BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật giáo từ phương Đông đến phương Tây

Tenzin Gyatso
Thiện Tri Thức dịch


Điều thúc đẩy chúng ta gặp gỡ nhau để trao đổi ý kiến, chính là mỗi người tìm kiếm đem lại cho cuộc đời mình một ý nghĩa sâu xa.

Điều đó không phải chỉ nâng đời sống của mỗi người lên đến một mức độ cao về tiện nghi vật chất. Mức độ đời sống bên trong phải theo cùng một nhịp. Nó rất quan trọng, và cần thiết nữa. Chắc chắn các bạn đã nhận thấy rằng, trong cảnh khốn khổ, những người nào có được một sức mạnh bên trong đều được vũ trang tốt hơn nhiều những người khác. Một cách cá nhân, tôi nhận thấy điều đó khi chúng ta giáp mặt với Tây Tạng. Rõ ràng, đó chỉ là kinh nghiệm của tôi, nhưng dầu nó có hạn hẹp, kinh nghiệm ấy cũng cho phép tôi kiểm chứng được. Trong những hoàn cảnh như thế, trong một tình thế khá phức tạp và nặng nề trách nhiệm, một người khác ở vào địa vị tôi có lẽ sẽ có một gương mặt u sầu. Có lẽ đối với tôi, sắc diện tôi không phản chiếu điều ấy! Trong mọi trường hợp, điều ấy không làm phương hại đến tinh thần của tôi.

Rõ ràng, chúng tôi ý thức tầm rộng lớn của vấn đề; mức độ bi thảm của nó không chừa chúng tôi. Nhưng khi sự kiện ở đó, phải chấp nhận nó và làm hết sức mình. Không chối cãi được sức mạnh bên trong giữ vai trò chính trong thái độ của chúng tôi trước những thử thách. Với chúng tôi, nó là một nguồn trợ giúp lớn lao.

Về mặt này, tất cả chúng tôi nhiều hay ít đều không có vũ khí, và sự thực hành tâm linh đem lại cho cuộc đời chúng tôi một chiều kích sâu xa và ơn phước không chỉ về lâu về dài trong viễn ảnh một sự tái sinh tốt đẹp mà ngay trong đời này, vì một thái độ chính đáng với những người đồng loại mang lại tức thời nhiều mãn nguyện.

Thái độ này đặt niềm tin trên hai nguyên lý: những ý định trong sạchlòng từ bi. Những bình giảng chi tiết về lòng đại bi chủ yếu nằm trong những luận giải về Bồ tát, trong các văn bản Đại thừa. Nhưng thật ra, tất cả tư tưởng Phật giáo được đặt nền tảng trên chủ đề này.

Giáo lý của Phật có thể tóm lại trong hai câu:

- Giúp đỡ người khác: gồm tất cả những gì được dạy trong Đại thừa (Mahayana).

- Không giúp đỡ họ thì đừng hại họ: câu này tóm tắt toàn bộ những lời dạy của Tiểu thừa (Hinayana hay Theravadayana), và biểu lộ tất cả đạo đức, bởi vì đó là không làm điều gì sai trái đối với người khác. [*]

Cả hai thừa đều bắt rễ từ mảnh đất của Từ và Bi.

Bổn phận của một người Phật tử là làm tất cả để cứu giúp những người khác. Nếu không thể giúp đỡ họ, thì ít ra phải tỉnh giác để chớ có thể làm bất cứ thứ gì có hại cho họ.

Sự thực hành tiên khởi chủ yếu đặt trọng tâm vào sự tu hành tự kiểm soát mình, để thôi không làm hại một ai trong mức độ có thể. Đó là một thái độ phòng thủ. Rồi khi chúng ta khá hơn, mục tiêu trở nên tích cực hơn: giúp đỡ cho người khác. Trong giai đoạn đầu, người ta có thể có nhu cầu tự cô lập, để phát triển những phẩm chất bên trong. Nhưng khi người ta chắc chắn về mình hơn, người ta vững chãi. Lúc ấy tốt hơn là tìm sự liên lạc lại với thế giới, tương thông, làm lợi ích cho xã hội trong một lĩnh vực nào đó của nó: sức khỏe, giáo dục, chính trị...

Một số người tự cho là có mức độ tâm linh cao cả và thích thú biểu lộ nó bằng cách ăn mặc đặc biệt, tuân thủ một cách sống đặc thù và cắt lìa với xã hội. Đó không phải là một thái độ đúng đắn. Trong những bản văn về sự tịnh hóa tâm thức (tu hành tinh thần), có một bản văn nói: "Hãy chuyển hóa quan điểm bên trong của con, nhưng hãy để hình dáng bên ngoài của con bình thường như trước". Đó là một điểm quan trọng, vì chính mục đích của sự thực hành Đại thừa là phụng sự cho những người khác. Không phải là trốn tránh, mà hoạt động chính giữa lòng xã hội.

Một đặc điểm thứ hai cũng chính yếu trong Phật giáo là vận dụng và làm phát triển trí óc cũng như trái tim. Nếu đạo đức đòi hỏi những phẩm chất nhạy cảm, chăm sóc nồng ấm, thì trí thông minh bao gồm việc phát triển những khả năng lý giải, luận lý: sự thực hành Phật giáo thường kêu gọi điều đó. Tâm trí và tấm lòng phải đi song song. Sự hiểu biết và sử dụng hoàn toàn hiệu quả trí thông minh là những điều cần thiết. Không có chúng, hy vọng thâm nhập những mặt tinh tế của giáo lý Phật giáo là điều vô vọng. Sự bừng nở trọn vẹn của trí tuệ chân thật thì đặc biệt khó thực hiện. Có thể có những trường hợp đặc biệt, nhưng thông thường, điều ấy khó khăn. Để tiến về mục tiêu ấy, cần kết hợp sự nghe (giáo lý truyền miệng), sự tư duy và thiền định. Ddrom-don (Brom-ston, 1004-1064), vị thầy của phái Kadampa (trong Phật giáo Tây Tạng) nói rằng: "Khi tôi nghe, tôi cũng đi vào tư duy và thiền định. Khi tôi tư duy, tôi đào sâu sự nghe và tôi thiền định. Khi tôi thiền định, tôi không bỏ sự nghe lẫn sự tư duy", và ngài nói thêm: "Tôi là một Kadampa quân bình".

Sự nghe phải cho phép tâm thức thu hóa toàn bộ điều mà nó nhận. Người ta không nghiên cứu một con đường tâm linh như khi học lịch sử. Dòng tâm thức phải đồng hóa những lời dạy miệng đến khi được thấm đẫm và thành một với chúng. Một bộ kinh ví sự thực hành với một tấm gương trong đó người ta có thể thấy đường nét phản chiếu của hành động, những cử động của thể xác, lời nói và những tư tưởng của chúng ta. Do đó chúng ta có thể đánh dấu những lỗi lầm và dần dần sửa chữa chúng. Lời dạy truyền miệng còn nói: "Nếu giữa con và sự thực hành chỉ còn một bước mà người khác có thể vượt qua được, thì đó là con không làm trọn". Đó là dấu hiệu chỉ ra rằng sự thực hành đối với bạn chỉ là một trò tiêu khiển. Nếu như vậy, nó cũng có thể trở thành chủ đề cho một sự tranh cãi, rồi dần dần dẫn bạn đến khẩu chiến, điều hoàn toàn không phải là mục đích cho một tiến bộ tâm linh. Suốt con đường tập sự, quan trọng là biến lý thuyết thạnh một chiếc cầu hướng dẫn đến thực hành.

Về vấn đề này, người ta kể lại tiểu sử gương mẫu của một thiền giả bác học của phái Kadampa khi đọc đến một đoạn trong Luật nói rằng không được ngồi trên một tấm da thú vật để thiền định. Vì chỗ ngồi của ngài làm bằng một tấm da gấu, ngài rút nó ra tức thì. Rồi tiếp tục đọc Luật, ngài biết rằng cho phép dùng da thú trong trường hợp rất lạnh hay bị phong thấp. Ngài lại cẩn thận đặt tấm da gấu lên chỗ ngồi. Đó là sự thực hành chân chính, sự áp dụng ngay điều học được.

Nếu người ta có những nghiên cứu có tính đại học trong lĩnh vực tôn giáo và đặc biệt trong Phật giáo, sự tiếp cận không phải như nhau, vì động cơ chỉ là thu thập kiến thức về một chủ đề giữa bao nhiêu cái khác. Nhưng với người nào trong chúng ta tự nhận là Phật tử theo con đường Phật giáo, sự áp dụng thực tiễn phải đi cùng với nghiên cứu. Chỉ có lúc ấy nghiên cứu mới có giá trị.

Tôi thích nhấn mạnh một điểm thứ ba: chớ quá nôn nóng trong khi chờ đợi những kết quả. Chúng ta đang sống trong thời đại tin học, khi tất cả trở thành tự động hóa. Nhưng nếu bạn tin rằng sự thành tựu tâm linh cũng tự động, rằng chỉ cần nhấn một nút để tất cả sáng lên, thì bạn đã lầm. Đây không phải như vậy. Sự giác ngộ bên trong không phải dễ dàng, đó là một tiến trình dài. Nhưng cả những chinh phục của thế giới hiện đại, sự thành công của những chuyến bay không gian mới đây... không phải thạnh tựu trong một ngày! Để đến mức đó, phải hàng thế kỷ. Đó là kết quả của những thế hệ và của nhiều thế hệ các nhà tìm kiếm phát minh, mỗi thế hệ dựa vào thế hệ trước để đi xa hơn một chút. Trong lĩnh vực tiến bộ bên trong, còn khó khăn hơn nữa, bởi vì cái gì thành tựu ở bên trong không thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Điều các bạn đã thâu đạt được trong đời trước của bạn ảnh hưởng nhiều đến đời bạn hiện tại, và kinh nghiệm mạ bạn thu thập hiện giờ thiết lập nền tảng cho sự phát triển của đời sau. Nhưng không ai có thể lấy lại sự tiến bộ đã được hoàn thành của một người khác. Vậy tất cả chỉ tùy thuộc vào chính bạn, và điều ấy cũng cần có thời gian.

Tôi đã biết những người phương Tây đầy nhiệt tình lúc ban đầu tập sự, và họ quên hết sạch trong vòng vài năm đến nổi không còn dấu vết gì của điều họ đã có được. Đấy là vì họ trông đợi quá nhiều lúc mới khởi hành.

Trong cuốn Đi vào hành động Bồ tát (Nhập Bồ Tát hạnh), Shantideva đã đặc biệt nhấn mạnh vào sự tu hành pháp nhẫn nhục, nó không chỉ gồm sự khoan dung đối với một số người thù nghịch, mà còn là sự tận tụy, trau giồi ý chí đối với lười biếng và ngã lòng. Cần thiết phải cương quyết thu thập những phẩm tính này.

Để tôi kể cho các bạn ví dụ cá nhân của tôi. Tôi sinh trong một gia đình và xứ sở vốn là Phật giáo. Hãy nhớ rằng ở Tây Tạng, người ta cũng tìm thấy những người Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và tín đồ đạo Bon, một tôn giáo có trước Phật giáo. Tôi được dạy Phật pháp bằng tiếng mẹ đẻ, và ngay khi còn rất trẻ, tôi đã được thọ giới làm Tăng, điều này khiến tôi có nhiều thuận lợi hơn các bạn trong việc thực hành. Tuy nhiên, chỉ vào khoảng mười lăm mười sáu tuổi tôi mới cảm thấy một nhiệt tình thực sự. Và từ đó, tôi thực hành. Nếu tôi tự hỏi về nhịp điệu tiến bộ trong suốt những năm ấy, tôi nhận xét rằng những kết quả xuất hiện sau hai hay ba năm. Trong vài tuần, tôi chỉ thấy rất ít. Vậy thì phải cương quyết không buông lỏng những cố gắng của mình.

Sự tiến triển tâm linh thực hiện từng bước. Có lẽ các bạn nghĩ: "Vào lúc này, tôi không mấy tiến bộ về định tâm". Hãy nhìn về quá khứ và tự hỏi: "Tình trạng tinh thần của tôi cách đây năm năm, hay mười năm, mười lăm năm như thế nào? Tôi đã bình an đến mức độ nào? Và bây giờ như thế nào?". Khi so sánh, bạn nhận ra bạn có vài tiến bộ. Một bản tổng kê chỉ có giá trị nếu người ta căn cứ trên một khoảng thời gian, mà không phải so tính giữa hôm qua và hôm nay. Ngay một năm cũng chưa đủ, phải kiểm xem năm năm đã qua. Người ta tiến lên bằng những cố gắng thường trực khi thực hành hàng ngày.

Đôi khi người ta hỏi tôi, Phật giáo là một truyền thống cổ xưa đến từ phương Đông, có thể thích hợp với những người phương Tây chăng? Theo cái nhìn của tôi, mọi tôn giáo đều có một trục chung, là làm nhẹ bớt sự thống khổ của mọi người. Dù đến từ phương Tây hay phương Đông, dù da đen, trắng hay đỏ, không ai thoát khỏi những khổ đau của sinh, bệnh, lão và tử. Về mặt này, tất cả chúng ta là đồng hội đồng thuyền. Thế nên, trước bản tổng kết này, vấn đề giáo lý như thế có thể hợp hay không có chỗ đứng, khi mà nó cúi xuống trên thân phận bi thương của thế giới.

Trái lại, chính mỗi người nên tự hỏi tùy theo khuynh hướng của mình. Về thức ăn, không có tiêu chuẩn cho khẩu vị, mỗi người hướng đến những món ăn mình thích một cách tự nhiên. Cũng thế, một tôn giáo có thể đem lại nhiều lợi lạc cho những người này và tôn giáo kia lợi lạc hơn cho những người khác. Thật là một điều tốt đẹp lớn lao cho nhân loại khi có thể sử dụng một số những giáo lý và không nghi ngờ gì một số người phương Tây tìm thấy trong Phật giáo một đáp ứng cho những yêu cầu của họ.

Về cốt lõi, không nên tự hỏi giáo lý thích hợp hay không, cũng không nên sửa đổi lòng tin đã sẵn có. Ngược lại, ở mức độ bên ngoài, người ta có thể chờ đợi một sự thay đổi. Mới đây, tôi đã gặp ở châu Âu một nhà sư Myanmar theo truyền thống Theravada gây cho tôi nhiều kính trọng. Vị ấy nêu sự phân biệt giữa di sản văn hóa và chính tôn giáo. Trong ngôn ngữ của tôi, tôi nói rằng cần phân biệt giữa nền tảng và hình thức, cái này liên quan với mức độ bên ngoài của lễ nghi tôn giáo. Dù ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản hay chỗ nào khác, nền tảng tôn giáo là đồng thể, trong khi di sản văn hóa thì khác nhau theo từng xứ. Ở Ấn Độ, Phật giáo hòa nhập vào văn hóa Ấn, ở Tây Tạng vào văn hóa Tây Tạng... Cùng cách ấy, Phật giáo có thể hòa vào văn hóa phương Tây.

Trong sự truyền đạt thông điệp, cái phổ quát vẫn tồn tại. Hình thức thì chuyển hóa theo môi trường chung quanh. Khi những lễ nghi không thích ứng với nơi chốn mới, chúng tự thay đổi. Chúng sẽ trở thành cái gì trong một xứ sở tiếp nhận chúng, không ai biết được. Chúng tiến hóa với thời gian. Khi Phật giáo được đưa vào Tây Tạng, không có tiếng nói nào tuyên bố: "Phật giáo là cái mới trong xứ này, bây giờ chúng ta sắp thực hành nó theo cách thế này thế kia". Đó không là kết quả của một quyết định, mà là của một tiến hóa chậm chạp, đến một thời gian nào đó đã cho ra đời một truyền thống thống nhất.

Điều ấy cũng có thể biểu hiện như thế trong trường hợp phương Tây, và người ta sẽ thấy dần dần nảy sinh một Phật giáo của văn hóa phương Tây. Dù gì đi nữa, những người trong thế hệ mới đưa tư tưởng mới này vào trong xứ sở họ mang một trách nhiệm nặng nề. Họ sẽ phải rút ra tinh túy của nó và áp dụng thích ứng vào nơi chốn của họ, điều đòi hỏi rất cẩn trọng với hoàn cảnh và tỏ ra thông tuệ. Cần không rơi vào những cực đoan: quá bảo thủ thì không tốt, quá cấp tiến cũng không nên. Tất cả giống như trong triết lý Trung đạo, nên đứng trong khoảng giữa. Vả lại, đó là một sự tiến triển đặc thù trong mọi lĩnh vực. Sự điều hòa cần thiết ngay trong cách dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta: bao tử cho chúng ta biết thích hợp với thứ gì, nhiều thức ăn quá làm nó bệnh, ít quá cũng làm hại nó. Trong mọi thứ liên quan đến đời sống hàng ngày, chúng ta nên giữ mức độ ấy. Những cái quá độ cần phải được cân nhắc trong cả hai chiều hướng. Người ta cần có một cái nhìn tổng thể về tình thế, tính đến nơi chốn và di sản văn hóa, và biết đánh giá trọn vẹn cái gì là cốt lõi cho đời sống mỗi ngày. Một số yếu tố có thể góp phần vào di sản văn hóa tuy nhiên không cần thiết cho cái hàng ngày.

Ví dụ trong trường hợp văn hóa Tây Tạng, những y phục xưa cổ có thể tỏ ra vô ích trong tương lai. Khi bối cảnh thay đổi, hệ thống xã hội, dư luận quần chúng, tất cả đều nằm trong sự thay đổi, và một vài khía cạnh văn hóa không còn lý do để tồn tại. Cũng thế, nếu một vài yếu tố của văn hóa phương Tây không được dùng nữa trong đời sống hiện đại, tốt hơn là thay đổi chúng và bảo tồn những cái giữ được một ý nghĩa và một chức năng. Các bạn phải làm thế nào để cho văn hóa của các bạn và Phật giáo hòa hợp với nhau.

Nếu các bạn thực sự chú tâm đến minh triết này, các bạn hãy cố công dịch nó ra trong nhân cách của các bạn. Chớ lạm dụng kiến thức của mình. Chớ biến kiến thức ấy thành một vũ khí để hủy diệt những lý thuyết hay ý thức hệ của người khác. Mục tiêu của sự thực hành tâm linh là trở nên tự làm chủ được chính mình và không chỉ trích những người khác. Tốt hơn hãy học cách ném một cái nhìn phê phán lên chính bạn. Ta đã làm gì để chữa trị sự giận dữ của ta? Sự chấp đắm của ta? Sự thù hận của ta? Sự kiêu căng của ta? Sự ghen ghét đố kỵ của ta? Đó là những thứ đáng được đem qua cái sàng lọc hàng ngày của trí tuệ, dưới ánh sáng của những lời dạy của Phật.

Với tư cách là những người Phật tử, chúng ta nên áp dụng điều mà niềm tin của chúng ta đã chỉ dạy, bắt đầu bằng sự kính trọng lớn lao nhất đối với những tín ngưỡng khác, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo... Chúng ta phải nhận ra và tán thán sự đóng góp của họ cho thế giới suốt bao thế kỷ nay, và bây giờ, nối kết những cố gắng của chúng ta với những công sức của họ để giúp đỡ nhân loại. Những người nào mới đến với Phật giáo phải đặc biệt chú ý giữ một thái độ đúng đắn đối với những niềm tin tôn giáo khác nhau. Ngay trong lòng Phật giáo, cũng có những phái tư tưởng khác nhau dạy những hệ thống thực hành khác nhau, và chúng ta phải không nuôi dưỡng tình cảm cho rằng một lời dạy này thì tốt hơn hoặc kém hơn một lời dạy khác. Tính bộ phái, khuynh hướng phê bình những giáo lý hay học phái khác đối với chúng ta thì đặc biệt tai hại. Đó là những thuốc độc nên tránh.

Hãy đặt tất cả nỗ lực của bạn vào sự thực hành hàng ngày: chính trong một thử thách liên tục trường kỳ giáo lý mà dần dần nó đưa lại ý nghĩa sâu xa của nó. Nó không chỉ đem đến một hiểu biết đơn giản, nó có tiềm năng mở toang tâm trí của chuỏng ta. Một sự bừng nở như thế đòi hỏi những chăm sóc chú ý hàng ngày. Nếu bạn bỏ lại sự sinh hoạt tâm linh của bạn ở phòng thay áo quần khi đi ra khỏi phòng thiền định, bạn sẽ không rút ra được từ đó cái gì rất đáng giá.

Tôi hy vọng các bạn bắt tay vào công trình với tất cả tấm lòng và động lực của các bạn sẽ cho phép các bạn góp phần vào sự khả quan hơn của xã hội phương Tây. Đó là sự cầu nguyện và mong ước của tôi.


[*] Đây là một định kiến sai lầm về truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada và đồng hoá truyền thống đó với cái gọi là Tiểu thừa (Hinayana) - vốn đã biến diệt từ lâu trong lịch sử Phật giáo (Bình Anson, 05-2003).

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-05-2003

PG Dong Tay
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Phật giáo từ phương Đông đến phương Tây

Tenzin Gyatso
Thiện Tri Thức dịch


Điều thúc đẩy chúng ta gặp gỡ nhau để trao đổi ý kiến, chính là mỗi người tìm kiếm đem lại cho cuộc đời mình một ý nghĩa sâu xa.

Điều đó không phải chỉ nâng đời sống của mỗi người lên đến một mức độ cao về tiện nghi vật chất. Mức độ đời sống bên trong phải theo cùng một nhịp. Nó rất quan trọng, và cần thiết nữa. Chắc chắn các bạn đã nhận thấy rằng, trong cảnh khốn khổ, những người nào có được một sức mạnh bên trong đều được vũ trang tốt hơn nhiều những người khác. Một cách cá nhân, tôi nhận thấy điều đó khi chúng ta giáp mặt với Tây Tạng. Rõ ràng, đó chỉ là kinh nghiệm của tôi, nhưng dầu nó có hạn hẹp, kinh nghiệm ấy cũng cho phép tôi kiểm chứng được. Trong những hoàn cảnh như thế, trong một tình thế khá phức tạp và nặng nề trách nhiệm, một người khác ở vào địa vị tôi có lẽ sẽ có một gương mặt u sầu. Có lẽ đối với tôi, sắc diện tôi không phản chiếu điều ấy! Trong mọi trường hợp, điều ấy không làm phương hại đến tinh thần của tôi.

Rõ ràng, chúng tôi ý thức tầm rộng lớn của vấn đề; mức độ bi thảm của nó không chừa chúng tôi. Nhưng khi sự kiện ở đó, phải chấp nhận nó và làm hết sức mình. Không chối cãi được sức mạnh bên trong giữ vai trò chính trong thái độ của chúng tôi trước những thử thách. Với chúng tôi, nó là một nguồn trợ giúp lớn lao.

Về mặt này, tất cả chúng tôi nhiều hay ít đều không có vũ khí, và sự thực hành tâm linh đem lại cho cuộc đời chúng tôi một chiều kích sâu xa và ơn phước không chỉ về lâu về dài trong viễn ảnh một sự tái sinh tốt đẹp mà ngay trong đời này, vì một thái độ chính đáng với những người đồng loại mang lại tức thời nhiều mãn nguyện.

Thái độ này đặt niềm tin trên hai nguyên lý: những ý định trong sạchlòng từ bi. Những bình giảng chi tiết về lòng đại bi chủ yếu nằm trong những luận giải về Bồ tát, trong các văn bản Đại thừa. Nhưng thật ra, tất cả tư tưởng Phật giáo được đặt nền tảng trên chủ đề này.

Giáo lý của Phật có thể tóm lại trong hai câu:

- Giúp đỡ người khác: gồm tất cả những gì được dạy trong Đại thừa (Mahayana).

- Không giúp đỡ họ thì đừng hại họ: câu này tóm tắt toàn bộ những lời dạy của Tiểu thừa (Hinayana hay Theravadayana), và biểu lộ tất cả đạo đức, bởi vì đó là không làm điều gì sai trái đối với người khác. [*]

Cả hai thừa đều bắt rễ từ mảnh đất của Từ và Bi.

Bổn phận của một người Phật tử là làm tất cả để cứu giúp những người khác. Nếu không thể giúp đỡ họ, thì ít ra phải tỉnh giác để chớ có thể làm bất cứ thứ gì có hại cho họ.

Sự thực hành tiên khởi chủ yếu đặt trọng tâm vào sự tu hành tự kiểm soát mình, để thôi không làm hại một ai trong mức độ có thể. Đó là một thái độ phòng thủ. Rồi khi chúng ta khá hơn, mục tiêu trở nên tích cực hơn: giúp đỡ cho người khác. Trong giai đoạn đầu, người ta có thể có nhu cầu tự cô lập, để phát triển những phẩm chất bên trong. Nhưng khi người ta chắc chắn về mình hơn, người ta vững chãi. Lúc ấy tốt hơn là tìm sự liên lạc lại với thế giới, tương thông, làm lợi ích cho xã hội trong một lĩnh vực nào đó của nó: sức khỏe, giáo dục, chính trị...

Một số người tự cho là có mức độ tâm linh cao cả và thích thú biểu lộ nó bằng cách ăn mặc đặc biệt, tuân thủ một cách sống đặc thù và cắt lìa với xã hội. Đó không phải là một thái độ đúng đắn. Trong những bản văn về sự tịnh hóa tâm thức (tu hành tinh thần), có một bản văn nói: "Hãy chuyển hóa quan điểm bên trong của con, nhưng hãy để hình dáng bên ngoài của con bình thường như trước". Đó là một điểm quan trọng, vì chính mục đích của sự thực hành Đại thừa là phụng sự cho những người khác. Không phải là trốn tránh, mà hoạt động chính giữa lòng xã hội.

Một đặc điểm thứ hai cũng chính yếu trong Phật giáo là vận dụng và làm phát triển trí óc cũng như trái tim. Nếu đạo đức đòi hỏi những phẩm chất nhạy cảm, chăm sóc nồng ấm, thì trí thông minh bao gồm việc phát triển những khả năng lý giải, luận lý: sự thực hành Phật giáo thường kêu gọi điều đó. Tâm trí và tấm lòng phải đi song song. Sự hiểu biết và sử dụng hoàn toàn hiệu quả trí thông minh là những điều cần thiết. Không có chúng, hy vọng thâm nhập những mặt tinh tế của giáo lý Phật giáo là điều vô vọng. Sự bừng nở trọn vẹn của trí tuệ chân thật thì đặc biệt khó thực hiện. Có thể có những trường hợp đặc biệt, nhưng thông thường, điều ấy khó khăn. Để tiến về mục tiêu ấy, cần kết hợp sự nghe (giáo lý truyền miệng), sự tư duy và thiền định. Ddrom-don (Brom-ston, 1004-1064), vị thầy của phái Kadampa (trong Phật giáo Tây Tạng) nói rằng: "Khi tôi nghe, tôi cũng đi vào tư duy và thiền định. Khi tôi tư duy, tôi đào sâu sự nghe và tôi thiền định. Khi tôi thiền định, tôi không bỏ sự nghe lẫn sự tư duy", và ngài nói thêm: "Tôi là một Kadampa quân bình".

Sự nghe phải cho phép tâm thức thu hóa toàn bộ điều mà nó nhận. Người ta không nghiên cứu một con đường tâm linh như khi học lịch sử. Dòng tâm thức phải đồng hóa những lời dạy miệng đến khi được thấm đẫm và thành một với chúng. Một bộ kinh ví sự thực hành với một tấm gương trong đó người ta có thể thấy đường nét phản chiếu của hành động, những cử động của thể xác, lời nói và những tư tưởng của chúng ta. Do đó chúng ta có thể đánh dấu những lỗi lầm và dần dần sửa chữa chúng. Lời dạy truyền miệng còn nói: "Nếu giữa con và sự thực hành chỉ còn một bước mà người khác có thể vượt qua được, thì đó là con không làm trọn". Đó là dấu hiệu chỉ ra rằng sự thực hành đối với bạn chỉ là một trò tiêu khiển. Nếu như vậy, nó cũng có thể trở thành chủ đề cho một sự tranh cãi, rồi dần dần dẫn bạn đến khẩu chiến, điều hoàn toàn không phải là mục đích cho một tiến bộ tâm linh. Suốt con đường tập sự, quan trọng là biến lý thuyết thạnh một chiếc cầu hướng dẫn đến thực hành.

Về vấn đề này, người ta kể lại tiểu sử gương mẫu của một thiền giả bác học của phái Kadampa khi đọc đến một đoạn trong Luật nói rằng không được ngồi trên một tấm da thú vật để thiền định. Vì chỗ ngồi của ngài làm bằng một tấm da gấu, ngài rút nó ra tức thì. Rồi tiếp tục đọc Luật, ngài biết rằng cho phép dùng da thú trong trường hợp rất lạnh hay bị phong thấp. Ngài lại cẩn thận đặt tấm da gấu lên chỗ ngồi. Đó là sự thực hành chân chính, sự áp dụng ngay điều học được.

Nếu người ta có những nghiên cứu có tính đại học trong lĩnh vực tôn giáo và đặc biệt trong Phật giáo, sự tiếp cận không phải như nhau, vì động cơ chỉ là thu thập kiến thức về một chủ đề giữa bao nhiêu cái khác. Nhưng với người nào trong chúng ta tự nhận là Phật tử theo con đường Phật giáo, sự áp dụng thực tiễn phải đi cùng với nghiên cứu. Chỉ có lúc ấy nghiên cứu mới có giá trị.

Tôi thích nhấn mạnh một điểm thứ ba: chớ quá nôn nóng trong khi chờ đợi những kết quả. Chúng ta đang sống trong thời đại tin học, khi tất cả trở thành tự động hóa. Nhưng nếu bạn tin rằng sự thành tựu tâm linh cũng tự động, rằng chỉ cần nhấn một nút để tất cả sáng lên, thì bạn đã lầm. Đây không phải như vậy. Sự giác ngộ bên trong không phải dễ dàng, đó là một tiến trình dài. Nhưng cả những chinh phục của thế giới hiện đại, sự thành công của những chuyến bay không gian mới đây... không phải thạnh tựu trong một ngày! Để đến mức đó, phải hàng thế kỷ. Đó là kết quả của những thế hệ và của nhiều thế hệ các nhà tìm kiếm phát minh, mỗi thế hệ dựa vào thế hệ trước để đi xa hơn một chút. Trong lĩnh vực tiến bộ bên trong, còn khó khăn hơn nữa, bởi vì cái gì thành tựu ở bên trong không thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Điều các bạn đã thâu đạt được trong đời trước của bạn ảnh hưởng nhiều đến đời bạn hiện tại, và kinh nghiệm mạ bạn thu thập hiện giờ thiết lập nền tảng cho sự phát triển của đời sau. Nhưng không ai có thể lấy lại sự tiến bộ đã được hoàn thành của một người khác. Vậy tất cả chỉ tùy thuộc vào chính bạn, và điều ấy cũng cần có thời gian.

Tôi đã biết những người phương Tây đầy nhiệt tình lúc ban đầu tập sự, và họ quên hết sạch trong vòng vài năm đến nổi không còn dấu vết gì của điều họ đã có được. Đấy là vì họ trông đợi quá nhiều lúc mới khởi hành.

Trong cuốn Đi vào hành động Bồ tát (Nhập Bồ Tát hạnh), Shantideva đã đặc biệt nhấn mạnh vào sự tu hành pháp nhẫn nhục, nó không chỉ gồm sự khoan dung đối với một số người thù nghịch, mà còn là sự tận tụy, trau giồi ý chí đối với lười biếng và ngã lòng. Cần thiết phải cương quyết thu thập những phẩm tính này.

Để tôi kể cho các bạn ví dụ cá nhân của tôi. Tôi sinh trong một gia đình và xứ sở vốn là Phật giáo. Hãy nhớ rằng ở Tây Tạng, người ta cũng tìm thấy những người Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và tín đồ đạo Bon, một tôn giáo có trước Phật giáo. Tôi được dạy Phật pháp bằng tiếng mẹ đẻ, và ngay khi còn rất trẻ, tôi đã được thọ giới làm Tăng, điều này khiến tôi có nhiều thuận lợi hơn các bạn trong việc thực hành. Tuy nhiên, chỉ vào khoảng mười lăm mười sáu tuổi tôi mới cảm thấy một nhiệt tình thực sự. Và từ đó, tôi thực hành. Nếu tôi tự hỏi về nhịp điệu tiến bộ trong suốt những năm ấy, tôi nhận xét rằng những kết quả xuất hiện sau hai hay ba năm. Trong vài tuần, tôi chỉ thấy rất ít. Vậy thì phải cương quyết không buông lỏng những cố gắng của mình.

Sự tiến triển tâm linh thực hiện từng bước. Có lẽ các bạn nghĩ: "Vào lúc này, tôi không mấy tiến bộ về định tâm". Hãy nhìn về quá khứ và tự hỏi: "Tình trạng tinh thần của tôi cách đây năm năm, hay mười năm, mười lăm năm như thế nào? Tôi đã bình an đến mức độ nào? Và bây giờ như thế nào?". Khi so sánh, bạn nhận ra bạn có vài tiến bộ. Một bản tổng kê chỉ có giá trị nếu người ta căn cứ trên một khoảng thời gian, mà không phải so tính giữa hôm qua và hôm nay. Ngay một năm cũng chưa đủ, phải kiểm xem năm năm đã qua. Người ta tiến lên bằng những cố gắng thường trực khi thực hành hàng ngày.

Đôi khi người ta hỏi tôi, Phật giáo là một truyền thống cổ xưa đến từ phương Đông, có thể thích hợp với những người phương Tây chăng? Theo cái nhìn của tôi, mọi tôn giáo đều có một trục chung, là làm nhẹ bớt sự thống khổ của mọi người. Dù đến từ phương Tây hay phương Đông, dù da đen, trắng hay đỏ, không ai thoát khỏi những khổ đau của sinh, bệnh, lão và tử. Về mặt này, tất cả chúng ta là đồng hội đồng thuyền. Thế nên, trước bản tổng kết này, vấn đề giáo lý như thế có thể hợp hay không có chỗ đứng, khi mà nó cúi xuống trên thân phận bi thương của thế giới.

Trái lại, chính mỗi người nên tự hỏi tùy theo khuynh hướng của mình. Về thức ăn, không có tiêu chuẩn cho khẩu vị, mỗi người hướng đến những món ăn mình thích một cách tự nhiên. Cũng thế, một tôn giáo có thể đem lại nhiều lợi lạc cho những người này và tôn giáo kia lợi lạc hơn cho những người khác. Thật là một điều tốt đẹp lớn lao cho nhân loại khi có thể sử dụng một số những giáo lý và không nghi ngờ gì một số người phương Tây tìm thấy trong Phật giáo một đáp ứng cho những yêu cầu của họ.

Về cốt lõi, không nên tự hỏi giáo lý thích hợp hay không, cũng không nên sửa đổi lòng tin đã sẵn có. Ngược lại, ở mức độ bên ngoài, người ta có thể chờ đợi một sự thay đổi. Mới đây, tôi đã gặp ở châu Âu một nhà sư Myanmar theo truyền thống Theravada gây cho tôi nhiều kính trọng. Vị ấy nêu sự phân biệt giữa di sản văn hóa và chính tôn giáo. Trong ngôn ngữ của tôi, tôi nói rằng cần phân biệt giữa nền tảng và hình thức, cái này liên quan với mức độ bên ngoài của lễ nghi tôn giáo. Dù ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản hay chỗ nào khác, nền tảng tôn giáo là đồng thể, trong khi di sản văn hóa thì khác nhau theo từng xứ. Ở Ấn Độ, Phật giáo hòa nhập vào văn hóa Ấn, ở Tây Tạng vào văn hóa Tây Tạng... Cùng cách ấy, Phật giáo có thể hòa vào văn hóa phương Tây.

Trong sự truyền đạt thông điệp, cái phổ quát vẫn tồn tại. Hình thức thì chuyển hóa theo môi trường chung quanh. Khi những lễ nghi không thích ứng với nơi chốn mới, chúng tự thay đổi. Chúng sẽ trở thành cái gì trong một xứ sở tiếp nhận chúng, không ai biết được. Chúng tiến hóa với thời gian. Khi Phật giáo được đưa vào Tây Tạng, không có tiếng nói nào tuyên bố: "Phật giáo là cái mới trong xứ này, bây giờ chúng ta sắp thực hành nó theo cách thế này thế kia". Đó không là kết quả của một quyết định, mà là của một tiến hóa chậm chạp, đến một thời gian nào đó đã cho ra đời một truyền thống thống nhất.

Điều ấy cũng có thể biểu hiện như thế trong trường hợp phương Tây, và người ta sẽ thấy dần dần nảy sinh một Phật giáo của văn hóa phương Tây. Dù gì đi nữa, những người trong thế hệ mới đưa tư tưởng mới này vào trong xứ sở họ mang một trách nhiệm nặng nề. Họ sẽ phải rút ra tinh túy của nó và áp dụng thích ứng vào nơi chốn của họ, điều đòi hỏi rất cẩn trọng với hoàn cảnh và tỏ ra thông tuệ. Cần không rơi vào những cực đoan: quá bảo thủ thì không tốt, quá cấp tiến cũng không nên. Tất cả giống như trong triết lý Trung đạo, nên đứng trong khoảng giữa. Vả lại, đó là một sự tiến triển đặc thù trong mọi lĩnh vực. Sự điều hòa cần thiết ngay trong cách dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta: bao tử cho chúng ta biết thích hợp với thứ gì, nhiều thức ăn quá làm nó bệnh, ít quá cũng làm hại nó. Trong mọi thứ liên quan đến đời sống hàng ngày, chúng ta nên giữ mức độ ấy. Những cái quá độ cần phải được cân nhắc trong cả hai chiều hướng. Người ta cần có một cái nhìn tổng thể về tình thế, tính đến nơi chốn và di sản văn hóa, và biết đánh giá trọn vẹn cái gì là cốt lõi cho đời sống mỗi ngày. Một số yếu tố có thể góp phần vào di sản văn hóa tuy nhiên không cần thiết cho cái hàng ngày.

Ví dụ trong trường hợp văn hóa Tây Tạng, những y phục xưa cổ có thể tỏ ra vô ích trong tương lai. Khi bối cảnh thay đổi, hệ thống xã hội, dư luận quần chúng, tất cả đều nằm trong sự thay đổi, và một vài khía cạnh văn hóa không còn lý do để tồn tại. Cũng thế, nếu một vài yếu tố của văn hóa phương Tây không được dùng nữa trong đời sống hiện đại, tốt hơn là thay đổi chúng và bảo tồn những cái giữ được một ý nghĩa và một chức năng. Các bạn phải làm thế nào để cho văn hóa của các bạn và Phật giáo hòa hợp với nhau.

Nếu các bạn thực sự chú tâm đến minh triết này, các bạn hãy cố công dịch nó ra trong nhân cách của các bạn. Chớ lạm dụng kiến thức của mình. Chớ biến kiến thức ấy thành một vũ khí để hủy diệt những lý thuyết hay ý thức hệ của người khác. Mục tiêu của sự thực hành tâm linh là trở nên tự làm chủ được chính mình và không chỉ trích những người khác. Tốt hơn hãy học cách ném một cái nhìn phê phán lên chính bạn. Ta đã làm gì để chữa trị sự giận dữ của ta? Sự chấp đắm của ta? Sự thù hận của ta? Sự kiêu căng của ta? Sự ghen ghét đố kỵ của ta? Đó là những thứ đáng được đem qua cái sàng lọc hàng ngày của trí tuệ, dưới ánh sáng của những lời dạy của Phật.

Với tư cách là những người Phật tử, chúng ta nên áp dụng điều mà niềm tin của chúng ta đã chỉ dạy, bắt đầu bằng sự kính trọng lớn lao nhất đối với những tín ngưỡng khác, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo... Chúng ta phải nhận ra và tán thán sự đóng góp của họ cho thế giới suốt bao thế kỷ nay, và bây giờ, nối kết những cố gắng của chúng ta với những công sức của họ để giúp đỡ nhân loại. Những người nào mới đến với Phật giáo phải đặc biệt chú ý giữ một thái độ đúng đắn đối với những niềm tin tôn giáo khác nhau. Ngay trong lòng Phật giáo, cũng có những phái tư tưởng khác nhau dạy những hệ thống thực hành khác nhau, và chúng ta phải không nuôi dưỡng tình cảm cho rằng một lời dạy này thì tốt hơn hoặc kém hơn một lời dạy khác. Tính bộ phái, khuynh hướng phê bình những giáo lý hay học phái khác đối với chúng ta thì đặc biệt tai hại. Đó là những thuốc độc nên tránh.

Hãy đặt tất cả nỗ lực của bạn vào sự thực hành hàng ngày: chính trong một thử thách liên tục trường kỳ giáo lý mà dần dần nó đưa lại ý nghĩa sâu xa của nó. Nó không chỉ đem đến một hiểu biết đơn giản, nó có tiềm năng mở toang tâm trí của chuỏng ta. Một sự bừng nở như thế đòi hỏi những chăm sóc chú ý hàng ngày. Nếu bạn bỏ lại sự sinh hoạt tâm linh của bạn ở phòng thay áo quần khi đi ra khỏi phòng thiền định, bạn sẽ không rút ra được từ đó cái gì rất đáng giá.

Tôi hy vọng các bạn bắt tay vào công trình với tất cả tấm lòng và động lực của các bạn sẽ cho phép các bạn góp phần vào sự khả quan hơn của xã hội phương Tây. Đó là sự cầu nguyện và mong ước của tôi.


[*] Đây là một định kiến sai lầm về truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada và đồng hoá truyền thống đó với cái gọi là Tiểu thừa (Hinayana) - vốn đã biến diệt từ lâu trong lịch sử Phật giáo (Bình Anson, 05-2003).

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-05-2003