BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Tương Ưng (SN XXXV.204)

Phải Gọi Là Gì?
Kimsuka Sutta

HT. Thích Minh Châu dịch


Ðức Phật giảng về Thiền Chỉ (samatha) và Thiền Quán (vipassana) dùng như "2 vị sứ giả cấp tốc" để đưa hành giả đến Niết Bàn.

 

1. Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), trong vườn Nigrodha.

2. Rồi một Tỷ-Kheo đi đến một Tỷ-Kheo khác, sau khi đến, nói với Tỷ-Kheo ấy:

-- Cho đến như thế nào, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo ấy thanh tịnh?

-- Này Hiền giả, Tỷ-Kheo khi nào như thật rõ biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của sáu xúc xứ; cho đến như vậy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo ấy thanh tịnh.

3. Tỷ-Kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời câu hỏi của Tỷ-Kheo kia, liền đi đến một Tỷ-Kheo khác và nói:

-- Này Hiền giả, cho đến như thế nào, sự thấy của Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh?

-- Này Hiền giả, khi nào Tỷ-Kheo như thật rõ biết sự tập khởi và sự đoạn diệt của năm thủ uẩn; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo ấy thanh tịnh.

4. Tỷ-Kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời của Tỷ-Kheo kia, liền đi đến một Tỷ-Kheo khác nữa và nói:

-- Này Hiền giả, cho đến như thế nào, sự thấy của Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh?

-- Này Hiền giả, khi nào Tỷ-Kheo như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của bốn đại chủng; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo ấy thanh tịnh.

5. Rồi Tỷ-Kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời của Tỷ-Kheo kia, liền đi đến một Tỷ-Kheo khác nữa và nói:

-- Này Hiền giả, cho đến như thế nào, sự thấy của Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh?

-- Này Hiền giả, khi nào Tỷ-Kheo như thật rõ biết rằng, phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy đều phải đoạn diệt; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo ấy khéo thanh tịnh.

6. Rồi Tỷ-Kheo ấy không thỏa mãn với câu trả lời của Tỷ-Kheo kia, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-Kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi đến một Tỷ-Kheo và nói với Tỷ-Kheo ấy: "Cho đến như thế nào, này Hiền giả, sự thấy của vị Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh?" Khi được nói vậy, Tỷ-Kheo ấy nói với con: "Khi nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của sáu xúc xứ; khi ấy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh". Bạch Thế Tôn, con không thỏa mãn câu trả lời của Tỷ-Kheo kia nên đi đến một Tỷ-Kheo khác; sau khi đến, con nói với Tỷ-Kheo ấy: "Cho đến như thế nào, này Hiền giả, sự thấy của một Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh?" Khi được nói như vậy, bạch Thế Tôn, Tỷ-Kheo ấy nói với con: "Khi nào, này Hiền giả, Tỷ-Kheo như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của năm thủ uẩn... như thật tuệ tri sự tập khởi và sự chấm dứt của bốn đại chủng... như thật tuệ tri rằng, phàm có pháp gì được tập khởi, tất cả pháp ấy bị đoạn diệt, cho đến như vậy, này Hiền giả, sự thấy của Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh". Bạch Thế Tôn, con không thỏa mãn câu trả lời của Tỷ-Kheo kia nên đi đến Thế Tôn (và bạch Thế Tôn): "Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, sự thấy của Tỷ-Kheo khéo thanh tịnh?"

(Ðức Thế Tôn dạy)

7. Ví như, này Tỷ-Kheo, một người chưa từng thấy cây kimsuka, người ấy đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka và nói: "Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?" Người ấy đáp như sau: "Này Bạn, cây kimsuka màu đen, như một khúc cây bị cháy". Như vậy, này Tỷ-Kheo, trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Rồi, này Tỷ-Kheo, người ấy không thỏa mãn với câu trả lời của người kia, liền đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka và nói: "Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?" Người kia trả lời: "Này Bạn, cây kimsuka màu đỏ, giống như một đống thịt". Và này Tỷ-Kheo, như vậy trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Rồi, này Tỷ-Kheo, người ấy không thỏa mãn với câu trả lời của người kia, liền đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka, sau khi đến nói với người ấy: "Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?" Người kia trả lời: "Này Bạn, cây kimsuka bị lột vỏ, vỏ bị nứt nẻ ra như cây keo (sirìso)". Này Tỷ-Kheo, trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Rồi, này Tỷ-Kheo, người ấy không thỏa mãn với câu trả lời của người kia, liền đi đến một người khác đã thấy cây kimsuka, sau khi đến nói với người ấy: "Này Bạn, cây kimsuka là thế nào?" Người kia nói như sau: "Này Bạn, cây kimsuka có lá rậm rạp, bóng của nó dài và rậm, như cây bàng". Như vậy, này Tỷ-Kheo, trong thời gian ấy, cây kimsuka đối với người ấy là giống như người kia đã thấy. Cũng vậy, này Tỷ-Kheo, tuy theo sự thấy của Chân nhân ấy khéo thanh tịnh, tùy thuộc theo đấy, họ đã trả lời.

8. Ví như, này Tỷ-Kheo, có ngôi thành của vua ở biên giới được xây dựng với pháo đài kiên cố, với tường và tháp canh kiên cố và có đến sáu cửa thành. Tại đấy có người giữ cửa thành, là bậc thông minh, có kinh nghiệm và có trí, ngăn chận những người không quen biết, cho vào những người quen biết. Từ phương Ðông, hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: "Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?" Người giữ thành ấy nói: "Thưa các Tôn Giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường". Hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục đi theo con đường họ đến. Từ phương Tây, lại có hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: "Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?" Người giữ thành ấy nói: "Thưa các Tôn Giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường". Hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục theo con đường họ đến. Từ phương Nam, lại có hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: "Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?" Người giữ thành ấy nói: "Thưa các Tôn Giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường". Hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục theo con đường họ đến. Từ phương Bắc, lại có hai người sứ giả cấp tốc đi đến, và nói với người giữ cửa thành: "Này Bạn, vị chủ thành trì này ở đâu?" Người giữ thành ấy nói: "Thưa các Tôn Giả, vị ấy đang ngồi giữa ngã tư đường". Hai người sứ giả ấy cấp tốc tuyên bố lời như thật ngữ cho vị chủ ngôi thành, rồi tiếp tục theo con đường họ đến.

9. Này Tỷ-Kheo, Ta nói ví dụ để giải thích ý nghĩa, và đây là ý nghĩa: Ngôi thành, này Tỷ-Kheo, là đồng nghĩa với thân do bốn đại chủng tạo thành này, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, tiêu mòn, tiêu hao, hủy hoại, hủy diệt. Sáu cửa, này Tỷ-Kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Người giữ cửa, này Tỷ-Kheo, là đồng nghĩa với niệm. Hai vị sứ giả cấp tốc, này Tỷ-Kheo, là đồng nghìa với chỉ và quán. Người chủ ngôi thành là đồng nghĩa với thức. Ở giữa tại ngã tư đường là đồng nghĩa với bốn đại chủng: địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới. Lời như thật ngữ, này Tỷ-Kheo, là đồng nghĩa với Niết-bàn. Theo con đường họ đến là đồng nghĩa với con đường Thánh đạo tám ngành: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4 - Chương II (phần 4)
Phẩm IV - Bài VIII (204. Tr. 312)


English version:

Samyutta Nikaya XXXV.204

Kimsuka Sutta
The Riddle Tree

Translated by Bhikkhu Thanissaro

For free distribution only, as a gift of Dhamma


The Buddha explains how tranquillity (samatha) and insight (vipassana) function together as a "swift pair of messengers" to guide the meditator onwards to Nibbana.

 

A certain monk went to another monk and, on arrival, said to him, "To what extent, my friend, is a monk's vision said to be well-purified?"

"When a monk discerns, as it actually is, the origination and passing away of the six media of sensory contact, my friend, it is to that extent that his vision is said to be well-purified."

The first monk, dissatisfied with the other monk's answer to his question, went to still another monk and, on arrival, said to him, "To what extent, my friend, is a monk's vision said to be well-purified?"

"When a monk discerns, as it actually is, the origination and passing away of the five aggregates of clinging/sustenance, my friend, it is to that extent that his vision is said to be well-purified."

The first monk, dissatisfied with this monk's answer to his question, went to still another monk and, on arrival, said to him, "To what extent, my friend, is a monk's vision said to be well-purified?"

"When a monk discerns, as it actually is, the origination and passing away of the four great elements [earth, water, wind, and fire], my friend, it is to that extent that his vision is said to be well-purified."

The first monk, dissatisfied with this monk's answer to his question, went to still another monk and, on arrival, said to him, "To what extent, my friend, is a monk's vision said to be well-purified?"

"When a monk discerns, as it actually is, that whatever is subject to origination is all subject to cessation, my friend, it is to that extent that his vision is said to be well-purified."

The first monk, dissatisfied with this monk's answer to his question, then went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there he [reported to the Blessed One his conversations with the other monks. The Blessed One then said:]

"Monk, it's as if there were a man who had never seen a riddle tree.[1] He would go to another man who had seen one and, on arrival, would say to him, 'What, my good man, is a riddle tree like?"

"The other would say, 'A riddle tree is black, my good man, like a burnt stump.' For at the time he saw it, that's what the riddle tree was like.

"Then the first man, dissatisfied with the other man's answer, went to still another man who had seen a riddle tree and, on arrival, said to him, 'What, my good man, is a riddle tree like?'

"The other would say, 'A riddle tree is red, my good man, like a lump of meat.' For at the time he saw it, that's what the riddle tree was like.

"Then the first man, dissatisfied with this man's answer, went to still another man who had seen a riddle tree and, on arrival, said to him, 'What, my good man, is a riddle tree like?'

"The other would say, 'A riddle tree is stripped of its bark, my good man, and has burst pods, like an acacia tree.' For at the time he saw it, that's what the riddle tree was like.

"Then the first man, dissatisfied with this man's answer, went to still another man who had seen a riddle tree and, on arrival, said to him, 'What, my good man, is a riddle tree like?'

"The other would say, 'A riddle tree has thick foliage, my good man, and gives a dense shade, like a banyan.' For at the time he saw it, that's what the riddle tree was like.

"In the same way, monk, however those intelligent men of integrity were focused when their vision became well purified is the way in which they answered.

"Suppose, monk, that there were a royal frontier fortress with strong walls and ramparts and six gates. In it would be a wise, experienced, intelligent gatekeeper to keep out those he didn't know and to let in those he did. A swift pair of messengers, coming from the east, would say to the gatekeeper, 'Where, my good man, is the commander of this fortress?' He would say, 'There he is, sirs, sitting in the central square.' The swift pair of messengers, delivering their accurate report to the commander of the fortress, would then go back by the route by which they had come. Then a swift pair of messengers, coming from the west...the north...the south, would say to the gatekeeper, 'Where, my good man, is the commander of this fortress?' He would say, 'There he is, sirs, sitting in the central square.' The swift pair of messengers, delivering their accurate report to the commander of the fortress, would then go back by the route by which they had come.

"I have given you this simile, monk, to convey a message. The message is this: The fortress stands for this body -- composed of four elements, born of mother and father, nourished with rice and barley gruel, subject to constant rubbing and abrasion, to breaking and falling apart. The six gates stand for the six internal sense media. The gatekeeper stands for mindfulness. The swift pair of messengers stands for tranquillity (samatha) and insight (vipassana). The commander of the fortress stands for consciousness. The central square stands for the four great elements: the earth-property, the liquid-property, the fire-property, and the wind-property. The accurate report stands for Unbinding (nibbana). The route by which they had come stands for the noble eightfold path: right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration."

Note:

[1]. Kimsuka tree: Literally, a "what's it" tree -- apparently Butea frondosa, the flame of the forest. It is often the subject of riddles in lands where it grows because its seasonal changes -- e.g., losing all its leaves just before its striking red flowers bloom -- are so vivid and unusual.


Source: Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/canon/samyutta/sn35-204.html
(Wed 24 June 1998)


[Trở về trang Thư Mục]