Hương Vị Pháp Bảo (10) Lý tưởng Bồ Tát trong Giáo Lý Phật Giáo Nguyên Thủy Trong kinh điển Pali, hoặc trong các bài pháp, Ðức Phật thường dùng hai danh từ để chỉ chính Ngài: Bồ Tát (Bodhisatta) và Như Lai (Tathagata). Ngài tự gọi là Bồ Tát khi nói về giai đoạn trước khi Ngài Giác ngộ trong kiếp nầy. Và sau khi Ngài đạt Chánh quả rồi thì Ngài thường xưng là Như Lai. Dựa trên những danh xưng nầy, ta có thể hiểu rằng Bồ Tát là một vị có đầy đủ điều kiện đạt Giác ngộ hoặc một vị đang đi trên con đường chắc chắn dẫn đến quả vị Phật. Trong Chú giải, chữ Bồ Tát có ba nghĩa:
Theo giáo lý Nguyên Thủy, có ba quả vị Giác ngộ:
Trong ba quả vị Giác Ngộ kể trên, về mặt phẩm chất và khả năng của mỗi quả vị có nhiều điểm khác nhau:
Do đó ta thấy có nhiều phương cách và mục đích để đạt Giác ngộ. Theo giáo lý Nguyên Thủy, Phật tử có toàn quyền chọn lựa một trong ba phương cách đạt Giác ngộ kể trên tùy theo tâm nguyện và khả năng của mình. Nhưng theo truyền thống Ðại thừa thì Phật tử được chỉ dạy nên đi theo con đường tiến đến Phật quả (Bồ Tát Ðạo). Ở đây, Sư không có kiến thức đặc biệt về giáo lý Bắc tông nên Sư chỉ trình bày những gì Sư quen thuộc trong giáo lý Nguyên Thủy. Sứ mạng của một vị Phật là cứu giúp chúng sanh hoặc chỉ dạy cho chúng sanh tự cứu thoát ra mọi khổ đau của vòng luân hồi sanh tử. Nhưng để được trở thành một vị Phật, một chúng sanh phải trải qua không phải là nhiều năm mà là vô số kiếp sống trầm luân trong tam giới. Do đó, nếu chúng ta khuyên một người hãy trở thành Phật có nghĩa là ta khuyên người ấy phải kiên trì chịu đựng mọi khổ đau qua muôn ức kiếp sống trong vòng luân hồi nầy. Trong kinh điển Nguyên Thủy, chưa bao giờ Ðức Phật thẳng thắn khuyên một ai nên cố gắng đạt quả vị Phật, mà Ngài chỉ luôn luôn sách tấn đệ tử Ngài phải nỗ lực thành tựu thánh quả A La Hán càng sớm càng tốt. Mặc dù con đường đạt Thánh đạo luôn luôn được nhấn mạnh nhưng không phải vì vậy mà Phật thừa và Duyên Giác thừa không được đề cao trong giáo lý Nguyên Thủy. Ðối với những ai có Ðại Bi tâm muốn gánh chịu mọi khổ đau trong vô lượng kiếp để hoàn thành các hạnh nguyện Bồ Tát đều có thể phát Bồ Ðề tâm để đi trọn con đường tiến đến Phật quả. Như vậy sự lựa chọn là hoàn toàn do tâm nguyện của chúng ta. Phải làm những gì để có thể trở thành một vị Phật? 1. Trước hết phải là một vị Bồ Tát. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, muốn trở thành một vị Bồ Tát, một người phải phát những lời nguyện rất lớn và phải hội đủ những điều kiện rất cao:
Sư muốn nhắc lại chuyện tiền thân của Ðức Phật Cồ Ðàm (mặc dù Ngài đã nhập diệt cách đây hơn 2.500 năm nhưng ta vẫn gọi Ngài là Phật Hiện Tại vì chúng ta đang hành theo giáo pháp của Ngài). Trong một kiếp rất xa xôi, Ngài là đạo sĩ Sumedha, được gặp Ðức Phật hiện tiền lúc bấy giờ là Phật Nhiên Ðăng (Dipancara), Ngài phát tâm muốn trở thành vị Phật với lời nguyện như sau:
Những câu nầy cho chúng ta thấy Bồ Tát không thể đem chúng sanh qua bờ bên kia với Ngài được, nhưng Ngài phải đến bờ bên kia rồi mới tìm cách chỉ dạy cho chúng sanh vượt thoát được như Ngài. Muốn phát đại nguyện nầy và muốn được Ðức Phật hiện tiền thọ ký phải hội đủ 8 điều kiện sau:
2. Sau khi đã được Ðức Phật hiện tiền thọ ký, vị ấy sẽ chính thức trở thành một Bồ Tát và bắt đầu hành trì cho đến mức viên mãn đầy đủ 10 Ba-la-mật. Ba-la-mật là những phẩm hạnh tuyệt hảo, tuyệt đối mà một vị Bồ Tát tự biết được do trí tuệ đặc biệt của mình. Mười Ba-la-mật, những phẩm tính của các hiền nhân cao cả, la:ụ bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, chân thật, quyết định, tâm Từ và tâm Xả. Một vị Bồ Tát phải hoàn thiện tất cả các phẩm tính nầy qua vô lượng kiếp sống và nhiều chu kỳ thế giới. Người bình thường như chúng ta cũng có thể hành các hạnh nầy dù ở mực độ khác nhau.
Tất cả 10 Ba-la-mật nầy được thực hành ở ba mức độ khác nhau. Chẳng hạn như hạnh bố thí:
Nhân 10 Ba-la-mật trên với 3 mức độ trên sẽ có cả thảy là 30 loại Ba-la-mật. Cùng với 30 loại Ba-la-mật nầy, vị Bồ Tát phải thực hiện 5 đại xả ly (chân tay, mắt, tiền của, vương quốc, vợ con) và 3 đối tượng thực hành (vì hạnh phúc của chúng sanh, vì sự bảo vệ cho gia đình thân thuộc, và vì sự viên thành quả vị Phật). Tóm lại, phải hội đủ tất cả điều kiện và phẩm hạnh trên đây, vị Bồ Tát với tâm Ðại Bi vô lượng và phẩm hạnh trên đây, vị Bồ Tát với tâm Ðại Bi vô lượng phải trải qua vô lượng kiếp trôi lăn trong đau khổ cùng với chúng sinh để cứu giúp chúng sinh bớt đau khổ mới mong thành đạt Phật quả. Cần bao nhiêu thời gian để một vị Bồ Tát hành trì và hoàn tất 10 Ba-la-mật nầy? Các vị Phật được tiêu biểu tùy theo 3 đặc điểm, phẩm hạnh của các Ngài:
Do đó, vị Bồ Tát nào mà trí tuệ là phẩm hạnh nổi bật nhất thì sẽ trở thành Trí Tuệ Phật sau 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị Bồ Tát có đức tin là phẩm hạnh nổi bật nhất thì sẽ trở thành Tín Tâm Phật sau 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Vị Bồ Tát có tinh tấn là phẩm hạnh nổi bật nhất thì sẽ trở thành Tinh Tấn Phật sau 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Chắc quí vị sẽ tự hỏi ai là người đặt ra thời gian nầy? Dựa vào kinh Buddhavasa nói về các Ðức Phật trước Ðức Phật Cồ Ðàm trong đó có câu "vào 4 A-tăng-kỳ và 100 đại kiếp trước, có một đạo sĩ tên là Sumedha...", các nhà Chú giải đã nhân số đó lên 2 lần cho các vị Tín Tâm Phật và nhân số đó lên 4 lần cho các vị Tinh Tấn Phật. Có thể rút ngắn thời gian thành Phật quả được không? Thí dụ nếu một vị Bồ Tát từng giây từng phút cố gắng tinh cần phát triển 10 Ba-la-mật không ngừng nghỉ thì vị nầy có thể đạt Phật quả sớm hơn không? (giống như làm thêm giờ phụ trội để hoàn thành công việc sớm hơn hạn định). Ðiều nầy không thể thực hiện được vì trí tuệ chưa chín mùi và vì các yếu tố cần thiết khác cũng chưa đủ để viên thành 10 Ba-la-mật kia. Ví như khi gieo một hạt giống, ta phải đợi đúng thời gian hạt giống mới thành cây, ra hoa và kết trái. Ta không thể làm cách gì đốt giai đoạn để cây sớm trở thành quả được. Như vậy thời gian thực hành viên mãn 10 Ba-la-mật không thể thay đổi được. Do đó ta có thể nghĩ rằng chắc không ai muốn trở thành một vị Tinh Tấn Phật cả vì cần nhiều thời gian hơn hết. Sư xin kể về một cao tăng rất nổi tiếng ở Mandalay là thành phố mà Sư sinh trưởng. Vị nầy nổi tiếng vì học hành rất chậm lụt, trí nhớ kém cỏi, thuộc một câu kệ phải mất thời gian rất lâu. Nhưng Sư có đức tinh tấn rất mãnh liệt và nhờ cố tâm như vậy nên khi đã học, đã nhớ một điều gì, Ngài không bao giờ quên và sau đó Ngài trở thành một nhà Phật học tinh thông. Ngài viết một bộ sách Phật pháp và ở trang cuối, Ngài đã ghi lời phục nguyện là "Mong cho công đức viết bộ kinh nầy giúp tôi trở thành một vị Tinh Tấn Phật!" cho ta thấy Ngài đã hoan hỉ sẵn sàng đón nhận 16 A-tăng-kỳ để được trở thành Phật. Một vị Bồ Tát đã đạt Giác Ngộ chưa? Theo kinh điển Phật Giáo Bắc tông thì nhiều người nghĩ rằng Bồ Tát là vị đã đạt Giác ngộ nhưng chưa nhập Niết bàn vì còn nguyện cứu độ chúng sanh. Nhưng theo giáo lý Nguyên Thủy thì vị Bồ Tát chưa đạt thành Giác ngộ . Vị nầy hoãn lại việc thành đạt Giác ngộ chứ không phải hoãn lại việc nhập Niết bàn. Trước hết hãy xem Giác ngộ là gì? Theo giáo lý Nguyên Thủy, Giác ngộ là chứng nghiệm được Tứ Diệu Ðế, kinh nghiệm trực tiếp Niết bàn và sự thân chứng nầy là kết quả của việc hành thiền Minh Sát. Khi tâm của hành giả quán đạt đến mức viên mãn sẽ sanh khởi một tâm thánh đạo bắt lấy Niết bàn làm đối tượng, thực chứng được Tứ Diệu Ðế. Có 4 tầng bậc Giác ngộ: Nhập lưu (còn 7 lần tái sanh), Nhất lai (còn 2 lần tái sanh), Bất lai (không còn tái sanh làm người) và A La Hán (hết tái sanh). Cho nên dù đạt Giác ngộ ở tầng thánh nào thì thời gian còn lại cũng quá ngắn không đủ để hoàn thành các Ba-la-mật. Ðọc Túc Sanh truyện kể lại các tiền thân của Ðức Phật, ta sẽ thấy rất nhiều kiếp, Bồ Tát tái sanh làm kiếp thú như khỉ, nai, chó... Nếu đã vào tầng thánh cho dù là tầng thánh thứ nhất, Bồ Tát cũng không tái sanh vào 4 đường ác đạo. Do đó ta có thể nói là Bồ Tát chưa đạt Giác ngộ nhưng Bồ Tát luôn luôn là một chúng sanh phi thường, dù trong kiếp người hay súc sanh vì lúc nào cũng làm điều lợi ích cho chúng sanh, nêu lên những gương sáng. Trong kiếp nào, Bồ Tát cũng là người dẫn đầu một nhóm hay một nước, có giới đức trong sạch, luôn sống và tu hành tùy thuận với mọi chúng sanh. Bồ Tát có hành Thiền quán không? Bồ Tát giữ tâm trong sạch và huân bồi Ba-la-mật bằng hành thiền quán nhưng vị nầy ngưng ngay trước khi Giác ngộ. Người hành Thiền quán có thực tập 10 Ba-la-mật không? Ba-la-mật không phải chỉ dành riêng cho các vị Bồ Tát mà mọi người đều có thể hành trì theo khả năng, mức độ khác nhau. Hãy xét xem khi hành thiền Minh Sát, ta có thực tập được 10 Ba-la-mật nầy chăng?
Tóm lại hành thiền Minh Sát là một hình thức vun bồi đủ 10 Ba-la-mật hữu hiệu và tốt đẹp nhất. Do đó, Bồ Tát cũng hành thiền nhưng không đi đến chỗ rốt ráo mà ngừng ngay khi sắp Giác ngộ. Tại sao một người lại muốn trở thành một vị Phật? Một vị Bồ Tát nhìn lại chúng sanh thấy thật rõ ràng chúng sanh đang đắm chìm trong khổ đau, đè nén bởi sanh, già, đau, chết và tham ưu ở đời. Ngài muốn cứu vớt chúng sanh và Ngài biết muốn làm được điều đó Ngài phải trở thành một vị Phật. Ðó là lý do duy nhất để một người phát nguyện thành Phật. Một vị Phật có cứu được tất cả chúng sanh không? Cứu độ chúng sanh là lời nguyện của một vị Bồ Tát nhưng thật sự không có vị Phật nào có thể cứu độ chúng sanh được. Trước hết phải hiểu cứu độ có nghĩa như thế nào? Theo Phật giáo thì không có một người nào có thể cứu một người nào ra khỏi vòng luân hồi được, có nghĩa là không thể ban cho ai sự Giác ngộ của mình. Ðức Phật chỉ có thể giúp chúng sanh phương cách để tự cứu lấy mình. Chúng ta không nên nghĩ rằng sẽ được cứu độ chỉ vì chúng ta có lòng tin vào Ðức Phật. Chính Ngài đã dạy rõ ràng là ta phải tinh tấn nỗ lực thực hành để đạt Giác ngộ cho chính mình. Vậy cứu độ theo đạo Phật có nghĩa là ban cho lời chỉ dạy. Tất cả sự cứu giúp khác chỉ là những trợ duyên mà thôi. Người theo giáo lý Nguyên Thủy có ai nguyện trở thành Phật không? Nhiều người không có hiểu biết đúng đắn tường nói là hành theo giáo lý Nguyên Thủy chỉ đạt đến thánh quả A La Hán mà thôi. Nếu nói rằng giáo lý Nguyên Thủy không tin cũng không muốn thành Phật là điều không xác đáng. Việc muốn trở thành Phật, Bích Chi Phật hay A La Hán là hoàn toàn do tâm nguyện của từng người. Sau đây Sư sẽ cho quý vị bảng danh sách 10 vị người Miến Ðiện đã có lời nguyện sẽ trở thành một vị Phật. Sư có bằng chứng cụ thể là ngoài mười vị nầy còn có rất nhiều người khác có lời nguyện giống như vậy. Nhìn vào danh sách nầy quý vị sẽ thấy tên người thứ bảy là Ðại Lão Thiền Sư Tuangpulu Sayadaw có tu viện ở Santa Cruz. Ngài có rất nhiều đệ tử người Miến và người Mỹ và ai cũng nghĩ rằng Ngài đã đạt được thánh quả A La Hán. Nhưng sự thực không phải vậy, vì Ngài từng nói rõ là Ngài đã phát nguyện thành Phật. Nay Ngài đã mất và đây là thí dụ điển hình gần với các thiền sinh đây nhất. Tên vị thứ tám trong danh là quốc vương Miến Ðiện vào thời Pagan. Vị vua nầy đã xây một ngôi chùa rất vĩ đại hiện vẫn còn nguyên một bảng ghi khắc 100 câu kệ Pali rất hay trong đó có câu cuối cùng là "Do phước báu cúng dường chùa nầy tôi xin nguyện được trở thành Phật để cứu độ chúng sanh". Tên vị thứ chín và thứ mười trong danh sách là hai vị vua, một Miến Ðiện, một Thái Lan đều có công với Phật Pháp. Trên đây là những thí dụ tiêu biểu cho ta thấy những nước theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng có nhiều vị Sư đã phát nguyện thành Phật. Và trong đạo Phật, lời mong cầu nào cũng phải kèm theo với việc làm hay thực hành. Tóm lại, Bồ Tát là một bậc phi thường với lòng từ bi to lớn, tâm lượng cao cả và hạnh nguyện rất đáng kính phục. Các Ngài đã làm những việc mà không một người thường nào có thể làm được. Tất cả các Phật tử Phật Giáo Nguyên Thủy cũng rất trọng ngưỡng các Bồ Tát, tuy nhiên không đặt các Ngài ngang hàng với Ðức Phật, vì như trên đã nói các Ngài chưa giải thoát và chưa Giác ngộ. Khi giảng dạy về đề tài nầy Sư chỉ có ý muốn trình bày cho quý vị một số tư liệu và thông tin đúng đắn, chính xác về Bồ Tát hạnh dựa trên kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy. Sư không có ý đem ra bàn cãi hay tranh luận với bất cứ ai. Sư nghĩ đây là một đề tài rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu các điều kiện và cách thực hành để trở thành một vị Phật. Ðiểm quan trọng ở đây không phải để bàn cãi hay so sánh mà là để nhìn trở lại chính mình xem có phát triển các hạnh lành và giảm thiểu các điều bất thiện hay không. Và cuối cùng thì phương pháp duy nhất để làm điều nầy vẫn là sự cố gắng trau dồi việc hành thiền Minh Sát. SADHU! SADHU! SADHU! Kệ Thiền Bát Chánh, đường thù thắng Tu thiền, trí tuệ sanh Người trí theo tuần tự Người trí chuyên thiền định Lành thay, chế ngự mắt! Dầu sống một trăm năm Tâm phàm hay giao động Tự thắng vẻ vang hơn Chớ làm các điều ác -oOo- Hồi Hướng Nguyện đem công đức này -oOo- Chân thành cám ơn chị Hải Hạnh đã có thiện tâm giúp đánh máy vi tính phiên bản điện tử này (Bình Anson, tháng 6-2000). |
[Thư Mục chính] | Last updated: 08-06-2000 |
Web
master: binh_anson@yahoo.com |