BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Trích Kinh Kinh Phật Thuyết Như Vậy
(Itivuttaka)

Giới thiệu: Trích các bài kinh ngắn, trong Chương Ba Pháp, Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Tiểu Bộ), giảng về các phước nghiệp, thiền quán ba cảm thọ, và ba tùy quán.

Phật Thuyết Như Vậy, Kinh 51

Ba Phước Nghiệp

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này. Thế nào là ba? Phước nghiệp sự do bố thí tác thành, phước nghiệp sự do giới tác thành, và phước nghiệp do sự tu tập tác thành. Này các Tỷ-kheo, có ba phước nghiệp sự này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Hãy để cho người ấy,
Học tập làm công đức,
Hướng dẫn đến tương lai
Ðem lại căn an lạc.
Hãy tu tập bố thí,
Tập sở hành an tịnh,
Và tu tập từ tâm,
Tu xong ba pháp ấy,
Những pháp khởi lạc thọ.
Bậc Hiền trí được sanh,
Tại thế giới an lạc,
Không phiền não hận thù
.

Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

 

Three Grounds for Meritorious Activity

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard:

"There are these three grounds for meritorious activity. Which three? The ground for meritorious activity made of generosity, the ground for meritorious activity made of virtue, and the ground for meritorious activity made of development [meditation]. These are the three grounds for meritorious activity."

Train in acts of merit
that bring long-lasting bliss --
develop generosity,
a life in tune,
a mind of good-will.
Developing these
three things
that bring about bliss,
the wise reappear
in a world of bliss
unalloyed.

Phật Thuyết Như Vậy, Kinh 46

Ba Loại Cảm Thọ

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Ðịnh tĩnh và tỉnh giác,
Chánh niệm đệ tử Phật,
Quán tri các cảm thọ,
Và hiện hữu các thọ.
Tại đấy, tâm được diệt,
Con đường đưa đến diệt,
Tỷ-kheo nhờ diệt thọ,
Không ham muốn, tịch tịnh
.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

 

Three Kinds of Feeling

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard:

"There are these three feelings. Which three? A feeling of pleasure, a feeling of pain, a feeling of neither pleasure nor pain. These are the three feelings."

Centered,
mindful,
alert,
the Awakened One's
disciple
discerns feelings,
how feelings come into play,
where they cease,
& the path to their ending.

With the ending of feelings, a monk
free of want
is totally unbound.

Phật Thuyết Như Vậy, Kinh 47

Chứng Tri Ba Loại Cảm Thọ

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, lạc thọ cần phải được xem như là khổ. Khổ thọ cần phải được xem như là mũi tên. Bất khổ bất lạc thọ cần phải được xem như là vô thường. Vì rằng này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã xem lạc thọ như là khổ, đã xem khổ thọ như là mũi tên, đã xem bất khổ bất lạc thọ như là vô thường, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này gọi là bậc Thánh đã chơn chánh thấy, đã chặt đứt ái, đã giải toả kiết sử đã chơn chánh thắng tri mạn, đã đoạn tận khổ đau.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Ai thấy lạc là khổ,
Thấy khổ là mũi tên,
Thấy bất khổ bất lạc
Thọ ấy là vô thường,
Tỷ-kheo ấy thật sự
Ðã thấy thật chơn chánh,
Chính tại ở nơi đây,
Từ đấy được giải thoát.
Thành tựu được thắng trí,
Bậc ẩn sĩ an tịnh
Chắc chắn đã vượt qua
Các ách nạn trói buộc
.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.

 

Comtemplation on the Three Feelings

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard:

"There are these three feelings. Which three? A feeling of pleasure, a feeling of pain, a feeling of neither pleasure nor pain. A feeling of pleasure should be seen as stressful. A feeling of pain should be seen as an arrow. A feeling of neither pleasure nor pain should be seen as inconstant. When a monk has seen a feeling of pleasure as stressful, a feeling of pain as an arrow, and a feeling of neither pleasure nor pain as inconstant, then he is called a monk who is noble, who has seen rightly, who has cut off craving, destroyed the fetters, and who -- from the right breaking-through of conceit -- has put an end to suffering & stress."

Whoever sees
pleasure as stress,
sees pain as an arrow,
sees peaceful neither-pleasure-nor-pain
as inconstant:
he is a monk
who's seen rightly.
From that he is there set free.
A master of direct knowing,
at peace,
he is a sage
gone beyond bonds.

Phật Thuyết Như Vậy, 80

Ba Tùy Quán

Này các Tỷ-kheo, hãy sống tuỳ quán bất tịnh trên thân, hãy khéo an trú niệm hơi thở vô hơi thở ra, đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm; hãy sống tùy quán vô thường trong tất cả các hành.

Này các Tỷ-kheo, khi sống tùy quán bất tịnh trên thân tham tùy miên đối với tịnh giới được đoạn trừ; khi khéo an trú niệm hơi thở vô hơi thở ra, đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm, thời các tâm hướng ngoại, dự phần vào tổn hại không có; khi sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, thời vô minh trừ diệt, minh được khởi lên.

Quán bất tịnh trên thân,
Niệm thở vô thở ra,
Tịnh chỉ tất cả hành,
Thường nhiệt tâm, chánh kiến,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Ðã thấy rất chơn chánh,
Từ đấy ở nơi đây,
Vị ấy được giải thoát,
Thắng trí được thành tựu,
Lắng dịu thật an tịnh,
Vị ẩn sĩ như vậy,
Chắc vượt khỏi ách nạn
.

 

Three Main Focuses

This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard:

"Remain focused, monks, on the foulness of the body. Have mindfulness of in-&-out breathing well established to the fore within you. Remain focused on the inconstancy of all fabrications.

For one who remains focused on the foulness of the body, the latent tendency to passion for the property of beauty is abandoned. For one who has mindfulness of in-&-out breathing well established to the fore within oneself, annoying external thoughts & inclinations don't exist. For one who remains focused on the inconstancy of all fabrications, ignorance is abandoned, clear knowing arises."

Focusing on foulness
in the body,
mindful
of in & out breathing,
seeing
the stilling of all fabrications
-- ardent
always:
he is a monk
who's seen rightly.
From that he is there set free.
A master of direct knowing,
at peace,
he is a sage
gone beyond bonds.

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

(English translation by Bhikkhu Thanissaro)

 


[Trở về trang Thư Mục]