BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 26
Kinh Thánh Cầu
(Ariyapariyesana Sutta)
Discourse On The On
The ariyan Quest
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I. GIẢI THÍCH TỪ
NGỮ
- Y tánh Duyên khởi: Idappaccayatà paticcasamuppàdo - Causaluprising by way of condition. Sự sinh khởi do các duyên, do nhân duyên (xem giáo lý Duyên khởi). II. NỘI DUNG KINH THÁNH CẦU Có một số điểm chính liên hệ đến phương châm của đời sống phạm hạnh, liên hệ đến đoạn đường tầm đạo của Thế Tôn và liên hệ đến trọn đường thiền định Phật giáo mà các hành giả cần ghi nhớ, học tập qua kinh Thánh cầu. Đó là: 1. Người xuất gia nghiêm túc hành giải thoát chỉ có hai việc cần làm :
2. Người xuất gia chỉ có con đường giải thoát cần chọn và thực hiện :
3. Chặng đường đức Thế Tôn học đạo với Àlàra Kalàma và Uddaka Ràmaputta; rồi tự mình hành thiền quán dưới cội bồ-đề ở Uruvela đắc quả Phật; rồi ngoại đạo Upaka không tin vào sự giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Ngài; rồi chuyển xe pháp tại vườn Nai, ở Bàrànasì, chỗ chư Thiên đọa - Isipatana, cho năm pháp hữu Kiều Trần Như (Kodanna). Ngôi Tam bảo được hiện thành từ đây: Thế Tôn là Phật bảo; Tứ Thánh đế là Pháp bảo; năm Tôn giả huynh đệ Kiều Trần Như là Tăng bảo. Giáo hội Tăng già đầu tiên được hình thành gồm có năm Tôn giả huynh đệ Kiều Trần Như và Thế Tôn là bậc Đạo sư, Thượng thủ. 4. Đức Thế Tôn đã ngần ngại chuyển vận bánh xe Pháp bởi Pháp do Thế Tôn thực chứng thì thậm thâm vi diệu, khó hiểu, khó chứng, siêu lý luận, ly thủ, ly ái, giữa khi người đời thì khát ái, ham thích hưởng thụ dục lạc. Thái độ ngần ngại ấy đã báo hiệu sự khó khăn trong sự nghiệp Hoằng Pháp về sau. III. BÀN THÊM 1. Bản kinh Thánh Cầu xác minh rõ sự thật cao cả nhất mà đức Thế Tôn đã chứng ngộ đưa đến Niết bàn là sự thật Duyên khởi. Từ sự thật nầy mà khai nguồn ra Phật giáo, ra ba tạng Thánh điển về sau. Sự thật Duyên khởi là điểm giáo lý đặc thù nói lên điểm khác biệt cơ bản giữa Phật giáo và các Tôn giáo, triết thuyết khác ở đời. 2. Pháp được chuyển vận nói lên hai đặc tính của giáo lý Phật giáo :
3. Giác ngộ của đức Thế Tôn, được thuật lại qua kinh Thánh Cầu, là sự chứng đắc trí tuệ Vô thủ trước, đoạn diệt chấp thủ Năm uẩn, hay đoạn diệt Năm uẩn. Năm uẩn là khổ đau; đoạn diệt chấp thủ Năm uẩn là Khổ diệt, Niết bàn . -ooOoo- |
Source: Người Cư Sĩ, France, http://cusi.free.fr
[Trích giảng Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-05-2003