|
Tứ
Diệu Đế
Cattari Ariya Saccani
Bình
Anson trích dịch
Bài nầy
dựa theo bản dịch Anh ngữ của Tỳ Kheo Thanissaro, đăng
trong trang nhà Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/,
và các bản dịch Việt ngữ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
(Đại Tạng Kinh Việt Nam).
-oOo-
Sau
đó, Đức Thế Tôn bảo các vị tỳ kheo: "Nầy các tỳ
kheo, bởi vì không thông hiểu, không thấu đạt Bốn Sự
Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) mà ta cũng như quý vị từ lâu
đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.
Bốn sự thật ấy là gì?
Vì không thông hiểu Sự
Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi, không thông
hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế), không
thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế),
không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo
Đế), mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử.
Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt Sự Thật về
Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ, Sự Thật về Đoạn
Diệt Khổ, Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ, lòng tham
thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh
hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh
nữa."
--
Kinh Đại Niết Bàn (Trường Bộ, 16)
Đức
Phật giảng về sự Giác Ngộ của Ngài:
"Tri kiến phát sinh,
minh sát phát sinh, tuệ giác phát sinh, hiểu biết phát sinh,
minh kiến phát sinh trong ta, về những điều mà từ trước
ta chưa từng nghe đến:
-- Đây là Sự Thật
Tuyệt Đối về Khổ ... Khổ nầy phải được thông hiểu
... Khổ nầy vừa được thông hiểu.
-- Đây là Sự Thật
Tuyệt Đối về Nguồn Gốc của Khổ ... Nguồn Gốc nầy
phải được đoạn tận ... Nguồn Gốc nầy vừa được đoạn
tận.
-- Đây là Sự Thật
Tuyệt Đối về Sự Diệt Khổ ... Diệt Khổ nầy phải được
trực nghiệm ... Diệt Khổ nầy vừa được trực nghiệm.
-- Đây là Sự Thật
Tuyệt Đối về Con Đường Diệt Khổ ... Con Đường nầy
phải được thực chứng ... Con Đường nầy vừa được
thực chứng.
Nầy các vị tỳ kheo, khi
nào mà sự hiểu biết và nhận thức nầy của ta -- với ba
vòng chuyển và mười hai kết hợp về bốn Sự Thật
Tuyệt Đối đó -- không tinh thuần, ta không thể khẳng định
rằng ta là Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, vượt hơn tất cả
mọi loài trong vũ trụ, chư thiên, ma quỷ, phàm phu, tu sĩ,
vua chúa và thường dân. Tuy nhiên, ngay khi sự hiểu biết và
nhận thức nầy của ta -- với ba vòng chuyển và mười hai
kết hợp về bốn Sự Thật Tuyệt Đối đó -- hoàn toàn
thật sự tinh thuần, ta đã khẳng định rằng ta là Bậc Chánh
Đẳng Chánh Giác, vượt hơn tất cả mọi loài trong vũ
trụ, chư thiên, ma quỷ, phàm phu, tu sĩ, vua chúa và thường
dân. Tuệ giác và tri kiến phát khởi trong ta: 'Sự Giải Thoát
đã xảy ra. Đây là kiếp sống cuối cùng. Không còn phải
tái sinh nữa.' "
--
Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
1. Diệu Đế
về Khổ - Dukkha Ariya Sacca
Định nghĩa:
"Nầy các vị tỳ
kheo, đây là Diệu Đế về Khổ: Sinh là khổ, già là khổ,
chết là khổ; ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và
tuyệt vọng là khổ; liên kết với những điều không ưa
thích là khổ, cách ly những điều ưa thích là khổ; không
đạt được những gì mong muốn là khổ; tóm lại, cả năm
uẩn (*) để tham thủ là khổ"
--
Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
(*) Năm uẩn: sắc, thọ,
tưởng, hành, thức.
Sáu căn:
"Và thế nào là Diệu
Đế về Khổ? Câu trả lời phải là sáu căn đều khổ. Sáu
căn đó là gì? Là căn của mắt (nhãn căn), căn của tai (nhĩ
căn), căn của mũi (tỷ căn), căn của lưỡi (thiệt căn), căn
của thân (thân căn), và căn của ý (ý căn). Đây là Sự
Thật Cao Quý về Khổ."
-- Tương
Ưng, LVI-14
Khổ như
lửa cháy:
"Tất cả đều là
lửa cháy. Cái gì là lửa cháy?
-- Mắt là lửa cháy. Hình
sắc là lửa cháy. Nhận thức từ mắt là lửa cháy. Tiếp
cận qua mắt là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào
sự tiếp cận qua mắt, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn,
hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy
với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa
si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy
với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn
rầu, và tuyệt vọng.
-- Tai là lửa cháy. Âm
thanh là lửa cháy. Nhận thức từ tai là lửa cháy. Tiếp
cận qua tai là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào
sự tiếp cận qua tai, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn,
hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy
với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa
si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy
với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn
rầu, và tuyệt vọng.
-- Mũi là lửa cháy. Mùi hương
là lửa cháy. Nhận thức từ mũi là lửa cháy. Tiếp cận
qua mũi là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự
tiếp cận qua mũi, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn,
hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy
với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa
si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy
với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn
rầu, và tuyệt vọng.
-- Lưỡi là lửa cháy.
Vị nếm là lửa cháy. Nhận thức từ lưỡi là lửa cháy.
Tiếp cận qua lưỡi là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy
thuộc vào sự tiếp cận qua lưỡi, cảm giác như là khoái
lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu
cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham,
lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều
đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau
đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Thân là lửa cháy. Vật
xúc chạm là lửa cháy. Nhận thức từ thân là lửa cháy.
Tiếp cận qua thân là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy
thuộc vào sự tiếp cận qua thân, cảm giác như là khoái
lạc, đau đớn, hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu
cháy. Thiêu cháy với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham,
lửa sân, và lửa si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều
đang thiêu cháy với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau
đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
-- Ý là lửa cháy. Tư tưởng
là lửa cháy. Nhận thức từ ý là lửa cháy. Tiếp cận qua
ý là lửa cháy. Những gì sinh khởi tùy thuộc vào sự
tiếp cận qua ý, cảm giác như là khoái lạc, đau đớn,
hoặc không lạc không đau, đều đang thiêu cháy. Thiêu cháy
với gì? Thiêu cháy với ngọn lửa tham, lửa sân, và lửa
si. Ta nói với quý vị rằng tất cả đều đang thiêu cháy
với sinh, già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn
rầu, và tuyệt vọng."
-- Tương
Ưng, XXXV-28
2. Diệu Đế
về Nguồn Gốc của Khổ - Dukkha Samudaya Ariya Sacca
"Nầy các vị tỳ
kheo, đây là Diệu Đế về Nguồn Gốc của Khổ: lòng tham
thủ làm cho sinh hữu -- kèm theo với ham muốn và ưa thích,
thêm vào chỗ nầy chỗ kia , nghĩa là tham thủ các dục
lạc, tham thủ thường sinh, tham thủ đoạn sinh."
--
Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
Ai sống trong đời này,
Bị ái dục buộc ràng
Sầu khổ sẽ tăng trưởng,
Như cỏ Bi gặp mưa.
Ai sống trong đời này
Ái dục được hàng phục
Sầu rơi khỏi người ấy
Như giọt nước lá sen. (Pháp Cú, 335-336)
Như cây bị chặt đốn,
Gốc chưa hại vẫn bền
Ái tùy miên chưa nhổ,
Khổ này vẫn sanh hoài. (Pháp Cú, 338)
3. Diệu Đế
về Sự Diệt Khổ - Dukkha Nirodha Ariya Sacca
"Nầy các vị tỳ
kheo, đây là Diệu Đế về Diệt Khổ: sự tàn lụn và ngưng
không còn tàn dư, sự xuất ly, sự từ bỏ, sự giải phóng,
và sự buông bỏ lòng tham thủ"
-- Tương
Ưng, XLVI-11
Tháo gỡ các
nguyên nhân về khổ:
"Ta bảo với các vị
tỳ kheo, việc chấm dứt các lậu hoặc không thể nào có
được nơi những người không thấy và không biết. Thấy gì
và biết gì? 'Đây là sắc, đây là nhân của nó, đây là
sự tan biến của nó. Đây là cảm thọ, đây là nhân của
nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là tưởng, đây là
nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là hành,
đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó. Đây là
thức, đây là nhân của nó, đây là sự tan biến của nó.'
Việc chấm dứt các lậu hoặc chỉ có thể xảy ra nơi
những người thấy và biết như thế.
Tuệ giác về sự đoạn
diệt khi đoạn diệt hiện hữu là do duyên sinh. Nó không
thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì?
Đó là sự giải phóng.
-- Giải phóng là do duyên
sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên
sinh của nó là gì? Đó là sự lạnh nhạt.
-- Sự lạnh nhạt là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra
nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là
sự chán chường.
-- Chán chường là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu
không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tri
kiến về bản chất của sự vật.
-- Tri kiến về bản chất của sự vật là do duyên sinh. Nó
không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó
là gì? Đó là tâm định tĩnh.
-- Tâm định tĩnh là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra
nếu không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là
thư thái.
-- Thư thái là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là khinh an.
-- Khinh an là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là hỷ.
-- Hỷ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do
duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là lạc.
-- Lạc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do
duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tín tâm.
-- Khổ là do duyên sinh.
Nó không thể xảy ra nếu không do duyên sinh. Duyên sinh
của nó là gì? Đó là tái sinh.
-- Tái sinh là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là hữu.
-- Hữu là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do
duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thủ.
-- Thủ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do
duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tham muốn.
-- Tham muốn là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thọ.
-- Thọ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không do
duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là tiếp xúc.
-- Tiếp xúc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là sáu xứ
(mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
-- Sáu xứ là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là danh sắc.
-- Danh sắc là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là thức.
-- Thức là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu không
do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là nghiệp hành.
-- Nghiệp hành là do duyên sinh. Nó không thể xảy ra nếu
không do duyên sinh. Duyên sinh của nó là gì? Đó là vô
minh.
Cũng như khi chư thiên làm
mưa sấm, trút nước vào vùng núi cao, nước nầy chảy
xuống theo triền dốc, làm đầy các khe núi, hang động. Khi
các khe và hang động đầy tràn, nước sẽ chảy xuống các
hồ nhỏ. Khi các hồ nhỏ đầy tràn, nước sẽ chảy
xuống các hồ lớn. Khi các hồ lớn đầy tràn, nước sẽ
chảy xuống các dòng suối. Khi các dòng suối đầy tràn, nước
sẽ chảy xuống các sông lớn. Khi các sông lớn đầy tràn,
nước sẽ chảy ra đại dương. Cùng thế ấy:
Hành có vô minh là duyên,
Thức có hành là duyên
Danh sắc có thức là duyên
Sáu xứ có danh sắc là duyên,
Tiếp xúc có sáu xứ là duyên,
Thọ có tiếp xúc là duyên,
Tham muốn có thọ là duyên,
Chấp thủ có tham muốn là duyên,
Hữu có chấp thủ là duyên,
Sinh có hữu là duyên,
Hoạn khổ có sinh là duyên,
Tín tâm có hoạn khổ là
duyên,
Lạc có tín tâm là duyên,
Hỷ có lạc là duyên,
Khinh an có hỷ là duyên,
Thư thái có khinh an là duyên,
Tâm định tĩnh có thư thái là duyên,
Tri kiến về bản chất của sự vật có tâm định tĩnh là
duyên,
Chán chường có tri kiến về bản chất của sự vật là
duyên,
Lạnh nhạt có chán chường là duyên,
Giải phóng có lạnh nhạt là duyên,
Tuệ giải thoát có giải phóng là duyên."
-- Tương
Ưng, XII-23
Lý Duyên
Sinh:
"Phương cách cao quý nào
cần phải được nhận thấy đúng đắn và phân biệt rõ ràng
bằng trí tuệ? Đây là lúc một người đệ tử cao sang quán
xét được rằng:
Khi cái nầy hiện hữu
thì cái kia hiện hữu
Từ việc khởi sinh cái nầy thì có khởi sinh cái kia.
Khi cái nầy không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu,
Từ việc đoạn diệt cái nầy thì có đoạn diệt cái
kia."
Nói cách khác:
"Vô minh là duyên
của hành,
Hành là duyên của thức,
Thức là duyên của danh sắc,
Danh sắc là duyên của sáu xứ,
Sáu xứ là duyên của tiếp xúc,
Tiếp xúc là duyên của thọ,
Thọ là duyên của tham,
Tham là duyên của chấp thủ,
Chấp thủ là duyên của hữu,
Hữu là duyên của sinh,
Sinh là duyên của già, chết, ưu sầu, than khóc, đau đớn,
buồn rầu, và tuyệt vọng
Đó là nguồn gốc rốt ráo
của hoạn khổ.
Giờ đây, chấm dứt và
đoạn diệt vô minh, đưa đến đoạn diệt hành.
Đoạn diệt hành đưa đến đoạn diệt thức,
Đoạn diệt thức đưa đến đoạn diệt danh sắc,
Đoạn diệt danh sắc đưa đến đoạn sáu xứ,
Đoạn diệt sáu xứ đưa đến đoạn diệt tiếp xúc,
Đoạn diệt tiếp xúc đưa đến đoạn diệt cảm thọ,
Đoạn diệt cảm thọ đưa đến đoạn diệt tham muốn,
Đoạn diệt tham muốn đưa đến đoạn diệt chấp thủ,
Đoạn diệt chấp thủ đưa đến đoạn diệt hữu,
Đoạn diệt hữu đưa đến đoạn diệt sinh
Đoạn diệt sinh đưa đến đoạn diệt già, chết, ưu
sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng.
Đó là sự chấm dứt
rốt ráo các hoạn khổ.
Đây là phương cách cao quý
cần phải được nhận thấy đúng đắn và phân biệt rõ ràng
bằng trí tuệ"
-- Tăng
Chi, X-92
4. Diệu Đế
về Con Đường Diệt Khổ - Dukkha Nirodha Gamini Patipada Ariya
Sacca
Bát Chánh
Đạo:
"Nầy các vị tỳ
kheo, đây là Diệu Đế về Con Đường Diệt Khổ, đó chính
là Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo): Chánh Kiến, Chánh
Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh
Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định."
--
Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
Bát Chánh Đạo
là Pháp Thừa (Dhammayana):
"Này Ananda, Con Đường Tám Chánh
nầy là đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp,
là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận
nhiếp phục tham, sân, si."
-- Tương
Ưng, V-4
Định
nghĩa về tám chi phần:
"Này các
vị tỳ kheo, thế nào là chánh tri kiến?
Đó là sự thông hiểu về khổ, sự thông hiểu về nguyên
nhân của khổ, sự thông hiểu về sự diệt khổ, và sự
thông hiểu về con đường diệt khổ.
Thế nào là chánh
tư duy? Đó là tư duy về sự xuất ly, tư duy
về vô sân, tư duy về vô hại.
Thế nào là chánh
ngữ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi,
từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Thế nào chánh
nghiệp? Đó là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy
của không cho, từ bỏ hành động tà dâm.
Thế nào là chánh
mạng? Đó là đoạn trừ tà mạng, nuôi sống
với chánh mạng.
Thế nào là chánh
tinh tấn? Đó là tinh tấn ngăn chận không cho
khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh, tinh tấn trừ diệt
các bất thiện pháp đã sanh, tinh tấn phát khởi các thiện
pháp chưa sanh, và tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.
Thế nào là chánh
niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán
thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham
ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác,
điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các
pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên
đời.
Thế nào là chánh
định? Đó là ly dục, ly pháp bất thiện,
chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc
do ly dục sanh, có tầm, có tứ; rồi làm cho tịnh chỉ tầm
và tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái
hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh,
nhất tâm; rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân
cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc
trú, chứng và trú vào Thiền-na thứ ba; rồi xả lạc, xả
khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào
Thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh
tịnh."
-- Tương
Ưng, V-8
Tìm
lại Con Đường Cũ Xa Xưa:
"Có một người đang
đi theo một con đường mòn trong rừng. Đột nhiên người
ấy tìm ra được một con đường cũ xa xưa mà các vị
tiền nhân thường dùng. Người ấy liền đi theo con đường
ấy. Sau đó, người ấy tìm lại được thành phố cổ xưa
mà ngày trước đã có nhiều người trú ngụ, với các công
viên, vườn cây, hồ ao, đền đài tráng lệ. Người ấy
trở về, báo cáo với vua và các quan đại thần: 'Thưa bệ
hạ, khi thần dân đi theo con đường mòn trong rừng, thần dân
đã tìm lại được một con đường cũ xa xưa. Thần dân
liền đi theo con đường ấy. Sau đó, thần dân tìm lại
được thành phố cổ xưa mà ngày trước đã có nhiều người
trú ngụ, với các công viên, vườn cây, hồ ao, đền đài
tráng lệ. Kính xin bệ hạ hãy trùng tu lại thành phố
ấy.' Sau đó, nhà vua và các quan đại thần quyết định trùng
tu thành phố cổ đó, và về sau, thành phố nầy trở nên
phồn thịnh, đông dân cư, phát triển lớn mạnh và giàu có.
Cùng thế ấy, ta đã tìm
lại con đường cũ xa xưa, một con đường mà các Bậc Chánh
Đẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thời kỳ trước. Con
đường cũ xa xưa đó là gì? Đó là Con Đường Tám
Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh
Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Ta đã đi theo con đường ấy.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về già và chết, tri kiến về nguyên nhân
của già và chết, tri kiến về đoạn diệt già và chết,
tri kiến về con đường đoạn diệt già và chết.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về sinh, tri kiến về nguyên nhân của
sinh, tri kiến về đoạn diệt sinh, tri kiến về con đường
đoạn diệt sinh.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về hữu, tri kiến về nguyên nhân của
hữu, tri kiến về đoạn diệt hữu, tri kiến về con đường
đoạn diệt hữu.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về chấp thủ, tri kiến về nguyên nhân
của chấp thủ, tri kiến về đoạn diệt chấp thủ, tri
kiến về con đường đoạn diệt chấp thủ.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về tham muốn, tri kiến về nguyên nhân
của tham muốn, tri kiến về đoạn diệt tham muốn, tri
kiến về con đường đoạn diệt tham muốn.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về thọ, tri kiến về nguyên nhân của
thọ, tri kiến về đoạn diệt thọ, tri kiến về con đường
đoạn diệt thọ.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về tiếp xúc, tri kiến về nguyên nhân
của tiếp xúc, tri kiến về đoạn diệt tiếp xúc, tri
kiến về con đường đoạn diệt tiếp xúc.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về sáu xứ, tri kiến về nguyên nhân
của sáu xứ, tri kiến về đoạn diệt sáu xứ, tri kiến
về con đường đoạn diệt sáu xứ.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về danh sắc, tri kiến về nguyên nhân
của danh sắc, tri kiến về đoạn diệt danh sắc, tri kiến
về con đường đoạn diệt danh sắc.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về thức, tri kiến về nguyên nhân của
thức, tri kiến về đoạn diệt thức, tri kiến về con đường
đoạn diệt thức.
Theo con đường đó, ta đã
có được tri kiến về nghiệp hành, tri kiến về nguyên nhân
của nghiệp hành, tri kiến về đoạn diệt nghiệp hành, tri
kiến về con đường đoạn diệt nghiệp hành.
Tri kiến được như thế,
ta đã truyền dạy lại cho các nam và nữ tu sĩ, nam và nữ
cư sĩ, để đời sống thánh thiện nầy được trở nên hùng
mạnh, huy hoàng, quảng bá sâu rộng cho chư thiên và loài người".
-- Tương
Ưng, XII-65
Con đường giải
thoát:
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà
không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào
tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu
đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả
thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn
đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo
các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có
hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các
vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn),
sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất
lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo
quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn
đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có
hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các
vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn),
đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai,
Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ
ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo
quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều
không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc
tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập
và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế
giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán
giải thoát.
-- Kinh Đại Bát
Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214
(Bình
Anson trích dịch,
Perth, Western Australia, tháng 11-1998)
|