho ánh sáng màu đỏ này. Tim ngừng đập, hơi thở ngừng. Bình thường, vào giai đoạn này, một y sĩ tuyên bố là người ấy đã chết theo y học. Nhưng theo chúng tôi, tiến trình chưa chấm dứt; nếu các tri giác giác quan tắt mất, ý thức của chúng ta vẫn còn - nhưng không có nghĩa rằng bạn còn có thể trở lại với thân xác.

Tâm thức có nhiều mức độ, những mức độ nhiều hay kém thô, những cái khác nhiều hay kém vi tế. Mọi bản văn không kê cùng một con số về những mức độ của tâm thức. Theo một số, có chín, số khác nói có tám, sáu hay chỉ một. Theo luận đề ưu thắng hơn, thì có sáu. Những bản văn di cảo của phái Duy thức kể ra tám cái: năm thức giác quan, ý thức, một thức ký sinh và một thức dung chứa. Người ta cũng tìm thấy hai thức cuối này trong nhiều bản văn khác, trong đó chúng mang một ý nghĩa khác không liên hệ gì với những luận đề của phái này.

Ngoài ra, người ta phân biệt trong tâm thức những thức chính, nền tảng và những yếu tố hoạt động của thức. Toàn bộ những cái trước thuộc về người hiểu biết một sự vật, trong khi những cái sau làm những phân biệt liên quan đến những đặc tính của sự vật. Tự bản chất, tâm thức chỉ làm sáng tỏ và hiểu biết thẩm thấu qua mọi khả năng, hiệu dụng của thức. Đó là một thực thể thuần sáng tỏ mà không gì che chướng được. Hoạt dụng của nó là biết, và tất cả mọi biểu lộ hình tướng đối với nó là một chỗ dựa cho sự hiểu biết.

Ví dụ, để có sự thấy, ba điều kiện phải hợp lại: một tiềm năng - khả năng cảm giác thuộc về vật chất - một đối tượng để quan sát - một hình thể thấy được, màu sắc, đường nét - và cuối cùng một điều kiện có từ trước và trực tiếp tức thì, nghĩa là một khoảnh khắc tâm thức có trước. Khi những yếu tố này có thật, tâm thức nắm bắt được một hình thể thấy được. Mỗi thứ trong ba yếu tố hoàn thành một chức năng khác biệt: sự kiện tâm thức là một thực thể sáng tỏ và hiểu biết là nhờ điều kiện có trước và trực tiếp tức thì. Sự kiện nó nắm bắt một hình thể, mà không phải một âm thanh là do điều kiện của tiềm năng - khả năng thấy, và sự kiện nó diễn thành một hình ảnh, một màu sắc, một hình thể là do đối tượng quan sát - chính sự vật. Tri giác bình thường hoạt động như vậy.

Bây giờ chúng ta trở lại tiến trình cái chết. Những căn của những khả năng cảm giác bình thường - thấy, nghe... tự hư hoại, và do đó những khả năng của tâm thức liên kết với chúng cũng ngừng. Tuy nhiên, bốn mức độ theo thứ tự từ thô đến tế còn hoạt động trong tâm thức sắp sửa tan biến theo bốn giai đoạn cuối cùng, tiếp theo sự tan rã của những đại đã xảy ra trong bốn giai đoạn đầu.

Mức độ thô nhất tan rã trước tiên, bắt đầu bằng tám mươi ý niệm. Chúng gồm thành ba nhóm, mỗi nhóm biểu thị một trong ba mức độ, thứ tự rất vi tế: ba mươi ba cái là đặc trưng của cái thấy biết một màu trắng rực rõ, bốn mươi cái là đặc trưng của cái thấy biết màu đỏ chói lan tỏa, và bảy cái là đặc trưng của cái thấy biết màu đen rực rỡ, gần với sự hoàn tất. Mức độ biến đổi của năng lực bên trong - khí dùng để vận hành những ý niệm này - soi sáng cho chúng ta về những chuyển động của năng lực tương ứng với ba mức độ rất vi tế của tâm thức.

Khi tám mươi ý niệm cũng như năng lực điều động của chúng tan biến, dấu hiệu bên trong là sự cảm biết một cái thấy màu trắng, giống như một bầu trời mùa thu trong trẻo ngập tràn ánh trăng. Không có dấu hiệu bên ngoài nào biểu lộ nữa.

Khi cảm nhận cái thấy màu trắng rực rỡ và năng lực chuyên chở nó tan biến, một cái thấy khác xuất hiện, vi tế hơn: sự cảm nhận màu đỏ chói lan rộng. Người ta ví nó với một bầu trời mùa thu trong trẻo trong đó chỉ có màu đỏ cam của mặt trời. Khi cảm nhận màu đỏ rực rỡ lan rộng này tan biến cùng với năng lực chuyên chở nó, một cái khác khởi ra còn vi tế hơn nữa: ý thức về một màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất. Cái này giống như bóng đêm sâu thẳm của một bầu trời mùa thu thuần khiết trong buổi đầu hôm. Lúc ban đầu của giai đoạn này, các bạn còn ý thức, rồi khả năng của bạn giảm dần và cuối cùng, các bạn chìm vào trong một loại vô thức.

Khi cảm nhận một màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất và năng lực điều động nó tan biến, cái thấy biết vi tế nhất hết thảy hiển lộ ra: tịnh quang của cái chết. Chính lúc đó đời sống đã thực sự dừng lại. Nó được ví như một bình minh vô nhiễm trong một bầu trời mùa thu trống vắng mọi dấu vết. Người ta gọi nó là tâm thức căn bản, bởi vì nó là nguồn gốc của mọi thức khác. Những thức này thì chợt có chợt không, trong khi tâm thức căn bản thì hiện hữu từ vô thủy, thường trực có mặt trong mỗi một chúng sinh, trong mọi đời cũng như trong Phật tính. Yoga tantra tối thượng đã trình bày một sự phong phú trong chi tiết về các yếu tố này mà người ta không thể tìm thấy ở đâu khác.

Quan trọng là phải tỉnh thức trong những giai đoạn tan rã này. Nếu các bạn thành công trong sự việc đó, các bạn có những dịp may để bảo tồn trí nhớ về những hiểu biết đã thu hoạch trong đời này cho tới đời sau. Khả năng này tuân theo cùng với quy luật khi bạn ngủ buổi tối với một ý thức rõ ràng về giờ giấc chính xác bạn muốn thức dậy và về việc gì chính xác phải làm khi thức dậy. Mặc dầu bạn đã quên nó khi ngủ, sự quyết định đã có từ trước sẽ hoàn thành nhiệm vụ của nó và bạn thức giấc đúng giờ đã định, và nhớ lại tức thì điều cần phải làm. Tiến trình cũng như thế trong các giai đoạn tan rã. Khi nào bạn còn ý thức, bạn phải chú ý bảo tồn toàn vẹn sự linh hoạt của tâm thức. Người nào trải qua một cái chết tự nhiên và trạng thái thân xác không bị hủy hoại sẽ ở khoảng ba ngày trong tâm thức tinh tế nhất, tâm thức tịnh quang, và trong suốt thời gian đó, tâm thức ở trong thân xác.

Một số người đặc biệt, có kinh nghiệm trong những thực hành này, đã đích thân chứng nghiệm bản tánh của tâm thức họ là gì, và đã chú tâm làm chủ được những kinh mạch, những năng lực và những hạt. Khi chết, công việc này đã cho phép họ nhận ra những giai đoạn khác nhau của tiến trình và tham dự một cách hoàn toàn có ý thức vào sự xuất hiện của tịnh quang. Nhờ vào sự kiểm soát của họ, họ đã có thể kéo dài trạng thái này tùy ý, ở như thế từ một tuần đến một tháng. Từ khi chúng tôi qua Ấn Độ vào năm 1959, hiện tượng này đã xảy ra đúng một chục lần đối với người Tây Tạng. Một vài người đã ở mười lăm ngày trong tịnh quang, thân xác phơi bày trong tiết đại thử của mùa hè Ấn Độ. Họ có vẻ như đang ngủ. Ngoài sự kiện họ không thở, bề ngoài họ chẳng giống gì một xác chết đã hết sự sống. Không có một mùi nào toát ra.

Vào một lúc nhất định, một chuyển động nhỏ xảy ra trong tâm thức tịnh quang. Nó tức khắc dừng lại và ra khỏi vỏ bọc cũ kỹ là xác thân. Bấy giờ bắt đầu tiến trình ngược lại, từ ý thức về màu đen rực rỡ gần với sự hoàn tất, trải qua mạu đỏ chói lan rộng, cái thấy một màu trắng rực rỡ, ánh sáng của một ngọn đèn dầu, rồi những cái thấy đom đóm, khói và ảo ảnh. Khi người ta phải thọ sinh trong cõi dục hay cõi sắc, một giai đoạn đi qua trung ấm (antarabhava, bardo) xảy ra, điều không rõ có trường hợp sinh vào cõi vô sắc.

Tình trạng trung ấm bắt đầu khi thấy màu đen gần với sự hoàn tất và chấm dứt với sự đi vào trong hoàn cảnh sống mới, nó cũng khởi đầu với tám dấu hiệu như trước tịnh quang của cái chết. Nếu bạn phải tái sinh trong một bào thai, sự liên kết với đời sống mới trong bụng mẹ cũng đồng thời với sự xuất hiện cái thấy màu đen, ngay sau tịnh quang của cái chết nó chấm dứt tình trạng trung ấm; vậy thì, trong một ý nghĩa nào, đời sống bắt đầu với tâm thức tịnh quang.

Tổng quát, trạng thái hiện sinh bình thường tùy thuộc vào mức độ thô nhất của tâm thức; còn cái chết liên hệ với mức độ vi tế nhất, và tình trạng trung ấm là ở giữa hai mức độ, như tên nó đã diễn tả. Cũng thế, trong một chu kỳ hai mươi bốn giờ, trạng thái thức bình thường thuộc về mức độ thô nhất của tâm thức, giấc ngủ sâu thuộc về mức độ vi tế nhất và trạng thái mộng thuộc về mức độ trung gian. Trong trường hợp bất tỉnh, tâm thức cũng qua một giai đoạn vi tế hơn. Trong một ngày bình thường, chúng ta trải qua những giai đoạn khác nhau này mặc dù kém toàn triệt hơn trong tiến trình chết.

Để kết luận, điều cốt yếu là các bạn học nhận ra bản tánh căn bản của tâm thức mình - người thấu rõ tịnh quang. Nhưng để cho nó biểu lộ với bạn trong sự minh bạch cực kỳ tinh tế này, trước hết các bạn phải có một tiếp cận quy ước, để tập trung mọi chú ý vào chính tâm thức và dần dần trở nên chứng nhân của thực thể tâm thức. Phương pháp này sẽ đem đến cho bạn những tin tức, những chuyển đạt của tâm thức và khả năng này sẽ giúp bạn dừng lại những tư tưởng rong ruổi. Vậy thì, khi những tư tưởng cuối cùng biến mất, những trạng thái vi tế hơn sẽ biểu lộ một cách tự nhiên. Nếu các bạn đạt đến mức độ vi tế của tâm thức của hiện sinh bạn, nó sẽ trở nên một nguồn trí tuệ. Sự hiểu biết sâu xa này là vũ khí mạnh mẽ nhất có thể có được, nó sẽ chặt phăng vô minh cùng với sự khổ đau mà vô minh sinh ra. Bước tiến bộ này đem đến cho người cầu đạo một trường mênh mông những hiểu biết và nhiều thực hành thực tiễn.

* * *

Câu hỏi: Ngài đã nói rằng tiến trình chuẩn bị cho cái chết phần lớn cốt ở trải nghiệm đang khi còn sống những dấu hiệu tiền khởi để có thể sửa soạn tốt đẹp giây phút sẽ đến. Liệu có một kỹ thuật nào để dẫn dắt tâm thức một người sống tự lìa bỏ thân xác vật chất của nó? Ngài có thấy một sự tương đồng giữa sự kiện này với những kinh nghiệm mà một số người phương Tây đã có khi họ đã bước qua cái chết chỉ một sợi tóc và họ có cảm tươọng đã lìa cái vỏ bao bọc vật chất để khoác vào một vỏ bao khác vi tế hơn?

Trả lời: Người ta thấy những trường hợp tách lìa thể xác với tâm thức, đó là hậu quả của những thói quen đã sở đắc trong thực hành ở những kiếp trước. Những dấu vết này biểu lộ như một "năng khiếu" trong đời hiện tại. Những trường hợp khác là sự kiện của một sự thực hành trong kiếp này. Phải xác định rằng một thân thể đặc biệt của giấc mộng không chỉ là một cái thấy của tâm thức, mà là một thân thể vi tế có thực, có thể tách lìa khỏi thân xác thường dùng và nếm trải những kinh nghiệm trong thế giới bên ngoài cũng bình thường như chúng ta đang làm. Tôi không thể xác định thân xác đang ngủ tiếp tục thở hay nó đang ở trong một trạng thái thiền định sâu xa trong đó hơi thở bên ngoài đã ngừng lại. Nhưng dầu gì, thân thể vi tế có thể đi khắp nơi. Nó không biết những giới hạn đặt ra cho thân thể vật chất, những khoảng cách không phải là một chướng ngại; các bạn có thể, nếu các bạn muốn, đi đến những biên giới của không gian, đạt đến bất kỳ nơi chốn nào và trở về trong thân xác bạn theo ý muốn. Hiện tượng này có thể xảy ra trong những kinh nghiệm chết nhất thời hay trong khi bệnh nặng.

Câu hỏi: Nhiều người phương Tây, như tôi, đã đọc Tử thư Tây Tạng. Chúng tôi cảm thấy rất có ấn tượng về các vị thần hiền hòa và hung nộ mà người ta sẽ gặp trong trạng thái trung ấm. Nhưng tất nhiên chúng tôi chưa đi vào sự thực hạnh của Phật giáo Tây Tạng. Chúng tôi đã chưa nhận những lễ quán đảnh, những sự cho phép thực hành, cũng như những giáo huấn. Theo Ngài, chúng tôi có sẽ thấy trong trạng thái Bardo xuất hiện những nhân vật tương tự không, ngay cả khi chúng tôi không có một ý niệm nào về hình tướng của họ?

Trả lời: Tôi không tin điều đó. Trên nguyên tắc, trong những diễn tả những vị thần hiền hòa và hung nộ, cuốn Tử thư Tây Tạng nhằm gởi đến một người đệ tử quen thuộc với sự thực hành này. Nếu người ấy không thành công tự giải thoát bằng cách nhận ra những trạng thái trước khi chết và dùng chúng như một phương tiện lấy đà, anh ta sẽ gặp gỡ trong mỗi giai đoạn của trung ấm những vị thần hiền hòa và hung nộ bằng cách hình dung họ theo một lược đồ và một dáng vẻ đã có sẵn trong sự thực hành quen thuộc. Khi cố gắng gợi ra hình ảnh của họ, thiền giả tìm cách tỉnh giác trong trung ấm. Anh ta cần phải thấu suốt thực thể của chủ thể hiểu biết nền tảng, thâm nhập tâm thức uyên nguyên, bản chất linh hoạt và sáng tỏ của tâm thức - một phương pháp đặc trưng của phái Nyingma, trong sự thực hành Đại Toàn Thiện. Sức mạnh của thói quen có được khi tiêm nhiễm những vị thần này lúc sinh thời sẽ sống động trở lại sự chú tâm. Đó là đốm lửa mở ra sự vận hành của những hình ảnh, và những màn tiếp nối nhau, trao cho người cầu đạo mọi cơ hội để tỉnh giác với tâm thức và chứng ngộ bản tánh tối hậu của tâm thức.

Câu hỏi: Xin Ngài có thể cho vài xác định về rig-pa (tâm thức nền tảng hay trí tuệ bản nguyên) trong tương quan với cái bình thường hàng ngày?

Trả lời: Có một vài khoảnh khắc, tâm thức bản nguyên của bạn biểu lộ trong trạng thái ý thức bình thường, nhưng bạn không nhận ra nó. Sự thấu hiểu của bạn còn chưa tới mức. Cốt yếu là nhận ra được yếu tố linh tuệ sáng suốt này. Những thiền giả tinh thông lão luyện đã nhấn mạnh vào sự quan trọng của đức tin và sự tôn kính đối với giáo pháp, với những lời dạy của một vị thầy có một kinh nghiệm trực tiếp về cái ấy. Một kinh nghiệm như thế sẽ ở ngoài tầm tay các bạn chừng nào bạn chưa nhận ra bản tánh căn bản của tâm thức. Trái lại, nếu bạn quan sát nó hàng ngày, nếu bạn phân tích bản tánh sáng tỏ và thấu suốt của nó, các bạn sẽ tiến đến gần nó mỗi ngày. Hãy thực hành vào buổi sáng, lúc còn sớm, khi tâm thức trong sáng nhất.

Câu hỏi: Ngài có nghĩ rằng đọc một bản dịch cuốn Tử thư Tây Tạng là tốt khi nó được thực hiện bởi những người phương Tây, nếu người đọc tụng có sự trong sạch như yêu cầu? Sự đọc ấy có một hiệu quả cho người chết chưa từng nhập môn trong sự thực hành này không?

Trả lời: Tổng quát, khi người ta chưa được sẵn sàng nhờ một lễ quán đảnh, nhờ thiền định... thì quả là khó. Nếu người hấp hối biết khá rõ những bản văn về tiến trình cái chết, sự đọc tụng sẽ giúp cho người ấy. Nhưng nhu cầu trước tiên của một người hấp hối là cần phải có một kết thúc êm ả. Tránh làm cho họ có thể bị rối loạn hay khó chịu. Hãy làm sao đừng gây nên một xúc động nào ở họ. Về phần họ, người chết phải cố gắng giữ một tâm thức trong sáng.

Câu hỏi: Làm sao để phát triển khả năng tỉnh giác?

Trả lời: Trước khi tâm thức bình thường tan rã, phải đánh thức một khả năng mạnh mẽ chú ý tỉnh thức; nhưng trước tiên bạn phải quen thuộc với tiến trình cái chết trong những lần thiền định với những thực tập kích thích nảy sinh những trạng thái ấy. Đó là điều chính tôi đang làm. Sáu hay bảy lần trong ngày, tôi trải qua những giai đoạn của cái chết trong sự thực hành thiền định của tôi. Về kết quả thì... hãy chờ xem, tôi không biết mình có thành công không, nhưng ít ra tôi đã làm điều cần thiết để thực tập những khả năng định tâm và phân tích của tôi. Nếu các bạn phải tiến hành một trận chiến ở một xứ nào không biết, chẳng phải các bạn cắm đầu vào một bản đồ để xác định đất đai, đồi, sông, hồ... để có thể nhận ra những nơi chốn và biết bạn phải làm gì một khi bạn đến đó? Khi người ta đã quen thuộc lâu ngày với điều phải xảy tới, người ta không trốn tránh công việc, người ta không bối rối lo âu.

(Theo Tenzin Gyatso, Kindness, Clearity and Insight)

[*] Xin xem bốn bộ sách của ông, khảo cứu về những trường hợp điển hình của tái sinh: Những trường hợp điển hình của tái sinh. Dr. Ian Stevenson. University Press of Virginia, Charlottesville.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-05-2003