BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Bông Hồng Cài Áo

Nhất Hạnh


Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ.
Medford, Hoa Kỳ, tháng tám, 1962,
Nhất Hạnh


Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :

Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Ðể dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.

Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra . Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.

Ðạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Ðạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Ðừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Ðòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Ðể mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Ðể khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.

Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Ðó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!

Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Ðể mai này anh chị đừng có than thở rằng: Ðời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Ðáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.

Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Ðể chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.

Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi./-

Nhất Hạnh (1962)


A Rose for Your Pocket

Thich Nhat Hanh

 


The thought "mother" cannot be separated from that of "love". Love is sweet, tender, and delicious. Without love, a child cannot flower, an adult cannot mature. Without love, we weaken, wither.

The day my mother died, I made this entry in my journal: "the greatest misfortune of my life has come !". Even an old person, when he loses his mother, doesn't feel ready. He too has the impression that he is not yet ripe, that he is suddenly alone. He feels as abandoned and unhappy as a young orphan.

All songs and poems praising motherhood are beautiful, effortlessly beautiful. Even songwriters and poets without much talent seem to pour their hearts into these works, and when they are recited or sung, the performers also seem deeply moved, unless they have lost their mothers too early even to know what love for mother is. Writings extolling the virtues of motherhood have existed since the beginning of time throughout the world.

When I was a child I heard a simple poem about losing your mother, and it is still very important for me. If your mother is still alive, you may feel tenderness for her each time you read this, fearing this distant yet inevitable event.

That year, although I was still very young
my mother left me,
and I realised that I was an orphan,

everyone around me was crying,
I suffered in silence...
Allowing the tears to flows,
I felt my pain soften.

Evening enveloped
Mother's tomb,
the pagoda bell rang sweetly.
I realised that to lose your mother
is to lose the whole universe.

We swim in a world of tender love for many years, and, without even knowing it, we are quite happy there. Only after it is too late do we become aware of it.

People in the countryside do not understand the complicated language of city people. When people from the city say that mother is "a treasure of love", that is already too complex for them. Country people in Vietnam compare their mothers to the finest varieties of bananas or to honey, sweet rice, or sugar cane. They express their love in these simple and direct ways. For me, a mother is like a "ba hu+o+ng" banana of the highest quality, like the best "ne^'p mo^.t" sweet rice, the most delicious "mi'a lau" sugar cane!

There are moments after a fever when you have a bitter, flat taste in your mouth, and nothing tastes good. Only when your mother comes and tucks you in, gently pulls the covers over your chin, puts her hand on your burning forehead (Is it really a hand, or is it the silk of heaven?), and gently whispers, "My poor darling!" do you feel restored, surrounded with the sweetness of maternal love. Her love is so fragrant, like a banana, like sweet rice, like sugar cane.

Father's work is enormous, as huge as a mountain. Mother's devotion is overflowing, like water from a mountain spring . Maternal love is our first taste of love, the origin of all feelings of love. Our mother is the teacher who first teaches us love, the most important subject in life. Without my mother I could never have known how to love. Thanks to her I can love my neighbours. Thanks to her I can love all living beings. Through her I acquired my first notions of understanding and compassion.

Mother is the foundation of all love, and many religious traditions recognise this and pay deep honour to a maternal figure, the Virgin Mary, the goddess Kwan Yin. Hardly an infant has opened her mouth to cry without her mother already running to the cradle. Mother is a gentle and sweet spirit who makes unhappiness and worries disappear. When the word "mother" is uttered, already we feel our hearts overflowing with love. From love, the distance to belief and action is very short.

In the West, we celebrate Mother's Day in May. I am from the countryside of Vietnam, and I had never heard of this tradition. One day, I was visiting the Ginza district of Tokyo with the monk Thien An, and we were met outside a bookstore by several Japanese students who were friends of his. One discretely asked him a question, and then took a white carnation from her bag and pinned it on my robe. I was surprised and a little embarrassed. I had no idea what this gesture meant, and I didn't dare ask. I tried to act natural, thinking this must be some local custom.

When they were finished talking (I don't speak Japanese), Thien An and I went into the bookstore, and he told me that today was what is called Mother's Day. In Japan, if your mother is still alive, you wear a red flower on your pocket or your lapel, proud that you still have your mother. If she is no longer alive, you wear a white flower. I looked at the white flower on my robe and suddenly I felt so unhappy.

I was as much an orphan as any other unhappy orphan; we could no longer proudly wear red flowers in our buttonholes. Those who wear white flowers suffer, and their thoughts cannot avoid returning to their mothers. They cannot forget that she is no longer there. Those who wear red flowers are so happy, knowing their mothers are still alive. They can try to please her before she is gone and it is too late. I find this a beautiful custom. I propose that we do the same thing in Vietnam, and in the West as well.

Mother is a boundless source of love, an inexhaustible treasure. But unfortunately, we sometimes forget. A mother is the most beautiful gift life offers us. Those of you who still have your mother near, please don't wait for her death to say, "My God, I have lived beside my mother all these years without ever looking closely at her."

Just brief glances, a few words exchanged-asking for a little pocket money or one thing or another. You cuddle up to her to get warm, you sulk, you get angry with her. You only complicate her life, causing her to worry, undermining her health, making her go to sleep late and get up early. Many mothers die young because of their children. Throughout her life we expect her to cook, wash, and clean up after us, while we think only about our grades and our careers. Our mothers no longer have time to look deeply at us, and we are too busy to look closely at her. Only when she is no longer there do we realise that we have never been conscious of having a mother.

This evening, when you return from school or work or, if you live far away, the next time you visit your mother, you may wish to go into her room and, with a calm and silent smile, sit down beside her. Without saying anything, make her stop working. Then, look at her for a long time, look at her deeply. Do this in order to see her, to realise that she is there, she is alive, beside you. Take her hand and ask her one short question to capture her attention, "Mother, do you know something?" She will be a little surprised and will probably smile when she asks you, "What, dear?" Keep looking into her eyes, smiling serenely, and say, "Do you know that I love you?" Ask this question without waiting for an answer. Even if you are thirty or forty years old, or older, ask her as the child of your mother. Your mother and you will be happy, conscious of living in eternal love. Then tomorrow, when she leaves you, you will have no regrets.

In Vietnam, on the holiday of Ullambana, we listen to stories and legends about the bodhisattva Maudgalyayana, and about filial love, the work of the father, the devotion of the mother, and the duty of the child. Everyone prays for the longevity of his or her parents, or if they are dead, for their rebirth in the heavenly Pure Land. We believe that a child without filial devotion is just artificial. But filial devotion also arises from love itself. Without love, filial devotion is just artificial. When love is present, that is enough, and there is no need to talk of obligation. To love your mother is enough. It is not a duty, it is completely natural, like drinking when you are thirsty. Every child must have a mother and it is totally natural to love her. The mother loves her child, and the child loves his mother. The child needs his mother, and the mother needs her child. If the mother doesn't need her child, nor the child his mother, then this is not a mother, and this is not a child. It is a misuse of the words "mother" and "child".

When I was young, one of my teachers asked me, "What do you have to do when you love your mother?" I told him, "I must obey her, help her, take care of her when she is old, and pray for her, keeping the ancestral altar when she has disappeared forever behind the mountain." Now I know that the word "What" in his question was superfluous. If you love your mother, you don't have to do anything. You love her; that is enough. To love your mother is not a question of morality or virtue.

Please do not think I have written this to give a lesson in morality. Loving your mother is a question of profit. A mother is like a spring of pure water, like the very finest sugar cane or honey, the best quality sweet rice. If you do not know how to profit from this, it is unfortunate for you. I simply want to bring this to your attention, to help you avoid one day complaining that there is nothing left in life for you. If a gift such as the presence of your own mother doesn't satisfy you, even if you are president of a large corporation or king of the universe, you probably will not be satisfied. I know that the Creator is not happy, for the Creator arises spontaneously and does not have the good fortune to have a mother.

I would like to tell a story. Please don't think that I am thoughtless. It could have been that my sister didn't marry, and I didn't become a monk. In any case, we both left our mother -- one to lead a new life beside the man she loved, and the other to follow an ideal of life that he adored. The night my sister married, my mother worried about a thousand and one things, and didn't even seem sad. But when we sat down at the table for some light refreshments, while waiting for our in-laws to come for my sister, I saw that my mother hadn't eaten a bite. She said, "For eighteen years she has eaten with us and today is her last meal here before going to another family's home to take her meals." My sister cried, her head bowing barely above her plate, and she said, "Mama, I won't get married." But she married nonetheless. As for me, I left my mother to become a monk. To congratulate those who are firmly resolved to leave their families to become monks, one says that they are following the way of understanding, but I am not proud of it. I love my mother, but I also have an ideal, and to serve it I had to leave her -- so much the worse for me.

In life, it is often necessary to make difficult choices. We cannot catch two fish at the same time: one in each hand. It is difficult, because if we accept growing up, we must accept suffering. I don't regret leaving my mother to become a monk, but I am sorry I had to make such a choice. I didn't have the chance to profit fully from this precious treasure. Each night I pray for my mother, but it is no longer possible for me to savour the excellent "ba hu+o+ng" banana, the best quality "ne^'p mo^.t" sweet rice, and the delicious "mi'a lau" sugar cane. Please don't think that I am suggesting that you not follow your career and remain home at your mother's side. I have already said I do not want to give advice or lessons in continuing to look into her eyes with a serene smile, tell her, "Do you know that I love you?" Ask her this question without waiting for an answer. Even if you are thirty, forty years old, or older, ask her simply, because you are the child of your mother. Your mother and you will both be happy, conscious of living in eternal love. And tomorrow when she leaves you, you will not have any regrets.

This is the refrain I give you to sing today. Brothers and sisters, please chant it, please sing it, so that you won't live in indifference or forgetfulness. This red rose, I have already placed it on your lapel. Please be happy.

Thich Nhat Hanh (1962)

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 28-08-2002

Bong Hong Cai Ao - Thich Nhat Hanh
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Bông Hồng Cài Áo

Nhất Hạnh


Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ.
Medford, Hoa Kỳ, tháng tám, 1962,
Nhất Hạnh


Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu.... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :

Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Ðể dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức :

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Ngon biết bao ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay ? hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.

Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra . Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh ; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương.

Ðạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Ðạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Ðừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Ðòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Ðể mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Ðể khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi: " Mẹ ơi, mẹ có biết không ?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không ?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.

Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Ðó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!

Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Ðể mai này anh chị đừng có than thở rằng: Ðời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Ðáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.

Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng qúi báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Ðể chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn : Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.

Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi./-

Nhất Hạnh (1962)


A Rose for Your Pocket

Thich Nhat Hanh

 


The thought "mother" cannot be separated from that of "love". Love is sweet, tender, and delicious. Without love, a child cannot flower, an adult cannot mature. Without love, we weaken, wither.

The day my mother died, I made this entry in my journal: "the greatest misfortune of my life has come !". Even an old person, when he loses his mother, doesn't feel ready. He too has the impression that he is not yet ripe, that he is suddenly alone. He feels as abandoned and unhappy as a young orphan.

All songs and poems praising motherhood are beautiful, effortlessly beautiful. Even songwriters and poets without much talent seem to pour their hearts into these works, and when they are recited or sung, the performers also seem deeply moved, unless they have lost their mothers too early even to know what love for mother is. Writings extolling the virtues of motherhood have existed since the beginning of time throughout the world.

When I was a child I heard a simple poem about losing your mother, and it is still very important for me. If your mother is still alive, you may feel tenderness for her each time you read this, fearing this distant yet inevitable event.

That year, although I was still very young
my mother left me,
and I realised that I was an orphan,

everyone around me was crying,
I suffered in silence...
Allowing the tears to flows,
I felt my pain soften.

Evening enveloped
Mother's tomb,
the pagoda bell rang sweetly.
I realised that to lose your mother
is to lose the whole universe.

We swim in a world of tender love for many years, and, without even knowing it, we are quite happy there. Only after it is too late do we become aware of it.

People in the countryside do not understand the complicated language of city people. When people from the city say that mother is "a treasure of love", that is already too complex for them. Country people in Vietnam compare their mothers to the finest varieties of bananas or to honey, sweet rice, or sugar cane. They express their love in these simple and direct ways. For me, a mother is like a "ba hu+o+ng" banana of the highest quality, like the best "ne^'p mo^.t" sweet rice, the most delicious "mi'a lau" sugar cane!

There are moments after a fever when you have a bitter, flat taste in your mouth, and nothing tastes good. Only when your mother comes and tucks you in, gently pulls the covers over your chin, puts her hand on your burning forehead (Is it really a hand, or is it the silk of heaven?), and gently whispers, "My poor darling!" do you feel restored, surrounded with the sweetness of maternal love. Her love is so fragrant, like a banana, like sweet rice, like sugar cane.

Father's work is enormous, as huge as a mountain. Mother's devotion is overflowing, like water from a mountain spring . Maternal love is our first taste of love, the origin of all feelings of love. Our mother is the teacher who first teaches us love, the most important subject in life. Without my mother I could never have known how to love. Thanks to her I can love my neighbours. Thanks to her I can love all living beings. Through her I acquired my first notions of understanding and compassion.

Mother is the foundation of all love, and many religious traditions recognise this and pay deep honour to a maternal figure, the Virgin Mary, the goddess Kwan Yin. Hardly an infant has opened her mouth to cry without her mother already running to the cradle. Mother is a gentle and sweet spirit who makes unhappiness and worries disappear. When the word "mother" is uttered, already we feel our hearts overflowing with love. From love, the distance to belief and action is very short.

In the West, we celebrate Mother's Day in May. I am from the countryside of Vietnam, and I had never heard of this tradition. One day, I was visiting the Ginza district of Tokyo with the monk Thien An, and we were met outside a bookstore by several Japanese students who were friends of his. One discretely asked him a question, and then took a white carnation from her bag and pinned it on my robe. I was surprised and a little embarrassed. I had no idea what this gesture meant, and I didn't dare ask. I tried to act natural, thinking this must be some local custom.

When they were finished talking (I don't speak Japanese), Thien An and I went into the bookstore, and he told me that today was what is called Mother's Day. In Japan, if your mother is still alive, you wear a red flower on your pocket or your lapel, proud that you still have your mother. If she is no longer alive, you wear a white flower. I looked at the white flower on my robe and suddenly I felt so unhappy.

I was as much an orphan as any other unhappy orphan; we could no longer proudly wear red flowers in our buttonholes. Those who wear white flowers suffer, and their thoughts cannot avoid returning to their mothers. They cannot forget that she is no longer there. Those who wear red flowers are so happy, knowing their mothers are still alive. They can try to please her before she is gone and it is too late. I find this a beautiful custom. I propose that we do the same thing in Vietnam, and in the West as well.

Mother is a boundless source of love, an inexhaustible treasure. But unfortunately, we sometimes forget. A mother is the most beautiful gift life offers us. Those of you who still have your mother near, please don't wait for her death to say, "My God, I have lived beside my mother all these years without ever looking closely at her."

Just brief glances, a few words exchanged-asking for a little pocket money or one thing or another. You cuddle up to her to get warm, you sulk, you get angry with her. You only complicate her life, causing her to worry, undermining her health, making her go to sleep late and get up early. Many mothers die young because of their children. Throughout her life we expect her to cook, wash, and clean up after us, while we think only about our grades and our careers. Our mothers no longer have time to look deeply at us, and we are too busy to look closely at her. Only when she is no longer there do we realise that we have never been conscious of having a mother.

This evening, when you return from school or work or, if you live far away, the next time you visit your mother, you may wish to go into her room and, with a calm and silent smile, sit down beside her. Without saying anything, make her stop working. Then, look at her for a long time, look at her deeply. Do this in order to see her, to realise that she is there, she is alive, beside you. Take her hand and ask her one short question to capture her attention, "Mother, do you know something?" She will be a little surprised and will probably smile when she asks you, "What, dear?" Keep looking into her eyes, smiling serenely, and say, "Do you know that I love you?" Ask this question without waiting for an answer. Even if you are thirty or forty years old, or older, ask her as the child of your mother. Your mother and you will be happy, conscious of living in eternal love. Then tomorrow, when she leaves you, you will have no regrets.

In Vietnam, on the holiday of Ullambana, we listen to stories and legends about the bodhisattva Maudgalyayana, and about filial love, the work of the father, the devotion of the mother, and the duty of the child. Everyone prays for the longevity of his or her parents, or if they are dead, for their rebirth in the heavenly Pure Land. We believe that a child without filial devotion is just artificial. But filial devotion also arises from love itself. Without love, filial devotion is just artificial. When love is present, that is enough, and there is no need to talk of obligation. To love your mother is enough. It is not a duty, it is completely natural, like drinking when you are thirsty. Every child must have a mother and it is totally natural to love her. The mother loves her child, and the child loves his mother. The child needs his mother, and the mother needs her child. If the mother doesn't need her child, nor the child his mother, then this is not a mother, and this is not a child. It is a misuse of the words "mother" and "child".

When I was young, one of my teachers asked me, "What do you have to do when you love your mother?" I told him, "I must obey her, help her, take care of her when she is old, and pray for her, keeping the ancestral altar when she has disappeared forever behind the mountain." Now I know that the word "What" in his question was superfluous. If you love your mother, you don't have to do anything. You love her; that is enough. To love your mother is not a question of morality or virtue.

Please do not think I have written this to give a lesson in morality. Loving your mother is a question of profit. A mother is like a spring of pure water, like the very finest sugar cane or honey, the best quality sweet rice. If you do not know how to profit from this, it is unfortunate for you. I simply want to bring this to your attention, to help you avoid one day complaining that there is nothing left in life for you. If a gift such as the presence of your own mother doesn't satisfy you, even if you are president of a large corporation or king of the universe, you probably will not be satisfied. I know that the Creator is not happy, for the Creator arises spontaneously and does not have the good fortune to have a mother.

I would like to tell a story. Please don't think that I am thoughtless. It could have been that my sister didn't marry, and I didn't become a monk. In any case, we both left our mother -- one to lead a new life beside the man she loved, and the other to follow an ideal of life that he adored. The night my sister married, my mother worried about a thousand and one things, and didn't even seem sad. But when we sat down at the table for some light refreshments, while waiting for our in-laws to come for my sister, I saw that my mother hadn't eaten a bite. She said, "For eighteen years she has eaten with us and today is her last meal here before going to another family's home to take her meals." My sister cried, her head bowing barely above her plate, and she said, "Mama, I won't get married." But she married nonetheless. As for me, I left my mother to become a monk. To congratulate those who are firmly resolved to leave their families to become monks, one says that they are following the way of understanding, but I am not proud of it. I love my mother, but I also have an ideal, and to serve it I had to leave her -- so much the worse for me.

In life, it is often necessary to make difficult choices. We cannot catch two fish at the same time: one in each hand. It is difficult, because if we accept growing up, we must accept suffering. I don't regret leaving my mother to become a monk, but I am sorry I had to make such a choice. I didn't have the chance to profit fully from this precious treasure. Each night I pray for my mother, but it is no longer possible for me to savour the excellent "ba hu+o+ng" banana, the best quality "ne^'p mo^.t" sweet rice, and the delicious "mi'a lau" sugar cane. Please don't think that I am suggesting that you not follow your career and remain home at your mother's side. I have already said I do not want to give advice or lessons in continuing to look into her eyes with a serene smile, tell her, "Do you know that I love you?" Ask her this question without waiting for an answer. Even if you are thirty, forty years old, or older, ask her simply, because you are the child of your mother. Your mother and you will both be happy, conscious of living in eternal love. And tomorrow when she leaves you, you will not have any regrets.

This is the refrain I give you to sing today. Brothers and sisters, please chant it, please sing it, so that you won't live in indifference or forgetfulness. This red rose, I have already placed it on your lapel. Please be happy.

Thich Nhat Hanh (1962)

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 28-08-2002