BuddhaSasana Home Page
This document is written in
Vietnamese, with Unicode Times font
Tương Ưng V.54.8
Như Lai Thiền
Giới thiệu: Ðức Phật tóm tắt pháp hành thiền niệm hơi thở để nhập tám tầng thiền-na, và thực chứng tính vô thường của mọi cảm thọ.
Tương Ưng V.54.8
Ngọn Ðèn
-- Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Và này các Tỷ-kheo, tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra...
"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Ðịnh niệm hơi thở vô, hơi thở ra, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với trú này. Này các Tỷ-kheo, do Ta trú nhiều với trú này, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc; và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi, và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ", thời định niệm hơi thở vô và hơi thở ra này cần phải khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng các niệm, các tư duy của ta được đoạn tận", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ta sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán và nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán và không nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng sau khi từ bỏ cả hai không nhàm chán và nhàm chán, tôi sẽ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ly dục, ly pháp bất thiện, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác,thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ ba", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: Thức là vô biên", tôi có thể chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: Không có vật gì, tôi sẽ chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
Trong khi tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi làm cho sung mãn như vậy, vị ấy cảm giác lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết không hoan duyệt thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy".
Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Khi vị ấy đang cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả mọi cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ trở thành mát lạnh".
Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu, duyên tim, một cây đèn dầu được cháy sáng. Nếu dầu và tim của ngọn đèn ấy đi đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến, thời ngọn đèn sẽ tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân". Khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả những gì được cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ trở thành mát lạnh".
Samyutta Nikaya V.54.8
The Simile of the Lamp
"Bhikkhus, concentration by mindfulness of breathing, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit. And how, bhikkhus, is concentration by mindfulness of breathing developed and cultivated so that it is of great fruit and benefit?
"Here, bhikkhus, a bhikkhu, having gone to the forest or to the foot of a tree or to an empty hut, sits down, folding his legs crosswise, holding his body erect, setting up mindfulness in front of him. Just mindful he breathes in, mindful he breathes out...
He trains thus: 'Contemplating relinquishment, I will breathe in'; he trains thus: 'Contemplating relinquishment, I will breathe out.'
"It is in this way, bhikkhus, that concentration by mindfulness of breathing is developed and cultivated so that it is of great fruit and benefit.
"I too, bhikkhus, before my enlightenment, while I was still a bodhisatta, not yet fully enlightened, generally dwelt in this dwelling. While I generally dwelt in this dwelling, neither my body nor my eyes became fatigued and my mind, by not clinging, was liberated from the taints.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May neither my body nor my eyes become fatigued and may my mind, by not clinging, be liberated from the taints,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May the memories and intentions connected with the household life be abandoned by me,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I dwell perceiving the repulsive in the unrepulsive,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
If a bhikkhu wishes: 'May I dwell perceiving the unrepulsive in the repulsive,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
If a bhikkhu wishes: 'May I dwell perceiving the repulsive in the unrepulsive and the repulsive,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
If a bhikkhu wishes: 'May I dwell perceiving the unrepulsive in the repulsive and the unrepulsive,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
If a bhikkhu wishes: 'Avoiding both the unrepulsive and the repulsive, may I dwell equanimous, mindful and clearly comprehending,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, enter and dwell in the first jhana, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, with the subsiding of thought and examination, enter and dwell in the second jhana, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, with the fading away as well of rapture, dwell equanimous and, mindful and clearly comprehending, may I experience happiness with the body; may I enter and dwell in the third jhana of which the noble ones declare: "He is equanimous, mindful, one who dwells happily,"' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, enter and dwell in the fourth jhana, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, with the complete transcendence of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with non-attention to perceptions of diversity, aware that "space is infinite," enter and dwell in the base of the infinity of space,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, by completely transcending the base of the infinity of space, aware that "consciousness is infinite," enter and dwell in the base of the infinity of consciousness,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, by completely transcending the base of the infinity of consciousness, aware that "there is nothing," enter and dwell in the base of nothingness,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, by completely transcending the base of nothingness, enter and dwell in the base of neither-perception-nor-non-perception,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"Therefore, bhikkhus, if a bhikkhu wishes: 'May I, by completely transcending the base of neither-perception-nor-non-perception, enter and dwell in the cessation of perception and feeling,' this same concentration by mindfulness of breathing should be carefully attended to.
"When, bhikkhus, the concentration by mindfulness of breathing has been developed and cultivated in this way, if he feels a pleasant feeling, he understands: 'It is impermanent'; he understands: 'It is not held to'; he understands: 'It is not delighted in.' If he feels a painful feeling, he understands: 'It is impermanent'; he understands: 'It is not held to'; he understands: 'It is not delighted in.' If he feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, he understands: 'It is impermanent'; he understands: 'It is not held to'; he understands: 'It is not delighted in.'
"If he feels a pleasant feeling, he feels it detached; if he feels a painful feeling, he feels it detached; if he feels a neither-painful-nor-pleasant feeling, he feels it detached.
"When he feels a feeling terminating with the body, he understands: 'I feel a feeling terminating with the body.' When he feels a feeling terminating with life, he understands: 'I feel a feeling terminating with life.' He understands: 'With the breakup of the body, following the exhaustion of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.'
"Just as, bhikkhus, an oil lamp burns in dependence on the oil and the wick, and with the exhaustion of the oil and the wick it is extinguished through lack of fuel, so too, bhikkhus, when a bhikkhu feels a feeling terminating with the body ... terminating with life ... He understands: 'With the breakup of the body, following the exhaustion of life, all that is felt, not being delighted in, will become cool right here.'"
(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)
(English translation by Bikkhu Bodhi)