BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
CHƯƠNG I: DẪN NHẬP Tất cả mọi người sinh ra trong cõi đời này, đều mong muốn hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc từ xưa đến nay con người đã thọ hưởng dường như chỉ là ảo ảnh, là mộng, không chân thật. Những hạnh phúc đó nếu có thì chỉ thoáng qua trong giây phút chứ không có hạnh phúc nào bền vững. Trước thật trạng khổ đau của cuộc đời con người luôn đi tìm cho mình một niềm hạnh phúc, một phương thức sống cho chính mình. Nhưng thật sự đã có mấy ai tìm ra được nguyên nhân của sự khổ đau và con đường đưa đến diệt tận khổ đau ấy. Vì vậy khát vọng giải thoát mọi khổ đau, đạt được an vui hạnh phúc, tự tại giữa dòng trường lưu sanh tử là niềm khao khát triền miên của tất cả nhân sinh. Bởi lẽ mục tiêu của cuộc sống là hạnh phúc. Và giá trị hạnh phúc là cao nhất trong tất cả các giá trị của cuộc sống. Sống có ý nghĩa là sống hạnh phúc ngay trong hiện tại này. Sự ra đời của Đức Phật đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giải thoát mọi khổ đau, xây dựng nếp sống hạnh phúc cho con người ngay trong cuộc sống này và mai sau. Đạo Phật rất thiết thực đối với con người. Đạo Phật khai sáng con người, phục vụ con người, lấy con người làm gốc. Tính thiết thực hiện tại của Phật Giáo không những ở giáo lý mà còn ở thái độ và hành động của người Phật tử. Phật Giáo không đặt nền tảng trên những lời dạy thần khải. Phật Giáo đề bạt những nguyên tắc hợp pháp và thực tiễn căn cứ trên những sự kiện có thể kiểm chứng với kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Giáo lý cao siêu mà Đức Phật đã dày công hoằng dương trong suốt 45 năm vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay, vẫn trọn vẹn đầy đủ, và hoàn toàn tinh túy. Kho tàng giáo pháp ấy tập trung mọi tinh hoa mà Ngài đã chứng ngộ, là cốt tủy của Đạo Phật. Trong suốt 25 thế kỷ qua, giáo pháp của Đức Phật vẫn luôn hiện hữu giữa cõi đời, vẫn luôn soi sáng và thức tỉnh nhân loại. Đây là niềm giáo lý thậm thâm vi diệu rất sống động và hữu ích mang đầy tính người. Cho dù thời gian cứ trôi qua, không gian vẫn luôn thay đổi nhưng những lời dạy của Ngài vẫn còn tồn tại, chân lý của Ngài vẫn luôn được soi sáng và vẫn có giá trị trong mọi thời đại. Như thế tất nhiên Phật Giáo phải tiềm tàng những chân lý vượt cả thời gian và không gian, phù hợp với mọi căn cơ của chúng sanh và đáp ứng được những nhu cầu thiết thực của mọi người trong mọi thời đại. Nhận định về Phật Giáo, giáo sư Walpola viết: "Chính Đạo Phật là thiết thực, nhìn vào cuộc sống và thế giới. Đạo Phật nhìn sự vật một cách như thật. Đạo Phật không lừa dối, ru ngủ bạn vào cuộc sống thiên đường…Đạo Phật nói với bạn một cách chính xác là: Bạn là gì? Và thế giới xung quanh bạn là gì? Và chỉ cho bạn con đường đi đến tự do, hoàn toàn, an tịnh và hạnh phúc". Tính thiết thực hiện tại của Phật Giáo quả thật rộng lớn người viết chỉ trình bày một số vấn đề cơ bản như sau:
CHƯƠNG II: NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ TÍNH THIẾT THỰC HIỆN TẠI CỦA PHẬT GIÁO. 1.1. Phật Giáo là những đặt trưng mang tính thiết thực. Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại, một tôn giáo không có thượng đế, một nền tảng giáo lý không có tín điều. Đạo Phật là con đường do Đức Phật tuyên bố và truyền đạt, con đường ấy đã được Ngài thực chứng và thực nghiệm qua kinh nghiệm bản thân. Giáo pháp của Ngài được xây dựng trên một nền tảng vững chắc, một sự kiện mà ai ai cũng có thể trắc nghiệm chớ không phải xây dựng trên sự sợ sệt một cái gì mà tự ta không biết. Như vậy, có thể nói rằng Đạo Phật là phương thức sống, lẽ sống, lối sống để có được hạnh phúc chân thực. Như giám mục Nilman nhận xét: "Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là đường lối, là chân lý, là lẽ sống". Tính cách của Đức Phật được thể hiện qua các kinh điển. Ngài chỉ dạy những gì Ngài đã thực hành, và những điều ấy là cần thiết cho việc đoạn trừ khổ đau. Do vậy, nội dung của Đạo Phật không ở nghi lễ, triết học hay thần thoại, mà chính ở ngay lối sống trong những nhân cách, hành vi của mỗi con người quyết định đời sống khổ đau hay hạnh phúc của chính mình. Vì vậy, trãi qua hơn 25 thế kỷ Phật Giáo vẫn tồn tại và phát triển khắp các Quốc gia, trước sự thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với những tư tưởng triết học hiện đại, Phật Giáo vẫn luôn luôn soi sáng và có tác dụng rất lớn về mọi mặt trong cuộc sống tâm linh nhân loại, mang một giá trị tinh thần phong phú. Tinh thần ấy chính là sự thể hiện giáo pháp của Đức Phật trong cuộc sống của con người. Sở dĩ Phật Giáo có một sức sống mãnh liệt, vượt cả không gian, thời gian và tồn tại cho đến ngày nay là bởi nó mang tính thiết thực đáp ứng được những nhu cầu của con người trong mọi thời đại với những đặc trưng sau:
Tinh thần nhân bản của Đạo Phật không những được biểu hiện qua giáo lý mà còn ở thái độ sống của con người. Với Đạo Phật vị giáo chủ không phải là một thần linh, không phải là một thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt mà là một con người thực sự như bao nhiêu người khác. Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Phật được lịch sử ghi nhận. Từ sự giác ngộ về sự đau khổ của cuộc đời và chính vì tình thương yêu nhân loại đang đau khổ mà Ngài đã quyết chí đi tìm chân lý, đem giáo pháp giác ngộ chỉ dạy cho tất cả chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh giác ngộ như mình. Đức Phật không dạy con người phải lệ thuộc Ngài, không phải phó thác đời mình cho bất cứ một đấng quyền năng nào cả. Điều này được thể hiện rất rõ trong lời khuyên của Ngài đối với các vị Kàlàma như sau: "Chớ có tin chỉ vì theo truyền thống, chớ có tin chỉ nghe tin đồn, chớ có tin chỉ vì được kinh tạng truyền tụng, chớ có tin chỉ vì nhân lý luận, chớ có tin chỉ vì nhân định lý, chớ có tin chỉ vì thấy thích hợp, chớ có tin chỉ vì Sa Môn là bậc đạo sư của mình" và Ngài đã từng chỉ dạy các môn đệ: "Các ngươi hãy làm công việc của mình, Như Lai chỉ giảng dạy đường lối mà thôi". Trong quan niệm của Phật Giáo con người là chủ nhân của nghiệp là kẻ thừa tự của nghiệp ở quá khứ, hiện tại và vị lai, mỗi người là vị thượng đế của chính mình, toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình, ngoài mình ra không có một đấng quyền năng nào khác có khả năng làm cho mình được hạnh phúc hay khổ đau. Trong kinh Pháp Cú 165, Đức Phật dạy:
Đức Phật đề cao khả năng của con người một cách khách quan. Ngài đã từng tuyên bố: "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật". Như vậy, Đức Phật không bao giờ tự xưng mình là bậc siêu nhân, bậc chứng đắc chân lý, Ngài chỉ là bậc giác ngộ sự thật của cuộc đời và là người chỉ đường cho tất cả chúng sanh con đường giác ngộ ấy, và mọi người đều có thể chứng ngộ bằng sự nỗ lực hành trì giáo pháp ở chính tự thân của mỗi người. Thực tế cho chúng ta thấy trong hàng đệ tử của Ngài đã có nhiều vị đã tu tập và chứng quả giải thoát. Thật sự Phật Giáo là của con người, xuất phát từ con người, con người là trung tâm điểm của Phật Giáo, hay nói một cách khác, không có nhân loại thì Phật Giáo không hiện hữu trong cõi đời này. Vì vậy giáo lý Phật rất gần gũi với con người. Đây là một nền giáo lý rất nhân bản của Phật Giáo, mà giá trị nhân bản ấy không thể thiếu được trong sự tồn tại và phát triển của đời sống nhân loại.
Tự do, bình đẳng hay công bằng xã hội là một trong những vấn đề nhân loại đang phấn đấu hướng tới. Một xã hội văn minh và phát triển là xã hội mà mọi người đều có quyền tự do bình đẳng. Cách đây hơn 2.500 năm Đức Phật đã tuyên bố: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn" và chính Ngài đã nỗ lực xóa tan sự phân biệt giai cấp của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Trong thời gian Bà La Môn giáo thống trị xã hội cổ Ấn Độ, họ cho rằng các giai cấp trong xã hội là sự di truyền, người ở giai cấp nào thì mãi mãi ở giai cấp đó, nhưng đối với Đức Phật: "Không phải sự sanh trưởng làm cho một người Bà La Môn hay không phài là một Bà La Môn. Nếp sống hàng ngày làm ra người nhà nông, người đi buôn hay kẻ nô lệ. Nếp sống hàng ngày làm ra kẻ trộm cắp, người binh sĩ, kẻ đi tu hay người lãnh đạo. Nếp sống hàng ngày làm cho một người là một Bà La Môn hay không phải là một Bà La Môn". Chính Đức Phật đã phá vỡ những thành kiến phân biệt giai cấp và ngay trong tăng đoàn Ngài cũng thực hiện sự bãi bỏ giai cấp này, Ngài dạy: "Ví như, này Paharàda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravati, sông Sarhabu, sông Mahi… Các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ trước, trở thànn biển lớn. Cũng như vậy, này Paharàda, có bốn giai cấp này: Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Phệ Xá, Thủ Đà La, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong pháp và luật được Như Lai tuyên bố này, chúng từ bỏ tên và họ của chúng từ trước, và chúng trở thành những Sa Môn Thích Tử". Thực tế trong tăng đoàn của Đức Phật có đủ hạng người từ hạng cùng đinh, nô lệ cho đến quý tộc, vua chúa. Cùng tu tập và hành trì theo giáo pháp của Ngài và đều có khả năng chứng đắc các quả vị giải thoát như nhau. Đặc biệt trong kinh của Đức Phật chúng ta thấy Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni cũng như nam, nữ cư sĩ tu tập đều có thể chứng đắc các thánh quả. Điều này thể hiện tinh thần rất bình đẳng và dân chủ trong giáo lý Đức Phật, một đặc trưng rất quan trọng và hết sức thiết thực của Phật giáo trong đời sống xã hội xưa cũng như nay.
Đây là một trong những nhân tố quan trọng mà Đức Phật thường ứng dụng trong lộ trình hoằng hóa độ sinh. Nắm vững quy luật vận hành của vũ trụ nhân sinh, hiểu được căn cơ, trình độ và tư tưởng của mỗi người, Đức Phật dạy những pháp môn thích ứng để mọi người có thể tiếp nhận được, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho con người. Trong bất cứ một xã hội nào cũng tồn tại nhiều con người khác nhau, không ai giống ai, có người thông minh lanh lẹ, nhưng cũng có người đần độn, chậm chạp, có người cao sang, có người hạ liệt, có người giàu có nhưng cũng có người nghèo hèn. Tinh thần khế lý khế cơ cần được áp dụng trong đời sống nhằm xây dựng và cải tạo con người, thăng hoa đời sống của con người góp phần xây dựng cá nhân và xã hội đi đến chỗ chân – thiện – mỹ.
Tinh thần tùy duyên bất biến là phương tiện thiện xảo mà Đức Phật đã vận dụng để dẫn dắt con người đi dần vào giải thoát. Tinh thần tùy duyên bất biến giúp cho con người có thể uyển chuyển trong mọi tình huống để hành động thích ứng đem lại lợi ích mà không đánh mất tính chất thật của mình. Đây là tính chất rất thiết thực, rất tích cực giúp cho con người của thời đại linh động hòa mình vào cuộc sống để vươn lên, nhưng không đánh mất nhân cách của con người, thái độ và hành động sống phải là thiện mà không phải là bất thiện. Vì vậy tính tùy duyên bất biến luôn được đề cao và cần được áp dụng trong đời sống, để đưa con người trở về với nếp sống thiện, ta và người đều được lợi ích được hạnh phúc. 1.2. Nhận định tính chất thiết thực hiện tại của Phật Giáo qua lời dạy của Đức Phật. Với Đạo Phật vấn đề trọng tâm không phải là vũ trụ, thế giới mà là con người. Mục đích của Đức Phật là đoạn tận khổ đau đem lại an lạc hạnh phúc cho con người. Trong suốt 49 năm thuyết pháp, Đức Phật nhắc đi nhắc lại: "Xưa và nay, ta chỉ nói đến khổ và con đường diệt khổ". Như vậy Ngài chỉ đặt vấn đề giải quyết mọi ràng buộc khổ đau đang đè nặng con người hơn là bàn về vũ trụ thế giới không thiết thực. Đối với Đức Phật, điều tối quan trọng và thiết thực hơn bao giờ hết là diệt khổ và xây dựng đời sống hạnh phúc ngay trong hiện tại này. Do vậy khi được hỏi về những triết lý siêu hình Đức Phật đã không trả lời bất cứ câu hỏi nào khi Vaccha đặt các câu hỏi như: "Thế giới là thường trú hay vô thường? Thế giới là hữu biên hay vô biên? Sinh mạng và thân thể này là một hay là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết hay không có tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại? Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?". Đức Phật trả lời: "Ta không chấp thủ tri kiến nào, vì rằng: Chúng là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí chứng ngộ và Niết bàn". Rõ ràng Đức Phật đã phủ nhận giá trị của những câu hỏi mang đầy những triết lý siêu hình. Với Ngài, bàn luận những vấn đề đó chỉ làm thỏa mãn tính tò mò của con người, lãng phí thời gian vô ích, đồng thời làm cho tư duy con người thêm rối loạn, không đem lại lợi ích thiết thực. Ở đây Đức Phật chỉ dạy những điều mà Ngài xét thấy là cần thiết cho cuộc sống hiện tại đang là này chứ không phải để nói về. Tính thực tiễn, thực tại của Phật Giáo cũng được biểu hiện rõ, thay vì lưu ý đến siêu hình học hay các triết lý trừu tượng, Đức Phật đã đề cập đến vấn đề bản thân và giải thích các vấn đề này một cách rất cụ thể. Thái độ thực tế này được Đức Phật trình bày rành mạch trong Kinh Màlunkyaputta về một mũi tên độc, kẻ này không khác gì những ai muốn biết về nguồn gốc của nhân sinh và vũ trụ có bất diệt không, có hữu hạn không trước khi thực hành tôn giáo, như vậy người đó sẽ chết trước khi được nghe những câu trả lời về những câu hỏi không thích đáng đó. Đức Phật dạy Màlunkyaputta "Đời sống phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với những quan điểm thế giới là thường hay vô thường, là hữu biên hay vô biên, sinh mạng hay thân thể là một hay là khác, Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết...Dầu cho có quan điểm như vậy, thời vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại, vì sao những điều ấy ta không trả lời, vì những điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản của phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Cho nên những điều ấy ta không trả lời và này Màlunkyeputta điều ta trả lời là: Đây là khổ, đây là con đường đưa đến khổ diệt vì điều này có liên hệ đến mục đích, điều này là căn bản của phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn" Như thế, với cuộc đời còn đầy khổ đau này làm thế nào để bước ra khỏi sự ràng buộc của khổ là điều cần tìm hiểu và thực hành hơn là tìm hiểu các vấn đề siêu hình. Một khi mọi khổ đau vẫn còn hiện hữu thì các vấn đề siêu hình có được giải thích hay không thì cũng chẳng lợi ích gì cho vấn đề đoạn trừ khổ. Vì vậy điều Đức Phật muốn nói là chúng ta chẵng cần bàn đến thế giới này là trường cửu hay không, vì mỗi con người chúng ta đều có một mũi tên trong ngực, mũi tên của khổ đau, điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải làm gì, phải chăng vấn đề cấp thiết nhất, có ý nghĩa nhất trong giờ phút hiện tại là giải phẩu mũi tên độc không cho chất độc thấm vào cơ thể mà không cần phải truy tìm tận nguồn gốc mũi tên từ đâu đến, mũi tên làm bằng chất liệu gì, người bắn mũi tên độc là ai...trước khi ngăn chặn thuốc độc ngấm vào cơ thể. Tính thiết thực hiện tại cũng được Đức Phật xác lập trên quan điểm: "Hãy tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác". Ở đây Đức Phật muốn nhấn mạnh sự nỗ lực của tự thân tu tập là điều tối quan trọng, là điều kiện cần thiết để đi đến giải thoát, an lạc Niết bàn. Vấn đề giác ngộ giải thoát là do sự nỗ lực của mỗi người chứ không phải cầu xin mà được. Không một đấng thiêng liêng nào ban cho chúng ta sự giác ngộ, mà chính tự thân mỗi con người phải nỗ lực để giác ngộ. Đức Phật đã xác định cầu xin và ước vọng không có lợi ích gì. Ngài nêu rõ: "Nếu có người làm mười ác hạnh, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay mong rằng người ấy sẽ được sanh thiện thú, thiện giới sự cầu khẩn như vậy vô ích vì người ấy làm mười ác hạnh sẽ bị rơi vào địa ngục như một người quăng một tảng đá vào hồ nước, rồi một số đông đảo quần chúng đến cầu xin, cầu khẩn chấp tay cầu rằng tảng đá ấy sẽ được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức nặng của nó không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ như lời cầu xin của quần chúng ấy". Vì vậy vấn đề đoạn tận khổ đau để đạt được hạnh phúc, an lạc không phải ở chỗ cầu nguyện van xin, cũng không phải tìm kiếm ở một thế giới xa xăm nào mà ở ngay chính con người hiện hữu này. Vấn đề là ở nơi mỗi con người chúng ta có tu tập có hành trì đúng chánh pháp hay không. Khổ đau chỉ có mặt trong trong hiện tại, do đó giải quyết khổ đau cũng được bắt đầu trong giờ phút hiện tại. Tại đây tính thiết thực hiện tại được thể hiện qua phương pháp thiền định mà Đức Phật đã dạy để đoạn trừ mọi phiền não, vượt qua mọi sầu ưu để được an tịnh ngay trong đời thường, Đức Phật dạy: "Này các Tỷ Kheo, có một con đường độc nhất làm cho chúng sanh thanh tịnh, vượt qua mọi sầu ưu, đoạn trừ hết khổ đau, thành tựu chánh lý chứng đắc Niết bàn. Đó là tứ niệm xứ". Phương pháp tu tập tứ niệm xứ là một phương pháp rất thiết thực, nó là con đường trở về với chính mình, nương tựa mình mà không nương tựa ai khác, đây là con đường mà tự thân mỗi người, tự mình phải hành trì, tự mình phải tu tập, tự mình làm hòn đảo của chính mình. Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài quán niệm bằng cách theo dõi từng hơi thở ra, hơi thở vào, quán sát từng bước đi, đứng, nằm, ngồi...chặn đứng những vọng niệm để được an trú trong hiện tại. Sống với hiện tại là một đời sống rất thiết thực. Cuộc sống có ý nghĩa là sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Vì vậy, Đức Phật đã khuyên chúng ta hãy quay về với hiện tại và sống ngay với hiện tại. Ngài dạy:
Hay trong kinh A Nan nhất dạ hiền có ghi:
Tại đây Đức Phật khuyên mọi người hãy sống ngay với hiện tại với sự quan sát bằng trí tuệ, để thiết lập ngay trong cuộc đời này một cuộc sống ý nghĩa đầy lạc quan. Kiếp sống của con người chỉ là hiện tại, chỉ có hiện tại là sống thiết thực, than thở, tiếc nuối quá khứ hay mơ ước những viễn cảnh tương lai chẳng những làm cho con người héo hon, lo âu sầu muộn mà còn để mình vướn mắc vào những rối loạn tâm lý khổ đau, đánh mất hiện tại cuộc sống đầy sống động, cái hiện tại đang là với cuộc đời đầy ý nghĩa sáng tạo. Thật sự những quá khứ thì phi thực, những tương lai thì hư ảo chỉ làm cho đảo lộn cuộc sống hiện tại, làm đánh mất tư duy con người dắt con người vào ngọn nguồn của khổ đau, không thấy được chân giá trị của cuộc sống hiện tại. Trong cuộc sống, mọi cảnh tượng u buồn, những thất vọng đau đớn, những tâm lý chán chường than thở đều do tự con người gây ra qua những tư duy về quá khứ không thiết thực, hay tương lai hảo huyền. Thực tế, chúng ta thấy những sự kiện bất như ý xảy đến cho mình, gây phiền muộn cho mình thì ít mà tư duy của con người về các sự kiện ấy quấy rầy đến mình thì nhiều. Do vậy, truy tìm quá khứ hay mơ tưởng tương lai sẽ làm mất thời gian và năng lực của mình, thay vì vận dụng những thời gian đó để làm những việc cần thiết đem lại lợi ích thực tế hơn. Trong khi đó hiện tại cuộc sống con người phải biết làm chủ tư duy và dục vọng để có thái độ sống đúng đắn làm thăng hoa cuộc sống. Nếu chúng ta không biết chấp nhận hiện tại này và sống ngay với hiện tại, với khả năng và trí huệ quán chiếu sự sống để tự mình nỗ lực hóa giải mình làm thăng hoa cuộc sống, thì như thế chẵng khác nào như Đức Phật đã dạy, dung sắc con người sẽ chóng héo mòn như lau xanh lìa cành, hạnh phúc của con người không thể có được, nó sẽ khô héo như thế. Trở về với hiện tại là hòn đảo an toàn nhất mà Đức Phật đã chỉ cho con người nương tựa để khỏi chìm trong đại dương phiền muộn, để từ đó có thể đi vào nghĩa sống hạnh phúc, an lạc mà con người tìm kiếm. Về với hiện tại là con người trước hết phải đối mặt với hiện tại, chấp nhận hiện tại, cái hiện tại luôn luô bị đe dọa, bị mất mát ấy. Giữa thực tại đầy ngỗn ngang, Đức Phật đã chỉ dạy chúng ta con đường là phải nhìn thực tại bằng trí tuệ, nhìn mọi thứ trong cũng như ngoài, ngoại giới hay nội giới, nhìn mọi sự vật, hiện tượng là duyên sanh vô ngã. Tại đây con người dập tắt mọi tư duy hữa ngã bước ra khỏi tác nhân gây rối loạn tâm lý, chính từ sự ly tham, ly sân, ly si mở ra một cánh cửa giải thoát thật sự bằng ngọn đuốc tuệ soi. Chỉ có cái nhìn trí tuệ, cái nhìn "đối cảnh vô tâm", không mong cầu, không sợ hãi, nhìn đời như bọt nước như huyễn cảnh mới giải phóng con người khỏi xiềng xích khổ đau. Đức Phật từng dạy bảo mọi người một đời sống hướng thượng là một nếp sống thiện, kết quả của việc làm thiện quyết định cuộc sống hiện tại và tương lai. Như vậy sự phân định hạnh phúc hay khổ đau ở mỗi con người là kết quả của hành động thân, khẩu, ý hằng phút, hằng giờ, hằng ngày của chúng ta chứ không phải là sự can thiệp của thần linh hay đấng sáng tạo nào xếp đặt hay an bài cho chúng ta cả. Đức Phật đã phân biệt rõ ràng sự nguy hại của việc làm bất thiện và lợi ích của việc làm thiện. Ngài xác định: "Ta tuyên bố một cách dứt khoát này Ànanda thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình, sau khi biết thì kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị si ám khi mệnh chung, sau khi chết bị sanh vào cõi dữ cõi ác". Ngược lại Đức Phật cũng dạy: "Này Ànanda ta tuyên bố dứt khoát rằng; thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện là điều nên làm, nếu làm những điều nên làm ấy thì những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình, khi được biết người trí sẽ tán thán, tiếng lành đồn xa, khi mệnh chung không bị si ám, sau khi chết được tái sanh vào cõi trời cõi đời này". Để có được đời sống thánh thiện, thoát khỏi móc xích khổ đau, Đức Phật dạy chúng ta cần có thái độ sống hướng thượng, phải biết đâu là điều ác cần phải phòng hộ, phải tránh xa, đâu là việc thiện cần phải hành trì. Thái độ sống đáng cần phải được phản tỉnh nhiều lần với những hành động về thân, về lời, về ý, như vậy xác định được giá trị tự thân của con người. Điều này được thể hiện rõ trong lời khuyến cáo của Đức Phật đối với La Hầu La: "Này La Hầu La, khi nhà người đang làm, đã làm thân nghiệp, nhà ngươi cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: Thân nghiệp này ta đang làm, đã làm đưa đến tư hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem quả báo đau khổ. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La nhà ngươi cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày với các vị đạo sư hay các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã đưa lên tỏ lộ trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai". "Lại nữa, nếu trong khi phản tỉnh, này La Hầu La nhà người biết như sau: Thân nghiệp này ta đã làm, không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc. Do vậy, này La Hầu La nhà ngươi phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tu học ngày đêm trong các thiện pháp". Qua lời dạy quý báu này chúng ta xác định được tính thiết thực hiện tại của Phật Giáo về nếp sống làm các điều lành qua việc xem xét và phản tỉnh ba nghiệp, bởi vì có xem xét và phản tỉnh nhiều lần thì mới đoán chắn điều gì nên làm và điều gì không nên làm, đây là một phương pháp ngăn chặn những hành động bất thiện, phát triển mọi hạnh lành. Tất cả mọi giá trị hiện hữu của con người được xác lập trên hành động, do đó thiện hay ác, hạnh phúc hay khổ đau là do con người tích lũy từ những hành vi nhỏ nhặt trong từng phút từng giây. Vì vậy Đức Phật dạy:
và:
Tại đây chúng ta cũng xác định được lời dạy của Đức Phật mang tính thực tiễn, thực tế và rất gần gũi với cuộc sống con người, lời dạy của Ngài giúp cho chúng ta luôn luôn có thái độ sống đúng và hành động đúng mà không phải xem thường những việc làm của mình để chuốt lấy những hậu quả đáng tiếc và hối hận về sau. Có thể nói rằng đời sống và tư tưởng của Đức Phật luôn gắn liền với thực tế, tư duy của Ngài luôn đi đôi với hiện tại cuộc sống. Vì vậy những lời dạy của Ngài không ngoài mục đích đưa đến sự đoạn tận khổ đau xây dựng nếp sống hạnh phúc thật sự cho con người. Ngài luôn lấy thực tiễn để kiểm nghiệm chân lý mà không hề bàn đến những vấn đề siêu hình. Hẳn nhiên không phải Ngài không biết gì về những vấn đề siêu hình như Ngài đã dạy các thầy Tỷ Kheo trong khu rừng Simsapa như sau:"Những gì Như Lai biết giống như rừng lá Simsapa còn những gì mà Như Lai giảng dạy thì ít như nắm lá trong tay nhưng đây là những phương thức trừ khổ". Đến đây một lần nữa chúng khẳng định được tính thiết thực hiện tại của Phật Giáo qua những lời dạy của Đức Phật tuy đơn giản nhưng mang đầy triết lý sống đó là "Khổ và con đường diệt Khổ". Liên hệ về khổ và con đường diệt khổ chúng ta thử tìm hiểu bốn chân lý về khổ và tính thiết thực của nó.
Giáo lý Tứ diệu đế là giáo lý căn bản và tối trọng yếu của Phật Giáo, của con đường đi vào giải thoát giác ngộ. Đức Phật dạy: "Chúng sanh vì không hiểu bốn chân lý này cho nên phải trôi mãi trong vòng sanh tử luân hồi". Như vậy, hiểu biết giáo lý của Đức Phật và thấu rõ mục đích lời dạy của Phật là điều rất quan trọng, là nhân tố đưa con người từ địa vị phàm phu bước lên thánh quả, quyết định sự an lạc và giải thoát của mỗi chúng sanh. Tứ diệu đế là chân lý về khổ, chân lý về nguồn gốc của khổ, chân lý về sự chấm dứt đau khổ và chân lý chấm dứt đau khổ.
Theo lời Đức Phật dạy cuộc đời và cả cuộc sanh tử chỉ là khổ đau. Tất cả chúng sanh hiện hữu trên cõi đời này không ai tránh khỏi quy luật khổ đau. Con người là một chúng sanh hiện hữu không sao tránh khỏi những nỗi đau chung của cuộc đời. Nói về khổ Đức Phật đã định nghĩa trong phẩm Chuyển pháp luân, Tương Ưng như sau: "Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ." Con người từ khi sanh ra và lớn lên cho đến khi kết thúc cuộc đời, bất cứ ai cũng chịu đau đớn về sanh, cái đau đớn mà hài nhi phải chịu, rồi cái đau đớn về bệnh, cái đau khổ của tuổi già, cái bất lực không hoạt động được, cái khổ của chết, sự đau đớn và sợ hãi mà người chết phải chịu đựng. Tất cả những cái khổ đó là một phần không tránh khỏi của cuộc đời, dù đời sống có hạnh phúc đến đâu đi nữa thì những cái khổ về sanh, già, bệnh, chết cũng không thể tránh được, chưa nói là những nỗi khổ vì phải chia ly với người thân, khổ vì người thân yêu chết hay phải xa lìa, khổ vì phải gặp những người mình ghét, khổ vì mong mà không được toại nguyện...Tất cả những nỗi khổ đang vây bủa chúng ta từ muôn phía nhưng thực tế con người chúng ta không ý thức được rõ ràng về khổ, không thấy được những bức bách của khổ đang chi phối toàn bộ đời sống của chúng ta. Sở dĩ Đức Phật đưa ra cái khổ trước là để cho mọi người thấy được cái khổ, cái thảm cảnh hiện tại ở cõi đời. Cái khổ này nằm ngay trước mắt, ngay trong mỗi con người chúng ta, những sự thật có thể nghe, thấy, ngửi, nếm được. Ngài muốn đi từ cái dễ thấy đến cái khó thấy, từ cái thực tế đến cái trừu tượng để mọi người dễ dàng tiếp cận và ý thức được cái khổ. Sau khi ý thức được cái khổ từ đó mới đi tìm nguyên nhân của những cái khổ đau ấy
Giáo lý Phật Giáo không chỉ nêu lên sự thật của khổ đau rồi dừng lại ở đó. Đức Phật đã chỉ dạy phải truy tìm nguồn gốc của khổ đau. Ngài dạy nguyên nhân của khổ đau là do tham ái và chấp thủ. Khát vọng của con người là nguyên nhân đưa đến khổ đau. Bởi lẽ lòng tham của con người là vô hạn, những ước muốn không bao giờ ngừng nghỉ, chưa có thì mong cho có, có rồi thì muốn có cái khác, có cái khác rồi thì lại muốn có cái khác tốt hơn, đẹp hơn. Những cuộc chạy theo lạc thú làm hủy hoại nhân cách, có khi làm mất cả tính mạng, những tham muốn để làm thỏa mãn lạc thú chẳng khác gì khi ta khát nước mà uống phải nuớc mặn, khát không hết mà lại càng khát thêm. Cho dù những tham muốm đó luôn kèm theo sự thất bại và khổ đau trên đường đời, nhưng tất cả mọi người đều khao khát. Vì vậy mà con người phải gánh chịu sanh tử khổ đau. Như vậy khổ đau không phải do thượng đế ban xuống, cũng không phải do xã hội tạo nên hay do người khác đưa đến mà "Chính ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và?ham tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia tức là dục ái, hữu ái và vô hữu ái".
Sự diệt khổ là mục đích mà con người đang hướng tới. Sự diệt khổ tức là tham ái diệt. Đây là một trạng thái an lạc, hạnh phúc hay giải thoát Niết bàn chấm dứt hoàn toàn nguyên nhân dẫn đến đau khổ, Đức Phật đã định nghĩa về khổ diệt thánh đế như sau: "Này các Tỳ Kheo, thế nào là thánh đế và khổ diệt, chính là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn khát ái ấy. Sự quăng bỏ, sự từ bỏ, giải thoát không có chấp trước, này các Tỳ Kheo, đây gọi là thánh đế về khổ diệt." Chấm dứt khổ đau, giải thoát Niết Bàn là mục tiêu tối thượng của Đạo Phật. Niết Bàn là trạng thái mà chúng ta không thể dùng lời nói, ngôn ngữ diễn đạt được, nó vượt cả danh xưng và hình tướng, vấn đề then chốt là chúng hiểu rằng Niết Bàn chỉ do chính ta tự thấy mà thôi. Khi ta loại trừ được tất cả nguyên nhân của khổ đau, những ô trược của tham dục, sân hận, si mê thì khổ đau sẽ không còn, đạt được Niết Bàn hiện tại. Vì chúng ta biết rằng vô minh diệt thì minh sanh, bóng tối diệt thì ánh sáng xuất hiện, khổ diệt thì hạnh phúc, an lạc, Niết Bàn hiện hữu.
Đây là con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau, là phương pháp tu tập để loại trừ tất cả nguyên nhân của khổ đau. Để thực hiện được con đường ấy chỉ có sự tu tập và hành trì theo giáo pháp mới thực sự giải thoát khổ đau, được an lạc Niết Bàn. Phương pháp tu tập này nhiều kinh đề cập tới 37 phẩm trợ đạo đó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát chánh đạo. Trong đó bát chánh đạo thường được Đức Phật giới thiệu như là con đường căn bản tiêu biểu đưa đến Niết Bàn. Đức Phật đã định nghĩa: "Này các Tỳ Kheo, thế nào là khổ diệt đạo thánh đế? Chính là Thánh đạo tám ngành: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định." Như vậy, bốn chân lý về khổ thật sự mang lại một giá trị thực tiễn, thực tế. Khổ đế được nêu lên trước nhất trong tứ đế. Phật Giáo như thế, khởi hành từ thực tại khổ đau của cuộc đời, nhìn cuộc đời đang là, từ đây tìm nguyên nhân của khổ đau ở trong con người năm uẩn, từ năm uẩn mà khổ đau diệt, và tìm ra con đường đưa đến khổ diệt ở đó. Như Thế Tôn đã dạy: "Trong chính cái thân có ý thức dài một tầm tay này ta tuyên bố thế giới, sự sanh khởi của thế giới, sự chấm dứt của thế giới và con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới." "Phật Giáo không liệt kê những khổ đau tưởng tượng, không đưa ra những nguyên nhân phi thực, cũng không đề ra con đường giải quyết khổ đau bằng hành khổ bằng cầu xin...không thực tiễn. Phật Giáo chủ trương giải thoát có mặt ngay trên đời này có thể được thực hiện bằng chính sự nỗ lực đoạn trừ tham ái của con người. Điểm này nói lên tính chất rất nhân bản, rất nhập thế và rất thiết thực hiện tại của Phật Giáo. Con người là gốc của khổ đau và của sự giải thoát của chính mình" Giáo lý tứ đế là giáo lý nền tảng của Phật Giáo, giới thiệu cụ thể lộ trình giải thoát hay lộ trình của nếp sống đạo đức. II. ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ TÍNH THIẾT THỰC HIỆN TẠI. Nếu không có đạo đức thì không có hạnh phúc. Vì vậy, vấn đề xây dựng một nền trật tự đạo đức mới để thiết lập ổn định xã hội, hạnh phúc cá nhân và giá trị con người là vấn đề được các nhà văn hóa lớn trên thế giới quan tâm. Từ xưa đến nay các triết gia, các nhà tư tuởng, các nhà đạo đức đã đưa ra những lý thuyết, những quan niệm về đạo đức khác nhau nhằm xây dựng nếp sống đạo đức hoàn thiện hơn để cuộc sống vơi đi bớt nổi khổ đau và phiền toái. Để hiểu về đạo đức Phật giáo trước tiên chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của từ đạo đức và những quan niệm đạo đức tiêu biểu. 2.1. Định nghĩa đạo đức. Từ điển Dagobert Runes (1970) định nghĩa: "Đạo đức là môn học liên hệ đến các phán xét về điều kiện chấp nhận hay phủ nhận, đúng hay sai, tốt hay xấu, đức hạnh hay phi đức hạnh, dục vọng hay trí tuệ của các hành vi của con người." Từ điển giáo dục học của Mc Graw Hill Book Company New York. Toronto London (1959) ghi: "Đạo đức học là môn học về cách cư xử của con người không phải chỉ để tìm thấy sự thật như thật của sự vật, mà còn tìm hiểu giá trị hay điều thiện của các hành vi của con người là khoa học về đức tính con người, liên hệ tới các phán xét về bổn phận hay nghĩa vụ (cái đúng, cái sai, cái phải làm) và liên hệ tới các phán xét về giá trị (tốt hay xấu)". Như vậy đạo đức là môn học đánh giá nhân cách con người qua cử chỉ, hành vi về thân về lời, về ý được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và lý trí. Đạo đức là môn học được đánh giá rất cao trong hệ thống giáo dục gia đình, học đường và xã hội. 2.2. Các quan niệm về đạo đức. Socrate một nhà tư tưởng lớn của Hy lạp thế kỷ thứ III trước Tây lịch, phát biểu: "Một nền đạo đức không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ, ta có thể tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc thần học, hoàn toàn thích hợp với con người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo, thì xã hội ổn định." Platon cho rằng: "Mỗi cá nhân là một sự phối hợp giữa các ước muốn, các tình cảm và ý nghĩ. Nếu các yếu tố ấy được điều hòa thì cá nhân sẽ tồn tại và thành công...Tất cả sự xấu xa ở trên đời đều do sự thiếu hòa điệu giữa con người và vũ trụ, giữa con người với con người và giữa các yếu tố trong tâm hồn của mỗi người." Aristote nhận định: "...Mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái hay cái đẹp mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của con người". Spinoza quan niệm: "Hạnh phúc là mục đích của mọi hành động. Hạnh phúc là sự có mặt các cảm giác thỏa mái và sự vắng mặt của khổ đau". Và "những kẻ sống một cuộc đời đạo đức không nên hy vọng rằng thiên chúa sẽ tưởng thưởng cho họ, cần phải quan niệm rằng cuộc đời đạo đức chính là phần thưởng của thiên chúa và chính là hạnh phúc tối thượng, là sự tự do tối thượng. Hạnh phúc không phải là phần thưởng của đạo đức. Hạnh phúc và đạo đức chỉ là một". Mozart, nhà soạn kịch thiên tài của phương tây đã từng nói rằng: "Khát vọng hạnh phúc là bẩm sanh của con người. Vì vậy, nó phải là cơ sở của đạo đức". Đạo đức Việt Nam: Người Việt Nam chú trọng vấn đề tình cảm con người, giữa người và người với nhau, trong phương thức cư xử, trong sinh hoạt đời sống xã hội như là hiếu, trung, tình, nghĩa, nhân, tín. Tình người ấy được biểu hiện đậm nét trong tục ngữ, ca dao...tiêu biểu như:
Hay là:
Mặc dù các quan niệm đạo đức có những điểm khác nhau tùy theo sự nhận thức và đánh giá của mỗi người trong mỗi thời đại văn hóa khác nhau, chúng ta nhận ra rằng các quan niệm đạo đức có một giao điểm gặp nhau đó là: Đạo đức đồng nghĩa với hạnh phúc. Nó là động cơ đưa đến an lạc hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Phật giáo quan niệm đạo đức như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu những phần sau: 2.3. Vài nét khái quát về cơ sở đạo đức Phật giáo. Đối với Phật giáo vấn đề đoạn tận khổ đau xây dựng nếp sống hạnh phúc an lạc là mục tiêu tối hậu. Vì vậy, nền tảng đạo đức Phật giáo được xây dựng trên lời dạy của Đức Phật với đại nguyện cứu khổ độ sanh. Đức Thế Tôn đã thiết lập một nền đạo đức toàn diện chuyển hóa con người từ xấu trở thành tốt, từ ác thành thiện, từ mê lầm thành giác ngộ, từ địa vị phàm phu lên thánh quả và cao hơn nữa là Phật quả. Toàn bộ giáo lý của Ngài chỉ vì mục đích mang hạnh phúc cho chúng sanh, điều này thể hiện qua lời khuyên của Đức Phật: "Hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng vì lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và cho loài người. Chớ có đi hai người một chỗ, này các Tỳ Kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện có nghĩa, có văn, hãy tuyên thuyết phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh". Đức Phật nêu rõ mục đích thuyết pháp của Ngài là để giác ngộ, để giải thoát mọi khổ đau mà không phải là để tranh luận với các học thuyết của tôn giáo khác. Ngài dạy: "Này các Tỳ Kheo, ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với ta. Này các Tỳ Kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời." Đức Phật bao giờ cũng thể hiện lòng từ bi, khoan dung, độ lượng, nhân cách của Ngài là gương sáng về giá trị đạo đức con người. Đối với Ngài sống đạo đức là sống đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người. Đức Phật nhấn mạnh: "Thành tựu năm pháp, Tỳ Kheo đem lại hạnh phúc cho mình, đem lại hạnh phúc cho người. Thế nào là năm? Vị Tỳ Kheo tự mình đầy đủ giới hạnh và khuyến khích người khác đầy đủ giới hạnh, tự mình đầy đủ thiền định và khuyến khích người khác đầy đủ thiền định,tự mình đầy đủ trí tuệ và khuyến khích người đầy đủ trí tuệ, tự mình đầy đủ giải thoát và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát, tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến và khuyến khích người khác đầy đủ tri kiến. Đầy đủ năm pháp này, Tỳ Kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người khác" Đối với Đức Phật một người có giới, có định, có tuệ, có giải thoát và giải thoát tri kiến là người có đạo đức, sống hạnh phúc. Mỗi bước đi của trì giới, thiền định và trí huệ là mỗi bước đi ra khỏi tác nhân gây rối loạn tâm lý và đi vào an lạc, hạnh phúc của tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh: "Một đời sống đạo đức là một đời sống hạnh phúc". Như vậy, đạo đức được hiểu đồng nghĩa với hạnh phúc và toàn bộ giáo lý của Đức Phật là một nền giáo lý về đạo đức. Nền đạo đức này phù hợp với mọi căn cơ, mọi không gian và thời gian, mang đầy tính nhân bản thực tiễn và rất thực tại. Nền đạo đức phật giáo được thể hiện phong phú và đa dạng trong khắp giáo lý của Phật giáo, tùy chủ thể nhận thức và phương pháp tiếp cận mà mỗi người nhận định khác nhau về giá trị đạo đức. Vì vậy chúng ta có thể hiểu một số tư tưởng đạo đức Phật giáo như sau: 2.4. Tư tưởng đạo đức Phật giáo.
Thiết nghĩ rằng một nền đạo đức như thế nếu được truyền bá và thực hành thì sẽ đem lại đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một thế giới thanh bình, nhân loại được yên vui. Đạo đức Phật giáo là tự giác, tự chứng, tự nguyện, vậy giá trị đạo đức con người được biểu hiện ở kết quả đoạn trừ tham, sân, si ở mỗi con người và giá trị hạnh phúc cũng được thiết lập ngay tại đó. Đức Phật đã giới thiệu con đường vào hạnh phúc một cách thiện xảo, đáp ứng nhiều căn cơ khác nhau khiến mọi người đều có thể bằng nỗ lực của chính mình tìm thấy an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại từ cấp độ tương đối đến tuyệt đối. Chúng ta hãy tìm hiểu ở phần trình bày kế tiếp. 3. TÍNH THIẾT THỰC HIỆN TẠI ĐƯỢC THỰC THI TRONG CUỘC SỐNG. 3.1. Nếp sống hạnh phúc gia đình. Như chúng ta biết, gia đình là một cộng đồng người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Mỗi gia đình có ba mối quan hệ căn bản, quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ với con cái, quan hệ anh em. Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng và tác thành con người. Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Nhu cầu xã hội được phản ảnh từ những nhu cầu của gia đình. Một gia đình hạnh phúc hay khổ đau không những chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Như vậy, việc xây dựng xã hội bắt đầu từ việc xây dựng gia đình. Do đó, việc xây dựng một gia đình hạnh phúc phải được un đúc từ một cơ bản đầu tiên nhất đó là quan hệ vợ chồng.
Quan hệ vợ chồng được hình thành từ cơ sở tình yêu và nghĩa vụ. Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn đới với sự thành bại nên hư của một gia đình. Vì vậy người vợ và người chồng phải có bổn phận, ý thức và trách nhiệm rất cao thì mối quan hệ này mới được khắn khít bền bỉ và hạnh phúc. Nhất là trong cuộc sống không chỉ là những ngày hội, không chỉ là những niềm vui mà còn cả những ưu tư và phiền muộn, để tình yêu không bị tẻ nhạt, tàn lụi với thời gian và gia đình được êm ấm là điều quan trọng. Vì vậy, mối quan hệ vợ chồng được Đức Phật đánh giá rất cao, đáng được tôn kính. Ngài đã đưa ra năm nguyên tắc cho người chồng cư xử với người vợ. Ngài dạy: Đối với người chồng người vợ phải có bổn phận:
Ngược lại người chồng cũng phải có bổn phận với người vợ:
Qua lời dạy này, chúng ta thấy Đức Phật rất quan tâm đến hạnh phúc lứa đôi, thương yêu chưa đủ, hạnh phúc còn đòi hỏi các nhu cầu thực tế hơn. Như kính trọng là một thái độ cần thiết trong tương giao vợ chồng, thái độ này nói lên sự kính trọng đầy tính người làm cho tình yêu rực rỡ thêm trong việc đón nhận an lạc và hạnh phúc. Thái độ kính trọng ở đây cần thực hiện từ đáy lòng, nhờ kính trọng nên không gây hại đến danh dự, giá trị của nhau bằng bất cứ việc làm nào, do vậy cần phải trung thành với nhau. Ta thấy Đức Phật là một nhà tâm lý học qua lời dạy về việc sắm đồ nữ trang cho vợ. Đồ trang sức là món quà hợp với mong chờ của phái nữ, nó vừa mang tính thực tế trong việc sử dụng vừa làm phát khởi niềm hoan hỷ và thiện cảm nơi người nhận. Đáp lại sự cư xử tốt của người chồng thì người vợ cũng có bổn phận tốt đối với chồng với năm nguyên tắc trên để làm tăng thêm phẩm giá và danh dự của người chồng, giúp cho chồng thực hiện tốt các công việc xây dựng đời sống gia đình. Trong Tăng Chi III, phẩm Bảy pháp, Đức Phật dạy: "Người vợ cư xử với chồng trong tư cách của người vợ, người yêu, người bạn và có khi như là vai trò của người mẹ, người chị hay người em gái của chồng, với thái độ cư xử này sau khi chết người vợ sẽ được hưởng phước báu sanh thiên." Như chúng ta biết, xưa nay Đạo Phật vẫn được nhiều người cho là bi quan, yếm thế, lánh đời...Song qua lời dạy của Đức Phật ta thấy Ngài thật sự quan tâm đến cuộc sống thế tục, một sự quan tâm hết sức tinh tế. Mối quan hệ vợ chồng được thiết lập trên tinh thần nhân bản và bình đẳng. Người vợ và người chồng được tôn trọng như nhau. Trong khi đó có biết bao nhiêu người vợ, người phụ nữ đã và đang bị xem nhẹ, khinh rẻ trong một số tôn giáo và một số nền luân lý của một số quốc gia trên thế giới. Thiết nghĩ rằng nếu những lời dạy của Đức Phật về bổn phận của người vợ và trách nhiệm của người chồng được thực hiện đúng thì người ta sẽ sống trọn đạo vợ chồng và trở thành "vị che chở cho phương tây". Thực tế trong cuộc sống, quan hệ vợ chồng phải đuợc biểu hiện trong ý thức nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm, ý thức về danh dự, phẩm giá qua sự quan tâm săn sóc giúp đỡ lẫn nhau với thái độ yêu thương và thật sự bình đẳng đối với nhau, nếu không thì hạnh phúc gia đình dễ bị tan vỡ.
Cùng tồn tại với tình cảm vợ chồng, còn có tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đó là tình thương yêu chăm sóc con cái, nuôi dưỡng con cái trưởng thành của cha mẹ và tình cảm kính yêu vâng lời cha mẹ của con cái. Đây là mối qua hệ huyết thống thiên liêng nhất của con người mà xưa nay rất được xem trọng. Để có một gia đình hạnh phúc trên thuận dưới hòa, thương yêu và tôn kính, một nếp sống gia đình nề nếp thì giữa cha mẹ và con cái phải có bổn phận và trách nhiệm lẫn nhau. Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Trường bộ kinh số 36, Đức Phật dạy bậc làm cha mẹ phải có năm bổ phận đối với con cái như sau:
Và ngược lại con cũng phải có năm bổn phận đối với cha mẹ:
Như chúng ta biết, gia đình là một môi trường hoàn hảo nhất để xây dựng đời sống, tình cảm của con người, tạo nên một mái ấm gia đình hạnh phúc và cũng là nơi vun bồi những con người biết yêu thương, biết trách nhiệm vì con người không biết yêu thương cha mẹ mình, anh em mình, bà con, hàng xóm láng giềng của mình, thì sẽ khó mà thương yêu người khác, yêu thương nhân loại. Vì vậy, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và rất quan trọng. Nó quyết định sự hình thành nhân cách của một con người. Trong đó, những bậc cha mẹ là những nhà giáo dục sơ đẳng nhất, ảnh hưởng rất lớn đối với những người con của mình. Như vậy, người cha người mẹ phải có trách nhiệm và bổn phận đối với con cái là điều không thể thiếu được. Nếu như con cái được giáo dục tốt từ cha mẹ thì sẽ làm giảm đi mối lo âu của học đường và xã hội. Ngược lại đối với những người con được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người, cha mẹ lo cho mình có cơ nghiệp, xây dựng hạnh phúc cho mình, thì người con không thể thiếu bổn phận đối với cha mẹ. Vì cha mẹ là đấng thiêng liêng, cao cả ở trong đời mà trong nhiều kinh Đức Phật nói đến. Đặc biệt trong kinh báo hiếu Đức Phật dạy công ơn cha mẹ bằng non biển, chúng ta ngàn đời không trả đặng. Như vậy, qua lời dạy của Đức Phật về bổn phận của cha mẹ đối với con cái và tráchh nhiệm của con cái đối với cha mẹ rất thiết thực, có giá trị hiện hữu, rất đáng để cho mọi người áp dụng vào đời sống. Một khi cha mẹ trọn tình với con cái, ngược lại con cái trọn đạo với cha mẹ thì chắc chắn gia đình hạnh phúc biết bao.
Trong hệ thống gia đình ngoài quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái còn có quan hệ anh em. Nếu như cha mẹ đã trọn tình với con cái, và con cái đã trọn đạo với cha mẹ rồi, mà anh em, chị em trong gia đình biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau giúp đỡ nhau thì sẽ làm cho các quan hệ của gia đình được củng cố chặt chẻ gắn bó, tạo nên nếp sống của một gia đình hạnh phúc, êm ấm biết chừng nào. Vì vậy, đối với cha mẹ phải là đứa con chí hiếu, đối với anh chị em phải là người anh, chị hiền, người em thảo. Anh em phải cư xử tốt đối với nhau, chị ngã em nâng làm cho tình cốt nhục thêm gắn bó. Để cho tình anh em ngày càng thêm thân thiết, gắn bó, yêu thương trên thuận dưới hòa, kinh A Hàm phẩm Đại, kinh Thiện Sanh số 19 dạy bốn điều như vậy:
Qua những lời dạy của Đức Phật, hết sức thực tế, nếu mỗi người chúng ta hãy lấy đó làm phương cách sống, ứng xử với nhau thì chắc chắn tình anh em không bao giờ chia lìa được mà còn yêu thương quý mến nhau trong mối quan hệ đầy tình cốt nhục. 3.2. Nếp sống xã hội.
Từ xưa đến nay người Việt Nam chúng ta luôn luôn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, người thầy bao giờ cũng được tôn trọng, được đề cao. Chúng ta từng nghe tục ngữ Việt Nam có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Chúng ta lớn từ sự yêu thương dạy dỗ của cha mẹ, song thầy giáo là người trực tiếp truyền trao kiến thức, kinh nghiệm, giúp chúng ta mỗi ngày một thăng tiến, là người vun bồi cho ta tri thức văn hóa chắp cánh cho chúng ta bay vào đời. Nói đến người thầy không chỉ nói đến người dạy chữ nghĩa mà những nguời thầy ở đây bao gồm mọi lãnh vực như thầy dạy nghề...và bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thầy. Đối với người xuất gia, thầy là bậc ân sư cao cả, người đã tác thành cho ta giới thân huệ mạng...là người dẫn dắt chúng ta đi vào đời sống giải thoát. Thật là cao quý biết bao những vị thầy như là bậc cha mẹ gần gũi và gắn bó thiết tha biết chừng nào. Ở nhà cha mẹ là thầy giáo, nhưng đến trường thầy giáo là cha mẹ hiền. Vì vậy quan hệ thầy trò luôn được thiết lập và không thể thiếu được. Trong mối tương quan này Đức Phật dạy người học trò phải có năm bổn phận đối với thầy:
Ngược lại bậc thầy phải có lòng thương tưởng đến người học trò theo năm cách:
Như chúng ta thấy hình thức giáo dục của mỗi thời đại có khác nhau, xã hội ngày nay khác với xã hội ngày xưa nhiều mặt. Tuy vậy, những lời dạy của Đức Phật về bổn phận và trách nhiệm của người thầy đối với trò, và trò đối với thầy mang tính luân lý, đạo đức của con người. Qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm nghĩa vụ và tinh thần tôn sư trọng đạo rất rõ. Qua những lời hết sức thực tế trên của Đức Phật, nếu người trò thực hiện đầy đủ năm điều trên là đã làm tròn bổn phận đối với thầy, đáp đền trong muôn một tấm lòng của thầy đã hết lòng dạy dỗ mình và đó cũng là làm tròn trách nhiệm với chính mình. Người thầy cũng thực hiện tốt năm bổn phận trên đối với trò thì mối quan hệ này trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa vô cùng.
Trong cuộc sống, chúng ta sống không thể không có bạn. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Học thầy không tầy học bạn". Vì vậy, người bạn là người thân cận gắn bó để tiếp cận trao đổi và học hỏi, bạn bè có thể hiểu nhau dễ dàng. Cùng chia xẻ niềm vui buồn, và giúp đỡ lẫn nhau. Như Tổ Quy Sơn nói "Sanh ngã giả phụ mẫu, hành ngã giả bằng hữu". Sanh ra ta là cha mẹ, người giúp ta thành công là bạn bè. Chính những người bạn tốt là người thiện tri thức. Chỉ dẫn cho ta hành động đúng, giúp chúng ta thành tựu được mục đích. Đức Phật dạy rất nhiều về sự tương quan bạn bè, như thế nào để được lợi ích. Đức Phật dạycó bốn loại bạn nên thân để được nhiều lợi ích và làm người cứu hộ:
Và Đức Phật dạy Thiện Sanh: "Người biết can ngăn điều quấy có bốn điều làm cho bạn được lợi ích và là người cứu hộ".
Lại nữa xót thương cũng có bốn điều:
Người biết làm lợi cho bạn cũng có bốn điều:
Người biết đồng sự cũng có bốn điều:
Đó là bốn điều đồng sự có nhiều lợi ích và làm người cứu hộ. Đức Phật dạy có bảy pháp làm bạn thân đem lại lợi ích và thương mến:
Như vậy, trong sự tương giao với bạn bè có ảnh hưởng rất lớn. Nếu là người bạn tốt sẽ là nhân tố tích cực, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, cuộc đời có ý nghĩa biết bao, song rủi thay gặp bạn không tốt sẽ là những nổi buồn và sự đi xuống không nhỏ. Vì vậy Đức Phật đã đưa ra nhiều nguyên tắc để làm một người bạn tốt, làm lợi ích cho cả đôi bên trong mối quan hệ bạn bè. Đức Phật dạy: "Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối với bạn bè như phương Bắc: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt". Bố thí là hay giúp đở bạn thân trên nhiều lãnh vực cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp bạn vượt qua những khó khăn hoạn nạn. Ái ngữ là đối với bạn bè phải nói lời dịu ngọt, hòa nhã, chân thật. Lợi hành là cùng làm lợi ích cho nhau, không vị kỷ. Đồng sự là hòa nhập mình cùng với bạn, chia xẻ những niềm vui, sự thành công trong việc làm của bạn cùng những nổi khổ, thất bại của bạn. Không lường gạt là bạn thân không thể nào dối trá bạn bè mình. Và như vậy cũng là để tạo niềm tin cho bạn. Chính niềm tin đó mới tạo nên cuộc sống hài hòa, thương mến hiểu biết và thông cảm. Nếu chúng ta không thành thật, không tạo niềm tin cho bạn thì trong sự tương giao sẽ là những hoài nghi. Sống giả dối, trở thành những kẻ gian dối là những đạo tặc của xã hội. Sự lường gạt sẽ là nhân tố đưa đến thù địch ly tán không những trong tương giao bạn bè mà trong tất cả mọi quan hệ xã hội. Những lời dạy về phương thức và thái độ sống của một vị thiện nam tử đối với bạn rất thực chẳng những đem lại lợi ích cho người bạn mà còn lợi ích cho bản thân mình. Song đối với những người bạn được đối xử tốt như vậy thì những người bạn ấy phải có bổn phận và trách nhiệm đối với bạn của mình và Đức Phật đã dạy: "Này gia chủ, được vị nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách thì bạn phải có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng, bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng, trở thành chổ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm, không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn, kính trọng gia đình của vị thiện nam tử." Qua đó chúng ta thấy được trong mối quan hệ bạn bè không phải là sự tương quan một chiều mà Đức Phật đã dạy mỗi bên đều có năm trách nhiệm và bổn phận như nhau. Trong tư cách là bạn thì cả hai bên đều giống nhau. Bổn phận của bên này cũng là bổn phận của bên kia. Như những lời dạy trên của Đức Phật thì một người bạn không chỉ có năm bổn phận mà là mười bổn phận. Đây là những điều kiện mà mỗi người cần phải thực hiện trong sự tương giao với bạn bè để trở thành những người bạn tốt, chẳng những tốt đối với mình, với bạn mà còn là người tốt với mọi người, mọi thành phần trong xã hội. Nếu một người thực hiện những điều kiện trên một cách trọn vẹn thì chắc chắn xã hội có những người bạn tốt xứng đáng. Như vậy, Đức Phật gọi là phương Bắc được che chở và trở thành an ổn thoát khỏi sự sợ hãi.
Trong những mối quan hệ thì quan hệ chủ tớ là một trong những mối quan hệ có tính mâu thuẩn, xung đột. Người chủ luôn luôn có điều kiện hơn trong mọi lĩnh vực, họ có nhiều quyền hành hơn đó là điều dễ đưa đến tình trạng lạm quyền hay xử sự không đúng đối với những người làm công. Do đó dễ dàng đánh mất nhân cách đạo đức làm người và làm tổn thương quan hệ giữa người với người. Để cho cuộc sống hài hòa, nhân cách con người được tôn trọng, để mối quan hệ giũa người chủ và người làm công trở nên tốt đẹp và hữu ích cho cả hai, xây dựng nếp sống đạo đức con người đến chỗ toàn thiện, Đức Phật dạy có năm cách vị chủ nhân đối với hạn nô bộc như phương dưới:
"Và này gia chủ, các hàng nô bộc được thánh chủ nhân đối xử như phương dưới với năm cách kia, phải có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau:
Những nguyên tắc mà Đức Phật đã dạy trên nói rõ cách cư xử của một người chủ đối với một người làm công, hay bổn phận và trách nhiệm của người làm công đối với người chủ. Đây là những nguyên tắc hết sức nhân bản, thái độ sống rất trân trọng, con người là trên hết và phải được tôn trọng. Dù lời dạy của Đức Phật cách đây hơn 25 thế kỷ đối với xã hội cổ Ấn Độ – một xã hội mang tính giai cấp rất khắc nghiệt, nhưng những lời dạy trên vẫn còn chuẩn mực cho xã hội ngày nay hướng đến thực hiện, để tạo nên những mối quan hệ có tính dân chủ, văn hóa. Tuy xã hội ngày nay quan niệm về chủ tớ không còn, nhưng dưới hình thức khác của lĩnh vực cuộc sống vẫn còn quan hệ về chủ và người làm công. Từ người làm thuê trong gia đình cho đến người làm việc ăn lương trong công việc hành chánh, từ người chủ trong gia đình cho đến người chủ ở bất cứ một bộ phận hay ngành nghề nào trong xã hội cũng đều tồn tại hai hình thức, người phân bổ hay người giao trách niệm, người thừa hành hay thực hiện trách nhiệm hãy lấy lời dạy trên đây áp dụng ứng xử trong cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh, văn hóa. d) Quan hệ giữa tu sĩ và cư sĩ: Có thể nói rằng tôn giáo là nơi nương tựa về tinh thần tâm linh của con người. Khi nào cuộc đời còn đau khổ thì niềm tin tôn giáo vẫn còn và là nhu cầu cần thiết cho đời sống tâm linh của họ. Mặc dù mỗi tôn giáo có những đặc trưng khác nhau, những quan điểm khác nhau nhưng không ngoài mục đích làm lợi ích cho tín đồ, cho quần chúng, giúp con người trở về nếp sống chân, thiện, mỹ...Từ thực tế đó Đức Phật khuyên các vị tu sĩ cần thực hiện năm điều đối với tín đồ, với người dân. Ngài cũng khuyến khích các tín đồ, người dân thực hiện năm bổn phận đối với các vị tu sĩ. Và Ngài cũng dạy rằng nếu mỗi bên thực hiện tốt những điều Ngài chỉ dẫn, thì cả đôi bên đều tròn bổn phận trách nhiệm của mình, đều được lợi ích. Và mối quan hệ này trở nên tốt đẹp, hoàn thiện. Trong quan hệ này Đức Phật khuyên các vị tu sĩ cần thực hiện trách nhiệm của mình qua năm việc như sau:
Ngược lại cư sĩ cũng phải thực hiện năm bổn phận đối với hàng tu sĩ:
Từ những lời dạy trên của Đức Phật, chúng ta thấy trách nhiệm của người tu sĩ rất lớn đối với hàng cư sĩ, xây dựng cho họ nếp sống hạnh phúc bằng cách khuyến khích họ làm việc thiện ngăn chặn họ làm việc ác, chỉ cho họ những điều cần làm, nên làm, những gì không nên làm, cần phải tránh xa, trao truyền kiến thức và kinh nghiệm tu tập cho các Phật tử, trao truyền năm giới, mười giới, bát quan trai giới và khích lệ họ giác tỉnh vô thường và tinh tấn tu tập. Người tu sĩ đến với Phật tử bằng tấm lòng bi mẫn, xót thương tất cả mọi người, chia xẻ những nỗi khổ của họ, giúp họ hiểu biết về pháp và giới thiệu cho họ con đường chân chính để đoạn khổ. Đáp lại, người cư sĩ cũng phải có bổn phận chăm sóc ủng hộ các tu sĩ các nhu cầu vật chất tối thiểu và biểu lộ lòng chân thành, thương yêu kính trọng. Người cư sĩ hộ trì các tu sĩ nghĩa là hộ trì Phật pháp, mong muốn Phật pháp được tồn tại mãi ở đời, chánh pháp tồn tại lâu dài ở đời thì được thêm phần an lạc. Sự hộ trì như thế sẽ đóng góp vào việc xây dựng an lạc cuộc sống chính tự thân mình. Qua đó thể hiện mối quan hệ hỗ tương rất là hữu ích đầy tình người, tình đạo. Mối quan hệ đó như là sự trao đổi hai chiều các nhu cầu của mỗi phía một cách công bằng có tính tự nguyện không ràng buộc nhau, không gây thiệt thòi cho phía nào. Người tu sĩ không phải chỉ giảng dạy Phật pháp và con đường tu tập mà còn đảm trách thêm việc giáo dục hướng dẫn về kinh tế, quản lý gia đình và các tâm lý cá nhân, xã hội...Người cư sĩ hộ trì tu sĩ về nhu cầu kinh tế. Như vậy người tu sĩ cần thực hiện năm nguyên tắc trên thì mới làm tròn trách nhiệm của một tu sĩ đối với tôn giáo mình đồng thời đem lại an lạc, hạnh phúc cho tín đồ và cho cuộc đời. Người cư sĩ cũng phải thực hiện tốt năm nguyên tắc trên thì mới làm tròn bổn phận trách nhiệm của chính mình, đối với tôn giáo mình góp phần xây dựng tôn giáo mình ngày càng hưng thịnh và được trường tồn trên thế gian này. Mối quan hệ tu sĩ và cư sĩ là mối quan hệ thiêng liêng là quan hệ Phạm thiên đáng tôn kính. Đức Phật là một người đã từ bỏ cuộc sống thế tục, từ bỏ nếp sống gia đình, sống không gia đình, nhưng qua những lời dạy của Ngài chứng tỏ Ngài hết sức quan tâm đến đời sống thế tục, từ mối quan hệ gia đình cho đến các quan hệ xã hội. Qua lời dạy của Ngài mỗi con người tùy theo chức năng của mình mà có những bổn phận và trách nhiệm đối với chính mình để thăng hoa cuộc sống. Vấn đề quan trọng là tự thân của mỗi con người có thực hiện có hành trì hay không mà thôi. Đời sống có hạnh phúc hay không cũng tùy thuộc vào cách ứng xử trong những mối quan hệ đó. Từ nếp sống gia đình cho đến các nếp sống xã hội trên là những phương thức sống, hình thành nên nhân cách đạo đức con người, là căn bản đưa đến đời sống hạnh phúc, là nhân tố đưa đến xã hội hòa bình, văn minh tốt đẹp. Bên cạnh đó, những vấn đề thiết chế xã hội như kinh tế, chính trị...cũng là những điều kiện cần thiết để cho một xã hội phồn vinh và tồn tại. Điều này cũng được Đức Phật quan tâm và được thể hiện qua nhiều kinh. Như trong kinh Kutadanta, Trường Bộ Kinh I, số 26, Đức Phật đã giải thích muốn trừ nạn giặc cướp và trộm cắp mà dùng hình phạt thì không hữu hiệu, không lợi ích và không thành công bằng sự cải thiện kinh tế. Qua vị Bà La Môn chủ tể ở triều vua Mahavijita Đức Phật giải thích muốn loại trừ triệt để bọn giặc cướp trong nước thì: "Những người nào trong quốc độ nhà vua, nỗ lực về nông nghiệp và mục sức, thì nhà vua hãy cấp cho những người ấy hạt giống và vật thực. Những người nào trong quốc độ của nhà vua mà nỗ lực về thương nghiệp thì nhà vua hãy cấp cho họ vốn đầu tư. Những người nào trong quốc độ của nhà vua, nỗ lực về mặt quan chức, thì nhà vua cấp cho họ thực phẩm và lương bổng và những người này sẽ chuyên tâm vào nghề riêng của mình và sẽ không nhiễu hại quốc độ nhà vua nữa. Và ngân quỹ nhà vua sẽ được dồi dào, quốc độ sẽ được an cư lạc nghiệp không có tai ương, ách nạn và dân chúng hoan hỷ vui vẻ, cho trẻ con nhảy đùa ở trong lòng và sống với nhà cửa mở rộng." Như vậy, một quốc gia, một xã hội nào cũng cần có một kế hoạch phát triển kinh tế một cách toàn diện hợp lý thì mới đảm bảo được cuộc sống của người dân, làm cho quốc gia cường thịnh lớn mạnh, và Đức Phật cũng dạy cho bảy điều làm cho một xã hội cường thịnh:
Đức Phật còn dạy đối với một nhà lãnh đạo không nên chuyên chế độc tài, mà phải tôn trọng ý kiến của nhân dân, vì nhân dân, hết lòng phục vụ và giúp đỡ nhân dân. Một vị vua anh minh sẽ có khả năng đưa đất nước đến chỗ phồn vinh, thịnh vượng. Đức Phật dạy mỗi nhà lãnh đạo cần phải thực hiện 10 nguyên tắc gọi là:
Một vị vua cần thực hiện tốt mười điều khoảng trên mới hoàn thành trách nhiệm cao cả của một người lãnh đạo, mới có khả năng lãnh đạo cứu đời giúp người đúng theo nguyện vọng của dân chúng. Qua đó, chúng ta thấy được rằng mặc dầu Đức Phật luôn đứng trên cương vị của một bậc đạo sư, đặc biệt chú trọng về vấn đề giải thoát tâm linh, nhưng những lời dạy của Ngài cũng đủ cho ta nhận ra rằng Ngài rất quan tâm đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, nói chung những gì liên quan đến đời sống của con người. Tuy Đức Phật không chuyên bàn về vấn đề kinh tế nhưng những lời dạy của Ngài trong một số trường hợp về kinh tế rất đáng được lưu tâm suy gẫm. Đặc biệt đối với các nhà kinh tế, các nhà lãnh đạo việc áp dụng những lời dạy trên của Đức Phật chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không nhỏ góp phần xây dựng xã hội an bình, thịnh vượng. 3.3. Nếp sống phạm hạnh. Người xuất gia tu tập là những bậc Như Lai sứ giả, lãnh hội giáo pháp và truyền thừa chánh pháp với mục đích giải thoát tự thân và làm lợi ích cho đời. Vì vậy, một tu sĩ Phật giáo là người có quyết tâm đi thẳng vào mục tiêu của phạm hạnh, thể hiện chính nơi tự thân của mình niềm hạnh phúc chân thật ngay hiện tại đời này, làm mô phạm cho đời và hướng dẫn đời cùng thực hiện để được lợi ích.
Một tu sĩ Phật giáo cần có giới, có định, có tuệ trọn vẹn thì mới xứng đáng là một Tỳ Kheo đệ tử của Đức Phật. Toàn bộ những lời dạy của Đức Phật trong 45 năm được tóm thâu trọn ba môn học giới – định – tuệ. Vì vậy, giới – định – tuệ là nội dung tu học của các Tỳ Kheo đệ tử Đức Phật. Tam học này là bước đường mà một Tỳ Kheo phải kinh qua để tiến tới giải thoát. Nội dung của ba môn học này được khảo cứu ở những dòng tiếp theo. Giới: Thông thường giới được hiểu là ngăn ngừa điều quấy, dứt ngừng điều ác, hoặc ngưng làm điều ác và là các điều thiện thường gọi đủ là giới luật. Giới cũng có nghĩa là điều phục, chế ngự. Chế ngự bằng sự tỉnh giác, chế ngự bằng tri kiến, chế ngự bằng kham nhẫn, chế ngự bằng tinh tấn...mục đích để đạt được sự thanh tịnh ba nghiệp. Giới cũng có nghĩa là biệt giải thoát cũng gọi là xứ giải thoát hay tùy thuận giải thoát. Biệt giải thoát nghĩa là giữ giới phần nào thì được giải thoát phần đó. Tùy thuận giải thoát là tùy theo hành giả trì giới cách nào thì hiệu quả theo đó mà thành tựu về hữu vi hay vô vi. Giới cũng đồng nghĩa luân lý đạo đức, cách cư xử theo nếp sống hướng thượng. Đức phật chế định giới luật nhằm mục đích giúp con người đoạn tận khổ đau, đưa con người đến giải thoát giác ngộ. Là đệ tử của Đức Phật, dù xuất gia hay tại gia, vấn đề nghiêm trì giới luật bao giờ cũng cần thiết và quan trọng. Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: "Giới là gốc của bồ đề, là chiếc cầu bắt qua bờ bên kia" và chính tầm quan trọng này của giới luật nên trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật đã di huấn tối hậu cho hàng đệ tử: "Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, cung kính tịnh giới như người mù được mắt sáng, kẻ nghèo nàn được vàng ngọc, phải biết tịnh giới này là đức thầy cao cả của các thầy, nếu ta còn ở đời này cũng không khác gì tịnh giới ấy...thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy giữ gìn tịnh giới, đừng để cho huỷ phạm, thiếu sót, ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp, không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sanh. Do đó mà biết tịnh giới là chỗ an ổn cho mọi thứ công đức." Trong Tăng Chi Bộ kinh IV, trang 333, Đức Phật dạy rõ mục đích hình thành giới bổn như sau:
Qua đó ta thấy mục đích của việc hình thành giới bổn là để ngăn ngừa điều ác làm phát sinh và tăng trưởng điều thiện. Như Luật Tạng nói: "Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan là để được hỷ, hỷ là để được khinh an, khinh an là để được lạc, lạc là để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để được giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết Bàn." Do vậy, y chỉ giới luật, sống đúng giới luật có nghĩa là tự mình tìm được nơi an trú đối với tất cả các thiện pháp. Đức phật dạy người sống đúng với giới luật sẽ đưa đến lợi ích rất lớn. Có năm điều lợi ích như sau:
Đức Phật cũng dạy, nếu một Tỳ Kheo thiện xảo trong giới luật vị ấy sẽ đạt được bảy đức tính:
Nếu muốn, vị ấy đắc được tứ thiền đưa đến an lạc trong hiện tại một cách dễ dàng, chẳng chút khó khăn. Do dứt lậu hoặc, vị ấy thể nhập tâm giải thoát và tuệ giải thoát vô lậu. Vị ấy biết và thể nghiệm cho chính mình ngay cả trong đời này. Như vậy việc tu tập giới rất quan trọng và lợi ích rất lớn lao đối với những ai hành trì giới luật. Do vậy, giới được xem là nền tảng, là nấc thang đầu tiên đi vào đại lộ giải thoát. Hiện tại người hộ trì giới bổn thì thân tâm được nhẹ nhàng, thanh tịnh an ổn. Trong quá trình hộ trì giới bổn sẽ nhiếp tịnh được sáu căn, dần dần triệt tiêu những phiền não tham, sân, si, nhờ dẹp tiêu nhiều rối loạn về tâm lý, mỗi động niệm tiêu là mỗi niệm tịnh, từng bước đi vào an lạc hạnh phúc. Định: Định là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không tán loạn, để tâm vắng lặng hầu quan sát và suy nghiệm chân lý. Hành giả nhờ sự tuân thủ các giới điều một cách nghiêm túc nên nhiếp tịnh được ba nghiệp, tâm trở nên vắng lặng thanh tịnh, tâm được tập trung ở mức độ cao thì sẽ được định. Đức Phật nhờ sự tu tập thiền định đã giác ngộ được sự thật duyên khởi, thấy được bản thể của các pháp, chứng ngộ chân lý nhiệm mầu. Vì vậy, Đức Phật thường khuyên các hàng đệ tử thực hành thiền định: Này các Tỳ Kheo, đây là những gốc cây, đây là những ngôi nhà trống, này các Tỳ Kheo,hãy tinh tấn thiền định, chớ có phóng dật chớ hối tiếc về sau". Có thể nói thiền định là con đường tu tập chính thống, độc nhất đi đến giải thoát của Phật giáo. Đạo đế là con đường tu tập nổi bậc nhất của sắc thái thiền định. Bao gồm 37 phẩm trợ đạo trong đó tứ niệm xứ là pháp môn thiền định, tứ chánh cần thuộc (định uẩn) tứ như ý túc (dục định, niệm định, tâm định và tư duy định), ngũ căn, ngũ lực thuộc định uẩn. Thất giác chi bao gồm các chi phần thiền định. Bát chánh đạo thuộc định uẩn. Trong kinh Trung Bộ III, kinh Satipatthana (tứ niệm xứ) được xem là tiêu biểu cho thiền định nguyên thủy do chính Đức Phật giảng dạy cho các Tỳ Kheo đệ tử của Ngài. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa chúng sanh đến thanh tịnh, thắng vượt phiền muộn, bi thương, diệt trừ khổ đau sầu não, đạt đến chánh đạo, chứng đắc Niết Bàn". Trong kinh Đại thừa con đường tu tập thiền định được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như kinh Thủ Lăng Nghiêm chỉ trình bày con đường vào lăng nghiêm đại định để thấy rõ thật pháp hay chân tâm. Đây là con đường hành thiện định. Trong kinh Kim Cang Bát Nhã hình thức hành thiền là quán vô thường, vô ngã của các pháp, nhìn thấy rõ tính không thực và tính mong manh của con người và vũ trụ để đoạn trừ tham ái và chấp thủ. Như vậy, dù được trình bày dưới hình thức nào thiền định vẫn là con đường tu tập của Phật Giáo, con đường đi đến đoạn tận khổ đau, là tiến trình đi vào giải thoát giác ngộ. Trong quá trình tu tập thiền định, hành giả dứt trừ mọi loạn động, nhổ tận gốc mọi lậu hoặc tham ái vô minh từng bước đi vào các quả thánh tứ thiền. Các pháp môn giúp cho hành giả đoạn trừ các căn bệnh loạn tâm và đưa đến định tâm gồm có:
Mọi công năng diệu dụng tích cực của thiền định nhằm mục đích đoạn trừ mọi phiền não, lậu hoặc đưa thể chất tinh thần tâm linh của con người hướng thượng trong sạch và trí tuệ. Phật Giáo Nguyên Thủy nói tới năm công đức của việc tu tập thiền định:
Theo Bồ Tát Hạnh, có thể tu tập thiền định và đạt được mười kết quả tốt đẹp như sau:
Công phu tu tập thiền định là công phu đi thẳng vào nguồn an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại và tại đây, sống với từng hơi thở hạnh phúc. Từ sơ thiền đến tứ thiền hành giả sẽ có dịp tiếp cận với niềm an lạc hạnh phúc với thực tướng của tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Tuệ: Tuệ nói cho đầy đủ là trí tuệ, đó là sự quán tưởng thấy biết một cách chân chánh, chơn thật có phương pháp về các pháp. Theo Ngài Buddhaghosa thì: "Trí tuệ có đặc tính thấu nhập vào các pháp, trí tuệ có sự phá tan bóng tối của ảo tưởng, bao phủ tự tánh của các pháp, biểu hiện của nó là không bị mê mờ, bởi vì thiền định là nguyên nhân trực tiếp của nó". Nội dung của tuệ học là toàn bộ giáo lý mà Đức Phật đã thuyết giảng trong suốt 45 năm được tập trung trong giáo lý tứ đế, duyên khởi...nó bao hàm giới học và định học. Trí tuệ là nền tảng của mọi đức tính. Đức phật dạy: "Với vị thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỳ Kheo, tất nhiên tín được an trú, tinh tấn được an trú, niệm được an trú, định được an trú". Như vậy, trí tuệ vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của thành quả tu tập trong mọi lãnh vực, mọi pháp môn, trí tuệ luôn luôn dẫn đầu. Do đó Dức Phật dạy: "Duy tuệ thị nghiệp". Người có trí tuệ là có khả năng thấy biết một cách như thật về bản chất của con người và thế giới, biết rõ các nguyên lý chánh tà, thiện, ác, thấy rõ tính vô thường, vô ngã, duyên sanh...từ đó các nhận thức về pháp sẽ được ngọn đuốc tuệ soi, những tư duy sai lầm sẽ được tan biến bởi trí tuệ vô ngã, nên nói trí tuệ là gươm báu chặt đứt phiền não. Muốn trí tuệ phát sanh thi hành giả phải tu tập những bước sau: Văn huệ: Là phương pháp tu tập trí tuệ dựa vàosự nghe hoặc trực tiếp nghiên cứu, đọc tụng giáo mà lãnh hội ý nghĩa phát sanh trí tuệ. Tư huệ: Là trí tuệ có được nhờ vào tư day, xét đoán, trầm tư về những lời dạy của Đức Phật mà khai sáng thêm trí tuệ. Tu huệ: Là tuệ phát sanh nhờ tu tập hành trì thông qua thiền định, thể nghiệm và thể nhập được sự thật của các pháp. Chính nhờ tu huệ mà có chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn tối thượng. Chính trí tuệ này thâm nhập tự tại vô ngã. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống tu tập hiện tại và tương lai. Muốn xây dựng một đời sống an lạc hạnh phúc cho tự thân, cho tha nhân, muốn hiểu được chính mình và mọi người thì cần phải có trí tuệ để quán chiếu. Muốn được giải thoát giác ngộ cần phải tu tập trí tuệ vô lậu. Người thành tựu được trí tuệ sẽ dứt trừ được phiền não, vì phiền não do mê lầm phát sinh, khi trí tuệ xuất hiện thì mê lầm tự mất. Như ánh sáng phát sinh thì bóng tối phải tan biến, mê lầm đã mất thì phiền não không còn. Trong kinh Di Giáo Đức Phật dạy: "Này các Tỳ Kheo, nếu người có trí tuệ, thì không có tham trước, thường tự tỉnh giác không thể sanh ra tội lỗi. Thế là trong pháp của ta có thể giải thoát...Người có trí tuệ chân thật, ấy là chiếc thuyền vững chắc vượt qua biển già, bịnh, chết cũng chiếu sáng cảnh tối tăm mờ ám, là món thuốc hay trị các thứ bịnh, là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Thế nên các ông phải dùng trí tuệ văn, tư, tu mà tự làm cho lợi ích, nếu người có trí tuệ chiếu soi dù cho nhọc nhằn thì cũng là người thấy được rõ ràng." Trí tuệ sẽ giúp cho hành giả nhìn thấy rõ nhân sinh và vũ trụ đúng như thật với bản thể của chúng. Đó là thấy được duyên sanh, vô thường tính, vô ngã tính qua giáo lý tứ đế, duyên khởi...Do thấy được như vậy nên hành giả tự tin nơi mình khả năng chuyển mê khai ngộ. Trí tuệ sẽ soi sáng con đường diệt tận khổ đau. Trên tinh thần vô chấp, vô ngã hành giả không còn thấy cái gì là ta, là của ta, là tự ngã của ta từng bước đoạn trừ tham ái chấp thủ, thể nhập tự tánh thanh tịnh của chính mình, được an lạc giải thoát hiện tại. Tóm lại: Tam học giới – định – tuệ là ba môn học rất quan trọng trong hệ thống giáo lý Phật Giáo. Ba môn học này có liện quan mật thiết với nhau, trong giới có định có tuệ, trong tuệ có giới có định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này có liên quan đến hai chi phần kia, ba chi phần này luôn luôn hỗ trợ cho nhau, nếu thiếu một trong ba môn học này thì hai môn kia khó mà hoàn thành trọn vẹn. Vì vậy, hành giả tu tập không tách rời hay coi trọng bất cứ một môn học nào. Tam học giới - định – tuệ, có tầm quan trọng rất lớn và giữ phần quyết định cho việc giải thoát giác ngộ, vì thế Đức Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các kinh. Như trong kinh Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ I nhiều lần Ngài nhắc nhở chúng Tỳ Kheo về pháp môn Giới – Định – Tuệ : "Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn. Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các môn lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu." Người sống có giới, có định, có tuệ dù sống chỉ một ngày vẫn có ích, có hạnh phúc. Ngược lại dù sống một trăm năm không trì giới, không thiền định, không tu huệ thì cũng chẵng có lợi ích gì. Đức phật dạy:
Vì vậy đối với một tu sĩ Phật Giáo cần phải đầy đủ giới – định – tuệ thì mới thực hiện được lý tưởng sống hòa hợp, phạm hạnh, làm lợi ích cho mọi người mọi loài.
Như chúng ta biết đoàn kết hòa hợp là sức mạnh và là quan trọng trong tương giao tập thể của nếp sống cộng đồng, nên Đức Phật đã thiết lập sáu phép hòa kính để bảo vệ sự hợp nhất trong tăng đoàn. Sáu nguyên tắc như sau:
Để hoàn thiện sáu phép hòa hợp này mỗi cá nhân cần phải nỗ lực tu tập với những điều cụ thể nhất về thân về lời về ý. Đây là sự thể hiện sự hòa điệu cả về thân và tâm trong đời sống tập thể. Sáu nguyên tắc sống hòa hợp trên nếu được chúng Tỳ Kheo thực hiện thì sẽ đưa đến cuộc sống hoa hợp an ổn, thanh tịnh của nếp sống tăng đoàn. Ngoài sáu nguyên tắc sống hòa hợp tăng trên Đức Phật còn chế ra bảy điều luật để một chúng Tỳ Kheo được hưng thịnh, đó là:
Bảy điều khoản trên được Đức Phật nêu lên bao gồm những nguyên tắc rất cần thiết cho sự tiến bộ trong đời sống sinh hoạt của tăng chúng. Chúng tăng thực hiện tốt những nguyên tắc này thì sẽ làm cho tăng đoàn có sự đoàn kết hợp nhất và ngày càng lớn mạnh. Góp phần xây dựng ngôi nhà chánh pháp ngày càng vững mạnh trường tồn, đem lại cho chúng sanh được phần lợi ích. CHƯƠNG III: KẾT LUẬN Đạo Phật có một sức sống dồi dào đó là sức sống của chánh pháp. Chánh pháp ấy do chính Đức Phật thuyết giảng và cùng với nhân cách sống của Ngài là sức mạnh cảm hóa rất lớn trong đới sống nhân sinh. Thật sự Đạo Phật không bi quan, yếm thế mà Đạo Phật là một đạo như thật mang ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Đạo Phật yêu cầu con người nhìn thẳng vào cuộc sống thực tại, đoạn trừ khổ đau ngay trong hiện tại bằng chính sự nỗ lực của tự thân. Những lời dạy của Đức Phật đã được trình bày ở trên đủ thể hiện được chân giá trị về lời dạy của Ngài, giá trị về tính thiết thực hiện tại, về những phương pháp diệt trừ khổ đau, những phương thức sống đạo đức đem lại niềm hạnh phúc an lạc cho mọi người. Mỗi lời dạy của Đức Phật là một pháp học và pháp hành rất hữu ích và thực tiễn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng như trong tu tập hướng đến mục đích tối thượng giải thoát. Phật Giáo không chỉ dành riêng cho các bậc tu sĩ sống ở tu viện mà còn dành cho đông đảo quần chúng, những người bình thường đang sống với gia đình họ. Giáo lý của Đức Phật dành cho tất cả mọi người, tại gia, xuất gia...ai cũng có thể thực hành để được an lạc hạnh phúc tùy theo mức độ hành trì mà cấp độ giải thoát có khác nhau. Điều đáng chú ý là sự quan tâm của Ngài đối với đời sống thế tục, một sự quan tâm hết sức tinh tế từ những cách ứng xử giữa người và người với nhau, từ những mối quan hệ đơn thuần như quan hệ cha mẹ với con, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em, bạn bè, quan hệ thầy trò, quan hệ chủ tớ, quan hệ người trên với kẻ dưới...Ngài đều thiết lập những nguyên tắc sống với những trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người trong từng quan hệ, để con người tự hoàn thành nhân cách đạo đức chính mình, để cuộc đời được thăng hoa, được hạnh phúc. Hơn thế nữa Ngài còn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Quốc gia. Ngài đã chỉ dạy cho các bậc lãnh đạo phương pháp cải tạo kinh tế, chính trị...để ổn định dân chúng đem lại trật tự xã hội, làm cho quốc gia hưng thịnh. Thật sự Phật Giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi dân tộc, Phật Giáo gắn liền với dân tộc, như Phật Giáo Nhật Bản thì mang tính chất của dân tộc Nhật bản, Phật giáo Thái Lan mang tính chất của dân tộc Thái Lan, Phật Giáo Việt Nam thì mang tính chất của dân tộc Việt Nam...và giáo dục Phật giáo đã giới thiệu cho xã hội một phương pháp giáo dục, nền giáo dục ấy là giáo dục thực tiễn thực tại, là một nền giáo dục rất nhân bản mà học đường và xã hội ngày nay cần quan tâm. Phật Giáo là thiết thực hiện tại và bất cứ ai cũng có thể đạt được mục tiêu tối hậu giải thoát khổ đau, để đến chơn hạnh phúc, nhưng điều cần thiết là con người có thành khẩn tu tập, hành trì theo chánh pháp hay không. Giáo pháp của Đức Phật là thiết thực nhưng không phải để nói suông hay để luận bàn mà vấn đề quan trọng là tu tập dập tắt phiền não, tham ưu, hướng nhân sinh vào dòng chảy của thực tại. Thật không ích lợi gì nếu chỉ nghe pháp và đọc kinh. Cũng vậy không ích lợi gì nếu chỉ viết pháp, nói pháp mà không tu tập. Nếu chúng ta biết tinh tấn tu tập và rèn luyện mình theo lời Phật dạy chúng ta sẽ lợi lạc rất nhiều ngay trong đời sống này. Ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của nền văn minh khoa học kỹ thuật đã giúp con người đạt đến đời sống cao về mọi mặt, bên cạnh đó nền văn minh vật chất dường như đã đẩy con người vào vòng hoang loạn của dục vọng, ham muốn, hận thù, chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai đang đe dọa đời sống nhân loại. Chưa nói đến những ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt sinh thái... Càng văn minh con người càng có những lo lắng, sợ hãi... Áp lực kinh tế, xã hội đè nặng lên tâm trí con người tạo nên ức chế tâm lý. Sự băng hoại về đạo đức, văn hóa xã hội là một báo hiệu khẩn thiết cấp bách. Hơn bao giờ hết chính lúc này giáo lý cứu khổ của Đức Phật rất hữu dụng và thiết thực giúp cho tư duy con người trở về với thực tại, trở về với chính mình để ổn định đời sống tinh thần. Đồng thời thiết lập lại trật tự đạo đức con người và xã hội. Giáo lý ấy giúp con người trở về với nếp sống thiện từ đó mọi khổ đau dần dần được đoạn trừ để tìm thấy an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại và mai sau. Kho tàng giáo pháp phong phú Đức Phật đã để lại có giá trị vượt thời gian và không gian. Thiết nghĩ rằng trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 tính thiết thực hiện tại của Phật Giáo là một đóng góp rất lớn để giải quyết những nỗi đau tâm lý con người, những khủng hoảng tinh thần... Xây dựng nền hạnh phúc mà con người mãi tìm kiếm. Ni Sinh Thích Nữ Như
Niệm -ooOoo- |
Source: Phật Học Thường Thức, Taiwan, http://www.phathocthuongthuc.com/