Đàm luận Phật Pháp
- 35 -
Mười bài Đạo ca
Thơ: Phạm Thiên Thư -- Nhạc:
Phạm Duy -- Ca sĩ: Thái Thanh
|
[ Home ]
|
… Nhưng sự công phẫn của tôi qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ (và đi thêm một bước nữa là văng tục) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất: không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai: tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Có thể nói đó là một thứ triết lý nhẫn nhục, nhưng thực sự khi ta chịu đựng thời gian đau khổ của mình một cách chững chạc, thì ta tìm ra cái lớn lao. Và chính ở trong thái độ đó mà tôi đi ra khỏi phẫn nộ để đạt tới một thế quân bình mới. Nhưng khi có thế quân bình mới rồi thì lần này tôi không còn ngây thơ nữa. Không còn tin là phải ngồi lại với nhau, lấy lòng ra giải quyết vấn đề chung. Biết tấm lòng cũng không đủ nữa rồi! Bây giờ phải thăng hoa sự đau khổ lên. Cái may mắn cho tôi là gặp được nhà thơ Phạm Thiên Thư. Sau khi có được vài bài thơ của anh để soạn thành vài bài tình ca rất trong sáng như Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này… tôi đả động tới chuyện cùng nhau soạn nhạc đạo, vì chúng ta đã đánh mất đạo giáo và đang tìm đường trở về Đạo Việt Nam. Và Đạo Ca tuần tự ra đời... Quên chuyện thưc tại rất ê chề đi, chúng tôi cùng nhau đi vào cõi siêu hình. Không còn là tả thực trong âm nhạc nữa, đạo ca dùng cốt truyện, âm điệu, nhất là hợp âm, để diễn tả những ý tưởng trừu tượng. Đạo ca đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của tôi, không còn có những yếu tố cận nhân tình như quê hương, dân tộc, xã hội, chính trị… Ðạo ca là thơ của Phạm Thiên Thư, một thầy tu kiêm thi sĩ (hoặc thi sĩ đội lốt thầy tu) do tôi phổ nhạc. Chữ "Ðạo" không có nghĩa là tôn giáo, mà có nghĩa là con đường. Tuy nhiên Ðạo không phải chỉ có nghĩa là con đường của Lão. Ý nghĩa chữ Ðạo đã rõ ràng trong toàn thể mười bài Ðạo Ca và thâu tóm trong bài một: Mình với ta tuy hai mà một, thì tại sao lại còn phân biệt Lão với Phật hay với gì khác? Ðạo Ca cũng không phải là một bài học triết lý. Ðã rất nhiều tác phẩm văn học nói về những ý tưởng trong Ðạo Ca một cách sâu sắc hơn. Cái đặc biệt của Ðạo Ca là sự cộng tác mật thiết giữa hai tác giả, đưa đến một sự đồng nhất chưa từng có giữa thơ và nhạc. * Đạo Ca 1 có tên là Pháp Thân. Ðạo Ca 1 có thêm phụ đề là Giữa thành vách sương mù, kể chuyện một người đi tìm chân lý, để thoát ra khỏi đám sương mù tối ám. Chân lý có thể ở rất gần ta nhưng ta không thấy. Từ quan điểm toàn thể đã phát biểu qua Đạo Ca 1, Đạo Ca 2 dẫn đến một tâm linh bao la, diệu vợi. Đó là lòng từ bi, là ý lực cứu độ muôn loài như cứu chính mình. Thương người như thể thương thân (Gia Huấn Ca). Tên Đạo Ca 2 là Đại Nguyện. Trên những câu thơ tinh vi, thanh tịnh đó, giai điệu lướt qua như đám mây xanh giữa bầu trời bao la và trong sáng của giọng Do trưởng. Nhưng phải chăng chính ngọn gió ban mai đó đã gợi hứng cho nghệ sĩ một giai điệu dịu dàng và như là phai biến này, một bản luân vũ mềm mại và không cần dấu diếm sự nồng nhiệt? Đạo Ca 3 đưa ra hình ảnh một dũng sĩ cưỡi ngựa vàng đi tìm người yêu muôn thuở. Đi hết năm tháng, đi khắp mọi nơi, đi cho tới khi áo bào đã sờn rách, ngựa vàng đã đổi lông mà vẫn không tìm ra người yêu lý tưởng. Thế rồi một ngày kia, dũng sĩ dừng chân xuống ngựa trên chiếc cầu bắc qua một con sông đang gầm sóng, ngựa vàng bỗng hoá thành người đẹp mà dũng sĩ ra công đi tìm. Thì ra, đã từ lâu, dũng sĩ ngồi lên sự thật mà không biết! Đạo Ca 4, Quán Thế Âm (Hoá Thân) là biểu tượng cá nhân bước vào đại thể. Nghe được tiếng khóc của một người mẹ đi tìm con với niềm đau khổ riêng của bà là nghe thấy tiếng khổ chung của nhân loại. Đây là một bài hát buồn trong 10 đạo ca vô hương vô sắc. Tiếp theo là Đạo Ca 5, Một Cành Mai. Cành Mai hiển hiện trong bài thơ của Thiền Sư Mãn Giác (thế kỷ thứ 11):
Đây là bức ký hoạ tươi tắn, hay một câu hỏi đau đáu về lẽ tử sinh của đời người mà biết bao thế hệ phải trăn trở? Vượt lên triết lý tuần hoàn của nhà Phật, lẽ sống đã được quan niệm một cách mới mẻ, lạc quan: sự sống là bất diệt. Cũng giống như cành mai có thể vượt ra ngoài cuộc sinh hoá của trời đất. Đạo Ca 6 có tên Lời Ru, Bú Mớm, Nâng Niu. Đạo Ca này nói về hiện thể tạo hoá của người mẹ đã khiến cho đứa con có một nền tảng tâm linh, hiền hoà giữa tạo vật, nhân sinh không còn là tù ngục giữa con người. Trẻ sơ sinh chưa thể có ngay một tâm hồn. Khi người mẹ cho con bú mớm, cho con lời ru và sự nâng niu, tức là đã cho đưa trẻ có được tâm hồn. Thật là đúng biết bao! Ðó là chân lý nguyên sơ, chân lý của buổi đầu cuộc đời: Con ơi! Mẹ là Thượng Ðế, cho con tâm lý nguyên sơ. Trên bài thơ của những bài thơ này, giai điệu vút lên đơn giản và thanh khiết trong những nẻo đường nhẹ nhàng thanh thoát của giọng La giảm trưởng. Ở đây, mến thương, nồng nàn, xúc cảm cùng nhau hoà hợp tinh vi trong một bức thủy họa bằng âm thanh có nét quyến rũ độc nhất và lưu giữ. Đạo Ca 7 lại là một truyện ca, không phảichuyện thật mà là chuyện tưởng tượng, là nhạc biểu hiện, nhạc tượng trưng như Đạo ca 3. Mang tên Qua Suối Mây Hồng (Vô Ngôn), ca khúc có tới CHÍN hay MƯỜI câu, mỗi câu là một đoạn. Đạo Ca này diễn tả cuộc chiến tranh thầm lặng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, tranh nhau trái tim Mỵ Nương tượng trưng cho ý thức sáng tạo. Sơn Tinh là sự vắng lặng của ý niệm ngôn ngữ, cùng người đẹp biến vào Đại Thể, còn lưu lại trên đỉnh núi cuốn thiên thư không chữ và cây sáo thần không lỗ, thúc giục loài người vượt thoát ý niệm ngôn ngữ để thể nhập vào cõi uyên nguyên. Ðạo Ca 8 là một ca khúc chú trọng tới nhạc điệu với âm hưởng của tiếng chuông chùa, ca khúc nhan đề Giọt Chuông Cam Lộ, nói với chúng ta về tiếng chuông chùa -- trong Phật giáo Việt Nam -- đã từng thức tỉnh con người trong kiếp sống rất cô đơn và bát ngát. Ca khúc sẽ gợi kỷ niệm của vị đại thiền sư Vạn Hạnh xuống núi theo tiếng đại hồng chung, nắm tất cả mùa đông trong lòng tay, gậy thiền chống xuống thời gian và không gian, vô ngại, cứu vớt nước Việt Nam và cứu cả nhân loại. Ðạo Ca 9 mang tên Chắp Tay Hoa hay là Quy Y, là thái độ cung kính và yêu thương đối với tất cả những vật chung quanh, bởi vì tất cả đều thiêng liêng, nấc thang giá trị giữa mọi vật chỉ do con người đặt ra. Chắp tay như một đóa hoa, quỳ lạy cuộc đời, lạy tất cả chẳng trừ vật nào. Giai điệu tiến tới từ đầu đến cuối bằng những đoạn ngắn với nhịp điệu thay đối. Giai điệu có một tính chất trang trọng, nhưng một hoà điệu khá linh động, như bấy nhiều nụ cười, sẽ soi sáng bước đi của nhạc phẩm. Đạo Ca 10 là Tâm Xuân tức Tam Giáo Đồng Nguyên là con đường trở về thiên nhiên, gia đình, xã hội và siêu nhiên khiến cho cá nhân được quân bình giữa cảm xúc, trí thức và hành động. Đó là nền đạo lý tổng hợp tối diệu ba nguồn tư tưởng Phật-Lão-Khổng của Việt tộc. Mùa hồi sinh của tạo vật cũng là sự bừng sống mãnh liệt của tâm tư. Nhà phê bình Thụy Khuê nói: Đạo Ca đã thơ mộng hoá kinh điển nhà Phật: đem tình yêu vào đất thánh. Nhưng hồn của Đạo Ca mới chỉ là hồn bướm mơ tiên, là tình yêu chưa bước vào vườn địa đàng đã thoáng nghe tiếng chầy kình của thiền sư Không Lộ mà giật mình tỉnh ngộ quay về với đạo lý. Tình yêu trong Đạo Ca là thứ tình nửa chừng xuân: tình yêu đã diệt dục. Đạo Ca thuộc về đạo, là ý thức muốn giác ngộ, đang tìm đường giác ngộ, nhưng mới đi được nửa đường. Bản đạo ca Tâm Xuân kết thúc cuộc hành hương bên bờ nghi vấn:
Mùa
Xuân có không? Hay là cõi Tâm? * |
PHẠM THIÊN THƯ tên thật Phạm
Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 xuất thân trong một gia đình Đông
y. Quê cha: xã Đình Phùng, Kiên Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã
Trung Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú
quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951), Sài
Gòn, TPHCM (1954- nay)
Từ 1964-1973: Tu sĩ PG (Không Tuệ), làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân - Tâm) Tác phẩm đã in:
Các nhạc bản: Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm
động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyền
thoại trên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm Duy), Như
cánh chim bay (Nhạc Cung Tiến), Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc mộc
(Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn), Động Hoa vàng
(Nhạc Trần Quang Long).... Hát ru lịch sử (Trường ca lục bát); Bốn chục ngàn câu châm ngôn; Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt - tiếu liệu pháp; Huyền ngôn tâm bút; Điện cong Phathata dưỡng sinh, Vua núi vua nước (Sơn Tinh Thủy Tinh)
NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ
Người thi hoá kinh Phật
Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo. Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc. Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....
... Rằng xưa có
gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say... Ừ, thì mình ngại mưa mau Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi Sông này chảy một dòng thôi Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
... Ta về rũ áo
mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
... Thì thôi! Tóc
ấy phù vân
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
... Mai anh chết
dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu... (Động Hoa Vàng) Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn như những chàng trai mới biết yêu:
...Em làm trang
tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn Đêm đêm buồn tụng đọc Lòng chợt nhớ vương vương Đợi nhau từ mấy thuở Tìm nhau cõi vô thường Anh hóa thân làm mực Cho vừa giấy yêu đương... (Pháp Thân) Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với một chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương:
... Anh trao vội
vàng
Chùm hoa mới nở Ép vào cuối vở Muôn thuở còn vương... Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng:
... Đôi mày là
Phượng cất cao
đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ tiếng nàng vỡ bạc thành thơ tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
... Dù mai lều cỏ
chân trời
khói hương lò cũ khóc người trong thơ em còn ửng má đào tơ tóc xưa dù có bây giờ sương bay... Đôi khi tình yêu nồng nàn đến nỗi “con vạc đậu bờ kinh” cũng ghẹo nhà sư ỡm ờ trần tục:
...Hỏi con vạc
đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ... (Động Hoa Vàng) Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975 ông còn thực hiện cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai đoạn nhà thơ lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên non tìm động hoa vàng” như Nguyễn Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Từ 1981 – 1983 ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TPHCM. Phạm Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng!
HÀ THI
|
[ Home ]
25-04-2011