BuddhaSasana
Home Page
This document is
written in Vietnamese, with Unicode Times font
Tăng Chi Bộ Kinh (AN VIII - 6)
Tùy Chuyển Thế Giới
(Lokavipatti Sutta)HT. Thích Minh Châu dịch
Bài kinh giảng về tám pháp thế gian (còn gọi là Bát Phong): Ðức Phật giảng về sự khác biệt giữa một phàm nhân và một người đã giác ngộ, về cách ứng xử đối với những thuận cảnh và nghịch cảnh tất nhiên của cuộc đời.
-oOo-
1. - Tám thế gian pháp này, này các Tỷ-Kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?
2. - Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, chỉ trích và tán thán, an lạc và đau khổ.
Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-Kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.
3. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc, đau khổ. Với vị Thánh đệ tử nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, cũng sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc, đau khổ.
Ở đây, này các Tỷ-Kheo, có thù đặc gì, có sai khác gì giữa vị Thánh có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng cho ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-Kheo sẽ thọ trì.
-- Văy này các Tỷ-Kheo, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-Kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
4. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy không có suy tư: "Lợi dưỡng khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại." Vị ấy không như thật rõ biết... khởi lên không lợi dưỡng...khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên khổ đau. Vị ấy không có suy tư: "Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy là vô thường, khổ, biến hoại". Vị ấy không như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy và an trú, tán thán xâm nhập tâm của người ấy và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau khổ xâm nhập tâm của người ấy và an trú. Người ấy thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và nghịch ứng với không lợi dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên, và nghịch ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi lên, nghịch ứng với chỉ trích; thuận ứng với an lạc được khởi lên, nghịch ứng với đau khổ. Người ấy đầy đủ với thuận ứng nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng người ấy không thoát khỏi khổ.
5. - Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy suy tư như sau: "Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta. Lợi dưỡng ấy là vô thường, đau khổ, bị biến hoại..." Vị ấy như thật rõ biết... khởi lên không lợi dưỡng...khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên khổ đau. Vị ấy suy tư như sau: "Ðau khổ này khởi lên nơi ta, đau khổ ấy là vô thường, khổ đau, biến hoại". Vị ấy như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng này không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không lợi dưỡng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, danh vọng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không danh vọng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, chỉ trích không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, tán thán không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, an lạc không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, đau khổ không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú. Vị ấy không thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và không nghịch ứng với không lợi dưỡng; không thuận ứng với danh vọng được khởi lên, và không nghịch ứng với không danh vọng; không thuận ứng với tán thán được khởi lên, không nghịch ứng với chỉ trích; không thuận ứng với an lạc được khởi lên, không nghịch ứng với đau khổ. Vị ấy, do đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, nên giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng người ấy giải thoát đau khổ.
Ðây là đặc thù, này các Tỷ-Kheo, đây là thù thắng, đây là sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.
Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng,
Chỉ trích và tán thán,
An lạc và đau khổ,
Những pháp này vô thường,
Không thường hằng, biến diệt,Biết đúng, giữ chánh niệm,
Bậc trí quán biến diệt.
Pháp khả ái, không động,
Không khả ái, không sân,
Các pháp thuận hay nghịch,
Ðược tiêu tan không còn.Sau khi biết con đường,
Không trần cấu, không sầu,
Chơn chánh biết sanh hữu,
Ði đến bờ bên kia.Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 3
Chương VIII -Phẩm I - Bài 6 - tr.498
English version:
Anguttara Nikaya VIII.6
Lokavipatti Sutta
The Failings of the WorldTranslated by Bhikkhu Thanissaro
For free distribution only, as a gift of Dhamma
The Eight Worldly Conditions: The Buddha explains the difference between an ordinary person and an Awakened one, in terms of their response to the inevitable ups and downs of life.
-oOo-
"Monks, these eight worldly conditions spin after the world, and the world spins after these eight worldly conditions. Which eight? Gain, loss, status, disgrace, censure, praise, pleasure, and pain. These are the eight worldly conditions that spin after the world, and the world spins after these eight worldly conditions.
"For an uninstructed run-of-the-mill person there arise gain, loss, status, disgrace, censure, praise, pleasure, and pain. For a well-instructed noble disciple there also arise gain, loss, status, disgrace, censure, praise, pleasure, and pain. So what difference, what distinction, what distinguishing factor is there between the well-instructed noble disciple and the uninstructed run-of-the-mill person?"
"For us, lord, the teachings have the Blessed One as their root, their guide, and their refuge. It would be good if the Blessed One himself would explicate the meaning of this statement. Having heard it from the Blessed One, the monks will remember it."
"In that case, monks, listen and pay close attention. I will speak."
"As you say, lord," the monks responded.
The Blessed One said, "Gain arises for an uninstructed run-of-the-mill person. He does not reflect, 'Gain has arisen for me. It is inconstant, stressful, and subject to change.' He does not discern it as it actually is.
"Loss arises... Status arises... Disgrace arises... Censure arises... Praise arises... Pleasure arises...
"Pain arises. He does not reflect, 'Pain has arisen for me. It is inconstant, stressful, and subject to change.' He does not discern it as it actually is.
"His mind remains consumed with the gain. His mind remains consumed with the loss... with the status... the disgrace... the censure... the praise... the pleasure. His mind remains consumed with the pain.
"He welcomes the arisen gain and rebels against the arisen loss. He welcomes the arisen status and rebels against the arisen disgrace. He welcomes the arisen praise and rebels against the arisen censure. He welcomes the arisen pleasure and rebels against the arisen pain. As he is thus engaged in welcoming and rebelling, he is not released from birth, aging, or death; from sorrows, lamentations, pains, distresses, or despairs. He is not released, I tell you, from suffering and stress.
"Now, gain arises for a well-instructed noble disciple. He reflects, 'Gain has arisen for me. It is inconstant, stressful, and subject to change.' He discerns it as it actually is.
"Loss arises... Status arises... Disgrace arises... Censure arises... raise arises... Pleasure arises...
"Pain arises. He reflects, 'Pain has arisen for me. It is inconstant, stressful, and subject to change.' He discerns it as it actually is.
"His mind does not remain consumed with the gain. His mind does not remain consumed with the loss...with the status... the disgrace... the censure... the praise... the pleasure. His mind does not remain consumed with the pain.
"He does not welcome the arisen gain, or rebel against the arisen loss. He does not welcome the arisen status, or rebel against the arisen disgrace. He does not welcome the arisen praise, or rebel against the arisen censure. He does not welcome the arisen pleasure, or rebel against the arisen pain. As he thus abandons welcoming and rebelling, he is released from birth, aging, and death; from sorrows, lamentations, pains, distresses, and despairs. He is released, I tell you, from suffering and stress.
"This is the difference, this the distinction, this the distinguishing factor between the well-instructed noble disciple and the uninstructed run-of-the-mill person."
Gain/loss,
status/disgrace,
censure/praise, pleasure/pain:
these conditions among human beings
are inconstant,
impermanent,
subject to change.Knowing this, the wise person, mindful,
ponders these changing conditions.
Desirable things don't charm the mind,
undesirable ones bring no resistance.His welcoming
and rebelling are scattered,
gone to their end,
do not exist.
Knowing the dustless, sorrowless state,
he discerns rightly,
has gone, beyond becoming,
to the Further Shore.
Source: Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/canon/anguttara/an8-6.html
( Wed 24 June 1998)