Đức
Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Con đường Niết Bàn (II)
Tâm Định (Samadhi) Đã vững vàng trên nền tảng Giới luật, hành giả bước vào con đường cao thượng hơn - hành thiền - để tiến đến tâm Định (samadhi), tức là kiểm soát và trao giồi tâm, giai đoạn thứ nhì của con đường trong sạnh (Thanh Tịnh Đạo).Định (samadhi) là giữ tâm an trụ vào một điểm, gom tâm vào đề mục, và hoàn toàn không để ý gì khác, ngoài đề mục ấy. Theo Phật Giáo, có bốn mươi đề mục thành thiền khác nhau, tùy tâm tánh của mỗi cá nhân. Bốn mươi đề mục hành thiền là: a.-- Mười đề mục để niệm (kasina, biến xứ): [1]
b.-- Mười đề mục về tử thi (asubha, ô trược) [2], là mười loại tử thi kể sau:
c.-- Mười đề mục suy niệm (anussati, niệm niệm) [3]:
d.-- Tứ Vô Lượng Tâm, hay bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahmavihara):
e.-- Một đề mục quán tưởng (Sanna, tưởng, tri giác):
f.-- Một đề mục phân tách (catudhatuvavatthana) [5]: như phân tách bốn nguyên tố cấu tạo vật chất (Tứ Đại: đất, nước, lửa, gió). g.-- Bốn Thiền Vô Sắc:
Đề mục thích hợp với những bẩm tánh khác nhau Theo kinh sách, mười đề mục về tử thi và niệm thân, như 32 phần ô trược, thích hợp với bẩm tánh tham ái, vì những đề mục nầy có khuynh hướng tạo sự nhờm chán cơ thể vật chất mà giác quan bám níu. Tứ Vô Lượng Tâm và bốn Kasinas màu,thích hợp với bẩm tánh sân hận. Những đề mục suy niệm về Đức Phật, v.v... thích hợp với bẩm tánh của người có nhiều đức tin. Những đề mục suy niệm về sự trạng thái thanh bình an lạc, quán tưởng đến sự nhàm chán vật thực, và phân tách Tứ Đại, thích hợp với những bẩm tánh thiên về trí thức. Những đề mục như suy niệm về Đức Phật, tâm Từ, niệm thân và niệm về sự chết, thích hợp với tất cả bẩm tánh. Có sáu loại bẩm tánh (carita) là:
"Carita" là bẩm tánh, hay bản chất cố hữu của một người. Bản chất này biểu lộ khi ở trạng thái bình thường, không có gì làm giao động. Bẩm tánh của mỗi người khác nhau là do nơi hành động quá khứ, hay nghiệp khác nhau của mỗi người. Những hành động quen thuộc có khuynh hướng tạo bẩm tánh riêng biệt. Bên trong của một số người, "raga" hay tham ái, có năng lực mạnh hơn các tánh kia, trong khi "dosa" hay sân hận, oán ghét ác ý, trội hơn nơi người khác. Phần đông chúng sanh thuộc về hai loại ấy. Có một phần ít, kém thông minh và ít nhiều si mê (mohacarita). Gần với những hạng si mê có những người có bẩm tánh phóng dật, không thể chú tâm vào một việc (vitakkacarita). Vài người lại có tâm đạo đặc biệt nhiệt thành, đức tin vững chắc (saddhacarita), người khác thì đặc biệt thông minh sáng suốt (buddhicarita). Phối hợp những bẩm tánh ấy lại với nhau có 63 loại. Tính chung với bẩm tánh khảo sát (ditthicarita) là 64 loại. Những đề mục hành thiền có thể, ít hay nhiều, thích hợp với mỗi bẩm tánh và mỗi hạng người.
Hành giả có thể bị mười đạo binh của Ma Vương tấn công như có ghi trong kinh Sutta Nipata [6]. Mười đạo binh ấy là:
Tùy trường hợp, những lời gợi ý sau đây của Đức Phật về pháp hành thiền có thể bổ ích cho tất cả mọi người.
Khi đã trải qua những giai đoạn cần thiết ấy, hành giả tìm một nơi ẩn dật và đặt niềm tin vào ý chí quyết thành tựu cho kỳ được mục tiêu, tận lực và tliên tục cố gắng phát triển tâm định. Một vật để như hình tròn Kasina chỉ có thể giúp hành giả đạt đến tâm định. Như một đức tánh như tâm từ có lợi ích đặc biệt là tạo nên tâm tánh hay bản chất con người. Trong lúc hành thiền, hành giả có thể lặp lại một cách có thể hiểu biết những lời, hay những câu kệ đặc biệt, vì những chữ hay gợi cho hành giả những lý tưởng mà nó tượng trưng. Dầu quyết tâm nỗ lực đến đâu, người hành giả còn sơ cơ vẫn phải trải qua những giai đoạn khó khăn, những vấp váp lúc ban đầu. "Tâm phóng, những ý tưởng ngoài đề mục sẽ phát sinh và vẩn vơ trước mắt, cảm thấy sốt ruột, thấy tiến bộ chậm chạp lên nản lòng, do đó mất nhẫn nại, kém cố gắng." Nhưng hành giả phải bền chí, không chịu thất bại. Cố gắng thêm, thêm nữa, để khắc phục mọi trở ngại, vượt qua khó khăn để nhìn thẳng vào đề mục và kềm giữ tâm không một giây xao lãng. Thí dụ như hành giả dùng Kasina đất làm đề mục hành thiền (Kammatthana):
Theo sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga), sự khác biệt giữa hai hình ảnh ấy là: "Trong 'uggaha nimitta' hành giả còn thấy rõ cái dĩa tròn kasina, tỷ như trên ấy có lồi lõm vv... còn trong 'patibhaga nimitta' dĩa tròn kasina xuất hiện như một cái gương tròn mới lấy từ trong bao ra, hoặc như vỏ ốc xa cừ trau giồi bóng loáng, hoặc như mặt trăng rằm xuất lộ giữa những đám mây." Hình ảnh khái niệm (patibhaga nimitta) không có màu sắc, cũng không có hình thể. Nó chỉ là hình thức xuất lộ do tri giác tạo nên.
Nếu hành giả dùng kasina nước làm đề mục hành thiền thì nên lấy một bát nước đầy chí miệng, tốt nhất là nước mưa trong sạch, không màu sắc và chăm chú nhìn vào đấy, rồi niệm "apo, apo" (nước, nước) cho đến khi tâm lắng dịu, an trụ vào đề mục nước. Muốn dùng kasina lửa làm đề mục, hành giả đốt một ngọn lửa nhỏ trước mặt mình rồi chăm chú nhìn vào đấy ,xuyên qua một cái lỗ cỡ bốn ngón tay bề kính trong một tấm vải, tấm đệm hay một tấm da. Với đề mục kasina gió, hành giả nhìn vào ngọn gió thổi xuyên qua cửa sổ hoặc một cái lỗ trong vách và chăm chú niệm "vayo, vayo" (gió, gió). Nếu muốn hành đề mục dùng màu sắc thì dùng cái đĩa tròn kasina có màu sắc như xanh, vàng, hoặc đỏ, hoặc trắng rồi chăm chú nhìn vào và niệm màu sắc ấy như "xanh, xanh" (nilam, nilam) cũng như đề mục đất v.v... Hành giả cũng có thể nhìn vào cành hoa hoặc xanh, hoặc vàng v.v... để niệm màu sắc ấy. Hành giả muốn niệm đề mục ánh sáng có thể nhìn mặt trăng, hoặc một ngọn đèn không chao động, hoặc ánh sáng có hình ảnh mặt trăng hay mặt trời, chiếu xuyên qua lá cây hay xuyên qua vách, in trên tường hay dưới mặt đất, và niệm "aloka, aloka" (ánh sáng, ánh sáng). Có thể phát triển và trau giồi đề mục không gian bằng cách nhìn lên trời, xuyên qua cái lỗ độ bốn ngón tay bề kính, khoét trên vách, hay trên miếng vải hoặc miếng da. Đề mục Tử thi (Asubha) Ở Ấn Độ thời xưa, người ta không chôn người chết, cũng không hỏa thiêu mà chỉ đem ra để ngoài nghĩa địa. Do đó, có mười loại tử thi làm đề mục hành thiền. Ngày nay, phong tục ấy không còn nữa. Như vậy, mười đề mục tham thiền về tử thi không thể đặt thành vấn đề. Niệm về Hồng ân của Đức Phật (Buddhanussati) Là suy niệm về các phẩm hạnh của Đức Phật như sau:
Niệm về những đặc tánh của Giáo Pháp (Dhammanussati) Là suy niệm về các đặc tánh của Giáo Pháp như sau:
Niệm về Tăng Già (Sanghanussati) Là suy niệm về phẩm hạnh tinh khiết của các hội viên Giáo Hội như sau:
Niệm về Giới đức (Silanussati) Là suy niệm về phẩm hạnh có tính hoàn hảo của chính mình. Niệm về tâm bố thí (Caganussati) Là suy niệm về bản chất khoan hồng rộng lượng của chính mình. Niệm về chư thiên (Devanussati) Là suy niệm như sau:
Suy niệm như thế nhiều lần. Niệm về những đặc tính của Niết Bàn (Upasamanussati) Là suy nệm về đặc tính tịch tịnh của Niết Bàn, như chấm dứt đau khổ và tương tự. Niệm về sự chết (Marananussati) Là suy niệm về sự chấm dứt đời sống tâm-vật-lý. Quán tưởng về cái chết giúp hành giả thấu hiểu bản chất tạm bợ của đời sống. Khi quán triệt rằng chết là điều chắc chắn phải đến và sống là tạm bợ, nhất thời, hành giả sẽ cố gắng tận dụng kiếp sống nầy để tự trau giồi, tự phát triển và giúp kẻ khác mở mang, thay vì phung phí thì giờ trong dục lạc, dễ duôi. Kiên trì hành thiền, suy niệm cái chết không làm cho hành giả trở thành bi quan yếm thế và sống tiêu cực mà trái lại, càng tích cực và tinh tấn hơn. Ngoài ra, hành giả còn có thể ứng phó với cái chết một cách bình tĩnh, thản nhiên. Khi quán tưởng sự chết, hành giả có thể suy niệm rằng đời sống như ngọn đèn dầu, hoặc suy niệm rằng cái được gọi chúng sanh chỉ là sự biểu hiện tạm thời và bề ngoài của luồng nghiệp lực vô hình, không khác nào ánh sáng của ngọn đèn điện là biểu hiện tạm thời của luồng điện lực vô hình ở trong sợi dây điện. Hành giả có thể hình dung đời sống theo nhiều lối khác, quán tưởng về tánh cách vô thường cùa kiếp nhân sinh và sự kiện hiển nhiên chắc chắn là cái chết phải đến. Niệm Thân (Kayagatasati) Là suy niệm về ba mươi hai phần ô trược của cơ thể như tóc, lông, móng tay, móng chân, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, tận, tim, gan, lá lách, mật, phổi, ruột, bao tử v.v... Quán tưởng về tánh cách ô trược của cơ thể giúp hành giả chế ngự tâm luyến ái đối với bản thân mình. Nhiều vị tỳ khưu thời Đức Phật đã đắc quả A La Hán nhờ hành thiền với đề mục này. Người không thích hợp với tất cà ba mươi hai phần ô trược có thể chọn một vài phần như xương, thịt, da cũng được. Bên trong thân này là bộ xương. Đầy bên ngoài bộ xương là thịt, và bên ngoài, chỉ là một lớp da bao bọc lấy thịt và xương. Khi suy niệm như thế về cơ thể vật chất, hành giả dần dần giảm bớt luyến ái thân mình. Đối với người không chú trọng đến nhục dục, đề mục nầy có thể không thích hợp. Hành giả có thể quán tưởng khả năng tạo tác cố hữu của guồng máy phức tạp này mà ta gọi là con người. Niệm hơi thở (Anapanasati) Là pháp suy niệm về hơi thở, Ana có nghĩa là thở vô, Apana là thở ra. Tham thiền, niệm hơi thở là phương pháp luyện tập cho tâm an trụ, đồng thời giúp hành giả chứng ngộ minh sát tuệ và dẫn đến Đạo Quả A La Hán. Đây là đề mục hành thiền rất lợi ích và có thể thích hợp với tất cả mọi người. Xưa kia Đức Phật cũng đã áp dụng pháp hành thiền về Sổ Tức Quán nầy trước khi Ngài đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác. Kinh Satipatthana Sutta (Tứ Niệm Xứ) và sách Thanh Tịnh Đạo có trình bày pháp môn bổ ích này với đầy đủ chi tiết. Sau đây là một vài điều cho người hành giả sơ cơ:
Điều này rõ ràng chứng tỏ rằng mục tiêu của pháp hành thiền về hơi thở chẳng những là trau giồi tâm an trụ mà còn khai thông minh sát tuệ để thành đạt giải thoát cuối cùng. Đây là phương pháp giản tiện và vô hại mà tất cả mọi người đều có thể thực hành. Để có đầy đủ chi tiết, đọc giả có thể tham khảo bộ Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo). Theo Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana), pháp niệm hơi thở có thể thực hành như sau:
Tứ Vô Lượng Tâm (Brahmavihara) Nơi đây Brahma có nghĩa là cao thượng, hay cao nhã như trong danh từ "brahmacariya" (lối sống cao thượng).Vihara có nghĩa là phương thức hay trạng thái của phẩm hạnh, hay trạng thái của đời sống. Những trạng thái này cũng được gọi là "appamanna", vô lượng, vô biên. Bởi vì những tư tưởng này được rải khắp cho tất cả chúng sanh, không có giới hạn, không có sự ngăn trở. Metta (sanskrit là "maitri") tâm từ, lòng từ ái, hảo tâm, thiện ý, được định nghĩa là cái gì làm cho tâm êm dịu. Tâm Từ (metta) không phải là tình thương có liên quan đến nhục dục ngũ trần hay lòng trìu mến cá nhân đối với một người nào. Kẻ thù trực tiếp của tâm từ là sân hận, oán ghét, hay ta không ưa thích, bực mình (kodha). Kẻ thù gián tiếp là lòng trìu mến cá nhân (pema). Tâm Từ bao trùm tất cả chúng sanh, không loại bỏ và không phân biệt chúng sanh nào. Đến mức cùng tột, tâm Từ là tự đồng hóa tất cả chúng sanh (sabbattata), tự mình chan hòa trong toàn thể, thấy vạn vật và mình là một. Tâm Từ là lòng chân thành ước mong cho tất cả chúng sanh đều được an lành vui vẻ. Thái độ từ ái là đặc điểm chánh yếu của tâm Từ. Tâm Từ lánh xa sân hận, oán ghét. Tâm Bi (karuna) là cái gì cho ta rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì thoa dịu nỗi khổ của người. Đặc tính của tâm Bi (karuna) là ý muốn giúp người khác thoát ra một cảnh khổ. Kẻ thù trực tiếp của tâm Bi là sự ươn hèn suy nhược (himsa), và kẻ thù gián tiếp là ưu sầu, phiền muộn (domanassa). Tâm Bi bao trùm những chúng sanh đau khổ và tiêu trừ mọi hành động độc ác tàn bạo. Tâm Hỷ (Mudita) không phải là trạng thái thỏa thích suông, mà là lòng hoan hỷ, có thiện cảm, trước hạnh phúc của người khác. Ganh tỵ (issa) là kẻ thù trực tiếp của tâm Hỷ, và thái độ hỷ hạ vui vẻ là kẻ thù gián tiếp. Đặc điểm chánh yếu của tâm Hỷ là hoan hỷ với sự thạnh vượng và thành công (anumodana) của người khác. Tâm Hỷ bao trùm những chúng sanh hữu hạnh. Tâm Hỷ là đức tánh thành thật chung vui, chung mừng và ngợi khen. Tâm Hỷ loại trừ mọi hình thức bất mãn (arati) trước sự thạnh vượng của người khác. Tâm Xả (Upekkha) theo sát nghĩa, là nhận định vô tư, tức không luyến ái cũng không ghét bỏ. Xả không phải là lạnh lùng, lãnh đạm mà trạng thái thản nhiên, hoàn toàn không chao động, là tâm tuyệt đối quân bình. Đây là tâm trạng bình thản của tâm giữa những hoàn cảnh thăng trầm của đời sống, như tán dương và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, được và thua, danh thơm và tiếng xấu. Người thù trực tiếp của tâm Xả là luyến ái (raga), và kẻ thù gián tiếp là thái độ lạnh lùng, vô tình. Thái độ vô tư là đặc điểm chánh yếu của tâm Xả (Upekkha). Ở đây, danh từ Upekkha không có nghĩa là tâm vô ký, không-hạnh-phúc - không-phiền-não, mà rõ ràng hàm xúc ý nghĩa một phẩm hạnh. Bình thản, tâm quân bình được xem như sát nghĩa nhất. Tâm Xả bao trùm cả tốt lẫn xấu, những điều khả ái và khả ố, thích thú cũng như nghịch lòng. Sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) mô tả với đầy đủ chi tiết phương pháp phát triển Tứ Vô Lượng Tâm để phát triển các tầng Thiền-na (jhana). Một khi đã thành công phát triển và trau giồi đầy đủ Thiền (jhana), hành giả có thể dễ dàng phát triển các năng lực thần thông (abhinna) như thiên nhãn (dibacakkhu), thiên nhĩ (dibbasota), hồi nhớ tiền kiếp (pubbe nivasanusstinana), tha tâm thông (paracittavijanana) và nhiều năng lực thần thông khác (iddhividha). Mặc đầu tâm định( samadhi) và các năng lực tinh thần này chắc chắn đen lại nhiều lợi ích cho hành giả, ta lên ghi nhận rằng đó không phải là điều chánh yếu để thành đạt Đạo Quả A La Hán. Có những vị A La Hán gọi là Sukkhavipassaka, đi thẳng đường, và chứng đắc đạo Quả A La Hán bằng cách hành thiền Minh sát (vipassana), không qua sự hỗ trợ của Thiền-na (jhana). Nhiều người ở thời Đức Phật, nam cũng như nữ, đã đắc Quả A La Hán mà không có đắc Thiền (jhana). Chỉ có những vị đã đắc thiền mới phát triển được năm loại năng lực thần thông (abhinna) là:
Chú thích: [1] "Kasina" ở đây có nghĩa là trọn vẹn, tất cả, đầy đủ. Gọi như vậy bởi vì ánh sáng tủa ra từ hình ảnh khái niệm của đề mục "Kasina" phải bao trùm trọn vẹn, tất cả, không giới hạn. Trong trường hợp dùng đất làm đề mục, ta phải làm một cái dĩa hình tròn, bề kính độ một gang bốn ngón tay. Lấy đất sét màu da trời lúc bình minh, nhồi nhuyển, đắp lên, rồi cạo gọt thật kỹ, thật láng. Nếu không có đủ đất màu da trời lúc bình minh thì làm mặt, rồi dùng đất màu khác cũng được, để đắp phía dưới. Cái vật tròn bằng đất để suy niệm ấy gọi là "kasina mandala". Các loại Kasina khác cũng làm tương tợ như vậy. Sách Thanh Tịnh Đạo có mô tả từng chi tiết. Cũng nên ghi nhận rằng đề mục ánh sáng và không gian không có trong kinh điển. Nếu không kể hai đề mục nầy, thì còn lại ba mươi tám đề mục hành thiền tất cả. [2] Vào thời Đức Phật có nhiều tử thi còn quàng lại trong các nghĩa địa, chờ ngày chôn hoặc thiêu, còn làm mồi ngon cho thú và chim. Ngày nay, không thể có tử thi như vậy nữa để dùng làm đề mục hành thiền. [3] "Anussati" là niệm niệm, không ngừng niệm. [4] "Ahare patikkulasanna" - như quán tưởng tánh cách ghê tởm của vật thực khi đi tìm, lúc ăn, lúc tiết ra, lúc tiêu hóa, lúc thoát ra, v.v... [5] Thí dụ như qua sát bốn yếu tố: đất, có tánh cách duỗi ra (pathavi); nước, dính liền lại (apo); lửa, nóng hay lạnh (tejo); và gi, di động (vajo). Xem xét những đặc tánh riêng biệt. [6] Padhana Sutta, trang 28. [7] Majjhima Nikaya, Vitakka Santhana Sutta, số 20.
|
[Thư Mục] |
Last updated: 14-07-2000 |
Web master:
binh_anson@yahoo.com |