BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Từ bi là nền tảng của hòa bình thế giới

Tenzin Gyatso
Bảo Hoàn lược dịch


Theo Phật giáo, tất cả mọi phiền não của con người đều phát sinh từ dục vọng và sự luyến ái đối với sự vật mà chúng ta tưởng là bền vững. Sự theo đuổi vật chất dựa trên dục vọng và tham luyến sẽ tạo nên sự căng thẳng về mặt tinh thần và tranh đua. Con người cũng tưởng rằng, mình có thể đạt được mọi thứ bằng sự gây hấn và tranh đấu. Nhưng tư tưởng đó dễ dàng biến thành hành động và tạo thành một cuộc hỗn chiến trong tâm của mỗi người. Những diễn tiến nạy đã xảy ra trong tâm thức của nhân loại từ lâu lắm rồi, và hậu quả của nó thực sự nghiêm trọng trong đời sống xã hội của con người hôm nay. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể chế ngự được các độc tố tham lam, sân hận và si mê của tâm khi biết rằng chính chúng là nguyên nhân của tất cả khổ đau hiện hữu trên cuộc đời này?

Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, tình yêu (lòng từ bi) là nền tảng đạo đức cho hòa bình thế giới [*]. Thế nào là Từ bi? Khi một người cảm thấy xót thương hay khởi tâm từ bi đối với một người nghèo khổ, như vậy họ đã bày tỏ lòng cảm thông đối với sự nghèo khổ của người đó; lòng từ bi ấy dựa vào sự quan tâm một cách vị tha đối với người nghèo khổ. Ngược lại, khi một người yêu thương vợ, con hay bạn thân của mình thì tình cảm đó xuất phát từ sự luyến ái. Và khi lòng luyến ái thay đổi, tức thì sự tử tế đó cũng thay đổi theo; hoặc có khi nó còn biến mất luôn. Vì thế đây không phải lạ tình yêu chân thật. Tình yêu chân thật không dựa trên sự luyến ái mà dựa trên lòng vị tha. Ở trường hợp này, lòng từ bi sẽ mãi tồn tại như một sự đáp ứng nhân đạo đối với mọi khổ đau và nó sẽ tồn tại mãi cho đến ngày loài người không còn khổ đau nữa.

Lòng từ bi phải nên trau giồi mỗi ngày và nên phát triển chúng từ mức độ còn giới hạn cho đến khi chúng trở thành bao la không biên giới. Lòng từ bi phải không phân biệt, hoàn toàn tự phát và bao trùm muôn loài này, dĩ nhiên không phải là tình yêu bình thường đối với gia đình hay bạn bè, vì nó bị chi phối bởi sự luyến ái.

Lý do căn bản của Từ bi là tất cả chúng sinh đều muốn tránh khổ đau và tìm cầu hạnh phúc. Điều này dựa vào cảm giác về cái "ngã". Như chúng ta đã biết, muôn loài đều được sinh ra với cùng tham muốn chung và có quyền bình đẳng về thụ hưởng hạnh phúc.

Truyền thống của Phật giáo Đại thừa dạy rằng hãy xem tất cả chúng sinh như là những bà mẹ thân yêu của chúng ta và nên bày tỏ lòng biết ơn bằng cách yêu thương mẹ. Vì theo giáo lý của đạo Phật thì chúng ta đã tái sinh không biết bao nhiêu lần và từ đó chúng ta cũng nhận ra rằng, mỗi một người có thể đã từng là cha, mẹ của chúng ta trong một kiếp này hay kiếp khác. Khi nhận thức như vậy, chúng ta hiểu được rằng muôn loài trong vũ trụ đều chia sẻ chung một mối liên hệ gia đình.

Dù cho một người có đức tin vào tôn giáo hay không, không ai có thể phủ nhận giá trị cao quý của tình yêu và tâm từ. Ngay từ lúc chào đời, chúng ta đã được mẹ, cha chăm sóc tử tế. Sau đó, lúc lớn lên, khi phải va chạm với khổ đau, bệnh tật và tuổi già, chúng ta lại một lần nữa phải nương tựa vào lòng tử tế của người khác. Nếu khi bắt đầu cuộc sống và ở đoạn cuối của cuộc sống, chúng ta đều phải dựa vào lòng tử tế của người khác thì tại sao trong đoạn giữa của cuộc sống, chúng ta lại không cư xử tử tế đối với mọi người?

Sự phát triển của một trái tim từ bi, cảm giác gần gũi với tất cả mọi người, không đòi hỏi phải có tôn giáo như chúng ta vẫn thường nghĩ khi nói về tôn giáo. Lòng từ bi không phải dành riêng cho những người có tôn giáo không thôi, mà nó còn cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Nó dành cho bất kỳ ai là thành viên của đại gia đình loài người vạ nhìn cuộc sống với một tấm lòng rộng rãi, bao dung. Đây là một cảm giác mạnh mẽ mà chúng ta cần nên phát triển và ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường hay lơ là nó, nhất là khi đang ở trong thời kỳ huy hoàng nhất của cuộc sống, chúng ta có một cảm giác giả tạo là mình rất vững vàng, yên ổn, không cần ai giúp đỡ.

Khi có sự hiểu biết sâu xa hơn, chúng ta dễ cảm thông rằng tất cả mọi người đều mong muốn hạnh phúc và tiến trình khổ đau, đồng thời luôn biết bản thân không quan trọng bằng vô số những người khác. Từ những nhận thức đó, chúng ta cảm thấy thật là cao quý khi được chia sẻ những vật sở hữu của mình với người khác. Khi luyện tập được thói quen này, một cảm giác từ bi yêu thương và tôn trọng mọi người sẽ đến với chúng ta. Lúc đó hạnh phúc cá nhân tạm ngừng lại để thay thế cho nỗ lực của ý thức tìm kiếm con người thật của mình. Hạnh phúc đó sẽ trở thành cao thượng trong tiến trình yêu thương và phục vụ mọi người.

Một kết quả nữa của sự phát triển lòng từ bi là nó mang lại sự an lành đầy hữu ích trong tâm hồn của chúng ta. Cuộc sống luôn luôn có sự biến đổi liên tục. Sự biến đổi này gây ra biết bao khó khăn cho chúng ta. Nếu đối đầu với mọi khó khăn của cuộc sống bằng một tâm hồn tĩnh lặng và bình an thì tất cả mọi khó khăn đều được giải quyết một cách thành công và tốt đẹp. Ngược lại, nếu tâm thức bị mê mờ vì sự thù hận, ích kỷ, ganh tỵ và giận hờn, thì chúng ta sẽ đánh mất óc xét đoán. Vì thế, tâm con người lúc đó sẽ trở thành mù quáng và trong lúc ngông cuồng rồ dại đó, mọi điều xấu xa có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Như vậy, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ rất là hữu ích cho tất cả mọi người, nhất lạ đối với những ai có trách nhiệm phải gánh vác đại sự quốc gia khi trong tay họ có quyền lực và cơ hội để tạo nên hòa bình cho thế giới.

(Theo "Compassion As the Pillar of World Peace" by Tenzin Gyatso XIV).


[*] Nhận xét của Bình Anson (05-2003): Lòng Từ (Metta, Maitri) là một trong Bốn Tâm Vô Lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xả), căn bản chung cho mọi tông phái Phật giáo, không riêng gì cho Phật giáo Bắc truyền.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-05-2003

Tu bi & Hoa binh
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Từ bi là nền tảng của hòa bình thế giới

Tenzin Gyatso
Bảo Hoàn lược dịch


Theo Phật giáo, tất cả mọi phiền não của con người đều phát sinh từ dục vọng và sự luyến ái đối với sự vật mà chúng ta tưởng là bền vững. Sự theo đuổi vật chất dựa trên dục vọng và tham luyến sẽ tạo nên sự căng thẳng về mặt tinh thần và tranh đua. Con người cũng tưởng rằng, mình có thể đạt được mọi thứ bằng sự gây hấn và tranh đấu. Nhưng tư tưởng đó dễ dàng biến thành hành động và tạo thành một cuộc hỗn chiến trong tâm của mỗi người. Những diễn tiến nạy đã xảy ra trong tâm thức của nhân loại từ lâu lắm rồi, và hậu quả của nó thực sự nghiêm trọng trong đời sống xã hội của con người hôm nay. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể chế ngự được các độc tố tham lam, sân hận và si mê của tâm khi biết rằng chính chúng là nguyên nhân của tất cả khổ đau hiện hữu trên cuộc đời này?

Theo truyền thống của Phật giáo Đại thừa, tình yêu (lòng từ bi) là nền tảng đạo đức cho hòa bình thế giới [*]. Thế nào là Từ bi? Khi một người cảm thấy xót thương hay khởi tâm từ bi đối với một người nghèo khổ, như vậy họ đã bày tỏ lòng cảm thông đối với sự nghèo khổ của người đó; lòng từ bi ấy dựa vào sự quan tâm một cách vị tha đối với người nghèo khổ. Ngược lại, khi một người yêu thương vợ, con hay bạn thân của mình thì tình cảm đó xuất phát từ sự luyến ái. Và khi lòng luyến ái thay đổi, tức thì sự tử tế đó cũng thay đổi theo; hoặc có khi nó còn biến mất luôn. Vì thế đây không phải lạ tình yêu chân thật. Tình yêu chân thật không dựa trên sự luyến ái mà dựa trên lòng vị tha. Ở trường hợp này, lòng từ bi sẽ mãi tồn tại như một sự đáp ứng nhân đạo đối với mọi khổ đau và nó sẽ tồn tại mãi cho đến ngày loài người không còn khổ đau nữa.

Lòng từ bi phải nên trau giồi mỗi ngày và nên phát triển chúng từ mức độ còn giới hạn cho đến khi chúng trở thành bao la không biên giới. Lòng từ bi phải không phân biệt, hoàn toàn tự phát và bao trùm muôn loài này, dĩ nhiên không phải là tình yêu bình thường đối với gia đình hay bạn bè, vì nó bị chi phối bởi sự luyến ái.

Lý do căn bản của Từ bi là tất cả chúng sinh đều muốn tránh khổ đau và tìm cầu hạnh phúc. Điều này dựa vào cảm giác về cái "ngã". Như chúng ta đã biết, muôn loài đều được sinh ra với cùng tham muốn chung và có quyền bình đẳng về thụ hưởng hạnh phúc.

Truyền thống của Phật giáo Đại thừa dạy rằng hãy xem tất cả chúng sinh như là những bà mẹ thân yêu của chúng ta và nên bày tỏ lòng biết ơn bằng cách yêu thương mẹ. Vì theo giáo lý của đạo Phật thì chúng ta đã tái sinh không biết bao nhiêu lần và từ đó chúng ta cũng nhận ra rằng, mỗi một người có thể đã từng là cha, mẹ của chúng ta trong một kiếp này hay kiếp khác. Khi nhận thức như vậy, chúng ta hiểu được rằng muôn loài trong vũ trụ đều chia sẻ chung một mối liên hệ gia đình.

Dù cho một người có đức tin vào tôn giáo hay không, không ai có thể phủ nhận giá trị cao quý của tình yêu và tâm từ. Ngay từ lúc chào đời, chúng ta đã được mẹ, cha chăm sóc tử tế. Sau đó, lúc lớn lên, khi phải va chạm với khổ đau, bệnh tật và tuổi già, chúng ta lại một lần nữa phải nương tựa vào lòng tử tế của người khác. Nếu khi bắt đầu cuộc sống và ở đoạn cuối của cuộc sống, chúng ta đều phải dựa vào lòng tử tế của người khác thì tại sao trong đoạn giữa của cuộc sống, chúng ta lại không cư xử tử tế đối với mọi người?

Sự phát triển của một trái tim từ bi, cảm giác gần gũi với tất cả mọi người, không đòi hỏi phải có tôn giáo như chúng ta vẫn thường nghĩ khi nói về tôn giáo. Lòng từ bi không phải dành riêng cho những người có tôn giáo không thôi, mà nó còn cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Nó dành cho bất kỳ ai là thành viên của đại gia đình loài người vạ nhìn cuộc sống với một tấm lòng rộng rãi, bao dung. Đây là một cảm giác mạnh mẽ mà chúng ta cần nên phát triển và ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường hay lơ là nó, nhất là khi đang ở trong thời kỳ huy hoàng nhất của cuộc sống, chúng ta có một cảm giác giả tạo là mình rất vững vàng, yên ổn, không cần ai giúp đỡ.

Khi có sự hiểu biết sâu xa hơn, chúng ta dễ cảm thông rằng tất cả mọi người đều mong muốn hạnh phúc và tiến trình khổ đau, đồng thời luôn biết bản thân không quan trọng bằng vô số những người khác. Từ những nhận thức đó, chúng ta cảm thấy thật là cao quý khi được chia sẻ những vật sở hữu của mình với người khác. Khi luyện tập được thói quen này, một cảm giác từ bi yêu thương và tôn trọng mọi người sẽ đến với chúng ta. Lúc đó hạnh phúc cá nhân tạm ngừng lại để thay thế cho nỗ lực của ý thức tìm kiếm con người thật của mình. Hạnh phúc đó sẽ trở thành cao thượng trong tiến trình yêu thương và phục vụ mọi người.

Một kết quả nữa của sự phát triển lòng từ bi là nó mang lại sự an lành đầy hữu ích trong tâm hồn của chúng ta. Cuộc sống luôn luôn có sự biến đổi liên tục. Sự biến đổi này gây ra biết bao khó khăn cho chúng ta. Nếu đối đầu với mọi khó khăn của cuộc sống bằng một tâm hồn tĩnh lặng và bình an thì tất cả mọi khó khăn đều được giải quyết một cách thành công và tốt đẹp. Ngược lại, nếu tâm thức bị mê mờ vì sự thù hận, ích kỷ, ganh tỵ và giận hờn, thì chúng ta sẽ đánh mất óc xét đoán. Vì thế, tâm con người lúc đó sẽ trở thành mù quáng và trong lúc ngông cuồng rồ dại đó, mọi điều xấu xa có thể xảy ra, kể cả chiến tranh. Như vậy, sự thực hành lòng từ bi và trí tuệ rất là hữu ích cho tất cả mọi người, nhất lạ đối với những ai có trách nhiệm phải gánh vác đại sự quốc gia khi trong tay họ có quyền lực và cơ hội để tạo nên hòa bình cho thế giới.

(Theo "Compassion As the Pillar of World Peace" by Tenzin Gyatso XIV).


[*] Nhận xét của Bình Anson (05-2003): Lòng Từ (Metta, Maitri) là một trong Bốn Tâm Vô Lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xả), căn bản chung cho mọi tông phái Phật giáo, không riêng gì cho Phật giáo Bắc truyền.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 22-05-2003