BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 12
Đại kinh
Sư Tử Hống
(Mahasihanada Sutta)
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ - Tùy pháp (của bản kinh này): Dhammanvayo (inference from dhamma): sự suy diễn từ pháp, theo pháp (giáo pháp). - Như Lai: Tathàgata (The Lord): Đấng đến như thế. - A la hán Chánh đẳng giác: Arahant sammasambuddha: Đấng Toàn Giác. - Minh hạnh túc: Vijjàcaranasampanno (Endowed with knowledge and right conduct): Đấng đầy đủ đức và tuệ. - Thiện thệ: Sugato (Well-farer): Đấng khéo vượt qua sinh tử. - Thế gian giải: Lokavidù (Knower of the words): Đấng hiểu rõ thế giới vũ trụ. - Vô thượng sĩ: Anuttaro (Incomparable one): Đấng không thể so sánh, vô tỷ. - Điều ngự trượng phu: Purisadammasaràthi (Trainer of Men to be tamed): Đấng giáo hóa thuần thục con người. - Thiên Nhân Sư: Satthà devamanussànam (Teacher of devas and men): Đấng Thầy của Trời và Người. - Phật: Buddha (The Awakened One): Đấng giác ngộ. - Thế Tôn: Bhagavà (The Lord): Đấng thế giới tôn kính. - Thập Như Lai Lực: Dasa Tathàgatabalàni (Ten powers of a Tathàgata): Mười năng lực của Như Lai . - Tri thị xứ phi xứ lực: Thànam ca thànato atthanàni ca atthànato (Comprehends as it really is causal occasion as such): Biết như thật cái gì là đúng thật, cái gì là không đúng thật. - Tri tam thế nghiệp báo lực: Atìtànàgatapaccuppannànam Kammasamàdànànam thànaso hetuso vipàkam yathàbhùtam pajànàti (Comprehends, as it really is the acquiring of deeds for oneself, past, future and present, both in their causal occasion and their result): Như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy thuộc sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. - Tri nhất thế đạo trí lực: Sabbatthagàminim patipadam yathàbhùtam pajànàti (Comprehends as it really is the course leading to all bourns): Như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới. - Tri thế gian chủng chủng tánh lực: Anekadhàtunànàdhàtu lokam yathàbhùtam pajànàti (Comprehends as it really is the word with its various and diverse features): Như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt. - Tri tha chúng sanh chủng chủng dục lực: Param sattànam nànàdhimutikatam yathàbhùtam pajànàti (Comprehends as they really are the divers characters of beings): Như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình. - Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ: Parasattànam parapugglànam indriya paropariyattam yathàbhutam pajànàti (Comprehends as it really is the higher or lower state of the faculties of other beings, of other persons): Như thật tuệ tri các căn cao, thấp của các loài hữu tình (bao gồm loài Người). - Tri chư thiền tam muội lực: Thàna vimokha samàdhi samàpattìnam saíkilesam vodànam vutthànam yathàbhùta pajànàti (Comprehends as they really are the defilement of the purification of the purification of the emergence from attainments in meditation, the deliverances and concentration): Như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các thiền, chứng về thiền về giải thoát, về định. - Túc mệnh minh: Túc mệnh thông: Anekavihitan pubbenivàsam anussarati (Remembers his manifold former habitations...). Thấy vô lượng kiếp quá khứ của tự thân ... - Thiên nhãn minh: Thiên nhãn thông: Dibbena cakkhunà visudhena atikkantamanussakenasatte passati (With his purified deva vision, surpassing that of men, sees beings as they are deccasing and uprising...): Thấy vô lượng kiếp quá khứ của chúng sanh với các nghiệp nhân và nghiệp quả, thấy con đường thọ sanh của chúng sanh ... - Lậu tận minh: Lậu tận thông: Àsavànam khayà anàsavam cetovimuttim pannàvimuttim ditthe va dhamme sayam abinnà sacchikatvà upasampajja viharati: [a Tathàgata]), by the destruction of the cancers, enters on and abides in freedom of mind, freedom through wisdom that are cankerless, having realized them here and now through his own super knowledge...): Trí tuệ giải thoát, tâm giải thoát đoạn trừ hết thảy lậu hoặc... - Tứ vô sở úy: Cattàro vesàrajjàni (Four convictions, self confidences): Bốn tự tin, không sợ hãi trước tất cả Hội chúng Trời, Người. Đó là: 1. Đã chứng ngộ những gì
thuyết giảng. II NỘI DUNG BẢN KINH 1. Giáo hóa chúng đệ tử, Đức Thế Tôn vận dụng thân giáo và khẩu giáo, mà không hay rất hiếm sử dụng các thần túc thông, vì thế tu sĩ Sunakkhatta chỉ trích Đức Thế Tôn bốn điểm như là lý do khiến ông ta từ bỏ nếp sống phạm hạnh. Bốn điểm ấy là: (a) Đức Thế Tôn không có pháp
thượng nhân (các thần túc thông). - Về điểm (a), thực ra Đức Thế Tôn có đầy đủ các thần thông tối thắng về thiên nhĩ, tha tâm và thần túc, có đại định thù thắng (tâm giải thoát). - Về điểm (b), Đức Thế Tôn thực sự có đủ tam minh: Túc mệnh minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh (tuệ giải thoát). - Về điểm (c) và (d), đó là sự thật của Thế Tôn. Nhưng, nhìn kỹ hai lời chỉ trích nầy là những lời tán thán chân chính về Thế Tôn. 2. Sự thật, Đức Thế Tôn còn chứng quả cao hơn nhiều so với tưởng tượng của Sunakkhatta, đại để như: - Ngài có đủ Thập Như Lai lực thấy tận tường sự thật của Thế giới và chúng sinh, thấy tận tường con đường dẫn đến khổ sinh hay khổ diệt của từng chúng sinh, thấy tận tường các pháp khổ hạnh, độc cư... - Ngài có đủ "Tứ vô sở úy" không sợ bị chỉ trích khuyết điểm (vì không có khuyết điểm về Giới, Định, Tuệ), không sợ hãi trước tất cả Hội chúng Trời, Người. Hơn thế, thấy rõ các khả năng giới hạn, các khuyết điểm của ngoại đạo. 3. Đức Thế Tôn, qua các phê phán nhận định không đúng về Ngài, xác định một nhận định chuẩn xác về Thế Tôn như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". Qua ba điểm vừa nêu, bản kinh số 12 quả là "đại Sư Tử hống" khiến muôn thú câm lặng, run rẩy, đến như Tôn giả Nagasamala khi nghe được bỗng khiến lông tóc dựng ngược. III. BÀN THÊM 1. Đại định, hay tâm giải thoát của Thế Tôn bao hàm các thành tựu như: Thiên nhĩ thông, tha tâm thông và thần túc thông. Thực sự là các thành tựu của một tâm thức tự do, tự tại, an lạc, hạnh phúc vô cùng là ước mơ muôn thuở của con Người. Trí tuệ hay đại huệ giải thoát của Thế Tôn là trí tuệ vô thượng thấy tận tường sự thật như thật của vạn hữu pháp giới. Đây là cao đỉnh của khát vọng của trần gian, của Nhân, Thiên. Giáo lý Phật giáo toàn bộ đều dẫn đến Định và Tuệ ấy mà bản kinh số 12 đã đại diện nói lên. Đó cũng là đỉnh điểm của một nền văn hóa lý tưởng hướng về chân, thiện, mỹ. 2. Nếu bản kinh dài "Sư Tử Hống" đã khiến người nghe lông tóc dựng ngược, thì các giáo lý chỉ đường tẩy sạch các cấu uế của tâm, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Thánh đạo đều có tác dụng "lông tóc dựng ngược" ấy. Điều nầy nhắc nhở hành giả rằng: nếu đọc kinh Phật, nghe các pháp môn giải thoát của Phật giáo mà không có cảm xúc "lông tóc dựng ngược" thì quả là đáng tiếc: tâm thức đang thiếu vắng một cái gì ấy thật đáng tiếc! Với phát biểu đúng về Đức Thế Tôn rằng: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sinh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc, vì thương tưởng cho chư Thiên và loài Người", thì toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo cũng chuyên chở nội dung ấy cho đời, đó là trí tuệ vô ngã, lòng nhân ái cao cả vì hòa bình, an lạc và hạnh phúc của số đông. Nhân loại có thể chờ đợi một nền văn hóa nào hơn thế./. (trích Nguyệt san Giác Ngộ số 76, 07-2002) |
[Trích giảng Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]
last updated: 10-03-2005