BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Thích Viên Giác dịch

Trường Cơ bản Phật học Long An, 1995


 

Chương mở đầu:

Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma".

Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả. Mỗi khi có những thầy Tý Kheo nào nêu lên những điều chưa rõ, cầu Phật chỉ giáo, Ðức Thế Tôn giảng giải làm cho tất cả đếu được khai ngộ, chấp tay cung kính theo lời Phật dạy.

Chương 1: Từ giã cha mẹ đi xuất gia học Ðạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn, thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán.

Vị chứng quả A La Hán có thể phi hành, biến hoá, kéo dài mạng sống, ở đời động cả trời đất. Thứ đến là quả A Na Hàm. Vị chứng A Na Hàm, khi tuổi thọ hết, thần thức sẽ sinh lên cõi trời thứ 19 thì chứng quả A La Hán. Thứ đến là quả Tư Ðà Hàm, người chứng quả Tư Ðà Hàm, một lần sanh lên cõi trời, một lần sanh xuống cõi người thì chứng quả A La Hán. Kế đến là quả Tu Ðà Hoàn. Người chứng quả Tu Ðà Hoàn phải 7 lần sanh, 7 lần tử mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người đã đoạn tận ái dục, như tay chân bị chặt không thể sử dụng trở lại được.

Chương 2: Ðức Phật dạy rằng: "Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chổ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Ðạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các thành vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Ðạo".

Chương 3: Ðức Phật dạy: "Cạo bỏ râu tóc để trở thành vị Sa môn, lãnh thọ giáo pháp của Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bửa, dưới gốc cây ở một đêm, cẩn thận không trở lại lần thứ hai. Ðiều làm cho người ta ngu muội là ái dục."

Chương 4: Ðức Phật dạy: "Chúng sanh lấy 10 việc làm điều thiện, cũng lấy 10 việc làm điều ác. Mười việc ấy là gì? Thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là: giết hại, trộm cắp, dâm dục. Lưỡi có 4 là: nói hai lưỡi, nói độc ác, nói dối trá, nói hoa mỹ. Ý có 3 là: tật đố, sân hận, ngu si. Mười điều ấy không phù hợp với con đường của bậc Thánh, gọi là hành vi ác. Nếu mười điều ác nấy được đình chỉ thì gọi là 10 điều thiện vậy".

Chương 5: Ðức Phật dạy: "Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tạo tội ấy, thì tội lỗi càng chồng chất vào thân như nước chảy về biển, dần dần trở nên sâu rộng. Nếu người có tội mà tự nhận biết tội, bỏ ác làm lành thì tội lỗi tự diệt, như bệnh được đổ mồ hôi, dần dần sẽ khỏi bệnh".

Chương 6: Ðức Phật dạy rằng: "Người ác nghe nói ai làm điều thiện thì đến để phá hoại. Khi gặp người như vậy, các ông phải tự chủ, đừng có tức giận trách móc. Bởi vì, kẻ nào mang điều ác đến thì họ sẽ lãnh thọ điều ác đó".

Chương 7: Ðức Phật dạy: "Có người nghe ta giữ đạo, thực hành tâm đại nhân từ, nên đến mắng ta; ta im lặng không phản ứng. Người kia mắng xong, ta liền hỏi: 'Ông đem lễ vật biếu người khác, người kia không nhận thì lễ vật ấy trở về với ông không?'. Ðáp: 'Về chứ''. Ta bảo: 'Nay ông mắng ta, ta không nhận thì tự ông rước họa vào thân, giống như vạng theo tiếng, bóng theo hình, rốt cuộc không rời nhau được.' Vậy, hãy cẩn thận, đừng làm điều ác".

Chương 8: Ðức Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền giống như ngước mặt lên trời mà nhổ nước miếng rơi xuống mặt mình. Ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người khác, trở lại dơ thân mình. Người hiền không thể hại mà còn bị họa diệt thân".

Chương 9: Ðức Phật dạy: "Học rộng, nghe nhiều, mến đạo thì đạo khó gặp. Thủ chí hành đạo thì đạo rất lớn".

Chương 10: Ðức Phật dạy rằng: "Thấy người thực hành bố thí, hoan hỉ giúp đỡ thì được phước rất lớn".

Có vị Sa môn hỏi Phật: "Phước này có hết không?" Phật đáp: "Ví như lửa của ngọn đuốc, vài trăm ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay để thắp sáng, lửa ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hổ trợ cho người thực hành bố thí cũng vậy".

Chương 11: "Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn. Cho một mười vạn vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn. Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn. Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".

Chương 12: Ðức Phật dạy: "Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó - Giàu sang học đạo là khó - Bỏ thân mạng quyết chết là khó - Thấy được kinh Phật là khó - Sanh vào thời có Phật là khó - Nhẫn sắc nhẫn dục là khó - Thấy tốt không cầu là khó - Bị nhục không tức là khó - Có thế lực không dựa là khó - Gặp việc vô tâm là khó - Học rộng nghiên cứu sâu là khó - Diệt trừ ngã mạn là khó - Không khinh người chưa học là khó - Thực hành tâm bình đẳng là khó - Không nói chuyện phải, trái là khó - Gặp được thiện tri thức là khó - Thấy tánh học đạo là khó - Tùy duyên hóa độ người là khó - Thấy cảnh tâm bất động là khó - Khéo biết phương tiện là khó".

Chương 13: Có vị Sa Môn hỏi Phật: "Do nguyên nhân gì mà biết được đời trước và đạt được sự cao tột của Ðạo?" Ðức Phật dạy: "Ðoạn trừ tham dục, lòng không mong cầu thì sẽ có khả năng biết được đời trước. Thanh tịnh tâm tư, giữ vững ý chí thì có thể đạt được chỗ cao tột của Ðạo, như lau gương hết bụi thì ánh sáng hiển lộ".

Chương 14: Có vị Sa môn hỏi Phật: "Ðiều gì là thiện? Ðiều gì là lớn?". Ðức Phật dạy: "Thực hành chánh đạo, giữ sự chân thật là thiện. Chí nguyện hợp với Ðạo là lớn".

Chương 15: Có vị Sa môn hỏi Ðức Phật: "Ðiều gì là mạnh nhất? Ðiều gì là sáng nhất?". Ðức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Người nhẫn nhục không làm điều ác, được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, vì tất cả mọi vật trong mười phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất, cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất Thiết Trí, như vậy được gọi là sáng nhất".

Chương 16: Ðức Phật dạy: "Người giữ ái dục ở trong lòng thì không thấy được Ðạo. Thí dụ như nước trong mà lấy tay khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người đó vì ái dục khuấy động mà trong tâm ô nhiễm nổi lên, nên không thấy được Ðạo. Các thầy Sa môn cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, có thể thấy Ðạo được".

Chương 17: Ðức Phật dạy: "Người thấy được Ðạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng. Người học đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn trí huệ".

Chương 18: Ðức Phật dạy: "Pháp của ta là Niệm mà không còn chủ thể niệm và đối tượng niệm, Làm mà không cón chủ thể làm và đối tượng làm, Nói mà không có chủ thể nói và đối tượng nói, Tu mà không còn chủ thể tu và đối tượng tu. Người hiểu biết thì rất gần, kẻ mê thì rất xa. Ðứt đường ngôn ngữ, không vật nào ràng buộc. Sai chỉ một hào ly là mất tức khắc".

Chương 19: Ðức Phật dạy: "Quán trời đất nghĩ là vô thường, quán thế giới nghĩ là vô thường, quán linh giác tức là Bồ Ðề. Hiểu biết như vậy thì chóng đắc đạo".

Chương 20: Ðức Phật dạy: "Phải biết rằng bốn đại ở trong thân thể, mỗi đại có một cái tên (Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong - Ðất, Nước, Gió, Lửa) đều là không có Ngã, cái Ngã đã không có, thì cái Có chỉ như ảo hóa mà thôi".

Chương 21: Ðức Phật dạy: "Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi danh tiếng vừa nổi, thì thân đã mất rồi. Ham muốn cái danh tiếng thường tình mà không lo học đạo chỉ uổng công mệt sức mà thôi. Giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm, thì cây hương đã tàn rồi. Lửa (tham danh tiếng) tác hại thân còn di lụy về sau".

Chương 22: Ðức Phật dạy: "Tiền tài và sắc đẹp đối với con người rất khó buông xả. (Tiền tài và sắc đẹp ấy) Giống như chút mật trên lưởi dao, không đủ cho bửa ăn ngon, thế mà kẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi".

Chương 23: Ðức Phật dạy: "Người bị vợ con, nhà cửa ràng buộc còn hơn là lao ngục. Lao ngục có kỳ hạn được phóng thích còn đối với vợ con không có ý tưởng xa rời. Khi đã đam mê sắc đẹp, đâu có sợ gì cho dù tai họa nơi miệng cọp, lòng vẫn cam chịu, tự đắm mình vào chốn bùn lầy. Vì vậy nên gọi là phàm phu. Nếu ai thấu rõ lẽ này sẽ là kẻ xuất trần A La Hán".

Chương 24: Ðức Phật dạy: "Trong các thứ ái dục, không gì bằng sắc dục. Sự tham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập theo đạo".

Chương 25: Ðức Phật dạy: "Người đam mê ái dục giống như người cầm đuốc đi ngược gió, chắc chắn sẽ bị tai họa cháy tay".

Chương 26: Thiên thần dâng cho Ðức Phật một ngọc nữ với ý đồ phá hoại tâm ý của Phật. Phật bảo: "Túi da ô uế, người đến đây làm gì? Ði đi, ta không dùng đâu". Thiên thần càng thêm kính trọng, do đó mà hỏi về ý của Ðạo. Ðức Phật vì ông mà giảng pháp. Ông nghe xong, đắc quả Tu Ðà Hoàn.

Chương 27: Ðức Phật dạy: "Người thực hành theo Ðạo như khúc gỗ trên mặt nước trôi theo dòng nước. Nếu không bị người ta vớt, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước xoáy làm cho dừng lại và không bị hư nát, ta bảo đảm rằng khúc cây ấy sẽ ra đến biển. Người học đạo nếu không bị tình dục mê hoặc, không bị tà kiến làm rối loạn, tinh tấn tu tập đạo giải thoát, ta bảo đảm người nầy sẽ đắc đạo".

Chương 28: Ðức Phật dạy: "Phải thận trọng đừng chủ quan với tâm ý của ông. Tâm ý của ông không thể tin được, (vì vậy) hãy thận trọng đừng gần nữ sắc. Gần gũi với nữ sắc thì tai họa phát sinh. Khi nào chứng quả A La Hán rồi mới có thể tin vào tâm ý của ông".

Chương 29: Ðức Phật dạy: "Phải thận trọng đừng nên nhìn ngắm nữ sắc, cũng đừng nói chuyện với nữ nhân. Nếu (bắt buộc) phải nói chuyện với họ thì phải giữ tâm chánh trực và suy nghĩ rằng: "Ta làm Sa môn sống giữa cuộc đời ô nhiễm, phải như hoa sen không bị bùn làm ô nhiễm. Nghĩ rằng người (nữ) già như mẹ, người (nữ) lớn tuổi (hơn mình) như chị, người (nữ) nhỏ (hơn mình) như em gái, đứa bé (gái) như con, sinh khởi tâm cứu độ họ được giãi thoát. Như vậy liền diệt được ý niệm xấu đối với nữ nhân".

Chương 30: Ðức Phật dạy: "Là người tu hành phải coi mình giống như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học đạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa".

Chương 31: Ðức Phật dạy: "Có người lo lắng vì lòng dâm dục không dứt nên muốn đoạn âm". Phật dạy rằng: "Ðoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngưng, tâm tà không ngưng thì đoạn âm có ích gì?". Phật vì ông mà nói kệ:

"Dục sinh từ nơi ý.
Ý do tư tưởng sanh,
Hai tâm đều tịch lặng,
Không mê sắc cũng không hành dâm".

Phật dạy: "Bài kệ này do Ðức Phật Ca Diếp nói".

Chương 32: Ðức Phật dạy: "Con người do ái dục mà sinh sầu ưu, do sầu ưu mà sinh sợ hãi. Nếu thoát ly ái dục, thì có gì mà sầu ưu, có gì mà sợ hãi ?"

Chương 33: Ðức Phật dạy: "Người tu hành theo đạo như một người chiến đấu với vạn người. Mặc áo giáp ra cửa, tâm ý hoặc khiếp nhược, hoặc đi nửa đường thối lui, hoặc chiến đấu đến chết, hoặc đắc thắng mà về. Người Sa môn học đạo (cũng vậy) phải có ý chí kiên cường, dũng mãnh tiến lên, không sợ cảnh tượng trước mặt (làm chướng ngại), phá tan các loài ma để đắc đạo thành đạo quả".

Chương 34: Có một thầy Sa môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Ðức Phật Ca Diếp, tiếng ông ấy buồn bã, như tiếc nuối thối lui. Ðức Phật mới hỏi: "Xưa kia, khi ở nhà ông thường làm nghề gì?". Ðáp rằng: "Thích chơi đàn cầm". Ðức Phật hỏi: "Khi dây đàn chùng thì sao?". Ðáp rằng: "Không kêu được". Hỏi: "Giây đàn căng quá thì sao?". Ðáp rằng: "Tiếng bị mất". Hỏi: "Không căng không chùng thì sao?". Ðáp: "Các âm thanh đầy đủ".

Ðức Phật dạy: "Người Sa môn học đạo cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới có thể đắc Ðạo. Ðối với sự tu đạo mà căng thẳng quá làm cho thân mệt mõi, khi thân mệt mõi thì tâm ý sẽ sinh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui, thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnh và an lạc, đạo mới không mất được".

Chương 35: Ðức Phật dạy: "Như người luyện sắt gạn lọc phần cặn bã còn lại sắt tinh luyện, chế tạo đồ dùng một cách tinh xảo. Người học đạo phải loại bỏ tâm ý ô nhiễm đi thì công hạnh trở nên thanh tịnh".

Chương 36: Ðức Phật dạy: "Kẻ rời bỏ ác đạo được làm con người là khó. Làm con người rồi mà tránh được thân nữ, làm được thân nam là khó. Làm được thân nam rồi mà sáu giác quan đầy đủ là khó. Sáu giác quan đủ rồi mà được sinh sống ở nơi văn minh là khó. Sinh sống ở nơi văn minh rồi mà được gặp Phật ở đời là khó. Ðã gặp thời Phật rồi mà được gặp Phật Pháp là khó. Gặp được Phật Pháp rồi mà khởi được niềm tin là khó. Khởi được niềm tin rồi mà phát tâm Bồ Ðề là khó. Phát tâm Bồ Ðề rồi mà đạt đến chổ vô tu vô chứng là khó".

Chương 37: Ðức Phật dạy: "Ðệ tử của ta tuy ở xa ta vài nghìn dặm, luôn nghĩ đến giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ở gần bên ta, tuy thường gặp mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng vẫn không chứng được đạo".

Chương 38: Ðức Phật hỏi một vị Sa môn: "Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?". Ðáp rằng: "Trong vài ngày". Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo".

Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Ðáp: "Khoảng một bữa ăn". Phật nói: "Ông chưa hiểu đạo".

Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác nữa: "Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?". Ðáp: "Khoảng một hơi thở". Phật khen: "Hay lắm! Ông là người hiểu Ðạo".

Chương 39: Ðức Phật dạy: "Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ như ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy" (đều có vị ngọt giải thoát).

Chương 40: Ðức Phật dạy: "Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (theo hình thức bên ngoài)".

Chương 41: Ðức Phật dạy: "Người hành đạo giống như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, mệt lắm mà không dám nhìn hai bên, ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ ngơi. Người Sa môn phải luôn quán chiếu tình dục còn hơn bùn lầy, một lòng nhớ đạo mới có thể khỏi bị khổ vậy".

Chương 42: Ðức Phật dạy: "Ta xem địa vị vương hầu như bụi qua kẻ hở, xem vàng ngọc quý giá như ngói gạch, xem y phục tơ lụa như giẽ rách, xem đại thiên thế giới như một hạt cải, xem nước ao A nậu như dầu thoa chân, xem cửa phương tiện như các vật quý giá hoá hiện, xem pháp vô thượng thừa như mộng thấy vàng bạc lụa là, xem Phật đạo như hoa đốm trước mắt, xem thiền định như núi Tu di, xem Niết bàn như ngày đêm đều thức, xem phải trái như sáu con rồng múa, xem pháp bình đẳng như nhất chơn địa, xem sự thịnh suy như cây cỏ bốn mùa".

Thích Viên Giác dịch
Trường Cơ bản Phật học Long An, 1995


1. Chân thành cám ơn anh Tiểu Ðăng, 1slight@fishnet.net , đã có thiện tâm giúp đánh máy lại bản kinh nầy (trích từ diễn đàn vn-buddhism@saigon.com , tháng 11-1997)

2. Kinh Tứ Thập Nhị Chương là bản kinh Phật giáo đầu tiên được dịch sang tiếng Hán. Bản dịch thông dụng nhất hiện nay được nhiều người cho là do ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan dịch trong thời vua Minh Ðế nhà Hậu Hán. Ðây không phải là bản kinh thuần túy ghi lại một bài giảng của Ðức Phật, mà chỉ là một tuyển tập, trích dịch ngắn gọn các lời dạy của Ðức Phật từ nhiều bản kinh Phạn ngữ khác nhau, không biết nguồn gốc xuất xứ. Theo thầy Thích Nhất Hạnh (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, Quyển 1, Chương 2), trải qua nhiều đời lưu truyền, nội dung và văn thể bản kinh nầy có nhiều thay đổi, các tư tưởng mới trong Thiền tông Ðại thừa Trung Hoa đã được pha trộn thêm vào trong bản kinh nguyên thủy đầu tiên (chẳng hạn như các quan niệm về "vô niệm, kiến tánh học đạo, vô tu vô chứng",...).

[Bình Anson, tháng 12, 1998]


 

Bản dịch của Vạn Phật Thánh Thành

Kinh 42 Chương

Kinh Phật Nói Bốn Mươi Hai Chương
Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh

Việt dịch: Ban Phiên Dịch Việt Ngữ, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành, Californi, Hoa kỳ

Kinh Tựa

Sau khi Ðức Thế-Tôn thành Ðạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh, là thù-thắng nhất!" Rồi Ngài trụ trong Ðại Thiền-định mà hàng phục ma đạo. Tại vườn Lộc-dã, Ngài chuyển Pháp-luân Tứ Ðế, độ nhóm năm người của Tôn giả Kiều-Trần-Như đều chứng được Ðạo quả. Lại có thầy Tỳ-khưu bày tỏ các chỗ còn nghi ngờ, cầu Phật dạy bảo sự tiến chỉ. Ðức Thế-Tôn ban giáo sắc khiến ai nấy đều được khai ngộ. Họ cung kính chắp tay vâng lời, tuân thuận sự chỉ dạy của Ðức Thế-Tôn.

Chương 1
Xuất Gia Chứng Quả

Ðức Phật dạy: "Những vị từ giả người thân để xuất gia, biết tường tận tâm tánh, thấu hiểu pháp Vô-vi, được gọi là Sa-Môn. Họ thường xuyên hành trì 250 giới, tiến chỉ thanh tịnh, tu hành bốn đạo hạnh chân chánh, nên được thành bậc A-la-hán.

"Các bậc A-la-hán đều có thể phi hành, biến hóa, có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp và làm động trời đất nơi họ an trụ."

"Thứ đến là A-na-hàm. Khi bậc A-na-hàm mạng chung, linh-thần sẽ lên trên cõi thứ mười chín, và chứng được quả-vị A-la-hán."

"Thấp hơn Tư-đà-hàm. Bậc Tư-đà-hàm còn một lần lên và một lần trở lại nữa là đắc quả A-la-hán. Thấp nữa là Tu-đà-hoàn. Bậc Tu-đà-hoàn còn bảy lần sanh và bảy lần tử nữa mới chứng được quả vị A-la-hán. Ðoạn trừ ái dục thì cũng như chặt đứt tứ chi, không còn dùng lại nữa."

Chương 2
Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu

Ðức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi. Họ trong không sở đắc, ngoài không sở cầu; tâm không ràng buộc nơi Ðạo, và cũng chẳng kết nên nghiệp. Họ không nghĩ họ làm, chẳng tu chẳng chứng, không trải qua các quả-vị mà tự nhiên lại cao tột bực. Ðó gọi là Ðạo!"

Chương 3
Cắt Ðứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham

Ðức Phật dạy: "Những vị cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa-môn, thọ nhận Ðạo Pháp, từ bỏ của cải thế gian, khất thực chỉ nhận đủ dùng, giữa ngày ăn một bữa, dưới cội cây nghỉ một đêm, và thận trọng, không cầu mong nhiều hơn. Chính ái dục làm cho con người bị ngu tế vậy!"

Chương 4
Thiện, Ác Phân Minh

Ðức Phật dạy: "Chúng sanh lấy mười việc làm điều thiện, cũng lấy mười việc làm điều ác. Những gì là mười? Thân có ba, miệng có bốn, ý có ba. Thân có ba là sát, đạo, dâm. Miệng có bốn là nói hai lưỡi, nói lời ác, nói dối và nói thêu dệt. Ý có ba là đố kỵ, sân hận và ngu si. Mười việc này không thuận với Thánh Ðạo, gọi là Thập Ác Hạnh. Nếu dứt được những việc ấy thì gọi là Thập Thiện Hạnh vậy."

Chương 5
Chuyển Nặng Thành Nhẹ

Ðức Phật dạy: "Người có nhiều điều lỗi mà không tự hối, lại khiến tâm kia chợt dứt, thì tội lại dấn vào thân, như nước đổ về biển, lâu dần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi tự biết nhận lỗi, đổi ác làm lành, thì tội sẽ tự nhiên tiêu diệt, như bệnh mà được ra mồ hôi, bệnh dần dần thuyên giảm vậy!"

Chương 6
Nhịn Kẻ Ác Và Không Oán Hận

Ðức Phật dạy: "Khi kẻ ác nghe các ông làm việc thiện và cố ý đến nhiễu loạn, các ông hãy tự ngăn dứt chứ không nên giận trách. Kẻ mang điều ác đến sẽ phải tự nhận lấy điều ác."

Chương 7
Ồ Ác Gặp Ác

Ðức Phật dạy: Có người nghe tiếng Phật giữ Ðạo và thực hành hạnh đại nhân từ, bèn cố ý đến mắng Phật. Phật làm thinh, chẳng đáp.

Khi người kia mắng xong, Phật hỏi: "Ông lấy lễ đãi người, người kia không nhận; lễ ấy có về lại ông chăng?"

Ðáp rằng: "Về lại!"

Phật bảo: "Nay ông mắng Ta nhưng Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông vậy  như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện theo hình, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ làm điều ác!'"

Chương 8
Gieo Gió Gặp Bão

Ðức Phật dạy: "Kẻ ác hại người hiền, như người ngước lên trời phun nước miếng, nước miếng không tới trời mà trở lại rơi nhằm mình; hoặc như người ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến nơi khác mà trở lại làm dơ mình; người hiền không hại được, mà họa tất diệt mình."

Chương 9
Về Nguồn Gặp Ðạo

Ðức Phật dạy: "Học rộng, mến Ðạo, thì Ðạo ắt khó gặp. Giữ chí, thờ Ðạo, thì Ðạo kia rất lớn."

Chương 10
Hoan Hỷ Bố Thí Tất Ðược Phước

Ðức Phật dạy: "Thấy người tu đạo bố thí mà hoan hỷ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn."

Có thầy Sa-môn hỏi rằng: "Phước ấy hết chăng?"

Ðức Phật đáp: "Ví như lửa của một cây đuốc, dù có vài trăm ngàn người ai nấy đều mang đuốc đến chia nhau mồi lấy lửa để về nấu ăn và xua tan bóng tối, thì ngọn đuốc kia vẫn y như cũ. Phước báo cũng như thế!"

Chương 11
Sự Gia Tăng Của Công Ðức 
Trong Việc Bố Thí Thức Ăn

Ðức Phật dạy:

"Ðãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Ðãi một ngàn người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Ðãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn."

Chương 12
Nêu Ra Sự Khó Ðể Khuyên Tu

Ðức Phật dạy: "Người ta có hai mươi sự khó: 1) Bần cùng mà bố thí là khó; 2) Hào quý mà học Ðạo là khó; 3) Bỏ thân mạng ắt chết là khó; 4) Ðược thấy kinh Phật là khó; 5) Sanh gặp đời có Phật là khó; 6) Nhịn sắc, nhịn dục là khó; 7) Thấy tốt mà chẳng mong cầu là khó; 8) Bị sỉ nhục mà chẳng tức giận là khó; 9) Có thế lực mà không lạm dụng là khó; 10) Gặp việc mà vô tâm là khó; 11) Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó; 12) Dẹp trừ tánh ngã mạn là khó; 13) Chẳng khinh người chưa học là khó; 14) Thực hành tâm bình đẳng là khó; 15) Chẳng nói thị phi là khó; 16) Gặp được Thiện-tri-thức là khó; 17) Học Ðạo, thấy được tánh là khó; 18) Tùy duyên hóa độ người là khó; 19) Thấy cảnh mà không động là khó; 20) Khéo biết phương tiện là khó."

Chương 13
Hỏi Về Ðạo & Túc Mạng

Một vị Sa-môn hỏi Phật: "Do nhân duyên gì mà được Tri-túc-mạng và hiểu thấu Ðạo cao tột?"

Ðức Phật dạy: "Tịnh tâm, thủ chí, thì có thể hiểu thấu Ðạo cao tột. Ví như lau gương, chùi hết cấu bẩn thì còn lại vẻ sáng; dứt lòng tham dục, không còn mong cầu, tất sẽ đắc Túc-mạng."

Chương 14
Hỏi Về Tánh Thiện Và Ðại

Một vị Sa-môn hỏi Phật: "Ðiều gì là thiện? Ðiều gì là tối đại?"

Ðức Phật dạy: "Thực hành Ðạo và giữ bề chân thật, là thiện. Chí và Ðạo hợp nhau, là đại."

Chương 15
Hỏi Về Sức Mạnh & Sáng

Sa-môn hỏi Phật: "Cái gì mạnh nhất? Cái gì sáng nhất?"

Ðức Phật dạy: "Nhẫn nhục mạnh nhất, vì chẳng mang lòng ác, lại được thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không ác, tất được người đời tôn kính. Cấu bẩn trong tâm diệt hết, sạch không còn vết dơ, đó là sáng nhất. Từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự vật trong mười phương, không có gì là chẳng thấy, không có gì là chẳng biết, không có gì là chẳng nghe. Ðược Nhất-thiết Trí có thể gọi là sáng vậy."

Chương 16
Bỏ ái Dục Tất Ðắc Ðạo

Ðức Phật dạy: "Người ôm giữ lòng ái dục chẳng thấy được Ðạo, ví như nước đã lóng trong lại lấy tay khuấy lên, khiến những người đến xem đều không thấy được bóng của họ. Người đời vì bị ái dục xáo trộn, làm cho cấu trược trong tâm nổi dậy, nên chẳng thấy được Ðạo. Sa-môn các ông phải xả bỏ ái dục, cấu bẩn ái dục hết sạch thì có thể thấy được Ðạo!"

Chương 17
Ánh Sáng Ðến, Bóng Tối Tan

Ðức Phật dạy: "Người thấy được Ðạo ví như kẻ cầm đuốc đi vào phòng tối, bóng tối lập tức tan biến, chỉ còn lại ánh sáng. Học Ðạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền dứt, ánh sáng sẽ thường còn."

Chương 18
Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không

Ðức Phật dạy: " Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ; là làm, làm mà không làm; là nói, nói mà không nói; là tu, tu mà không tu. Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc."

Chương 19
Quán Xét Cả Thật Lẫn Giả

Ðức Phật dạy: "Quán trời đất, nghĩ là chẳng phải thường; quán thế giới, nghĩ là chẳng phải thường; quán linh-giác tức là Bồ-đề; hiểu được như thế thời đắc Ðạo rất chóng vậy."

Chương 20
Suy Ra Cái "Ta" Vốn Là Không

Ðức Phật dạy: "Nên nghĩ đến tứ đại trong thân, mỗi thứ tự nó có tên, không có cái nào là 'ta' cả. Cái 'ta' đã không có thì nó chỉ như huyễn như hóa mà thôi."

Chương 21
Danh Vọng Hại Người

Ðức Phật dạy: "Người theo tình dục mà truy cầu thanh danh, khi thanh danh rỡ ràng thì thân đã chết rồi! Tham thứ thường danh ở đời mà chẳng học Ðạo, thì chỉ uổng công mệt xác. Ví như đốt hương, tuy người được ngửi mùi hương nhưng khi hương kia cháy hết, thì thứ lửa hại thân liền theo sau."

Chương 22
Tiền Của Và Sắc Dục Mang Lại Ðau Khổ

Ðức Phật dạy: "Ðối với tiền của và sắc dục, người ta không bỏ được; ví như có chút mật dính trên lưỡi dao, chẳng đủ cho một bửa ăn ngon, đứa bé liếm lấy ắt mắc cái họa đứt lưỡi."

Chương 23
Gia Ðình Còn Tệ Hơn Lao Ngục

Ðức Phật dạy: "Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục. Lao ngục còn có thời kỳ phóng thích, vợ con không một ý nghĩ xa lìa; há chẳng sợ tình ái cùng sắc dục lôi cuốn? Dẫu có cái họa sa nơi miệng hùm, lòng cũng cam chịu. Vì tự đắm mình nơi lầy lội nên gọi là phàm phu; vượt qua được cửa ải này là bậc La-hán xuất trần."

Chương 24
Sắc Dục Chướng Ngại Ðường Ðạo

Ðức Phật dạy: "Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng. May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có hai thứ như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu Ðạo được cả!"

Chương 25
Lửa Dục Ðốt Người

Ðức Phật dạy: "Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất sẽ mắc phải nạn cháy tay."

Chương 26
Thiên Ma Quấy Nhiễu Phật

Thiên-thần hiến ngọc-nữ cho Phật, toan phá hoại ý chí của Ngài. Ðức Phật nói: "Những túi da chứa đồ ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Ði ngay! Ta chẳng dùng đâu."

Thiên-thần càng thêm kính nể và nhân đó hỏi Phật về ý Ðạo. Phật giảng nói xong, Thiên-thần liền đắc được quả Tu-đà-hoàn.

Chương 27
Không Chấp Trước Tất Ðắc Ðạo

Ðức Phật dạy: "Người hành Ðạo ví như khúc gỗ dưới nước, theo dòng mà trôi. Nếu nó chẳng tấp vào hai bên bờ, chẳng bị người ta vớt lấy, chẳng bị quỷ thần ngăn trở, chẳng bị nước xoáy giữ lại, cũng chẳng bị mục nát, Ta cam đoan rằng khúc gỗ này nhất định sẽ ra đến biển. Người học Ðạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà vạy quấy nhiễu, lại tinh tấn tu pháp Vô-vi; Ta cam đoan rằng người này tất sẽ đắc Ðạo."

Chương 28
Ðừng Theo "Con Ngựa" Ý Niệm

Ðức Phật dạy: "Phải thận trọng, chớ tin ý ông; ý của ông không thể tin được. Phải thận trọng, chớ gần gũi sắc dục; gần gũi sắc dục tất sanh họa. Chứng được A-la-hán rồi mới có thể tin được ý ông."

Chương 29
Quán Tưởng Chân Chánh Thắng Ðược Sắc Dục

Ðức Phật dạy: "Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ. Nếu phải nói chuyện với họ, hãy chánh tâm nhớ nghĩ: 'Ta là bậc Sa-môn sống ở đời ô trược, phải như hoa sen chẳng bị bùn làm ô uế.' Tưởng người già như mẹ, người lớn như chị, kẻ nhỏ như em, đứa bé như con; rồi sanh lòng độ thoát thì mới diệt được niệm xấu."

Chương 30
Lánh Xa Lửa Dục

Ðức Phật dạy: "Người hành Ðạo cũng giống như cỏ khô, lửa đến phải tránh. Người tu Ðạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa."

Chương 31
Tâm Vắng Lặng, Dục Vọng Dứt

Ðức Phật dạy: "Có người lo lòng dâm dục chẳng dứt được, muốn tự đoạn âm. Phật bèn bảo rằng: 'Ðoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công-tào; nếu công-tào nghỉ, thì kẻ tòng sự đều nghỉ. Tà tâm chẳng dứt, đoạn âm ích gì?'"

Ðức Phật vì đó mới nói bài kệ:

"Dục sanh từ ý ông,
ý do tư tưởng sanh.
Cả hai tâm vắng lặng,
Phi sắc cũng phi hành."

Ðức Phật dạy: "Bài kệ này là do Ðức Phật Ca-Diếp nói."

Chương 32
Không Còn Cái "Ngã" Thì Hết Sợ Hãi

Ðức Phật dạy: "Người ta vì ái dục mà sanh lo, vì lo mà sanh sợ. Nếu xa lìa được ái dục thì còn gì để lo, còn gì để sợ?"

Chương 33
Trí Huệ Và Sự Sáng Suốt Phá Tan Chúng Ma

Ðức Phật dạy: "Người hành Ðạo ví như một người chiến đấu với muôn người; mang giáp ra cửa, hoặc có ý khiếp nhược, hoặc nửa đường rồi lui, hoặc chống cự đến chết, hoặc đắc thắng mà về.

Bậc Sa-môn học Ðạo phải giữ lòng bền vững và tinh tấn lướt tới, chẳng sợ cảnh trước, phá diệt bọn ma, chứng được Ðạo-quả."

Chương 34
Giữ Trung Dung Tất Ðắc Ðạo

Có thầy Sa-môn ban đêm tụng kinh Di-Giáo của Phật Ca-Diếp, giọng nghe có vẻ buồn thảm, hối hận muốn thụt lùi.

Ðức Phật hỏi thầy: "Trước kia, ông ở nhà từng làm nghề gì?"
Ðáp rằng: "Thưa, con thích gảy đàn cầm."
Phật hỏi: "Dây đàn chùng thì sao?" Ðáp rằng: "Thưa, thì không rền vang được."
"Dây đàn căng thì sao"?" Ðáp rằng: "Thưa, thì âm thanh đứt đoạn."
"Chùng, căng vừa chừng thì sao?" Ðáp rằng: "Thưa, thì âm thanh phổ khắp."

Ðức Phật dạy: "Bậc Sa-môn học Ðạo cũng thế. Tâm, nếu giữ chừng mực thì Ðạo có thể chứng được. Ðối với Ðạo, nếu hấp tấp thì thân mỏi mệt; thân nếu mỏi mệt thì ý liền sanh phiền não; ý nếu sanh phiền não thì hành liền thụt lùi; hành đã thụt lùi thì tội tất thêm lên. Chỉ có thanh tịnh, an lạc thì Ðạo mới không mất vậy!"

Chương 35
Tẩy Sạch Cấu Bẩn, Chỉ Còn Vẻ Sáng

Ðức Phật dạy: "Như người luyện sắt loại bỏ chất cặn rồi làm thành đồ dùng thì đồ dùng được tinh hảo; người học Ðạo từ bỏ tâm cấu nhiễm thì hạnh liền thanh tịnh vậy."

Chương 36
Sự Chuyển Ðổi Thù Thắng

Ðức Phật dạy: 1) "Người ra khỏi ác đạo, được làm người là khó; 2) đã được làm người, bỏ thân nữ được thân nam là khó; 3) đã được thân nam, sáu căn đầy đủ là khó; 4) sáu căn đã đủ, được sanh ra ở vùng trung tâm đất nước là khó; 5) đã sanh ra ở vùng trung tâm đất nước, gặp Phật ra đời là khó; 6) đã gặp Phật ra đời, lại được gặp bậc tu Ðạo là khó; 7) đã được gặp Ðạo, lại sanh lòng tin là khó; 8) đã sanh lòng tin, lại phát tâm Bồ-đề là khó; 9) đã phát tâm Bồ-đề, mà đạt đến chỗ vô tu, vô chứng là khó."

Chương 37
Nhớ Nghĩ Ðến Giới Là Gần Với Ðạo)

Ðức Phật dạy: "Phật tử ở cách Ta vài ngàn dặm mà nhớ nghĩ đến Giới của Ta, tất sẽ chứng được Ðạo quả; còn ở ngay bên phải bên trái Ta, tuy thường trông thấy Ta, nhưng chẳng y theo Giới của Ta, thì rốt cuộc sẽ không đắc được Ðạo."

Chương 38
Có Sanh Tất Có Diệt

Ðức Phật hỏi một vị Sa-môn: "Mạng người được bao lâu?"
Ðáp rằng: "Thưa, trong khoảng vài ngày."
Ðức Phật dạy: "Ông chưa hiểu Ðạo!"
Lại hỏi một vị Sa-môn khác: "Mạng người được bao lâu?"
Ðáp rằng: "Thưa, trong khoảng một bữa ăn."
Ðức Phật dạy: "Ông chưa hiểu Ðạo."
Lại hỏi một vị Sa-môn khác: "Mạng người được bao lâu?"
Ðáp rằng: "Thưa, trong khoảng một hơi thở."
Ðức Phật dạy: "Lành thay! Ông đã hiểu Ðạo rồi vậy!"

Chương 39
Sự Dạy Bảo Vốn Không Phân Biệt

Ðức Phật dạy: "Người học Ðạo Phật, đối với những lời Phật nói đều phải nên tín thuận. Ví như ăn mật, trong ngoài đều ngọt; kinh điển của Ta cũng vậy."

Chương 40
Tâm Phải Thực Hành Theo Ðạo

Ðức Phật dạy: "Bậc Sa-môn hành Ðạo đừng như con trâu kéo xay, tuy thân hành Ðạo nhưng tâm lại chẳng theo Ðạo. Nếu tâm theo Ðạo thì cần gì hành Ðạo?"

Chương 41
Ngay Thẳng Dứt Trừ Dục Vọng

Ðức Phật dạy: "Người hành Ðạo ví như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu. Trâu hết sức mỏi mệt, chẳng dám nhìn phải ngó trái; ra khỏi chỗ bùn lầy rồi mới được thư thả. Bậc Sa-môn phải quán tưởng tình dục còn hơn cả bùn lầy. Phải trực tâm niệm Ðạo thì mới có thể thoát được sự khổ."

Chương 42
Hiểu Ðược Cõi Ðời Là Hư Huyễn

Ðức Phật dạy: "Ta xem ngôi vị Vương, Hầu như bụi qua kẽ hở; xem vàng ngọc quý báu như ngói gạch vỡ; xem y phục bằng tơ lụa như vải thô; xem đại thiên thế giới như một hạt ha; xem nước hồ A-nậu như dầu thoa chân.

"Xem môn phương tiện như đống châu báu hóa hiện; xem Vô-thượng Thừa như giấc mộng vàng lụa; xem Phật Ðạo như hoa trước mắt; xem Thiền Ðịnh như trụ Tu-di; xem Niết-bàn như ngày đêm đều thức; xem sự đảo và chánh như sáu con rồng múa lượng; xem sự bình đẳng như một chân-địa; xem sự hưng hóa như cây cối bốn mùa."

Hết chương 42 trọn bộ


Bản dịch Anh Ngữ:

From: kether@pacific.net.sg
Date: Mon, 23 Nov 1998
Newsgroup: talk.religion.buddhism
Also from: Ngawang Geleg's Buddhist Home Page,
http://www.geocities.com/Athens/Ithaca/4886/

 

The Sayings of the Buddha in Forty-Two Sections
by Kasyapa Matanga and Gobharana

 

Introduction:

This text was said to be the first official Buddhist literature which was composed for the Chinese by two early Indian missionaries, Kashyapa Matanga and Gobharana, during the reign of Emperor Ming of the Later Han Dynasty. The translators extracted all the passages from different Buddhism scriptures which they brought along for their missionary purposes. It was complied after the fashion of the Confucian Analects to suit the Chinese and therefore each section begins with "The Buddha said ..." which corresponds to the Confucian "Confucius said ...". It was therefore specially prepared for the Chinese Buddhists and it contains a good collection of moral and religious sayings of the Buddha.

The main text:

When the World-Honoured One had become Enlightened, he reflected thus, "To be free from the passions and to be calm, this is the most excellent Way."

He was absorbed in Great Meditation, subdued all evil ones and later in the Deer Park caused to turn the Wheel of Dharma, which consisted of the Four Noble Truths:

1. Life is Suffering.
2. Ignorance is the cause of Suffering.
3. The Cessation of Suffering which is the goal of life as it transcends pains and pleasure.
4. The Way to Cessation of Suffering is the Noble Eightfold Path which consists of:

1. Right Understanding
2. Right Thoughts
3. Right Speech
4. Right Action
5. Right Livelihood
6. Right Effort
7. Right Mindfulness
8. Right Concentration.

He converted the five bhikshus, Kaudinya and the others, inducing them to attain Enlightenment.

Again, there were other bhikshus who implored the Buddha to remove their doubts which they had concerning his doctrine. The World-Honoured One illuminated all their minds through his authoritative teachings. The bhikshus, joining their hands reverentially prostrating, following his sacred instructions.

1. The Buddha said, "Those who, taking leave of their families and adopting the life of renunciation, understand the mind, reach the source, and comprehend the immaterial, are called Sramanas.

Those who observe the two hundred and fifty precepts of morality, who are pure and spotless in their behaviours, and who exert themselves for the attainment of the stages of progress, are called Arhats. The Arhat is able to fly through space and assume different forms; his life is eternal, and there are times when he causes heaven and earth to quake.

Below them is the Anagamin who, at the end of a long life, ascend in spirit to the nineteenth heaven and obtains Arhatship.

Next come the Skridagamin who ascends to the heavens (after his death), comes back to the earth once more, and then attains Arhatship.

Then come the Srotaapanna who cannot become Arhat until he has passed seven more rounds of birth and death.

By the severance of the passions is meant that like the limbs severed they are never again made use of."

2. The Buddha said, "The renunciate Sramana cuts off the passions, frees himself of attachments, understands the source of his own mind, penetrates the deepest doctrine of Buddha, and comprehends the Dharma which is immaterial. He has no prejudice in his heart, he has nothing to hanker after. He is not hampered by the thought of the Way, nor is he entangled in karma. No prejudice, no compulsion, so discipline, no enlightenment, and no going up through the grades, and yet in possession of all honours in itself - this is what is meant by the Way."

3. The Buddha said, "Those who shaving their heads and faces and becomes Sramanas and have accepted the Doctrine of the Way, should surrender all worldly possessions and be contented with whatever they obtain by begging. Only one meal a day and lodging under a tree, he desires nothing else. For what makes one stupid and irrational is attachments and passions."

4. The Buddha said, "There are ten things considered good by all beings, and ten things evil. What are they? Three of them depend upon the body, four upon the mouth, and three upon the mind.

The three evil deeds depending upon the body are: killing, stealing and unchaste deeds. The four depending upon the mouth are: slandering, cursing, lying and flattery. The three depending upon the mind are: jealousy, hatred and ignorance. All these things are not in keeping with the Holy Way, and are therefore evil. When these evils are not done, they are ten good deeds."

5. The Buddha said, "If a man who has committed many sins, does not repent and purify his heart of evil, retribution will come upon his person as sure as the streams runs into the ocean which becomes ever deeper and wider. If a man who has committed sins, come to the knowledge of it, reforms himself, and practises goodness, the force of retribution will gradually exhaust itself as a disease gradually loses its baneful influence when the patient perspires."

6. The Buddha said, "When an evil-man, seeing you practise goodness, comes and maliciously insults you, you should patiently endure it and not feel angry with him, for the evil-man is insulting himself by trying to insult you."

7. The Buddha said, "Once a man came unto me and denounced me on account of my observing the Way and practicing great loving-kindness. But I kept silent and did not answer him. The denunciation ceased. Then I asked him. 'If you bring a present to your neighbour and he accepts it not; does the present come back to you?' He replied, 'It will.' I said, 'You denounce me now, but as I accept it not, you must take the wrong deed back on your own person. It is like echo succeeding sound, it is like shadow following object; you never escape the effect of your own evil deeds. Be therefore mindful, and cease from doing evil."

8. The Buddha said, "Evil-doers who denounce the wise resemble a person who spits against the sky; the spittle will never reach the sky; but comes down on himself. Evil-doers again resemble a man who stirs the dust against the wind, the dust is never raised without doing him injury. Thus, the wise will never be hurt but the curse is sure to destroy the evil-doers themselves."

9. The Buddha said, "If you endeavour to embrace the Way through much learning, the Way will not understood. If you observe the Way with simplicity of heart, great indeed is this Way."

10. The Buddha said, "Those who rejoice in seeing others observe the Way will obtain great blessing." A Sramana asked the Buddha, "Would this blessing be destroyed?" The Buddha replied, "It is like a lighted torch whose flame can be distributed to ever so many others torches which flame can be distributed to ever so many other torches which people may bring along; and therewith they will cook food and dispel darkness, while the original torch itself remains burning ever the same. It is even so with the bliss of the Way."

11. The Buddha said, "It is better to feed a good man than one hundred bad men. It is better to feed one who observe the Five Precepts of the Buddha than to feed one thousand good men. It is better to feed one Srotaapanna (Stream-enterer) than to feed ten thousands of those who observe the Five Precepts of Buddha. It is better to feed one Skriddagamin than to feed one million Srotaapanna. It is better to feed one Anagamin than to feed one Arhat than to feed one hundred millions of Anagamins. It is better to feed one Pratyekabuddha than to feed one billion of Arhats. It is better to feed one of the Buddha, either of the present, or of the past, or of the future, than to feed ten billions of Pratyekabuddhas. It is better to feed one who is above knowledge, one-sidedness, discipline, and enlightenment than to feed one hundred billions of Buddhas of the past, present, or future.

12. The Buddha said, "There are twenty difficult things to attain in this world:

1). It is hard for the poor to practice charity.
2) It is hard for the strong and rich to observe the Way.
3) It is hard to disregard life and go to certain death.
4) It is only a favoured few that get acquainted with a Buddhist sutra.
5) It is hard to be born in the age of the Buddha.
6) It is hard to conquer the passions, to suppress selfish desires.
7) It is hard not to hanker after that which is agreeable.
8) It is hard not to get into a passion when slighted.
9) It is hard not to abuse one's authority.
10) It is hard to be even-minded and simple hearted in all one's dealings with others.
11) It is hard to be thorough in learning and exhaustive in investigation.
12) It is hard to subdue selfish pride.
13) It is hard not to feel contempt toward the unlearned.
14) It is hard to be one in knowledge and practice.
15) It is hard not to express an opinion about others.
16) It is by rare opportunity that one is introduced to a true spiritual teacher.
17) It is hard to gain an insight into the nature of being and to practice the Way.
18) It is hard to follow the way of a saviour.
19) It is hard to be always the master of oneself.
20) It is hard to understand thoroughly the Ways of Buddha."

13. A monk asked the Buddha, "Under what conditions is it possible to come to the knowledge of the past and to understand the most supreme Way?" The Buddha answered, "Those who are pure in heart and single in purpose are able to understand the most supreme Way. It is like polishing a mirror, which becomes bright when the dust is removed. Remove your passions, and have no hankering, and the past will be revealed to you."

14. A monk asked the Buddha, "What is good, and what is great?" The Buddha replied, "Good is to practice the Way and to follow the truth. Great is the heart that is in accord with the Way."

15. A monk asked the Buddha, "What is most powerful, and what is most illuminating?" The Buddha replied, "Meekness is most powerful, for it harbours no evil thoughts, and, moreover, it is restful and full of strength. as it is free from evils, it is sure to be honoured by all.

The most illuminating is a mind that is thoroughly cleansed of dirt, and which, remaining pure, retains no blemishes. From the time when there was yet no heaven and earth till the present day, there is nothing in the ten quarters which is not seen, or known, or heard by such a mind, for it has gained all-knowledge, and for that reason it is called 'illuminating'."

16. The Buddha said, "Those who have passions are never able to perceive the Way; for it is like stirring up clear water with hands; people may come there wishing to find a reflection of their faces, which, however, they will never see. A mind troubled and vexed with the passions is impure, and on that account it never sees the Way. O monks, do away with passions. When the dirt of passion is removed the Way will manifest itself."

17. The Buddha said, "Seeing the Way is like going into a dark room with a torch; the darkness instantly departs, while the light alone remains. When the Way is attained and the truth is seen, ignorance vanishes and enlightenment abides forever."

18. The Buddha said, "My doctrine is to think the thought that is unthinkable, to practise the deed that is non-doing, to speak the speech that is inexpressible, and to be trained in the discipline that is beyond discipline. Those who understand this are near, those who are confused are far. The Way is beyond words and expressions, is bound by nothing earthly. Lose sight of it to an inch, or miss it for a moment, and we are away from it forever more."

19. The Buddha said, "Look up to heaven and down on earth, and they will remind you of their impermanency. Look about the world, and it will remind you of its impermanency. But when you gain spiritual enlightenment, you shall then find wisdom. The knowledge thus attained leads you quickly to the Way."

20. The Buddha said, "You should think of the four elements of which the body is exposed. Each of them has its own name, and there is no such thing there known as ego. As there is really no ego, it is like unto a mirage."

21. The Buddha said, "Moved by their selfish desires, people seek after fame and glory. But when they have acquired it, they are already strikened in years. If you hanker after wordly fame and practise not the Way, your labours are wrongfully applied and your energy is wasted. It is like unto burning an incense stick."

22. The Buddha said, "People cleave to their worldly possessions and selfish passions so blindly as to sacrifice their own lives for them. They are like a child who tries to eat a little honey smeared on the edge of a knife. The amount is by no means sufficient to appease his appetite, but he runs the risk of wounding the tongue."

23. The Buddha said, "Men are tied up to their families and possessions more helplessly than in a prison. There is an occasion for the prisoner to be released, but the householders entertain no desire to be relieved from the ties of family. Even into the paws of a tiger, he will jump. Those who are thus drowned in the filth of passion are called the ignorant. Those who are able to overcome it are saintly Arhats."

24. The Buddha said, "There is nothing like lust. Lust may be said to be the most powerful passion. Fortunately, we have but one thing which is more powerful. If the thirst for truth were weaker than passion, how many of us in the world will be able to follow the way of righteousness?"

25. The Buddha said, "Men who are addicted to the passions are like the torch-carrier running against the wind; his hands are sure to be burned."

26. The Lord of Heaven offered a beautiful fairy to the Buddha, desiring to tempt him to the evil path. But the Buddha said, "Be gone. What use have I for the leather bag filled with filth which you brought to me?" Then, the god reverently bowed and asked the Buddha about the essence of the Way, in which having been instructed by the Buddha, it is said he attained the fruit of Srotaapanna."

27. The Buddha said, "Those who are following the Way should behave like a piece of timber which is drifting along a stream. If the log is neither held by the banks, nor seized by men, nor obstructed by the gods, nor kept in the whirlpool, nor itself goes to decay, I assure you that this log will finally reach the ocean. If monks waling on the Way are neither tempted by the passions, nor led astray by some evil influences; but steadily pursue their course of Nirvana, I assure you that these monks will finally attain enlightenment."

28. The Buddha said, "Rely not upon your own will. It is not trustworthy. Guard yourself against sensualism, for it surely leads to the path of evil. Your own will becomes trustworthy only when you have attained Arhatship."

29. The Buddha said, "O monks, you should not see women. (If you have to see them), refrain from talking to them. (If you have to talk to them), you should reflect in a right spirit: 'I am now a homeless mendicant. In the world of sin, I must behave myself like unto the lotus flower whose purity is not defiled by the mud. Old ones I will treat as my mother; elderly ones as elder sisters; younger ones as younger sisters; and little ones as daughters.' And in all this you should habour no evil thoughts, but think of salvation."

30. The Buddha said, "Those who walk the Way should avoid sensualism as those who carry hay would avoid coming near the fire."

31. The Buddha said, "There was once a man who, being in despair over his inability to control his passions, wished to mutilate himself." The Buddha said to Him, "Better destroy your own evil thoughts than do harm to your own person. The mind is lord. When the lord himself is claimed the servant will themselves be yielding. If your mind is purified of evil passions, what avails it to mutilate yourself?" Thereupon, the Buddha recited the gatha:

"Passions grow from the will,
The will grows from thought and imagination.
When both are calmed,
There is neither sensualism nor transmigration."

The Buddha said that this gatha was taught by Kashyapa Buddha.

32. The Buddha said, "From the passions arise worry, and from worry arises fear. Away with passions, and no fear, no worry."

33. The Buddha said, "Those who follow the Way are like unto warriors who fight single-handed with a multitude of foes. They may al go out of the fort in full armour; but among them are some who are faint-hearted, and some who go halfway and beat a retreat, and some who are killed in the affray, and some who come home victorious. O monks! If you desire to attain enlightenment, you should steadily walk in your Way, with a resolute heart, with courage, and should be fearless in whatever environment you may happen to be, and destroy every evil influence that you may across for thus you shall reach the goal."

34. One night a monk was reciting a sutra, bequeathed by Kashyapa Buddha. His tone was so mournful and his voice was so fainting, as if he was going out of existence. The Buddha asked him, "What was your occupation before you become a homeless monk?" The monk replied, "I was very fond of playing a stringed instrument." The Buddha said, "How did you find it when the strings were too loose?" "No sound is possible." was the reply. "How did you find it when the strings were too tight?" "They will break." "How did you find when they were neither too tight nor too loose?" "Every note sounds in its proper tone."

35. The Buddha then said to the monk, "Religious discipline is also like unto playing such a stringed instrument. When the mind is properly adjusted and quietly applied, the Way is attainable. But when you are too fervently bent on it, your body grows tired, and when your body is tired, your spirit becomes weary, your discipline will relax, and with the relaxation of discipline there follows many an evil. Therefore, be calm and pure, and the Way will be gained."

36. The Buddha said, "Even if one escapes from the evil creations, it is one's rare fortune to be born as a human being. Even if one is born as a human, it is one's rare fortune to be born as a man and not a woman. Even if one is born as a man, it is one's rare fortune to be perfected in all the six senses. Even if he is perfected in all the six senses, it is his rare fortune to be born in the middle kingdom. Even if he is born in the middle kingdom, it is rare fortune to be born in the time of a Buddha. Even if he is born in the time of a Buddha, it is rare fortunate to see the Enlightened One. Even if he is able to see the Enlightened One, it is his rare fortune to have his heart awakened in faith. Even if he has faith, it is his rare fortune to awaken the heart of wisdom. Even if he awakens the heart of wisdom, it is his rare fortune to realise a spiritual state which is above discipline and attainment."

37. The Buddha said, "O Sons of the Buddha! You are away from me ever so many miles, but if you remember and think of my precepts, you shall surely gain the fruit of enlightenment. You may standing by my side, see me always, but if you observe not my precepts, you shall never gain enlightenment."

38. The Buddha asked another monk, "How do you measure the length of a man's life?" He answered, "By days." The Buddha said, "You do not understand the Way." The Buddha asked another monk, "How do you measure the length of a man's life?" The monk answered, "By the time that passes during a meal." The Buddha said, "You do not understand the Way." The Buddha asked the third monk, "How do you measure the length of a man's life?" The monk answered, "By the breadth." The Buddha said, "Very well, you know the Way."

39. The Buddha said, "Those who study the doctrine of the Buddhas will do well to believe and observe all that is taught by them. It is like unto honey; it is sweet within, it is sweet without, it is sweet throughout; so is the Buddhas' teaching."

40. The Buddha said, "O monks, you must not walk on the way as the ox is attached to the wheel. His body moves, but his heart is not willing. But when your hearts are in accord with the Way, there is no need of troubling yourselves about your outward demeanour."

41. The Buddha said, "Those who practice the Way might well follow the example of an ox that marches through the deep mire carrying a heavy load. He is tired, but he is steadily gazed, looking forward. Will never relax until he comes out of the mire, and it is only then that he takes a respite. O monks, remember that passions and sins are more than filthy mire, and that you can escape misery only by earnestly and steadily thinking of the Way."

42. The Buddha said, "I consider the dignities of kings and lords as a particle of dust that floats in the sunbeam. I consider the treasure of precious metals and stones as bricks and pebbles. I consider the gaudy dress of silk and brocades as a worn-out rag. I consider this universe as small as the holila fruit. I consider the lake of Anavatapa as a drop of oil which one smears the feet. I consider the various methods of salvation taught by the Buddhas as a treasure created by imagination. I consider the profound doctrine of the Buddhas as precious metal or priceless fabric seen in a dream. I consider the teaching of the Buddhas as a flower before my eyes. I consider the practice of Dhyana as a pillar supporting the Mount Sumeru. I consider Nirvana as awakening from a day dream or nightmare. I consider the struggle between the heterodox and orthodox as the antics of the six (mythical) dragons. I consider the doctrine of equality as the absolute ground of reality. I consider all the religious works done for universal salvation as like the plants in the four seasons."

Sarva Mangalam


[Trở về trang Thư Mục]