|
Những vị Thiền sư đương thời (Living Buddhist
Masters, Jack Kornfield)
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt, Sài Gòn, 1999
|
Chương V
Thiền sư Mahasi Sayadaw
|
Thiền
sư Mahasi Sayadaw đã có một thành quả lớn trong sự truyền bá thiền
quán ở những nước Phật giáo nguyên thủy. Ngài đi học vào lúc sáu tuổi
ở một thiền viện vùng quê và đã kết thúc việc học một
vài năm sau khi xuất gia tỳ khưu với văn bằng danh dự cao nhất do chánh phủ
đỡ đầu kỳ thi Pàli và phổ thông. Sau nhiều năm dạy kinh điển, ngài
lên đường với y, bát tìm kiếm một phương pháp hành thiền có
kết quả và trong sáng hơn. Trên đường đến Thaton, ngài gặp thiền
sư U Narada, Mungun Sayadaw và bắt đầu theo học, thiền sư dạy ngài tu
tập thiền quán tích cực. Sau khi hành thiền tích cực và liên tục
nghiên cứu, ngài Mahasi trở về làng quê của ngài để bắt đầu dạy
một phương pháp hành thiền có hệ thống.
Không bao lâu, sau khi Miến Ðiện giành lại độc
lập của mình từ nước Anh. Thủ tướng mới U Nu thỉnh cầu thiền sư Mahasi
Sayadaw đến thủ đô Rangoon để dạy thiền ở một trung tâm lớn, mà
ông ta đã xây dựng lên. Từ thời điểm đó có hơn một trăm trung tâm
thiền đã và đang mở cửa do đệ tử của ngài ở Miến Ðiện, và
phương pháp của ngài đã truyền bá rộng rãi ở Thái Lan và Tích Lan.
Một danh dự đặc biệt mà tứ chúng dành cho
thiền sư Mahasi ở đại hội Phật giáo thế giới năm 1956, kể từ khi
đức Phật viên tịch đây là sự kiện nổi bật. Ngài đóng một vai trò
người đặt câu hỏi chủ chốt trong đại hội, vai trò chính trong việc làm
sáng tỏ duy trì lời dạy của đức Phật cho thế hệ mai sau.
Trung tâm Mahasi, Thathana Yeiktha ở Rangoon có nhiều
phòng lớn và phòng nhỏ dành cho hành giả luyện tập thiền định. Trung
tâm này thường có hàng trăm hành giả đến thực hành thiền quán tích
cực. Quý khách có thể thấy có nhiều hành giả đang tu tập
thiền hành; và nhiều phòng khác người ta đang thiền tọa hay có
nhóm khác đang trình pháp với thiền sư. Ðiều đó rất quen thuộc đối
với những người Miến Ðiện sùng đạo đến đây để trải qua
kỳ nghỉ hè của mình, là đi đến những trung tâm thiền, tham gia những
khóa thiền tích cực.
Ở hệ thống thiền Mahasi, thực hành liên tục,
hành xen kẻ giữa thiền hành và thiền tọa là mười sáu tiếng
đồng hồ trong một ngày.Ở phương pháp tu tập tích cực này, định và
chánh niệm phát huy một cách nhanh chóng ngay cho những người thiếu kinh
nghiệm. Bên cạnh đó thực hành liên tục thiền tích cực, phương pháp
của ngài Mahasi đi đến chánh niệm là được phát huy một cách nghiêm
ngặt giống như thực hành thiền quán từ lúc đầu. Ðặc biệt là không
có phát huy một sự tập trung trên bất cứ đề mục nào. Thay vào đó ngay
lúc bắt đầu, người ta chú niệm để biết được thân tâm thay
đổi từng sát-na. Ðiều này được thuận lợi do bởi kĩ thuật theo dõi
thân tâm của mỗi người khi nó đạt được nhận thức. Những ghi nhận
về tinh thần này giúp đỡ trực tiếp làm quân bình tiến trình tâm
đi đến thiền định. Ðiều này giúp cho hành giả tránh khỏi sự
bám víu vào bất cứ đề mục nào mà mình thỏa thích. Ngài Mahasi nhấn
mạnh rằng sự nhận thức cần phải tập trung trực tiếp vào mỗi sát-na
và sự ghi nhận về tinh thần đó thuần tuý chỉ là một sự hỗ trợ
bên ngoài để nhìn thấy sự việc rõ ràng hơn. Ðể làm nổi bật
điều này ở những giai đoạn khác, chín mươi lăm phần trăm nỗ lực
của một người sẽ cảm nhận trực tiếp được tiến trình và năm phần
trăm tạo ra những cảm nhận về tinh thần như được mô tả.
Mặc dù ngài Mahasi Sayadaw giới thiệu về phương
pháp phồng xẹp ở bụng là đề mục thiền định chính, các vị đệ
tử của ngài cũng được phép dùng phương pháp số tức quan tập trung ở chót
mũi như là một phương pháp thay đổi để tu tập. Trong hệ thống này
không đặt nặng một đề mục cơ bản nào để quan sát mà là phẩm chất
được trong sạch, xa lìa nhận thức được dùng để quán chiếu bản
chất tự nhiên của nó.
Khi cuộc tọa đàm tiếp tục, ngài Mahasi đã giải
thích cặn kẻ sự việc với một phương pháp rõ ràng và không có kỳ bí
về những gì mà người ta có thể cảm nhận được với sự sâu sắc của
nhận thức và sức mạnh của sự cảm nhận. Ðây là sự phát triển của những
giai đoạn mọ u mực của tiến trình thiền quán như đã được mô
tả trong kinh sách Phật giáo truyền thống. Nên nhớ rằng, không phải tất
cả các hành giả sẽ có cảm nhận giống nhau, dù rằng họ theo phương pháp
của ngài Mahasi.
Mặc dù đôi khi thiền quán sẽ phát huy giống như
sự mô tả của ngài Mahasi, thông thường những hành giả thường có những cảm
nhận khác nhau. Bất cứ điều gì mà người ta cho là tuyệt đối thì
hết sức nguy hiểm đối với việc phát huy bất cứ sự mong muốn nào
trong sự tu tập. Người đó chỉ đơn thuần phát huy sự nhận thức rõ ràng và
sâu sắc những thực tế được cảm nhận qua từng sát-na. Rồi thì sự tu tập
sẽ sâu sắc hơn, tuệ giác và trí tuệ sẽ phát huy một cách sâu sắc
và tự nhiên.
Vào cuối thập niên năm mươi và đầu sáu mươi
nhiều người phương Tây đã học thiền minh sát ở trung tâm, và
một số những người này đã được đào tạo thành những vị thiền sư.
Mặc dù ngài Mahasi và một số vị đệ tử của ngài nói tiếng Anh, nhưng
những người tây phương chỉ được đến Miến Ðiện tu tập
thiền giới hạn là hai tuần. Tuy nhiên chùa Kandaboda ở Tích Lan; Thượng
tọa Anagarika Munindra ở Bodh Gaya Aán Ðộ; và ọ haan Asakha ở Wat Wiwake
Asrom Thái Lan đến dạy phương pháp của ngài Mahasi.
Ngoài ra một số tác phẩm quan trọng bằng tiếng
Miến của ngài Mahasi được xuất bản bằng tiếng Anh, gồm có Progress of
insight và Prọ tical insight meditation, có những sự hướng dọ n rộng hơn
những tư liệu được trình bày trong chương này.
Thiền Minh Sát
Các giai đoạn cơ bản và tiến triển
Thiền sư Mahasi
Sayadaw
Thật sự phải nói
rằng không một ai muốn đau khổ và mọi người đều tìm kiếm hạnh
phúc. Trong thế giới của chúng ta, con người đang làm hết nỗ lực
để có thể ngăn chặn và giảm bớt khổ đau và thụ hưởng hạnh phúc.
Tuy vậy, những nỗ lực của họ phần đông là hướng đến hạnh phúc
về thân xác và những phương tiện vật chất. Cuối cùng hạnh phúc
đều phải lệ thuộc vào trạng thái tâm, và tuy thế chỉ có một ít
người chuyên tâm những ý tưởng thật này qua sự phát huy tinh thần, mà
một số ít hơn vọ n chuyên cần tu tập tâm.
Ðể minh họa điều này, sự chú ý có
thể được khởi đầu từ những thói quen tầm thường của việc trao
chuốt thân thể của mình; chấm dứt tiệc tùng ăn uống, quần áo,
chỗ ở, và những sự tiến bộ to lớn của kĩ thuật nhằm nâng cao đời
sống vật chất, và tăng cường các phương tiện giao thông vận chuyển
và đề phòng, chữa trị bệnh tật ốm đau. Tất cả những nỗ lực này
đều có mục đích đi đến việc bảo vệ và quan tâm đến
việc nuôi dưỡng cơ thể. Chúng ta cần nhận thức rằng chúng ta là
những điều cơ bản. Tuy vậy những nỗ lực này của con người và những
thành quả không thể có khả năng làm giảm bớt hoặc loại trừ đau khổ
được đi kèm với tuổi già và bệnh tật, những bất hạnh trong nội bộ và
những sự khủng hoảng kinh tế. Nói tóm lại với những nhu cầu không thoả
mãn và những khát khao. Sự đau khổ tự nhiên này, thì không khắc phục được
bằng những phương tiện vật chất, mà chỉ có sự huấn luyện tâm và
phát huy tinh thần mới có thể vượt qua chúng.
Do đó, rõ ràng là phải tìm kiếm một con đường
đúng đắn trong việc huấn luyện làm vững chắc và trong sạch tâm.
Ðường đi này được tìm thấy trong kinh Ðại niệm xứ, một bài pháp nổi
tiếng của đức Phật, đã được ngài trình bày rốt ráo cách đây hơn hai
mươi lăm thế kỷ. Ðức Phật đã tuyên bố như thế này:
-Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm,
để vượt qua khổ đau và phiền muộn, để đoạn trừ đau đớn và
ưu sầu, để đạt đến con đường thánh đạo, để nhận thấy được
Níp-bàn, đây là Tứ Niệm Xứ.
Phương pháp tu tập cơ bản
Giai đoạn căn bản
Nếu quý vị thành tâm muốn tu tập thiền quán
để đạt đến tuệ giác trong đời sống hiện tại này, thì
quý vị phải từ bỏ những suy nghĩ và hành động tầm thường suốt thời
gian luyện tập. Giai đoạn đầu là giới thanh tịnh, bước căn bản cần
thiết cho việc phát huy thiền quán thích hợp. Quý vị cũng phải
gìn giữ những giới luật đã bắt buộc cho cư sĩ (là tỳ khưu phải giữ giới
của tỳ khưu), bởi vì giới rất quan trọng trong việc đạt đến
thiền quán. Theo giới luật, những giới này bao gồm tám giới mà người
phật tử gìn giữ trong những ngày lễ và trong suốt thời gian hành thiền.
Những giới tự nguyện này là kiêng cử (1) sát sinh, (2) trộm cắp, (3) hành
dâm, (4) nói dối, (5) uống rượu, (6) ăn phi thời, (7) múa hát, trưng bày trang
điểm, xức dầu thơm, (8) nằm giường cao và sang trọng. Một giới luật
thêm nữa là không được nói xúc phạm, chế nhạo hay ác tâm đến một
vị cao thượng mà đã đạt đến trạng thái giác ngộ.
Những vị thiền sư ngày xưa của Phật giáo nguyên
thủy cho rằng, quý vị đặt niềm tin vào một đấng giác ngộ, đức Phật
suốt trong thời gian tu tập, nhờ vậy quý vị có thể tỉnh giác nếu
tâm quý vị phát sinh những điều bất thiện hoặc những hình ảnh
ghê sợ. Quý vị cũng phải chịu sự hướng dọ n của những vị thiền
sư, vì rằng vị ấy có thể nói thẳng thắng về công việc tu tập
của quý vị trong lúc hành thiền và cho quý vị những lời khuyên mà
ngài cảm thấy cần thiết.
Mục đích của việc tu tập này và lợi ích to tát
nhất của nó là từ bỏ được tham, sân, si đó là nguồn goọ của tất cả
sự xấu xa và đau khổ. Tiến trình tu tập thiền quán tích cực này có
thể đưa quý vị đến sự từ bỏ những điều trên. Như vậy
việc tu tập tích cực với quan điểm từ bỏ tham, sân, si để
việc tu tập của quý vị đạt được thành quả tốt đẹp. Hình thức tu
tập này trong thiền quán dựa trên nền tảng của Tứ niệm xứ, đã
được chư Phật và các bậc thánh đã thực hiện, để đạt tới giác
ngộ. Quý vị được tán thán có được cơ hội thực hành cùng một cách tu
tập như trên. Ðiều quan trọng đối với quý vị cho việc bắt
đầu tu tập của mình bằng sự quán niệm ngắn gọn về bốn điều
phòng hộ mà đức Phật đã dạy cho quý vị về sự quán chiếu.
Ðiều này rất ích lợi cho tâm lý của quý vị trong giai đoạn này
để quán chiếu về chúng. Những chủ đề cho bốn sự phòng hộ
(quán chiếu), chính là đức Phật, từ bi, sự nhàm chán về xác thân và
cái chết.
Ðầu tiên, đặt niềm tin nơi đức Phật và tán thán
ngài với mười hồng danh như sau: ng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc,
Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu,
Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn.
Thứ hai: hãy rải lòng từ đến tất cả chúng sinh mà
không có phân biệt:
-- Xin cho tôi tránh được mọi oan trái, bệnh
tật và đau đớn... và tôi cũng cầu nguyện cho cha mẹ tôi, những người
nuôi dưỡng tôi, thầy tôi, bạn hữu, những người không quen biết, và tất
cả chúng sinh khác tránh được oan trái, bệnh tật và đau đớn. Cầu cho
tất cả chúng sinh tránh được mọi đau khổ.
Thứ ba: hãy quán chiếu thân bất tịnh để giúp
cho quý vị giảm bớt sự chấp thủ và nhiều cố chấp vào xác thân. Hãy
chú tâm đến một vài thứ bất tịnh của xác thân như là bao tử, ruột, lá
lách, máu mủ. Hãy suy niệm về những thứ bất tịnh này để làm
giảm bớt lòng yêu chuộng xác thân.
Ðiều phòng hộ thứ tư về lợi ích cho tâm
lý của quý vị là suy niệm về hiện tượng sự chết. Ðức
Phật nhấn mạnh rằng cuộc sống vô thường, nhưng chết thì thường còn.
Cuộc đời có cái chết là điều chắc chắn. Có sanh, bệnh, khổ,
lão, và hiển nhiên có cái chết. Ðây là tất cả khía cạnh của cuộc
sống.
Hãy dùng thế ngồi khi bắt đầu thực tập, ngồi
kiết già. Quý vị có thể cảm thấy thoải mái hơn nếu chân
quý vị không bị bắt chéo nhưng chỉ để nó nằm ngang trên mặt đất
thôi, mà không phải đè chân này lên chân kia. Quý vị hãy nhờ vị thầy
của mình giải thích thế ngồi cặn kẻ hơn. Nếu quý vị thấy ngồi
trên sàng có liên quan đến việc thiền quán vậy thì hãy tìm một
cách ngồi cho thoải mái hơn. Và bây giờ hãy tiếp tục từng bài tập trong
thiền quán như đã trình bày.
Bài tập căn bản thứ nhất.
Hãy để tâm quý vị theo dõi phần bụng. Quý
vị sẽ thấy được những sự chuyển động phồng và xẹp, thư giãn và
để cho các cơ quan trong cơ thể thoải mái. Ðối với quý vị mới
bắt đầu, nếu những sự chuyển động chưa rõ ràng, thì hãy đặt bàn
tay ở bụng để cảm nhận được phồng và xẹp. Sau một thời gian ngắn động
tác hít vào và thở ra sẽ trở nên rõ ràng. Rồi thì bắt đầu chú tâm
đến phồng là sự chuyển động từ bên ngoài, xẹp là sự chuyển
động từ bên trong. Tâm quý vị chú ý vào mỗi sự chuyển động
phải được thực hiện ngay khi nó xảy ra. Từ bài tập này quý vị
hiểu được cách chuyển động ở bụng. Quý vị không cần quan tâm
đến hình thức của bụng. Những gì mà quý vị thực sự cảm nhận được
là cảm giác của áp lực thân thể được gây ra do sự chuyển động
mạnh ở bụng. Cho nên đừng có trú vào hình thức ở bụng mà hãy liên tục
luyện tập.
Ðối với người mới bắt đầu, đó là một phương pháp
tu tập rất hữu hiệu, cho việc phát huy sự chú tâm, tâm định và
tuệ quán. Khi sự thực hành tiến bộ, thì động tác này sẽ được rõ
ràng hơn. Chỉ khi nào tuệ quán tu tập đầy đủ thì đạt được khả năng
thấy mỗi tiến trình thân tâm xảy ra liên tục ở sáu giác quan. Bởi vì
quý vị là người mới bắt đầu cho nên sự chú tâm và năng lực định
vọ n còn yếu kém, để giữ cái tâm trên mỗi động tác phồng
xẹp khi nó xảy ra, đó là một khó khăn. Vì sự khó khăn này, quý vị có
thể dễ dàng để suy nghĩ: "Tôi không biết làm thế nào
để giữ tâm tôi trên từng chuyển động." Vậy thì quý vị đơn
thuần chỉ nhớ đây là một phương pháp học tập mà thôi. Chuyển động
phồng xẹp ở bụng thì luôn luôn xảy ra, và do đó không cần phải tìm
kiếm chúng. Thực tế với sự thực hành này, người mới bắt đầu dễ
dàng giữ tâm của mình trên hai sự chuyển động đơn giản đó. Quý vị
hãy liên tục chú tâm thực hành bài tập chuyển động phồng xẹp ở bụng.
Ðừng bao giờ dùng miệng để lập lại danh từ phồng xẹp, dù rằng
quý vị được phép ghi nhận sự phồng xẹp trong tâm khi chúng xảy ra. Hãy
nhận thức một cách rõ ràng tiến trình phồng xẹp ở bụng. Tránh tình
trạng thở sâu hay nhanh đối với sự chuyển động ở bụng, bởi vì cách này
gây ra sự mệt mỏi làm trở ngại việc tu tập. Chỉ cần chú tâm đến
sự chuyển động phồng xẹp khi chúng xảy ra trong lúc thở bình thường.
Bài tập căn bản thứ hai.
Trong khi bận rộn với bài tập, theo dõi mỗi sự
chuyển động ở bụng, những hoạt động tâm khác có thể xảy ra giữa sự
chú niệm của mỗi cái phồng và xẹp. Những suy nghĩ như ý định,
quan niệm, tưởng tượng...thì có lẽ xảy ra giữa mỗi sự chú tâm phồng
và xẹp. Chúng không thể xem thường được. Chú tâm phải thực hiện
mỗi khi nó xảy ra.
Nếu quý vị tưởng tượng cái gì, quý vị
phải biết rằng mình đã làm như vậy và thực hiện một sự ghi nhận
của tâm về sự tưởng tượng. Nếu quý vị đơn thuần suy nghĩ một
cái gì, thì chú tâm suy nghĩ. Nếu quý vị suy tư, hãy ghi nhận sự suy
tư. Nếu quý vị dự tính làm cái gì, hãy chú tâm đến sự dự
tính. Khi đề mục thiền làm tâm phóng túng, đó làụ đề mục
phồng và xẹp ở bụng, hãy chú tâm đến sự phóng túng. Nếu quý vị
tưởng tượng mình đang đi đến một nơi nào đó, hãy chú tâm đến
sự đi. Khi đến, hãy chú tâm vào sự đến. Khi quý vị nghĩ mình
sẽ gặp một người, hãy chú tâm vào sự gặp. Nếu quý vị nói
chuyện với nam hay nữ, hãy chú tâm đến sự nói. Nếu quý vị
tranh luận sôi nổi với một người nào đó, hãy chú tâm đến sự tranh
luận. Nếu quý vị hình dung hay tưởng tượng một ánh sáng hay màu sắc,
hãy ghi nhận chắc chắn về thấy. Một sự chú tâm phải được ghi nhận từng
cái sanh cho đến từng cái diệt của nó. Sau khi nó diệt, hãy
tiếp tục bài tập căn bản thứ nhất qua sự chú tâm trọn vẹn vào sự
phồng xẹp ở bụng. Hãy liên tục chăm chú mà không lơ là. Nếu quý vị
dự định nuốt nước bọt trong khi làm như vậy, hãy chú tâm đến sự
dự định. Khi nuốt niệm nuốt. Nếu quý vị dự định khạc nhổ,
niệm khạc. Sau đó trở lại sự thực hành phồng và xẹp. Giả sử quý vị
dự định cúi cổ xuống, niệm dự định. Trong khi đang cúi, niệm đang
cúi. Khi quý vị có ý muốn thẳng cổ, niệm có ý muốn. Trong khi
cổ thẳng, niệm đang thẳng. Những sự chuyển động cúi cổ xuống hay
thẳng cổ lên phải thực hiện một cách chậm chạp. Sau khi tâm tập trung vào
mỗi hành động đó, hãy liên tục tập trung đầy đủ bằng sự chú tâm
phồng xẹp ở bụng.
Bài tập căn bản thứ ba
Bởi vì quý vị phải liên tục quán một thời gian
lâu trong một tư thế ngồi hay nằm, quý vị có lẽ trải qua một cảm
giác mệt mỏi, căng cứng mãnh liệt trong thân thể hay
tay chân. Nếu điều này xảy ra, thì đơn thuần
chú tâm đến phần thân thể mà cảm giác nào xuất hiện và liên
tục quán, mệt mỏi. Hãy làm điều này một cách tự nhiên, không quá
nhanh mà cũng không quá chậm. Dần dần những cảm giác này trở nên uể oải
hơn và cuối cùng đoạn diệt hoàn toàn. Nếu một trong những cảm giác
này trở nên khó chịu hơn cho đến lúc thân thể mệt mỏi hay các
khớp xương căng cứng không thể nào chịu đựng được, sau đó mới thay
đổi tư thế ngồi. Tuy nhiên đừng có quên chú niệm đang dự định,
trước khi quý vị cử động thay đổi oai nghi. Mỗi sự chuyển động
có chi tiết phải được quán niệm theo thứ lớp kính cẩn của nó.
Nếu quý vị định giở tay chân, chú niệm
đang giở. Trong cử chỉ giở tay hay chân, niệm đang giở. Mỗi sự co giãn
tay hay chân, niệm đang co giãn. Khi quý vị cúi, niệm đang cúi. Khi
để xuống niệm đang để. Nếu tay hay chân xúc chạm, niệm
xúc chạm. Hãy thực hiện tất cả động tác trên khoan thai, hay cân nhắc kĩ
lưỡng các oai nghi. Ngay khi ổn định trong oai nghi mới, hãy liên tục bằng sự
quán những chuyển động ở bụng. Nếu quý vị cảm thấy không
tiện lợi trong oai nghi mới, hãy trở lại sự quán chiếu trong một oai
nghi khác, gìn giữ sự chú niệm như đã giải thích trong đoạn này.
Nếu một cảm giác ngứa ngái được cảm nhận trong
phần thân thể, chú tâm trên phần đó và niệm đang ngứa. Làm
điều này trong một oai nghi điều hòa, không quá nhanh không quá chậm.
Khi cảm giác ngứa biến mất trong tiến trình nhận thức đầy đủ, liên
tục với bài tập chánh niệm phồng và xẹp ở bụng. Nếu ngứa liên tục
và trở nên ác liệt quá thì quý vị định gãi, hãy chú niệm đang
dự định giở tay chậm cùng một lúc ghi nhận hành động giở và xúc chạm khi
tay đụng phần ngứa đó. Hãy gãi chậm trong sự nhận thức việc làm một
cách hoàn hảo. Khi cảm giác ngứa đã biến mất rồi thì quý vị cũng
định không có tiếp tục gãi, hãy chánh niệm bằng sự chú tâm của
hành động, đang hủy bỏ. Khi tay ngừng lại ở nơi thông thường của nó, va
chạm chân, niệm xúc chạm. Vậy thì một lần nữa hãy dành hết thời gian
của quý vị để quán chiếu phồng và xẹp.
Nếu có đau hay khó chịu, hãy chú tâm vào phần đó
nơi mà cảm giác sanh khởi. Hãy chú niệm cảm giác rõ nhất khi nó xảy ra,
như đau nhức, thúc ép, soi mói, mệt mỏi, choáng váng. Ðiều đó nhấn
mạnh rằng, chú niệm không cần phải ép buộc cũng không trì hoãn mà hãy
làm một cách tự nhiên và bình tỉnh. Cuối cùng đau nhức có thể diệt
hay gia tăng thêm. Nếu nó gia tăng thêm, đừng có sợ hãi. Một cách kiên
quyết, hãy tiếp tục quán chiếu. Nếu làm như vậy, quý vị
sẽ thấy rằng đau nhức hầu như bị đoạn diệt. Nhưng nếu, sau một thời
gian đã gia tăng và hầu như không thể chịu nổi, thì quý vị vờ đi
đau nhức và tiếp tục với sự quán chiếu phồng và xẹp.
Khi quý vị tiến trong chánh niệm, quý vị
có thể trải qua những cảm giác đau nhức mãnh liệt, cảm giác ngột
ngạt hay khó thở cũng như đau nhức như dao cắt, nhát đâm của dụng cụ
nhọn bén, cảm giác của một người không có hạnh phúc bị châm chích bởi
kim nhọn, hay là những loài côn trùng nhỏ bò trên thân. Quý vị có
thể trải qua những cảm giác ngứa ngái, nhức nhối, lạnh run. Ngay khi
quý vị ngừng quán chiếu quý vị có lẽ cũng thấy rằng những cảm
giác đau nhức này cũng đoạn diệt. Khi quán chiếu phục hồi lại,
quý vị sẽ thấy chúng một lần nữa ngay khi quý vị đạt được chánh
niệm. Những cảm giác đau nhức này không được xem như là một điều
khó khăn. Chúng biểu lộ những điều bệnh hoạn nhưng những yếu
tố thông thường đó luôn tồn tại trong thân và luôn làm mờ đi khi tâm bị
bận rộn với những đối tượng khác. Khi năng lực tâm sắc sảo hơn, quý
vị ghi nhận những cảm giác này nhiều hơn. Bằng sự tu tập quán chiếu
liên tục quý vị sẽ khắc phục được chúng và chúng đoạn diệt hoàn
toàn. Nếu quý vị liên tục suy niệm với mục đích vững chắc,
quý vị sẽ gặp không phải sự nguy hiểm nào. Nếu quý vị mất đi
sự can đảm, thì trở nên do dự trong sự suy niệm, và dừng lại trong một
thời gian, quý vị có thể gặp phải những cảm thọ bất lạc này liên
tục cho đến khi sự suy niệm của quý vị tiếp tục trở lại.
Nếu quý vị liên tục với sự quyết tâm, quý vị sẽ có thể
khắc phục được những cảm giác đau nhức này và có lẽ không bao giờ nếm
mùi của chúng nữa trong tiến trình suy niệm.
Nếu quý vị dự định lúc lắc thân thể thì
chú niệm đang dự định. Trong khi hành động lúc lắc, niệm đang lúc
lắc, khi đang suy niệm quý vị có thể nhận ra thân đang lúc lắc
phía sau và phía trước. Ðừng có sợ hãi, không có vui thích mà cũng không
muốn tiếp tục lúc lắc nữa. Sự lúc lắc sẽ chấm dứt nếu quý vị
chú tâm vào hành động lúc lắc và tiếp tục niệm đang lúc lắc cho
đến khi nào nó chấm dứt. Nếu lúc lắc gia tăng thay vì quý vị chú
tâm vào nó, thì quý vị nên tựa vào tường hay nằm xuống một lát để
thư giãn. Sau đó tiếp tục với sự quán niệm. Hãy thực hành giống
phương pháp đó thì dù bất cứ lúc nào quý vị cũng tự mình nhận thức
được sự lúc lắc hay sự run sợ. Lúc quán niệm thì quý vị đã tu tập
rồi, đôi khi quý vị cảm thấy sự run sợ hay lạnh lẽo xuyên qua phía sau
hay trải khắp toàn thân. Ðây là triệu chứng cảm giác mạnh, sự thích
thú, sự hăng hái hay trạng thái say mê. Nó diễn ra một cách tự nhiên trong
một tiến trình quán niệm liên tục. Lúc tâm của quý vị kiên cố
trong sự quán niệm, quý vị có thể bị giật mình từ một âm thanh
sơ sài nhất. Ðiều này có thể xảy, ra bởi vì quý vị cảm nhận
được kết quả của ấn tượng cảm giác mạnh mẽ hơn trong trạng thái định
kiên cố. Nếu quý vị khát nước trong khi quán niệm, chú tâm cảm
giác khát. Lúc quý vị dự định đứng, niệm dự định. Sau đó chú tâm
vào mỗi sự chuyển động đứng. Chú niệm trên hành động đang
đứng và niệm đang đứng. Lúc quý vị chờ đợi sau khi đứng thẳng,
niệm nhìn, thấy. Nếu quý vị dự định đi tới, niệm dự định.
Khi quý vị bắt đầu bước tới, chú niệm mỗi bước như là đang
bước, đang bước hoặc trái bước, phải bước. Ðối với quý vị điều
quan trọng là nhận biết được mỗi sự chuyển động của mỗi
bước từ đầu cho đến cuối khi quý vị bước. Hãy trung thành với bài
tập khi đi. Hãy cố chú tâm vào mỗi bước trong hai giai đoạn sau: giở
bước, giở, bước. Khi quý vị thành tựu phương pháp thực hành đầy đủ
trong oai nghi đi này, thì cố chú tâm vào mỗi bước ba giai đoạn: giở,
bước, đạp.
Khi quý vị nhìn vào bình nước, hoặc trên đường
đi đến nơi uống nước, hãy chú tâm kĩ lưỡng ghi nhận sự đang thấy,
nhìn, sự trông thấy.
Khi quý vị dừng đi kinh hành, niệm dừng.
Khi quý vị co tay, niệm co.
Khi tay đụng vào tách, niệm đụng.
Khi tay cầm tách, niệm cầm.
Khi tay rửa tách, niệm rửa.
Khi tay đứa tách lên môi, niệm đưa.
Khi tách đụng vào môi, niệm đụng.
Nếu cảm giác lạnh, niệm lạnh.
Khi quý vị nuốt, niệm nuốt.
Khi để tách xuống, niệm để.
Kéo tay lên, niệm kéo.
Khi quý vị hạ tay xuống, niệm hạ.
Khi tay đụng vào thân, niệm đụng.
Nếu quý vị dự định xoay lại, niệm dự định.
Khi quý vị xoay, niệm xoay.
Khi quý vị bước tới, niệm bước.
Bước đến nơi quý vị dự định dừng, niệm dự định.
Khi dừng, niệm dừng.
Nếu quý vị ở lại chịu đựng một thời gian
tiếp tục quán niệm phồng xẹp. Nhưng nếu dự định ngồi xuống,
niệm dự định. Khi quý vị đi đến để ngồi xuống, niệm đi.
Ðến nơi quý vị sẽ ngồi, niệm đi đến. Lúc xoay để ngồi,
niệm xoay. Trong khi hành động ngồi, niệm đang ngồi. Hãy ngồi xuống
chậm rãi, và chú tâm trên thân chuyển động ngồi xuống. Quý vị phải
ghi nhận mỗi sự chuyển động tay chân trong từng oai nghi. Sau đó lại
tiếp tục thực hành bài tập quán niệm phồng và xẹp.
Nếu quý vị dự định nằm xuống, niệm đang
dự định. Từ đó tiếp tục với sự quán niệm mỗi chuyển động
trong tiến trình nằm xuống: giở, co, dừng, đụng, nằm. Sau đó thực tập
như đề mục quán niệm từng sự chuyển động tay chân và thân
thể trong mỗi oai nghi. Hãy thực hiện những hành động này chậm
rãi. Sau tiếp tục niệm phồng xẹp. Nếu đau nhức, mệt mỏi, ngứa
ngái, hoặc bất cứ cảm giác nào mà quý vị cảm thấy, hãy ghi nhận từng
cảm giác ấy. Hãy ghi nhận tất cả cảm giác, suy nghĩ, ý tưởng, quan tâm,
phản chiếu, tất cả chuyển động tay chân và thân thể. Nếu
không có gì đặc biệt để ghi nhận, thì chú tâm vào phồng xẹp ở
bụng. Chú tâm vào uể oải khi bị uể oải, và khi buồn ngủ, niệm
buồn ngủ. Sau khi quý vị đã đạt đến định tâm đầy đủ trong sự
quán chiếu thì quý vị có thể khắc phục được hôn trầm, uể
oải và cảm thấy thoải mái khi có kết quả. Hãy áp dụng trở lại sự quán
niệm thường xuyên trong đề mục cơ bản. Giả sử như quý vị không
thể khắc phục được cảm giác uể oải, sau đó quý vị phải liên
tục quán niệm cho đến khi quý vị ngủ thiếp đi.
Trạng thái buồn ngủ là tính liên tục của tiềm
thức. Nó giống như trạng thái đầu tiên của thức tái sanh và trạng thái sau
cùng của thức cận tử. Trạng thái thức này nhu nhược cho nên không thể
nhận thức được đối tượng. Khi quý vị sáng suốt, chuỗi tiềm
thức này xảy ra một cách đều đặn giữa sát-na, thấy, nghe, nếm, ngửi,
đụng và suy nghĩ. Bởi vì những sự diễn biến thì giới hạn, chúng thường
không rõ ràng và do đó không thể nhận thấy được. Tính liên tục của
tiềm thức còn lại trong suốt giấc ngủ, sự việc thì trở nên rõ ràng
hơn khi quý vị tỉnh thức, vì nó còn tồn tại trong trạng thái tỉnh thức
những suy nghĩ và những đối tượng đần độn kia sẽ trở nên rõ rệt.
Quán niệm sẽ bắt đầu ở giây phút khi quý vị
thức giấc. Bởi vì quý vị là người mới bắt đầu, nên không thể nào
quán niệm ở giây phút đầu ngay khi thức giấc được. Nhưng quý vị
nên bắt đầu từ giây phút khi quý vị nhớ rồi quý vị bắt đầu quán.
Ví dụ nếu đang thức giấc, quý vị phản chiếu cái gì, quý vị
nên nhận rõ sự việc và bắt đầu sự quán của mình bằng niệm, phản
chiếu. Tiếp theo liên tục quán phồng xẹp. Lúc thức giấc rời khỏi
giường, chánh niệm phải trực tiếp đến từng chi tiết của cử
động thân thể. Mỗi cử động tay chân và thân thể phải được
thực hiện trong sự nhận thức hoàn hảo. Quý vị có suy nghĩ về thời
giờ trong ngày khi thức giấc không? Nếu có, niệm đang suy nghĩ. Quý
vị có ý muốn đi ra khỏi giường không? Nếu có, niệm muốn. Nếu
quý vị chuẩn bị cử động thân trong oai nghi phồng, niệm chuẩn bị. Khi
phồng chậm, niệm phồng. Khi quý vị ngồi, niệm ngồi. Nếu quý
vị còn ngồi lâu nữa, hãy quay lại sự quán niệm phồng xẹp ở bụng.
Hãy thực hiện hành động rửa mặt, đi tắm theo thứ
tự của mình và làm trong sự nhận thức đầy đủ của mỗi hành động; ví
dụ: nhìn, thấy, co, cầm, đụng, cảm giác, lạnh, thở. Trong hành động ăn mặc,
sửa soạn giường ngủ, đóng và mở cửa, sử dụng đồ vật, hãy làm chúng bằng
chánh niệm. Quý vị phải chăm chú quán niệm từng chi tiết trong
hành động ăn:
Lúc nhìn thực phẩm, niệm nhìn.
Lúc chuẩn bị thực phẩm ăn, niệm chuẩn bị.
Lúc đưa thực phẩm vào miệng, niệm đưa.
Lúc ngước cổ lên, niệm ngước.
Lúc thức ăn chạm vào miệng, niệm chạm.
Lúc để thức ăn trong miệng, niệm để.
Lúc miệng khép lại, niệm khép.
Lúc rút tay, niệm rút.
Nếu tay chạm vào dĩa, niệm chạm.
Lúc thẳng cổ, niệm thẳng.
Lúc nhai, niệm nhai.
Lúc quý vị biết hương vị, niệm vị.
Lúc nuốt thực phẩm, niệm nuốt.
Nếu, trong khi nuốt, thực phẩm bị chạm vào phía cổ họng, niệm
chạm.
Hãy thực hiện quán niệm trong oai nghi này
mỗi lần quý vị cùng chia xẻ miếng thức ăn cho đến khi nào
quý vị dùng xong bửa. Bắt đầu thực hành sẽ có nhiều điều sơ
sót. Ðừng có bận tâm, đừng có lưỡng lự trong sự tinh tấn của quý vị.
Nếu quý vị bền chí trong sự thực hành thì quý vị sẽ có ít
sơ sót hơn. Lúc quý vị đạt đến giai đoạn thực hành cao, quý vị
cũng có thể ghi nhận nhiều chi tiết hơn trong những điều đã
đề cập ở đây.
Bài tập thiền hành căn bản
Giữa buổi thực tập thiền tọa, quý vị có thể xen kẽ với
thiền hành kéo dài khoảng bốn mươi phút đến chín mươi phút.
Ðiều đó sẽ làm quân bình những yếu tố định tâm và ngũ lực đồng
thời nó khắc phục được sự hôn trầm. Trên một khoảng đất yên tĩnh hay
trong một căn phòng quý vị có thể thực hiện bài tập thiền
hành này. Ðối với thiền hành, thật là hữu ích nếu quý vị bước
đi chầm chậm. Về tốc độ bước đi chậm đều là mẫu mực, tuy nhiên
quý vị nên đi trong oai nghi tự nhiên và đơn giản theo tốc độ cho phép.
Trong suốt thời gian đi kinh hành, quý vị nên tập trung vào sự chuyển
động của bàn chân và bước đi. Quý vị nên chú tâm chân phải bắt đầu
giở lên khỏi đất, niệm giở, khi nó chuyển tới, niệm bước, và khi
nó để xuống đất, niệm đạp. Chân trái cũng tương tự như vậy...
Cùng một oai nghi giống như vậy trong khi ngồi thực hành thiền hơi thở,
tất cả những suy nghĩ phóng túng hoặc những cảm giác cần phải được chú
tâm. Nếu quý vị nảy lên ý muốn nhìn cái gì trong lúc đi, lập
tức quý vị ghi nhận sự nhìn và ghi nhận lại sự chuyển động của bàn
chân. Hãy nhìn quanh và ghi nhận những chi tiết của đề mục. Thậm chí
những chi tiết của những đề mục đó trên con đường đi của quý
vị không phải là một phần của sự tu tập. Nếu quý vị thực hành
thiếu thận trọng thì hãy ghi nhận sự nhìn.
Ði cuối con đường hành giả tác ý xoay và đi ngược lại. Quý vị
sẽ nhận thức việc làm này từng bước một. Tác ý xoay phải niệm
tác ý. Lúc đầu khó tác ý nhưng nếu định mạnh mẽ thì tác ý
sẽ dễ dàng hơn. Sau khi tác ý xoay, ghi nhận tất cả những suy nghĩ và
những sự chuyển động xoay. Khi bước tới cuối cùng chấm dứt thì quý
vị bắt đầu xoay lại, quý vị phải niệm đang xoay. Lúc bước chân khác
ngẩng lên, giở, bước, đạp... sau khi quý vị bước ra trên con đường trở
lại một lần nữa, niệm giở, bước, đạp. Thường có sự cám dỗ xuất
hiện khiến quý vị nhìn và liếc xung quanh cái gì hấp dẫn.
Nếu tư tưởng vô kỷ luật này xảy ra thì phải chú niệm như đang
tác ý, và sự chú tâm có thể trở lại chuyển động bàn chân một
lần nữa tự nhiên.
Thông thường thật là tốt cho người mới bắt đầu để phát huy phương
pháp thiền hành này bằng ba giai đoạn kĩ thuật chú tâm niệm. Giở,
bước, đạp. Tùy thuộc vào khả năng và người thầy dạy của quý vị, có
thể dạy ít hơn hay nhiều hơn những giai đoạn chú tâm. Ðôi khi đi
quá chậm thì bất tiện, đặc biệt bên ngoài những vùng thiền lân
cận của quý vị, dường như đơn giản trái bước, phải bước, điều
đó sẽ đáp ứng nhu cầu cho những trường hợp này. Ðiểm quan trọng
thì không bao nhiêu hay điểm chú tâm thực hiện thì ít. Nhưng quý
vị có thực sự nhận thức chúng khi chúng xảy ra hay không, hay là tâm quý
vị tập trung yếu.
Tiến bộ trong sự quán chiếu
Sau một thời gian thực hành, quý vị có thể thấy được sự quán
chiếu của mình có nhiều tiến bộ và sự quán chiếu đó quý
vị có thể kéo dài đề mục cơ bản phồng xẹp ở bụng. Vào lúc này,
quý vị thường thấy có gián đoạn giữa chuyển động phồng và xẹp.
Nếu trong oai nghi ngồi mà đầy ắp sự gián đoạn thì quý vị chú
niệm theo cách này: phồng, xẹp, ngồi. Lúc chú niệm ngồi, giữ tâm của
mình trong tư thế ngồi ngay thẳng. Lúc nằm xuống quý vị nên nhận
biết đầy đủ như: phồng, xẹp, nằm. Nếu nhận biết điều này
dễ dàng thì tiếp tục chú niệm ba giai đoạn này. Quý vị nên chú
ý là một sự gián đoạn xuất hiện cuối chuyển động phồng cũng
như chuyển động xẹp, thì hãy tiếp tục niệm theo cách này: phồng,
ngồi, xẹp,ngồi. Hay khi nằm xuống niệm: phồng, nằm, xẹp, nằm. Giả sử
quý vị không còn nhận biết nó dễ dàng nữa thì chú tâm vào ba hoặc
bốn đối tượng ở cách trên. Sau đó trở lại cách chú niệm ban đầu là
chỉ hai giai đoạn phồng và xẹp thôi.
Trong khi tu tập quán thân thường xuyên, quý vị không cần phải liên
tưởng đến đối tượng thấy và nghe. Chừng nào quý vị chánh niệm
được chuyển động phồng và xẹp ở bụng thì lúc đó mới thấy được mục
đích chú tâm vào những hành động và đối tượng thấy và nghe mới được
lợi ích. Tuy nhiên quý vị cố ý nhìn vào một đối tượng, thì sau đó
cùng một lúc chú niệm, hai hoặc ba lần, thấy. Về sau hãy trở lại với
sự nhận thức ở bụng. Giả sử một số người ngắm cảnh, hãy chú tâm đang
ngắm, hai hoặc ba lần, và sau đó tiếp tục chú tâm đến chuyển
động phồng và xẹp ở bụng. Tình cờ quý vị có nghe được âm thanh không?
Có lắng tai nghe nó không? Nếu có hãy chú niệm nghe, nghe trong khi nó
đang xảy ra, và sau khi làm như vậy xong rồi, hãy trở lại niệm phồng và
xẹp. Nhưng nếu quý vị nghe âm thanh lớn, như tiếng chó sủa, nói
chuyện lớn tiếng hay ca hát. Nếu xảy ra như vậy, lập tức chú
niệm hai hoặc ba lần, nghe. Sau đó trở lại đề mục chú tâm cơ bản
của mình là phồng và xẹp. Lúc những chuyện trên xảy ra, nếu quý
vị thất niệm và gạt bỏ những cảnh tượng và âm thanh như thế thì vô
tình rơi vào sự suy niệm về chúng, thay vì tiếp tục chú tâm
đến phồng và xẹp, thế thì phồng và xẹp trở nên kém riêng biệt
và rõ ràng hơn. Ðiều đó do chú tâm yếu nên tâm cấu uế phát
sanh và tăng trưởng. Nếu những suy niệm như vậy xảy ra, chú tâm hai
hoặc ba lần, suy niệm và một lần nữa tiếp tục niệm phồng xẹp.
Nếu quý vị quên niệm những chuyển động thân thể tay chân,
thì sau đó niệm quên, và tiếp tục niệm thường những chuyển
động ở bụng. Ðôi khi quý vị cảm thấy là hơi thở chậm hay chuyển
động phồng xẹp ở bụng chưa cảm nhận rõ ràng. Khi điều này xảy ra, cùng
lúc ngồi, đơn giản là tiếp tục niệm ngồi, đụng. Nếu đang nằm
xuống, niệm nằm, đụng. Trong khi niệm đụng, tâm của quý vị không
nên trú vào một phần thân thể giống nhau, mà nên trú vào phần thân
thể khác nhau một cách liên tục. Có nhiều vị trí để đụng, và
ít nhứt là có sáu hoặc bảy chỗ mà người ta được niệm. Một vài
điểm này là nơi đụng của đầu gối và bắp vế, hay là bàn tay giao
nhau, hay là ngón tay với ngón tay, ngón tay cái với ngón tay cái, nhắm mí mắt
lại, lưỡi nằm phía trong miệng, hai môi chạm vào nhau.
Bài tập căn bản thứ tư
Cho đến điểm nầy quý vị phải dành hết toàn bộ thời gian
cho tiến trình tu tập. Quý vị có thể cảm thấy lười biếng sau
khi nhận thức rằng tiến trình không phù hợp, thì hãy từ bỏ nó. Ðơn
giản là hãy ghi nhận sự kiện "lười biếng". Trước khi quý
vị có đầy đủ sức mạnh trong sự tập trung, định tâm và tuệ giác,
quý vị có thể vẫn còn hoài nghi về sự đúng đắn hay lợi ích của
phương pháp tu tập này. Trong trường hợp như vậy hãy quay lại niệm tâm
hoài nghi. Quý vị có thể hy vọng hoặc mong đợi những kết quả
tốt đẹp không? Nếu có như vậy hãy thực hiện đề mục niệm
của quý vị, hy vọng, hoặc mong đợi. Quý vị đang cố nhớ lại
phương pháp tu tập này cho đến khi nào đã được kiểm chứng phải
không? Ðúng vậy? Lúc đó áp dụng đề mục tỉnh tâm. Có những lúc khi
hành giả kiểm chứng đề mục suy niệm để xác định nó là tâm
hay vật chất? Nếáu như vậy thì hãy chú niệm đến sự kiểm
chứng. Quý vị có hối tiếc rằng không có sự tiến bộ trong đề
mục suy niệm của mình không? Nếu có, thì hãy chú tâm đến cảm
giác hối tiếc đó. Ngược lại quý vị có vui thích rằng đề mục
niệm của quý vị đang được tu tập không? Nếu có, thì hãy
niệm cảm giác đang vui thích. Ðây là phương pháp mà quý vị nên chú
tâm vào mỗi lần của trạng thái tâm khi nó xuất hiện, và nếu
không có những suy nghĩ nào xen vào hoặc là những ý niệm nào để
ghi nhận, thì hành giả nên trở lại phồng và xẹp.
Trong khóa thiền tích cực, thời gian thực hành thì tùy thuộc vào lúc
ban đầu hành giả thức giấc cho đến khi nào ngủ thiếp đi. Ðể
nhắc lại, hành giả phải luôn khi gìn giữ đề mục căn bản hay chánh
niệm cả ngày lẫn đêm lúc hành giả chưa đi ngủ. Không cần phải thư
giãn. Cho đến khi nào đạt đến một mức độ nào đó trong chánh
niệm thì hành giả sẽ không cảm thấy buồn ngủ mặc dù lúc này hành giả
kéo dài giờ giấc tu tập thêm. Ngược lại, hành giả sẽ liên tục chánh
niệm ngày và đêm.
Tóm lại những điều trên đã được nhấn mạnh trong hình thức tu tập
trong sáng này mà quý vị phải niệm mỗi ý nghĩ thiện hay ác
xảy ra, mỗi chuyển động thân thể lớn hay nhỏ, mỗi cảm giác
(cảm giác thân tâm) vui, buồn... Nếu trong khóa tu, những duyên cớ phát
sanh lúc không có pháp gì đặc biệt để niệm đến, hãy gìn
giữ chánh niệm đầy đủ tới phồng xẹp ở bụng. Lúc đó quý vị phải
chú trọng đến bất kỳ loại sinh hoạt nào mà cần thiết cho
thiền hành. Sau đó bằng sự nhận thức đầy đủ, mỗi bước đi phải
được chú tâm như là bước, bước, hay trái bước, phải bước. Nhưng khi
quý vị đang chú tâm bài tập thiền hành, hãy niệm mỗi bước
đi trong ba giai đoạn, giở, bước, đạp.
Thật vậy hành giả là người ám chỉ cho sự tu tập ngày và đêm, sẽ dễ
dàng phát huy định ở giai đoạn tuệ sanh diệt và tiến lên giai
đoạn cao hơn nữa của thiền minh sát.
Giai đoạn tiến triển
Như đã đề cập ở trên, bằng cách tu tập chuyên cần, chánh niệm
và chánh định đã được tiến triển, hành giả nên chú niệm
phương cách song đôi diễn tiến của một đối tượng và ghi nhận nó, ví
dụ như, niệm phồng và ghi nhận cái phồng, niệm xẹp và ghi nhận cái
xẹp, niệm ngồi và ghi nhận cái ngồi, niệm co và ghi nhận co, niệm
duỗi và ghi nhận duỗi, niệm dỡ và ghi nhận dỡ, niệm đạp và
ghi nhận đạp. Nhờ tập trung chánh niệm, hành giả nhận biết cách
để phân biệt mỗi tiến trình danh và sắc: "Chuyển động
phồng là một tiến trình, nhận biết phồng là một tiến trình khác,
xẹp là một tiến trình, nhận biết xẹp là một tiến trình khác nữa.
Hành giả liễu tri rằng mỗi cử chỉ nhận thức có bản chất "góp phần
vào một đối tượng". Ðiều đó là sự nhận thức ám chỉ cho chức
năng riêng biệt của tâm bằng sự liên quan với một đối tượng, hoặc là
nhận thức một đối tượng. Nên biết rằng ai càng chú niệm đề mục
thân thể thì tiến trình tâm ghi nhận thân thể càng trở nên nhàm
chán hơn. Ðiều này được dạy trong Thanh tịnh đạo (Visuddhi Magga) như
đối với vị ấy, để cho cân xứng với sắc pháp trở nên dễ xác định,
phân biệt và rất rõ ràng, những trạng thái vô sắc đến nỗi quả
quyết sắc đó như là đối tượng của chúng thì cũng tự trở nên rõ ràng
hơn.
Khi nào thiền sinh nhận biết được sự khác nhau giữa danh và sắc,
nếu thiền sinh là người trong sạch, thì sẽ suy niệm từ kinh
nghệm trực tiếp như vầy: "Có phồng và ghi nhận phồng, có xẹp và
ghi nhận xẹp,... không có cái gì khác ngoài phồng và xẹp. Danh từ đàn ông,
đàn bà có liên quan cùng phương thức, không có chúng sanh hay linh hồn gì
cả". Nếu hành giả là người học rộng biết nhiều, sẽ suy
niệm sự hiểu biết khác nhau trực tiếp giữa tiến trình sắc
pháp cũng như đối tượng và tiến trình danh pháp như vầy: "Sự thật
là chỉ có thân và tâm. Ngoài thân và tâm ra không có sự hiện hữu nào
như đàn ông, đàn bà. Trong khi quán, hành giả chú niệm tiến trình
sắc pháp, đối tượng, danh pháp, và nó là đôi đơn điệu. Thuật ngữ
thông thường ám chỉ là: chúng sinh, con người, linh hồn, đàn ông, đàn bà.
Nhưng ngoài tiến trình kép đó ra, không có con người hay chúng sinh nào
phân đôi cả, tôi hay người khác đàn ông hay đàn bà". Khi nào những
sự phản chiếu như thế xuất hiện, hành giả phải chú niệm phản
chiếu, phản chiếu và tiếp tục theo dõi phồng xẹp ở bụng...
Bằng sự tiến triển xa hơn nữa trong thiền định, ý muốn thì
có trước khi thân cử động. Hành giả chú niệm ý muốn đó trước
tiên. Thế nhưng cũng bắt đầu bằng sự thực hành, hành giả chú niệm
ý muốn, ý muốn (chẳng hạn như co tay), nhưng không thể nào chú
niệm ý muốn đó một cách riêng biệt được. Bây giờ ở giai đoạn
tiến triển này, hành giả chú niệm rõ tâm chú ý co. Cho nên
trước khi chú niệm ý muốn để cho thân di chuyển, thì hành giả
mới chú niệm thân di chuyển tốt đẹp hơn, bởi vì thiếu chú
niệm, cho nên hành giả nghĩ rằng thân chuyển động thì nhanh hơn tâm
ghi nhận. Bây giờ ở mức tiến bộ này, hành giả thấy tâm trở nên hiện
trước. Hành giả sẵn sàng chú niệm ý muốn co, duỗi, ngồi, đứng,
đi... hành giả cũng ghi nhận rõ co, duỗi thực sự đó... Vì thế
thiền sinh nhận biết được sự kiện là tâm biết được quá
trình thân thì nhanh hơn quá trình vật chất. Kinh nghiệm trực tiếp cho
thấy là quá trình thân xảy ra sau ý muốn. Một lần nữa, hành giả hiểu
kinh nghiệm trực tiếp là cường độ nóng và lạnh gia tăng trong khi
hành giả đang chú niệm nóng, nóng hay lạnh, lạnh. Niệm đều đặn
và chuyên chú thân chuyển động như phồng xẹp ở bụng, hành giả chú
niệm liên tục lần lượt cái nọ sang cái kia. Cũng chú niệm sự sanh
khởi trong hành giả những cảnh tượng tâm khác nhau như là đức Phật, chùa
chiền, thân thể, hay đề mục thiên nhiên. Hành giả cũng chú tâm
bất kỳ cảm giác nào mà sanh khởi trong thân của hành giả (như ngứa ngái,
đau nhức, nóng nực) bằng chánh niệm trực tiếp trên chỗ mà cảm
giác xuất hiện. Một cảm giác vừa mới biến mất, sau đó một cái khác
nữa sanh khởi, và do đó hành giả chú niệm chúng tất cả. Trong khi chú
tâm mỗi đề mục khi nó sanh khởi hành giả nhận thấy rằng một quá
trình tâm nhận thức tùy thuộc vào một đề mục. Ðôi khi niệm phồng
và xẹp ở bụng quá uể oải đến nỗi hành giả thấy không có gì
để chú tâm cả. Thế thì, đối với hành giả nó xuất hiện là
không thể không có sự nhận thức ngoài một đề mục. Lúc không chú
tâm vào phồng và xẹp thì có thể hành giả nên ghi nhận ngồi và đụng hay
nằm và đụng. Ðụng thì chú niệm một cách luân phiên. Ví dụ, sau khi chú
niệm ngồi, thì hãy chú niệm cảm giác đụng ở bàn chân phải (nguyên
nhân tiếp xúc với đất và chỗ ngồi). Vậy thì, sau khi chú niệm
ngồi, thì hãy chú niệm cảm giác đụng ở bàn chân trái. Cùng cách đó,
hãy chú niệm những cảm giác đụng ở nhiều chỗ. Trở lại trong sự
chú niệm thấy, nghe...hành giả nên biết rõ là thấy xuất phát từ sự
tiếp xúc của mắt và đối tượng thấy, nghe xuất phát từ sự tiếp xúc
của tai và âm thanh. v. v .
Xa hơn nữa, hành giả thấy: "quá trình co, duỗi của sắc pháp... thì
đi theo sau quá trình muốn co, duỗi của danh pháp..., hành giả liên tục
quán: "Thân của hành giả trở nên nóng hay lạnh bởi vì yếu tố hơi
nóng hay hơi lạnh; thân hiện có thức ăn và thực phẩm, tâm sanh khởi bởi
vì có những đề mục để chú niệm; thấy sanh khởi là do những đối
tượng thấy; nghe là do âm thanh... và cũng thế bởi vì có những giác quan,
mắt, tai... như là những nhân tố điều kiện. Ý muốn và chú tâm là do
học hỏi những kinh nghiệm quá khứ; tất cả những cảm giác là những
hệ quả của nghiệp cũ. Không có ai tạo nên thân và tâm này, và tất
cả xảy ra đều có những yếu tố nhân quả". Trong khi hành giả đang
chú niệm đến bất kỳ đề mục nào khi nó sanh khởi thì những suy
nghĩ như thế đến với hành giả. Hành giả không nên ngừng làm như
vậy để dành thời gian phản chiếu. Trong khi những đề mục chú
niệm sanh khởi, hành giả thấy những sự phản chiếu này quá nhanh
đến nỗi tự động chúng hiện. Sau đó hành giả phải niệm, phản
chiếu, phản chiếu, nhận biết, nhận biết và liên tục với những
đề mục chú niệm như thường lệ. Sau khi suy niệm rằng những
quá trình danh pháp và sắc pháp được chú niệm là duyên bởi những quá
trình trước của cùng bản chất, hành giả suy niệm xa hơn nữa trong
kiếp sống trước thân và tâm đó là duyên bởi những nguyên nhân trước,
thì trong kiếp sống sau, thân và tâm sẽ đưa đến kết quả là
tương đồng những nguyên nhân, và trừ những quy trình kép này không có phân
chia chúng sinh hay con người, chỉ có nhân và quả xảy ra thôi. Những sự suy
niệm này cũng phải được chú niệm và sau đó nên quán tiếp tục
như thường lệ. Trong trường hợp những sự suy niệm như thế sẽ có
nhiều người có khiếu thông minh nhất và ít hơn trong trường hợp
những người đó không có khiếu thông minh như vậy. Sự chú niệm kiên
cố phải được chuẩn bị cho tất cả những sự suy niệm này. Ghi nhận chúng
sẽ đưa đến một kết quả là biến đổi chúng đến một mức tối
thiểu nào đó, sự cho phép quán để tiến triển không làm trở
ngại do quá mức suy niệm như vậy. Ðiều đó phải được thực hiện
dĩ nhiên là mức tối thiểu của sự suy niệm sẽ đáp ứng nhu cầu cho ở
đây.
Trong khi thực hành liên tục trong một phương pháp tập trung, hành giả có
thể trải qua hầu hết những cảm giác không thể chịu đựng được,
như là ngứa ngái, đau nhức, nóng nực, mờ mắt và sự tê cứng. Nếu chú
tâm niệm thì những cảm giác đó sẽ biến mất. Khi chú tâm yếu,
chúng sẽ lại xuất hiện. Như đã nói trước đây, những cảm giác như
thế sanh khởi do ảnh hưởng sự nhạy cảm tự nhiên của thân và không có
triệu chứng bệnh tật. Nếu những cảm giác đó được chú niệm
bằng sự tập trung mạnh mẽ thì những cảm giác đó sẽ mờ nhạt dần dần.
Trở lại, đôi khi hành giả trông thấy tất cả những loại hình ảnh duờng
như trông thấy chúng bằng đôi mắt riêng của mình. Ví dụ, thấy đức Phật
đến từ bối cảnh huy hoàng rực rỡ; sự xuất hiện của ngài trên cõi
đời; chùa chiền và hình ảnh của đức Phật; tình cờ gặp những người
thương yêu, thấy cây cối hay rừng rậm, đồi núi, những khu vườn, những tòa
nhà, thấy thân thể mập mạp hay khúc xương gầy gò; sự hủy diệt của
những tòa nhà và sự tan rã của thân thể, sự phồng ra của thân thể,
phủ đầy với máu, có thể chia thành những bộ phận và làm nhỏ đi cho bộ
xương thuần khiết; thấy cơ quan thân thể con người thì có nhiều
ruột và đầy sức sống và thạâm chí có nhiều vi khuẩn, thấy cư dân của
địa ngục và thiên đàng... những cái này thì không có gì thực cả, ngoại
trừ những vật được sáng tạo của trí tưởng tượng. Chúng giống như những
gì mà loài người tình cờ gặp trong giấc mơ. Chúng không cần để người
ta chào đón và thích thú và cũng không cần người ta sợ hãi chúng. Những
đề mục này dường như là tiến trình niệm không có thực; chúng
chỉ là những hình ảnh hay trí tưởng tượng mà thôi, bởi vì tâm thấy những
đề mục đó mới là sự thực. Tuy nhiên tâm chỉ là những quá trình tinh
thần, không có liên quan đến năm giác quan, không dể chú niệm với
chi tiết và sự trong sáng đầy đủ được. Do đó chú tâm chính phải
được tập trung vào đối tượng giác quan (trần cảnh) thì mới có thể chú
niệm một cách dễ dàng được, và đối với những quá trình tinh thần đó
lúc sanh khởi có liên quan với những ý niệm tri giác. Cho nên bất cứ
đối tượng nào xuất hiện, hành giả phải niệm thầm, thấy, thấy cho
đến khi nào nó biến mất rồi thôi. Nó sẽ dang ra, giải tán hoặc là
tách rời. Lúc bắt đầu, điều này sẽ mất nhiều lần chú niệm,
niệm khoảng năm hoặc mười tiếng. Nhưng khi tuệ giác phát huy, thì
cảnh sẽ biến mất sau một đôi chú niệm. Tuy nhiên nếu hành giả
thích cảnh đó, hoặc để nhìn sự việc tỉ mỉ hơn, hoặc là trở nên
sợ hãi nó, sẽ làm đình trệ sự tiến bộ của hành giả. Nếu đối
tượng được người ta cố gây ra, thì qua niềm vui thích đối tượng sẽ
kéo dài một thời gian lâu hơn, khi nào sự tập trung của hành giả đuợc tốt
đẹp thì sự chú tâm phải được gìn giữ không cho phóng túng hoặc không còn
liên tưởng đến những vấn đề bên ngoài. Nếu như những suy nghĩ
nào đó xuất hiện, những suy nghĩ đó phải được chú niệm và xua
đuổi chúng ngay lập tức. Trong trường hợp những người không gặp phải những
đối tượng đặc biệt hay những cảm giác trong khi đang chú niệm
thường xuyên, thì những người đó trở nên lười biếng. Những người đó
phải chú niệm sự lười biếng này như vầy: lười biếng lười
biếng, cho đến khi nào khắc phục được nó thôi. Ở giai đoạn này,
bất cứ trường hợp nào hành giả tình cờ gặp những đối tượng cảm xúc đặc
biệt nào, hành giả bắt đầu ghi nhận rõ ràng, trung thực, với mỗi
giây chú niệm kiên cố. Lúc ban đầu thực hành, trong khi chú niệm một
đề mục, hành giả phải thay đổi niệm một đề mục khác nhau nữa
mà nó sanh khởi, nhưng hành giả không nên chú niệm rõ sự biến mất
của đề mục trước. Nếu như hành giả chú niệm đề mục mới
sanh khởi, thì bây giờ chỉ ghi nhận sự biến mất của một đề mục. Như
vậy hành giả có một tuệ giác đầu tiên rõ ràng, trung thực và những giai
đoạn cuối của đề mục đã đạt chú niệm.
Trong giai đoạn này, lúc trở nên thành thạo hơn, hành giả ghi nhận mỗi
hành động chú niệm mà một đề mục sanh khởi bất thình lình và không
sanh khởi ngay lập tức. Ý niệm của hành giả thì quá rõ đến nỗi
hành giả suy niệm như vầy: "Tất cả mọi thứ sanh và diệt, tất
cả đều hoại diệt, không có gì thường hằng, nó thật sự là vô
thường". Sự suy niệm của hành giả thì hoàn toàn phù hợp với những
gì được dạy trong chú giải kinh tạng Pàli: "Tất cả mọi vật thì vô
thường, theo ý nghĩa hoại diệt của nó, không có tồn tại sau kiếp
sống này". Hành giả suy niệm thêm nữa: "Vì vô minh nên chúng ta
thụ hưởng cuộc sống. Nhưng theo giáo lý thì không có gì để thụ
hưởng cả, chỉ có sanh và diệt liên tục và chúng ta bị ưu phiền mãi
mãi. Ðiều này quả thực là khủng khiếp. Trong bất cứ lúc nào chúng ta
cũng có thể chết và mọi thứ thì thật sự sanh và diệt. Thật
vậy sự vô thường của thế gian này quá kinh khủng và khiếp đảm làm
sao! Sự suy niệm của hành giả phù hợp với lời dạy trong chú giải:
"Những gì không thường hằng thì đau khổ, đau khổ có nghĩa là khủng
khiếp; đau khổ là bởi vì sự áp bức do sanh và diệt". Lại nữa,
những đau nhức khốc liệt theo kinh nghiệm hành giả suy niệm như sau:
"Tất cả là đau khổ, tất cả là khó chịu". Sự suy niệm này phù
hợp với những gì mà chú giải kinh điển đề cập đến: "hành
giả quán đau nhức như là gai nhọn, mụn nhọt, ngọn mác". Hành
giả suy niệm xa hơn nữa: "Ðây là một khối đau khổ, đau khổ không
thể nào tránh được. Sanh và diệt, nó vô dụng. Người ta không
thể nào dừng lại ở tiến trình sanh và diệt. Nó vượt ra ngoài khả
năng của con người. Nó theo tiến trình tự nhiên của nó". Suy niệm
này hoàn toàn phù hợp theo chú giải: "Những gì đau nhức thì không có
ngã, không có bản ngã theo ý nghĩa là không có trung tâm điểm,bởi
vì không có sức mạnh luyện tập trên đó". Hành giả phải chú
niệm tất cả những sự suy niệm và tiếp tục quán như thường
lệ.
Như vậy, sau khi thấy được tam tướng bằng kinh nghiệm từng trải, nhờ
suy luận những đề mục trực tiếp đã chú niệm, hành giả hiểu
tất cả những đề mục chưa được niệm như là vô thường, khổ não và
vô ngã.
Ðối với những đề mục nào chưa có đích thân trải qua, hành giả
kết luận: "Những đề mục đó cũng được cấu tạo cùng một cách:
vô thường, khổ não và vô ngã". Ðây là một sự suy luận từ kinh
nghiệm trực tiếp trong hiện tại. Sự nhận thức như thế chưa rõ
ràng trong trường hợp người có khả năng kém thông minh hay tuệ giác giới
hạn, người đó không tập trung đến sự suy niệm được đơn thuần là
tiếp tục những đề mục chú niệm. Nhưng sự nhận thức này thường
xảy ra cho những ai bó tay trong sự suy niệm, trong một số trường hợp sự
suy niệm có thể xảy ra ở mỗi động tác chú niệm. Tuy nhiên suy
niệm quá mức là một sự trở ngại cho sự tiến triển của tuệ
giác. Dù không có những suy niệm đó xảy ra trong giai đoạn này, tuy nhiên
sự nhận thức sẽ trở nên càng trong sáng ở những giai đoạn cao hơn. Do đó
hành giả không nên chuyên tâm đến những đề mục suy niệm. Trong
khi đó hành giả chuyên tâm ghi nhận nhiều đến những đề mục chú
niệm về không, tuy vậy hành giả cũng phải ghi nhận những sự suy
niệm này nếu chúng xảy ra, nhưng hành giả không nên dừng lại ở
chúng.
Sau khi thực chứng tam tướng, hành giả không suy niệm lâu nữa, mà
tiếp tục chú niệm đề mục thân tâm mà đã liên tục giới
thiệu chúng. Như vậy ở thời điểm khi ngũ quyền - tín, tấn,
niệm, định, tuệ - được quân bình hoàn toàn, chú tâm gia tăng dường
như nó trở nên cao tột, và quá trình thân tâm được chú niệm cũng sanh
khởi nhiều hơn. Trong lúc thở vào, phồng ở bụng tự nó xuất hiện liên
tục nhanh chóng, và xẹp cũng trở nên nhanh chóng hơn một cách tương ứng. Sự
liên tục nhanh chóng thì cũng rõ trong quá trình co và duỗi. Những cử
động nhẹ nhàng hành giả cảm thấy truyền khắp châu thân. Trong nhiều
trường hợp, cảm giác kim châm và ngứa ngái xuất hiện liên tục nhanh
chóng. Nói chung, đây là những cảm giác khó chịu mà phải cưu mang. Nếu
hành giả cố chú niệm chúng bằng lời thì có lẽ không thể tiến bộ
bằng những kinh nghiệm thay đổi liên tục đó. Ở đây chú niệm
phải tu tập bằng nhiều hình thức, nhưng có chánh niệm. Trong giai đoạn
này hành giả không cần phải chú niệm đề mục tỉ mỉ sanh khởi nhanh
chóng, mà phải chú niệm chúng chung chung. Nếu hành giả muốn đặt tên
chúng thì tên tập hợp sẽ được đầy đủ hơn. Hành giả sẽ mệt ngay
nếu cố bám sát chúng trong hình thức có chi tiết. Ðiều quan
trọng là chú niệm rõ và hiểu rõ những gì sanh khởi. Ở giai
đoạn này quán niệm thông thường tập trung vào một vài đề mục đã
chọn lựa, phải được loại bỏ và ghi nhớ phải chú trọng đến
mỗi đề mục ở sáu giác quan. Chỉ khi nào hành giả chưa nhạy bén trong
loại chú niệm này, thì hành giả trở lại quán niệm bình thường.
Tiến trình thân tâm nhiều lúc còn nhanh hơn cái nháy mắt hoặc là
tia chớp. Tuy nhiên, nếu đơn thuần tiếp tục chú niệm những
tiến trình này, thì hành giả có thể nhận biết đầy đủ thân tâm
khi chúng xảy ra. Chánh niệm trở nên mạnh mẽ. Do quả đó, chánh niệm
dường như thể bám sát vào đề mục mà nó phát sinh. Ðề mục
dường như cũng rực sáng với tâm chánh niệm. Hành giả nhận thức thấu
đáo mỗi đề mục rõ ràng và tỉ mỉ hơn, do đó hành giả tin rằng:
"Quá trình thân tâm thì thực sự nhanh chóng. Thân tâm nhanh như chiếc
máy hay động cơ. Và lúc này tiến trình đó đến có thể được
nhận thức và hiểu biết sâu sắc. Có lẽ không có cái gì hay hơn là
để chú niệm. Những gì được chú niệm thì đã chú niệm
rồi". Hành giả tin như vậy là bởi vì hành giả nhận biết bằng kinh
nghiệm trực tiếp những gì mà mình thậm chí chưa từng mơ tưởng
trước đây.
Lại nữa, kết quả của tuệ quán, là một ánh sáng chói lọi sẽ
xuất hiện đến hành giả. Lúc đó hành giả cũng phát sanh hỷ lạc,
hiện tuong hỷ lạc là "da sởn gai ốc, nước mắt chảy xuống, rung
rinh chân tay". Hỷ lạc mang lại cho hành giả một niềm vui và một
sự hồi hộp lạ kỳ. Hành giả cảm thấy dường như đang đu đưa. Thậm chí còn
hỏi lại mình không biết có bị choáng váng hay không. Vậy thì, nơi đó
tâm an tịnh phát sinh và song song với tâm an tịnh thì lại xuất hiện tâm
khinh an... lúc đi, đứng, nằm, ngồi, hành giả hoàn toàn cảm thấy dễ chịu.
Cả hai thân tâm đều khinh an trong tư thế nhẹ nhàng, dễ chịu có
thể chú tâm vào bất kỳ đề mục nào để lòng tham không còn gia
tăng nữa. Hành giả đã khai thông được sự cứng rắn, nóng nảy, hay đau
nhức.
Tuệ giác thể nhập vào trong những đề mục bằng sự dễ chịu. Tâm
trở nên vững chắc và ngay thẳng, và hành giả mong muốn thoát ly tất cả bất
thiện pháp. Nhờ niềm tin mạnh mẽ, cho nên tâm vô cùng sáng suốt. Ðôi
khi lúc đó không còn đề mục nào để chú niệm cả, thời gian rất
lâu, tâm vẫn còn an trụ, hành giả có thể khởi lên sự suy nghĩ như
thế này: "Thật vậy, đức Phật là một bậc hoàn toàn giác ngộ. Chính
xác hơn, tiến trình thân và tâm đều là vô thường, khổ não, vô
ngã". Trong khi chú niệm đề mục thiền, hành giả thực chứng
được tam tướng đó. Hành giả muốn khuyên những người khác tu tập thiền
quán, thì mình phải tự dứt bỏ sự lười biếng và hôn trầm; tinh tấn của
hãnh giả không có xao lãng mà cũng không có căng thẳng quá. Ðối với hành
giả, lúc đó tâm xả phát sanh liên quan với tuệ giác. Sự an lạc vượt
lên trên tất cả những kinh nghiệm cũ của hành giả. Ðo đó hành giả muốn
chia sẻ những kinh nghiệm và những cảm xúc của mình cho những người khác.
Nơi đó sanh lên sự chấp thủ vào thiên nhiên huyền ảo kia đến
nỗi hành giả dính mắc vào tuệ giác đó, tuệ giác đó thì liên
quan với ánh sáng, chánh niệm và hỉ lạc. Hành giả trải qua tất cả những
điều này như là hỉ lạc của thiền định.
Hành giả không nên suy niệm đến những điều xảy ra như thế.
Như mỗi lần phát sanh, nên chú niệm chúng như vầy: ánh sáng, niềm
tin, hỉ lạc, tâm xả, hạnh phúc. Lúc nào có ánh sáng, hành giả nên chú
niệm ánh sáng cho đến khi nào nó biến mất. Tương tự trong những
trường hợp khác, những hành động chú niệm cũng phải làm như vậy. Lúc
đầu khi ánh sáng xuất hiện, hành giả thất niệm và thích nhìn thấy
ánh sáng. Thậm chí hành giả còn hoan hỉ chú niệm đến ánh sáng nữa
là khác, ánh sáng sẽ hòa nhập với những cảm giác hỉ lạc và hạnh phúc, và
có lẽ nó còn vương vướng đâu đó. Tuy nhiên về sau hành giả quen với
hiện tượng này và sẽ tiếp tục chú niệm chúng nhiều hơn cho
đến khi nào chúng biến mất. Ðôi khi ánh sáng quá rực rỡ đến
nỗi hành giả thấy ánh sáng, suy nghĩ khó mà làm nó tiêu tan trong phạm vi
chú niệm ánh sáng luôn khi. Như thế hành giả không nên chú niệm
ánh sáng nữa và xoay qua chú niệm liên tục bất kỳ đề mục nào mà
phát sanh trong thân của hành giả. Hành giả không nên suy nghĩ là ánh sáng
còn ở đó chăng. Nếu có như vậy, có lẽ hành giả thấy ánh sáng. Nếu
như suy nghĩ này phát sanh, hành giả nên phân tán ánh sáng bằng sự chú tâm
liên tục đến mỗi sự suy nghĩ đó. Trong khi định mạnh mẽ, không
những ánh sáng mà còn những đề mục khác nữa có thể phát sanh và sẽ
duy trì nếu hành giả muốn khích lệ ai hay người nào khác tu tập.
Nếu như sở thích như vậy nảy sinh, hành giả phải chú niệm nó kịp
thời. Trong nhiều trường hợp, thậm chí không có sở thích như thế
đối với bất kỳ đề mục nào nói riêng, thì những đề mục mờ nhạt
xuất hiện lần lượt cái nọ sang cái kia giống như toa xe lửa. Thế
thì hành giả phải phản ứng lại bằng thị giác đơn thuần là thấy, thấy, và
mỗi đề mục đó sẽ biến mất. Khi nào tuệ giác của thiền
sinh trở nên yếu kém, thì những đề mục trở nên rõ hơn. Vậy thì
mỗi đề mục phải chú niệm cho đến khi nào hàng loạt đề
mục biến mất hoàn toàn.
Hành giả nên nhận biết thực tế rằng ấp ủ một sở thích cho
hiện tượng như là ánh sáng và sẽ bị dính mắc vào chúng, đó là một
thái độ sai lầm. Sự trả lời đúng đó là tuân theo con đường của tuệ
minh sát, là để chú niệm những đề mục này chuyên chú cho
đến khi nào chúng diệt. Khi nào hành giả liên tục áp dụng chánh
niệm cho thân và tâm, thì tuệ giác của hành giả sẽ phát triển
mạnh mẽ. Hành giả sẽ trực tiếp nhận thức rõ ràng hơn những quá trình
phồng xẹp của thân tâm. Sẽ trực tiếp hiểu rằng mỗi đề mục
sanh lên ở một nơi nào và trên mỗi nơi đó nó sẽ diệt đi. Hành giả
sẽ biết rằng sự việc xảy ra trong quá khứ là một điều và sự
việc xảy ra tiếp theo là một điều khác nữa. Do đó, ở mỗi
hành động chú niệm, hành giả hiểu rõ những tướng trạng của vô
thường, khổ não, vô ngã. Sau khi suy niệm một thời gian đáng kể như
vậy, hành giả có thể trực tiếp tin tưởng rằng: "Chắc chắn đây
là con đường tốt nhứt mà có thể đạt được, không có con đường nào
tốt hơn nữa đâu", và hành giả trở nên quá hoan hỉ với sự tiến bộ
của mình mà có lẽ hành giả chờ đợi và thư giãn. Tuy nhiên hành giả không
nên thư giãn ở giai đoạn này, mà hãy tích cực tu tập chánh niệm liên
tục lâu dài ở những tiến trình thân và tâm này.
Bằng sự trao dồi tu tập, và khi đó tuệ giác trở nên già dặn hơn,
những đề mục phồng không còn rõ đối với hành giả nữa; hành giả chỉ
chú niệm diệt của đề mục mà thôi. Ðề mục diệt thì quá
mau lẹ. Vì thế cho nên hãy thực hiện những quá trình chú niệm
đề mục tâm. Ví dụ, trong khi niệm phồng ở bụng, chuyển động
phồng đó diệt trong nháy mắt. Và cùng với phương pháp diệt đó cũng
có tiến trình niệm tâm. Thật vậy điều đó hành giả sẽ nhận
biết rõ rằng cả hai phồng và xẹp lập tức diệt lần lượt cái nọ
sang cái kia. Trong trường hợp cũng giống như đề mục xẹp ở bụng, ngồi,
co duỗi tay chân, tay chân co cứng. Ðề mục niệm và tuệ diệt
của nó xuất hiện hàng loạt nhanh chóng. Một số hành giả nhận thức tỉ mỉ
trong ba giai đoạn: niệm đề mục, đề mục diệt, và tâm thức
diệt mà biết rằng đang diệt - tất cả thì nối tiếp nhau
diệt nhanh chóng. Tuy nhiên điều đó có khả năng để nhận biết
được sự hoại diệt của đề mục và tâm thức diệt, được như
vậy, là nhờ chú niệm vào sự hoại diệt đó.
Khi nào một mình hành giả chú niệm rõ những đôi liên tục này, thì
đối với hành giả những điểm đặc biệt như thân thể, đầu, tay
chân không còn hiện rõ nữa, và đối với hành giả lúc đó nảy sinh ý
nghĩ rằng mọi thứ thì diệt và hoại diệt. Ở giai đoạn này có
lẽ hành giả cảm thấy rằng sự suy niệm của mình chưa có đạt đến
mục tiêu. Nhưng trong thực tế, điều đó không phải như vậy. Thông
thường tâm thích thú trú vào cảnh hình thức và điểm đặc biệt. Khi
nào hình thức và đặc điểm vắng, thì tâm không có thỏa mãn. Thực
tế, đây là một sự biểu lộ tuệ giác tiến triển. Lúc bắt
đầu, nó là những đặc điểm và tên gọi của đề mục mà trước
tiên hành giả phải chú niệm rõ, nhưng bây giờ vì sự tiến bộ, trước
hết hành giả phải chú niệm cho đề mục biến mất. Chỉ niệm
nhiều lần sẽ làm cho những hình dáng đó hiện trở lại, nhưng nếu
chúng chưa được chú niệm thì sự thật của sự hoại diệt lại xuất
hiện mạnh mẽ hơn. Do đó hành giả nhận biết bằng kinh nghiệm trực
tiếp của chân lý là: "Bao giờ tên hay tuổi hiện hữu, thì chơn
lý mờ nhạt, bao giờ chân lý được khám phá, thì tên hay tuổi sẽ
biến mất".
Lúc hành giả niệm rõ những đề mục, hành giả nghĩ rằng những sự
chú niệm của mình chưa đủ nhiệt tâm. Ðiều này là bởi vì
tuệ giác thì quá nhanh và quá rõ đến nỗi hành giả trực tiếp
nhận biết ngay tiềm thức nhứt thời nằm giữa quá trình của sự nhận
thức. Hành giả dự định làm cái gì đó, ví dụ co hay duỗi tay, thì hành
giả sẵn sàng niệm dự định do đó dự định biến mất, với kết quả
đó hành giả không thể co hoặc duỗi tay nhanh được. Trong điều
kiện đó, hành giả phải liên tục và đơn thuần chuyển tác ý của
mình đến sự quán niệm những sự việc xảy ra hiện tại ở một
trong sáu giác quan.
Nếu hành giả mở rộng sự quán niệm toàn thân, thông thường bắt
đầu chú niệm phồng và xẹp ở bụng, hành giả không bao lâu nữa sẽ có
được một lực thúc đẩy, và sau đó hành giả phải liên tục chú niệm
xúc chạm và nhận biết, hoặc thấy và nhận biết, hoặc nghe và nhận
biết..., khi việc này hoặc việc khác xảy ra. Trong khi làm như vậy,
nếu hành giả cảm thấy rằng mình vừa bồn chồn hay vừa mệt, thì hành
giả phải trở lại sự chú niệm phồng và xẹp ở bụng. Sau một thời gian,
hành giả có một lực thúc đẩy trở lại thì hành giả phải chú niệm bất
kỳ đề mục nào khởi lên trong thân tâm.
Lúc hành giả niệm tốt như vậy, dù là hành giả không có chú niệm
đề mục bằng sự tinh tấn, hành giả biết những gì mình nghe đã
biến mất đi, những gì hành giả thấy đã bị tan biến thành nhiều
mãnh, mà không có sự liên tục giữa những phần này. Ðây là những điều
đang thấy khi chúng thật sự xảy ra. Một số hành giả không thấy rõ những gì
đang xảy ra bởi vì sự đoạn diệt thì quá nhanh đến nỗi các hành
giả cảm thấy thị giác của mình trở nên thô thiển hơn hay bị choáng
váng. Nó không phải như vậy. Ðơn thuần là hành giả thiếu lực nhận thức
để niệm những gì xảy ra trước và sau đó, bằng kết quả đó hành
giả không thấy được những tướng trạng hay sắc pháp. Mỗi lần như vậy
hành giả nên thư giãn và dừng lại sự quán niệm. Nhưng quá trình thân
và tâm liên tục xuất hiện với hành giả, và tâm thức luôn luôn chú
niệm tiến trình thân tâm. Hành giả có thể có ý định đi ngủ,
nhưng không buồn ngủ và vẫn còn khỏe mạnh và tỉnh táo. Hành giả không cần
phải lo về sự mất ngủ; bởi vì sự định tâm của hành giả sẽ giúp cho
hành giả không cảm thấy mệt mỏi hay đau ốm. Hành giả phải tích cực chú
niệm và sẽ thấy rằng tâm của mình hoàn toàn có khả năng cảm nhận những
đề mục đầy đủ và rõ ràng.
Lúc chú niệm chuyên chú, thì cả hai sự đoạn diệt của đề mục
và động tác niệm đề mục, hành giả phản tỉnh rằng: "Ngay cả cái
chớp mắt hay một lóe sáng thì không có gì tồn tại lâu. Hành giả chưa thực
chứng điều này trước đây. Bởi vì nó dừng lại và hoại diệt trong
quá khứ cho nên tin chắc là nó cũng dừng lại và hoại diệt trong tương
lai". Hành giả chú niệm như là một sự phản tỉnh. Bên cạnh giữa sự
quán niệm, có lẽ hành giả có cảm nhận sợ hãi. Hành giả phản tỉnh:
"Ai thụ hưởng đời sống, thì sẽ không hiểu biết được chân
lý. Bây giờ ai hiểu biết được chân lý luôn luôn sanh dệt
điều đó thật là một điều đáng kính trọng. Ở mỗi lúc
sanh diệt hành giả có thể chết điếng người đi. Bắét đầu
kiếp sống này, chính sanh diệt là một điều đáng sợ. Như vậy là
lập lại phồng liên tục. Ðể tinh tấn ngăn lại tướng vô thường để
hạnh phúc và an lạc là điều phù phiếm. Tái sanh là một điều
đáng sợ bởi vì nó sinh ra sự sống bằng sự tái diễn của những đề mục
đang diệt và luôn luôn biến mất. Tật là đáng sợ lúc già, lúc
chết, lúc nếm mùi sầu, bi, khổ, ưu và não". Sự phản tỉnh này
phải được chú niệm và sau đó buông bỏ.
Sau đó hành giả không thấy gì cả để nương tựa và đạt được
điều đó bởi vì thân tâm cũng trở nên bị yếu. Hành giả bị trói
buộc bởi tâm trạng chán ngán. Không còn sáng suốt và linh hoạt nữa. Nhưng
hành giả không nên thất vọng. Hoàn cảnh của hành giả như thế là dấu
hiệu sự tiến bộ của tuệ giác. Không có gì bất hạnh hơn đang lúc
biết sợ hãi. Hành giả phải chú niệm sự phản tỉnh như vậy và liên
tục niệm những đề mục khi chúng sanh khởi, lần lượt cái nọ sang
cái kia. Cảm giác không an lạc này sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu hành
giả thất niệm một lát, lúc đó sầu sẽ tự quả quyết và sợ hãi sẽ
khống chế hành giả. Ðây là loại sợ hãi không có liên quan với tuệ
giác. Do đó, sự thận trọng phải được thực hiện để ngăn chận
sự sợ hãi khó ưa sắp xảy đến như thế bằng quán niệm chuyên
chú.
Lại nữa, giữa lúc chú niệm đề mục, có lẽ hành giả nhận thấy
những điều thiếu sót trong hình thức này: "Tiến trình thân và
tâm này là vô thường, là bất lạc. Ðể tái sinh đó là một điều
không tốt. Cả hai không phải là điều đáng mong muốn để duy trì trong
cuộc sống này. Thật là ngao ngán thấy được sự xuất hiện của hình thức
và đặc điểm chế định của những đề mục trong thực tế chúng
không có thực. Thật là vô ích cho hành giả thực hiện tinh tấn để
tìm kiếm sức khỏe và hạnh phúc. Tái sinh không phải là điều ước
muốn. Già, chết, sầu, bi, khổ và não là một điều đáng sợ".
Phản tỉnh bản chất này phải được chú niệm như thế.
Như thế hành giả hướng đến cảm thọ thân và tâm đó như là
đề mục và xem nó khá mộc mạc, thấp kém và không có giá trị. Nhờ chú
niệm sanh và diệt, hành giả trở nên ngao ngán chúng. Có thể hành
giả xem thân chính mình đang bị già nua và đang bị phân hủy. Hành giả quán
nó như chúng sinh rất mỏng manh.
Ở giai đoạn đó, trong lúc hành giả đang niệm mọi thứ đều
sanh khởi trong thân và tâm hành giả, hành giả trở nên chán ghét nó. Mặc dù
hành giả nhận biết rõ sự tan rã của chúng bằng một chuỗi niệm
tốt nhưng hành giả không còn tỉnh táo và sáng suốt nữa. Sự quán niệm
của hành giả căn cứ vào sự nhàm chán. Do đó hành giả trở nên lười
biếng. Tuy nhiên hành giả không thể nào chế ngự được sự quán
niệm. Ví dụ, điều đó giống như hành giả cảm thấy chán ghét mỗi
bước đi lúc phải đi trên con đường bùn lầy và dơ dáy nhưng mà hành giả
không thể nào dừng bước được. Không thể nào nhờ sự giúp đỡ mà
phải tiếp tục. Lúc đó hành giả thấy cõi nhân loại như đối tượng thực
tại cho quá trình hoại diệt, và không còn thích thú tái sanh trở lại làm
người, đàn ông, đàn bà, vua hay triệu phú. Hành giả có cùng cảm tưởng
là hướng đến cảnh trời.
Lúc trải qua tuệ này, hành giả cảm thấy nhàm chán sắc pháp, chú
niệm ở hành giả lúc đó khởi lên ý muốn đoạn trừ sắc pháp hay giải
thoát chúng. Thấy, nghe, đụng, phản tỉnh, đứng, ngồi, co, duỗi, niệm,
- hành giả muốn đoạn trừ chúng tất cả. Nếu chú niệm vào ước muốn
này, hành giả mong thoát khỏi tiến trình danh sắc. Hành giả phản tỉnh
rằng: "Mỗi lần tôi niệm danh sắc, tôi gặp phải những chướng
duyên, tất cả đều là bất thiện. Tốt hơn tôi nên dừng niệm".
Hành giả nên lưu ý sự phản tỉnh như vậy.
Một số hành giả, lúc suy niệm như vậy, thì thực tế không ghi nhận
được sắc pháp. Mặc dù hành giả niệm như thế, nhưng sắc pháp không
dừng diễn tiến, nghĩa là: phồng, xẹp, co, duỗi, dự định... chúng diễn
tiến liên tục. Sự chú niệm sắc pháp khác nhau cũng liên tục. Do đó,
sự suy niệm như vậy hành giả cảm thấy hoan hỉ: "Mặc dù tôi dừng
niệm thân tâm, nhưng sắc pháp thì tất cả đều diễn tiến giống y
nhau. Chúng đang sanh, và tâm thức của chúng thì ở đó. Cho nên để vượt
ra khỏi chúng, hành giả không thể đạt được kết qua bằng cách chỉ
ngưng sự ghi nhận chúng. Các hành giả không thể nào từ bỏ phương pháp
này. Niệm chúng thường xuyên, tam tướng của cuộc đời sẽ được chứng
đắc trọn vẹn và lúc đó không còn chú ý đặt để chúng nữa,
tâm xả được thành tựu. Kết thúc những sắc pháp này, Níp-bàn sẽ được
chứng đắc. An lạc và hạnh phúc sẽ hiển lộ". Sự phản tỉnh như vậy
có hỉ lạc, hành giả tiếp tục chú niệm những sắc pháp nữa. Trong
trường hợp những hành giả đó không thể nào phản tỉnh được trong
phương pháp này, các vị tiếp tục hành thiền của mình đã có một
lần các vị trở nên thỏa mãn với lời giải thích của thầy mình rồi.
Lúc liên tục hành thiền các vị có được đà tiến triển và
lúc đó, ở một vài trường hợp những cảm thọ khổ khác phát sinh.
Ðiều kiện này không phải là nguyên nhân tuyệt vọng. Ðiều
đó chỉ biểu lộ đặc tướng trong khối đau khổ cố hữu này, như đã
trình bày trong chú giải như sau: "Thấy năm uẩn là đau khổ, là bệnh
tật, là ung nhọt, là nhát dao, là tai họa, là phiền não, ..."
Thậm chí những cảm thọ đau khổ như thế đã chưa từng trải qua, một
trong những tướng trạng vô thường, khổ não và vô ngã sẽ hiển nhiên ở
mỗi sự chú niệm. Mặc dù hành giả đang chú niệm chính xác, nhưng
cảm thấy rằng chưa thực hành đúng lắm. Hành giả nghĩ rằng tâm chú niệm
và đề mục niệm chưa đủ khắn khít lắm. Ðiều này là bởi vì
hành giả quá háo hức để cảm nhận đầy đủ về bản chất của tam
tướng. Không đáp ứng được sự quán niệm nên hành giả thay đổi tư
thế thường xuyên. Lúc thiền tọa hành giả suy nghĩ sẽ thiền
hành tốt hơn. Lúc thiền hành, hành giả lại muốn tiếp tục thiền
tọa. Sau khi đã ngồi xuống hành giả thay đổi oai nghi. Muốn đi đến
nơi khác nữa, muốn nằm xuống. Cho dù hành giả thể hiện những sự thay
đổi này nhưng không thể nào duy trì một oai nghi đặc biệt nào lâu
được. Lại nữa, hành giả trở nên bồn chồn. Nhưng không nên thất vọng.
Tất cả điều này xảy ra là vì hành giả thực chứng được bản chất thật
của sắc pháp rồi; và cũng vậy, vì hành giả chưa đạt đến tuệ hành
xả về sắc pháp. Hành già đang tu tập tốt và lúc này hành giả cảm thấy
khác với dự đoán. Phải nên cố trung thành một tư thế, và sẽ thấy rằng
lúc đó mình dễ chịu trong tư thế đó. Liên tục niệm những sắc pháp
nhiệt huyết, tâm hành giả dần dần sẽ trở nên điềm tỉnh và trong
sáng. Cuối cùng những cảm giác bồn chồn của hành giả sẽ biến mất hoàn
toàn.
Lúc tuệ hành xả thuộc sắc pháp trở nên già dặn, thì tâm sẽ rất trong
sáng và có thể chú niệm sắc pháp rất rõ. Chú niệm vạản hành
một cách dịu êm dường như không cần tinh tấn mà vẫn đạt được. Sắc pháp
vi tế cũng được niệm mà khỏi cần tinh tấn. Thực tướng vô thường,
khổ não, vô ngã đang trở nên hiển nhiên mà không cần sự phản tỉnh nào.
Tác ý được trực tiếp đến một nơi đặc biệt ở bất kỳ phần
thân thể nào mà cảm thọ phát sinh, nhưng cảm thọ thì dễ chịu
giống như loại vải dệt thật mỏng. Ðôi khi những đề mục được
niệm trên toàn thân quá nhiều đến nỗi sự chú niệm phải
gia tăng tốc độ. Cả hai thân và tâm xuất hiện để có sự ưu thế.
Những đề mục được chú niệm trở nên thưa dần và hành giả có
thể niệm chúng dễ dàng và an tịnh hơn. Ðôi khi sắc pháp biến mất
hoàn toàn, chỉ duy nhất để lại danh pháp mà thôi. Thế thì chính hành
giả sẽ trải qua trong suốt cảm giác hỉ lạc dường như đang thích thú một
vòi nước tắm nho nhỏ. Hành giả cũng tràn ngập với cảnh sóng yên biển
lặng. Cũng thấy ánh sáng giống như một bầu trời trong xanh. Tuy nhiên những
kinh nghiệm biểu hiện trên, không có ảnh hưởng quá mức cho hành
giả. Hành giả không có vui mừng quá độ, mà vẫn thích thú chúng. Hành giả
phải niệm sự thích thú này, cũng phải niệm hỉ lạc và ánh sáng. Lúc
chú niệm nếu chúng không diệt, thì không nên chú ý đến
chúng nữa và niệm bất kỳ đề mục nào khác sanh khởi.
Ở giai đoạn này hành giả làm tròn nhiệm vụ với tuệ giác mà
không có tôi, của tôi, bản ngã, mà chỉ có pháp hành phát sanh thôi, chỉ có
pháp hành thì mới đang nhận thức những pháp hành khác được thôi. Hành giả
cũng cảm nhận sung sướng trong sự chú niệm những đề mục lần lượt
đề mục này sang đề mục kia. Hành giả không có ngao ngán niệm
chúng lâu dài. Hành giả thoát khỏi những cảm thọ đau khổ rồi. Do đó oai
nghi nào hành giả lựa chọn thì có thể duy trì nó lâu dài. Cả ngồi
lẫn nằm, hành giả có thể tiếp tục quán niệm hai hoặc ba giờ mà
không có gặp phải phiền toái, trải qua thời gian của mình không biết
mệt mỏi. Thậm chí sau thời gian đó oai nghi của hành giả cũng vững chắc
như trước đây.
Thỉnh thoảng pháp hành phát sinh nhanh nhẹn và hành giả đang niệm chúng
khá tốt. Sau đó hành giả có thể trở nên lo âu đối với những gì xảy ra
cho mình. Hành giả nên niệm sự lo âu này. Hành giả cảm nhận rằng mình
đang tu tập tốt. Nên niệm những cảm giác này. Mong đợi sẽ tiến bộ
trong tuệ giác. Hành giả nên niệm chặn trước. Nên niệm một cách
vững chắc những gì phát sinh lên. Hành giả không nên cố hết sức mà hãy
thư giãn. Trong một vài trường hợp, vì lo âu, an lạc, dính mắc, hay là mong
đợi, sự chú niệm trở nên lơ là và yếu kém. Một số hành giả nghĩ
rằng mục tiêu thì rất là gần gũi, hãy quán niệm với năng lực mạnh mẽ.
Ðang khi làm như vậy, sự chú niệm trở nên lơ là và yếu kém.
Ðiều này xảy ra là vì tâm trạo cử không thể tập trung trên pháp
hành hoàn toàn được. Vì vậy khi sự suy niệm ở trong một quá trình hoạt
động tốt, hành giả phải tiếp tục suy niệm tinh tấn, có nghĩa là hành
giả đừng nên lơ là mà cũng đừng nên cố gắng quá sức. Nếu hành giả
tiếp tục thực hiện một cách có nguyên tắc như vậy, thì sẽ đạt
được tuệ giác mau lẹ và dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc những
pháp hành và thực chứng được Níp-bàn. Trong một số trường hợp của một ít
hành giả vào giai đoạn này đôi khi có thể ghi nhận tốt hơn và sau đó
lại không. Hành giả đừng nên đầu hàng và thất vọng thay vào đó phải
giữ vững quyết tâm. Hãy lưu ý dành sự chú niệm cho bất cứ
điều gì phát sinh ở sáu giác quan. Tuy vậy khi niệm thì không được
diễn tiến một cách thoải mái và yên ả, sự quán niệm trong phương
cách mở rộng như thế này thì không thể nào đạt được.
Nếu hành giả bắt đầu bằng cái phồng hoặc bằng cái xẹp ở bụng hoặc
bằng bất kỳ đề mục thân tâm nào khác, hành giả thấy rằng mình đang có
đà tiến bộ. Và lúc đó sự chú niệm sẽ tiếp diễn một cách thoải
mái và yên ả. Hành giả sẽ thấy rằng mình đang quan sát liên tục về sự
sanh và diệt của tất cả các pháp hành với một tính cách rõ ràng. Ở
giai đoạn này, tâm hành giả hoàn toàn giải thoát tất cả phiền não. Tuy
nhiên đề mục có thể là thích thú và hấp dẫn thì không còn lôi
cuốn hành giả nữa. Tuy vậy một lần nữa có lẽ đề mục bất tịnh, không
còn làm khó chịu hành giả nữa. Ðơn thuần hành giả thấy, nghe, ngửi,
nếm, cảm xúc, hay nhận biết. Hành giả niệm tất cả pháp hành bằng
sáu loại tâm xả đã trình bày trong kinh điển. Hành giả bận quán
niệm, thậm chí không biết đến độ dài của thời gian. Ngay khi ngũ
quyền (Indriya) tín, tấn, niệm, định, tuệ được tu tập trong một
phương pháp ngang nhau, thì hành giả sẽ chứng ngộ được Níp-bàn.
Ở giai đoạn này, ngài Mahasi trình bày làm thế nào hành giả kinh
nghiệm được Níp-bàn, nhưng lời giải thích này không có hữu ích cho hầu
hết các hành giả. Biết nhiều và phát huy những điều mong đợi
đó là một điều nguy hiểm thay vì thấy rõ những gì xảy ra đến
với mình trong giờ phút hiện tại.
Ai đạt được tuệ Níp-bàn thì nhận biết được sự thay đổi rõ
rệt của tính khí và thái độ tâm của mình và cảm nhận rằng cuộc đời
mình đã vô thường. Niềm tin đối với Phật Pháp Tăng trở nên kiên cố
hơn. Do niềm tin kiên cố nên hành giả đạt được hỷ lạc và điềm
tỉnh. Lúc đó phát sinh hạnh phúc thanh thoát. Bởi vì những kinh nghiệm
sung sướng này, hành giả không thể nào niệm những đề mục trong
một phương pháp riêng biệt được mặc dù hành giả cố gắng thực hiện
khá tốt sau khi trải qua kinh nghiệm Níp-bàn. Tuy nhiên, những kinh
nghiệm này dần dần suy yếu sau một vài giờ và một vài ngày, và lúc
đó hành giả sẽ có thể một lần nữa chú niệm pháp hành một cách rõ
hơn. Trong một vài trường hợp, những hành giả sau khi đạt được Níp-bàn,
cảm thấy gánh nặng lớn nhẹ bớt, tự do và thoải mái, và không muốn tiếp
tục sự quán niệm nữa. Ðề mục của hành giả đã đạt được và hành
giả có thể hiểu được nội tâm mình. Vậy thì hành giả có thể
tiếp tục giai đoạn thực hành cao hơn nữa.
Ghi chú đặc biệt
Kĩ thuật thiền quán đại cương trong luận thuyết này dành cho những
người có khả năng hiểu biết khá tốt. Những người như thế, sau
khi đọc nó, nếu thực hành với niềm tin vững chắc, mong muốn cao
độ, chuyên cần khá tốt trong một phương pháp có thứ tự, những người đó
có thể tiến bộ chắc chắn. Tuy nhiên, điều đó phải được nhận
xét rằng những chi tiết kinh nghiệm và những giai đoạn tiến bộ của
thiền quán thực hiện do những hành giả không thể nào miêu tả đầy
đủ trong luận thuyết ngắn này được. Ở đó vẫn còn lưu lại
nhiều vấn đề, thế là lời miêu tả này có giá trị. Trái lại
những gì đã trình bày ở đây đối với mọi hành giả chưa có kinh
nghiệm qua. Có hướng đến những sự khác nhau theo khả năng và
nghiệp báo của hành giả. Lại nữa, niềm tin, mong muốn, và sự chuyên
cần của hành giả luôn chưa có gìn giữ kiên định. Hơn nữa, một hành giả
không có thầy hướng dẫn và luôn tùy thuộc vào kiến văn sách vở, thì
sẽ thận trọng và do dự giống như người đi du lịch mà chưa từng đi một
cuộc hành trình đặc biệt nào. Do đó, thật là hiển nhiên không dễ
cho ai đó đạt đến đạo quả Níp-bàn nếu hành giả tiếp tục tinh
tấn mà không có vị thầy hướng dẫn và động viên mình. Sự việc như
vậy, thực ra thì hành giả nỗ lực để hành thiền cho đến khi
nào đạt được mục đích của mình (Níp-bàn), là phải tìm một vị thầy có
đủ tư cách để hướng dẫn mình suốt con đường từ tuệ thấp nhất
đến tuệ cao nhất của đạo quả Níp-bàn. Lời khuyên này thì hoàn toàn
phù hợp với những gì được dạy trong kinh điển: "Một vị thầy phải
đạt được sự hiểu biết về già, chết, như thật".
[Mục lục][Chương
kế] |