Đàm luận Phật Pháp
- 49 -

Giới thiệu Tăng chi bộ kinh  

 

01-hoangphap.jpg
01-hoangphap.jpg
1201 * 901
02-phanphai.jpg
02-phanphai.jpg
1558 * 1171
03-tamtang_pali.jpg
03-tamtang_pali.jpg
1408 * 813
04-pali_han.jpg
04-pali_han.jpg
897 * 788
05-kinhdien_pg.jpg
05-kinhdien_pg.jpg
1080 * 893

 [ Home ]

 Giới thiệu Tăng chi bộ kinh

Bình Anson

Tham khảo

  1. Thích Minh Châu (1993). Kinh Tăng chi bộ. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  2. Thích Thanh Từ & Thích Thiện Siêu (1997). Kinh Tăng nhất A-hàm. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  3. Thích Tuệ Sỹ (2011). Tăng nhất A-hàm. Nxb Phương Đông, Sài Gòn, Việt Nam.
     
  4. Bhikkhu Bodhi (2012). The Numerical Discourses of the Buddha. Wisdom Publication, Boston, USA.
  5. U Ko Lay (1991). Guide to Tipitaka. Siri Jayanta Buddhist Temple, Kuala Lumpur, Malaysia.  

* * *

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 3,872 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 8,122.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27). Một bản Việt dịch khác của Thầy Tuệ Sỹ cũng đã được phát hành vào năm 2011.

Theo quan niệm phổ thông, DN (Digha Nikaya, Trường bộ) là tập hợp các bài kinh dài, MN (Majjhima Nikata, Trung bộ) là tập hợp các bài kinh trung, các bài kinh ngắn xếp vào SN (samyutta Nikaya, Tương ưng bộ) & AN (Anguttara Nikaya, Tăng chi bộ). Các bài kinh trong SN sắp xếp theo đề mục (tương ưng), và các bài kinh trong AN sắp xếp theo số chi pháp.

Theo ngài Tỳ khưu Bodhi:

1) DN là những bài kinh nhằm giới thiệu và quảng bá giáo pháp đến thành phần ngoại đạo, những người chưa theo đạo Phật, để cải hóa họ.

2) MN gồm những bài kinh nhắm đến hàng Phật tử (hàng xuất gia, và đôi khi, hàng tại gia) để tán dương Đức Phật và đưa các vị tu sĩ vào tăng đoàn và tu học.

3) SN gồm các bài kinh ngắn gọn, nhắm đến 2 thành phần tu sĩ Phật giáo: (1) các vị giỏi giáo thuyết để giúp các vị nầy thông đạt thâm sâu về giáo thuyết hầu có thể giảng giải rõ ràng cho người khác, nhất là các điểm quan trọng và vi tế như duyên sinh, năm uẩn, sáu xứ, các yếu tố của con đường Bát chánh, và Tứ diệu đế; (2) các vị đã thuần thục cơ bán các pháp hành thiền, và sẵn sàng tiến xa hơn để thực chứng chân lý.

Vì thế, có 1 sự liên hệ khá chặt chẽ giữa SN và các phát triển A-tỳ-đàm ở giai đoạn sau. Trong bộ Phân tích (Vibhanga) của Abhidhamma Pitaka (Tạng A-tỳ-đàm, Vi diệu pháp), ta thấy 12 chương đầu tiên (uẩn, giới, xứ, v.v.) có liên hệ rất gần với các Tương ưng của SN.

4) AN gồm các bài kinh ngắn có tính thực tiễn hơn, sắp xếp theo pháp số, về nhiều vấn đề để giảng giải cho hàng tu sĩ trong đời sống tăng chúng, và rất nhiều bài kinh dành cho hàng cư sĩ áp dụng để giáo pháp trong đời sống hằng ngày.

 

Qui ước trích dẫn

1) Pali Text Society (Hội Văn điển Pali): AN l yy

AN: Anguttara Nikaya; l: số tập; yy: số trang trong bản in Pali

2) Access to Insight (ATI) website, Bhikkhu Bodhi: AN xx.yy

AN: Anguttara Nikaya; xx: số Chương (từ 1 đến 11); yy: số bài kinh trong Chương đó đó

Thí dụ: Kinh Kalama, có số là:

  • AN i 188 theo PTS: Tăng chi bộ, tập I, trang 188
  • AN 3.65 theo ATI & Bhikkhu Bodhi: Tăng chi bộ, Chương 3 (3 pháp), bài kinh số 65

 

Tăng Chi Bộ - Mục Lục Tổng Quát

Chương Một Pháp

Phẩm 01-14

01. Phẩm Sắc
04. Phẩm Không Ðiều Phục
07. Phẩm Tinh Tấn
10. Phẩm Phi Pháp
13. Phẩm Một Người
02. Phẩm Ðoạn Triền Cái
05. Phẩm Ðặt Hướng Và Trong Sáng
08. Phẩm Làm Bạn Với Thiện
11. Phẩm Thứ Mười Một
14. Phẩm Người Tối Thắng
03. Phẩm Khó Sử Dụng
06. Phẩm Búng Ngón Tay
09. Phẩm Phóng Dật
12. Phẩm Vô Phạm

Phẩm 15-21

15. Phẩm Không Thể Có Ðược
18. Phẩm Makkhali
21. Phẩm Thiền Ðịnh (2)
16. Phẩm Một Pháp
19. Phẩm Không Phóng Dật
17. Phẩm Chủng Tử
20. Phẩm Thiền Ðịnh (1)

 

Chương Hai Pháp

Phẩm 01-04

01. Phẩm Hình Phạt
04. Phẩm Tâm Thăng Bằng
02. Phẩm Tranh Luận
 
03. Phẩm Người Ngu
 
Phẩm 05-17

07. Phẩm Lạc
10. Phẩm Kẻ Ngu
13. Phẩm Bố Thí
16. Phẩm Phẫn Nộ
05. Phẩm Hội Chúng
08. Phẩm Tướng
11. Phẩm Các Hy Vọng
14. Phẩm Ðón Chào
17. Phẩm Thứ Mười Bảy
06. Phẩm Người
09. Phẩm Các Pháp
12. Phẩm Hy Cầu
15. Phẩm Nhập Ðịnh

 

Chương Ba Pháp

Phẩm 01-04

01. Phẩm Người Ngu
04. Phẩm Sứ Giả Của  Trời
02. Phẩm Người Ðóng Xe 03. Phẩm Người

Phẩm 05-07

05. Phẩm Nhỏ 06. Phẩm Các Bà-la-môn 07. Phẩm Lớn

Phẩm 08-10

08. Phẩm Ananda 09. Phẩm Sa-môn 10. Phẩm Hạt Muối

Phẩm 11-16

11. Phẩm Chánh Giác
14. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ
12. Phẩm Ðọa Xứ
15. Phẩm Cát Tường
13. Phẩm Kusinàra
16. Phẩm Lõa Thể

 

Chương Bốn Pháp

Phẩm 01-03
01. Phẩm Bhandagàma 02. Phẩm Hành 03. Phẩm Uruvelà

Phẩm 04-06

04. Phẩm Bánh Xe 05. Phẩm Rohitassa 06. Phẩm Nguồn Sanh Phước

Phẩm 07-12

07. Phẩm Nghiệp Công Ðức
10. Phẩm Asura
08. Phẩm Không Hý Luận
11. Phẩm Mây Mưa
09. Phẩm Không Có Rung Ðộng
12. Phẩm Kesi
Phẩm 13-18
13. Phẩm Sợ Hãi
16. Phẩm Các Căn
14. Phẩm Loài Người
17. Phẩm Ðạo Hành
15. Phẩm Ánh Sáng
18. Phẩm Tư Tâm Sở

Phẩm 19-21

19. Phẩm Chiến Sĩ 20. Ðại Phẩm 21. Phẩm Bậc Chân Nhân
Phẩm 22-28
22. Phẩm Ô Uế
25. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội
28. Phẩm Tham
23. Phẩm Diệu Hạnh
26. Phẩm Thắng Trí
24. Phẩm Nghiệp
27. Phẩm Nghiệp Ðạo

 

Chương Năm Pháp

Phẩm 01-06

01. Phẩm Sức Mạnh Hữu Học
04. Phẩm Sumana
02. Phẩm Sức Mạnh
05. Phẩm Vua Munda
03. Phẩm Năm Phần
06. Phẩm Triền Cái

Phẩm 07-12

07. Phẩm Tưởng
10. Phẩm Kakudha
08. Phẩm Chiến Sĩ
11. Phẩm An Ổn Trú
09. Phẩm Trưởng Lão
12. Phẩm Andhakavinda

Phẩm 13-18

13. Phẩm Bệnh
16. Phẩm Diệu Pháp
14. Phẩm Vua
17. Phẩm Hiềm Hận
15. Phẩm Tikandaki
18. Phẩm Nam Cư Sĩ

Phẩm 19-26

19. Phẩm Rừng
22. Phẩm Mắng Nhiếc
25. Phẩm Ác Hành
20. Phẩm Bà-la-môn
23. Phẩm Du Hành Dài
26. Phẩm Cụ Túc Giới
21. Phẩm Kimbila
24. Phẩm Trú Tại Chỗ

 

Chương Sáu Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Ðáng Ðược Cung Kính 02. Phẩm Cần Phải Nhớ 03. Phẩm Trên Tất Cả

Phẩm 04-05

04. Phẩm Chư Thiên 05. Phẩm Dhammika  

Phẩm 06-12


07. Phẩm Chư Thiên
10. Phẩm Lợi Ích

08. Phẩm A-la-hán
11. Phẩm Ba Pháp
06. Ðại Phẩm
09. Phẩm Mát Lạnh
12. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm

 

Chương Bảy Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Tài Sản 02. Phẩm Tùy Miên 03. Phẩm Vaji (Bạt-kỳ)

Phẩm 04-06

04. Phẩm Chư Thiên 05. Phẩm Ðại Tế Ðàn 06. Phẩm Không Tuyên Bố

Phẩm 07-09

07. Ðại Phẩm 08. Phẩm Về Luật 09. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp

 

Chương Tám Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Từ 02. Phẩm Lớn 03. Phẩm Gia Chủ

Phẩm 04-06

04. Phẩm Bố Thí 05. Phẩm Ngày Trai Giới 06. Phẩm Gotamì

Phẩm 07-10

07. Phẩm Ðất Rung Ðộng
10. Tham Ái
08. Phẩm Song Ðôi 09. Phẩm Niệm

 

Chương Chín Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Chánh Giác 02. Phẩm Tiếng Rống Sư Tử 03. Phẩm Chỗ Cư Trú Các Hữu Tình

Phẩm 04-10

04. Ðại Phẩm
07. Phẩm Niệm Xứ
10. Phẩm Tham
05. Phẩm Pancala
08. Phẩm Chánh Cần
06. Phẩm An Ổn
09. Phẩm Bốn Như Ý Túc

 

Chương Mười Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Lợi Ích 02. Phẩm Hộ Trì 03. Phẩm Lớn

Phẩm 04-06

04. Phẩm Upàli và Ananda 05. Phẩm Mắng Nhiếc 06. Phẩm Tâm Của Mình

Phẩm 07-09

07. Phẩm Song Ðôi 08. Phẩm Ước Nguyện 09. Phẩm Trưởng Lão

Phẩm 10-12

10. Phẩm Nam Cư Sĩ 11. Phẩm Sa-môn Tưởng 12. Phẩm Ði Xuống

Phẩm 13-22

13. Phẩm Thanh Tịnh
16. Phẩm Người
19. Phẩm Thánh Ðạo
22. Phẩm Không Có Ðầu Ðề
14. Phẩm Thiên Lương
17. Phẩm Janussoni
20. Phẩm Các Hạng Người
15. Phẩm Thánh Ðạo
18. Phẩm Thiện Lương
21. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh

 

Chương Mười Một Pháp

Phẩm 01-03
01. Phẩm Y Chỉ 02. Phẩm Tùy Niệm 3. Phẩm Tổng Kết

 

Thống kê các bài kinh giảng cho hàng cư sĩ

 

  Trường bộ Trung bộ Tương ưng bộ Tăng chi bộ Tiểu bộ
Tổng số các bài kinh 34 152 2,904 8,122
(3,872)
601
Giảng trực tiếp đến cư sĩ 14 47 121 125 30
Gián tiếp đề cập đến cư sĩ 1 3 7 36 6
Tổng cộng các bài kinh cho cư sĩ 15 50 128 161 36

 

* Nguồn: John Kelly. 2011. "The Buddha's Teachings to Lay People", Buddhist Studies Review, 28: 3-77 (as mentioned by Bikkhu Bodhi, in "The Numerical Discourses of the Buddha - Anguttara Nikaya", 2012).

 

DANH XƯNG BỐN BỘ A-HÀM
(ÀGAMA – A-cấp-ma)

*

Luận Du-già-sư-địa, cuốn 85 (Đại tạng số 30. 772), nói:

"Sự khế kinh (hình thức khế kinh) là bốn A-cấp-ma (Agama). Một là Tạp A-cấp-ma, hai là Trung A-cấp-ma, ba là Trường A-cấp-ma, bốn là Tăng Nhất A-cấp-ma.

Tạp A-cấp-ma là, ở trong đó Đức Thế Tôn xem xét căn cơ của người được giáo hóa để tuyên thuyết giáo pháp tương ứng được Như Lai và các đệ tử nói. Giáo pháp Uẩn, Giới, Xứ tương ưng; giáo pháp Duyên khởi, Tứ thực, Tứ đế tương ưng, giáo pháp Tứ niệm trụ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Nhập xuất tức niệm, Học tịnh chứng tương ưng, v.v…

Lại y theo tám chúng, nói các giáo pháp tương ứng với chúng. Về sau người kết tập vì muốn Thánh giáo tồn tại lâu dài, nên một phần kết tập thành các bài kệ tụng, rồi tùy chỗ thích ứng mà thứ lớp an bố.

Nên biết, tất cả giáo pháp tương ứng như thế, khái lược do ba phương diện tương ứng nhau, đó là người năng thuyết, pháp sở thuyết và người nghe được Phật và đệ tử vì họ thuyết dạy (sở vị thuyết). Như hoặc Như Lai, hoặc đệ tử Như Lai là người năng thuyết. Như những phần giáo được Phật thuyết hoặc đệ tử thuyết, hoặc sở liễu tri, hoặc năng liễu tri, đó là sở thuyết, như giáo pháp Năm uẩn, Sáu xứ, Nhơn duyên tương ưng, và Đạo phẩm phần. Như các chúng Tỷ-kheo, Thiên, Ma, v.v…, đó là sở vị thuyết; như phẩm kết tập. Như vậy, nêu lên tất cả thô lược năng thuyết, sở thuyết, sở vị thuyết, thành Tương ưng giáo.

Chính tất cả Tương ưng giáo kia, về hình thức tập họp lại dài ngắn lẫn lộn phức tạp, thế nên gọi là Tạp A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia lại được nói ở dạng trung bình, thế nên gọi là Trung A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia được nói ở dạng rộng dài, thế nên gọi là Trường A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia, lại được nói ở dạng cứ tăng dần từng số một lên đến hai, ba, v.v… Thế nên gọi là Tăng Nhất A-cấp-ma.

Như vậy, bốn thứ ấy được thầy trò lần lượt truyền lại đến nay, thế nên gọi là A-cấp-ma".

Cứ theo đoạn văn dẫn trên, ta thấy rõ danh xưng Tạp, Trung, Trường, Tăng Nhất A-cấp-ma là xưng theo hình thức kinh được nói dài hay ngắn chứ không phải xưng theo nội dung nghĩa lý của kinh. Như Tạp A-hàm, thì ngoại trừ kinh số 604 nói về A-dục dài đến 10 trang trong Đại tạng, còn lại hầu hết là kinh ngắn, nhiều kinh chỉ có một, hai dòng, thậm chí vài câu. Vì kinh dài ngắn xen lẫn nhau như vậy trong một bộ nên gọi là Tạp. Trung A-cấp-ma thì kinh dài hơn các kinh ở Tạp A-cấp-ma, song không dài hơn ở Trường A-cấp-ma. Kinh dài nhất ở Trung A-cấp-ma là kinh số 71 dài 7 trang và kinh số 72 dài 6 trang trong Đại tạng, song cũng không bằng Trường A-cấp-ma, có kinh như kinh Đại Bổn dài 10 trang, kinh Du Hành dài 20 trang, kinh Thế ký dài 22 trang trong Đại tạng.

Như vậy, hoặc có thể nói cách khác là Tạp Thuyết A-cấp-ma hay Đoản Thuyết A-cấp-ma, Trung thuyết A-cấp-ma, Trường Thuyết A-cấp-ma, Tăng Nhất Thuyết A-cấp-ma.

Theo đó, Bốn A-hàm lấy Tạp A-hàm kinh thuộc Tương ưng giáo làm gốc. Tạp A-hàm là “Nhất thiết sự tương ưng giáo”, vì vậy bốn A-hàm cũng được gọi chung là “Sự khế kinh”.

Nhưng Sự là gì?

Luận Du-già (của Bồ-Tát Di-Lặc tạo), cuốn ba, nói: “Lời dạy của chư Phật gồm trong chín sự, đó là:

Hữu tình sự
Thọ dụng sự
Sanh khởi sự
An trú sự
Nhiễm tịnh sự
Sai biệt sự
Thuyết giả sự
Sở thuyết sự
Chúng hội sự.

Hữu tình sự là chỉ cho ngũ thủ uẩn; Thọ dụng sự là chỉ cho mười hai xứ; Sanh khởi sự là chỉ cho mười hai duyên khởi và duyên sanh; An trú sự là chỉ cho bốn thực (bốn cách ăn); Nhiễm tịnh sự là chỉ cho bốn Thánh đế; Sai biệt sự là chỉ cho vô lượng giới; Thuyết giả sự là chỉ cho Phật và đệ tử Ngài; Sở thuyết sự là chỉ cho bốn niệm trụ v.v… và Bồ-đề phận pháp; Chúng hội sự là chỉ cho tám chúng đệ tử Phật.

Đó là toàn bộ nội dung của kinh Tạp A-hàm hay là “Sự tương ưng giáo”.

Nhiếp sự phần trong Du-già luận, cuốn 58, gom chín sự này trong ba loại lớn:

Năng thuyết – chỉ Phật và đệ tử Phật.
Sở thuyết – chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực đế, niệm trụ, chứng tịnh…
Sở vị thuyết – chỉ tám chúng đệ tử Phật.

Chín sự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm, và cũng có thể gọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.

TÔN CHỈ Ý THÚ CỦA BỐN A-HÀM

Theo luận “Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa”, cuốn 1, của phái Thuyết nhất thiết hữu, ghi: “Đức Phật vì chư Thiên và Người đời theo thời cơ nói pháp, kết tập lại làm Tăng Nhất A-hàm, đó là kinh cho người khuyến hóa học tập. Phật vì chúng sanh lợi căn, nói các nghĩa thâm diệu, gọi là Trung A-hàm; đó là kinh cho người học vấn học tập. Phật nói các pháp Thiền định, gọi là Tạp A-hàm; đó là kinh cho người tọa Thiền học tập. Phật phá các ngoại đạo, là Trường A-hàm”.

Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có sách chú thích bốn bộ A-hàm. Theo tên sách chú thích, đã biểu hiện rõ đặc sắc của bốn bộ A-hàm như sau:

Sách chú thích Trường Bộ, tên “Sumàn Galaviàsini” (Tốt lành thích ý).
Sách chú thích Trung Bộ, tên “Papànca Sùdani” (Phá xích do dự).
Sách chú thích Tương Ưng Bộ, tên “Sàratthapakàsini” (Hiển bày chơn nghĩa).
Sách chú thích Tăng Chi Bộ, tên “Manoratha Pùrani” (Mãn túc hy cầu).

Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) trong luận Đại Trí Độ, cuốn 1, có nêu cách thuyết giáo theo bốn tất-đàn: “1) Thế giới tất-đàn; 2) Các vị nhân tất-đàn; 3) Đối trị tất-đàn; 4) Đệ nhất nghĩa tất-đàn. Trong bốn tất-đàn tổng nhiếp mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng, đều là thật, không chống trái nhau”.

Tất-đàn, tiếng Phạn là “Siddhànta”, dịch nghĩa là thành tựu, tông, lý. Bốn tất-đàn là bốn tôn chỉ, bốn đạo lý.

Bốn tất-đàn có thể tổng nhiếp hết mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng là thế nào?

Bốn tất-đàn chỉ là dựa theo bốn tôn chỉ của bốn bộ A-hàm mà nói. Bốn tất-đàn tương đương với bốn tên sách chú thích bốn bộ của ngài Phật Âm.

- Sách chú thích Trường Bộ với tên là Tốt lành thích ý – đó là Thế giới tất-đàn (thuyết pháp phổ thông thích hợp với quảng đại quần chúng). Như trong Trường A-hàm có các kinh Xa-ni-sa, Đại Điển Tôn, Đại Hội, Phạm Thiên Sở Vấn, A-tra-năng-để v.v…gồm những lời Phật dạy thích ứng với tín ngưỡng thiên thần phổ thông của Ấn Độ. Trên mặt tư tưởng, Trường A-hàm chủ yếu phá xích những tín ngưỡng, tà kiến của dân chúng.

- Sách chú thích Trung bộ với tên Phá xích do dự - đó là đối trị tất-đàn (thuyết pháp đối trị riêng từng căn bịnh của chúng sanh). Trong Trung A-hàm phân biệt quyết trạch để đoạn nghi tình, trừ sạch hai mươi mốt thứ kiết sử… Đó chính là ý nghĩa của sự đối trị.

- Sách chú thích Tương Ưng Bộ với tên Hiển bày chơn nghĩa – đó là Đệ nhất nghĩa tất-đàn (thuyết pháp về các nghĩa siêu việt rốt ráo).

- Sách chú thích Tăng Chi Bộ với tên Mãn túc hy cầu – đó là các các vị nhân tất-đàn (thuyết pháp tán dương điều thiện, khuyến khích thực hành việc tốt, thích ứng với các căn tánh bất đồng, làm mãn túc mong cầu).

Trong sách Ma ha Chỉ Quán, cuốn 1, của Ngài Thiên Thai Trí Giả, giải thích bốn tất-đàn bằng bốn từ ngữ là tùy lạc (vui thích), tùy nghi (thích nghi), tùy trị (đối trị), tùy nghĩa (thắng nghĩa).

Tôn chỉ của Phật pháp, cách giáo hóa của Phật pháp không ngoài bốn thứ này. Mỗi một bộ A-hàm đều có đủ bốn tôn chỉ đó, song phân biệt kỹ thì mỗi bộ có mỗi đặc sắc riêng như trên đã nói.

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Kinh Tạp A-hàm, 1995

 

[ Home ]

12-10-2012

DLPP - Bai 49 - Tang Chi Bo kinh

Đàm luận Phật Pháp
- 49 -

Giới thiệu Tăng chi bộ kinh  

 

01-hoangphap.jpg
01-hoangphap.jpg
1201 * 901
02-phanphai.jpg
02-phanphai.jpg
1558 * 1171
03-tamtang_pali.jpg
03-tamtang_pali.jpg
1408 * 813
04-pali_han.jpg
04-pali_han.jpg
897 * 788
05-kinhdien_pg.jpg
05-kinhdien_pg.jpg
1080 * 893

 [ Home ]

 Giới thiệu Tăng chi bộ kinh

Bình Anson

Tham khảo

  1. Thích Minh Châu (1993). Kinh Tăng chi bộ. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  2. Thích Thanh Từ & Thích Thiện Siêu (1997). Kinh Tăng nhất A-hàm. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn, Việt Nam.
  3. Thích Tuệ Sỹ (2011). Tăng nhất A-hàm. Nxb Phương Đông, Sài Gòn, Việt Nam.
     
  4. Bhikkhu Bodhi (2012). The Numerical Discourses of the Buddha. Wisdom Publication, Boston, USA.
  5. U Ko Lay (1991). Guide to Tipitaka. Siri Jayanta Buddhist Temple, Kuala Lumpur, Malaysia.  

* * *

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 3,872 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 8,122.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27). Một bản Việt dịch khác của Thầy Tuệ Sỹ cũng đã được phát hành vào năm 2011.

Theo quan niệm phổ thông, DN (Digha Nikaya, Trường bộ) là tập hợp các bài kinh dài, MN (Majjhima Nikata, Trung bộ) là tập hợp các bài kinh trung, các bài kinh ngắn xếp vào SN (samyutta Nikaya, Tương ưng bộ) & AN (Anguttara Nikaya, Tăng chi bộ). Các bài kinh trong SN sắp xếp theo đề mục (tương ưng), và các bài kinh trong AN sắp xếp theo số chi pháp.

Theo ngài Tỳ khưu Bodhi:

1) DN là những bài kinh nhằm giới thiệu và quảng bá giáo pháp đến thành phần ngoại đạo, những người chưa theo đạo Phật, để cải hóa họ.

2) MN gồm những bài kinh nhắm đến hàng Phật tử (hàng xuất gia, và đôi khi, hàng tại gia) để tán dương Đức Phật và đưa các vị tu sĩ vào tăng đoàn và tu học.

3) SN gồm các bài kinh ngắn gọn, nhắm đến 2 thành phần tu sĩ Phật giáo: (1) các vị giỏi giáo thuyết để giúp các vị nầy thông đạt thâm sâu về giáo thuyết hầu có thể giảng giải rõ ràng cho người khác, nhất là các điểm quan trọng và vi tế như duyên sinh, năm uẩn, sáu xứ, các yếu tố của con đường Bát chánh, và Tứ diệu đế; (2) các vị đã thuần thục cơ bán các pháp hành thiền, và sẵn sàng tiến xa hơn để thực chứng chân lý.

Vì thế, có 1 sự liên hệ khá chặt chẽ giữa SN và các phát triển A-tỳ-đàm ở giai đoạn sau. Trong bộ Phân tích (Vibhanga) của Abhidhamma Pitaka (Tạng A-tỳ-đàm, Vi diệu pháp), ta thấy 12 chương đầu tiên (uẩn, giới, xứ, v.v.) có liên hệ rất gần với các Tương ưng của SN.

4) AN gồm các bài kinh ngắn có tính thực tiễn hơn, sắp xếp theo pháp số, về nhiều vấn đề để giảng giải cho hàng tu sĩ trong đời sống tăng chúng, và rất nhiều bài kinh dành cho hàng cư sĩ áp dụng để giáo pháp trong đời sống hằng ngày.

 

Qui ước trích dẫn

1) Pali Text Society (Hội Văn điển Pali): AN l yy

AN: Anguttara Nikaya; l: số tập; yy: số trang trong bản in Pali

2) Access to Insight (ATI) website, Bhikkhu Bodhi: AN xx.yy

AN: Anguttara Nikaya; xx: số Chương (từ 1 đến 11); yy: số bài kinh trong Chương đó đó

Thí dụ: Kinh Kalama, có số là:

  • AN i 188 theo PTS: Tăng chi bộ, tập I, trang 188
  • AN 3.65 theo ATI & Bhikkhu Bodhi: Tăng chi bộ, Chương 3 (3 pháp), bài kinh số 65

 

Tăng Chi Bộ - Mục Lục Tổng Quát

Chương Một Pháp

Phẩm 01-14

01. Phẩm Sắc
04. Phẩm Không Ðiều Phục
07. Phẩm Tinh Tấn
10. Phẩm Phi Pháp
13. Phẩm Một Người
02. Phẩm Ðoạn Triền Cái
05. Phẩm Ðặt Hướng Và Trong Sáng
08. Phẩm Làm Bạn Với Thiện
11. Phẩm Thứ Mười Một
14. Phẩm Người Tối Thắng
03. Phẩm Khó Sử Dụng
06. Phẩm Búng Ngón Tay
09. Phẩm Phóng Dật
12. Phẩm Vô Phạm

Phẩm 15-21

15. Phẩm Không Thể Có Ðược
18. Phẩm Makkhali
21. Phẩm Thiền Ðịnh (2)
16. Phẩm Một Pháp
19. Phẩm Không Phóng Dật
17. Phẩm Chủng Tử
20. Phẩm Thiền Ðịnh (1)

 

Chương Hai Pháp

Phẩm 01-04

01. Phẩm Hình Phạt
04. Phẩm Tâm Thăng Bằng
02. Phẩm Tranh Luận
 
03. Phẩm Người Ngu
 
Phẩm 05-17

07. Phẩm Lạc
10. Phẩm Kẻ Ngu
13. Phẩm Bố Thí
16. Phẩm Phẫn Nộ
05. Phẩm Hội Chúng
08. Phẩm Tướng
11. Phẩm Các Hy Vọng
14. Phẩm Ðón Chào
17. Phẩm Thứ Mười Bảy
06. Phẩm Người
09. Phẩm Các Pháp
12. Phẩm Hy Cầu
15. Phẩm Nhập Ðịnh

 

Chương Ba Pháp

Phẩm 01-04

01. Phẩm Người Ngu
04. Phẩm Sứ Giả Của  Trời
02. Phẩm Người Ðóng Xe 03. Phẩm Người

Phẩm 05-07

05. Phẩm Nhỏ 06. Phẩm Các Bà-la-môn 07. Phẩm Lớn

Phẩm 08-10

08. Phẩm Ananda 09. Phẩm Sa-môn 10. Phẩm Hạt Muối

Phẩm 11-16

11. Phẩm Chánh Giác
14. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ
12. Phẩm Ðọa Xứ
15. Phẩm Cát Tường
13. Phẩm Kusinàra
16. Phẩm Lõa Thể

 

Chương Bốn Pháp

Phẩm 01-03
01. Phẩm Bhandagàma 02. Phẩm Hành 03. Phẩm Uruvelà

Phẩm 04-06

04. Phẩm Bánh Xe 05. Phẩm Rohitassa 06. Phẩm Nguồn Sanh Phước

Phẩm 07-12

07. Phẩm Nghiệp Công Ðức
10. Phẩm Asura
08. Phẩm Không Hý Luận
11. Phẩm Mây Mưa
09. Phẩm Không Có Rung Ðộng
12. Phẩm Kesi
Phẩm 13-18
13. Phẩm Sợ Hãi
16. Phẩm Các Căn
14. Phẩm Loài Người
17. Phẩm Ðạo Hành
15. Phẩm Ánh Sáng
18. Phẩm Tư Tâm Sở

Phẩm 19-21

19. Phẩm Chiến Sĩ 20. Ðại Phẩm 21. Phẩm Bậc Chân Nhân
Phẩm 22-28
22. Phẩm Ô Uế
25. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội
28. Phẩm Tham
23. Phẩm Diệu Hạnh
26. Phẩm Thắng Trí
24. Phẩm Nghiệp
27. Phẩm Nghiệp Ðạo

 

Chương Năm Pháp

Phẩm 01-06

01. Phẩm Sức Mạnh Hữu Học
04. Phẩm Sumana
02. Phẩm Sức Mạnh
05. Phẩm Vua Munda
03. Phẩm Năm Phần
06. Phẩm Triền Cái

Phẩm 07-12

07. Phẩm Tưởng
10. Phẩm Kakudha
08. Phẩm Chiến Sĩ
11. Phẩm An Ổn Trú
09. Phẩm Trưởng Lão
12. Phẩm Andhakavinda

Phẩm 13-18

13. Phẩm Bệnh
16. Phẩm Diệu Pháp
14. Phẩm Vua
17. Phẩm Hiềm Hận
15. Phẩm Tikandaki
18. Phẩm Nam Cư Sĩ

Phẩm 19-26

19. Phẩm Rừng
22. Phẩm Mắng Nhiếc
25. Phẩm Ác Hành
20. Phẩm Bà-la-môn
23. Phẩm Du Hành Dài
26. Phẩm Cụ Túc Giới
21. Phẩm Kimbila
24. Phẩm Trú Tại Chỗ

 

Chương Sáu Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Ðáng Ðược Cung Kính 02. Phẩm Cần Phải Nhớ 03. Phẩm Trên Tất Cả

Phẩm 04-05

04. Phẩm Chư Thiên 05. Phẩm Dhammika  

Phẩm 06-12


07. Phẩm Chư Thiên
10. Phẩm Lợi Ích

08. Phẩm A-la-hán
11. Phẩm Ba Pháp
06. Ðại Phẩm
09. Phẩm Mát Lạnh
12. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp Trong Phẩm

 

Chương Bảy Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Tài Sản 02. Phẩm Tùy Miên 03. Phẩm Vaji (Bạt-kỳ)

Phẩm 04-06

04. Phẩm Chư Thiên 05. Phẩm Ðại Tế Ðàn 06. Phẩm Không Tuyên Bố

Phẩm 07-09

07. Ðại Phẩm 08. Phẩm Về Luật 09. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp

 

Chương Tám Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Từ 02. Phẩm Lớn 03. Phẩm Gia Chủ

Phẩm 04-06

04. Phẩm Bố Thí 05. Phẩm Ngày Trai Giới 06. Phẩm Gotamì

Phẩm 07-10

07. Phẩm Ðất Rung Ðộng
10. Tham Ái
08. Phẩm Song Ðôi 09. Phẩm Niệm

 

Chương Chín Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Chánh Giác 02. Phẩm Tiếng Rống Sư Tử 03. Phẩm Chỗ Cư Trú Các Hữu Tình

Phẩm 04-10

04. Ðại Phẩm
07. Phẩm Niệm Xứ
10. Phẩm Tham
05. Phẩm Pancala
08. Phẩm Chánh Cần
06. Phẩm An Ổn
09. Phẩm Bốn Như Ý Túc

 

Chương Mười Pháp

Phẩm 01-03

01. Phẩm Lợi Ích 02. Phẩm Hộ Trì 03. Phẩm Lớn

Phẩm 04-06

04. Phẩm Upàli và Ananda 05. Phẩm Mắng Nhiếc 06. Phẩm Tâm Của Mình

Phẩm 07-09

07. Phẩm Song Ðôi 08. Phẩm Ước Nguyện 09. Phẩm Trưởng Lão

Phẩm 10-12

10. Phẩm Nam Cư Sĩ 11. Phẩm Sa-môn Tưởng 12. Phẩm Ði Xuống

Phẩm 13-22

13. Phẩm Thanh Tịnh
16. Phẩm Người
19. Phẩm Thánh Ðạo
22. Phẩm Không Có Ðầu Ðề
14. Phẩm Thiên Lương
17. Phẩm Janussoni
20. Phẩm Các Hạng Người
15. Phẩm Thánh Ðạo
18. Phẩm Thiện Lương
21. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh

 

Chương Mười Một Pháp

Phẩm 01-03
01. Phẩm Y Chỉ 02. Phẩm Tùy Niệm 3. Phẩm Tổng Kết

 

Thống kê các bài kinh giảng cho hàng cư sĩ

 

  Trường bộ Trung bộ Tương ưng bộ Tăng chi bộ Tiểu bộ
Tổng số các bài kinh 34 152 2,904 8,122
(3,872)
601
Giảng trực tiếp đến cư sĩ 14 47 121 125 30
Gián tiếp đề cập đến cư sĩ 1 3 7 36 6
Tổng cộng các bài kinh cho cư sĩ 15 50 128 161 36

 

* Nguồn: John Kelly. 2011. "The Buddha's Teachings to Lay People", Buddhist Studies Review, 28: 3-77 (as mentioned by Bikkhu Bodhi, in "The Numerical Discourses of the Buddha - Anguttara Nikaya", 2012).

 

DANH XƯNG BỐN BỘ A-HÀM
(ÀGAMA – A-cấp-ma)

*

Luận Du-già-sư-địa, cuốn 85 (Đại tạng số 30. 772), nói:

"Sự khế kinh (hình thức khế kinh) là bốn A-cấp-ma (Agama). Một là Tạp A-cấp-ma, hai là Trung A-cấp-ma, ba là Trường A-cấp-ma, bốn là Tăng Nhất A-cấp-ma.

Tạp A-cấp-ma là, ở trong đó Đức Thế Tôn xem xét căn cơ của người được giáo hóa để tuyên thuyết giáo pháp tương ứng được Như Lai và các đệ tử nói. Giáo pháp Uẩn, Giới, Xứ tương ưng; giáo pháp Duyên khởi, Tứ thực, Tứ đế tương ưng, giáo pháp Tứ niệm trụ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Nhập xuất tức niệm, Học tịnh chứng tương ưng, v.v…

Lại y theo tám chúng, nói các giáo pháp tương ứng với chúng. Về sau người kết tập vì muốn Thánh giáo tồn tại lâu dài, nên một phần kết tập thành các bài kệ tụng, rồi tùy chỗ thích ứng mà thứ lớp an bố.

Nên biết, tất cả giáo pháp tương ứng như thế, khái lược do ba phương diện tương ứng nhau, đó là người năng thuyết, pháp sở thuyết và người nghe được Phật và đệ tử vì họ thuyết dạy (sở vị thuyết). Như hoặc Như Lai, hoặc đệ tử Như Lai là người năng thuyết. Như những phần giáo được Phật thuyết hoặc đệ tử thuyết, hoặc sở liễu tri, hoặc năng liễu tri, đó là sở thuyết, như giáo pháp Năm uẩn, Sáu xứ, Nhơn duyên tương ưng, và Đạo phẩm phần. Như các chúng Tỷ-kheo, Thiên, Ma, v.v…, đó là sở vị thuyết; như phẩm kết tập. Như vậy, nêu lên tất cả thô lược năng thuyết, sở thuyết, sở vị thuyết, thành Tương ưng giáo.

Chính tất cả Tương ưng giáo kia, về hình thức tập họp lại dài ngắn lẫn lộn phức tạp, thế nên gọi là Tạp A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia lại được nói ở dạng trung bình, thế nên gọi là Trung A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia được nói ở dạng rộng dài, thế nên gọi là Trường A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia, lại được nói ở dạng cứ tăng dần từng số một lên đến hai, ba, v.v… Thế nên gọi là Tăng Nhất A-cấp-ma.

Như vậy, bốn thứ ấy được thầy trò lần lượt truyền lại đến nay, thế nên gọi là A-cấp-ma".

Cứ theo đoạn văn dẫn trên, ta thấy rõ danh xưng Tạp, Trung, Trường, Tăng Nhất A-cấp-ma là xưng theo hình thức kinh được nói dài hay ngắn chứ không phải xưng theo nội dung nghĩa lý của kinh. Như Tạp A-hàm, thì ngoại trừ kinh số 604 nói về A-dục dài đến 10 trang trong Đại tạng, còn lại hầu hết là kinh ngắn, nhiều kinh chỉ có một, hai dòng, thậm chí vài câu. Vì kinh dài ngắn xen lẫn nhau như vậy trong một bộ nên gọi là Tạp. Trung A-cấp-ma thì kinh dài hơn các kinh ở Tạp A-cấp-ma, song không dài hơn ở Trường A-cấp-ma. Kinh dài nhất ở Trung A-cấp-ma là kinh số 71 dài 7 trang và kinh số 72 dài 6 trang trong Đại tạng, song cũng không bằng Trường A-cấp-ma, có kinh như kinh Đại Bổn dài 10 trang, kinh Du Hành dài 20 trang, kinh Thế ký dài 22 trang trong Đại tạng.

Như vậy, hoặc có thể nói cách khác là Tạp Thuyết A-cấp-ma hay Đoản Thuyết A-cấp-ma, Trung thuyết A-cấp-ma, Trường Thuyết A-cấp-ma, Tăng Nhất Thuyết A-cấp-ma.

Theo đó, Bốn A-hàm lấy Tạp A-hàm kinh thuộc Tương ưng giáo làm gốc. Tạp A-hàm là “Nhất thiết sự tương ưng giáo”, vì vậy bốn A-hàm cũng được gọi chung là “Sự khế kinh”.

Nhưng Sự là gì?

Luận Du-già (của Bồ-Tát Di-Lặc tạo), cuốn ba, nói: “Lời dạy của chư Phật gồm trong chín sự, đó là:

Hữu tình sự
Thọ dụng sự
Sanh khởi sự
An trú sự
Nhiễm tịnh sự
Sai biệt sự
Thuyết giả sự
Sở thuyết sự
Chúng hội sự.

Hữu tình sự là chỉ cho ngũ thủ uẩn; Thọ dụng sự là chỉ cho mười hai xứ; Sanh khởi sự là chỉ cho mười hai duyên khởi và duyên sanh; An trú sự là chỉ cho bốn thực (bốn cách ăn); Nhiễm tịnh sự là chỉ cho bốn Thánh đế; Sai biệt sự là chỉ cho vô lượng giới; Thuyết giả sự là chỉ cho Phật và đệ tử Ngài; Sở thuyết sự là chỉ cho bốn niệm trụ v.v… và Bồ-đề phận pháp; Chúng hội sự là chỉ cho tám chúng đệ tử Phật.

Đó là toàn bộ nội dung của kinh Tạp A-hàm hay là “Sự tương ưng giáo”.

Nhiếp sự phần trong Du-già luận, cuốn 58, gom chín sự này trong ba loại lớn:

Năng thuyết – chỉ Phật và đệ tử Phật.
Sở thuyết – chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực đế, niệm trụ, chứng tịnh…
Sở vị thuyết – chỉ tám chúng đệ tử Phật.

Chín sự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm, và cũng có thể gọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.

TÔN CHỈ Ý THÚ CỦA BỐN A-HÀM

Theo luận “Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa”, cuốn 1, của phái Thuyết nhất thiết hữu, ghi: “Đức Phật vì chư Thiên và Người đời theo thời cơ nói pháp, kết tập lại làm Tăng Nhất A-hàm, đó là kinh cho người khuyến hóa học tập. Phật vì chúng sanh lợi căn, nói các nghĩa thâm diệu, gọi là Trung A-hàm; đó là kinh cho người học vấn học tập. Phật nói các pháp Thiền định, gọi là Tạp A-hàm; đó là kinh cho người tọa Thiền học tập. Phật phá các ngoại đạo, là Trường A-hàm”.

Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có sách chú thích bốn bộ A-hàm. Theo tên sách chú thích, đã biểu hiện rõ đặc sắc của bốn bộ A-hàm như sau:

Sách chú thích Trường Bộ, tên “Sumàn Galaviàsini” (Tốt lành thích ý).
Sách chú thích Trung Bộ, tên “Papànca Sùdani” (Phá xích do dự).
Sách chú thích Tương Ưng Bộ, tên “Sàratthapakàsini” (Hiển bày chơn nghĩa).
Sách chú thích Tăng Chi Bộ, tên “Manoratha Pùrani” (Mãn túc hy cầu).

Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) trong luận Đại Trí Độ, cuốn 1, có nêu cách thuyết giáo theo bốn tất-đàn: “1) Thế giới tất-đàn; 2) Các vị nhân tất-đàn; 3) Đối trị tất-đàn; 4) Đệ nhất nghĩa tất-đàn. Trong bốn tất-đàn tổng nhiếp mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng, đều là thật, không chống trái nhau”.

Tất-đàn, tiếng Phạn là “Siddhànta”, dịch nghĩa là thành tựu, tông, lý. Bốn tất-đàn là bốn tôn chỉ, bốn đạo lý.

Bốn tất-đàn có thể tổng nhiếp hết mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng là thế nào?

Bốn tất-đàn chỉ là dựa theo bốn tôn chỉ của bốn bộ A-hàm mà nói. Bốn tất-đàn tương đương với bốn tên sách chú thích bốn bộ của ngài Phật Âm.

- Sách chú thích Trường Bộ với tên là Tốt lành thích ý – đó là Thế giới tất-đàn (thuyết pháp phổ thông thích hợp với quảng đại quần chúng). Như trong Trường A-hàm có các kinh Xa-ni-sa, Đại Điển Tôn, Đại Hội, Phạm Thiên Sở Vấn, A-tra-năng-để v.v…gồm những lời Phật dạy thích ứng với tín ngưỡng thiên thần phổ thông của Ấn Độ. Trên mặt tư tưởng, Trường A-hàm chủ yếu phá xích những tín ngưỡng, tà kiến của dân chúng.

- Sách chú thích Trung bộ với tên Phá xích do dự - đó là đối trị tất-đàn (thuyết pháp đối trị riêng từng căn bịnh của chúng sanh). Trong Trung A-hàm phân biệt quyết trạch để đoạn nghi tình, trừ sạch hai mươi mốt thứ kiết sử… Đó chính là ý nghĩa của sự đối trị.

- Sách chú thích Tương Ưng Bộ với tên Hiển bày chơn nghĩa – đó là Đệ nhất nghĩa tất-đàn (thuyết pháp về các nghĩa siêu việt rốt ráo).

- Sách chú thích Tăng Chi Bộ với tên Mãn túc hy cầu – đó là các các vị nhân tất-đàn (thuyết pháp tán dương điều thiện, khuyến khích thực hành việc tốt, thích ứng với các căn tánh bất đồng, làm mãn túc mong cầu).

Trong sách Ma ha Chỉ Quán, cuốn 1, của Ngài Thiên Thai Trí Giả, giải thích bốn tất-đàn bằng bốn từ ngữ là tùy lạc (vui thích), tùy nghi (thích nghi), tùy trị (đối trị), tùy nghĩa (thắng nghĩa).

Tôn chỉ của Phật pháp, cách giáo hóa của Phật pháp không ngoài bốn thứ này. Mỗi một bộ A-hàm đều có đủ bốn tôn chỉ đó, song phân biệt kỹ thì mỗi bộ có mỗi đặc sắc riêng như trên đã nói.

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Kinh Tạp A-hàm, 1995

 

[ Home ]

12-10-2012