Pháp Yếu Tu Tập - Tọa Thiền Chỉ Quán Nguyên tác:
Trí-Khải Ðại-Sư Chương II - Phần 1 Phần Chánh TônI. Cụ Duyên Phàm người phát tâm thực-hành, muốn tu chỉ-quán cần phải đủ năm duyên:
1. Giữ giới thanh-tịnh Như trong kinh dạy: "Nương nơi giới-luật được sanh các thứ thiền-định và trí-huệ diệt khổ. Thế nên, Tỳ-kheo phải giữ giới thanh-tịnh". Nhưng người giữ giới chia ba hạng:
Người muốn sám-hối phải đủ 10 pháp trợ lực mới thành-tựu:
Nếu đã đủ 10 duyên, hành-giả trang-nghiêm đạo tràng, tẩy rửa sạch-sẽ, đắp y thanh-tịnh, đốt hương và tán-hoa, ở trước Tam-bảo như pháp Sám-hối. Hoặc 7 ngày, 21 ngày, một tháng, ba tháng, cho đến nhiều năm, hành-giả chuyên tâm Sám-hối tội trọng đã phạm, khi nào diệt được mới thôi. Thế nào là tướng tối trọng diệt? - Nếu hành-giả khi chí tâm sám-hối như thế, tự biết thân-tâm nhẹ-nhàng, thấy mộng tốt, hoặc thấy điềm linh, tướng lạ hoặc biết thiện tâm khai-phát, hoặc tại chỗ ngồi biết thân như mây, như bóng, nhơn đó lần lần chứng được các cảnh giới thiền. Hoặc tâm hiểu ngộ, rỗng suốt, hay biết pháp tướng, tùy nghe kinh liền thấu-đạt nghĩa lý, nhơn đó được pháp hỷ, tâm không lo rầu hối-hận. Những tướng trạng ấy tức là tướng tội phá giới được tiêu-diệt. Từ đây về sau kiên trì giới cấm, cũng gọi là trì giới thanh-tịnh có thể tu thiền-định được. Ví như cái áo rách và dơ, nếu vá lành lại, đem giặt sạch sẽ cũng có thể nhuộm được. Nếu người phạm trọng giới rồi, e chướng ngại thiền-định, tuy không y các kinh tu các hạnh pháp, chỉ sanh tâm rất hổ thẹn, đối trước Tam-bảo phát lồ tội trước, đoan tâm tương tục, thân thường ngồi ngay thẳng, quán tội tánh vốn không, niệm mười phương chư Phật; hoặc khi xuất thiền, chí tâm thắp hương lễ bái, sám-hối, tụng giới và tụng các kinh Ðại-thừa, trọng tội chướng đạo lần lần tiêu diệt, nhơn đây giới được thanh-tịnh, thiền-định khai phát. Cho nên kinh Diệu-Thắng-Ðịnh chép: "Nếu người đã phạm tội trọng, sanh tâm kinh sợ, muốn tìm cách trừ diệt, nếu ngoài thiền-định không có pháp nào diệt được. Người ấy nên ở chỗ vắng vẽ thường ngồi nhiếp tâm và tụng kinh Ðại-thừa, tất cả tội trọng thảy đều tiêu diệt, các thiền tam-muội tự nhiên hiện tiền". 2. Ăn mặc đầy đủ A) Sự mặc có 3 thứ:
B) Sự ăn có bốn thứ:
Bởi có những duyên nầy, nên gọi ăn mặc đầy đủ. Vì cớ sao? - Vì không có những duyên nầy thì tâm không an-ổn, chướng-ngại trên đường đạo. 3. Yên ở chỗ vắng-vẻ Không làm các việc gọi là yên. Chỗ không ồn náo gọi là vắng-vẻ. Có ba chỗ có thể tu thiền-định:
Ở những nơi ấy đều gọi là "yên ở chỗ vắng-vẻ". 4. Dứt các sự ràng buộc Có bốn thứ:
Tại sao bỏ các việc nầy? - Vì còn nhiều việc ràng buộc thì việc hành đạo phải bê trễ, tâm loạn động khó nhiếp phục. 5. Gần gũi thiện-tri-thức Thiện-tri-thức có:
II. Trách Dục Nói trách dục là trách ngũ-dục. Phàm muốn tọa thiền tu-tập chỉ quán quyết phải quở trách ngũ dục. Ngũ dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc ở thế-gian. Nó hay làm mê hoặc tất cả phàm phu khiến phải say đắm. Nếu người biết tội lỗi của nó liền xa lìa, ấy gọi là trách dục. 1. Trách sắc dục Những hình dáng kiều-diễm của nam, nữ như mắt trong, mày dài, môi son, răng trắng... Và bao nhiêu màu sắc mỹ lệ xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, lam, lục của các vật báu ở thế-gian. Nó hay khiến kẻ phàm phu trông thấy sanh lòng yêu-mến, tạo các ác-nghiệp. Như vua Tần-Bà-Ta-La vì sắc dục đem thân vào nước địch, cam ở trong phòng nàng A-Phạm-Ba-La. Lại Ưu-Ðiền cũng vì sắc dục chặc tay, chân 500 vị tiên. Sắc dục còn gây biết bao tội-lỗi như vậy. 2. Trách thinh dục Là tiếng đờn tranh, đờn cầm, ống tiêu, ống sáo, tiếng ty, tiếng trúc, kim, thạch tấu thành âm-nhạc và giọng ca ngâm, tán tụng của nam nữ. Nó hay cám dổ kẻ phàm phu vừa nghe liền sanh tâm đắm nhiễm, tạo các ác nghiệp. Như 500 vị tiên ở núi Tuyết nghe giọng ca của nàng Chân-Ðà-La liền mất thiền-định, tâm say mê cuồng loạn. Mê âm thinh tạo nên tội lỗi còn biết bao việc như thế. 3. Trách hương dục Mùi hương của nam, nữ, của các thức ăn uống và các thứ hương xông, ướp, kẻ ngu không biết xét tướng trạng của nó, vừa ngửi liền sanh mê-đắm, mở cửa cho kiết-sử. Như vị Tỳ-kheo ở bên hồ sen, ngửi mùi hương của hoa sanh tâm ưa thích, bị vị thần giữ ao quở trách: "Tại sao dám trộm mùi hương của ta?" Vì thích mùi hương khiến các kiết-sử đang nằm liền đứng dậy. Còn biết bao nhân duyên do hương dục gây tai hại như thế. 4. Trách vị dục Là những mùi vị đắng, cay, chua, ngọt, mặn, lạt...,. Những thứ cao-lương mỹ-vị hay khiến phàn phu sanh tâm nhiễm trước, tạo các nghiệp ác. Như ông Sa-di vì thích vị tô-lạc nên sau khi chết làm con giòi ở trong tô-lạc. Vị dục còn lắm việc hại tương tợ như thế. 5. Trách xúc dục Da thịt mềm mại mịn màng của nam, nữ; khi lạnh chạm ấm, khi nóng xúc mát và các cái xúc chạm hợp với nhu cầu, kẻ ngu không trí vì đó chìm đắm, khiến ngăn ngại đạo nghiệp. Như vị tiên một sừng vì xúc dục mà mất thần thông, bị dâm nữ cỡi cổ. Xúc dục có lắm việc tai hại như thế. Phương pháp trách dục như trên đều rút trong luận Ma-Ha-Diễn. Lại than rằng: "Than ôi! Chúng sanh thường bị ngũ-dục não loạn, mà mãi tìm cầu không thôi. Ngũ dục nầy, nếu cầu được càng hăng; như lửa thêm củi, ngọn lửa càng mạnh. Ngũ-dục không vui như chó gặm xương khô. Ngũ-dục gây tranh đấu, như bầy quạ dành thịt thúi. Ngũ-dục thiêu người, như cầm đuốc đưa ngược gió. Ngũ-dục hại người, như đạp rắn độc. Ngũ-dục không thật, như mộng được của báu. Ngũ-dục tạm bợ không lâu bền, như chọi đá lửa. Trí-giả suy xét coi nó như giặc thù; thế-nhân lầm mê tham đắm ngũ-dục đến chết không bỏ, đời sau phải chịu vô-lượng khổ nảo". Ðến các loại súc sanh vẫn có 5 dục nầy, nên tất cả chúng-sanh thường bị ngũ-dục sai sử, đều làm tôi mọi cho ngũ-dục; lao mình trong tệ dục, chìm đắm trong tam đồ. Ta nay tu thiền-định lại bị chúng ngăn che, chúng là giặc dữ phải chóng gấp xa lìa. Như bài kệ kinh Thiền chép:
III. Xả Cái Xả cái tức là bỏ ngũ-cái: tham-dục, giận-hờn, mê-ngủ, diêu-động và hối-hận, nghi-ngờ. 1. Xả tham-dục Trước đã nói đối ngũ-trần bên ngoài sanh tham muốn, nay nói chính trong ý-căn sanh tham muốn. Nghĩa là khi hành-giả ngồi ngay thẳng tu thiền, tâm khởi tâm tham muốn niệm niệm tiếp nối, che đậy thiện tâm không được tăng trưởng, biết rồi liền bỏ. Tại vì sao? - Vì như nàng Thuật-Bà-Gia trong tâm khởi tham-dục, còn bị đốt cháy cả thân thể thay! Huống chi trong tâm sanh lửa tham-dục mà không thiêu hết các pháp lành? Người tham-dục cách đạo rất xa. Tại sao? - Vì dục là chỗ trú của bao nhiêu sự não loạn. Nếu trong tâm ôm-ấp tham-dục thì không do đâu được gần đạo. Như bài kệ "trừ cái" nói:
2. Xả giận hờn Giận là cội gốc làm mất Phật-pháp, là nhân-duyên sa vào ác-đạo, là oan-gia của pháp an-lạc, là bọn giặc dữ của thiện tâm, là tạng phủ của bao nhiêu ác-khẩu. Thế nên hành giả khi tọa thiền suy-nghĩ người nầy hiện tại phá hại ta, phá hại gia-quyến ta, khen-ngợi người thù của ta; suy-nghĩ quá-khứ, vị lai cũng thế, ấy là chín thứ phiền-não. Do đó sanh sân-hận, khởi sân-hận nên sanh oán thù, do tâm oán-thù, bèn khởi tâm tàn hại kẻ ấy. Sân-hận che đậy tâm như thế, nên gọi là "Cái". Phải gấp bỏ nó, không cho nó tăng-trưởng. Như ngài Thích-Ðề-Bà-Na dùng bài kệ hỏi Phật:
Phật đáp:
Ðã biết sân nguy-hiểm như thế, phải chóng tu từ-bi, nhẫn-nhục để diệt-trừ nó cho tâm được thanh-tịnh. 3. Xả mê ngủ Ngủ hay phá-hoại cái vui chân thật nơi tâm đời nầy và đời sau, cùng cái vui cõi Trời và Niết-bàn. Nó rất ác, không có chút thiện. Tại sao? - Vì những phẩn "CÁI" khác dễ biết nên trừ được, còn khi ngủ như chết, không thể hiểu biết, vì không biết nên khó trừ. Như bài kệ chư Phật, Bồ-tát quở các đệ-tử mê ngủ:
Còn lắm việc như thế để quở trách mê ngủ. Lấy vô thường cảnh-giác sự ngủ nghỉ khiến giảm bớt, không che mờ tâm tánh. Nếu tâm mê ngủ quá nặng phải dùng thiền-trượng đuổi nó. 4. Xả diêu-động và hối-hận Diêu-động có ba thứ:
Diêu-động hay phá tâm của người xuất-gia. Người cố nhiếp-tâm vẫn không được định, huống chi kẻ tán-loạn. Người tâm tán-loạn như con voi say mà không câu móc, con lạc-đà không dây mũi không thể kềm giữ được. Có bài kệ:
Ðã mất pháp lợi, lại mất cả cái vui ở đời, biết lỗi ấy rồi phải gấp đuổi nó. Nếu diêu-động không, chưa thành che đậy, phải có hối-hận mới thành. Vì sao? - Vì khi diêu-động là còn ở ngoài. Trong khi nhập định mới hối-hận việc làm trước, lo rầu che đậy cả tâm tính. Hối hận có hai thứ:
Có bài kệ:
5. Xả nghi ngờ Do nghi che đậy tâm, đối trong chánh pháp không khởi lòng tin. Vì không tín tâm, nên ở trong Phật-pháp không được chi cả. Ví như người vào núi vàng, mà không có tay nên không thể lấy được. Nhưng nghi rất nhiều tai hại, không riêng gì chướng định. Nay nói về chướng định. Nghi có ba thứ:
Nếu tâm dụ dự thì pháp không thể nhiễm tâm. Vì sao?- Vì nghi làm chướng-ngại, như trong bài kệ nói:
Lòng tin hay vào được Phật-pháp. Nếu người không tin, tuy ở trong Phật-pháp, mà hoàn-toàn không được gì cả. Những việc như thế, đủ biết nghi là tai hại, hãy gấp bỏ nó. Có người hỏi: "Những việc ác nhiều như bụi không thể tính hết, tại sao ở đây chỉ dạy bỏ 5 điều mà thôi?" Ðáp: Trong 5 điều nầy gồm cả tam độc và đẳng-phần, 4 thứ nầy làm căn-bản, nhiếp cả tám muôn bốn ngàn trần-lao. Ðó là:
Chúng hiếp thành 4 phần phiền-não. Trong mỗi phần có 2 muôn một ngàn. Họp 4 phần là 8 muôn 4 ngàn. Thế nên, trừ ngũ-cái là trừ tất cả pháp ác. Người tu nên lấy những việc như thế trừ bỏ ngũ-cái. Ngũ-cái bỏ rồi, ví như người mang nặng được gỡ bỏ, như bệnh được lành, như người đói được đến nước giàu có, như giặc bị bao vây được cứu thoát, yên ổn không lo sợ. Người tu cũng vậy, trừ được ngũ-cái rồi, tâm yên ổn, mát mẻ an vui, như mặt trời, mặt trăng bị 5 việc che tối: khói, bụi, mây, mù, nhật nguyệt thực, nên không thể chiếu sáng. Tâm người bị ngũ-cái cũng như thế. IV. Ðiều Hòa Hành-giả mới học tọa thiền, muốn tu theo giáo pháp của mười phương chư Phật, trước phải phát đại thệ nguyện, độ thoát tất cả chúng-sanh, nguyện cầu Phật đạo vô-thượng, tâm kiên cố như kim-cang, tinh tấn dũng mãnh không tiếc thân mạng. Nếu thanhh-tựu tất cả Phật-Pháp, hoàn-toàn không thối chuyển rồi, nhiên hậu trong khi tọa thiền chánh niệm suy nghĩ tướng chơn thật của các pháp. Nghĩ rằng: pháp thiện, ác, vô ký, trong, ngoài, căn, trần, thức, tất cả pháp phiền não hữu lậu, pháp hữu vi, nhân quả, sanh-tử trong tam giới đều nhơn tâm mà có. Cho nên kinh Thập Ðịa chép: "Tam giới không riêng có, chỉ do nhất tâm tạo tác. Nếu biết tâm không tánh thì các pháp không thật, tâm không nhiễm trước thì tất cả hạnh nghiệp sanh tử đều dứt". Quán như thế rồi, kế nên theo thứ lớp khởi hạnh tu tập. Thế nào là điều hòa?- Dùng thí dụ để so sánh cho dễ hiểu. Ví như người thợ gốm khéo trộn nước, đất nhồi thành mềm dẻo, sau mới để lên khuôn mà nặn. Như cây đờn cầm, trước phải điều hòa giây, không dùn, không thẳng, sau mới khảy ra những bản nhạc âm thanh vi diệu. Hành giả tu tâm cũng như vậy, khéo điều năm việc khiến được hòa thích thì chánh định dễ sanh. Nếu có việc không điều thì sanh nhiều chướng nạn, căn lành khó phát sanh. Ðiều năm việc: 1. Ðiều hoà sự ăn uống Sự ăn uống cốt để nuôi thân tiến tu đạo-nghiệp. Nếu ăn no quá thì bao tử đầy, hơi thở gấp, trăm mạch không thông, tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân gầy, bao tử lỏng-lẻo, ý lao lư xao độngm không vững. Hai việc nầy đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế khiến tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống nghịch nhau. Người mới tập tu thiền định phải dè-dặt tránh những điều nầy. Cho nên kinh chép: "Thân yên thì đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa ở chỗ vắng vẻ, tâm lặng ưa tinh-tấn, ấy là lời dạy của chư Phật". 2. Ðiều hòa sự ngủ nghỉ Ngủ là bị vô minh che đậy, không nên ngủ nhiều. Nếu người ngủ nhiều quá, không những bỏ bê sự tu hành, lại mất hết những công phu, khiến tâm ám muội, căn lành tan mất. Phải giác-ngộ lý vô-thường, điều phục sự ngủ nghỉ để tinh-thần trong sáng, tâm niệm minh-tịnh. Ðược thế mới có thể gá tâm nơi thánh cảnh, chánh định hiện tiền. Cho nên kinh chép: "Ðầu hôm và buổi khuya cũng chớ bỏ phế, không do nhơn duyên ngủ nghỉ để một đời luống trôi qua, không được gì cả. Phải nghĩ rằng: ngọn lửa vô-thường thiêu cả thế-gian, sớm cầu tư độ chớ nên ngủ nghỉ". Phương-pháp điều thân, điều hơi thở, điều tâm, ba việc nầy phải hợp nhau dùng, không thể nói riêng. Nhưng pháp hành có trước, giữa và sau không đồng. Do đó tướng nhập, trụ và xuất cũng có khác nhau. 3. Ðiều thân Hành-giả muốn nhập chánh định phải áp dụng phương-pháp điều thân. Khi ở ngoài định đi, đứng, nằm, ngồi và mọi hành-động thảy đều nhẹ-nhàng thư thả; nếu hành-động gấp gáp, nặng nề thì hơi thở hào-hển, hơi thở hào-hển thì tâm tán loạn khó kềm chế, đến khi ngồi bức rức tâm không thư-thới. Do đó tuy chưa nhập định hành-giả vẫn phải dụng ý, sớm tìm phương tiện hạn-chế nó dần. Lúc nhập-định phải khéo an thân cho được định. Khi đến chỗ ngồi thiền, trước phải ngồi yên, mỗi bộ phận đều nghe yên ổn, lâu lâu thấy không có gì chướng ngại, mới bắt đầu sửa soạn chân. Nếu ngồi bán già thì lấy chơn trái để trên đùi mặt, kéo sát vào thân, để bàn chân trái bằng với đùi mặt, bàn chân mặt bằng với đùi trái. Nếu ngồi toàn già phải kéo chân mặt để lên chân trái. Nới rộng giây lưng và cổ áo, sửa cho ngay thẳng. Lấy bàn tay trái để lên lòng bàn tay mặt và các ngón tay chông lên nhau trừ ngón cái, rồi đặt trên bàn chân, kéo sát vào thân. Thân ngay thẳng, chuyển động thân và các chi tiết bảy lần, giống như pháp xoa bóp, không cho tay chân xê dịch. Như thế rồi giữ xương sống cho thẳng không để cong vẹo. Cổ sửa cho ngay, đầu cúi hơi, giữ chót mũi ngay rún không chinh không vạy, không ngước không cúi, gương mặt bình thản ngồi yên. Kế dùng miệng thở hơi ô trược ra, khi thở há miệng cho hơi ra, đừng mạnh cũng đừng gấp, phải đều đều nhẹ nhẹ, hơi ra tưởng như mạch máu trong thân những chỗ không thông đều theo hơi thở mà lưu thông, rồi ngậm miệng dùng mũi hít hơi trong sạch vào. Thở như thế đến ba lần, nếu khi thân và hơi thở đã điều hòa thì thở một lần cũng được. Thở xong ngậm miệng lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên ổ gà. Con mắt nhắm vừa khuất ánh sáng bên ngoài thôi. Thân ngồi phải ngay thẳng như tấm vách đá. Thân và chân tay không được cử động. Ðó là phương pháp ban đầu khi nhập thiền định điều thân. Tóm lại, không hoãn mà cũng không gấp, đó là tướng trạng thân điều hòa. 4. Ðiều hơi thở Hơi thở có 4 tướng: 1- Tướng Phong. 2- Tướng Xuyển. 3- Tướng Khí. 4- Tướng Tức. Ba tướng trước không điều-hòa, tướng sau mới điều hòa. Thế nào là tướng Phong, tướng Xuyển v.v...? - Khi ngồi thiền, hơi thở ra vào trong mũi nghe có tiếng, là tướng Phong; hơi thở tuy không có tiếng mà ra vào ngăn trệ không thông, là tướng Xuyển; hơi thở tuy không có tiếng, không ngăn trệ, mà ra vào không nhẹ-nhàng, là tướng khí; hơi thở không có tiếng, không bị ngăn và không thô, ra vào nhẹ như còn như mất, tinh-thần an-ổn, thư-thới, ấy là tướng Tức. Nếu bị bệnh Phong thì tán-loạn, bị bịnh Xuyển thì ngăn trệ, bị bịnh Khí thì nhọc nhằn; chỉ được tướng Tức là an-định. Khi ngồi thiền có ba tướng Phong, Xuyển, Khí gọi là không điều-hòa; khi ấy nếu dụng tâm thì hại tâm, tâm khó được định. Nếu muốn điều-hòa phải y ba pháp:
Nếu tâm được tế-vi thì hơi thở nhẹ nhàng. Hơi thở điều-hòa thì các bệnh không sanh, tâm dễ được định. Ấy gọi là phương-pháp điều-hòa hơi thở, khi hành giả mới tập ngồi thiền. Tóm lại, hơi thở nhẹ nhẹ, dài và đều là tướng điều-hòa. 5. Ðiều tâm Ðiều tâm có ba cách: Nhập, Trụ, và Xuất. a) Nhập: Nhập có hai lối:
Thế nào là tướng Trầm? - Nếu trong khi ngồi tâm mờ-mịt, không ghi nhớ gì cả, đầu ưa gục xuống, ấy là tướng Trầm. Khi ấy phải chú tâm tại chót mũi, khiến tâm duyên trong một cảnh, không cho ý phân tán, đây là trị bệnh Trầm. Thế nào là tướng Phù? - Nếu khi ngồi tâm ưa phóng-túng loạn động, thân cũng không yên, nhớ những việc đâu đâu, đó là tướng Phù. Khi ấy nên tưởng tâm tại rún, ngăn các loạn niệm, tâm liền dừng trụ, dễ được an tịnh. Tóm lại, không Trầm, không Phù là tướng điều-hòa. Tâm định ấy cũng có tướng Khoan, Cấp. Tướng bệnh định tâm Cấp, do trong khi ngồi dụng niệm nhiếp tâm mà được vào định. Thế nên hơi xông lên trên hông, ngực đau nhói, phải buông xả tâm ấy, tưởng hơi đều dồn xuống, bệnh liền được lành. Nếu tâm mắc bệnh Khoan thì tâm chí tản mác, thân ưa xiêu vẹo, hoặc trong miệng chảy nước miếng, hoặc khi ấy mờ mịt. Bấy giờ phải thúc liễm thân và tâm chuyên-niệm, khiến tâm trụ trong một chỗ, thân thể kềm giữ nhau, lấy đó mà trị bệnh. Tâm có tướng thô phù hay trầm lặng, cứ xét đó có thể biết. Ấy là phương-pháp điều tâm khi mới vào định. Phàm nhập định là từ thô vào tế, thân là thô, hơi thở là trung-bình, tâm là tế-nhị, nên điều từ thô đến tế khiến tâm được an-tịnh, đó là phương-tiện ban đầu vào định. Ðây gọi là khi nhập định điều-hòa được hai việc. b) Trụ: Hành-giả trong thời-gian tọa thiền tùy dài hay ngắn, hoặc đến hai ba giờ trong 12 giờ nhiếp niệm dụng tâm. Trong ấy phải khéo biết thân, hơi thở, tâm được điều-hòa hay không điều-hòa. Nếu khi ngồi tuy điều thân xong, nhưng thân hoặc buông thả, hoặc kềm thúc, hoặc nghiêng, cong, cúi, ngước không ngay thẳng, biết rồi liền sửa cho thẳng khiến được an-ổn. Sửa thân bậc trung không kềm, không thả, bình thường ngay thẳng an-trụ. Lại nữa, trong thời-gian ngồi thiền thân tuy điều-hòa, mà hơi thở không điều-hòa. Tướng hơi thở không điều-hòa như trước đã nói, hoặc Phong, Xuyển, Khí, hoặc trong thân đầy hơi, phải dùng những phương-pháp ở trước tùy bệnh mà trị, khiến hơi thở êm, dài như có như không. Thứ đến, trong thời-gian ngồi thiền, thân, hơi thở tuy điều-hòa, mà tâm hoặc Phù, Trầm, Khoan, Cấp không định. Khi ấy, nếu biết nên dùng những phương-pháp ở trước điều-hòa khiến được thích-ứng bậc thường. Ba việc nầy không nhứt định trước, sau. Tùy cái nào không điều-hòa sửa cho được điều-hòa, khiến thời gian ngồi, thân, hơi thở và tâm, ba cái đều điều-hòa thích-ứng, không thể trái nhau, dung hòa không hai. Thế là hay trừ được bệnh trước, những chướng-ngại không sanh, pháp thiền-định quyết-định được. c) Xuất: Hành-giả nếu tọa thiền sắp xong, khi muốn xuất định, nên trước phóng tâm duyên cảnh khác, kế hả miệng thở hơi ra, tưởng khắp trăm mạch máu đều theo ý mà lưu-chuyển. Nhiên hậu, nhẹ nhẹ động thân, kế động vai, bắp tay (chỗ con chuột); lần lượt đến tay, đầu, cổ và sau động hai chân, tất cả đều phải êm-ái, rốt sau lấy tay xoa khắp lỗ chơn lông, rồi hai tay xoa nhau cho nóng áp lên hai con mắt, sau mới mở mắt, đợi sức nóng trong người tan hết mới tùy ý ra đi. Nếu không đúng như vậy, khi ngồi được trụ tâm, mà khi xuất buông xả mau quá thì phần vi tế chưa tan, trụ lại trong thân khiến người nhức đầu, trăm lóng xương cứng đờ như mắc chứng phong lao; về sau trong khi tọa thiền bức-rức không yên. Thế nên muốn xuất định, mỗi việc đều phải lưu ý. Ðây là phương-pháp điều thân. hơi thở và tâm, từ tế đến thô. Thế gọi là khéo Nhập, Trụ và Xuất, như bài kệ:
Kinh Pháp-Hoa chép: "Ðại-chúng và chư Bồ-tát v.v... ở hội nầy, đã trong vô-lượng ức, kiếp chỉ vì Phật-đạo, siêng tu tinh-tấn, khéo nhập, trụ, xuất được vô-lượng trăm ngàn muôn ức chánh-định, được đại thần-thông, đã lâu tu hạnh thanh-tịnh, khéo hay thứ-tự lập các pháp lành". V. Hành Phương Tiện Phàm muốn tu chỉ quán phải đủ pháp-môn phương tiện. Pháp phương tiện có năm: 1. Dục. Muốn lìa tất cả vọng tưởng điên-đảo của thế-gian, muốn được tất cả pháp-môn thiền-định trí-huệ. Dục cũng gọi là Chí, là Nguyện, là Ưa, là Thích. Vì người ấy có chí nguyện ưa thích tất cả pháp-môn thâm diệu, nên gọi là dục. Như Phật dạy: "Tất cả pháp lành lấy Dục làm gốc". 2. Tinh-tấn. Kiên trì giới luật, xả dứt ngũ-cái, đầu hôm và khuya tinh chuyên không bê trễ, như người kéo lửa chưa nóng trọn không dừng nghỉ, ấy gọi là pháp tinh-tấn thiện đạo. 3. Niệm. Tưởng nhớ pháp thế-gian dối trá rất hèn, nhớ pháp thiền-định tôn trọng đáng quí. Nếu được thiền-định tức là phát đầy đủ các trí-huệ vô-lậu, tất cả đạo lực thần thông, thành bậc Ðẳng chánh-giác, rộng độ chúng-sanh, ấy là đáng quí nên phải nhớ. 4. Xảo huệ. Tính lường giữa cái vui thế-gian và cái vui thiền-định trí-huệ, sự đắc, thất, khinh, trọng thế nào? - Cái vui thế-gian vui ít khổ nhiều, dối trá không thật, là thất, là khinh. Cái vui thiền-định trí-huệ là vui vô-lậu, vô-vi, lặng lẽ thênh thang, hằng lìa sanh tử, xa hẳn khổ não, là đắc là trọng. Phân biệt như vậy, gọi là xảo huệ. 5. Nhứt tâm phân-minh. Thấy rõ thế-gian đáng lo, đáng ghét, khéo biết công-đức định-huệ đáng tôn đáng quí. Bấy giờ nên nhất tâm quyết định tu tập Chỉ, Quán, tâm cứng như Kim-Cang, thiên ma ngoại đạo không thể ngăn trở phá hoại; dù tu như vậy mà không chứng được cái gì, cũng không thay đổi, ấy gọi là nhất tâm. Ví như người đi đường trước phải biết đường thông hay bít, sau mới nhất tâm theo đường tiến bước, nên gọi rằng "Xảo huệ nhất tâm". Kinh chép: "Không phải người trí thì không thể tu thiền, không tu thiền thì không thể được trí", chính là nghĩa nầy vậy. |
[Main Index] | Last updated: 01-06-2000 |
Web
master: binh_anson@yahoo.com |