BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Giáo pháp của Ðức Phật
là làm cho chúng sanh chuyển mê khai ngộ, chuyển nhiễm thành tinh, giải
thoát tất cả phiền não khổ đau chứng được Niết Bàn tịch tịnh, đó
chính là mục đích ra đời của Ðức Phật. Nhưng chúng sanh muốn ra khỏi các
thứ khổ trong tam giới hoàn toàn không phải chỉ nghe, thấy mà đạt được
cảnh giới Niết Bàn, cần phải thể hội được phật pháp, thời thời
khắc khắc phải vận dụng vào đời sống hằng ngày, như thế ở trong bất kỳ
một hoàn cảnh nào tâm đều được an tịnh. Có được thành quả này chúng
ta cần phải đi theo con đường nào? Ðiều này Ðức Phật đã chỉ cho chúng
ta thấy rất nhiều qua các kinh, như: Ba Mươi Phẩm Trợ Ðạo là pháp môn
căn bản nhất, người thật chí cầu đạo giải thoát cũng không thể rời
khỏi pháp môn này. Do đó pháp môn này có thể dẫn con người đến
chỗ an vui hạnh phúc, hành giả tu tập pháp môn này sẽ đoạn trừ được
các lậu hoặc, giải thoát mọi thống khổ. Do đó trong kinh Ðức Phật dạy:
Ở đây chúng tôi không trình bày hết nội dung của Ðạo Ðế, mà chỉ trình bày một trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo đó là Tứ Chánh Cần. Vì bốn món này nội dung rất đơn giản hành giả dễ hiểu dễ thực hành. I. Ðịnh nghĩa Tứ Chánh Cần: Tứ Chánh Cần, Phạn Ngữ là catvari prahanani, còn gọi là Tứ Chánh Ðoạn, Tứ Ý Ðoạn, Tứ Như Ðoạn, Tứ Chánh Thắng, Tứ Ðoạn. Có nghĩa là không giải đải, dùng tâm chuyên cần để đoạn trừ tâm giải đải. Chánh Cần, Phạn ngữ là samyakprahana, là những phương tiện tinh cần đoạn trừ các điều ác và tăng trưởng các điều thiện, là phẩm thứ hai trong Ba Mươi Phẩm Trợ Ðạo. Tứ Chánh Cần gồm:
Theo kinh Tạp A Hàm gọi là Tứ Chánh Ðoạn
Nổ lực như thế thì các điều ác được đoạn trừ và các điều thiện được phát sinh và tăng trưởng. Dùng tâm tinh tấn tu tập bốn điều này để đoạn trừ tâm giải đải, nên gọi là Tứ Chánh Ðoạn. II. Như thế nào là tu tập Tứ Chánh Cần? Người tu tập Tứ Chánh Cần sẽ đoạn trừ được tam hữu lậu và đạt được tam vô lậu. Do vì nói là hữu lậu nên có vô lậu đối xứng. Lậu là những pháp làm cho chúng sanh luân hồi, là tên khác của phiền não. Chúng sanh do mê vọng mà quên thân, khẩu, ý tạo ra các nghiệp làm cho chúng ta trầm luân trong luân hồi sanh tử, cho nên gọi là lậu. Người tu tập là làm cho tâm thức không dấy khởi phiền não, tạp niệm như: tham, sân, si nhiễu loạn, không còn luân chuyển trong lục đạo, gọi là vô lậu. Trong Tứ Thánh Ðế khổ đế và Tập đế thuộc về nhân và quả mê vọng, thuộc về pháp hữu lậu; Diệt đế và Ðạo đế là nhân và quả giác ngộ, thuộc pháp vô lậu. Trong quá trình tu tập nhân quả, tất cả nhân quả quan yếu và cơ bản đều nằm trong Ba Mươi Phẩm Trợ Ðạo. Quá trình tu tập là quan sát thân khẩu ý không để các bất thiện nghiệp sanh khởi, đồng thời phán quan tự chính mình, những lỗi lầm không cho tái phạm, ở đây Tứ Chánh Cần gọi là những điều đã sanh thì đoạn trừ; những điều ác chưa sanh thì không cho sanh khởi. Hành giả không tinh tấn, nổ lực, điều phục, nhiếp thọ các căn làm cho chúng được thanh tinh vô nhiễm, quán như vậy thì tam nghiệp được thanh tịnh và thiện nghiệp được phát sanh và tăng trưởng nên gọi là những điều thiện chưa sanh làm cho chúng sanh khởi, và những điều thiện đã sanh làm cho chúng tăng trưởng. Trong kinh Tạp A Hàm Ðức Phật dạy:
Như trên đã nói, hành giả tuân thủ những căn bản pháp, như: Giữ Gìn giới luật, hành oai nghi, đọc tụng kinh điển, dùng những món này làm căn bản để nhiếp thọ các căn. Hành giả không nên xem thường những chế định căn bản này, mà cần phải tuân hành không nên tùy ý tự tạo ra những hành vi trái lại với lời dạy của Ðức Phật. Những gì được Ðức Phật nói ra đều do từ kinh nghiệm tự thân Ngài đã chứng đắc, trong đó mang tính chân thật và cụ thể. Hoàn toàn không trừu tượng, không mơ hồ, không hư ngụy. Nếu hành giả y theo giáo pháp của Phật Ðà mà tu tập, nhất định sẽ thành tựu viên mãn giải thoát. Tứ Chánh Cần là pháp môn thật tiễn, giải trừ những bệnh đau của chúng sanh, là con đường cải tạo con người cải ác thành thiện, trong kinh mỗi một lời nói hết sức rõ ràng, chân thật mang vị giải thoát, nếu một cá nhân hành trì trọn vẹn tự thân được an vui hạnh phúc; tất cả chúng sanh đều như thế mà thực hành thì cả quốc độ đều được an vui giải thoát không còn khổ đau. Ðó là chân hạnh phúc./. Ni Sinh Thích Nữ Như Nguyệt -ooOoo- |
Source: Phat Hoc Thuong Thuc, Taiwan, http://www.phathocthuongthuc.com