Đàm luận Phật Pháp
- 29 -

Chuyến du hành cuối cùng của Đức Phật
 

 [ Home ]

Bài nầy dựa theo Đại kinh Bát-niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta, DN 16) về những tháng cuối cùng còn tại thế của Đức Phật.

Tham khảo:

Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường Bộ 16, http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Kinh Du hành, Trường A-hàm 2, http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Truong_A_ham/Tr_001.htm

Maha-parinibbana Sutta: Last Days of the Buddha, transl. Sister Vajira & Francis Story,
 http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-truongbo/truong16e.htm

-ooOoo-

 

01-last_tour.jpg
01-last_tour.jpg
1209 * 709
02-linhthuu.jpg
02-linhthuu.jpg
1199 * 900
03-truclam.jpg
03-truclam.jpg
1597 * 605
04-nalanda.jpg
04-nalanda.jpg
1200 * 900
05-patna.jpg
05-patna.jpg
949 * 727
06-vesali1.JPG
06-vesali1.JPG
1441 * 900
07-vesali2.jpg
07-vesali2.jpg
1400 * 610
08-pava_cunda.jpg
08-pava_cunda.jpg
1200 * 900
09-kusinara_sala.jpg
09-kusinara_sala.jpg
1200 * 900
10-kusinara1.jpg
10-kusinara1.jpg
1200 * 900
11-kusinara2.jpg
11-kusinara2.jpg
1345 * 900

[ Home ]

Lược trích kinh

 Ghi lại các lời dạy của Đức Phật trong khoảng 18 tháng trước khi nhập diệt:

- Bắt đầu tại núi Linh Thứu, Vương Xá, sau mùa hạ 43.
- Du hành qua Vương Xá, đến Nalanda.
- Đến thành Pataliputta, vượt sông Hằng, đến thành Vesali.
- Nhập hạ 44 tại Vesali. Bị bệnh trầm trọng.
- Sau mùa hạ, Ngài tuyên bố sẽ nhập diệt trong 3 tháng.
- Lên đường đến Pàvà. Nhận thức ăn cúng dường của Cunda.
- Bị bệnh, nhưng vẫn tiếp tục đến Kusinara.
- Nhập diệt tại Kusinara, rằm tháng Vesak, trước mùa hạ 45.

1) Núi Linh Thứu, Vương Xá:

Bảy Pháp Bất Thối cho dân Vajji (Bạt-kỳ) để được cường thịnh, không bị suy giảm:

(1) Thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.

(2) Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết.

(3) Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống như đã ban hành thuở xưa.

(4) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão và nghe theo lời dạy của những vị này.

(5) Không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình.

(6) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.

(7) Bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.

Bảy Pháp Bất Thối cho chúng Tỳ-khưu được cường thịnh, không bị suy giảm:

(1) Thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.

(2) Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết.

(3) Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành.

(4) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ-khưu thượng tọa những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này.

(5) Không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác.

(6) Thích sống những chỗ nhàn tịnh.

(7) Tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc.

Bảy Pháp Bất Thối khác cho chúng Tỳ-khưu:

  1. Không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự.
  2. Không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận.
  3. Không ưa thích ngủ nghỉ.
  4. Không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ.
  5. Không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng.
  6. Không bạn bè ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng.
  7. Không dừng ở nửa chừng, giữa sự đạt đáo những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng.

Các Bảy Pháp Bất Thối khác cho chúng Tỳ-khưu:

(a) có tín tâm, có tàm, có quý, có nghe nhiều, có tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ.

(b) có tu tập niệm giác chi, tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi.

(c) có tu tập vô thường tưởng, tu tập vô ngã tưởng, tu tập bất tịnh tưởng, tu tập nguy hiểm tưởng, tu tập xả ly tưởng, tu tập vô tham tưởng, tu tập diệt tưởng

Sáu Pháp Bất Thối cho chúng Tỳ-khưu (Lục hòa):

  1. Gìn giữ thân nghiệp từ hòa.
  2. Gìn giữ khẩu nghiệp từ hòa.
  3. Gìn giữ ý nghiệp từ hòa.
  4. Phân phối không thiên vị, chung thọ hưởng với các bạn giới đức đồng tu, mọi lợi dưỡng chơn chánh, hợp pháp, cho đến những vật thọ lãnh trong bình bát khất thực.
  5. Thọ trì những giới luật đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm.
  6. Thọ trì những tri kiến đúng với Sa-môn hạnh, những thánh tri kiến đưa đến giải thoát, hướng đến sự diệt tận khổ đau cho những ai thực hành theo.

2) Nhà nghỉ Amballathikhà, giữa Vương Xá và Nalanda:

Tam vô lậu học:

- Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ, Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

3) Tại Nalanda:

Ngài Xá-lợi-phất tán thán Đức Phật: – Đức Phật cũng như các vị Phật trong quá khứ đều đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yết ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác.

4) Tại Pataliputta (Ba-lăng-phất):

Lợi ích của người giữ giới: giảng cho các cư sĩ

  1. Sống có giới hạnh, sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật.
  2. Sống có giới hạnh, sẽ được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
  3. Sống có giới hạnh, khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối.
  4. Sống có giới hạnh, sẽ chết với tâm hồn không rối loạn.
  5. Sống có giới hạnh, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới.

5) Bờ sông Hằng

Rồi Thế Tôn đi đến sông Hằng. Lúc bấy giờ, sông tràn ngập nước đến bờ đến nỗi con quạ có thể uống được. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để qua bờ bên kia. Thế Tôn mau lẹ như người lực sĩ duỗi cánh tay được co lại hay co cánh tay đã duỗi ra, biến mất từ bờ bên này và hiện ra trên bờ bên kia với chúng Tỳ-khưu.

Thế Tôn thấy những người kia, người đang đi tìm thuyền, người đang đi tìm phao, người đang đi cột bè để qua bờ bên kia. Thế Tôn hiểu được ý nghĩa của cảnh này, lúc ấy bèn ứng khẩu lời cảm khái:

– "Những người nào đã vượt biển trùng dương, bỏ lại đất sũng đầm ao, trong khi người phàm phu vẫn còn đang cột bè, những người ấy thật là những vị trí tuệ được giải thoát"

6) Tại Kotigama

Tầm quan trọng của Tứ diệu đế:

– Chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm. Khi Bốn Thánh đế được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa

7) Tại Nadika

  • Nhiều đệ tử cư sĩ tại đây đã đắc 3 quả Thánh đầu tiên.
  • Bốn Pháp kính (gương Pháp): tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, giới hạnh đầy đủ

8) Đến Vesali

Sống tỉnh giác:

– Này các Tỳ-khưu, các Ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỳ-khưu, thế nào là Tỳ-khưu an trú chánh niệm? Tỳ-khưu đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Như vậy gọi là chánh niệm.

Thế nào là Tỳ-khưu tỉnh giác? Tỷ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui; tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay,;tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm; tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Như vậy Tỳ-khưu sống tỉnh giác.

  • An cư mùa hạ tại Vesali, Đức Phật bị bệnh trầm trọng.

Không mật truyền:

– Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Tự mình là ngọn đèn cho chính mình:

– Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỳ-khưu hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỳ-khưu, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỳ-khưu tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỳ-khưu của Ta.

  • Tại điện thờ Capala, Đức Phật tuyên bố sẽ diệt độ trong 3 tháng.

Tóm tắt giáo pháp:

– Này các Tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.

Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần.

9) Rời Vesali, đến Bhandagàma, Hatthigam, Ambagama, Jambugama, Bhoganagara.

– Nếu có vị Tỳ-khưu nói: "Đây là Pháp, là Luật, là lời dạy của vị Ðạo Sư". các ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ-khưu ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu của vị ấy, nhưng cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật.

Nếu các lời đó không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỳ-khưu ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỳ-khưu, các ngươi hãy từ bỏ những lời ấy.

Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ-khưu ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỳ-khưu, các ngươi hãy thọ trì những lời ấy.

10) Đến Pàvà, thị trấn của bộ tộc Mallà

Đến vườn xoài của Cunda, thọ thực (món Sùkara-maddave), và ngã bệnh. Lên đường đi qua bờ bên kia sông Hirannavati, đến ở Kusinàrà - Upavatama - rừng Sàlà của dòng họ Màllà.

11) Tại Kusinàra

Bốn động tâm:

– Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

"Ðây là chỗ Như Lai đản sanh". Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn".

Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.

Cúng dường Đức Phật:

– Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các ngươi phải học tập như vậy.

Bát chánh đạo:

– Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỳ-khưu này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.

Lời cuối cùng của Như Lai:

– Này các Tỳ-khưu, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

 

-ooOoo-

[ Home ]

16-01-2011

DLPP - Bai 29 - Du hanh cuoi cung

Đàm luận Phật Pháp
- 29 -

Chuyến du hành cuối cùng của Đức Phật
 

 [ Home ]

Bài nầy dựa theo Đại kinh Bát-niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta, DN 16) về những tháng cuối cùng còn tại thế của Đức Phật.

Tham khảo:

Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường Bộ 16, http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Kinh Du hành, Trường A-hàm 2, http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Truong_A_ham/Tr_001.htm

Maha-parinibbana Sutta: Last Days of the Buddha, transl. Sister Vajira & Francis Story,
 http://budsas.110mb.com/uni/u-kinh-truongbo/truong16e.htm

-ooOoo-

 

01-last_tour.jpg
01-last_tour.jpg
1209 * 709
02-linhthuu.jpg
02-linhthuu.jpg
1199 * 900
03-truclam.jpg
03-truclam.jpg
1597 * 605
04-nalanda.jpg
04-nalanda.jpg
1200 * 900
05-patna.jpg
05-patna.jpg
949 * 727
06-vesali1.JPG
06-vesali1.JPG
1441 * 900
07-vesali2.jpg
07-vesali2.jpg
1400 * 610
08-pava_cunda.jpg
08-pava_cunda.jpg
1200 * 900
09-kusinara_sala.jpg
09-kusinara_sala.jpg
1200 * 900
10-kusinara1.jpg
10-kusinara1.jpg
1200 * 900
11-kusinara2.jpg
11-kusinara2.jpg
1345 * 900

[ Home ]

Lược trích kinh

 Ghi lại các lời dạy của Đức Phật trong khoảng 18 tháng trước khi nhập diệt:

- Bắt đầu tại núi Linh Thứu, Vương Xá, sau mùa hạ 43.
- Du hành qua Vương Xá, đến Nalanda.
- Đến thành Pataliputta, vượt sông Hằng, đến thành Vesali.
- Nhập hạ 44 tại Vesali. Bị bệnh trầm trọng.
- Sau mùa hạ, Ngài tuyên bố sẽ nhập diệt trong 3 tháng.
- Lên đường đến Pàvà. Nhận thức ăn cúng dường của Cunda.
- Bị bệnh, nhưng vẫn tiếp tục đến Kusinara.
- Nhập diệt tại Kusinara, rằm tháng Vesak, trước mùa hạ 45.

1) Núi Linh Thứu, Vương Xá:

Bảy Pháp Bất Thối cho dân Vajji (Bạt-kỳ) để được cường thịnh, không bị suy giảm:

(1) Thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.

(2) Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết.

(3) Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống như đã ban hành thuở xưa.

(4) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão và nghe theo lời dạy của những vị này.

(5) Không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình.

(6) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.

(7) Bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.

Bảy Pháp Bất Thối cho chúng Tỳ-khưu được cường thịnh, không bị suy giảm:

(1) Thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau.

(2) Tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết.

(3) Không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành.

(4) Tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ-khưu thượng tọa những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này.

(5) Không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác.

(6) Thích sống những chỗ nhàn tịnh.

(7) Tự thân an trú chánh niệm, khiến các bạn đồng tu thiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đã đến ở, được sống an lạc.

Bảy Pháp Bất Thối khác cho chúng Tỳ-khưu:

  1. Không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự.
  2. Không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận.
  3. Không ưa thích ngủ nghỉ.
  4. Không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ.
  5. Không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng.
  6. Không bạn bè ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng.
  7. Không dừng ở nửa chừng, giữa sự đạt đáo những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng.

Các Bảy Pháp Bất Thối khác cho chúng Tỳ-khưu:

(a) có tín tâm, có tàm, có quý, có nghe nhiều, có tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ.

(b) có tu tập niệm giác chi, tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi.

(c) có tu tập vô thường tưởng, tu tập vô ngã tưởng, tu tập bất tịnh tưởng, tu tập nguy hiểm tưởng, tu tập xả ly tưởng, tu tập vô tham tưởng, tu tập diệt tưởng

Sáu Pháp Bất Thối cho chúng Tỳ-khưu (Lục hòa):

  1. Gìn giữ thân nghiệp từ hòa.
  2. Gìn giữ khẩu nghiệp từ hòa.
  3. Gìn giữ ý nghiệp từ hòa.
  4. Phân phối không thiên vị, chung thọ hưởng với các bạn giới đức đồng tu, mọi lợi dưỡng chơn chánh, hợp pháp, cho đến những vật thọ lãnh trong bình bát khất thực.
  5. Thọ trì những giới luật đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm.
  6. Thọ trì những tri kiến đúng với Sa-môn hạnh, những thánh tri kiến đưa đến giải thoát, hướng đến sự diệt tận khổ đau cho những ai thực hành theo.

2) Nhà nghỉ Amballathikhà, giữa Vương Xá và Nalanda:

Tam vô lậu học:

- Ðây là Giới, đây là Ðịnh, đây là Tuệ, Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

3) Tại Nalanda:

Ngài Xá-lợi-phất tán thán Đức Phật: – Đức Phật cũng như các vị Phật trong quá khứ đều đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yết ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tập Bảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác.

4) Tại Pataliputta (Ba-lăng-phất):

Lợi ích của người giữ giới: giảng cho các cư sĩ

  1. Sống có giới hạnh, sẽ có tiền của dồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật.
  2. Sống có giới hạnh, sẽ được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
  3. Sống có giới hạnh, khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối.
  4. Sống có giới hạnh, sẽ chết với tâm hồn không rối loạn.
  5. Sống có giới hạnh, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới.

5) Bờ sông Hằng

Rồi Thế Tôn đi đến sông Hằng. Lúc bấy giờ, sông tràn ngập nước đến bờ đến nỗi con quạ có thể uống được. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để qua bờ bên kia. Thế Tôn mau lẹ như người lực sĩ duỗi cánh tay được co lại hay co cánh tay đã duỗi ra, biến mất từ bờ bên này và hiện ra trên bờ bên kia với chúng Tỳ-khưu.

Thế Tôn thấy những người kia, người đang đi tìm thuyền, người đang đi tìm phao, người đang đi cột bè để qua bờ bên kia. Thế Tôn hiểu được ý nghĩa của cảnh này, lúc ấy bèn ứng khẩu lời cảm khái:

– "Những người nào đã vượt biển trùng dương, bỏ lại đất sũng đầm ao, trong khi người phàm phu vẫn còn đang cột bè, những người ấy thật là những vị trí tuệ được giải thoát"

6) Tại Kotigama

Tầm quan trọng của Tứ diệu đế:

– Chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm. Khi Bốn Thánh đế được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa

7) Tại Nadika

  • Nhiều đệ tử cư sĩ tại đây đã đắc 3 quả Thánh đầu tiên.
  • Bốn Pháp kính (gương Pháp): tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, giới hạnh đầy đủ

8) Đến Vesali

Sống tỉnh giác:

– Này các Tỳ-khưu, các Ngươi phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Này các Tỳ-khưu, thế nào là Tỳ-khưu an trú chánh niệm? Tỳ-khưu đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Như vậy gọi là chánh niệm.

Thế nào là Tỳ-khưu tỉnh giác? Tỷ Kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui; tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay,;tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm; tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Như vậy Tỳ-khưu sống tỉnh giác.

  • An cư mùa hạ tại Vesali, Đức Phật bị bệnh trầm trọng.

Không mật truyền:

– Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Tự mình là ngọn đèn cho chính mình:

– Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỳ-khưu hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỳ-khưu, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỳ-khưu tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỳ-khưu của Ta.

  • Tại điện thờ Capala, Đức Phật tuyên bố sẽ diệt độ trong 3 tháng.

Tóm tắt giáo pháp:

– Này các Tỳ-khưu, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.

Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần.

9) Rời Vesali, đến Bhandagàma, Hatthigam, Ambagama, Jambugama, Bhoganagara.

– Nếu có vị Tỳ-khưu nói: "Đây là Pháp, là Luật, là lời dạy của vị Ðạo Sư". các ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ-khưu ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu của vị ấy, nhưng cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật.

Nếu các lời đó không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỳ-khưu ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỳ-khưu, các ngươi hãy từ bỏ những lời ấy.

Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ-khưu ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỳ-khưu, các ngươi hãy thọ trì những lời ấy.

10) Đến Pàvà, thị trấn của bộ tộc Mallà

Đến vườn xoài của Cunda, thọ thực (món Sùkara-maddave), và ngã bệnh. Lên đường đi qua bờ bên kia sông Hirannavati, đến ở Kusinàrà - Upavatama - rừng Sàlà của dòng họ Màllà.

11) Tại Kusinàra

Bốn động tâm:

– Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn?

"Ðây là chỗ Như Lai đản sanh". Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

"Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Ðây là chỗ Như Lai đản sanh", "Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác", "Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng", "Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn".

Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên.

Cúng dường Đức Phật:

– Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các ngươi phải học tập như vậy.

Bát chánh đạo:

– Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỳ-khưu này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.

Lời cuối cùng của Như Lai:

– Này các Tỳ-khưu, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

 

-ooOoo-

[ Home ]

16-01-2011