BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Vài ghi chú khi đọc kinh điển

Bình Anson


Dưới đây là vài ghi chú khi đọc tài liệu kinh điển, bao gồm vài thắc mắc thông thường của người học kinh Phật. Các ghi chú này có thể còn thiếu sót, và chúng tôi sẽ sửa chữa, cập nhật theo thời gian.

1. Có 31 hay 32 phần cơ thể?

đây, câu hỏi là: - Khi đề cập đến quán thân, có 31 hay 32 phần trong thân thể? Câu trả lời là tùy theo quan niệm về "não" (hay "óc") có được liệt kê hay không.

(1) Trong quyển Đại Niệm Xứ, ngài Thiền sư Silananda dịch đoạn kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta, Trường Bộ 22, Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch Việt):

"Lại nữa, này các thầy tỳ khưu, tỳ khưu quán sát trên cơ thể này từ gót chân trở lên và từ đỉnh tóc trở xuống bao bọc bởi da và đầy các loại bất tịnh khác nhau. Trong cơ thể này có:

- Tóc, lông, móng, răng, da (5)
- Thịt, gân, xương, tủy, thận (5)
- Tim, gan, ruột, lá lách, phổi (5)
- Phèo, bao tử, thực phẩm chưa tiêu, phẩn, óc (5)
- Mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ (6)
- Nước mắt, nước mỡ (huyết tương), nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu. (6)"

Như vậy, tổng cộng là 32 phần. Nhưng sau đó, ngài cũng có đề cập là:

... Cần ghi nhận ở đây là trong nhiều bản kinh khi nói đến các bộ phận của cơ thể không đề cập đến "óc" hay "não" nhưng Chú Giải cho rằng óc hay não được nói đến trong Patisambhidamagga. Như vậy kinh nào không đề cập đến não thì ta nên hiểu là não đã được bao gồm trong "tủy".

(2) Giải thích trên cũng phù hợp với bản Anh ngữ của bài kinh, do Hội Burma Tipitaka Association dịch từ bản Pāli-Miến Điện và ấn tống năm 1984 ("Ten Suttas from Digha Nikaya - Long Discourses of the Buddha"). Trong bản Anh ngữ này, chỉ liệt kê 31 phần, còn "não" (brain) thì được in ra trong dấu ngoặc, với ghi chú là "não" không được ghi trong bản Pāli của bài kinh, nhưng được đề cập đến trong bộ Patisambhidamagga (Vô ngại giải đạo).

(3) Trong Thanh Tịnh Đạo, chương VIII.44 về pháp Niệm Thân, Luận sư Buddhaghosa liệt kê 31 phần, và giải thích rằng "não" được bao gồm trong "tủy". Có lẽ Thiền sư Silananda dựa vào đoạn này để có lời giải thích nêu trên. Theo bản dịch của Ni sư Trí Hải:

"... Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, niêm dịch, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". Não được bao gồm trong tủy, nên đây ta chỉ thấy có 31 vật".

Cũng xin ghi nhận ở đây là trong các đoạn kế tiếp giảng về pháp niệm thân, Ngài Buddhaghosa lại dùng cụm từ "32 phần", kể cả "não", để bình luận.

(4) Các bản dịch Anh ngữ khác của Tỳ khưu Nanamoli và Tỳ khưu Bodhi, của Tỳ khưu Nyanasatta, của Tỳ khưu Soma, các đoạn về niệm thân của kinh Niệm Xứ (Trung Bộ 10) và kinh Thân Hành Niệm (Trung Bộ 119), và của Tỳ khưu Thanissaro và Giáo sư M. Walshe về Đại kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22), chỉ liệt kê 31 phần, không có phần "não".

Trong các bài kinh nêu trên, không thấy ghi con số "31 phần" hay "32 phần", chỉ thấy ghi liệt kê các phần của thân mà thôi.

(5) Trong tập Tiểu Tụng (Khuddakapatha), thuộc Tiểu Bộ Kinh, có ghi 32 phần (Dvattimsakara), trong đó "não" là phần cuối cùng:

"Trong thân này có: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, chất nhờn ở khớp, nước tiểu và não trong đầu" (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu).

(6) Trong bộ A-hàm, bản kinh tương đương là kinh Niệm Xứ (Trung A Hàm 98) và kinh Niệm Thân (Trung A Hàm 81), có ghi "não", nhưng chỉ liệt kê 29 phần:

..."Trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu" (bản dịch của Thượng tọa Tuệ Sỹ).

Bài kinh Nhất Nhập Đạo (Tạp A-hàm, XII) cũng có ghi "não" nhưng chỉ liệt kê 27 phần:

..."Lại quán thân này có lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, mỡ miếng, mỡ nước, ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận đều quán biết hết, phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch, mỡ, mật, đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm. Như thế, các Tỳ khưu quán thân tự vui thích, trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo" (Hòa thượng Thanh Từ và Hòa thượng Thiện Siêu dịch).

(7) Tuy nhiên, theo bản dịch Anh ngữ của bộ Giải Thoát Đạo (Vimuttimagga, The Path of Freedom, Tỳ khưu Ehara, Soma và Kheminda dịch), cũng như các bản dịch Việt ngữ của Thiện Nhựt, Thượng tọa Thích Như Điển và Ni sư Mạn Đà La, dịch từ bản tiếng Hán, danh sách 32 bộ phận trong thân thể có bao gồm phần "não" giống như Thanh Tịnh Đạo, dù rằng có khác thứ tự liệt kê.

2. Có 9 hay 10 hồng danh của Đức Phật?

Hằng ngày, chúng ta thường tụng niệm ân đức Phật: "Itipi so Bhagava Araham Sammasambuddho Vijjacaranasampanno Sugato Lokavidu Anuttaro Purisadammasarathi Satthadevamanussanam Buddho Bhagavati" (Thật vậy, Ðức Thế Tôn có hiệu Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn ).

Câu hỏi ở đây là: - Trong câu niệm đó, có 9 hay 10 danh hiệu Phật? Câu trả lời là tùy chúng ta có thể gộp Vô Thượng Sĩ (Anuttaro) và Điều Ngự Trượng Phu (Purisadammasarathi) thành một danh hiệu hay không.

(1) Trong quyển Kinh Nhựt Hành dành cho cư sĩ, Hòa thượng Hộ Tông tách rời AnuttaroPurisadammasarati là 2 danh hiệu, và vì thế có 10 danh hiệu Phật. Về sau này, các quyển kinh tụng của chùa Kỳ Viên ở Sài Gòn cũng như quyển kinh tụng của chùa Pháp Luân ở Hoa Kỳ có cùng quan điểm đó.

(2) Ngài Buddhaghosa trong quyển Thanh Tịnh Đạo giảng có thể xem AnuttaroPurisadammasarathi là 2 danh hiệu (Chương VII.46 & 47), nhưng cũng có thể gộp lại thành 1 danh hiệu chung là "Anuttaro-purisadammasarathi" (VII.48), với ý nghĩa "là một vị vô thượng có thể điều phục các bậc trượng phu".

(3) Tỳ khưu Hộ Pháp, trong quyển "Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật", giải thích "Anuttaro-purisadammasarathi" là một danh hiệu, và dịch là "Ðức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh", và như thế, Ngài chỉ trình bày 9 ân đức Phật mà thôi.

(4) Trong quyển "Kho Tàng Pháp Học", Chương Chín Pháp, Tỳ khưu Giác Giới đề cập đến 9 ân đức Phật, trong đó Anuttaro-purisadammasarathi là "bậc Vô thượng điều ngự trượng phu", nghĩa là bậc đánh xe vô thượng, khéo điều phục chúng sinh như những hạng bò ngựa, có loài thuần thục, có loài ương ngạnh.

Tuy nhiên, tác giả cũng có chú thích rằng về ân đức Phật, có chỗ ghi là mười hồng danh,vì trong hồng danh Anuttaro purisadammasarathi, nếu tách ra Anuttaro (bậc vô thượng sĩ), và Purisadammasarathi (bậc điều ngự trượng phu) thì trình bày ân đức Phật có 10 hồng danh.

(5) Hầu như tất cả các bản dịch Anh ngữ và các bài pháp Anh ngữ của các vị học giả mà chúng tôi có đọc qua, đều có cùng quan điểm về 9 hồng danh Phật, nghĩa là xem "Anuttaro-purisadammasarathi" là một danh hiệu. Xin đơn cử vài thí dụ:

a- Ngài Nyanatiloka (Sri Lanka), trong quyển Buddhist Dictionary, dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "Unsurpassed leader of men to be trained" (xem mục từ Anussati).

b- Bà I. B. Horner, Hội trưởng Hội Pāli Text Society (Anh quốc), trong bài kinh Dantabhumi Sutta (Kinh Điều Ngự Địa, Trung Bộ 125 ) dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The matchless charioteer of men to be tamed" (xem http://www.accesstoinsight.org).

Trong bản dịch khác của bài kinh trên, Sư cô Upalavanna (Sri Lanka) dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The incomparable tamer of those to be tamed". Giáo sư M. Walshe cũng dịch tương tự như thế trong bài Đại kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ 16).

c- Tỳ khưu Thanissaro (Hoa Kỳ), trong bài kinh Dhajagga Sutta (Tương Ưng XI.3) từ nguồn Pāli-Thái, dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The unexcelled trainer of those who can be tamed" (xem: http://www.accesstoinsight.org).

d- Hòa thượng Piyadassi (Sri Lanka), trong quyển kinh tụng "The Book of Protection" dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The peerless trainer of persons".

e- Tỳ khưu Sayagyi U Kyaw Htut (Miến Điện), trong bài pháp "The Nine Attributes of the Buddha", chỉ đề cập đến 9 hồng danh, dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The Incomparable One in taming those who deserved to be tamed" (xem http://nibbana.com).

Tương tự, Tỳ khưu Aung Thein Nyunt (Miến Điện), trong bài pháp "The Nine Supreme Attributes of the Lord Buddha", dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The peerless charioteer to tame men" (xem http://nibbana.com).

f- Khi dịch bộ Giải Thoát Đạo (Hán tạng) sang Anh ngữ, quý ngài Tỳ khưu Ehara, Soma, Kheminda gộp chung Vô Thượng sĩ và Điều Ngự Trượng Phu, và dịch là "The matchless guide of men to be tamed".

g- Quan trọng nhất là trong phần cuối của bài kinh Phân biệt Sáu xứ (Salayatana-vibhanga sutta, Trung Bộ 137), cụm từ "Anuttaro-purisadammasarathi" đã được Đức Phật nhắc đến để giảng giải về ba đức tính chánh niệm của một bậc Đạo sư để diễn giảng cho đồ chúng, và nếu được như thế, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục (theo bản Việt dịch của Hòa thượng Minh Châu). Trong bản Anh ngữ, Tỳ khưu Bodhi dịch là "The incomparable leader of persons to be tamed", và dịch giả có chú thích đây là một trong 9 hồng danh của Đức Phật.

(6) Xin ghi nhận ở đây là trong kinh sách nguồn Hán Tạng, danh hiệu "Như Lai" được thêm vào, thành ra 11 danh hiệu (Từ điển Phật học Hán Việt, Hà Nội, 1994). Do đó, để có 10 danh hiệu thì có sách gộp Vô Thượng Sĩ và Ðiều Ngự Trượng Phu thành một danh hiệu (Ðoàn Trung Còn, Tự điển Phật học), có sách gộp Phật và Thế Tôn thành một danh hiệu, chẳng hạn như trong bộ kinh "Ðại Bát Niết Bàn (Hán tạng)", tập 1, trang 585 (Phẩm Phạm Hạnh), Hòa thượng Trí Tịnh dịch (1996).

Trong bộ A-hàm, bài kinh tương đương với kinh Dantabhumi Sutta là kinh Điều Ngự Địa (Trung A-hàm, 198), trong đó có liệt kê các hồng danh Phật là: "Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu" (bản dịch của Thượng tọa Tuệ Sỹ).

3. Ekayano-maggo: Con đường duy nhất?

Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22), chúng ta thường đọc là:

Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ (Hòa thượng Minh Châu dịch).

Hay:

Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch).

Đây là bài kinh quan trọng, thường được xem là bài kinh cẩm nang cho nhiều hành giả thực hành pháp thiền Minh Quán (Vipassana Bhavana). Các vị thiền sinh đó thường cho rằng pháp hành của mình là "con đường duy nhất" hay "con đường độc nhất" -- nghĩa là không có con đường nào khác -- để chứng ngộ Niết Bàn. Hiểu như thế, từ chữ "ekayano-maggo", có đúng theo tinh thần bài kinh không?

Mặc dù có nhiều dịch giả dùng cụm từ "con đường duy nhất / độc nhất" (the only way, the sole way) để dịch chữ "ekayano-maggo", nhưng cũng có những dịch giả khác không đồng ý như thế.

Giáo sư M. Walshe, dịch giả bản Anh ngữ Trường Bộ (The Long Discourses of the Buddha), dịch chữ ekayano-maggo là "this one way" (đây là một con đường) trong bài Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22).

Trong bản dịch đầu tiên của bài kinh Niệm Xứ (Trung Bộ 10), Tỳ khưu Nanamoli dịch là "a path that goes one way only" (con đường chỉ đi theo một hướng). Tuy nhiên, trong bản hiệu đính, Tỳ khưu Bodhi sửa lại là "the direct path" (con đường trực tiếp, hay con đường thẳng). Các dịch giả này đều cho rằng nếu dịch là "the only way, the sole way" (con đường duy nhất) thì nó có hàm ý là độc nhất, loại trừ các con đường khác, và như thế là không hoàn toàn chính xác (xem "The Middle Length Discourses of the Buddha").

Theo Tỳ khưu Bodhi, Chú giải Trung Bộ bình luận rằng chữ "ekayano-maggo" có thể hiểu như là con đường đơn thuần, không có ngã rẽ; như là con đường mà hành giả phải tiến bước một mình, không bạn bè; và như là con đường đưa đến một mục tiêu, Niết Bàn. Ngài chọn dịch "the direct path" (con đường trực tiếp) với hàm ý để phân biệt Satipatthana với pháp tu tiến qua các tầng thiền-na (jhanas) hoặc qua tứ vô lượng tâm (tứ phạm trú, brahmaviharas). Mặc dù pháp tu tiến này có thể đưa đến Niết Bàn nhưng chúng cũng có thể rẽ qua ngõ khác, trong khi Satipatthana là đưa thẳng đến mục đích tối hậu.

Trong quyển "Satipatthana - The Direct Path to Realization" (Buddhist Publication Society, Sri Lanka, 2003), Tỳ khưu Analayo cũng có quan niệm tương tự, và dịch chữ "ekayano-maggo" là "the direct path" (con đường trực tiếp). Ngài giải thích chữ ekayano-maggo gồm có những từ eka (một), ayana (đi) và maggo (đường), dịch sát nghĩa là "một con đường đi". Truyền thống chú giải thường đề cập đến 5 ý nghĩa của chữ này:

1) Con đường trực tiếp hay con đường thẳng, là vì nó đưa thẳng đến mục tiêu;
2) Con đường phải đi một mình;
3) Con đường vạch ra bởi "Một Đấng" (ám chỉ Đức Phật);
4) Con đường duy nhất trong Đạo Phật; và
5) Con đường đưa đến một mục tiêu (đó là Niết Bàn).

Đa số các dịch giả đều chọn cách dịch thứ tư nêu trên, nhưng Tỳ khưu Analayo chọn cách dịch thứ nhất.

Ngài cho rằng muốn tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa của một thuật ngữ Pāli, chúng ta cũng cần xem thuật ngữ đó được dùng trong các bài kinh khác như thế nào, để đối chiếu. Trong Đại kinh Sư tử hống (Maha-sihanada Sutta, Trung Bộ 12), chữ ekayano dùng để chỉ con đường mà một người đi theo sẽ đi thẳng xuống hố, mang ý nghĩa là "thẳng tiến, trực tiếp", không phải là "độc nhất, duy nhất". Trái lại, trong bài kinh Tam Minh (Tevijja Sutta, Trường Bộ 13), khi hai người Bà-la-môn tranh cãi về con đường nào là "con đường duy nhất" để đưa đến sự hòa nhập với Phạm thiên thì lại không thấy dùng chữ "ekayano". Rõ ràng hơn hết là trong câu kệ 274 của kinh Pháp Cú, ý nghĩa "con đường duy nhất" - là Bát Chánh Đạo - đã được nói đến, nhưng chữ "ekayano" lại không thấy xuất hiện. Vì thế, Tỳ khưu Analayo cho rằng cách dịch thứ tư của chữ "ekayano" (con đường duy nhất) là không thích hợp.

Ngoài ra, Giáo sư R. Gethin ("A Buddhist Path to Awakening: A Study of the Bodhi-Pakkhiya Dhamma", Oxford, 2001) có cùng quan điểm dịch chữ "ekayano-maggo" là con đường thẳng tiến (the direct path) trong bài kinh Niệm Xứ, vì ông cho rằng: "căn bản những gì muốn nói ở đoạn này trong bài kinh là bốn pháp quán niệm (satipatthana) biểu trưng cho một con đường trực tiếp và thẳng tiến đến mục đích tối hậu". Tỳ khưu Thanissaro cũng dùng chữ "the direct path" trong bản dịch Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22, xem http://www.accesstoinsight.org) từ bản Pāli-Thái.

Xin ghi nhận ở đây là trong bộ A-hàm thuộc Hán tạng, hai bài kinh tương đương với kinh Satipatthana Sutta là kinh Niệm Xứ (kinh 98, Trung A-hàm) và kinh Nhất Nhập Đạo (Tăng Nhất A-hàm, XII). Trong bài kinh Niệm Xứ của bộ Trung A-hàm, đoạn kinh tương ứng là:

"Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ" (Thượng tọa Tuệ Sỹ dịch).

"Một con đường" là dịch từ chữ "nhất đạo", hoàn toàn không có ý nghĩa "duy nhất, độc nhất", loại trừ các con đường khác.

Đặc biệt hơn nữa, trong kinh Nhất Nhập Đạo thuộc Tăng Nhất A-hàm, bốn niệm xứ chỉ là một lối vào đạo, và "đạo" ở đây là Bát Chánh Đạo:

"Có một lối vào đạo làm trong sạch hạnh của chúng sanh, trừ bỏ sầu lo, không có các não, được đại trí tuệ, thành tựu chứng quả Niết-bàn. Ðó là nên diệt Ngũ cái, tư duy Tứ ý chỉ (Tứ niệm xứ). Thế nào là một lối vào? Nghĩa là chuyên nhất tâm. Ðó là một lối vào. Thế nào là đạo? Nghĩa là con đường tám phẩm của Hiền Thánh: Chánh kiến, Chánh chí (tư duy), Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện (tinh tấn), Chánh ngữ, Chánh niệm, Chánh định" (Hòa thượng Thanh Từ và Hòa thượng Thiện Siêu dịch).

Trong bài kinh trên, không thấy đoạn nào nói rằng tứ niệm xứ là "con đường duy nhất".

4. Satipatthana là Niệm Xứ hay Lập Niệm?

Nhân đề cập đến bài kinh Satipatthana Sutta nêu trên, chúng ta thử tìm hiểu thêm: Satipatthana được dịch như thế nào? Chúng ta thường thấy dịch là Niệm Xứ hay Nền Tảng Của Niệm (Foundation of Mindfulness). Ngay cả bài kinh tương đương trong Trung A-hàm (Hán tạng) cũng có tên là Kinh Niệm Xứ.

Có lẽ lối dịch nầy là dựa theo quan niệm xem chữ Satipatthana như là kết hợp của chữ Sati (Niệm)Patthana (Xứ, Nền Tảng). Nhưng cũng có nhiều dịch giả -- như các ngài Tỳ khưu Bodhi, Tỳ khưu Analayo -- không đồng quan điểm, mà cho rằng nên dịch là Sự Thiết Lập Niệm (Establishment of Mindfulness). Quý ngài xem Satipattha như là kết hợp của chữ SatiUpatthana (thiết lập), và như thế, tựa đề sẽ là Kinh Lập NiệmĐại Kinh Lập Niệm. Tỳ khưu Soma trong quyển Con Đường Chánh Niệm (The Way of Mindfulness), dịch là Bài Giảng Về Sự Khơi Dậy Niệm, hay Bài Giảng Về Thẩm Thấu Niệm (the Discourse on the Arousing of Mindfulness, the Discourse on Penetrating Mindfulness).

Tuy nhiên, Tỳ khưu Thanissaro, mặc dù nghiêng theo lối dịch dựa theo sự kết hợp SatiPatthana, công nhận rằng cả hai lối dịch đều chính xác, đều phản ảnh ý nghĩa của bài kinh.

5. Đại kinh hay kinh đại?

Trong kinh tạng, chúng ta thấy có các cặp bài kinh cùng một tựa đề, chỉ khác nhau ở chữ Maha (Đại) và Cula (Tiểu). Thí dụ như hai bài kinh: Cula-sihanada Sutta (Trung Bộ 11) và Maha-sihanada Sutta (Trung Bộ 12). Chúng ta dịch hai tựa đề đó như thế nào? Kinh Tiểu Sư Tử Hống và Kinh Đại Sư Tử Hống? Hay là Tiểu Kinh Sư Tử Hống và Đại Kinh Sư Tử Hống? Ở đây, chữ Tiểu và Đại là bổ nghĩa cho chữ nào? Nếu dịch là Kinh Đại Sư Tử Hống, ta sẽ hiểu như thế nào về cụm từ "Đại Sư Tử Hống"? Là tiếng rống lớn của con sư tử, hay là tiếng rống của con sư tử lớn?

Vì thế, nếu chúng ta hiểu tựa đề của hai bài kinh trên có nghĩa là bài kinh ngắn và bài kinh dài về tiếng rống sư tử, theo thiển ý, tựa đề hai bài đó có thể dịch là Tiểu Kinh Sư Tử Hống và Đại Kinh Sư Tử Hống. Điều này cũng tương đồng với tựa đề của các bản dịch Anh ngữ của Tỳ khưu Bodhi: The Shorter Discourse on the Lion's RoarThe Greater Discourse on the Lion's Roar. Tương tự như thế cho các cặp bài kinh khác:

- Đại Kinh Khổ Uẩn (Maha-dukkhakkhanda Sutta, Trung Bộ 13) và Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cula-dukkhakkhanda Sutta, Trung Bộ 14).

- Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Cula-hatthipadopama Sutta, Trung Bộ 27) và Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Maha-hatthipadopama Sutta, Trung Bộ 28).

- Ðại Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Maha-saropama Sutta, Trung Bộ 29) và Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Cula-saropama Sutta, Trung Bộ 30).

- Tiểu Kinh Về Không (Cula-sunnata Sutta, Trung Bộ 121) và Đại Kinh Về Không (Maha-sunnata Sutta, Trung Bộ 122).

- Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cula-kammavibhanga Sutta, Trung Bộ 135) và Đại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Maha-kammavibhanga Sutta, Trung Bộ 136).

- Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10) và Đại Kinh Niệm Xứ (Maha-satipatthana Sutta, Trường Bộ 22).

- v.v.

Thêm vào đó, tựa bài kinh Maha-parinibbana Sutta (Trường Bộ 16) có lẽ nên dịch là Đại Kinh Bát-niết-bàn, thay vì Kinh Đại Bát-niết-bàn như thường gặp trong nhiều tài liệu kinh sách. Chữ Đại ở đây là bổ nghĩa cho chữ Kinh, Đại Kinh là bài kinh dài. Theo thiển ý, chữ Bát-niết-bàn (phiên âm của parinibbana) tự nó đã đủ nghĩa, không cần có thêm tính từ "Đại".

6. Bát Chánh Đạo: Con Đường Tám Chánh hay Tám Con Đường Chánh?

Một vài tác giả Phật tử, cư sĩ lẫn tu sĩ, thường suy diễn Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh mà Đức Phật có giảng trong bài pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, cho năm anh em Kiều-trần-như sau khi Ngài giác ngộ, đạt đạo quả Chánh Đẳng Giác. Đây là một sự suy diễn sai lầm rất đáng tiếc. Có lẽ các vị tác giả đó đã quen suy diễn theo lối pháp số: Tứ Diệu Đế là bốn sự thật cao sang, Ngũ Uẩn là năm tập hợp, Lục Căn là sáu căn, Thất Giác Chi là bảy chi phần giác ngộ, thì ắt hẳn Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh. Một phần có lẽ là vì chữ Hán, âm sang Hán Việt, không dùng dấu gạch nối để phân biệt rõ ràng "bát-chánh đạo” (đạo bát-chánh, hay con đường tám chánh) với “bát chánh-đạo" (tám chánh-đạo, tám con đường chánh).

Tìm đọc kinh điển, chúng ta sẽ thấy ngay rằng Bát Chánh Đạo là Con Đường Tám Chánh, nghĩa là một con đường có tám phần tử -- hay tám yếu tố -- chân chánh, có sách dùng chữ "Thánh Đạo Tám Ngành", dịch từ chữ Pāli "ariya atthangika maggo". Đây là con đường duy nhất để đưa đến đạo quả giải thoát (Pháp Cú, 273-274), là con đường cổ xưa mà chư Phật đều đi qua trong các thời kỳ trước (Tương Ưng, 12.65).

Cũng xin ghi nhận ở đây là trong tiếng Anh, không thấy có sự lầm lẫn đáng tiếc này. Trong khi Tứ Diệu Đế dịch là "Four Noble Truths" (số nhiều, với "s") thì Bát Chánh Đạo được dịch là "Noble Eightfold Path" (số ít, không có "s").

7. A-tỳ-đàm trong Kinh tạng?

Abhidhamma thường được dịch là Vi diệu pháp, Thắng pháp, Vô tỷ pháp, bắt nguồn từ chữ Dhamma là pháp và Abhi (hay Adhi) là cao siêu, vượt trội, tối thượng, tối thắng. Tàu âm là A-tỳ-đàm. Có quan niệm cho rằng Đức Phật đã giảng giáo lý A-tỳ-đàm và có ghi lại trong Kinh tạng, vì chữ Abhidhamma đã được tìm thấy trong các bài kinh:

- Kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), Trường Bộ 33.

- Ðại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahagosinga Sutta), Trung Bộ 32.

- Kinh Gulisani (Gulisani Sutta), Trung Bộ 69.

Tuy nhiên, theo ông Maurice Walshe, dịch giả bản Anh ngữ của Trường Bộ, chữ Abhidhamma (pháp tối thượng) trong bài kinh Phúng Tụng là được dùng chung với chữ Abhivinaya (luật tối thượng) để chỉ giáo pháp và giới luật của Ngài, không liên hệ gì đến giáo lý kết tập trong tạng Vi diệu pháp về sau này. Nhận xét nầy cũng áp dụng trong trường hợp bài kinh Gulisani, Trung Bộ. Thêm vào đó, theo Tỳ khưu Bodhi, dịch giả bản Anh ngữ của Trung Bộ, chữ Abhidhamma trong bài Đại Kinh Rừng Sừng Bò có thể hiểu là giáo lý có hệ thống và có phân tích. Theo Từ điển Pali-Anh (Pali-English Dictionary, Pali Text Society), chữ Abhidhamma không tìm thấy trong Tương Ưng và Tăng Chi, và có lẽ chữ này đã được dùng thêm trong giai đoạn cuối của tiến trình triển khai và kết tập bốn tạng kinh chính.

8. Đức Phật giảng Vi diệu pháp ở đâu, khi nào?

Đây là câu hỏi thường gặp khi chúng ta học Vi diệu pháp (Abhidhamma), và có nhiều bình luận về nguồn gốc Vi diệu pháp trong các sách giáo khoa Phật học. Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi, chúng tôi không thấy ghi trong ba tạng giáo điển (Tipitaka, Tam Tạng) về sự kiện Đức Phật giảng Vi diệu pháp ở đâu, trong trường hợp nào. Trong bộ Tiểu Phẩm, Tạng Luật, khi đề cập đến hai kỳ kết tập kinh điển đầu tiên, chỉ thấy ghi các ngài Trưởng lão trùng tuyên Kinh và Luật.

Sự kiện Đức Phật giảng Vi diệu pháp chỉ thấy ghi trong chương đầu tiên của bản Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālīnī), Chú giải Thuyết luận sự (Kathāvatthuppakarana Atthakathā), và trong Chú giải kinh Pháp cú (kệ 181) của Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) với nhiều chi tiết hơn. Trong 3 tháng hạ vào năm thứ 7 sau khi Thành Đạo, Đức Phật lên cõi trời Ba Mươi Ba (Tavatimsa, Đao-lợi) giảng Vi diệu pháp cho chư thiên, trong đó có mẫu hậu Đại Ma-da (Maha Maya) từ cung trời Đâu-suất (Tusita) đến nghe. Mỗi ngày, Ngài trở về địa cầu, nơi thành Sankassa, tóm tắt lại cho tôn giả Xá-lợi-phất. Dựa vào đó, Trưởng lão Xá-lợi-phất giảng rộng ra cho chư Tăng gồm 500 vị tỳ khưu, và về sau, kết tập thành tạng Vi diệu pháp.

Thành Sankassa ngày nay chỉ là một làng nhỏ, còn lại di tích một gò đất, người ta tin rằng đó là nơi Đức Phật trở về địa cầu; và gần đó là một hồ nhỏ, hồ Anotatta (A-nâu-đạt), là nơi Ngài rửa mặt, đánh răng. Ngoài ra, còn có di tích trụ đá và một con voi đá do vua A-dục dựng lên.

9. Cờ Phật giáo có 5 hay 6 màu?

Chúng ta thường nghe nói cờ Phật giáo là cờ ngũ sắc, gồm 5 màu: xanh dương (nila), vàng (pita), đỏ (lohita), trắng (odata), cam (manjesta). Có người bình giải rằng đó là tượng trưng cho ngũ căn và ngũ lực: tín, tấn, niệm, định, huệ. Có đúng thế không?

Thật ra, cờ Phật giáo có 6 màu, 5 màu đầu tiên được liệt kê như trên, và màu thứ sáu là màu sáng chói (prabaswara), do 5 màu kia kết hợp lại. Do đó, cờ có 6 vạch đứng, vạch thứ sáu có 5 phần ngang tượng trưng cho sự kết hợp của 5 màu kia. Cờ nầy do Hội đồng Bảo vệ Phật giáo ở Colombo, Sri Lanka, cùng với ông H.S. Olcott (Phật tử Mỹ), thiết kế và dùng trong dịp lễ Vesakha, vào năm 1885. Về sau, vào năm 1952, lá cờ này được Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WBF, World Buddhist Fellowship) công nhận là lá cờ Phật giáo chung cho cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới. Sáu màu nầy là dựa theo truyền thuyết ghi lại trong quyển Atthasālīnī (Chú giải bộ Pháp tụ), trong tuần lễ thứ tư sau ngày Thành Đạo, Đức Phật ngồi thiền, chiêm nghiệm về Vi diệu pháp, toàn thân Ngài phát hào quang gồm 6 màu nêu trên.

10. Tám vạn bốn ngàn pháp môn?

Trong sách báo Phật giáo, chúng ta thường thấy cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ tính đa dạng, đa phái của đạo Phật. Có nhiều người dùng cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ các pháp môn, các truyền thống khác nhau trong đạo Phật, và cho rằng bất kỳ pháp môn nào, bất kỳ truyền thống nào rồi cũng đưa đến mục đích cuối cùng của giác ngộ giải thoát. Đức Phật có giảng dạy như thế không?

Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi, trong kinh điển Pāli nguyên thủy không thấy có cụm từ "84 ngàn pháp môn" trong ý nghĩa nêu trên, mà chỉ có một đoạn văn do Trưởng lão Ānanda trả lời ông Moggallāna người chăn bò, khi ông ấy hỏi ngài lời dạy của đức Phật là gì, có tất cả là bao nhiêu pháp. Ngài đáp: "Trong 84 ngàn pháp, chính tôi được nghe đức Phật giảng 82 ngàn, còn 2 ngàn kia là do các vị tỳ khưu khác thuật lại" (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1025, Tiểu Bộ).

Xin ghi nhận vài điểm sau đây:

(1) Con số "84.000" hay cụm từ "tám mươi bốn ngàn" hay "tám vạn bốn ngàn" là một thành ngữ thường thấy trong nhiều bài kinh, như: 84.000 đại kiếp, 84.000 năm, 84.000 thị nữ, 84.000 cỗ xe, 84.000 con voi, 84.000 con bò, 84.000 chén bạc, 84.000 thước vải v.v. Đây chỉ là một thành ngữ phổ thông tại Ấn Độ trong thời đó, là cách nói tổng quát để chỉ một số lượng rất lớn, rất nhiều, không phải là một con số chính xác.

(2) Chữ "pháp" (dhamma) trong câu trả lời của ngài Ānanda có nghĩa là gì? Giáo sư K. R. Norman, dịch giả bản dịch Anh ngữ Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), cho biết rằng ngài luận sư Buddhaghosa, trong Chú Giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích "pháp" ở đây được hiểu như là "pháp uẩn" (dhammakhandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.

Trong quyển Saddhammasangaha (Diệu Pháp Yếu Lược) do Trưởng lão Dhammakitti Mahāsāmi soạn ra tại Sri Lanka vào khoảng thế kỷ 13 DL, Ngài có giải thích về "Pháp Uẩn" như sau:

... Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn? Bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi diệu pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần (theo bản Việt dịch của Tỳ khưu Indacanda).

(3) Cũng trong quyển Saddhammasangaha, ngài Dhammakitti Mahāsāmi có đưa ra các con số thống kê về Tam Tạng kinh điển như sau:

a- Trong 84.000 pháp uẩn, Tạng Kinh có 21.000 pháp uẩn, Tạng Luật có 21.000 pháp uẩn, và Tạng Vi diệu pháp có 42.000 pháp uẩn.

Ngày nay, các con số này cũng thấy được trích dẫn trong nhiều tác phẩm Phật học. Đây có phải là con số chính xác và khả tín không? Đã có vị Tăng Ni học giả nào nghiên cứu tường tận để chứng minh các con số này, hay không?

b- Tam Tạng Pāli gồm có một ngàn một trăm tám mươi ba (1.183) tụng phẩm (bhānavāra).

c- Tam Tạng Pāli có số lượng từ là hai trăm chín mươi lăm ngàn bảy trăm năm mươi (295.750).

d- Tam Tạng Pāli có số lượng mẫu tự là chín triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn (9.464.000).

Về Tạng Kinh, ngài liệt kê:

e- Trường Bộ có 34 bài kinh.

f- Trung Bộ có 152 bài kinh.

g- Tương Ưng Bộ có 7.762 bài kinh.

h- Tăng Chi Bộ có 9.557 bài kinh.

Ngoài ra, ngài cũng có đưa ra các con số thống kê về các bộ Chú giải và Sớ giải:

i- Tất cả Chú giải Tam Tạng do luận sư Buddhaghosa giảng giải có số lượng tụng phẩm là một ngàn một trăm sáu mươi ba (1.163).

j- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng từ là hai trăm chín chục ngàn bảy trăm năm mươi (290.750).

k- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng mẫu tự là chín triệu ba trăm lẻ bốn ngàn (9.304.000).

l- Sớ giải của Tam Tạng được giảng giải bởi các vị thầy giáo thọ về sớ giải, có số lượng tụng phẩm là sáu trăm ba hai (632).

m- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng từ là một trăm năm mươi tám ngàn (158.000).

n- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng mẫu tự là năm triệu không trăm năm mươi sáu ngàn (5.056.000).

Các con số về các bài giảng trong Kinh Tạng cũng được đề cập trong quyển Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālīnī), nhưng không nhiều chi tiết.

Ngày nay, các bộ Tam Tạng Pāli, Chú giải và Sớ giải đã được số hóa từ các nguồn Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan, và đã được phổ biến rộng rãi qua dạng đĩa CD-ROM. Chúng tôi không biết đã có những công trình nghiên cứu nào để minh chứng các con số thống kê nêu trên, bằng cách viết các chương trình vi tính để xử lý nguồn số hóa trên CD-ROM, hay không? Theo thiển ý, đó là đề tài rất thú vị và cũng rất quan trọng, rất xứng đáng để cho các vị nghiên cứu sinh Phật học lưu tâm và thực hiện trong các bài luận văn hay luận án tốt nghiệp.

11. Chánh Pháp tồn tại bao lâu?

Trong Chương 10, Tiểu Phẩm, Tạng Luật (Tỳ khưu Indacanda dịch) có đề cập đến việc bà Mahāpajāpati Gotamī đến gặp Đức Phật xin xuất gia tỳ khưu ni, và Ngài chỉ đồng ý cho phép nếu bà thọ nhận Tám Trọng Pháp. Sau đó, Ngài nói với Trưởng lão Ānanda:

- Này Ānanda, nếu nữ nhân không đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, phạm hạnh có thể sẽ được tồn tại lâu dài, Chánh Pháp có thể tồn tại một ngàn năm. Này Ānanda, bởi vì nữ nhân đã xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, giờ đây phạm hạnh sẽ không tồn tại lâu dài, này Ānanda, giờ đây Thánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.

(Sự kiện này cũng được ghi trong bài kinh Mahāpajāpati Gotamī, Tăng chi VIII.51)

Vì thế, ngày nay, 2500 năm sau khi Đức Phật bát-niết-bàn, nhiều người bi quan cho rằng chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp, không ai có thể đạt giác ngộ giải thoát nữa. Tuy nhiên, Chú giải Luật tạng và Chú giải Tăng chi bộ có giải thích: 1000 năm của Chánh Pháp là đề cập đến sự diệt tận các lậu hoặc với sự thành đạt về bốn Tuệ Phân Tích. Từ đó về sau là 1000 năm của sự diệt tận các lậu hoặc do thuần túy tuệ minh sát, 1000 năm của đạo quả Bất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhập Lưu. Như vậy, Chánh Pháp sẽ tồn tại 5000 năm, và sau đó sẽ không còn ai trong cõi người có thể nhập dòng thánh giải thoát. Thêm vào đó, Tỳ khưu Dhammanando (chùa Benchmabophitr, Bangkok) cho biết trong bản Chú giải Trường bộ và Trung bộ có ghi một con số khác: thời kỳ của đạo quả A-la-hán có thể kéo dài đến 4000 năm, rồi sau đó mới từ từ suy tàn.

Dù sao đi nữa, chúng ta cũng nên ghi nhận rằng trong lời giảng cuối cùng cho ngài Subhada trước khi nhập diệt, Đức Phật có tuyên bố khi nào Bát Chánh Đạo được tu tập và truyền giảng một cách đúng đắn thì thế giới nầy không bao giờ trống vắng các đạo quả thánh (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ).

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 16-09-2007

Vai ghi chu ve Kinh dien - Binh Anson
BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU-Times font


Vài ghi chú khi đọc kinh điển

Bình Anson


Dưới đây là vài ghi chú khi đọc tài liệu kinh điển, bao gồm vài thắc mắc thông thường của người học kinh Phật. Các ghi chú này có thể còn thiếu sót, và chúng tôi sẽ sửa chữa, cập nhật theo thời gian.

1. Có 31 hay 32 phần cơ thể?

đây, câu hỏi là: - Khi đề cập đến quán thân, có 31 hay 32 phần trong thân thể? Câu trả lời là tùy theo quan niệm về "não" (hay "óc") có được liệt kê hay không.

(1) Trong quyển Đại Niệm Xứ, ngài Thiền sư Silananda dịch đoạn kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipatthana Sutta, Trường Bộ 22, Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch Việt):

"Lại nữa, này các thầy tỳ khưu, tỳ khưu quán sát trên cơ thể này từ gót chân trở lên và từ đỉnh tóc trở xuống bao bọc bởi da và đầy các loại bất tịnh khác nhau. Trong cơ thể này có:

- Tóc, lông, móng, răng, da (5)
- Thịt, gân, xương, tủy, thận (5)
- Tim, gan, ruột, lá lách, phổi (5)
- Phèo, bao tử, thực phẩm chưa tiêu, phẩn, óc (5)
- Mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ (6)
- Nước mắt, nước mỡ (huyết tương), nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu. (6)"

Như vậy, tổng cộng là 32 phần. Nhưng sau đó, ngài cũng có đề cập là:

... Cần ghi nhận ở đây là trong nhiều bản kinh khi nói đến các bộ phận của cơ thể không đề cập đến "óc" hay "não" nhưng Chú Giải cho rằng óc hay não được nói đến trong Patisambhidamagga. Như vậy kinh nào không đề cập đến não thì ta nên hiểu là não đã được bao gồm trong "tủy".

(2) Giải thích trên cũng phù hợp với bản Anh ngữ của bài kinh, do Hội Burma Tipitaka Association dịch từ bản Pāli-Miến Điện và ấn tống năm 1984 ("Ten Suttas from Digha Nikaya - Long Discourses of the Buddha"). Trong bản Anh ngữ này, chỉ liệt kê 31 phần, còn "não" (brain) thì được in ra trong dấu ngoặc, với ghi chú là "não" không được ghi trong bản Pāli của bài kinh, nhưng được đề cập đến trong bộ Patisambhidamagga (Vô ngại giải đạo).

(3) Trong Thanh Tịnh Đạo, chương VIII.44 về pháp Niệm Thân, Luận sư Buddhaghosa liệt kê 31 phần, và giải thích rằng "não" được bao gồm trong "tủy". Có lẽ Thiền sư Silananda dựa vào đoạn này để có lời giải thích nêu trên. Theo bản dịch của Ni sư Trí Hải:

"... Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, niêm dịch, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". Não được bao gồm trong tủy, nên đây ta chỉ thấy có 31 vật".

Cũng xin ghi nhận ở đây là trong các đoạn kế tiếp giảng về pháp niệm thân, Ngài Buddhaghosa lại dùng cụm từ "32 phần", kể cả "não", để bình luận.

(4) Các bản dịch Anh ngữ khác của Tỳ khưu Nanamoli và Tỳ khưu Bodhi, của Tỳ khưu Nyanasatta, của Tỳ khưu Soma, các đoạn về niệm thân của kinh Niệm Xứ (Trung Bộ 10) và kinh Thân Hành Niệm (Trung Bộ 119), và của Tỳ khưu Thanissaro và Giáo sư M. Walshe về Đại kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22), chỉ liệt kê 31 phần, không có phần "não".

Trong các bài kinh nêu trên, không thấy ghi con số "31 phần" hay "32 phần", chỉ thấy ghi liệt kê các phần của thân mà thôi.

(5) Trong tập Tiểu Tụng (Khuddakapatha), thuộc Tiểu Bộ Kinh, có ghi 32 phần (Dvattimsakara), trong đó "não" là phần cuối cùng:

"Trong thân này có: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, chất nhờn ở khớp, nước tiểu và não trong đầu" (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu).

(6) Trong bộ A-hàm, bản kinh tương đương là kinh Niệm Xứ (Trung A Hàm 98) và kinh Niệm Thân (Trung A Hàm 81), có ghi "não", nhưng chỉ liệt kê 29 phần:

..."Trong thân này của ta có tóc, lông, móng, răng, da dày, da non, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, ruột già, ruột non, lá lách, dạ dày, phân, não và não căn, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, mỡ, tủy, đờm dãi, nước tiểu" (bản dịch của Thượng tọa Tuệ Sỹ).

Bài kinh Nhất Nhập Đạo (Tạp A-hàm, XII) cũng có ghi "não" nhưng chỉ liệt kê 27 phần:

..."Lại quán thân này có lông, tóc, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, mỡ miếng, mỡ nước, ruột, bao tử, tim, gan, tỳ, thận đều quán biết hết, phẩn, tiểu, sanh tạng, thục tạng, nước mắt, đờm dãi, huyết mạch, mỡ, mật, đều nên quán biết, không có gì đáng tham đắm. Như thế, các Tỳ khưu quán thân tự vui thích, trừ bỏ niệm ác, không có sầu lo" (Hòa thượng Thanh Từ và Hòa thượng Thiện Siêu dịch).

(7) Tuy nhiên, theo bản dịch Anh ngữ của bộ Giải Thoát Đạo (Vimuttimagga, The Path of Freedom, Tỳ khưu Ehara, Soma và Kheminda dịch), cũng như các bản dịch Việt ngữ của Thiện Nhựt, Thượng tọa Thích Như Điển và Ni sư Mạn Đà La, dịch từ bản tiếng Hán, danh sách 32 bộ phận trong thân thể có bao gồm phần "não" giống như Thanh Tịnh Đạo, dù rằng có khác thứ tự liệt kê.

2. Có 9 hay 10 hồng danh của Đức Phật?

Hằng ngày, chúng ta thường tụng niệm ân đức Phật: "Itipi so Bhagava Araham Sammasambuddho Vijjacaranasampanno Sugato Lokavidu Anuttaro Purisadammasarathi Satthadevamanussanam Buddho Bhagavati" (Thật vậy, Ðức Thế Tôn có hiệu Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn ).

Câu hỏi ở đây là: - Trong câu niệm đó, có 9 hay 10 danh hiệu Phật? Câu trả lời là tùy chúng ta có thể gộp Vô Thượng Sĩ (Anuttaro) và Điều Ngự Trượng Phu (Purisadammasarathi) thành một danh hiệu hay không.

(1) Trong quyển Kinh Nhựt Hành dành cho cư sĩ, Hòa thượng Hộ Tông tách rời AnuttaroPurisadammasarati là 2 danh hiệu, và vì thế có 10 danh hiệu Phật. Về sau này, các quyển kinh tụng của chùa Kỳ Viên ở Sài Gòn cũng như quyển kinh tụng của chùa Pháp Luân ở Hoa Kỳ có cùng quan điểm đó.

(2) Ngài Buddhaghosa trong quyển Thanh Tịnh Đạo giảng có thể xem AnuttaroPurisadammasarathi là 2 danh hiệu (Chương VII.46 & 47), nhưng cũng có thể gộp lại thành 1 danh hiệu chung là "Anuttaro-purisadammasarathi" (VII.48), với ý nghĩa "là một vị vô thượng có thể điều phục các bậc trượng phu".

(3) Tỳ khưu Hộ Pháp, trong quyển "Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật", giải thích "Anuttaro-purisadammasarathi" là một danh hiệu, và dịch là "Ðức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh", và như thế, Ngài chỉ trình bày 9 ân đức Phật mà thôi.

(4) Trong quyển "Kho Tàng Pháp Học", Chương Chín Pháp, Tỳ khưu Giác Giới đề cập đến 9 ân đức Phật, trong đó Anuttaro-purisadammasarathi là "bậc Vô thượng điều ngự trượng phu", nghĩa là bậc đánh xe vô thượng, khéo điều phục chúng sinh như những hạng bò ngựa, có loài thuần thục, có loài ương ngạnh.

Tuy nhiên, tác giả cũng có chú thích rằng về ân đức Phật, có chỗ ghi là mười hồng danh,vì trong hồng danh Anuttaro purisadammasarathi, nếu tách ra Anuttaro (bậc vô thượng sĩ), và Purisadammasarathi (bậc điều ngự trượng phu) thì trình bày ân đức Phật có 10 hồng danh.

(5) Hầu như tất cả các bản dịch Anh ngữ và các bài pháp Anh ngữ của các vị học giả mà chúng tôi có đọc qua, đều có cùng quan điểm về 9 hồng danh Phật, nghĩa là xem "Anuttaro-purisadammasarathi" là một danh hiệu. Xin đơn cử vài thí dụ:

a- Ngài Nyanatiloka (Sri Lanka), trong quyển Buddhist Dictionary, dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "Unsurpassed leader of men to be trained" (xem mục từ Anussati).

b- Bà I. B. Horner, Hội trưởng Hội Pāli Text Society (Anh quốc), trong bài kinh Dantabhumi Sutta (Kinh Điều Ngự Địa, Trung Bộ 125 ) dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The matchless charioteer of men to be tamed" (xem http://www.accesstoinsight.org).

Trong bản dịch khác của bài kinh trên, Sư cô Upalavanna (Sri Lanka) dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The incomparable tamer of those to be tamed". Giáo sư M. Walshe cũng dịch tương tự như thế trong bài Đại kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ 16).

c- Tỳ khưu Thanissaro (Hoa Kỳ), trong bài kinh Dhajagga Sutta (Tương Ưng XI.3) từ nguồn Pāli-Thái, dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The unexcelled trainer of those who can be tamed" (xem: http://www.accesstoinsight.org).

d- Hòa thượng Piyadassi (Sri Lanka), trong quyển kinh tụng "The Book of Protection" dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The peerless trainer of persons".

e- Tỳ khưu Sayagyi U Kyaw Htut (Miến Điện), trong bài pháp "The Nine Attributes of the Buddha", chỉ đề cập đến 9 hồng danh, dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The Incomparable One in taming those who deserved to be tamed" (xem http://nibbana.com).

Tương tự, Tỳ khưu Aung Thein Nyunt (Miến Điện), trong bài pháp "The Nine Supreme Attributes of the Lord Buddha", dịch Anuttaro-purisadammasarathi là: "The peerless charioteer to tame men" (xem http://nibbana.com).

f- Khi dịch bộ Giải Thoát Đạo (Hán tạng) sang Anh ngữ, quý ngài Tỳ khưu Ehara, Soma, Kheminda gộp chung Vô Thượng sĩ và Điều Ngự Trượng Phu, và dịch là "The matchless guide of men to be tamed".

g- Quan trọng nhất là trong phần cuối của bài kinh Phân biệt Sáu xứ (Salayatana-vibhanga sutta, Trung Bộ 137), cụm từ "Anuttaro-purisadammasarathi" đã được Đức Phật nhắc đến để giảng giải về ba đức tính chánh niệm của một bậc Đạo sư để diễn giảng cho đồ chúng, và nếu được như thế, vị ấy được gọi là vị Vô thượng Ðiều ngự sư, điều phục hạng người đáng được điều phục (theo bản Việt dịch của Hòa thượng Minh Châu). Trong bản Anh ngữ, Tỳ khưu Bodhi dịch là "The incomparable leader of persons to be tamed", và dịch giả có chú thích đây là một trong 9 hồng danh của Đức Phật.

(6) Xin ghi nhận ở đây là trong kinh sách nguồn Hán Tạng, danh hiệu "Như Lai" được thêm vào, thành ra 11 danh hiệu (Từ điển Phật học Hán Việt, Hà Nội, 1994). Do đó, để có 10 danh hiệu thì có sách gộp Vô Thượng Sĩ và Ðiều Ngự Trượng Phu thành một danh hiệu (Ðoàn Trung Còn, Tự điển Phật học), có sách gộp Phật và Thế Tôn thành một danh hiệu, chẳng hạn như trong bộ kinh "Ðại Bát Niết Bàn (Hán tạng)", tập 1, trang 585 (Phẩm Phạm Hạnh), Hòa thượng Trí Tịnh dịch (1996).

Trong bộ A-hàm, bài kinh tương đương với kinh Dantabhumi Sutta là kinh Điều Ngự Địa (Trung A-hàm, 198), trong đó có liệt kê các hồng danh Phật là: "Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu" (bản dịch của Thượng tọa Tuệ Sỹ).

3. Ekayano-maggo: Con đường duy nhất?

Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22), chúng ta thường đọc là:

Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ (Hòa thượng Minh Châu dịch).

Hay:

Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch).

Đây là bài kinh quan trọng, thường được xem là bài kinh cẩm nang cho nhiều hành giả thực hành pháp thiền Minh Quán (Vipassana Bhavana). Các vị thiền sinh đó thường cho rằng pháp hành của mình là "con đường duy nhất" hay "con đường độc nhất" -- nghĩa là không có con đường nào khác -- để chứng ngộ Niết Bàn. Hiểu như thế, từ chữ "ekayano-maggo", có đúng theo tinh thần bài kinh không?

Mặc dù có nhiều dịch giả dùng cụm từ "con đường duy nhất / độc nhất" (the only way, the sole way) để dịch chữ "ekayano-maggo", nhưng cũng có những dịch giả khác không đồng ý như thế.

Giáo sư M. Walshe, dịch giả bản Anh ngữ Trường Bộ (The Long Discourses of the Buddha), dịch chữ ekayano-maggo là "this one way" (đây là một con đường) trong bài Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22).

Trong bản dịch đầu tiên của bài kinh Niệm Xứ (Trung Bộ 10), Tỳ khưu Nanamoli dịch là "a path that goes one way only" (con đường chỉ đi theo một hướng). Tuy nhiên, trong bản hiệu đính, Tỳ khưu Bodhi sửa lại là "the direct path" (con đường trực tiếp, hay con đường thẳng). Các dịch giả này đều cho rằng nếu dịch là "the only way, the sole way" (con đường duy nhất) thì nó có hàm ý là độc nhất, loại trừ các con đường khác, và như thế là không hoàn toàn chính xác (xem "The Middle Length Discourses of the Buddha").

Theo Tỳ khưu Bodhi, Chú giải Trung Bộ bình luận rằng chữ "ekayano-maggo" có thể hiểu như là con đường đơn thuần, không có ngã rẽ; như là con đường mà hành giả phải tiến bước một mình, không bạn bè; và như là con đường đưa đến một mục tiêu, Niết Bàn. Ngài chọn dịch "the direct path" (con đường trực tiếp) với hàm ý để phân biệt Satipatthana với pháp tu tiến qua các tầng thiền-na (jhanas) hoặc qua tứ vô lượng tâm (tứ phạm trú, brahmaviharas). Mặc dù pháp tu tiến này có thể đưa đến Niết Bàn nhưng chúng cũng có thể rẽ qua ngõ khác, trong khi Satipatthana là đưa thẳng đến mục đích tối hậu.

Trong quyển "Satipatthana - The Direct Path to Realization" (Buddhist Publication Society, Sri Lanka, 2003), Tỳ khưu Analayo cũng có quan niệm tương tự, và dịch chữ "ekayano-maggo" là "the direct path" (con đường trực tiếp). Ngài giải thích chữ ekayano-maggo gồm có những từ eka (một), ayana (đi) và maggo (đường), dịch sát nghĩa là "một con đường đi". Truyền thống chú giải thường đề cập đến 5 ý nghĩa của chữ này:

1) Con đường trực tiếp hay con đường thẳng, là vì nó đưa thẳng đến mục tiêu;
2) Con đường phải đi một mình;
3) Con đường vạch ra bởi "Một Đấng" (ám chỉ Đức Phật);
4) Con đường duy nhất trong Đạo Phật; và
5) Con đường đưa đến một mục tiêu (đó là Niết Bàn).

Đa số các dịch giả đều chọn cách dịch thứ tư nêu trên, nhưng Tỳ khưu Analayo chọn cách dịch thứ nhất.

Ngài cho rằng muốn tìm hiểu rõ ràng ý nghĩa của một thuật ngữ Pāli, chúng ta cũng cần xem thuật ngữ đó được dùng trong các bài kinh khác như thế nào, để đối chiếu. Trong Đại kinh Sư tử hống (Maha-sihanada Sutta, Trung Bộ 12), chữ ekayano dùng để chỉ con đường mà một người đi theo sẽ đi thẳng xuống hố, mang ý nghĩa là "thẳng tiến, trực tiếp", không phải là "độc nhất, duy nhất". Trái lại, trong bài kinh Tam Minh (Tevijja Sutta, Trường Bộ 13), khi hai người Bà-la-môn tranh cãi về con đường nào là "con đường duy nhất" để đưa đến sự hòa nhập với Phạm thiên thì lại không thấy dùng chữ "ekayano". Rõ ràng hơn hết là trong câu kệ 274 của kinh Pháp Cú, ý nghĩa "con đường duy nhất" - là Bát Chánh Đạo - đã được nói đến, nhưng chữ "ekayano" lại không thấy xuất hiện. Vì thế, Tỳ khưu Analayo cho rằng cách dịch thứ tư của chữ "ekayano" (con đường duy nhất) là không thích hợp.

Ngoài ra, Giáo sư R. Gethin ("A Buddhist Path to Awakening: A Study of the Bodhi-Pakkhiya Dhamma", Oxford, 2001) có cùng quan điểm dịch chữ "ekayano-maggo" là con đường thẳng tiến (the direct path) trong bài kinh Niệm Xứ, vì ông cho rằng: "căn bản những gì muốn nói ở đoạn này trong bài kinh là bốn pháp quán niệm (satipatthana) biểu trưng cho một con đường trực tiếp và thẳng tiến đến mục đích tối hậu". Tỳ khưu Thanissaro cũng dùng chữ "the direct path" trong bản dịch Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22, xem http://www.accesstoinsight.org) từ bản Pāli-Thái.

Xin ghi nhận ở đây là trong bộ A-hàm thuộc Hán tạng, hai bài kinh tương đương với kinh Satipatthana Sutta là kinh Niệm Xứ (kinh 98, Trung A-hàm) và kinh Nhất Nhập Đạo (Tăng Nhất A-hàm, XII). Trong bài kinh Niệm Xứ của bộ Trung A-hàm, đoạn kinh tương ứng là:

"Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt kêu khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ" (Thượng tọa Tuệ Sỹ dịch).

"Một con đường" là dịch từ chữ "nhất đạo", hoàn toàn không có ý nghĩa "duy nhất, độc nhất", loại trừ các con đường khác.

Đặc biệt hơn nữa, trong kinh Nhất Nhập Đạo thuộc Tăng Nhất A-hàm, bốn niệm xứ chỉ là một lối vào đạo, và "đạo" ở đây là Bát Chánh Đạo:

"Có một lối vào đạo làm trong sạch hạnh của chúng sanh, trừ bỏ sầu lo, không có các não, được đại trí tuệ, thành tựu chứng quả Niết-bàn. Ðó là nên diệt Ngũ cái, tư duy Tứ ý chỉ (Tứ niệm xứ). Thế nào là một lối vào? Nghĩa là chuyên nhất tâm. Ðó là một lối vào. Thế nào là đạo? Nghĩa là con đường tám phẩm của Hiền Thánh: Chánh kiến, Chánh chí (tư duy), Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh phương tiện (tinh tấn), Chánh ngữ, Chánh niệm, Chánh định" (Hòa thượng Thanh Từ và Hòa thượng Thiện Siêu dịch).

Trong bài kinh trên, không thấy đoạn nào nói rằng tứ niệm xứ là "con đường duy nhất".

4. Satipatthana là Niệm Xứ hay Lập Niệm?

Nhân đề cập đến bài kinh Satipatthana Sutta nêu trên, chúng ta thử tìm hiểu thêm: Satipatthana được dịch như thế nào? Chúng ta thường thấy dịch là Niệm Xứ hay Nền Tảng Của Niệm (Foundation of Mindfulness). Ngay cả bài kinh tương đương trong Trung A-hàm (Hán tạng) cũng có tên là Kinh Niệm Xứ.

Có lẽ lối dịch nầy là dựa theo quan niệm xem chữ Satipatthana như là kết hợp của chữ Sati (Niệm)Patthana (Xứ, Nền Tảng). Nhưng cũng có nhiều dịch giả -- như các ngài Tỳ khưu Bodhi, Tỳ khưu Analayo -- không đồng quan điểm, mà cho rằng nên dịch là Sự Thiết Lập Niệm (Establishment of Mindfulness). Quý ngài xem Satipattha như là kết hợp của chữ SatiUpatthana (thiết lập), và như thế, tựa đề sẽ là Kinh Lập NiệmĐại Kinh Lập Niệm. Tỳ khưu Soma trong quyển Con Đường Chánh Niệm (The Way of Mindfulness), dịch là Bài Giảng Về Sự Khơi Dậy Niệm, hay Bài Giảng Về Thẩm Thấu Niệm (the Discourse on the Arousing of Mindfulness, the Discourse on Penetrating Mindfulness).

Tuy nhiên, Tỳ khưu Thanissaro, mặc dù nghiêng theo lối dịch dựa theo sự kết hợp SatiPatthana, công nhận rằng cả hai lối dịch đều chính xác, đều phản ảnh ý nghĩa của bài kinh.

5. Đại kinh hay kinh đại?

Trong kinh tạng, chúng ta thấy có các cặp bài kinh cùng một tựa đề, chỉ khác nhau ở chữ Maha (Đại) và Cula (Tiểu). Thí dụ như hai bài kinh: Cula-sihanada Sutta (Trung Bộ 11) và Maha-sihanada Sutta (Trung Bộ 12). Chúng ta dịch hai tựa đề đó như thế nào? Kinh Tiểu Sư Tử Hống và Kinh Đại Sư Tử Hống? Hay là Tiểu Kinh Sư Tử Hống và Đại Kinh Sư Tử Hống? Ở đây, chữ Tiểu và Đại là bổ nghĩa cho chữ nào? Nếu dịch là Kinh Đại Sư Tử Hống, ta sẽ hiểu như thế nào về cụm từ "Đại Sư Tử Hống"? Là tiếng rống lớn của con sư tử, hay là tiếng rống của con sư tử lớn?

Vì thế, nếu chúng ta hiểu tựa đề của hai bài kinh trên có nghĩa là bài kinh ngắn và bài kinh dài về tiếng rống sư tử, theo thiển ý, tựa đề hai bài đó có thể dịch là Tiểu Kinh Sư Tử Hống và Đại Kinh Sư Tử Hống. Điều này cũng tương đồng với tựa đề của các bản dịch Anh ngữ của Tỳ khưu Bodhi: The Shorter Discourse on the Lion's RoarThe Greater Discourse on the Lion's Roar. Tương tự như thế cho các cặp bài kinh khác:

- Đại Kinh Khổ Uẩn (Maha-dukkhakkhanda Sutta, Trung Bộ 13) và Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cula-dukkhakkhanda Sutta, Trung Bộ 14).

- Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Cula-hatthipadopama Sutta, Trung Bộ 27) và Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Maha-hatthipadopama Sutta, Trung Bộ 28).

- Ðại Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Maha-saropama Sutta, Trung Bộ 29) và Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Cula-saropama Sutta, Trung Bộ 30).

- Tiểu Kinh Về Không (Cula-sunnata Sutta, Trung Bộ 121) và Đại Kinh Về Không (Maha-sunnata Sutta, Trung Bộ 122).

- Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cula-kammavibhanga Sutta, Trung Bộ 135) và Đại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Maha-kammavibhanga Sutta, Trung Bộ 136).

- Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10) và Đại Kinh Niệm Xứ (Maha-satipatthana Sutta, Trường Bộ 22).

- v.v.

Thêm vào đó, tựa bài kinh Maha-parinibbana Sutta (Trường Bộ 16) có lẽ nên dịch là Đại Kinh Bát-niết-bàn, thay vì Kinh Đại Bát-niết-bàn như thường gặp trong nhiều tài liệu kinh sách. Chữ Đại ở đây là bổ nghĩa cho chữ Kinh, Đại Kinh là bài kinh dài. Theo thiển ý, chữ Bát-niết-bàn (phiên âm của parinibbana) tự nó đã đủ nghĩa, không cần có thêm tính từ "Đại".

6. Bát Chánh Đạo: Con Đường Tám Chánh hay Tám Con Đường Chánh?

Một vài tác giả Phật tử, cư sĩ lẫn tu sĩ, thường suy diễn Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh mà Đức Phật có giảng trong bài pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, cho năm anh em Kiều-trần-như sau khi Ngài giác ngộ, đạt đạo quả Chánh Đẳng Giác. Đây là một sự suy diễn sai lầm rất đáng tiếc. Có lẽ các vị tác giả đó đã quen suy diễn theo lối pháp số: Tứ Diệu Đế là bốn sự thật cao sang, Ngũ Uẩn là năm tập hợp, Lục Căn là sáu căn, Thất Giác Chi là bảy chi phần giác ngộ, thì ắt hẳn Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh. Một phần có lẽ là vì chữ Hán, âm sang Hán Việt, không dùng dấu gạch nối để phân biệt rõ ràng "bát-chánh đạo” (đạo bát-chánh, hay con đường tám chánh) với “bát chánh-đạo" (tám chánh-đạo, tám con đường chánh).

Tìm đọc kinh điển, chúng ta sẽ thấy ngay rằng Bát Chánh Đạo là Con Đường Tám Chánh, nghĩa là một con đường có tám phần tử -- hay tám yếu tố -- chân chánh, có sách dùng chữ "Thánh Đạo Tám Ngành", dịch từ chữ Pāli "ariya atthangika maggo". Đây là con đường duy nhất để đưa đến đạo quả giải thoát (Pháp Cú, 273-274), là con đường cổ xưa mà chư Phật đều đi qua trong các thời kỳ trước (Tương Ưng, 12.65).

Cũng xin ghi nhận ở đây là trong tiếng Anh, không thấy có sự lầm lẫn đáng tiếc này. Trong khi Tứ Diệu Đế dịch là "Four Noble Truths" (số nhiều, với "s") thì Bát Chánh Đạo được dịch là "Noble Eightfold Path" (số ít, không có "s").

7. A-tỳ-đàm trong Kinh tạng?

Abhidhamma thường được dịch là Vi diệu pháp, Thắng pháp, Vô tỷ pháp, bắt nguồn từ chữ Dhamma là pháp và Abhi (hay Adhi) là cao siêu, vượt trội, tối thượng, tối thắng. Tàu âm là A-tỳ-đàm. Có quan niệm cho rằng Đức Phật đã giảng giáo lý A-tỳ-đàm và có ghi lại trong Kinh tạng, vì chữ Abhidhamma đã được tìm thấy trong các bài kinh:

- Kinh Phúng Tụng (Sangiti Sutta), Trường Bộ 33.

- Ðại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahagosinga Sutta), Trung Bộ 32.

- Kinh Gulisani (Gulisani Sutta), Trung Bộ 69.

Tuy nhiên, theo ông Maurice Walshe, dịch giả bản Anh ngữ của Trường Bộ, chữ Abhidhamma (pháp tối thượng) trong bài kinh Phúng Tụng là được dùng chung với chữ Abhivinaya (luật tối thượng) để chỉ giáo pháp và giới luật của Ngài, không liên hệ gì đến giáo lý kết tập trong tạng Vi diệu pháp về sau này. Nhận xét nầy cũng áp dụng trong trường hợp bài kinh Gulisani, Trung Bộ. Thêm vào đó, theo Tỳ khưu Bodhi, dịch giả bản Anh ngữ của Trung Bộ, chữ Abhidhamma trong bài Đại Kinh Rừng Sừng Bò có thể hiểu là giáo lý có hệ thống và có phân tích. Theo Từ điển Pali-Anh (Pali-English Dictionary, Pali Text Society), chữ Abhidhamma không tìm thấy trong Tương Ưng và Tăng Chi, và có lẽ chữ này đã được dùng thêm trong giai đoạn cuối của tiến trình triển khai và kết tập bốn tạng kinh chính.

8. Đức Phật giảng Vi diệu pháp ở đâu, khi nào?

Đây là câu hỏi thường gặp khi chúng ta học Vi diệu pháp (Abhidhamma), và có nhiều bình luận về nguồn gốc Vi diệu pháp trong các sách giáo khoa Phật học. Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi, chúng tôi không thấy ghi trong ba tạng giáo điển (Tipitaka, Tam Tạng) về sự kiện Đức Phật giảng Vi diệu pháp ở đâu, trong trường hợp nào. Trong bộ Tiểu Phẩm, Tạng Luật, khi đề cập đến hai kỳ kết tập kinh điển đầu tiên, chỉ thấy ghi các ngài Trưởng lão trùng tuyên Kinh và Luật.

Sự kiện Đức Phật giảng Vi diệu pháp chỉ thấy ghi trong chương đầu tiên của bản Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālīnī), Chú giải Thuyết luận sự (Kathāvatthuppakarana Atthakathā), và trong Chú giải kinh Pháp cú (kệ 181) của Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) với nhiều chi tiết hơn. Trong 3 tháng hạ vào năm thứ 7 sau khi Thành Đạo, Đức Phật lên cõi trời Ba Mươi Ba (Tavatimsa, Đao-lợi) giảng Vi diệu pháp cho chư thiên, trong đó có mẫu hậu Đại Ma-da (Maha Maya) từ cung trời Đâu-suất (Tusita) đến nghe. Mỗi ngày, Ngài trở về địa cầu, nơi thành Sankassa, tóm tắt lại cho tôn giả Xá-lợi-phất. Dựa vào đó, Trưởng lão Xá-lợi-phất giảng rộng ra cho chư Tăng gồm 500 vị tỳ khưu, và về sau, kết tập thành tạng Vi diệu pháp.

Thành Sankassa ngày nay chỉ là một làng nhỏ, còn lại di tích một gò đất, người ta tin rằng đó là nơi Đức Phật trở về địa cầu; và gần đó là một hồ nhỏ, hồ Anotatta (A-nâu-đạt), là nơi Ngài rửa mặt, đánh răng. Ngoài ra, còn có di tích trụ đá và một con voi đá do vua A-dục dựng lên.

9. Cờ Phật giáo có 5 hay 6 màu?

Chúng ta thường nghe nói cờ Phật giáo là cờ ngũ sắc, gồm 5 màu: xanh dương (nila), vàng (pita), đỏ (lohita), trắng (odata), cam (manjesta). Có người bình giải rằng đó là tượng trưng cho ngũ căn và ngũ lực: tín, tấn, niệm, định, huệ. Có đúng thế không?

Thật ra, cờ Phật giáo có 6 màu, 5 màu đầu tiên được liệt kê như trên, và màu thứ sáu là màu sáng chói (prabaswara), do 5 màu kia kết hợp lại. Do đó, cờ có 6 vạch đứng, vạch thứ sáu có 5 phần ngang tượng trưng cho sự kết hợp của 5 màu kia. Cờ nầy do Hội đồng Bảo vệ Phật giáo ở Colombo, Sri Lanka, cùng với ông H.S. Olcott (Phật tử Mỹ), thiết kế và dùng trong dịp lễ Vesakha, vào năm 1885. Về sau, vào năm 1952, lá cờ này được Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WBF, World Buddhist Fellowship) công nhận là lá cờ Phật giáo chung cho cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới. Sáu màu nầy là dựa theo truyền thuyết ghi lại trong quyển Atthasālīnī (Chú giải bộ Pháp tụ), trong tuần lễ thứ tư sau ngày Thành Đạo, Đức Phật ngồi thiền, chiêm nghiệm về Vi diệu pháp, toàn thân Ngài phát hào quang gồm 6 màu nêu trên.

10. Tám vạn bốn ngàn pháp môn?

Trong sách báo Phật giáo, chúng ta thường thấy cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ tính đa dạng, đa phái của đạo Phật. Có nhiều người dùng cụm từ "84 ngàn pháp môn" để chỉ các pháp môn, các truyền thống khác nhau trong đạo Phật, và cho rằng bất kỳ pháp môn nào, bất kỳ truyền thống nào rồi cũng đưa đến mục đích cuối cùng của giác ngộ giải thoát. Đức Phật có giảng dạy như thế không?

Theo sự hiểu biết thô thiển của chúng tôi, trong kinh điển Pāli nguyên thủy không thấy có cụm từ "84 ngàn pháp môn" trong ý nghĩa nêu trên, mà chỉ có một đoạn văn do Trưởng lão Ānanda trả lời ông Moggallāna người chăn bò, khi ông ấy hỏi ngài lời dạy của đức Phật là gì, có tất cả là bao nhiêu pháp. Ngài đáp: "Trong 84 ngàn pháp, chính tôi được nghe đức Phật giảng 82 ngàn, còn 2 ngàn kia là do các vị tỳ khưu khác thuật lại" (Trưởng Lão Tăng Kệ, 1025, Tiểu Bộ).

Xin ghi nhận vài điểm sau đây:

(1) Con số "84.000" hay cụm từ "tám mươi bốn ngàn" hay "tám vạn bốn ngàn" là một thành ngữ thường thấy trong nhiều bài kinh, như: 84.000 đại kiếp, 84.000 năm, 84.000 thị nữ, 84.000 cỗ xe, 84.000 con voi, 84.000 con bò, 84.000 chén bạc, 84.000 thước vải v.v. Đây chỉ là một thành ngữ phổ thông tại Ấn Độ trong thời đó, là cách nói tổng quát để chỉ một số lượng rất lớn, rất nhiều, không phải là một con số chính xác.

(2) Chữ "pháp" (dhamma) trong câu trả lời của ngài Ānanda có nghĩa là gì? Giáo sư K. R. Norman, dịch giả bản dịch Anh ngữ Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), cho biết rằng ngài luận sư Buddhaghosa, trong Chú Giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích "pháp" ở đây được hiểu như là "pháp uẩn" (dhammakhandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.

Trong quyển Saddhammasangaha (Diệu Pháp Yếu Lược) do Trưởng lão Dhammakitti Mahāsāmi soạn ra tại Sri Lanka vào khoảng thế kỷ 13 DL, Ngài có giải thích về "Pháp Uẩn" như sau:

... Thế nào là có tám mươi bốn ngàn phần khi nói về Pháp Uẩn? Bài kinh nào có nhiều chủ đề thì tính nhiều Pháp Uẩn. Như thế, việc tính đếm Pháp Uẩn tức là đề cập đến chủ đề. Trong những phần Kệ (gāthā), mỗi câu hỏi hay chất vấn là một Pháp Uẩn và câu trả lời là một Pháp Uẩn. Trong tạng Vi diệu pháp, mỗi một phần chia chẻ gồm có một nhị đề hoặc tam đề và mỗi một phần chia chẻ theo loại tâm được gọi là một Pháp Uẩn. Trong tạng Luật thì có phần câu chuyện (vatthu), có phần tiêu đề (mātikā), có phần phân tích từ ngữ, có phần phạm tội, có phần không phạm tội, có phần phán xét; trong trường hợp này, cứ mỗi một phần được xem là một Pháp Uẩn. Như thế, khi đề cập đến Pháp Uẩn thì có tám mươi bốn ngàn phần (theo bản Việt dịch của Tỳ khưu Indacanda).

(3) Cũng trong quyển Saddhammasangaha, ngài Dhammakitti Mahāsāmi có đưa ra các con số thống kê về Tam Tạng kinh điển như sau:

a- Trong 84.000 pháp uẩn, Tạng Kinh có 21.000 pháp uẩn, Tạng Luật có 21.000 pháp uẩn, và Tạng Vi diệu pháp có 42.000 pháp uẩn.

Ngày nay, các con số này cũng thấy được trích dẫn trong nhiều tác phẩm Phật học. Đây có phải là con số chính xác và khả tín không? Đã có vị Tăng Ni học giả nào nghiên cứu tường tận để chứng minh các con số này, hay không?

b- Tam Tạng Pāli gồm có một ngàn một trăm tám mươi ba (1.183) tụng phẩm (bhānavāra).

c- Tam Tạng Pāli có số lượng từ là hai trăm chín mươi lăm ngàn bảy trăm năm mươi (295.750).

d- Tam Tạng Pāli có số lượng mẫu tự là chín triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn (9.464.000).

Về Tạng Kinh, ngài liệt kê:

e- Trường Bộ có 34 bài kinh.

f- Trung Bộ có 152 bài kinh.

g- Tương Ưng Bộ có 7.762 bài kinh.

h- Tăng Chi Bộ có 9.557 bài kinh.

Ngoài ra, ngài cũng có đưa ra các con số thống kê về các bộ Chú giải và Sớ giải:

i- Tất cả Chú giải Tam Tạng do luận sư Buddhaghosa giảng giải có số lượng tụng phẩm là một ngàn một trăm sáu mươi ba (1.163).

j- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng từ là hai trăm chín chục ngàn bảy trăm năm mươi (290.750).

k- Tất cả Chú giải Tam Tạng có số lượng mẫu tự là chín triệu ba trăm lẻ bốn ngàn (9.304.000).

l- Sớ giải của Tam Tạng được giảng giải bởi các vị thầy giáo thọ về sớ giải, có số lượng tụng phẩm là sáu trăm ba hai (632).

m- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng từ là một trăm năm mươi tám ngàn (158.000).

n- Sớ giải của Tam Tạng có số lượng mẫu tự là năm triệu không trăm năm mươi sáu ngàn (5.056.000).

Các con số về các bài giảng trong Kinh Tạng cũng được đề cập trong quyển Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālīnī), nhưng không nhiều chi tiết.

Ngày nay, các bộ Tam Tạng Pāli, Chú giải và Sớ giải đã được số hóa từ các nguồn Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan, và đã được phổ biến rộng rãi qua dạng đĩa CD-ROM. Chúng tôi không biết đã có những công trình nghiên cứu nào để minh chứng các con số thống kê nêu trên, bằng cách viết các chương trình vi tính để xử lý nguồn số hóa trên CD-ROM, hay không? Theo thiển ý, đó là đề tài rất thú vị và cũng rất quan trọng, rất xứng đáng để cho các vị nghiên cứu sinh Phật học lưu tâm và thực hiện trong các bài luận văn hay luận án tốt nghiệp.

11. Chánh Pháp tồn tại bao lâu?

Trong Chương 10, Tiểu Phẩm, Tạng Luật (Tỳ khưu Indacanda dịch) có đề cập đến việc bà Mahāpajāpati Gotamī đến gặp Đức Phật xin xuất gia tỳ khưu ni, và Ngài chỉ đồng ý cho phép nếu bà thọ nhận Tám Trọng Pháp. Sau đó, Ngài nói với Trưởng lão Ānanda:

- Này Ānanda, nếu nữ nhân không đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, phạm hạnh có thể sẽ được tồn tại lâu dài, Chánh Pháp có thể tồn tại một ngàn năm. Này Ānanda, bởi vì nữ nhân đã xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này Ānanda, giờ đây phạm hạnh sẽ không tồn tại lâu dài, này Ānanda, giờ đây Thánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.

(Sự kiện này cũng được ghi trong bài kinh Mahāpajāpati Gotamī, Tăng chi VIII.51)

Vì thế, ngày nay, 2500 năm sau khi Đức Phật bát-niết-bàn, nhiều người bi quan cho rằng chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp, không ai có thể đạt giác ngộ giải thoát nữa. Tuy nhiên, Chú giải Luật tạng và Chú giải Tăng chi bộ có giải thích: 1000 năm của Chánh Pháp là đề cập đến sự diệt tận các lậu hoặc với sự thành đạt về bốn Tuệ Phân Tích. Từ đó về sau là 1000 năm của sự diệt tận các lậu hoặc do thuần túy tuệ minh sát, 1000 năm của đạo quả Bất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhất Lai, 1000 năm của đạo quả Nhập Lưu. Như vậy, Chánh Pháp sẽ tồn tại 5000 năm, và sau đó sẽ không còn ai trong cõi người có thể nhập dòng thánh giải thoát. Thêm vào đó, Tỳ khưu Dhammanando (chùa Benchmabophitr, Bangkok) cho biết trong bản Chú giải Trường bộ và Trung bộ có ghi một con số khác: thời kỳ của đạo quả A-la-hán có thể kéo dài đến 4000 năm, rồi sau đó mới từ từ suy tàn.

Dù sao đi nữa, chúng ta cũng nên ghi nhận rằng trong lời giảng cuối cùng cho ngài Subhada trước khi nhập diệt, Đức Phật có tuyên bố khi nào Bát Chánh Đạo được tu tập và truyền giảng một cách đúng đắn thì thế giới nầy không bao giờ trống vắng các đạo quả thánh (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ).

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 16-09-2007