BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, hằng năm cứ vào ngày rằm
tháng 7, ngày chư tăng ni tự tứ, toàn thể tăng ni Phật tử noi theo gương
hiếu của đức Mục-kiền-liên, long trọng tổ chức đại lễ
Vu-lan-bồn, để tưởng nhớ và báo đáp công ơn sanh thành và dưỡng dục
của cha mẹ. Chính vì thế ngày vu-lan đã được xem là ngày Cha Mẹ trong
Phật giáo. Trong ngày lễ tưởng niệm ngày hôm ấy, ai diễm phúc còn đầy đủ song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng đỏ. Những ai không may mắn đã mất cha hoặc mẹ hoặc cả song thân sẽ được cài lên áo một bông hồng trắng. Ðể trọng thể buổi lễ, người Phật tử đều đình chỉ mọi công việc hằng ngày, đi lễ chùa, chúc thọ, cầu an hoặc cầu siêu cho cha mẹ. Chư tăng ni tại các tự viện, tùng lâm sẽ thuyết giảng về hiếu hạnh, sẽ tụng kinh Vu-lan, kinh Báo Ân Cha Mẹ. Ngoài ra, tăng ni Phật tử còn làm lễ khánh tuế, mừng các bậc sư trưởng của mình được thêm một tuổi đạo. Ngày Vu-lan, ngày báo hiếu đã ăn sâu vào trong tâm khảm của người Phật tử, vào lòng người Việt Nam và thật sự trở thành một sức sống mảnh liệt, một nét văn hóa độc đáo, một nét đặc trưng cho tính nhân bản của xã hội loài người. Hiếu được xem như một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trong các thứ tình cảm của loài người. Hiếu là chất liệu cho cuộc sống, là hương thơm cho đời, là hành trang vô giá và không thể thiếu vắng ở bất kỳ người nào. Hiếu phản ánh đời sống văn hóa và đạo đức của xã hội. Hiếu phân định nhân cách, tri thức của con người. Hiếu là chất liệu sống muôn thuở. Nói đến hiếu là nói đến cái gì cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất đối với mọi người. Mỗi xã hội, mỗi tôn giáo, mỗi chủ nghĩa đều có quan niệm khác nhau về đạo đức, nhưng cùng đề cao giá trị văn hóa, đạo đức của hiếu đạo là tuyệt vời. Ðể giới hạn phạm vi bài viết, người viết xin trình bày chữ hiếu qua Ca dao Việt Nam, những lời ca dân gian của một dân tộc thấm nhuần tình cảm hiếu nghĩa, và chữ hiếu trong kinh điển Phật giáo, một tôn giáo dạy về chữ hiếu nhiều nhất, đầy đủ nhất và đặc biệt nhất trong các tôn giáo của nhân loại. I. Chữ hiếu qua Ca dao Việt NamTrong ca dao Việt Nam, chữ hiếu đóng một vai trò quan trọng và nền tảng về đạo đức và luân lý xã hội. Nó góp phần giáo dục, xây dựng một xã hội bình ổn và hạnh phúc. Trước nhất và quan trọng hơn hết, ca dao nhấn mạnh đến công ơn trời biển và công đức sâu dày của cha mẹ, một thứ công ơn khó mà diễn tả cho cùng: Anh ơi, em bảo anh này Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên! Với sự diễn tả xác đáng hơn, ca dao Việt Nam khẳng định Công cha nhơ núi thái sơn Nhớ ơn chín chữ cù lao Hay -- Nghĩa cha sanh cùng công mẹ dưỡng Thì ngày đêm tư tưởng chớ khuây Hai công đức ấy nặng thay Xem bằng bể rộng, xem bằng trời cao Kể từ lúc hãy còn thai dựng Ðến những khi nuôi nấng giữ gìn Nặng nề chín tháng cưu mang Công sinh bằng vượt biển sang nước người. -- Ơn hoài thai to như bể Công dưỡng dục lớn tợ non -- Ðội ơn chín chữ cù lao Sanh thành kể mấy non cao cho vừa. -- Công cha nghĩa mẹ cao dày Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ Nuôi con khó nhọc đến giờ Trưởng thành con phải biết thờ song thân -- Công cha nghĩa mẹ cao vời Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta Nên người ta phải xót xa Ðáp đền nghĩa nặng như là trời cao! Ngoài ra, ca dao còn diễn tả sự hy sinh của mẹ cho con cái là vô cùng: Nuôi con chẳng quản chi thân Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn Lên non xắn đá xây lăng phụng thờ. Ðặc biệt ca dao còn xác quyết công lao cao dày của cha mẹ là một sự thật, một thực thể tình người, mà những ai đã, đang và sẽ có con cái sẽ cảm nhận chính xác nhất: -- Có con mới rõ sự tình Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao. -- Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. -- Nuôi con mới biết lòng cha mẹ Thấy loạn thì hay thuở Thuấn Nghiêu. (Nguyễn Trải) Chính vì công lao sâu dày của cha mẹ là không cùng, ca dao Việt Nam khẳng định vị trí của cha mẹ là vô song, không có gì có thể sánh bằng. Một khi cha mẹ mất, con cái phải chật vật, đau khổ và dường như mất cả ý nghĩa của cuộc đời: -- Còn cha gót đỏ như son Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây. Trong các thứ tình cảm, ca dao khẳng định tình cảm giữa mẹ con và con cái là cao quý nhất, vượt hơn tình yêu đôi lứa: Chính vì thế, còn có nỗi đau nào hơn nỗi đau khi cha mẹ mất! -- Chiều chiều lại nhớ
chiều chiều Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc Nhớ cha mẹ già ruột thắc gan teo. Ca dao còn sánh ví cha mẹ như Phật, mà theo kinh điển Phật là đấng cao quý nhất trong ba cõi, là thầy của chư thiên và loài người. Nghĩa là ca dao đã trân trọng đặt cha mẹ lên vị trí tôn quý nhất trong tam giới: Gió đưa cành trúc la đà Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ cũng là chân tu. Hay Lên chùa thấy Phật muốn tu Về nhà thấy mẹ công phu sao đành. Tình cảm hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đã trở nên một thứ tình cảm gắn bó. Ca dao đã ví cha mẹ như chuối chín cây, như xôi nếp ngọt, như đường mía lao, để làm ngọt lịm cuộc đời và sự sống của con: -- Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi. -- Mẹ già như chuối ba hương Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha. Tuy nhiên ca dao cũng tích cực lên án những hạng người con bất hiếu, bỏ quên công ơn sanh thành dưỡng dục lao khổ của cha mẹ, trở lại tính tháng đếm ngày với cha mẹ, khi phải nuôi nấng cha mẹ: -- Mẹ nuôi con bằng non bằng bể Con nuôi mẹ con kể từng ngày -- Mẹ nuôi con biển hồ lai
láng Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày mẹ thức đủ trọn năm. Mặt khác, ca dao cũng không quên nhắc đến những trang nam tử, những thiện nữ nhân thành tâm hiếu dưỡng cha mẹ hết lòng, sớm thăm tối viếng: Mẹ già ở túp lều tranh Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già. Hay tình cảm thống thiết của người con chẳng quản giàu nghèo, dưỡng nuôi cha mẹ, bằng tất cả những gì có được, dù phẩm vật ấy có thô sơ, đam bạc: Dây bầu dây mướp cùng leo Cù lao đội đức cao dày Ca dao Việt Nam còn tin vào nghiệp báo luân hồi, tin vào sự tái sanh, vào kiếp sống đời sau, tin vào những thiện nhân phước báo mà con cháu làm để hồi hướng cho cha mẹ là có tác hưởng thật sự. Chính hiếu hạnh đó đã cảm hóa tâm tính cha mẹ và cộng với phước báu của con cháu đã tạo mà cha mẹ được nhẹ nhàng lúc mất, và sanh về thế giới an lành, hạnh phúc hơn. Như vậy, ca dao cũng đã chịu ảnh hưởng tinh thần hiếu thảo trong kinh điển Phật giáo: Ðêm nằm niệm Phật
Thích-ca Nếu mình hiếu với mẹ cha Thì con cũng hiếu với ta khác gì Nếu mình ăn ở vô nghì Ðừng mong con hiếu làm gì hoài công. Hay ấn tượng hơn qua hình ảnh ẩn dụ của những giọt nước trước sau: Hiếu thuận sanh ra con
hiếu thuận Làm người hiếu nghĩa đi đầu Hiếu cha hiếu mẹ việc gì không xong. Trên nền tảng tôn thờ đạo hiếu thảo, xã hội Việt Nam có thể được xem là một xã hội chuẩn mực về đạo đức hiếu thảo và làm người. Tuy nhiên hiếu thảo theo quan niệm ca dao Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nó chủ yếu dạy con cái hiếu dưỡng song thân về mặt vật chất, và hình như không chú trọng đến yếu tố hiếu dưỡng tinh thần và đời sống đạo đức của cha mẹ, trong khi theo Phật giáo, hiếu dưỡng quan trọng hơn là hiếu dưỡng tinh thần. Ðây chính là lý do tại sao chúng ta phải tìm hiểu chữ hiếu qua những lời kinh Phật dạy. II. Chữ hiếu trong kinh điển Phật giáo Có một sự thật khi nghiên cứu Phật giáo, người ta phải thừa nhận rằng đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến hiếu hạnh, lợi ích của hiếu hạnh và làm thế nào để báo đáp hiếu hạnh có hiệu quả cao và công đức lớn. Các kinh điển Phật giáo dạy về hiếu hạnh có thể liệt kê sơ bộ sau đây:
Còn nhiều kinh sách khác đề cập đến chữ hiếu ở góc độ này hay góc độ khác. Có thể nói, chữ hiếu bàn bạc khắp kinh điển Phật giáo đến nỗi người ta có thể phát biểu rằng kinh điển nhà Phật là kinh dạy về hiếu, đọc kinh Phật giáo là để trở thành người con hiếu thảo. Theo tinh thần lời Phật dạy, người con hiếu là người có thể thành tựu nhiều hạnh lành khác, vì hiếu là nền tảng của muôn hạnh lành, là cơ sở của nhân thừa, là nhịp cầu giải thoát. Ðể quán triệt tinh thần hiếu thảo ấy, chúng ta lần lượt khảo sát các điểm trọng yếu sau đây: 1. Biết ơn và đền ơn cha mẹ là hạnh hiếu đáng khenTrước nhất kinh điển Phật giáo khẳng định rằng người biết ơn và đền ơn cha mẹ là một bậc chân nhân, là người sống gương mẫu ở đời. Một người con được gọi là con hiếu thảo phải là một con người như vậy:
Làm con mà không biết ơn cha mẹ hoặc biết ơn mà không lo đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ là người con bất hiếu. Người như vậy sẽ bị xã hội lên án, đời sống đạo đức sẽ bị suy giảm, và đời sống về sau sẽ bị thối đọa:
Kinh còn mô tả hạnh tri ân và đền đáp công ơn sanh thành của cha mẹ là những gì cao quý nhất trên đời. Sự cao quý đó có thể sánh với sự xuất hiện của đức Phật cũng như sự xuất hiện của chánh pháp. Người tri ân và báo ân như vậy là người cao quý và hiếm có trên đời:
Trong kinh Tương Ưng, đức Phật cũng nói đến vị trí của người con hiếu thảo là vô song và hơn hết các loài động vật khác. Sự vô song này được đức Phật sánh ví với sự vô song của Phật so với các loài hai chân: Kinh Pháp Cú khi đề cập đến các phạm trù hạnh phúc cũng có nói đến sự hiếu kính cha mẹ là hạnh phúc tối thượng ở đời: Phúc thay, hiếu kính Mẹ
Ðối với kinh Hạnh Phúc, việc hiếu kính cha mẹ không chỉ là một loại hạnh phúc mà còn là một thứ hạnh phúc tốt lành nhất trong các hạnh phúc của con người: Sự phụng dưỡng mẹ cha Là hạnh phúc lớn nhất Về sự liên hệ giữa hạnh hiếu và quả báo cõi trời, đức Phật còn cho biết thiên chủ Sakka khi còn là con người do thọ trì bảy giới trong đó hiếu kính cha mẹ đúng pháp là giới thứ nhất mà được quả báo sanh làm Thiên vương Ðế Thích. Ai hiếu dưỡng mẹ cha Kính trọng bậc gia trưởng Nói những lời nhu hòa Từ bỏ lời hai lưỡi Chế ngự lòng xan tham Là người con chân thật Nhiếp phục được phẫn nộ Với con người như vậy Chư thiên trời 33 Gọi là bậc chân nhân. Hình ảnh hiếu dưỡng mẹ và cha đúng pháp không chỉ được gọi là bậc chân nhân, bậc thiện nhân, bậc cao quý, mà còn được sánh ví ngang hàng với phạm thiên, với các bậc tiên sư. Những gia đình có được những người con hiếu thảo như vậy được gọi là gia đình xứng đáng được cúng dường và tán thán:
Ðể giải thích thỏa đáng lý do có sự so sánh ngang hàng này, đức Phật dạy:
Trong kinh Tương Ưng, đức Phật lại cho biết lợi ích hai đời của hiếu hạnh: hiện đời thì được các bậc hiền thánh khen ngợi và sau khi qua đời thì được sanh vào cảnh giới chư thiên: Người tu theo thường pháp Nuôi dưỡng mẹ và cha Chính do công hạnh này Mà các bậc hiền thánh Trong đời thường tán thán Khi chết được sanh thiên Hưởng an lạc thù thắng (Kinh Tương Ưng IB. 203) Về quả phước mà người con hiếu thảo sẽ gặt hái, kinh Hạnh Phúc còn mô tả kỷ hơn, chi tiết hơn, như đoạn trích dưới đây: 2. Tại sao chúng ta phải hiếu kính cha mẹ? Ðể trả lời câu hỏi thông thường nhưng quan trọng này, kinh điển Phật giáo đưa ra ba lý do. Thứ nhất về phương diện thai dựng, cha mẹ đã khổ cực cho chúng ta trong suốt chín tháng cưu mang và ba năm bồng ẳm. Thứ hai về phương diện giáo dục, cha mẹ đã nuôi nấng chúng ta trở thành người tốt trong xã hội, giới thiệu chúng ta vào đời. Thứ ba là phương diện đạo đức, cha mẹ đã hướng dẫn con cái đến con đường chánh pháp của đức Phật. Về phương diện cực khổ trong thời gian thai dựngChín tháng thai dựng là thời gian người mẹ phải chịu nhiều đau khổ và bất tiện nhất. Kinh Phật có nhiều đoạn mô tả rất là thống thiết, chân tình. Ba năm bú mớm là thời gian mà mẹ và cha bận rộn và hy sinh cho con nhiều nhất. Sau đây là vài đoạn trích cho thấy điều đó:
Sám Pháp Mục-Liên thì chép:
Ở một đoạn khác, Sám pháp này còn diễn tả:
Trong kinh Tương Ưng, đức Phật đưa ra hình ảnh so sánh rất ví von nhưng vô cùng có ý nghĩa:
Vì cha mẹ mà chúng ta được sanh ra, có được tất cả. Do đó, làm con phải thờ kính cha mẹ: Về phương diện giáo dục con cái Cha mẹ phải vất vả nuôi nấng, dưỡng dục con, lo bạn bè, cho ăn học, lập gia thất, chạy thầy lo thuốc khi con đau ốm, chẳng quản tấm thân lao khổ. Những đoạn kinh dưới đây cho thấy công lao dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái: Cha mẹ dạy điều lễ nghĩa, cho con ăn học, giới thiệu nghề nghiệp, đưa đón đi về, cần lao chăm chút, chẳng hề kể công. Trái trời lỡ nắng, tuần trăng cuối gió, bệnh nọ chứng kia, chạy thầy lo thuốc, một mình lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, năm canh vò võ, khi bệnh con khỏi, lòng mẹ mới yên, mong con khôn lớn, con thảo con hiền. (Kinh Báo Trọng Ân Cha Mẹ, 21-22). Ở một đoạn khác theo thể kệ thơ, công ơn giáo dưỡng của cha mẹ được mô tả đầy đủ như sau: Mẹ trải bao gian khổTrong kinh Tăng Chi, có đoạn sau đây cũng mô tả cùng một nội dung:
Một đoạn khác trong kinh điển Pali đó là kinh Thiện Sanh hay còn gọi là kinh Thọ Giáo Thi-ca-la-việt còn đề cập đến năm công ơn khác của cha mẹ: Về phương diện hướng dẫn con vào chánh pháp Ðây là phương diện quan trọng và quyết định đời sống đạo đức và trí tuệ của con cái. Chính từ phương diện này, hiếu hạnh trong Phật giáo đã vượt trội hơn hiếu hạnh theo quan niệm thông thường. Tương tự, ở đây, chúng ta thấy vai trò của cha mẹ là vô song trong việc hướng dẫn con cái theo con đường chánh pháp của Phật. Về điều này, kinh Phân Biệt và Ðại Phương Tiện Phật Báo Ân ghi:
Kinh Tăng Chi còn nêu rõ bốn cẩm nang đạo đức đắc nhân tâm là các tiêu chí mà các bậc cha mẹ nên giáo dục cho con của mình: Bố thí và ái ngữMục Liên Sám Pháp cũng nêu ra tiêu chí giáo dục chánh pháp cho con như sau: 3. Ðền ơn cha mẹ bằng cách nào? Về phương thức báo hiếu, một lần nữa những lời dạy của Phật tỏ ra chu đáo và toàn diện hơn các tôn giáo và triết thuyết khác. Theo tinh thần lời Phật dạy, người Phật tử sẽ đền ơn cha mẹ trên hai phương diện vật chất và tinh thần, tương thích với chánh pháp. Báo hiếu về phương diện vật chất Trước nhất những người con nên báo đáp công ơn sanh thành của cha mẹ bằng của cải vật chất, tiền bạc, sự chăm sóc, thăm viếng và lòng thương kính. Nuôi dưỡng cha mẹ bằng tất cả khả năng của mình. Dĩ nhiên trong khi đền đáp công ơn của cha mẹ, người con hiếu thảo không nên hiếu dưỡng với ý niệm kể công "tính tháng tính ngày" hay "kể lể từng ngày" mà phải nuôi dưỡng cha mẹ với bầu nhiệt huyết của sự kính thương và lòng hãnh diện, vì người Phật tử sẽ nhận thức được rằng "không có thứ hạnh phúc nào to lớn và quý báu cho bằng thứ hạnh phúc khi cha mẹ còn sống với ta." Cha mẹ là niềm phúc đức và niềm an lạc cho con cái. Cha mẹ là một nửa hồn và máu huyết của con cái. Cha mẹ đã đóng góp đời mình cho sự trưởng thành của con cái. Cha mẹ là tất cả, là của con và vì con. Do đó, làm con hiếu thảo phải phụng dưỡng và kính thờ cha mẹ đúng pháp. Một điểm đặc biệt mà chúng ta cần lưu ý là phương thức đền đáp công ơn cha mẹ về phương diện vật chất rất được xem trọng trong Phật giáo. Chính từ phương thức này chúng ta mới có thể đánh giá một cách thực tế thế nào là một người con hiếu thảo đúng nghĩa. Trong kinh Phật dạy, mọi tài sản vật chất mà con cái đền đáp cho cha mẹ phải là những thứ tài sản hợp pháp, chân chính, phát sanh từ đời sống chánh mạng và chánh nghiệp. Người con nuôi dưỡng cha mẹ bằng các nghề bất chánh, vi phạm pháp luật, tổn thương hạnh phúc của người khác hẳn không phải là cách báo hiếu có ý nghĩa và nhất là có thể vô tình gián tiếp đưa cha mẹ vào vòng ảnh hưởng của một cộng nghiệp bất thiện và tội lỗi. Cách hiếu dưỡng cha mẹ như vậy thật chất là hại cha mẹ, chứ không phải là hiếu dưỡng theo lời Phật dạy. Trong kinh Dhananjani, tôn giả Xá-lợi-phất thay lời đức Phật giải thích cho bà-la-môn này về cái sai và cái đúng, cái nên làm và cái không nên làm trong vấn đề phụng dưỡng cha mẹ:
Chính vì thế chúng ta thấy hành động hiếu thuận, hiếu dưỡng của người con chí hiếu phải được thiết lập trên đạo đức nhân quả. Người con hiếu chỉ làm những gì thật sự có lợi cho cha mẹ và có lợi cho mình mà không gây bất cứ tổn hại nào cho tha nhân. Hành vi hiếu thảo mà không hội đủ tiêu chí này không thể gọi là hiếu đúng nghĩa. Hiếu hạnh trong đạo Phật được đặt trên định hướng đạo đức và nhân quả. Do đó, quả báo của hiếu hạnh sẽ là sự an lạc từ hành vi báo hiếu chân chánh, làm cho cha mẹ hoan hỷ, và hạnh phúc thật sự. Tiêu chí báo hiếu đó được đoạn kinh dưới đây mô tả thật cô đọng và đủ nghĩa:
Trong rất nhiều kinh, đức Phật luôn luôn giáo dục cảnh giác mọi người không nên chỉ vì lý do phụng dưỡng cha mẹ mà tác tạo các nghiệp phi pháp, bất chánh, tổn hại mình và người. Ðức Phật cũng thường nhắc đi nhắc lại rằng sự hiếu kính đúng nghĩa có giá trị, có an lạc phải là sự hiếu kính trên cơ sở của các hành vi và nghề nghiệp chân chánh, phù hợp với luật pháp xã hội. Với cách báo ân bằng đời sống chánh mạng và chánh nghiệp như vậy, đức Phật mới tán thán, khuyến khích: Người nào theo thường phápỞ một đoạn kinh khác, đức Phật cũng huấn thị tương tự. Người con hiếu thảo đúng pháp phải tinh thấn, dốc lòng hiếu kính cha mẹ và nhờ nhân hiếu dưỡng này khi qua đời sẽ được thác sanh về trời Tự Tại Quang: Thờ cha mẹ đúng pháp Buôn bán đúng, thật thà Gia chủ không phóng dật Ðược sanh Tự Quang thiên (Sutanipana, kệ 401) Trong kinh Thọ giáo Thi-ca-la-việt, đức Phật đã nêu ra năm tiêu chí đạo đức phù hợp với chánh pháp mà một người con hiếu thảo cần phải thực hiện để đền đáp công ơn sanh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Năm tiêu chí đó như sau:
Nói một cách khác, theo đức Phật, người con hiếu thảo đền ơn cha mẹ bằng đời sống đạo đức của mình. Sự báo hiếu đó phải bao gồm vật chất lẫn tinh thần. Bởi lẽ mục đích của cuộc sống nhân sinh không chỉ phải là có được chén cơm manh áo mà thôi đâu. Người ta phải cần đến chân lý, đạo đức và đời sống tinh thần như cây cỏ cần ánh sáng, con người cần không khí để sống vậy. Do đó báo hiếu chỉ đơn thuần về phương diện vật chất sẽ có giá trị giới hạn so với baùo hiếu về phương diện tinh thần:
Kinh Hiếu Tử dạy hiếu về vật chất mà thôi chưa phải là hiếu theo tinh thần Phật dạy:
Tương tự, kinh Tăng Chi thuộc kinh tạng Pali cũng nêu rõ giới hạn của việc báo đáp cha mẹ bằng đời sống vật chất:
Trong kinh Báo Trọng Ân Phụ Mẫu, đức Phật đưa ra nhiều so sánh để nhằm khẳng định sự việc báo ơn cha mẹ bằng vật chất, dù là đúng pháp, vẫn chưa trọn nghĩa hiếu tình. Dưới đây là vài đoạn trích tiêu biểu:
Các trích dẫn trên cho thấy đạo Phật ngoài việc hướng dẫn con cái hiếu dưỡng cha mẹ về đời sống vật chất, cần phải biết cách hiếu dưỡng cha mẹ về đạo đức và tinh thần. Nói khác hơn, hiếu thảo về vật chất là thứ yếu trong khi hiếu dưỡng về tinh thần là trọng yếu nhất. Hiếu thảo về phương diện tâm thức hay tinh thầnVề phương diện này, trước nhất, người con hiếu thảo phải tự nỗi lực gột bỏ các bợn nhơ của tâm lý như tham lam, sân hận, si mê, từ bỏ sự giết chóc, gạt người cướp của, không quan hệ tình cảm bất chánh, không nói láo, không uống rượu và các chất kích thích tố có hại cho sức khỏe và tâm trí, nỗ lực làm các việc thiện đem lại lợi ích cho mình và tha nhân. Nói chung hiếu thảo trước nhất là biết cách hoàn thiện nhân cách đạo đức cho chính mình, để cha mẹ an tâm, hoan hỷ và hãnh diện:
Nói cách khác theo đức Phật một trong những cách sống có hiếu thảo với cha mẹ là làm điều thiện và phước báo cho mình và người:
Ngoài ra, sám pháp này còn dạy chúng ta, một mặt hiếu dưỡng song thân, một mặt cúng dường ba ngôi báu để gieo phúc, giữ gìn đời sống đạo đức và tô bồi công đức bằng cách làm các việc lành. Ðây mới là cách báo hiếu có giá trị đạo đức cao:
Mặt khác, người con hiếu thảo còn phải biết tích tập các công đức làm được để hồi hướng cho cha mẹ đã quá cố để đền đáp thâm ân:
Hay,
Kế đến, người con hiếu thảo ngoài việc hoàn thiện nhân cách đạo đức, tìm con đường giác ngộ, giải thoát cho chính mình, còn phải biết khéo léo hướng cha mẹ bỏ tà về chánh, khuyên cha mẹ làm các việc lành để giúp cha mẹ loại trừ các nghiệp ác, thành tựu nhân tố giác ngộ, để cha mẹ có thể tự mình an lạc và giải thoát:
Nói cách khác, theo đức Phật, người con có hiếu thảo không phải là người con "cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó" hay chỉ biết "vâng dạ nuông chìu." Trái lại, người con hiếu phải đầy đủ bản lĩnh, sẳn sàng và khéo léo hướng dẫn cha mẹ trở về con đường chân chánh, lợi ích, để cha mẹ thật sự an lạc:
Trong kinh Tăng Chi đức Phật cũng dạy tương tự:
Như vậy, hiếu thảo trong đạo Phật không chỉ đơn thuần đáp ứng cho cha mẹ đời sống vật chất, tiền bạc, sự cung phụng và vâng lời. Hiếu trong Phật giáo được đặt vào trong mục tiêu hướng đến đời sống đạo đức và trí tuệ của cha mẹ và bản thân. Hiếu như vậy thật sự là một thiện pháp, một sự giới thiệu, một sự tương duyên, một thiện tri thức để cha mẹ và con cái cùng bước đi trên con đường chân thiện mỹ, an lạc và hạnh phúc trong chánh pháp của đức Phật. Như vậy, hiếu phải được thực hiện trong ánh sánh chân lý của đức Phật, trên nền tảng thánh đạo tám ngành, trên cơ sở của đạo đức, thiền định và trí tuệ. Ðây là cách trang bị cho cha mẹ đầy đủ giới, định, huệ để cùng hướng đến giải thoát, như đoạn kinh dưới đây mô tả:
III. Thay lời kết Nói tóm lại, hiếu trong kinh điển Phật giáo phải thể hiện trọn vẹn cả hai phương diện hiếu dưỡng vật chất và hiếu dưỡng tinh thần. Ðể hiếu dưỡng cha mẹ về vật chất, người con phải cúc cung tận tụy nuôi nấng, chăm sóc, tôn kính cha mẹ đúng pháp, phục vụ cha mẹ bằng mồ hôi và tài sản có được từ nếp sống lành mạnh, chân chánh, làm cho cha mẹ sống an vui, thoải mái với những tình cảm tốt đẹp nhất. Ðể hiếu dưỡng cha mẹ về phương diện tinh thần, người con trước hết phải tự trau dồi tốt bản thân mình, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất, xa lánh những điều xấu xa, tội lỗi, đem tiếng thơm về cho gia đình, để cho cha mẹ có thể tự hào và hãnh diện với mọi người. Kế đến nếu cha mẹ chưa biết tam bảo thì phải khéo léo hướng dẫn cha mẹ trở về quy y và sống dưới ánh sáng của chánh pháp, trau dồi chánh kiến, đức hạnh chân chánh, làm hành trang cho một đời sống an lạc và hạnh phúc hiện tại và về sau. Nội dung hiếu dưỡng cha mẹ về đời sống tinh thần chính là mục tiêu giáo dục của đức Phật. Ðây chính là điểm vượt trội của Phật giáo so với ca dao Việt Nam cũng như chữ hiếu trong các tôn giáo và học thuyết khác từ trước đến giờ. Chữ hiếu trong Phật giáo xây dựng chính yếu trên nền tảng lợi ích thiết thực hiện tại và lợi ích an lạc giải thoát. Chữ hiếu như vậy thật chất đã trở thành một phương tiện thể hiện hành "lợi hành và đồng sự" cùng cha mẹ kết làm thiện tri thức, làm pháp lữ, trên con đường thực hành chánh pháp của đức Phật, tại đây và bây giờ. Hiếu như vậy đã trở thành một phương tiện của đạo đức và giải thoát cho mình và người. Hy vọng những điều trình bày trong bài viết ngắn này sẽ có thể giúp cho bạn đọc hình dung trọn vẹn tinh thần hiếu đạo, báo ân cha mẹ trong Phật giáo và từ đó để tự mỗi chúng ta phải thể hiện nếp sống hiếu đạo phù hợp với lời Phật dạy, trong một chiều kích lợi ích lớn hơn. Ðạo hiếu trong Phật giáo mang nhiều giá trị giáo dục đạo đức. Do đó, phàm làm con, bất luận là người xuất gia hay tại gia, phải có ý thức trách nhiệm đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ một cách đúng pháp và trọn vẹn không chỉ trong mùa Vu-lan này mà phải ở mọi lúc và mọi nơi. Ðó là cách gầy dựng hạnh phúc cho bản thân mình, gia đình mình, cha mẹ mình cũng như tha nhân. Hiếu hạnh như vậy không chỉ có giá trị giáo dục cho bản thân mà còn là điểm nương cho tha nhân noi theo! Thích Nhật Từ -ooOoo- |
Source: Buddhism Today, http://www.buddhismtoday.com