- 11 -

Tu viện Bodhinyana (Giác Minh)
Serpentine, Tây Úc
 

Hội Phật giáo Tây Úc được thành lập năm 1974 do Giáo sư Jayasuriya, người gốc Tích Lan, và một số Phật tử tại thành phố Perth khởi xướng. Hiện nay, tổng số hội viên chính thức là 300 người, gồm có người Úc gốc Âu Mỹ và các Phật tử gốc Á Đông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện, Tích Lan, Mã Lai, Singapore, Trung Hoa, và Việt Nam.

Lúc ban đầu, Hội mua được một ngôi nhà nhỏ ở vùng North Perth để làm nơi thờ phượng và sinh hoạt giáo lý. Thỉnh thoảng Hội mời thỉnh các danh tăng đến từ Thái Lan, Miến Ðiện, và Tích Lan để giảng pháp và hướng dẫn các khóa tu thiền.

Ðến năm 1981, Hội thỉnh được hai tu sĩ Phật giáo người Úc – nhưng tu học ở Thái Lan trong nhiều năm, đến hoằng pháp tại Perth. Ðó là Tỳ khưu Jagaro và Purisso, thuộc truyền thống Ẩn Lâm của ngài thiền sư Ajahn Chah, một vị thiền sư danh tiếng ở Thái Lan. "Ajahn" (A-chàn) là tiếng Thái, có nghĩa là Thầy, bắt nguồn từ tiếng Phạn "Acarya" (A-xà-lê). Sự có mặt của hai vị Tỳ khưu nầy đã lôi cuốn được rất nhiều người Úc đến nghe giảng pháp và thực tập hành thiền.

Năm 1983, Hội mua được một thửa đất rừng nguyên sinh trong huyện Serpentine, cách thành phố Perth khoảng 70 kílômét về hướng Nam để thành lập một Tu viện. Tu viện nầy rộng khoảng 40 hécta, nằm trên một ngọn đồi cao, có suối chảy ngang, với nhiều loại cây nguyên sinh, chưa khai phá. Vị trụ trì hiện nay, và cũng là vị lãnh đạo tinh thần của Hội Phật giáo Tây Úc, là ngài Tỳ khưu Brahmavamso, người Anh, nhưng rất thông thạo tiếng Thái và Pali.

Tu viện có tên là Bodhinyana (Giác Minh), dựa theo pháp danh của ngài Thiền sư Ajahn Chah, được dành làm nơi tu học cho các vị Tỳ khưu. Trong khuôn viên của tu viện có một chánh điện lớn để các vị Tỳ khưu tụ hội tham thiền, học kinh điển và giới luật. Phía sau là một thư viện chứa các bộ Tam Tạng bằng tiếng Pali, Thái, và Anh, và các kinh sách quan trọng khác.

Ở gần chánh điện có một trai đường, gồm 2 tầng. Tầng trên dành cho quý chư Tăng thọ trai và tiếp khách, tầng dưới là nhà bếp và một phòng đa dụng dành cho các sinh hoạt của cư sĩ đến làm công quả. Rải rác trong rừng là các tịnh thất nhỏ dành cho các Tỳ khưu, mỗi vị một tịnh thất, với kích thước khoảng 3x3 mét, vừa đủ để một giường ngủ và một bàn viết nhỏ. Bên ngoài mỗi tịnh thất là có một đường đi ngắn khoảng 30 mét, có mái che để đi kinh hành.

Ngoài ra, còn có một khu nhà 4 phòng dành cho các giới tử tu học dài hạn, một nhà 3 phòng dành cho nam cư sĩ và một nhà 3 phòng dành cho nữ cư sĩ đến tu học ngắn hạn.

Hiện nay, có nhiều Phật tử tại Tây Úc cũng như từ các nơi khác trên thế giới đến xin ở lại tại tu viện để thọ tám giới, hành thiền, và giúp điều hành tu viện; có thể xem như đó là các cư sĩ hộ tăng, những ưu-bà-di (upasika, cận sự nữ) và ưu-bà-tắc (upasaka, cận sự nam). Thông thường, đây là những Phật tử thuần thành, có sinh hoạt thường xuyên với Hội Phật giáo Tây Úc và từng tham gia nhiều khóa tu thiền ẩn cư do Hội tổ chức. Sau đó, nếu phát tâm xuất gia, các vị này xin trở thành giới tử (anagarika), mặc y phục trắng, cạo tóc, và tuân giữ 8 giới căn bản. Ngoài công phu hành thiền và học tập giáo lý căn bản, các vị giới tử nầy cũng được hướng dẫn các nghi thức căn bản và giới luật.

Sau một năm, vị giới tử xin thọ giới Sa-di (samanera), giữ 10 giới. Điểm căn bản khác với hàng giới tử là ngoài việc đắp y vàng nâu, các vị Sa-di không được phép cất giữ tiền bạc, không được phép tự lái xe, nhưng vẫn có thể phụ với các giới tử để sửa soạn thức ăn nếu cần thiết. Tuy nhiên, cũng như hàng Tỳ khưu, mỗi vị Sa-di được cấp cho một tịnh thất riêng biệt. Lễ xuất gia Sa-di thường được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Dhammāloka (Pháp Quang) ở thành phố Perth.

Sau một năm, nếu thích hợp, vị Sa-di có thể xin thọ đại giới để trở thành Tỳ khưu (Bhikkhu). Tuy nhiên, lễ thọ Đại giới Tỳ khưu thì được tổ chức trong chánh điện của Tu viện Bodhinyana, nơi đã có kết giới Sima, theo đúng nghi thức truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy.

Các vị Tỳ khưu tại tu viện không cất giữ tiền bạc hay sở hữu bất kỳ một hình thức tài sản riêng tư nào, hoàn toàn sống nhờ vào sự cúng dường tứ vật dụng của hàng cư sĩ. Tất cả mọi việc có liên quan đến chi thu tài chánh đều do các cư sĩ trong Ban Trị sự của Hội Phật giáo Tây Úc quản lý. Trong bối cảnh hiện đại của nước Úc, các vị có giữ thêm một thẻ y tế Medicare do chính phủ cấp để được khám bệnh miễn phí mỗi khi đau ốm. Thêm vào đó, các vị tu sĩ hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động chính trị hay các thế sự khác. Một thí dụ là mặc dù ở Úc có quy chế bắt buộc mọi công dân phải đi bầu phiếu mỗi khi có các cuộc tuyển cử Quốc hội Liên bang và Tiểu bang, các vị Tỳ khưu đã xin đặc miễn, để không tham gia vào các hoạt động đó.

Thông thường, vị Tỳ khưu thức giấc khoảng 4.00 giờ sáng và hành thiền trong tịnh thất của mình. Điểm tâm tại trai đường lúc 6.30 giờ, nhưng cũng có vị không dùng điểm tâm. Sau đó là các công tác bảo quản và điều hành tu viện. Bửa ăn chính vào khoảng 10.30 giờ sáng, thức ăn do các cư sĩ mang đến cúng dường hay cho các giới tử nấu thêm. Các vị đều ăn trong bình bát riêng của mình, cùng ngồi chung tại trai đường, hoặc ăn riêng tại tịnh thất.

Phần thời gian còn lại trong ngày là ẩn cư tịnh tu. Hành thiền tại tịnh thất, tự học kinh điển tại thư viện, hoặc có những giờ tham vấn riêng với Sư Cả hay các vị sư cao hạ khác. Vào buổi chiều, khoảng 18.00 giờ, các vị tụ hội tại chánh điện, tụng đọc khóa lễ buổi chiều, sau đó là uống trà, và bàn luận về các vấn đề liên quan đến sự tu học. Mỗi tháng 2 lần, vào buổi tối, các vị Tỳ khưu tụ hội tại chánh điện để đọc tụng giới bổn của tu sĩ, Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa).

Thỉnh thoảng, mỗi vị lại tự nhập thất tịnh tu biệt cư, trong khoảng từ 2 tuần lễ đến 1 tháng hoặc lâu hơn, không giao tiếp với một người nào khác.

Đôi khi các vị Tỳ khưu mới xuất gia cũng được phép tháp tùng theo Sư Cả hoặc các vị trưởng lão về thành phố Perth vào cuối tuần để thuyết pháp, hoặc tham dự các khóa lễ cầu siêu, cầu an tại nhà của cư sĩ nếu có thỉnh mời, hoặc tham dự hướng dẫn các khóa tu thiền dành cho cư sĩ, để quan sát và học tập kinh nghiệm về cách thức thuyết giảng giáo pháp, các khóa nghi lễ phổ thông, cũng như cách giao tiếp với hàng cư sĩ.

Sau khi tu học ở đây được 5 năm, các vị Tỳ khưu được gửi đến các tu viện khác, thường là đến các nơi trong cùng truyền thống của Ngài Ajahn Chah ở Thái Lan để tu học thêm. Ngoài ra, các vị đó có thể đến tu học ở Miến Điện, Sri Lanka, Tân Tây Lan, và Anh quốc. Mỗi năm vào mùa an cư kiết hạ, có thêm một số Tỳ khưu ở các nơi khác đến tu viện để nhập hạ tịnh tu. Hiện nay, có tất cả là 20 vị Tỳ khưu đang tu học tại đây, gồm nhiều thành phần sắc tộc khác nhau: Úc, Anh, Mỹ, Đức, Na Uy, Thái, Sri Lanka, Nepal, Malaysia, và 2 vị Tỳ khưu gốc Việt.

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ & hình ảnh:

 

01-map_aus.jpg
01-map_aus.jpg
1200 * 788
02-map_perth.jpg
02-map_perth.jpg
1204 * 1212
03a-bodhin.jpg
03a-bodhin.jpg
792 * 1091
03b-bodhin.jpg
03b-bodhin.jpg
1200 * 900
04-bodhin.jpg
04-bodhin.jpg
1199 * 900
05-bodhin.jpg
05-bodhin.jpg
1200 * 900
06-bodhin.jpg
06-bodhin.jpg
1200 * 900
07-bodhin.jpg
07-bodhin.jpg
1200 * 900
08-bodhin.jpg
08-bodhin.jpg
1200 * 900
09-bodhin.jpg
09-bodhin.jpg
1200 * 798
10-bodhin.jpg
10-bodhin.jpg
1200 * 900
11-bodhin.jpg
11-bodhin.jpg
1200 * 900
12-bodhin.jpg
12-bodhin.jpg
1200 * 900
13-bodhin.jpg
13-bodhin.jpg
1200 * 900
14-bodhin.jpg
14-bodhin.jpg
1200 * 900
15-bodhin.jpg
15-bodhin.jpg
1200 * 900
16-bodhin.jpg
16-bodhin.jpg
1200 * 900
17-bodhin.jpg
17-bodhin.jpg
1200 * 900
18-bodhin.jpg
18-bodhin.jpg
1200 * 899
19-bodhin.jpg
19-bodhin.jpg
1200 * 900
20-bodhin.jpg
20-bodhin.jpg
1200 * 900
21-bodhin.jpg
21-bodhin.jpg
1200 * 900
22-bodhin.jpg
22-bodhin.jpg
1200 * 900
23-bodhin.jpg
23-bodhin.jpg
1200 * 900
24-bodhin.jpg
24-bodhin.jpg
1200 * 900
25-bodhin.jpg
25-bodhin.jpg
1200 * 900
26-bodhin.jpg
26-bodhin.jpg
1200 * 900
27-bodhin.jpg
27-bodhin.jpg
1200 * 900
28-bodhin.jpg
28-bodhin.jpg
1201 * 900
29-bodhin.jpg
29-bodhin.jpg
1200 * 900
30-bodhin.jpg
30-bodhin.jpg
1200 * 900
31-bodhin.jpg
31-bodhin.jpg
1200 * 900
32-bodhin.jpg
32-bodhin.jpg
1200 * 900
33-bodhin.jpg
33-bodhin.jpg
1200 * 900
34-bodhin.jpg
34-bodhin.jpg
1200 * 900
35-bodhin.jpg
35-bodhin.jpg
1200 * 900
36-bodhin.jpg
36-bodhin.jpg
1200 * 900
37-bodhin.jpg
37-bodhin.jpg
1200 * 900
38-bodhin.jpg
38-bodhin.jpg
1198 * 900
39-bodhin.jpg
39-bodhin.jpg
1200 * 900
40-bodhin.jpg
40-bodhin.jpg
1200 * 900
41-bodhin.jpg
41-bodhin.jpg
1200 * 900
42-bodhin.jpg
42-bodhin.jpg
1200 * 900
43-bodhin.jpg
43-bodhin.jpg
1200 * 900
44-bodhin.jpg
44-bodhin.jpg
1200 * 900
45-bodhin.jpg
45-bodhin.jpg
1200 * 900

[ Home ]

26-08-2010

DLPP - Bai 11 - Tu vien Bodhinyana

- 11 -

Tu viện Bodhinyana (Giác Minh)
Serpentine, Tây Úc
 

Hội Phật giáo Tây Úc được thành lập năm 1974 do Giáo sư Jayasuriya, người gốc Tích Lan, và một số Phật tử tại thành phố Perth khởi xướng. Hiện nay, tổng số hội viên chính thức là 300 người, gồm có người Úc gốc Âu Mỹ và các Phật tử gốc Á Đông như Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện, Tích Lan, Mã Lai, Singapore, Trung Hoa, và Việt Nam.

Lúc ban đầu, Hội mua được một ngôi nhà nhỏ ở vùng North Perth để làm nơi thờ phượng và sinh hoạt giáo lý. Thỉnh thoảng Hội mời thỉnh các danh tăng đến từ Thái Lan, Miến Ðiện, và Tích Lan để giảng pháp và hướng dẫn các khóa tu thiền.

Ðến năm 1981, Hội thỉnh được hai tu sĩ Phật giáo người Úc – nhưng tu học ở Thái Lan trong nhiều năm, đến hoằng pháp tại Perth. Ðó là Tỳ khưu Jagaro và Purisso, thuộc truyền thống Ẩn Lâm của ngài thiền sư Ajahn Chah, một vị thiền sư danh tiếng ở Thái Lan. "Ajahn" (A-chàn) là tiếng Thái, có nghĩa là Thầy, bắt nguồn từ tiếng Phạn "Acarya" (A-xà-lê). Sự có mặt của hai vị Tỳ khưu nầy đã lôi cuốn được rất nhiều người Úc đến nghe giảng pháp và thực tập hành thiền.

Năm 1983, Hội mua được một thửa đất rừng nguyên sinh trong huyện Serpentine, cách thành phố Perth khoảng 70 kílômét về hướng Nam để thành lập một Tu viện. Tu viện nầy rộng khoảng 40 hécta, nằm trên một ngọn đồi cao, có suối chảy ngang, với nhiều loại cây nguyên sinh, chưa khai phá. Vị trụ trì hiện nay, và cũng là vị lãnh đạo tinh thần của Hội Phật giáo Tây Úc, là ngài Tỳ khưu Brahmavamso, người Anh, nhưng rất thông thạo tiếng Thái và Pali.

Tu viện có tên là Bodhinyana (Giác Minh), dựa theo pháp danh của ngài Thiền sư Ajahn Chah, được dành làm nơi tu học cho các vị Tỳ khưu. Trong khuôn viên của tu viện có một chánh điện lớn để các vị Tỳ khưu tụ hội tham thiền, học kinh điển và giới luật. Phía sau là một thư viện chứa các bộ Tam Tạng bằng tiếng Pali, Thái, và Anh, và các kinh sách quan trọng khác.

Ở gần chánh điện có một trai đường, gồm 2 tầng. Tầng trên dành cho quý chư Tăng thọ trai và tiếp khách, tầng dưới là nhà bếp và một phòng đa dụng dành cho các sinh hoạt của cư sĩ đến làm công quả. Rải rác trong rừng là các tịnh thất nhỏ dành cho các Tỳ khưu, mỗi vị một tịnh thất, với kích thước khoảng 3x3 mét, vừa đủ để một giường ngủ và một bàn viết nhỏ. Bên ngoài mỗi tịnh thất là có một đường đi ngắn khoảng 30 mét, có mái che để đi kinh hành.

Ngoài ra, còn có một khu nhà 4 phòng dành cho các giới tử tu học dài hạn, một nhà 3 phòng dành cho nam cư sĩ và một nhà 3 phòng dành cho nữ cư sĩ đến tu học ngắn hạn.

Hiện nay, có nhiều Phật tử tại Tây Úc cũng như từ các nơi khác trên thế giới đến xin ở lại tại tu viện để thọ tám giới, hành thiền, và giúp điều hành tu viện; có thể xem như đó là các cư sĩ hộ tăng, những ưu-bà-di (upasika, cận sự nữ) và ưu-bà-tắc (upasaka, cận sự nam). Thông thường, đây là những Phật tử thuần thành, có sinh hoạt thường xuyên với Hội Phật giáo Tây Úc và từng tham gia nhiều khóa tu thiền ẩn cư do Hội tổ chức. Sau đó, nếu phát tâm xuất gia, các vị này xin trở thành giới tử (anagarika), mặc y phục trắng, cạo tóc, và tuân giữ 8 giới căn bản. Ngoài công phu hành thiền và học tập giáo lý căn bản, các vị giới tử nầy cũng được hướng dẫn các nghi thức căn bản và giới luật.

Sau một năm, vị giới tử xin thọ giới Sa-di (samanera), giữ 10 giới. Điểm căn bản khác với hàng giới tử là ngoài việc đắp y vàng nâu, các vị Sa-di không được phép cất giữ tiền bạc, không được phép tự lái xe, nhưng vẫn có thể phụ với các giới tử để sửa soạn thức ăn nếu cần thiết. Tuy nhiên, cũng như hàng Tỳ khưu, mỗi vị Sa-di được cấp cho một tịnh thất riêng biệt. Lễ xuất gia Sa-di thường được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Dhammāloka (Pháp Quang) ở thành phố Perth.

Sau một năm, nếu thích hợp, vị Sa-di có thể xin thọ đại giới để trở thành Tỳ khưu (Bhikkhu). Tuy nhiên, lễ thọ Đại giới Tỳ khưu thì được tổ chức trong chánh điện của Tu viện Bodhinyana, nơi đã có kết giới Sima, theo đúng nghi thức truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy.

Các vị Tỳ khưu tại tu viện không cất giữ tiền bạc hay sở hữu bất kỳ một hình thức tài sản riêng tư nào, hoàn toàn sống nhờ vào sự cúng dường tứ vật dụng của hàng cư sĩ. Tất cả mọi việc có liên quan đến chi thu tài chánh đều do các cư sĩ trong Ban Trị sự của Hội Phật giáo Tây Úc quản lý. Trong bối cảnh hiện đại của nước Úc, các vị có giữ thêm một thẻ y tế Medicare do chính phủ cấp để được khám bệnh miễn phí mỗi khi đau ốm. Thêm vào đó, các vị tu sĩ hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động chính trị hay các thế sự khác. Một thí dụ là mặc dù ở Úc có quy chế bắt buộc mọi công dân phải đi bầu phiếu mỗi khi có các cuộc tuyển cử Quốc hội Liên bang và Tiểu bang, các vị Tỳ khưu đã xin đặc miễn, để không tham gia vào các hoạt động đó.

Thông thường, vị Tỳ khưu thức giấc khoảng 4.00 giờ sáng và hành thiền trong tịnh thất của mình. Điểm tâm tại trai đường lúc 6.30 giờ, nhưng cũng có vị không dùng điểm tâm. Sau đó là các công tác bảo quản và điều hành tu viện. Bửa ăn chính vào khoảng 10.30 giờ sáng, thức ăn do các cư sĩ mang đến cúng dường hay cho các giới tử nấu thêm. Các vị đều ăn trong bình bát riêng của mình, cùng ngồi chung tại trai đường, hoặc ăn riêng tại tịnh thất.

Phần thời gian còn lại trong ngày là ẩn cư tịnh tu. Hành thiền tại tịnh thất, tự học kinh điển tại thư viện, hoặc có những giờ tham vấn riêng với Sư Cả hay các vị sư cao hạ khác. Vào buổi chiều, khoảng 18.00 giờ, các vị tụ hội tại chánh điện, tụng đọc khóa lễ buổi chiều, sau đó là uống trà, và bàn luận về các vấn đề liên quan đến sự tu học. Mỗi tháng 2 lần, vào buổi tối, các vị Tỳ khưu tụ hội tại chánh điện để đọc tụng giới bổn của tu sĩ, Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa).

Thỉnh thoảng, mỗi vị lại tự nhập thất tịnh tu biệt cư, trong khoảng từ 2 tuần lễ đến 1 tháng hoặc lâu hơn, không giao tiếp với một người nào khác.

Đôi khi các vị Tỳ khưu mới xuất gia cũng được phép tháp tùng theo Sư Cả hoặc các vị trưởng lão về thành phố Perth vào cuối tuần để thuyết pháp, hoặc tham dự các khóa lễ cầu siêu, cầu an tại nhà của cư sĩ nếu có thỉnh mời, hoặc tham dự hướng dẫn các khóa tu thiền dành cho cư sĩ, để quan sát và học tập kinh nghiệm về cách thức thuyết giảng giáo pháp, các khóa nghi lễ phổ thông, cũng như cách giao tiếp với hàng cư sĩ.

Sau khi tu học ở đây được 5 năm, các vị Tỳ khưu được gửi đến các tu viện khác, thường là đến các nơi trong cùng truyền thống của Ngài Ajahn Chah ở Thái Lan để tu học thêm. Ngoài ra, các vị đó có thể đến tu học ở Miến Điện, Sri Lanka, Tân Tây Lan, và Anh quốc. Mỗi năm vào mùa an cư kiết hạ, có thêm một số Tỳ khưu ở các nơi khác đến tu viện để nhập hạ tịnh tu. Hiện nay, có tất cả là 20 vị Tỳ khưu đang tu học tại đây, gồm nhiều thành phần sắc tộc khác nhau: Úc, Anh, Mỹ, Đức, Na Uy, Thái, Sri Lanka, Nepal, Malaysia, và 2 vị Tỳ khưu gốc Việt.

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ & hình ảnh:

 

01-map_aus.jpg
01-map_aus.jpg
1200 * 788
02-map_perth.jpg
02-map_perth.jpg
1204 * 1212
03a-bodhin.jpg
03a-bodhin.jpg
792 * 1091
03b-bodhin.jpg
03b-bodhin.jpg
1200 * 900
04-bodhin.jpg
04-bodhin.jpg
1199 * 900
05-bodhin.jpg
05-bodhin.jpg
1200 * 900
06-bodhin.jpg
06-bodhin.jpg
1200 * 900
07-bodhin.jpg
07-bodhin.jpg
1200 * 900
08-bodhin.jpg
08-bodhin.jpg
1200 * 900
09-bodhin.jpg
09-bodhin.jpg
1200 * 798
10-bodhin.jpg
10-bodhin.jpg
1200 * 900
11-bodhin.jpg
11-bodhin.jpg
1200 * 900
12-bodhin.jpg
12-bodhin.jpg
1200 * 900
13-bodhin.jpg
13-bodhin.jpg
1200 * 900
14-bodhin.jpg
14-bodhin.jpg
1200 * 900
15-bodhin.jpg
15-bodhin.jpg
1200 * 900
16-bodhin.jpg
16-bodhin.jpg
1200 * 900
17-bodhin.jpg
17-bodhin.jpg
1200 * 900
18-bodhin.jpg
18-bodhin.jpg
1200 * 899
19-bodhin.jpg
19-bodhin.jpg
1200 * 900
20-bodhin.jpg
20-bodhin.jpg
1200 * 900
21-bodhin.jpg
21-bodhin.jpg
1200 * 900
22-bodhin.jpg
22-bodhin.jpg
1200 * 900
23-bodhin.jpg
23-bodhin.jpg
1200 * 900
24-bodhin.jpg
24-bodhin.jpg
1200 * 900
25-bodhin.jpg
25-bodhin.jpg
1200 * 900
26-bodhin.jpg
26-bodhin.jpg
1200 * 900
27-bodhin.jpg
27-bodhin.jpg
1200 * 900
28-bodhin.jpg
28-bodhin.jpg
1201 * 900
29-bodhin.jpg
29-bodhin.jpg
1200 * 900
30-bodhin.jpg
30-bodhin.jpg
1200 * 900
31-bodhin.jpg
31-bodhin.jpg
1200 * 900
32-bodhin.jpg
32-bodhin.jpg
1200 * 900
33-bodhin.jpg
33-bodhin.jpg
1200 * 900
34-bodhin.jpg
34-bodhin.jpg
1200 * 900
35-bodhin.jpg
35-bodhin.jpg
1200 * 900
36-bodhin.jpg
36-bodhin.jpg
1200 * 900
37-bodhin.jpg
37-bodhin.jpg
1200 * 900
38-bodhin.jpg
38-bodhin.jpg
1198 * 900
39-bodhin.jpg
39-bodhin.jpg
1200 * 900
40-bodhin.jpg
40-bodhin.jpg
1200 * 900
41-bodhin.jpg
41-bodhin.jpg
1200 * 900
42-bodhin.jpg
42-bodhin.jpg
1200 * 900
43-bodhin.jpg
43-bodhin.jpg
1200 * 900
44-bodhin.jpg
44-bodhin.jpg
1200 * 900
45-bodhin.jpg
45-bodhin.jpg
1200 * 900

[ Home ]

26-08-2010