BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nếu cho rằng đạo đức và hành vi xã hội của trẻ em ngày nay chỉ được quyết định bởi cha mẹ và thầy giáo, thì đó là một kết luận quá đơn giản.Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống đầy những phức tạp. Cuộc sống của chúng đã bị can thiệp bởi giới truyền thông, chúng đang tấn công người đọc, người xem và người nghe, chúng được trình bày một cách hết sức khéo léo, được truyền qua những kỷ thuật truyền thông tiên tiến đến nỗi những người lớn cũng thấy khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng. Sự hấp dẫn của truyền thông hiện đại đang chinh phục người tiêu thụ, bóp nghẹt họ trong sự khuất phục vô vọng. Truyền thông hiện đại đặc biệt là các phương tiện điện tử, đã thu hút khán thính giả thanh thiếu niên trên khắp thế giới. Họ đã trưởng thành với phương tiện truyền thông nầy. Phần lớn quan điểm sống của họ được rút ra từ hành vi của những anh hùng màn ảnh nhỏ của họ.Trong các thời đại trước đây, trẻ em được giới thiệu về truyền thống của cộng đồng hay về một xã hội nào đó bởi cha mẹ, anh chị và Thầy giáo của chúng. Bây giờ việc đó được chuyển giao cho truyền thông điện tử. Hậu quả của việc ảnh hưởng truyền hình trên thanh thiếu niên trong thời đại chúng ta, đã làm cho một số nhà xã hội học gọi truyền hình là thế hệ đầu tiên trong lịch sử loài người có bậc cha mẹ, thay vì hai như trước kia. Ðối với nhiều thanh thiếu niên ngày nay, màn ảnh nhỏ là cha mẹ, tôn sư, bạn bè, người kể chuyện, giáo sĩ và là người hướng dẫn tất cả đều trộn lẫn thành một. Ðến đây thật thích hợp để chúng ta thăm dò phương tiện truyền thông điện tử đã làm gì đến thế hệ thanh thiếu niên ngày nay. Truyền hình:Một số nhà xã hội học, nhà giáo dục, nhà đạo đức học dường như cho rằng phương tiện truyền hình đã đưa thiếu niên ngày nay đi lạc đường. Trong vài trường hợp thiếu niên trong thời đại của chúng ta có khuynh hướng bất thường hướng về hành vi tiêu cực. Các nhà lãnh đạo có những ý kiến trên thường tố cáo truyền hình như là một kẻ phạm tội. Thái độ nầy có lý do của nó, vì nhiều xã hội của thế giới hiện đại, trẻ em xem truyền hình có vẻ như nhận một hình ảnh méo mó của thực tại. Trong quá khứ, con người sống bằng nghề nông là chính, cha mẹ và ông bà kể chuyện cho con cháu của họ. Trẻ em tiếp nhận điều hay lẽ phải qua loại hình giáo dục dân gian không chính thức đó. Nhưng ngày nay, hình thức nhập môn xã hội ấy dường như đã được thay thế tới một mức độ lớn hơn bởi máy truyền hình. Trong một vài trường hợp ảnh hưởng cưởng bách của truyền hình gia đình có thể lấn át cả quyền lực và tiềm năng của nền giáo dục chính thức. Một cuộc khảo sát mới đây của Hoa Kỳ, đã cho biết số giờ của một đứa trẻ xem truyền hình là gấp ba lần số giờ của em có mặt ở trường. Phần lớn sản phẩm của truyền hình mà trẻ em tiếp nhận là gồm các chương trình có những cảnh chết chóc, bao động, giết người, ám ảnh và tàn sát. Ðiều nầy có khuynh hướng cho rằng đa số những vấn đề trong đời sống phải được giải quyết ngay bằng phương thức bạo động. Một câu chuyện được giới nghiên cứu về sự ảnh hưởng bạo động của truyền hình thường nhắc đến, một người cha trẻ tuổi cho đứa con tám tuổi của mình biết là ông nội của nó 86 tuổi đã qua đời. Nó liền hỏi: "Ai đã bắn ông ấy?".Trong thực tế đứa trẻ đã tiếp nhận liên tục những phim bạo động trên truyền hình, các nhân vật bị thanh toán phần lớn bằng súng.Vì vậy, nếu có người chết, người ấy chắc chắn là bị bắn. ảnh hưởng và thảm kịch:Ngay cả các phim hoạt hoại trên truyền hình cũng thiên về bạo động.Trong các chương trình thiếu nhi khuynh hướng bạo động có vẻ là một hiện tương phổ biến. Ðiều đáng nói ở đây là số trẻ em thích bắt chước các cảnh bạo động trên các phim mà chúng đã xem. Chúng thích chơi các trò chơi có súng đạn. Tình trạng nầy bắt đầu làm cho các bậc làm cha mẹ, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo xã hội phải lo ngại. Có những trường hợp trẻ em làm tổn hại lẫn nhau hay người khác khi chúng bắt đầu nhại theo các hành động trên truyền hình. Thảm kịch về một bé gái Na-Uy 5 tuổi trở thành nạn nhân cho sự bạo động ba người bạn của mình, hai bé trai 6 tuổi và một bé trai 5 tuổi.Vụ nầy tường thuật trên tờ Straits Time (Singapore), số 20-10-1994 đã gây xúc động và làm chấn động cho tất cả các nước Bắc Âu, khiến họ thức tỉnh nạn bạo động trên truyền hình đối với mạng sống của thiếu nhi. Các quốc gia nầy đã nhanh chóng phản ứng mạnh mẽ tình trạng nầy và họ đã lập tức loại bỏ một số chương trình truyền hình bạo động có ảnh hưởng tai hại đến tâm trí non nớt của trẻ em.Tình trạng nầy đã trở thanh một vấn đề của quốc gia chứ không phải là chuyện cá nhân hay riêng tư nữa. Trong vấn đề nầy, hoặc chính phủ hoặc các phụ huynh có trách nhiêm bảo đảm và ngăn chặn những chương trình có thể làm tổn hại đến trẻ em. Nếu loài người không thể dùng phương tiện có tiềm năng lớn cho lợi ích của mình, thì quả là một sự thật đáng buồn! Khi truyền hìng sử dụng không tốt, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến khán giả người lớn. Các phương tiện truyền thông có thể có hậu quả xấu đối với người lớn và cả trẻ em là một vấn đề có tầm quan trọng của quốc gia và cả thế giới. Sách báo kích động:Một dạng truyền thông khác có hại cho giới trẻ, đó là sách báo kích động. Quyền tự do phát biểu bởi sách báo ở một số quốc gia đã được sử dụng để lôi kéo độc giả. Loại báo chí nầy có khuynh hướng thực hiện quyền tự do phát biểu mà không có ý thức trách nhiệm nào cả. Ở Anh quốc, việc đuổi theo chuyện giật gân đã đi đến chỗ thái quá đáng nghi ngờ. Sự tấn công không e dè vào đời tư của các nhân vật cấp cao nhất đã có tầm vóc của loại chuyện tai tiếng có tính cách quấy nhiễu. Lề lối báo chí kiểu đó chắc chắn sẽ đem lại sự suy đồi đạo đức cho độc giả,đặc biệt là giới trẻ. Sự bới móc đời tư không nương tay của một số tờ báo như đã nói, có thể dễ bị thanh thiếu niên hiểu lầm đó là việc làm hợp lý và bình thường. Một loại sách khác có thể nắm được độc giả thiếu nhi một cách cụ thể là truyện tranh. Loại truyện tranh nầy có nội dung bạo động, giết người, đánh lộn và các hành vi độc ác khác, các loại tình tiết nầy chiếm phần lớn của nội dung truyện. Một lần nữa, điều đáng buồn là các truyện tranh có thể dùng rất tốt cho việc giáo dục, xây dựng nhân cách và nâng cao đạo đức của giới trẻ, thì chính nó cũng bị lợi dụng và trục lợi. Loại truyện tranh có thể dùng một cách có hiệu quả tốt để trình bày cho thiếu nhi ngày nay, nên cho in lại những chuyện vĩ đại nhất cuả loài người như: Ramayana và Mahabharata (anh hùng ca của Ấn Ðộ) hoặc truyện tiền thân của Ðức Phật (Jàtaka) được trình bày qua thể loại truyện tranh sẽ hấp dẫn và có ích cho giới độc giả trẻ tuổi ngày nay. Hãy bảo vệ con cái chúng ta:Các bậc cha mẹ, thầy giáo và các nhà lãnh đạo tinh thần nên đặt các sản phẩm truyền thông nầy dưới sự giám sát nghiêm khắc. Một tổ chức có trách nhiệm ở cấp cộng đồng hoặc ở cấp quốc gia đảm nhận việc đánh giá định kỳ về sự kích động của truyền thông trên thiếu nhi.Ngành truyền thông nên được yêu cầu chấp nhận một số biện pháp tự kiểm soát để loại bỏ những sản phẩm có thể tác động xấu đến trẻ em. Trong một xã hội mà ngành truyền thông đi vào đời sống của thiếu nhi một cách đáng ngạc nhiên, các bậc cha mẹ các nhà lãnh đạo xã hội dường như không có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn ảnh hưởng đáng nghi ngại của ngành này. Cha mẹ chỉ thức tỉnh khi tác động xấu của truyền thông vào tận nhà của họ. Mục đích chính của bài viết nầy là đề nghị biên soạn một hiến chương cho ngành truyền thông, để hướng dẫn những người có trách nhiệm trong nghành nầy chấp nhận một số hướng đi đúng đắn đạo đức và chuyên môn, đặc biệt là đối với những sản phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ em. Ðó là một nhu cầu thực sự bức thiết cho thế giới vào lúc nầy khi mà trẻ em khắp nơi đang gặp khủng hoảng. Các phương tiện truyền thông toàn cầu có một vai trò chủ đạo để thi hành, nếu chúng ta muốn thấy thế hệ hiện tại của trẻ em thế giới bước sang thế kỷ 21 an toàn và không thương tổn về đạo đức. (Trích dịch từ tài liệu: "Parents and Children - Key to Happiness", Ven. Weragoda Sarada Thero, Singapore, 1994) -oOo- |
Source: Quảng Ðức web site, http://www.quangduc.com/