hướng
ngại tinh thần, Nivarana (Ni + Var, có nghĩa làm trở ngại, ngăn
chận), là cái gì gây trở ngại cho tiến bộ tinh thần
của ta, hay cái gì ngăn chận con đường đưa đến giải
thoát và những cảnh Trời.
Nivarana cũng có nghĩa là cái gì "bịt trùm, bao kín,
hay ngăn trở tư tưởng."
Có năm loại chướng ngại tinh thần, hay năm pháp Triền
Cái là:
1. Tham dục (Kamacchanda), 2. Oán ghét (Vyapada, Sân hận),
3. Hôn trầm - Dã dượi (Thina-Middha), 4. Phóng dật - Lo âu
(Uddhacca-Kukkuca, Trạo hối), và 5. Hoài nghi (Vicikiccha).
1. Kamacchanda - Tham dục: là ham
muốn về nhục dục, luyến ái theo ngũ trần (sắc, thinh, hương,
vị, xúc). Tham dục cũng được xem là một trong những
thằng thúc, trói buộc chúng sanh vào vòng luân hồi.
Một người ở mức độ trung bình thường xu hướng
chạy theo những ham muốn có tánh cách huyền ảo tạm bợ
của cơ thể vật chất, nếu không đủ khả năng để
kiểm soát và kềm chế thì chắc chắn phải bị sa đọa
trong dục vọng. Chướng ngại tinh thần này có thể chế
ngự bằng tâm an trụ vào một điểm (ekaggata, nhất điểm
tâm), một trong năm chi thiền. Khi đắc Quả Tư Đà Hàm
(Sakadagami), hành giả khắc phục được phần lớn, và chỉ
hòa toàn chế ngự Tham Dục khi đắc Quả A Na Hàm (Anagami).
Những hình thành vi tế của luyến ái như Rupa Raga, luyến
ái theo níu theo những cảnh sắc giới, và Arupa Raga, luyến
ái theo vô sắc giới, chỉ được trọn vẹn tiêu trừ khi
đắc Quả A La Hán.
Sáu điều kiện sau đây có khuynh hướng tận diệt tham
dục:
1. Nhận thức mối nguy hại của đối tượng, 2. Kiên
trì quán tưởng về những nguy hại ấy, 3. Thu thúc lục căn,
4. Ẩm thực độ lượng, 5. Tạo giới thân cận tốt, và
6. Luận đàm hữu ích.
2. Vyapada, Oán ghét, hay không bằng lòng,
bất toại nguyện: Điều ưa thích dẫn đến
luyến ái, còn điều trái với sở thích đưa đến tâm ghét
bỏ, không bằng lòng. Luyến ái và ghét bỏ là hai ngọn
lửa to lớn, thiêu đốt thế gian. Được sự hỗ trợ của
vô minh, cả hai tạo lên những bất hạnh trong đời.
Một yếu tố khác của Thiền (jhana), "Phỉ", có
khả năng chế ngự tâm oán ghét. Chướng ngại này được
khắc phục phần lớn khi hành giả đắc Quả Tư Đà Hàm, và
được trọn vẹn chế ngự khi đắc Quả A Na Hàm.
Sáu điều kiện sau đây có xu hướng tiêu trừ chướng
ngại oán ghét:
1. Hay biết, ghi nhận đối tượng với thiện ý, 2. Kiên
trì quán tưởng tâm Từ (Metta), 3. Suy nghiệm rằng Nghiệp
(kamma) là do chính ta tạo nên, 4. Sống theo quan điểm ấy,
5. Tạo giới thân cận tốt, và 6. Luận đàm hữu ích.
3. Thina-Middha, Hôn Trầm - Dã Dượi:
Thina, là trạng thái uể oải của tâm vương và Middha, Dã Dượi,
là trạng thái uể oải của tâm sở.
Một tâm trạng nhuễ nhoại cũng bất động như một
vật vô tri vô giác, như cái nón treo trên cây, như nhựa đeo
dính trên khúc gỗ hay một miếng bơ quá đặc cứng không có
thể trét ra.
Không nên hiểu Hôn Trầm - Dã Dượi là trạng thái mỏi
mệt không muốn cử động, bởi vì chư vị A La Hán, đã
tận diệt hai pháp triền cái ấy, đôi khi vẫn còn cảm
thấy thân thể mệt mỏi. Hai chướng ngại này đưa đến tâm
lười biếng, uể oải, nghịch nghĩa với hạnh tinh tấn, đức
kiên trì. Yếu tố "Tầm", một chi khác của Thiền,
có thể khắc phục phần lớn, và hoàn toàn chế ngự Hôn
Trầm - Dã Dượi khi đắc Quả A La Hán.
Sáu điều kiện sau đây có chiều hướng tiêu trừ hai chướng
ngại này:
1. Suy niệm về đối tượng của ẩm thực vô độ lượng,
2. Thay đổi oai nghi, hay tư thế, 3. Quán tưởng đối tượng
ánh sáng, 4. Sống ngoài trời, 5. Tạo giới thân cận
tốt, và 6. Luận đàm hữu ích.
4. Uddhacca, Phóng Dật: là
trạng thái bất ổn, hay chao động, của tâm. Đó là tâm
trạng có liên quan đến tất cả những tâm bất thiện. Thông
thường, tâm trở nên chao động, hay bất ổn định, khi hành
động bất thiện.
Kukkucca, Lo Âu, là hối tiếc
một hành động bất thiện đã làm, một một hành động
thiện đã bỏ qua không làm, hay làm không được viên mãn.
Chính sự ăn năn về một hành động bất thiện không ngăn
cản được hậu quả không tốt của nó xẩy ra. Hối tiếc
tốt đẹp nhất là quyết tâm không lặp lại hành động
bất thiện ấy nữa.
Cả hai pháp triền cái Phóng Dật và Lo Âu này đều có
thể khắc phục bằng chi Thiền "Lạc" (sukka). Hành
giả sẽ tận diệt Phóng Dật lúc đắc Quả A La Hán, và Lo
Âu, với Đạo Quả A Na Hàm.
Sáu điều kiện sau đây có chiều hướng chế ngự hai tâm
trạng ấy:
1. Thông suốt pháp Học, 2. Nghiên cứu học hỏivà
thảo luận, 3. Thấu triệt tinh thần của Giới Luật, 4.
Thân cận với những vị Tăng cao Hạ, 5. Thân cận với người
tốt, và 6. Luận đàm hữu ích.
5. Vicikiccha, Hoài Nghi: là tâm
trạng bất định." Vi" là không chứa đựng.
"Cikkiccha" là trí tuệ. Vicikicha là cái gì không
chứa đựng dược liệu cho trí tuệ.
Cũng được giải thích là sự va chạm gây nên do suy
niệm hỗn tạp, do tâm trạng thắc mắc (Vici: tìm kiếm;
Kiccha, va chạm).
Ở đây, Hoài Nghi (Vicikiccha) không có nghĩa là mất niềm
tin, không phải hoài nghi về Đức Phật v.v... bởi vì một
người không phải Phật tử cũng có thể khắc phục
Vicikiccha, Hoài Nghi, và đắc Thiền (jhana). Nếu xem như một
thằng thúc, tức dây trói buộc chúng sanh vào vòng luân
hồi thì Vicikkiccha là hoài nghi về Đức Phật v.v... nhưng,
nếu xem như một chướng ngại tinh thần, thì đó chỉ là
một tâm trạng lỏng lẻo, không nhất quyết về điều mình
đang làm. Theo bản Chú giải, Vicikkiccha là không đủ khả năng
quyết định một việc gì đó phải là thế nào. Nói khác
đi, thì đó là tâm trạng bất định.
Trạng thái này có thể khắc phục được bằng chi
Thiền "Sát", nghĩa là liên tục chú tâm. Hành giả
tận diệt Hoài Nghi khi đắc Quả Tu Đà Huờn.
Sáu điều kiện sau đây có chiều hướng tiêu trừ Hoài
Nghi:
1. Thông suốt Giáo Pháp và Giới Luật, 2. Nghiên cứu tìm
học và thảo luận, 3. Thấu triệt tinh thần của Giới
Luật (Vinaya), 4. Niềm tin hoàn toàn vững chắc, 5. Thân
cận người tốt, và 6. Luận đàm hữu ích.