BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Kinh số 49
Kinh
Phạm Thiên Cầu Thỉnh
(Brahmanimantanikasuttam)
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Phạm thiên, hay Đại Phạm Thiên: Cõi thứ nhất của Sắc Giới: Theo ghi chú của tập Abhidhammatthasangaha, cõi Phạm Thiên có tuổi thọ là một Kappa hay Mahàkappa (một đại kiếp) Thời gian tuổi thọ ấy thật là dài không thể tính đếm. Đức Phật dạy rằng: nếu có một khối lượng hạt cải đựng đầy trong một kho chứa mỗi cạnh (dài, ngang và cao) một do tuần (1 yojana = 7 dặm Anh, khoảng 10 km), cứ 100 năm vứt đi một hạt cải, vứt cho hết hạt cải trong kho ấy là thời gian dài bằng tuổi thọ của Đại Phạm Thiên (Từ điển Sanskrit,..., ghi rằng tuổi thọ Đại Phạm Thiên là 50 năm của cõi ấy; một năm có 360 ngày của cõi ấy; một ngày cõi ấy dài bằng tuổi thọ của vũ trụ nầy.) - Quang Âm Thiên: cõi thứ hai của Sắc Giới: Cõi nầy, theo Abhidhammatthasangaha ghi tuổi thọ là 8 Đại kiếp. - Biến tịnh thiên: Cõi thứ ba của Sắc Giới: Cõi nầy có tuổi thọ dài là 64 đại kiếp. - Quảng quả Thiên: Cõi thứ tư của Sắc Giới. Có tuổi thọ dài là 500 đại kiếp. I I. NỘI DUNG KINH PHẠM THIÊN THỈNH CẦU 1. Thế Tôn với tâm Ngài biết được Phạm Thiên Baka chấp thường, hay chấp hữu, cho rằng cõi Phạm Thiên là thường hằng, bất biến; ông như là Sáng tạo chủ của thế giới, vũ trụ. Ngài biến mất ở trần gian, từ cánh rừng Subhagavana, và xuất hiện trước Baka và Phạm Thiên Chúng để khai ngộ Baka. 2. Ác ma, thống lãnh các Thiên chúng, biến thân vào một vị Thiên của Phạm Thiên Chúng để cản ngăn Thế Tôn khai ngộ Thiên chúng. Thế Tôn vạch mặt Ác ma và hàng phục Baka bằng thị hiện thần thông khiến Baka và Thiên chúng không hiển được thần thông, rồi chỉ rõ tà kiến, hữu kiến của Baka, giúp Baka nhổ lên tận gốc rễ chấp thủ hữu của tự thân. 3. Trước khi tỏ ngộ sự thật "Phi hữu", Baka ngờ rằng nếu không chấp thủ Hữu thì sẽ trở thành trống không, trống rỗng. Còn Ác ma thì mong thuyết phục Thế Tôn, với ác tà kiến, đừng nói Pháp, đừng nói lên sự thật của các Pháp để Ác ma tiếp tục thống lãnh, kiểm soát Thiên chúng, nhưng thất bại. III. BÀN THÊM Kinh 49 cho ta một số kiến giải rằng: 1. Trong việc giáo hóa chư Thiên Dục giới, Sắc giới thường thì hoặc:
2. Chư Thiên ở các cung Trời do vì phước báo nhiều, có dung sắc hầu như không già, không bệnh, có thọ mạng lâu dài hầu như vô lượng, bất tận nên dễ chấp thủ Thường kiến, Hữu kiến. Rất khó đối với họ để có thể nhận ra sự thật vô ngã, vô thường và khổ tướng của vạn hữu. Qua đây mới thấy rằng cõi Người có điểm linh diệu, tối thắng của con người: rất dễ nhận ra sự thật vô ngã, vô thường của khổ đau. 3. Qua sự thật biến hóa thần thông, kinh đã gián tiếp hiển lộ sự thật vô ngã bất định tính của không gian và thời gian. Thực ra có vô số không gian và thời gian tương ứng với vô số cảnh giới do cảm nghiệp sinh. Chỉ có kết quả tu tập thiền định, tự thân hành giả mới chứng nghiệm sự thật nầy. Không thể có một loại "logic", một máy tính cực kỳ tinh xảo nào có thể phát hiện ra các sự thật đó. -ooOoo- |
Source: Người Cư Sĩ,
France, http://cusi.free.fr
(Nguyên Trừng đánh máy theo ấn bản do Hòa Thượng Chơn Thiện
trao tặng)
[Trích giảng Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]
last updated: 10-03-2005