BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Tương Ưng V.46.6

Căn bản của tu tập

Giới thiệu: Ðức Phật giảng về các căn bản của tu tập: bảy giác chi, bốn niệm xứ, ba thiện hành và hộ trì các căn để không bị tham đắm khi tiếp thọ các trần, để phát khởi tuệ minh và tiến đến giải thoát.

Tương ưng V.46.6

Kundaliya
(Người đeo vòng tai)

Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Ancana, vườn Lộc Uyển.

Rồi du sĩ Kundaliya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, du sĩ Kundaliya bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, tôi sống gần khu vườn, giao du với hội chúng. Sau khi ăn buổi sáng xong, thưa Tôn giả Gotama, như sau là sở hành của tôi. Tôi bộ hành, tôi du hành, từ khóm vườn này qua khóm vườn khác, từ khu vườn này qua khu vườn khác. Tại đấy, tôi thấy một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về lợi ích thoát ly các tranh luận và lợi ích cật vấn. Còn Tôn giả Gotama sống có lợi ích gì?

-- Này Kundaliya, Như Lai có quả lợi ích của minh và giải thoát.

-- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?

-- Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

-- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn?

-- Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

-- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn?

-- Này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

-- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

-- Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

Nhưng này Kundaliya, hộ trì căn tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho ba thiện hành được viên mãn?

Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý không có tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Và khi mắt thấy sắc không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... khéo giải thoát

Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi ý biết pháp khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Và Tỷ-kheo khi ý biết pháp không khả ý, không có tuyệt vọng, tâm không có dao động, ý không có chán nản, tâm không có tức tối. Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.

Này Kundaliya, khi nào Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, đối với sắc khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát... khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... khi ý biết pháp, đối với các pháp khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát. Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.

Và này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn? Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo đoạn tận thân ác hành, tu tập thân thiện hành; đoạn tận khẩu ác hành, tu tập khẩu thiện hành; đoạn tận ý ác hành, tu tập ý thiện hành. Này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.

Và này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, quán thọ trên các thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được viên mãn.

Và này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn? Ở đây, này Kundaliya, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.

Khi được nói vậy, du sĩ Kundaliya bạch Thế Tôn :

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Samyutta Nikaya V.46.6

Kundaliya

On one occasion the Blessed One was dwelling at Saketa in the Deer Park at the Ancana Grove.

Then the wanderer Kundaliya approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

"Master Gotama, I am one who stays around monastic parks and frequents assemblies. After the meal, when I have finished my breakfast, it is my custom to roam and wander from park to park, from garden to garden. There I see some recluses and brahmins engaged in discussion for the benefits of rescuing their own theses in debate and condemning (the theses of others). But what is the benefit that Master Gotama lives for?"

"Kundaliya, the Tathagata lives for the benefit and fruit of true knowledge and liberation."

"But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil true knowledge and liberation?"

"The seven factors of enlightenment, Kundaliya, when developed and cultivated, fulfil true knowledge and liberation."

"But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil the seven factors of enlightenment?"

"The four foundations of mindfulness, Kundaliya, when developed and cultivated, fulfil the seven factors of enlightenment."

"But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil the four foundations of mindfulness?"

"The three kinds of good conduct, Kundaliya, when developed and cultivated, fulfil the four foundations of mindfulness."

"But, Master Gotama, what things, when developed and cultivated, fulfil the three kinds of good conduct?"

"Restraint of the sense faculties, Kundaliya, when developed and cultivated, fulfils the three kinds of good conduct.

"And how, Kundaliya, is restraint of the sense faculties developed and cultivated so that it fulfils the three kinds of good conduct?

Here, Kundaliya, having seen an agreeable form with the eye, a bhikkhu does not long for it, or become excited by it, or generate lust for it. His body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated. But having seen a disagreeable form with the eye, he is not dismayed by it, not daunted, not dejected, without ill will. His body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated.

"Further, Kundaliya, having heard an agreeable sound with the ear ... having smelt an agreeable odour with the nose ... having savoured an agreeable taste with the tongue ... having felt an agreeable tactile object with the body ... having cognized an agreeable mental phenomenon with the mind, a bhikkhu does not long for it ... or generate lust for it. But having cognized a disagreeable mental phenomenon with the mind, he is not dismayed by it, not daunted, not dejected, without ill will. His body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated.

"When, Kundaliya, after he has seen a form with the eye, a bhikkhu's body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated in regard to both agreeable and disagreeable forms; when, after he has heard a sound with the ear ... smelt an odour with the nose ... savoured a taste with the tongue ... felt a tactile object with the body ... cognized a mental phenomenon with the mind, a bhikkhu's body is steady and his mind is steady, inwardly well composed and well liberated in regard to both agreeable and disagreeable mental phenomena, then his restraint of the sense faculties has been developed and cultivated in such a way that it fulfils the three kinds of good conduct.

"And how, Kundaliya, are the three kinds of good conduct developed and cultivated so that they fulfil the four foundations of mindfulness? Here, KKundaliya, having abandoned bodily misconduct, a bhikkhu develops good bodily conduct; having abandoned verbal misconduct, he develops good verbal conduct; having abandoned mental misconduct, he develops good mental conduct. It is in this way that the three kinds of good conduct are developed and cultivated so that they fulfil the four foundations of mindfulness.

"And how, Kundaliya, are the four foundations of mindfulness developed and cultivated so that they fulfil the seven factors of enlightenment? Here, Kundaliya, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending and mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. He dwells contemplating feelings in feelings ... mind in mind ... mental phenomena in mental phenomena, ardent, clearly comprehending and mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. It is in this way that the four foundations of mindfulness are developed and cultivated so that they fulfil the seven factors of enlightenment.

"And how, Kundaliya, are the seven factors of enlightenment developed and cultivated so that they fulfil true knowledge and liberation? Here, Kundaliya, a bhikkhu develops the enlightenment factor of mindfulness, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in relinquishment.... He develops the enlightenment factor of equanimity, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in relinquishment. It is in this way that the seven factors of enlightenment are developed and cultivated so that they fulfil true knowledge and liberation."

When this was said, the wanderer Kundaliya said to the Blessed One: "Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sangha. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone for refuge for life."

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

(English translation by Bikkhu Bodhi)

 


[Trở về trang Thư Mục]