BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Tìm hiểu Kinh Trung Bộ II
Kinh số 51-100
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
TỔNG LUẬN I. Giới Thiệu Tổng quát Trung bộ kinh II có năm phần, mỗi phần có 10 kinh, đó là:
1. Về các gia chủ Trong phần gia chủ, như đã được phân tích giới thiệu ở từng kinh, bao gồm các nội dung:
2. Về các Tỷ kheo
3.Về các du sĩ Các du sĩ ngoại đạo, những người rời khỏi đời sống gia đình lên đường tìm kiếm chân lý, chân giải thoát nhưng còn phân vân mờ mịt, hay đang kẹt vào các chấp thủ kiến, thường đến yết kiến Thế Tôn để trao đổi, để tranh luận, hoặc để lắng nghe. Tựu trung trong 10 kinh kiết tập về liên hệ giữa Thế Tôn và các du sĩ ngoại đạo đề cập đến các vấn đề sau đây:
4. Về các vua chúa và hoàng thân Các vua chúa đương thời cũng thường đến yết kiến Thế Tôn để hỏi đạo, để cúng dường như các vua Bimbissàra (Tần-bà-xa-la) vua Pasenadi (Ba-tư-nặc). Trong 10 kinh của phần liên hệ các vua chúa và hoàng thân nầy, có các vấn đề sau đây được đề cập đến:
5. Về các Bà-la-môn Các Bà-la-môn đến yết kiến Thế Tôn thì có rất nhiều, trong đó có rất nhiều vị là giáo chủ, Trưởng các Hội chúng, là các vị rất thời danh, thông rõ ba tập Vệ đà, thuận thế luận và đại nhân tướng; cũng có nhiều thanh, thiếu niên Bà-la- Môn thông thái thông rõ ba tập Vệ đà, thuận thế luận và đại nhân tướng. Họ đến để trao đổi, tranh luận với Thế Tôn. Hầu hết họ quy hướng Thế Tôn, trở thành cư sĩ trọn đời. Có Bà-la-môn Brahmàyu rất nổi danh đã rất mực tôn kính Thế Tôn và đã đắc A-na-hàm trước khi mệnh chung. Có Ba-la-môn Sela với Hội chúng hơn hai trăm người đã xuất gia và đã đắc A-la-hán. Có Bà-la-môn Cankì rất thời danh cũng tỏ lòng rất kính ngưỡng Thế Tôn. II. Nhận định 1. Năm mươi kinh Trung Bộ II kiết tập có năm hàng đối tượng nghe Pháp: Gia chủ; Tỷ kheo; vua chúa, hoàng tộc; các du sĩ ngoại đạo; và các Bà-la-môn. Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng nghe Pháp đủ mọi thành phần xã hội, tuổi tác và giới tính. Tùy vào lợi ích giải thoát của từng đối tượng mà Thế Tôn dạy Pháp thích ứng. Vốn con đường giải thoát là dành cho mọi người, không phân biệt trình độ học vấn, trí thức, giai tầng xả hội, giới tính v.v. và vốn mọi căn cơ đều có thể đoạn tận khổ đau không biệt xuất gia hay tại gia, nên tất cả các thời pháp đều chuyên chở nội dung cắt đứt tất cả nhân tố gây ra khổ đau qua nhiều bước đi thực hiện phạm hạnh. Với hàng gia chủ, Thế Tôn cũng giới thiệu đầy đủ con đường Phạm hạnh, nhưng tùy theo đối tượng nầy, đối tượng khác, và tùy theo vấn đề mà một số gia chủ nêu ra mà Thế Tôn nhấn mạnh bước đi nầy, bước đi khác: nơi thì nhấn mạnh bước đi làm thanh tịnh thân, khẩu, ý nghiệp; nơi thì nhấn mạnh cảm thọ lạc, nơi thì giới thiệu các cõi Trời Dục giới hay Phạm Thiên; nơi thì giới thiệu giới hạn pháp môn Tứ vô lượng tâm, hay chỉ giới thiệu Bố thí, hoặc Giới uẩn, hay chỉ rõ sự nguy hiểm của các dục lạc để chế ngự tham tâm, v.v... Với hàng Tỷ kheo, thì Thế Tôn giới thiệu đầy đủ phạm hạnh, nhưng nhấn mạnh đến nếp sống độc cư, viễn ly; nhấn mạnh đến nếp sống xuất gia, khất thực, sống thực hiện "sáu pháp hòa kính"; có đối tượng Thế Tôn dạy đầy đủ "hiện tại lạc trú", "tịch tịnh trú" và Diệt thọ tưởng để vào Tam minh; có đối tượng thì từ "hiện tại lạc trú" để vào Tam minh; có đối tượng thì từ "hiện tại lạc trú" hành Tứ vô lượng tâm để vào Tam minh; có đối tượng thì dạy "Như lý tác ý" hay thuần Thiền quán để thành tựu "Thất Giác Chi" v.v... nhưng tất cả đều tập trung vào sự thành tựu Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến. Tùy theo nhân duyên nói pháp mà Thế Tôn giới thiệu "Con đường" và các quả chứng cần thành tựu, cùng phương thức hành trì... Với các du sĩ ngoại đạo, thì hẳn nhiên luôn luôn khởi đầu từ các thắc mắc, quan niệm giải thoát sai lệch của họ để chuyển vào Chánh đạo. Thế nên, các thời pháp có chuyên chở nội dung đối thoại với các hệ tư tưởng, chuyên chở thái độ mang nội dung "triết lý" (hiền triết) như là sự phân tích cho thấy rõ cái trống không của các vấn đề siêu hình, cái trống không của chủ trương phân biệt giai cấp, cái chơ vơ thiếu cơ sở của các chủ thuyết v.v... Từ đó, Thế Tôn mới giới thiệu con đường giải thoát tham ái, chấp thủ, vô minh, khổ đau mà Thế Tôn đã trải qua, đã thân chứng đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Với các vua chúa hoàng thân thường quá bận rộn công việc triều chính xã hội..., các thời pháp thường không dài, không lâu, chỉ tập trung vào một số vấn đề ngắn gọn như giải đáp các thắc mắc của họ về các chủ trương của các tôn giáo, triết học đương thời; như về công đức hộ trì Chánh pháp của họ; như về việc trị quốc theo chánh pháp v.v... Nhưng qua đó con đường phạm hạnh cũng xuất hiện đầy đủ, có thể dẫn đến các quả thánh Hữu học, hay A-la-hán (như trường hợp hoàng thân Ratthapàla) ... Với các Bà-la-môn là các nhà thông thái Vệ-đà, các Hội chủ, Giáo chủ danh tiếng, các thời pháp xẩy ra với nội dung cũng na-ná với các thời pháp của các du sĩ ngoại đạo. Tại đây, sự nhiếp nhục các Bà-la-môn ấy của Thế Tôn đã gây nên một ảnh hưởng rất lớn khiến quần chúng hướng về quy ngưỡng Thế Tôn ngày càng đông đảo, phát triển nhanh chóng. Các Bà-la-môn thường rất khó có thể đối thoại với Thế Tôn, bậc đã chứng ngộ, chứng đạt sự thật hoàn toàn, giữa khi họ chỉ có vốn liếng của tư duy, của lòng tin thiếu cơ sở, của kinh nghiệm tâm thức rất giới hạn. Tất cả 50 kinh nói trên là những bài học rất quý cho xã hội đương thời, và cho cả nhiều thời đại về sau cho đến ngày nay và mai sau, trên đường tìm kiếm chân lý và chân hạnh phúc. Ở đây đòi hỏi nhà nghiên cứu Phật học không phải giỏi về ngôn ngữ, từ ngữ mà là sự thể nghiệm tâm lý. Giá trị các kinh chỉ có thể khai mở khi nào các nhà nghiên cứu thấy rõ mối nguy hiểm, hiểm họa của dục vọng (ham muốn các thứ dục lạc trần thế), của tư duy đầy ắp ngã tưởng; chỉ khi nào họ tẩy sạch các tâm cấu uế; chỉ khi nào họ nhiệt tình khát vọng "hiện tại lạc trú", "tịch tịnh trú" và trí tuệ nhìn rõ sự thật của thế giới vô sở hữu, vô hộ, vô chủ nầy. Giá trị của giáo lý Phật giáo là giá trị thực hiện "Con đường", là giá trị loại trừ khổ đau trong hiện tại. 2. Qua 50 kinh đề cập ở trước, ta thấy rằng Bà-la-môn giáo và Lục Sư ngoại đạo đã từng phát triển mạnh gây một ảnh hưởng rất lớn ở miền Bắc Ấn. Nếu xem các ảnh hưởng ấy là những gì nền tảng của văn hoá Ấn đương thời thì sự xuất hiện của Thế Tôn, Phật Giáo, như là một nhân tố làm lung lay nền tảng ấy, mà có nhà nghiên cứu gọi là làm đảo ngược truyền thống của dân Ấn (muốn ám chỉ làm đảo ngược truyền thống phân biệt giai cấp). Thực tế, tiếng nói của Phật giáo như là tiếng rống sư tử dưới chân Hi-mã làm bừng sáng dậy nền văn hóa của các tiểu quốc ở Bắc Ấn. Âm vang của tiếng rống trí tuệ cao vời ấy đã lan khắp thế giới cho đến nay, đang là niềm hy vọng của những giấc mơ tốt đẹp nhất của trái đất, và đang chờ đợi sự tham vấn của các nhà văn hóa lớn như các cuộc tham vấn của các Bà-la-môn thời danh đến với đức Phật. 3. Mười kinh liên hệ đến vua chúa, hoàng thân, - ngoài các mối liên hệ tốt đẹp giữa các vua, hoàng tộc và Tăng già trong các kinh khác, trong đó có một kinh thuật mối liên hệ giữa Thế Tôn Kassapa và vua Kiki trong quá khứ, nói lên sự liên hệ và hộ trì tốt đẹp của chính quyền dành cho Giáo hội của Thế Tôn. Đây là mối liên hệ có tính biểu mẫu và truyền thống tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc truyền bá, phát triển Phật giáo. 4. Hai mươi kinh liên hệ các du sĩ ngoại đạo và các Bà-la-môn là một nội dung phong phú của tài liệu nghiên cứu sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo, triết thuyết phi Phật giáo, đồng thời nói lên nét giáo lý đặc thù của Phật giáo: con đường tự thực nghiệm thực tại như thật của mỗi cá nhân trong hiện tại: không có một sự thưởng phạt, hay một sự can thiệp nào từ bên ngoài; con đường chuyển đổi tâm lý từ dục đến vô dục; từ chấp thủ ngã đến vô thủ trước, từ cấu uế đến thanh tịnh, từ khổ đến lạc và giải thoát, trí tuệ giải thoát. Tất cả ở trong tầm nỗ lực và nắm bắt của con người. 5. Về các bước đi giải thoát dành cho cư sĩ và tu sĩ trong 20 kinh còn lại đã được xác định rõ ràng: 5.1. Tẩy sạch cấu uế tâm. 5.2. Từ bỏ dục lạc để đi vào lạc của "hiện tại lạc trú" của bốn Sắc định. 5.3- Từ đệ tứ Sắc định dẫn tâm vào Tam minh.
Đó là công phu chuyển đổi ba nghiệp thân, khẩu, ý từ cấu sang tịnh, đại tịnh. Đó là lộ trình đoạn trừ các ngăn che tâm thức khỏi sự thật của vạn hữu, dành cho mỗi người thực hiện, mà không nói về, bàn về hay nghĩ về. Tất cả trên đây là nội dung để mỗi cá nhân tự mình trầm tư và quyết định bước đi giải thoát... -ooOoo- |
Source: Người Cư Sĩ, France, http://cusi.free.fr
[Trích giảng Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]
last updated: 10-03-2005