BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tương Ưng 5.48.2
Phân Tích
Tại Savatthi, ... Thế Tôn thuyết:
-- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là tín căn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với các pháp bất thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng, quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ... an trú Thiền thứ hai... an trú Thiền thứ ba... từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Analysis
Setting at Savatthi. The Blessed One addressed the bhikkhus thus:
"Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, and the faculty of wisdom.
"And what, bhikkhus, is the faculty of faith? Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathagata thus: 'The Blessed One is an Arahant, fully enlightened, accomplished in knowledge and conduct, sublime, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.'
"And what, bhikkhus, is the faculty of energy? Here, bhikkhus, the noble disciple dwells with energy aroused for the abandoning of unwholesome states and the acquisition of wholesome states; he is strong, valiant, not shirking the responsibility of cultivating wholesome states. He generates desire for the non-arising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. He generates desire for the arising of unarisen wholesome states; he makes an effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their non-decline, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, exerts his mind, and strives. This is called the faculty of energy.
"And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness? Here, bhikkhus, the noble disciple is mindful, possessing supreme mindfulness and discernment, one who remembers and recollects what was done long ago and said long ago. He dwells contemplating the body in the body ... feelings in feelings ... mind in mind ... mental phenomena in mental phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. This is called the faculty of mindfulness.
"And what, bhikkhus, is the faculty of concentration? Here, bhikkhus, the noble disciple, having made relinquishment the object, gains concentration, gains one-pointedness of mind. Secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters and dwells in the first jhana, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: "He is equanimous, mindful, one who dwells happily." With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, he enters and dwells in the fourth jhana, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. This is called the faculty of concentration.
"And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom? Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering. He understands as it really is: "This is suffering." He understands as it really is: "This is the origin of suffering." He understands as it really is: "This is the cessation of suffering." He understands as it really is: "This is the way leading to the cessation of suffering." This is called the faculty of wisdom.
"These, bhikkhus, are the five faculties."
English translation by Bhikkhu Bodhi