Hoa Ngọc Lan Chương 2- Phần 2 (tiếp theo) 22 Oai nghi chính của Sa DiOai nghi là cung cách hành xử của Sa Di.1. Kính Tam Bảo: Kính Phật, kính Pháp và kính Tăng: Kính Phật là tỏ lòng tôn kính Thế Tôn qua các cử chỉ hằng ngày trước ảnh, tượng Thế Tôn; và tỏ lòng tôn kính trí tuệ giải thoát của tự thân. Kính Pháp là tôn kính các lời dạy của Thế Tôn (tôn kính kinh điển), và tôn kính tâm thanh tịnh cũng như đời sống phạm hạnh của tự thân, biểu hiện qua các hành động cử chỉ hằng ngày. Kính Tăng là tôn kính chư đại đệ tử của Thế Tôn thời Thế Tôn tại thế, tôn kính đoàn thể Tăng già hiện tại, và kính trọng sự hòa ái trong đời sống xuất gia. Oai nghi này nhằm nuôi dưỡng lòng tôn kính của người tu. 2. Kính đại Sa môn: Bao gồm các cử chỉ cụ thể như:
Oai nghi nầy nhằm nuôi dưỡng tâm kính trọng người trên. 3. Thờ thầy: Việc phục vụ bậc thầy hướng dẫn xuất gia bao gồm các việc cụ thể có quy định, như:
Oai nghi này dạy cung cách hầu thầy rất tế nhị. 4. Theo thầy đi ra ngoài: Thực hiện các điều:
Oai nghi này dạy tác phong nghiêm chỉnh, lịch sự và tâm giác tỉnh giữa quần chúng. 5. Vào chúng: Giữa chúng Tăng Sa Di thực hiện các điều:
Oai nghi này dạy cung cách lịch sự. 6. Dùng cơm trong chúng:
Ðó là các cử chỉ lịch nhã, tế nhị. 7. Lễ bái:
8. Học tập kinh điển:
Oai nghi này dạy tôn kính giới và kinh là hình thức dạy tôn trọng giải thoát. 9. Nghe thuyết giảng Phật pháp:
Oai nghi nầy bày vẽ cung cách của một người nghe pháp lịch sự, vừa cung kính pháp, vừa tôn kính Pháp sư. 10. Vào tự viện:
11. Theo chúng vào thiền đường:
12. Làm việc:
13. Vào nhà tắm: Tế nhị giữ ý tứ trong các việc:
14. Vào nhà xí:
15. Nằm ngủ:
Oai nghi này dạy cung cách của người tu lúc ngủ và giữ niệm giác tỉnh trước khi ngủ. 16. Vây quanh lò bếp:
17. Trong phòng ở:
18. Ðến nhà Phật tử:
Oai nghi này hướng dẫn cung cách mô phạm, tế nhị biểu hiện minh bạch thái độ sống phạm hạnh. 19. Khất thực:
20. Vào làng xóm, phố thị:
Oai nghi này, tương tự oai nghi 18, 19, hướng dẫn cung cách nghiêm chỉnh, mô phạm và tế nhị của người xuất gia. 21. Mua hàng:
Cách mua hàng ấy biểu hiện tư cách đứng đắn, lịch sự của một xã hội có tổ chức, văn minh. Ngày nay, để tiện việc mua bán, các hàng đã được ấn định giá cả. Người tu hành trọng chữ tín mà không vì lợi; kính trọng con người hơn là giá cả hàng hóa. 22. Làm việc không được tựĩ tiện:
Oai nghi này hướng dẫn khuôn phép cho một Sa Di trong một số tương hệ với bên ngoài.
Hai mươi oai nghi trên chỉ là những oai nghi tiêu biểu. Nội dung chỉ xây dựng người Sa Di có cung cách của một người xuất gia thể hiện các điểm chính:
Thầy pháp huynh từng cắt nghĩa rõ ràng từng oai nghi cho các Chú. Thầy kết luận đó là cách sống tế hạnh. Nhờ tế hạnh mà các vọng tâm dễ chìm lắng. Các Chú đã được phép mổ xẻ các oai nghi, nêu ra các vướng mắc. Chú Tâm Tín bạch, "Bạch thầy, chư Tổ dạy người Sa Di biểu lộ sự tôn kính kinh điển như tôn kính Phật, đến nỗi không nên dùng miệng thổi bụi trên kinh. Tại sao lại có thiền sư nói 'kinh điển như giẻ rách', con không hiểu?" -- "Ðó là việc của thiền sư. Sa Di tôn kính Pháp là tôn kính giải thoát. Vị thiền sư dù nói thế, vẫn biểu lộ lòng tôn sùng giải thoát; nhưng cách biểu lộ khác đi. Như một bà mẹ nựng con mà bảo:"Má ghét con quá đi!", nhưng đó là sự biểu lộ tình thương con đậm đà của bà. Không phải lúc nào vị thiền sư ấy cũng nói bạo thế. Người chỉ nói vào một lúc nào đó với một vị thiền sinh quá chấp chặt chữ nghĩa nào đó, cốt để phá tâm chấp thủ của vị thiền sinh. Thế thôi. Nếu nói nhẹ hơn thì nói "kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng". Nếu chấp chặt ngón tay là mặt trăng thì thà chặt phức ngón tay đi. Thay vì nói thà chặt phứt ngón tay đi, thì nói "kinh điển như giẻ rách". Ðừng đi xa khỏi phạm vi hạnh Sa Di. Hãy chờ cho đến khi công hạnh thuần thục sẽ hiểu các vấn đề tương tự cũng chẳng muộn. Hòa thượng há không dạy chư Tăng hành sự thuần thục trước khi đi vào kinh,luận đó sao?" Văn Cảnh SáchVăn Cảnh Sách là phần sách tấn tu tập. Ðó là tiếng nói trí tuệ của một tu sĩ từng trải qua lộ trình giải thoát để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau: một sự chọn lựa độc nhất đi thẳng đến giải thoát, như con suối chảy thẳng về phía trước. Nội dung của bản văn bao gồm năm điều cảnh giác:1. Ðiều cảnh giác thứ nhất: Cần thấy rõ thân năm uẩn này là vô thường để lìa xa tham ái. Không nỗ lực tu tập mà khăng khăng giữ nó, thì rồi nó cũng từ bỏ mình, để mình lại đằng sau sinh tử , khổ lụy. 2. Ðiều cảnh giác thứ hai: Ðã vì mong cầu giải thoát mà từ giã thân thuộc, những tình cảm thân thương nhất, thì không vì lý do gì mà lại không tinh cần tu tập ? 3. Ðiều cảnh giác thứ ba: Ðã là người xuất gia, thì cần biểu hiện xứng đáng nghĩa xuất thế về hai mặt thân và tâm. Cần biết hổ thẹn về việc không làm những gì cần phải làm. 4. Ðiều cảnh giác thứ tư: Nếu biếng tu, vụng tu thì sẽ nhận lấy hậu quả đau khổ trong hiện tại và đau khổ trầm luân. 5. Ðiều cảnh giác thứ năm: Làm các việc xuất thế:
Bài văn Cảnh Sách không dài, nhưng chứa đựng nhiều kinh nghiệm tu tập. Ngôn ngữ đầy văn chương mà thiết tha... không có vị Sa Di nào không học thuộc nằm lòng. |
[Thư Mục] | Last updated: 20-01-2000 |
Web
master: binh_anson@yahoo.com |