Từ điển Thiều Chửu
儒 - nho
① Học trò. Tên chung của những người có học, như thạc học thông nho 碩學通儒 người học giỏi hơn người. ||② Nho nhã. Phàm cái gì có văn vẻ nề nép đều gọi là nho. Như nho phong 儒風, nho nhã 儒雅, v.v. ||③ Ðạo Nho, bây giờ thường gọi đạo học của đức Khổng là Nho giáo 儒教 để phân biệt với Ðạo giáo 道教, Phật giáo 佛教 vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
儒 - nho
① Nho, người có học thức, học trò (chỉ chung người học sâu hiểu rộng thời xưa): 大儒 Đại nho; ② [Rú] Đạo nho, nho học (một học phái do Khổng Tử sáng lập thời Chiến quốc ở Trung Quốc): 儒家 Nhà nho.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
儒 - nho
Người học rộng. Td: Thạc nho ( người có sức học lớn lao ) — Người theo học đường lối Khổng giáo — Chỉ đường lối của Khổng giáo — Mềm yếu — Cũng đọc là Nhu — Thơ Trần Tế Xương có câu: » Cái học nhà nho đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi «.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
儒 - nhu
Cũng đọc Nho. Xem Nho 儒.