BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Trung Bộ Kinh II
Kinh số 91-100
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 91 (Brahmàyusuttam) - Discourse With Brahmàyu - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH BRAHMÀYU 1. Brahmàyu là một Bà-la-môn đại trưởng lão ở Mithila (Di-tát-la), bác học, tinh thông ba tập Vệ- đà, thông hiểu "thuận thế luận" (triết lý nhân gian phổ biến: popular philosophy) và "đại nhân tướng", đã già đến 120 tuổi đời. Bấy giờ Thế Tôn, cùng 500 Tỷ kheo đang trú ở Videha, Tiếng tăm của Thế Tôn được đồn xa: Ngài là Thái tử dòng họ Thích Ca có 32 tướng đại nhân, xuất gia và thành đạo đầy đủ 10 hiệu Như Lai, tuyên dạy đầy đủ phạm hạnh... Brahmàyu có một thanh niên đệ tử là Uttara rất thông minh, thông rõ ba tập Vệ - đà (tương tự tài bác học của Brahmàyu). Brahmàyu sai Uttara đến trá làm đệ tử của Thế Tôn và theo dõi Thế Tôn trong bảy tháng sinh hoạt để thuật lại cho Brahmàyu về sự thật 32 tướng đại nhân của Thế Tôn và về sự sụp mình đảnh lễ hướng về Thế Tôn ngay tại trú xứ của người và chuẩn bị để yết kiến Thế Tôn tại Videha. 2. Khi tiến vào yết kiến Thế Tôn, mọi Bà-la-môn có mặt đều đứng dậy vái chào tỏ bày cung kính đối với Brahmàyu. Brahmàyu tiến đến Thế Tôn, lạy dưới chân Ngài, hôn bàn chân Ngài (hôn chung quanh bàn chân) tỏ bày hết mực tôn kính. Sự kiện này làm mọi Bà-la-môn kinh dị, bởi Brahmàyu là một đại trưởng lão Bà-la-môn thời danh, danh vọng lớn. (Bấy giờ Thế Tôn còn quá trẻ lúc chỉ mới du hành cùng chúng Tỷ kheo 500 vị). 3. Thế Tôn nói Pháp cho Brahmàyu nghe: Bố thí, Trì giới; các cõi Trời; nguy hiểm của các dục; rồi thuyết Tứ đế khi tâm Brahmàyu đầy hỷ lạc, Brahmàyu liền đắc Tu-đà-hoàn quả. Sau đó không lâu, Brahmàyu đắc quả Bất Lai ngay trước lúc mệnh chung. III. BÀN THÊM 1. Thời đức Phật, xã hội Ấn xem trọng dòng dõi Vương tộc, hay Bà-la-môn, xem trọng những ai có tướng quý, nhất là 32 tướng quý cũa một đại nhân. Tự có hai điểm nầy đã được mọi người quý trọng. Nếu là tu sĩ thì 32 tướng quý là dấu hiệu của một Thế Tôn, đấng Chánh Đẳng Giác. Điểm nầy rất thuận lợi cho việc chuyển vận bánh xe Pháp. 2. Sự kiện Brahmàyu xuất gia và đắc Thánh quả đã gây một tiếng vang lớn khiến nhiều Sa-môn và Bà-la-môn trí thức đương thời ngưỡng mộ Thế Tôn, đã đến với Thế Tôn: Giáo hội của Thế Tôn có thêm nhân duyên để phát triển ảnh hưởng nhanh chóng. 3. Truyền thống giảng dạy Chánh pháp của Thế Tôân là khế cơ: Với những ai mới đến với Thế Tôn, Thế Tôn giảng dạy, Bố thí, Trì giới, chư Thiên và từ bỏ các dục trước. Sau đó đối với tâm lý hân hoan, có lòng tin giải thoát mạnh, Thế Tôn giới thiệu Tứ Thánh đế mới có tác dụng lớn. 4. Dưới thời Thế Tôn, ngoại đạo vẫn gởi người của họ đến trà trộn vào chúng Tỷ kheo tu tập để quan sát, theo dõi sinh hoạt của Tăng già để tìm hiểu hư, thực. Những người trà trộn ấy vẫn được thu nhận: hầu hết đều quy ngưỡng Thế Tôn. 5. Bản kinh 91 có hai định nghĩa về Phật: 5.1. "Đoạn được tái sanh, viên thành thắng trí" thì gọi là đấng Mâu Ni. 5.2. "Viên thành phạm hạnh; thông đạt nhất thiết pháp" thì gọi là Phật. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 92 Kinh Sela (Selasuttam) - Discourse With Sela - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH SELA 1. Khi Thế Tôn cùng 1250 Tỷ kheo, du hành ở Anguttarapa, đi đến trị trấn Apana, tại đây người bện tóc Keniya (tín đồ của các Bà-la-môn) đến đảnh lễ Thế Tôn, cung thỉnh Thế Tôn và 1250 Tỷ kheo độ trai. Thế Tôn im lặng nhận lời. 2. Bấy giờ Bà-la-môn Sela cùng với Hội chúng 300 người đến yết kiến Thế Tôn, quan sát đại nhân tướng của Thế Tôn..., rồi nói kệ tán thán Thế Tôn: "... Là Vua giữa các Vua, Thế Tôn dạy: "... Ta chuyển bánh xe Pháp. 3. Sela và Hội chúng 300 người xin xuất gia, tinh cần độc cư thiền định. Chỉ 8 ngày sau tất cả đều đắc quả A-la-hán. III. BÀN THÊM 1. Qua nội dung bản kinh, chỉ sự kiện xuất gia của Thế Tôn từ Vương tộc, với 32 tướng đại nhân và nét giải thoát tỏa ra từ thân tướng trang nghiêm ấy đã khiến nhiều Bà-la-môn trí thức bác học quy ngưỡng, đặt lòng tin. 2. Với quyết tâm giải thoát và với pháp môn đúng Chánh pháp, mỗi người, không phân biệt tuổi tác, giai cấp, Phật tử hay phi Phật tử, có thể thực hiện giải thoát trong vòng bảy hay tám ngày: thành tựu phạm hạnh. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 93 Kinh Assalàyana (Assalàyanasuttam) - Discourse With Assalàyana - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH ASSALÀYANA 1. Assalàyana ở Sàvatthì là một thiếu niên 16 tuổi nhưng là người thần đồng, tinh thông ba tập Vệ-đà, thâm hiểu các triết lý ở đời (thuận thế luận) và "đại nhân tướng"... được các Bà-la-môn ở Xá-vệ cử đến để tranh luận với Thế Tôn về thuyết "Bốn giai cấp" ở Ấn. Assalàyana biết rõ là không thể đối thoại được với Thế Tôn, vị đã chứng ngộ, chứng nhập thực tại, đã từ chối sự đề cử, nhưng vì vị nể các Bà-la-môn nên đi đến yết kiến Thế Tôn với đại chúng Bà-la-môn. 2. Thế Tôn chỉ cho Assalàyana rõ: các Bà-la-môn đều do mẹ sanh và được bú mớm, nuôi dưỡng như các trẻ Khattiya, Vessa và Sudda. Đây là ý nghĩa bình đẳng về sinh dưỡng. - Thế Tôn cho biết xã hội Yona và Kamboja thì chủ trương chỉ có hai giai cấp: chủ, tớ (thay đổi vị trí nhau). Đây là ý nghĩa nói lên rằng: sự phân biệt giai cấp là do chế độ xã hội của một xứ sở nào đó thôi, mà không phải là thượng đế sinh, không phải tự nhiên. - Thế Tôn chỉ cho Assalàyana về sự thật bốn giai cấp bình đẳng trước 10 thiện nghiệp và 10 ác nghiệp. - Thế Tôn lại chỉ rõ thêm cho Assalàyana về sự thật bình đẳng giữa bốn giai cấp về mặt phát triển tâm, về tu tập giải thoát và về giải thoát. - Thế Tôn chỉ rõ cho Assalàyana sự thật bìng đẳng giữa bốn giai cấp đối với lửa, nước. - Thế Tôn chỉ rõ sự thật trên thực tế xã hội đã có sự giao phối lẫn lộn giữa các giai cấp. - Sau cùng và quan trọng hơn cả, Thế Tôn gợi ý cho Assalàyana tự đi đến kết luận: giá trị đáng tôn quý của con người là trí thức thông rõ các Vệ-đà, đáng quý là ở đức hạnh: do hành vi, thái độ sống của một người nói lên giá trị tôn quý của người đó mà không phải là dòng dõi. 2. Thế Tôn kể câu chuyện về Ẩn sĩ Asita Devala đã đánh bại thuyết phân biệt bốn giai cấp của bảy Bà-la-môn có thần thông của chú thuật, đã chỉ rõ sự mờ mịt của chủ thuyết của họ: sự tình là họ không biết tổ tiên của họ là Bà-la-môn hay tạp chủng. Cuối cùng Assalàyana xin quy hướng Thế Tôn đến trọn đời. III. BÀN THÊM 1. Ngoại đạo luôn tìm mọi cách để tranh luận với Thế Tôn, còn Thế Tôn thì không. Ngay cả thiếu niên Assalàyana là thiếu tư cách tôn trọng để đối thoại, Thế Tôn vẫn từ bi và ôn tồn chỉ dạy. 2. Có rất nhiều kinh chỉ rõ sự trống rỗng của chủ thuyết phân biệt bốn giai cấp: mỗi kinh, Thế Tôn nêu lên các sự thật ở đời khác nhau để vạch rõ các sai lầm của chủ thuyết. Chủ trương bình đẳng bốn giai cấp, hay các giai cấp xã hội là chủ trương rất thực tế, rất công bằng và nhân ái, rất đáng được xiển dương trong mọi thời đại, ở mọi xã hội con người. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 94 Kinh Ghotamukha (Ghotamukhasuttam) - Discourse With Ghotamukha - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH GHOTAMUKHA 1. Bà-la-môn Ghotamukha ở Bàranàsì (Ba-la-nại) đến hỏi tôn giả Udena về ý nghĩa xuất gia đúng pháp, mà Bà-la-môn nghi ngờ các vị xuất gia trước mắt. Tôn giả giới thiệu có bốn hạng người ở đời (như đã được đề cập): 1.1. Tự hành khổ mình. Chỉ có hạng người thứ tư là từ bỏ thế tục, từ bỏ danh lợi và dục vọng, xuất gia hành phạm hạnh. 2. Tôn giả chỉ rõ, cụ thể bốn hạng người trên trong xã hội (như đã được giới thiệu) 3. Ghotamukha là Bà-la-môn rất giàu có, ngưỡng mộ tôn giả Udena xin quy y với tôn giả và dâng cúng hằng ngày cho tôn giả số tiền 500 đồng tiền vàng mà vua xứ Anga ban mỗi ngày cho Ghotamukha. Tôn giả bảo Ghotamukha đến cầu xin quy y Thế Tôn và xây dựng tịnh xá cho chư Tăng ở Pataliputta. Tôn giả Udena xuất gia nên không cất giữ vàng, bạc, tiền của. III. BÀN THÊM Có hai điểm giáo lý cần học tập ở đây: 1. Quy y là ý nghĩa quy Phật hay quy y Pháp hoặc quy y Tăng mà không phải quy y cá nhân. Các vị chân tu thường từ chối sự tôn kính dành cho cá nhân mình. 2. Tôn giả Udena dạy Bà-la-môn Ghotamukha cúng dường tịnh xá cho chúng Tăng thì sẽ được phước báu nhiều hơn, cao qưý hơn. Đây là cách hành xử của một Tỷ kheo chân chánh. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 95 Kinh Canki (Cankìsuttam) - Discourse With Cankì - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH CANKÌ 1. Tại làng Bà-la-môn Opasada thuộc dân Kosala, Bà-la-môn Cankì thiện sanh đã từ bảy đời, nổi tiếng xuất thân từ gia đình đại phú, đẹp trai, khả ái, cao thượng..., thông rõ ba tập vệ-đà, thành tựu giới hạnh, thầy của 300 thanh niên Bà-la-môn, là tôn sư của nhiều tôn sư ..., đầy trọng vọng..., đã cùng chúng Bà-la-môn trân trọng lịch sử, lý lịch của Thế Tôn, đặc biệt là sự giác ngộ tối thượng, đã đến yết kiến Thế Tôn. Bấy giờ có Bà-la-môn Kapathika mới 16 tuổi rất thông tuệ, thông rõ toàn bộ Vệ đà, "thuận thế luận", và "đại nhân tướng" có mặt trong hội chúng Bà-la-môn. 2. Thế Tôn nhìn Kapathika như khích lệ Kapathika đặt câu hỏi. Kapathika liền hỏi: "Thưa tôn giả Gotama, câu chú thuật của các cổ Bà-la-môn y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng. Và ở đây, các Bà-la-môn chắc chắc đi đến kết luận: 'Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm'. Ở đây, tôn giả Gotama nói gì?" Thế tôn hỏi Gotama về các Bà-la-môn hiện tại cho đến bảy đời về trước có ai xác nhận: "Tôi biết việc nầy, tôi thấy việc nầy" không? Kapathina xác nhận không có ai. Thế là lòng tin của các Bà-la-môn không có căn cứ. 3. Kapathika lại thêm: "Các Bà-la-môn không phải là dựa vào lòng tin, mà còn dựa vào các điều được nghe". Thế Tôn dạy: "Thực tế, có điều tin, điều nghe ... lại không thật; điều không tin, không nghe lại là thật ..." 4. Kapathika lại hỏi ý nghĩa về hộ trì chân lý? Thế Tôn dạy: "Đây là lòng tin của tôi, nhưng không đi đến kết luận một chiều rằng chỉ có đây là đúng, ngoài ra là hư vọng ". Như vậy là hộ trì chân lý. Kapathika lại hỏi tiếp: "Cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lý, chân lý được giác ngộ?" - Thế Tôn: "Sau khi đến sống, quan sát và biết về một tôn giả không có tham, sân, si. Sau khi đến gần thì lóng tai --> thọ trì điều đã nghe --> hiểu --> hoan hỷ chấp nhận --> ước muốn sanh --> cố gắng --> cân nhắc --> tinh cần --> tự thân chứng ngộ tối thượng chân lý, và khi thể nhập chân lý ấy với trí tuệ người ấy thấy. Cho đến mức độ nầy là giác ngộ chân lý, chân lý được giác ngộ. - Kapathika: "Thế nào là chứng đạt chân lý?" - Thế Tôn: "Chính nhờ luyện tập, tu tập, và hành tập nhiều lần chân lý mới được chứng đạt". Sau đây các pháp liên hệ quá trình chứng đạt chân lý: Chứng đạt chân lý --> do hành trì nhiều --> do tinh cần --> do cân nhắc --> cố gắng --> do ước muốn --> do hoan hỷ chấp nhận pháp hành --> hiểu ý nghĩa --> do thọ trì pháp --> do lóng nghe --> do thân cận (đạo sư) --> do đi đến gần-> do lòng tin sanh khởi. Kapathika rất hoan hỷ với các lời dạy của Thế Tôn, đã cầu xin được làm đệ tử tại gia cho đến trọn đời. III BÀN THÊM 1. Các chủ thuyết của Bà-la-môn về giai cấp xã hội và về nhiều vấn đề tôn giáo khác không được xây dựng trên cơ sở thấy, biết trực tiếp sự thật, nên thường miễn cưỡng, trống rỗng. Đây là lý do mà các nhà thông thái nhất của Bà-la-môn giáo luôn lúng túng trong các cuộc thảo luận với Thế Tôn và các đại đệ tử của Ngài, có rất nhiều Bà-la-môn thông thái vào bậc nhất đã quy hướng Thế Tôn, xin làm đệ tử cư sĩ hay xuất gia. 2. Gọi là tin tưởng và bảo vệ niềm tin của mình là do vì tự mình chưa chứng ngộ chân lý. Vì chưa chứng ngộ chân lý nên không thể tự cho đối tượng tin tưởng của mình là duy nhất đúng, còn ngoài ra là hư vọng. Đây là thái độ và ý nghĩa "hộ trì chân lý" Sau khi tin tưởng, phải tự mình sống, tu tập thực hiện cho kỳ tốt điều mình tin cho đến khi tự mình biết, tự mình thấy sự thật tin tưởng với trí tuệ: đây là ý nghĩa và và nội dung "chứng ngộ chân lý" hay "chân lý được chứng ngộ". Nếu chân lý không thể được chứng ngộ, biết rằng không thể được chứng ngộ, thì cần rời khỏi niềm tin ấy. Vấn đề là phải tự mình chứng ngộ sự thật, mà không dừng lại ở sự tin tưởng về sự thật. Sự thực hành đi đến "chứng ngộ chân lý" cần được tu tập nhiều lần thì sẽ "chứng đạt chân lý". Đây là hai điểm cơ bản nói lên sự khác biệt giữa Phật giáo và các con đường sống tu tập phi-Phật-giáo. Các con đường phi-Phật-giáo vốn không được thiết lập từ trí tuệ giác ngộ nên không thể chờ đợi kết quả tu tập dẫn đến giác ngộ: Chúng được hiểu là các con đường lệch hướng, hay gọi là "tà đạo", hoặc ngoại đạo (phi-Phật-giáo). Hai điểm "chứng ngộ" và "chứng đạt" ấy không thể tìm thấy ở Bà-la-môn giáo. Chính đây là trọng điểm mà các nhà ngoại đạo rất thông thái và rất thời danh đã từ bỏ quan điểm, chủ trương, niềm tin cũ của mình để đến với Đức Phật và Chánh pháp. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 96 Kinh Esukàrì (Esukàrìsuttam) - Discourse With Esukàrì - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH ESUKÀRÌ 1. Esukàrì bạch Thế Tôn về bốn chủ trương bốn phụng sự, qua đó giai cấp Bà là-môn cao cả, thứ đến là Sát-đế-lợi, Phệ-xá và Thủ-đà-la là giai cấp nô bộc thấp kém nhất. Thế Tôn dạy đó chỉ là chủ trương của giai cấp Bà-la-môn, của một số người thôi, không có sự đồng ý của các giai cấp khác, của nhiều người khác. Với Thế Tôn, tất cả đều cần phải phụng sự, và không cần phải phụng sự, mà vấn đề chủ yếu là giúp con người sống trở nên tốt đẹp hơn, không phân biệt giai cấp nào: con người trở nên tốt hơn hay xấu hơn không phải do sanh từ giai cấp nào, do có tài sản nhiều hay ít (hoặc nghèo), mà là do hành vi đạo đức (giữ gìn 10 thiện nghiệp hay không). 2. Esukàrì lại bạch hỏi Thế Tôn về chủ trương bốn loại tài sản của các Bà-la môn: - Tài sản của các Brahmanà là khất thực; Tương tự như trên, Thế Tôn chỉ rõ đó là chủ trương không phải được tất cả mọi người ở các giai cấp đồng ý. Thế Tôn chủ trương tài sản cho con người là Thánh pháp vô thượng: con người được sanh ra từ giai cấp xã hội nào thì mang danh nghĩa của giai cấp ấy như lửa sanh ra từ củi, rơm v.v... thì gọi là lửa củi, lửa rơm. Tất cả ngọn lửa có tên khác nhau nhưng đều có cùng tác dụng của lửa và đều nóng cả. Cũng thế, người của bốn giai cấp có thể như nhau về thành tựu tu tập Tứ vô lượng tâm, thập thiện... giải thoát. Được nghe lời dạy của Thế Tôn, Esuk àrì bừng sáng và xin được làm đệ tử cư sĩ của Thế Tôn đến trọn đời.III. BÀN THÊM Tương tự các kinh trước thảo luận với các Bà-la-môn, Thế Tôn chủ trương bình đẳng giữa các giai cấp xã hội, bình đẳng giữa con người với con người: mọi người đều bình đẳng trước khổ đau, trước thiên nhiên, trước cái sống, cái chết và bình đẳng về mặt tu tập giải thoát, giải thoát. Giá trị của con người là do hành động, cách sống của con người ấy quyết định. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 97 Kinh Dhànanjàni (Dhànanjànisuttam) - Discourse With Dhànanjàni - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH DHÀNANJÀNI 1. Bà-la-môn Dhànanjàni ở thành Vương-xá, có lẽ được nhà vua xứ Magadha tin cậy, đã cậy thế nhà vua để "bóc lột" các Bà-la-môn, và cậy thế các Bà-la môn để "bốc lột" nhà vua, hoạt động như một "mafia".Tôn giả Xá-lợi-phất muốn đến cảm hóa, tế độ cho ông ta. 2. Lý do "phóng dật" mà Dhànanjàni nêu ra là vì: - Vì cha mẹ; 3. Tôn giả Xá-lợi-phất khai mở rằng: - Ở địa ngục, Bà-la-môn có thể nói rằng: "Tôi vì các lý do trên mà làm việc phi pháp, xin đừng kéo tôi vào địa ngục?"... - Nếu vì các đối tượng trên mà làm các việc đúng pháp thì tốt hơn, đúng hơn. Bà-la-môn hoan hỷ tiếp thu lời dạy của tôn giả Xá-lợi-phất. 4. Khi đau nặng, sắp xả báo thân, Dhànanjàni sai người thân đại diện đến đảnh lễ dưới chân Thế Tôn và đảnh lễ Xá-lợi-phất mong được gặp mặt tôn giả trước lúc mệnh chung. Tôn giả Xá-lợi-phất hoan hỷ đến viếng Bà-la-môn và thuyết Pháp, theo sở cầu của Bà-la-môn, giúp Bà-la-môn Dhànanjàni được thác sanh về Phạm Thiên. III. BÀN THÊM 1. Thuyết pháp cho một người sắp chết để giúp người ấy giác tỉnh có một cận tử nghiệp tốt hầu thác sanh về Thiên giới, thiện thú là Phật sự truyền thống có từ thời Thế Tôn. Phương chi ngày nay Giáo Hội thường tổ chức hộ niệm cho những người sắp mệnh chung. Theo kinh Phân biệt lớn về Nghiệp, Trung Bộ 3, thì trước lúc lâm chung nếu có Chánh kiến và tín tâm thì sẽ được sanh về Thiên giới, thiện thú, cõi Người, dù ở đời đã từng tạo mười ác nghiệp. 2. Việc thuyết pháp cảm hóa Dhànanjàni của tôn giả Xá-lợi-phất không phải chỉ để giúp Bà-la-môn Dhànanjàni, mà còn giúp nhà vua, các Bà-la-môn, và nhiều người khác được sống an vui, yên lành hơn. Ở đời, mỗi người biết tu tập thiện pháp đều đem lại lợi ích cho nhiều người, cho đời. Phật pháp nếu càng được giới thiệu và được tiếp thu rộng rãi thì xã hội sẽ được cải thiện ngày một tốt đẹp hơn nhiều, chỉ cần người đời hiểu và tin nhân quả, nghiệp báo thì cuộc sống cá nhân sẽ trở nên thiện lương hơn, xã hội sẽ tốt đẹp hơn. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 98 Kinh Vàsettha (Vàsetthasuttam) - Discourse With Vàsettha - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH VÀSETTHA 1. Lúc Thế Tôn trú ở Icchamankala, thanh niên Bà-la-môn Vàsetthà và rất Bà la-môn danh tiếng tranh luận về nội dung ý nghĩa cũa từ Bà-la-môn. - Thanh niên Bharadvàja thì bảo ; "Ai thiện sanh mẫu hệ, phụ hệ đến bảy đời, không một vết nhơ..." - Thanh niên Vàsettha thì nói: "Nếu ai có giới hạnh và thành tựu các cấm giới, như vậy là một vị Bà-la-môn" 2. Các Bà-la-môn danh tiếng cùng đến yết kiến Thế Tôn và xin được nghe lời dạy của Thế Tôn về Bà-la-môn. - Cái giá trị gọi là Bà-la-môn không phải ở dòng họ thọ sanh, không phải là thân tướng bên ngoài, không phải là nghề nghiệp vật chất, mà là ơ cái tâm thức: - Những ai tẩy sạch cấu uế của tâm thức = Bà-la-môn. Hai thanh niên trên nghe xong liền xin quy y Thế Tôn cho đến trọn đời. III. BÀN THÊM Danh từ Bà-la-môn, Sa-môn vốn đã có ở tôn giáo Ấn để chỉ các tu sĩ, vốn là từ Brahmana, Samana, sau đó Thế Tôn đã định nghĩa hai danh từ trên với một nội dung giải thoát của con đường phạm hạnh: chỉ những vị đã đắc tâm giải thoát và tuệ giải thoát, đã thành tựu phạm hạnh đã giải thoát khổ đau, giải thoát sinh tử. Đấy là các định nghĩa mới mẻ danh xưng Bà-la-môn (và cả Sa-môn) rất Phật giáo, đã cho danh từ cũ một linh hồn mới. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 99 Kinh Subha (Subhasuttam) - Discourse With Subha - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH SUBHA 1. Lúc Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại tịnh xá cư sĩ Cấp Cô Độc, Bà-la-môn thanh niên Subha Todeyyaputta đến yết kiến Thế Tôn và nêu ra một số câu hỏi: 1.1. Người tại gia thành tựu chánh đạo, thiện pháp; người xuất gia thì không. 1.2. Người tại gia do dịch vụ nhiều, công tác nhiều, tổ chức nhiều, lao lực nhiều nên nghiệp sự có quả báo lớn; con người xuất gia thì không có quả lớn. Đức Thế Tôn th ì chủ trương phân tích, không nói một chiều như thế.- Ngài cho rằng: nếu người tại gia hay xuất gia hành chánh đạo thì sẽ thành tựu chánh đạo thiện pháp; nếu họ hành tà đạo thì không - Có những dịch vụ lớn, công tác lớn..., nếu làm hỏng, làm sai thì sẽ có kết quả nhỏ. Có những dịch vụ nhỏ, công tác nhỏ..., mà làm đúng, làm tốt thì có kết quả lớn (Thế Tôn có nêu ví dụ cụ thể về dịch vụ nông nghiệp, buôn bán..) 2. Subha lại hỏi về chủ trương năm pháp tác phước, đắc thiện, đó là: chân thực, khổ hạnh, phạm hạnh, tụng đọc, thí xả của các Bà-la-môn. - Thế Tôn lại hỏi Subha: "Có Bà-la-môn nào trong hiện tại lui về bảy đời trước biết được chứng tri được quả dị thục của năm pháp ấy?". Subha xác nhận không có. Thế là, các Bà-la-môn được Thế Tôn gọi là một chuỗi người mù. Sự kiện này khiến Subha phẫn nộ Thế Tôn cho là, đúng như Bà-la-môn Pokkharasati nói: các người tự cho là chứng Thánh, tri kiến thù thắng, nhưng là con người thì làm sao chứng được các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh? Thế Tôn lại chỉ rõ sự thật của Pokkharasati và các Bà-la-môn khác, do không biết không thấy sự thật, tâm thức của người khác mà nói: hệt như người mù từ khi sinh ra cho rằng cả bầu trời vũ trụ nầy không có mặt các hình tướng, màu sắc, do vì họ không thấy có. Đoạn, Thế Tôn chỉ r õ người không thể có pháp thượng nhân do vì bị ám ảnh bởi ngũ dục lạc, bởi năm triền cái. Nếu đoạn trừ năm triền cái thì vào được sơ thiền rồi nhị thiền... , chứng được hỷ lạc cao thượng hơn hỷ lạc đến từ ngũ dục lạc... Ngài tiếp tục chỉ dạy pháp tu tập Tứ vô lượng tâm để cộïng trú với Phạm Thiên, theo yêu cầu của Subha.3. Rồi Bà-la-môn Janussoni gặp Subha trên đường đi và hỏi Subha có nghĩ rằng Sa-môn Gotama là bậc có trí tuệ sáng suốt không? Subha đáp: "Tôi là ai mà có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Thế Tôn? Tôi là ai mà dám tán tán Thế Tôn?" Thế Tôn dạy, "Năm pháp đắc phước, tác thiện của các Bà-la-môn chỉ là để tu tập trở nên không sân, không hận mà thôi." Janussoni bước xuống xe trang trọng, vọng hướng về Thế Tôn kính lễ và nói lời tán thán: "Lợi ích thay cho vua Pasenadi nước Kosala, được Như Lai trú ở trong nước". III. BÀN THÊM 1. Tương tự như các từ Kamma, Brahmana, Samana của Bà-la-môn giáo, các từ chân thực, phạm hạnh, v.v... đều mang một nội dung ý nghĩa rất giới hạn, khác xa với Phật giáo. Các từ gọi, danh xưng của các Bà-la-môn về pháp tu tập đều được dựng nên từ các chủ chương vốn là sản phẩm của tư duy hay của kinh nghiệp rất giới hạn của các giác quan, cảm thọ, mà không phải từ trí tuệ thấy biết sự thật như thật, nên hầu như đề thiếu cơ sở, trống rỗng. Những nhận định, phê phán của họ về các Bậc Thánh, giáo lý của bậc Thánh cũng thế. 2. Kinh 99 nầy ghi thêm một kinh đề cập đến Tứ vô lượng tâm, nhưng chỉ phát triển tâm sanh về Phạm Thiên. 3. Lời cảm thán của Janussoni rằng: "Lợi ích thay cho Vua Pasenadi nước Kosala, được Như Lai trú ở trong nước". Đây là ý nghĩa lợi ích rất lớn mà con đường Giới, Định, Tuệ của Phật giáo đem lại cho đời mà đời sau cần chiêm nghiệm. Một mặt Phật giáo giúp phá tan các tà kiến làm u ám tư duy, văn hoá, một mặt giới thiệu con đường đi vào an lạc, hạnh phúc, giải thoát và trí tuệ. -ooOoo- Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 100 Kinh Sangàrava (Sangàravasuttam) - Discourse To Sangàrava - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ (Các từ ngữ quen thuộc) II. NỘI DUNG KINH SANGÀRAVA 1. Nữ Bà-la-môn Dhànanjànì rất tôn kính Thế Tôn, thường tác thanh xưng danh hiệu Thế Tôn. Thấy thế, thanh niên Bà-la-môn Sangàrava, thông tuệ, thông hiểu ba tập Vệ đà bất bình cho nữ Bà la-môn kia là hạ liệt và lên tiếng miệt thị Thế Tôn. Nữ Bà-la-môn ôn tồn nói: nếu chàng mà biết đến Giới đức và Tuệ đức của Thế Tôn thì sẽ không nói lên lời miệt thị ấy. Khi biết Thế Tôn đang trú ở Candalakappa, Sangàrava đến yết kiến Thế Tôn và bạch hỏi Thế Tôn: "Có một số Sa-môn, Bà-la-môn tự nhận rằng về căn bản phạm hạnh, họ đã chứng đạt ngay hiện tại thông trí và cứu cánh bỉ ngạn nhờ thượng trí. Tôn giả Gotama nghĩ gì về các vị ấy?" 2. Thế Tôn phân tích cho Sangàrava thấy sự khác biệt của các người cùng nói lên lời tuyên bố trên: có người theo tin đồn, có người nói do lòng tin, có người nói do lý luận, có người nói do tự mình chứng tri. Thế Tôn là một trong những người tự mình chứng tri pháp chưa từng được nghe trên. Rồi Thế Tôn thuật lại quảng đường tìm đạo, hành đạo và các quả chứng ngộ của thế Tôn cho Sangàrana nghe tận tường 3. Sangàrava lại hỏi: "Có chư Thiên không?" Thế Tôn dạy: "Ta biết chắc chắn có chư Thiên". Sangàrava hoan hỷ thọ lời dạy của Thế Tôn và xin được trọn đời quy ngưỡng Thế Tôn. III. BÀN THÊM 1.Lời phát biểu của các Bà-la-môn trưởng các Hội chúng thời danh cho rằng họ đã thành tựu phạm hạnh, thông trí và cứu cánh bỉ ngạn nhờ thượng trí (abinnavesana paramitta), tương tự trí tuệ Ba la-mật của Bát Nhã, mang một ý nghĩa cá nhân: nó bị giới hạn trong giới hạn kinh nghiệm và hiểu biết của họ, có khi bao hàm "ý đồ" về tôn giáo, về danh vọng và lợi dưỡng. Nội dung chứng đắc của họ hoàn toàn khác hẳn nội dung chứng đắc của Thế Tôn. Không tiện vạch rõ sự thật nầy, Thế Tôn đã tế nhị phân tích cho Sangàrava biết về sự khác biệt của nội dung chứng đắc. Ngay cả khi tự tuyên bố rằng: tự mình chứng đắc pháp hy hữu (vị tằng hữu) thì cũng thiếu cơ sở để minh chứng sự thật chứng đắc ấy. Vì thế, Thế Tôn nói rõ lộ trình chứng đắc, cảnh giới tâm thức chứng đắc và quả vị chứng đắc cho Sangàrava. Sự trình bày như thế này, cho đến điểm nầy, nếu đối tượng nghe chưa đủ trí tuệ đón nhận thì thật khó minh chứng Chỉ còn, trong một số trường hợp cần thiết, thị hiện đại thần thông (như một số kinh đã kiết tập) mới thuyết phục được đối tượng nghe pháp. 2. Thời đại ngày nay đang xuất hiện đó đây các hiện tượng chứng đắc ngụy tạo, nếu không xử dụng thần thông lớn để vạch trần sự giả trá thì thật tai hại cho đời. 3. Câu hỏi: "Có chư Thiên không" cách đây 26 thế kỷ là một câu hỏi lớn của thời đại gợi mở cái thắc mắc rằng: Không biết ngoài cõi Người còn có các cảnh giới khác không? Nếu không thì hẳn Nhân quả, Nghiệp báo không được thành lập. Thế Tôn, vì thế, đã nhấn mạnh câu trả lời: "Ta biết chắc chắn có chư thiên" - Ngài thân chứng - để giải tỏa hoàn toàn thắc mắc ấy. Ngày nay, nhân loại đang chi tiêu với một khoảng chi tiêu khổng lồ để đi tìm kiếm sự thật rằng: ngoài sinh vật trên trái đất, còn có sinh vật ở các hành tinh khác nữa không (mà không phải chư Thiên)? 4. Giới thiệu lộ trình tu tập giải thoát của Thế Tôn là hình thức giới thiệu con đường phạm hạnh mà Thế Tôn giảng dạy cho các đệ tử của Ngài vậy. -ooOoo- |
Source: Người Cư Sĩ, France, http://cusi.free.fr
[Trích giảng Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]
last updated: 23-06-2005