Triết học tính không và Hư vô chủ nghĩa Phần 1: Dẫn nhập Trần Trọng Sỹ Luận đề này được anh Đoàn Minh Du ở Việt Nam yêu cầu.


Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyễn, ảo.

Tại đây, vị trí thức này nhận định không sai.

Nhưng ông lại đọc một đoạn kinh Bát Nhã sắc tức thị không, không tức thị sắc, rồi nói tiếp, Phật giáo chủ trương phó mặc tất cả: gia đình, xã hội, tổ quốc...tất cả đều là không, là hư vô, nên suốt đời tu sĩ Phật giáo hô hào gõ mõ tụng kinh, phó mặc cuộc đời !

Ở đây thì ông đã không hiểu sắc và không của đạo Phật là gì cả, và ông đã mớm ý muốn nói rằng, đạo Phật dẫn con người đến hư vô thuyết theo đoạn kiến.

Linh mục Giuse Ngô Quang Kiệt cũng từng phê bình đạo Phật là sắc sắc không không, sao bằng giáo lý sống vĩnh hằng của Kitô giáo trong một youtube truyền giáo.

Tôi dám chắc khi đưa ra nhận định như trên, cả hai tín đồ của Chúa Giêsu vừa kể chẳng ai hiểu tường tận thế nào là sắc không, và cũng chẳng ai biết rành về hư vô thuyết.

Kinh Bát Nhã nói sắc tức thị không, là nói về tính không của các pháp. Tính không ấy vốn là thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. 是諸法空相,不生,不滅,不垢,不淨,不增,不減 - Śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā, aniruddhā, amalā, avimalā anūnā, aparipūrṇāḥ.

Các ông ấy khi đọc kinh Phật, nguyên một tòa nhà to lớn đồ sộ bằng kim cương đặc khối, thay vì chân thành dùng ánh sáng nội tâm rọi vào khối kim cương để tìm hiểu, các ông ấy lại ráng sức cạy đục, nhưng kim cương đặc thì làm sao cạy đục được, cuối cùng các ông ấy phủi ra được chút bụi vốn rất vô minh luôn bao phủ các đền đài, cho rằng đó là giáo pháp nhà Phật, rồi lập tức “phỉ báng”, thêu dệt.

Bát Nhã là kinh tóm lược rất thâm sâu về triết học Tính Không của Phật giáo. Không phải chỉ một câu sắc tức thị không, không tức thị sắc, thì đã tưởng rằng có thể đập nát được đạo Phật.

Gioan Phalồ II, có cùng cung cách ấy, trong cuốn “Crossing the Threshold of Hope” đã cố tình hạ bệ đạo Phật, tự đề cao Thiên Chúa của mình, đồng hóa Phật giáo với hư vô thuyết như sau:

Phật giáo đại để là một hệ thống “vô thần”. Con người không tự giải thoát khỏi cái xấu ác qua cái thiện từ nơi Thiên Chúa; mà chỉ tự giải thoát qua sự cất bỏ ràng buộc với thế giới xấu xa. Sự vô chấp rốt ráo đó không phải là sự hiệp thông với Thiên Chúa, mà gọi là Niết Bàn, một trạng thái thờ ơ toàn hảo đối với thế giới. Tự cứu có nghĩa là, trên hết, tự giải thoát khỏi sự xấu ác bằng cách trở thành thờ ơ với thế giới, nguồn gốc của sự xấu ác. Đây là tột điểm của quá trình tu tập tinh thần” - TCN dịch. (Buddhism is in large measure an “atheistic” system. We do not free ourselves from evil through the good which comes from God; we liberate ourselves only through detachment from the world, which is bad. The fullness of such a detachment is not union with God, but what is called Nirvana, a state of perfect indifference with regard to the world. To save oneself means, above all, to free oneself from evil by becoming indifferent to the world which is the source of evil. This is the culmination of the spiritual process).

Ba nhận xét trên đại diện cho ba trình độ “trí thức” Công giáo khác biệt, thù đồ nhưng rất đồng quy. Người đầu tiên là một kỹ sư gốc Việt khá danh tiếng, thủ lãnh một tập thể chính trị đấu tranh bất bạo động chống cộng sản sống tại Pháp, người thứ hai là một tổng giám mục, và cuối cùng là giáo hoàng, hơn nữa, ngài là một giáo hoàng được phong thánh sau khi chết.

Từ lâu, thái độ của đạo Phật vốn là bất đắc tham dự thế sự, thường bị hiểu lầm là tiêu cực, phó mặc.

Phải hiểu thế sự ở đây, là thị phi sự hoặc chính sự. Người tu cần tránh xa chuyện thị phi, bỏ ngoài tai chuyện thế sự. Chuyện thị phi, là chuyện không có lợi cho văn hóa và đạo đức xã hội. Còn chính sự phải hiểu là nhóm lợi ích, chứ không hàm nghĩa phó mặc vận nước. Người tu hành có thể có thái độ chính trị, nhưng phải luôn đứng về phía đại nghĩa và đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, không được tham gia đảng phái, không làm quan, không nắm quyền điều hành, không đứng ở đảng xanh đối lập với đảng đỏ. Đức Phật từng ba lần chặn đường bất bạo động vua Tì Lưu Ly nhằm ngăn cản ông này đi tru diệt dòng họ Thích Ca. Ngài cũng từng đứng ra dàn xếp vụ tranh chấp giành quyền lợi trên một giòng sông giữa hai tộc dân khác biệt. Đạo Phật không chủ trương phó mặc dân tình đất nước.

Nếu Phật giáo thờ ơ tiêu cực cắt đứt tất cả, thì tại sao đạo Phật thuyết về tứ trọng ân mà làm người ai cũng phải báo đáp. Ân lớn đầu tiên là phụ mẫu ân, kế đến là sư trưởng ân, sau đó là ân quốc gia, cuối cùng là ân chúng sanh. Cả bốn đều là trọng ân, Phật giáo không thờ ơ tí nào với cuộc đời như được cố tình bêu xấu. Tôi nói cố tình, là vì nếu là tôi, khi không hiểu, thì tôi lặng im dựa cột mà lĩnh giáo chứ không phán xét. Khi mình không phán xét, thì đúng như Chúa từng nói, mình cũng sẽ không bị phán xét.

Lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến nay, cho thấy Phật giáo luôn đồng hành và gắn bó với dân tộc:

• Lý Bôn xuất thân từ nhà Chùa.

• Hai Bà Trưng tuy không từ chùa mà ra, nhưng các nữ tướng cầm đầu phong trào kháng chiến theo hai bà hầu hết là ni cô.

• Lý Công Uẩn là con nuôi của sư Khánh Vân, học trò của sư Vạn Hạnh.

• Trần Nhân Tông bỏ ngôi đi tu sau khi đầy lùi ba cuộc tấn công của Mông Nguyên.

• Nguyễn Trãi mang một tâm hồn rất Phật tử giữa triều Lê đậm nét Nho Giáo. Nho giáo chủ trương dĩ trực báo oán, trong khi Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của Phật giáo do nhà ngoại nuôi dưỡng ông, ông biết dung hòa Nho giáo vào Phật Giáo, chủ trương đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo.

• Các đời chúa Nguyễn xây dựng chùa chiền, truyền bá đạo Phật và mở mang bờ cõi về phương nam. Phật giáo theo gót các anh hùng vô danh vào tận Cà Mau để lập nghiệp. Các ngôi chùa Bắc Tông đầu tiên tại Đồng Bằng Sông Cửu Long vì nhớ ơn các đời Chúa mà ra sức bảo vệ Nguyễn Ánh khi bị Tây Sơn truy sát là bằng chứng.

• Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp không thể vắng tiếng chuông chùa mặc dù đạo Phật luôn mai danh ẩn tích nơi rừng sâu núi thẳm.

Đưa ra vài nét như trên, để thấy rằng, gán những thuộc từ tiêu cực, buông xuôi vào Phật giáo, thật ra chỉ là một ác ý. nhằm làm giảm sút uy tín không thể thay thế của đạo Phật đang có ảnh hưởng mạnh trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam.


Hư vô chủ nghĩa.

Theo triết học Tây phương, hư vô thuyết hay nihilism, có gốc La Tinh là nihil, nghĩa là không có gì cả. Tiếng Pháp là rien, tiếng Anh là nothing. Một số học giả cho rằng thuyết hư vô chính là thuyết tương đối (relativism) của thời đại mới. Trong hạn định ở đây, chúng ta chỉ thảo luận thuyết này vào thời kỳ hậu Kỷ Nguyên Ánh Sáng (Post-Enlightenment), là thời kỳ mà Âu châu muốn giải phóng nhân loại khỏi chiếc thòng lọng của Thượng Đế trong phạm trù triết học, và cái ách của Giáo Hội La Mã trong phạm trù chính trị xã hội.

Hư vô thuyết chối bỏ mọi giá trị, cho rằng không thể nào định hình được các giá trị, nó tách vỏ các giá trị ra khỏi sự thật, nó tuyên bố sự bất khả thi của việc phân cấp giá trị. Ở vị trí này, nó bao hàm chủ nghĩa vô luân (amoralism) hoặc chủ nghĩa hoài nghi đạo đức.

Phải hiểu rằng giá trị mà triết học nói đến, là giá trị đạo đức, hay tinh thần Âu châu, trải qua hơn thiên niên kỷ áp đặt của thần quyền. Từ chối các giá trị này, hư vô chủ nghĩa được liệt vào hàng ngũ nhân bản thế tục “phi đạo đức”.

Có thể nói hư vô là sản phẩm đầu tiên của Đức và Nga. Một làn gió cách mạng “hư vô ” và vô chính phủ đã tự phát vào tiền bán thế kỷ XIX, phủ định chính quyền Nga và giáo hội Chính Thống, nổi loạn với cả gia đình, đòi hỏi một cơ cấu xã hội dựa vào lý trí và “vật chất” - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hư vô được phái thực chứng (positivism) hỗ trợ. Theo Tom Rockmore trong cuốn The Heidegger Case: On Philosophy and Politics, thì Heidegger cũng nối tiếp ngọn lửa hư vô bằng nhận định đế quốc khoa học và kỹ thuật là biểu tượng cho hư vô thuyết. Còn Nietzsche thì cho rằng hư vô báo hiệu một sự thay đổi văn minh nhân loại, và chính ông là người đã khai tử Thượng Đế viết hoa. Chúng ta sẽ trở lại với Nietzsche ở phần bên dưới khi ta đi sâu hơn vào tâm điểm của đề tài.

Thuật ngữ chủ nghĩa hư vô được nhà văn Nga Ivan Turgenev (1818-1883) sử dụng lần đầu tiên trong tác phẩm “Những người cha và những đứa con trai ” để chỉ cho cuộc khủng hoảng xã hội dẫn đầu bởi giới trí thức cấp tiến của Nga đã mất đi ảo tưởng về cải cách chính trị. Từ chối mọi ràng buộc của xã hội đối với cá nhân, những người theo chủ nghĩa hư vô Nga như Dobrolioubov, Pissarev, Chernyshevski, Lavrov và Kropotkin ủng hộ những hành động trực tiếp và bạo lực, muốn lật đổ chế độ, nhằm xây dựng lại một thế giới đảm bảo hạnh phúc cho người dân. Phong trào hư vô đã thành công trong việc ám sát Sa hoàng Alexander II vào năm 1881. Cuộc đàn áp sau đó đã đè bẹp được phong trào phù du này, nhưng ảnh hưởng của nó lan tỏa khắp nước Nga. Tuy tôi không hoàn toàn đồng ý quan điểm này, nhưng theo một số người quan sát, thì hai cuộc Thế Chiến I và cuộc Cách Mạng Bolchevik đều bắt nguồn từ ảnh hưởng của hư vô chủ nghĩa.

Không khí bơ vơ lạc lõng sau khi giết chúa và cơ cấu xã hội do Chúa tạo dựng trong gần 2000 năm đã khiến Dostoïevski la làng rằng không thể nào có thể dàn xếp một cuộc sống chung nhịp nhàng giữa một bên là Thiên Chúa lòng lành đầy quyền năng, và một bên là sự hiện diện của mọi sự dữ trút lên đầu nhân loại. Làm sao có thể hiểu được một sự thần phục dâng hiến nhân loại vào đôi bàn tay từ ái của Thiên Chúa từ bao thế kỷ, mà số phận nhân loại lại chỉ gặt hái toàn những khổ đau. Loài người nổi loạn không công nhận lòng lành của Chúa đã đành, tư duy làm loạn này còn phủ nhận ngay cả công lao sáng tạo vũ trụ của ngài, bất chấp lời hứa tái lâm. Có vẻ như nhân loại chịu đựng sự lừa gạt đã quá lâu, đến nỗi họ thà nổi loạn mà vào hỏa ngục còn hơn nhai cái bánh vẽ. Bánh vẽ hay hỏa ngục, đều chỉ sẽ có sau khi chết, mà hiện tại thì sự khổ đã ngập đầu, tất cả đều quá phi lý. Albert Cammus hàm ý sự phi lý này là hư vô. Ông định nghĩa sự phi lý (absurdité) nảy sinh từ cuộc đối đầu giữa tiếng gọi của con người và sự im lặng vô lý (déraisonnable) của thế giới. Phi lý (absurdité) sau đó được duy trì như một sự chắc chắn và là một giả thiết nền tảng. Việt ngữ không cho phép chúng ta hiểu sự khác biệt giữa absurdité và déraisonnable. Nhưng hãy thử giải thích như sau: déraisonnable nói đến sự trái nghịch lại những thông tục mang tính cách hậu thiên, còn absurdité chỉ cho sự phi lý bẩm sinh mang tính tiên thiên.

Trong tác phẩm Ba anh em nhà Karamazov, Dostoïevski đã lo ngại rằng, nếu đã không còn Thiên Chúa, thì con người có thể quyết định tất cả và làm bất kỳ điều gì. Ông cảnh cáo sự nguy hiểm xã hội dưới ảnh hưởng của trào lưu hư vô. Sau 20 thế kỷ sống trong lồng, bỗng được thả ra, trước khi bay nhảy tự do, đôi cánh cần một vài thoáng ngơ ngác. Sự ngơ ngác này được đánh giá là mất định hướng, vong thân, tựa như một triều đại bị sụp đổ.

Hư vô chủ nghĩa có thể bắt nguồn từ nhiều trào lưu văn hóa khác nhau, như triết lý hoài nghi (skepticism), triết lý duy danh (nominalism), triết lý bi quan (pessimism) hoặc do tự thân của Kitô giáo đã thai sinh ra nó theo tầm nhìn của các chuyên gia. Trong số các trào lưu được kể, mạnh nhất vẫn là sự kết hợp giữa thần học Kitô giáo và thuyết bi quan, được xem như là hai thực thể tương sinh. Lời hứa cứu rỗi của Thiên Chúa sau bao thế kỷ, vẫn chỉ là chiếc bánh vẽ, con người như là một thực tại khổ đau không lúc nào vơi bớt, cho dù Ngôi Hai đã chịu đóng đinh chuộc tội cho nhân loại, vẫn chỉ là sự hy sinh được thổi phồng vô nghĩa và vô ích. Tâm trạng bi quan của con người ở thế kỷ XIX thể hiện rõ nét qua tiếng than của đại văn hào Albert Camus:

“Cuộc ly hôn này giữa con người và sự sống của mình, giữa diễn giả và sân khấu, là sự nổi cộm nhất của tình trạng phi lí” (Ce divorce entre l’homme et sa vie, l’acteur et son décor, c’est proprement le sentiment de l’absurdité - Le Mythe de Sysiphe).

Có nhiều trường phái hư vô chủ nghĩa:

• Hư vô chủ nghĩa hiện sinh (existential nihilism): là hình thức hư vô đẹp nhất đã thăng hoa văn học, nghệ thuật và thi ca lên tột đỉnh. Nó đạt được phần nào sự thấm thía của con người trước số phận của chính mình, nó đối diện với lẽ thực, đưa thân phận của mình ra trước tấm gương. Nói cách khác, tôi có nhìn thấy tôi trong tấm gương hay không, không quan trọng, quan trọng là sự sống từng ngày của tôi. Thay vì nhìn vào bản thể, Sarte đề nghị “một sự sống tiếp hiện” (l’existence précède l’essence) đáng chú ý và đáng quý hơn tấm giấy căn cước. Con người do ai sinh ra ? ma quỷ ? thần linh ? ào ảnh ? Tất cả đều vô nghĩa. Trước khi có một cái tôi Cogito theo dạng Décartes, sự cọ sát của sinh mệnh vào cuộc đời đã là một “vết hằn năm tháng” trên ý thức (conscience).

• Trong Hữu thể và Hư vô, có sự gặp gỡ thú vị, tuy rất nhỏ, giữa Nagarjuna và Sartre như sau: “Trong nội suy phản tỉnh của tôi, tôi không bao giờ chỉ có thể gặp được ý thức là của riêng tôi. Mà là, tha nhân là trung gian thiết yếu giữa tôi và chính tôi [...] bởi nhờ sự xuất hiện của tha nhân, tôi mới bắt đầu đánh giá bản thân mình như trên một khách thể, vì nó giống như một khách thể mà tôi xuất hiện với tha nhân”.

• Tôi và thế giới là cặp đối đãi tương tức không thể tách rời, nhờ có thế giới mà tôi nhận diện ra tôi, và nhờ tôi mà có sự hiện diện của khách thể vũ trụ. Sự tương sinh không thể tách rời. Nhưng nếu nói tôi là tha nhân, hoặc ngược lại, tha nhân là tôi, đều sai. Tuy không phải đồng nhất nhưng cũng không khác. Trong tinh thần của Trung Luận, đây gọi là cặp đối đãi bất nhất diệc bất dị, sẽ được thảo luận ở phần sau.

• Sartre còn nói thêm: “giữa ý thức của người khác và của tôi, cơ thể của tôi như một vật của thế giới và cơ thể của người khác là những trung gian cần thiết.” .

• (“Dans le champ de ma réflexion je ne puis jamais rencontrer que la conscience qui est mienne. Or autrui est le médiateur indispensable entre moi et moi-même [...] par l'apparition même d'autrui, je suis mis en mesure de porter un jugement sur moi-même comme sur un objet, car c'est comme objet que j'apparais à autrui et, [...] entre la conscience d'autrui et la mienne, mon corps comme chose du monde et le corps d'autrui sont les intermédiaires nécessaires.”)

• Thân xác con người ít khi được đề cập trong triết học. Nhưng với Sartre, thân xác đóng một vai trò thiết yếu trong hiện sinh. Tôi, thân xác tôi, và thế giới, có thể được biểu diễn bằng phương trình đối xứng như sau:

Tôi => Thân xác tôi  thân xác của tha nhân <= Tha nhân

Sartre còn khẳng định, “con người là một thực thể đang hình thành và chỉ con người mới có thể làm ra con người. Con người được hình thành qua trung gian hành động của chính mình trên thế giới.” (L'hommne est à faire et c'est l'homme qui seul peut faire l'homme. L'homme se crée par l'intermédiaire de son action sur le monde. – L’être et le Néant).

Nên hiểu, từ monde trong tiếng Pháp không chỉ có ý nghĩa là thế giới như từ world của tiếng Anh, nó còn mang nghĩa chúng ta, tất cả mọi người. Con người sống là sống giữa xã hội, nên chữ monde còn bao hàm xã hội, vũ trụ, tất cả những gì bên ngoài và bao quanh ta. Đối với Sartre, vũ trụ là vũ trụ của con người, không có còn người, vụ trụ có thể có mặt, nhưng vô nghĩa.

Qua khẳng định trên, Sartre ngầm cho rằng Thượng Đế không đóng một vai trò gì trong việc cấu tạo loài người.

Ngoài ra ông phủ nhận luôn niềm tin thần học cho rằng Thiên Chúa ban cho con người tự do, được gán ghép một cách gượng ép vào sự lựa chọn cãi lời Chúa ăn trái cấm của Adam – Eva. Sartre khẳng định: “Tôi bị bắt buộc tự do. Điều này có nghĩa là không ai tìm thấy một biên giới nào khác cho tự do của tôi ngoài chính nó.” (Je suis condamné à être libre. Cela signifie qu'on ne saurait trouver à ma liberté d'autres limites qu'elle-même.)

• Hư vô chủ nghĩa bộ phận luận (mereological nihilism): còn được gọi là compositional nihilism, do ngữ căn composition: phức hợp từ nhiều yếu tố.

• Không vật gì trong vũ trụ có một tự thể riêng biệt. Cái bàn là gì ? là một tấn ván, vài cây đinh, bốn cái chân. Những thành phần cấu tạo nên khái niệm bàn được các trường phái này gọi là simple, hay còn được dịch nôm na thành gunk, nghĩa là ghèn, cặn, không thể định tính được. Từ Simple trong Anh ngữ có nghĩa là thảo dược, giống như thuốc tễ, là một hỗn hợp không có bản chất đặc thù nếu không gắn cho nó một cái tên. Thí dụ thuốc tễ chữa bệnh tiêu đàm, thì ta đặt tên là tiêu đàm tán, để làm cho mát gan, ta đặt tên là ôn can tán, còn viên thuốc không dán nhãn, thì ta chẳng biết là thứ gì.

• Thuyết này hơi thiên về duy vật, cái bàn, tuy là tập hợp của nhiều thành phần, nhưng khái niệm bàn được hình thành từ kinh nghiệm chứ nó không thực có.

• Thuyết này hơi giống thuyết nhân duyên của Phật giáo, nhưng nó chỉ quan tâm mặt vật lý. Trong khi Phật giáo không quên các môi trường ngoại vi cùng yếu tố tâm lý cấu thành của các hiện tượng. Thí dụ âm thanh hoặc ánh sáng chỉ có thể xuất hiện nếu có một cơ quan tiếp nhận, nếu không có cơ quan tiếp nhận, như mắt, hoặc lỗ tai, thì âm thanh hay ánh sáng chỉ đơn thuần là các hạt. Một bản nhạc MP3 mà chúng ta nghe nếu được “phân chất” thì chẳng có tí nhạc nào. Như vậy, ánh sáng hay âm thanh mà hằng ngày chúng ta nhìn hay nghe thấy, thực chất chỉ là những khái niệm chứ không phải là những thực thể. Phật giáo đưa ra thuyết ngũ uẩn để nói về 5 tập hợp cấu thành con người: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phần vật chất sắc chỉ chiếm 1/5 tổng số các yếu tố cấu thành. Con người không chỉ có tim, gan, phèo, phổi như cái bàn, mà còn có ý thức, nhận thức, lương thức, vô thức và nhiều yếu tố tâm lý phức tạp khác, đó là chưa kể, nếu không có tha nhân và một thế giới vây quanh, thì bản ngã không thể hiện sinh theo cách nhìn của Sartre ở trên. Cái nhìn của đạo Phật là một thực tại không tách rời: một đứa bé sinh ra, tuy nó rời khỏi bụng mẹ, nhưng tinh cha huyết mẹ từ nghìn đời vẫn không thiếu vắng trong nó. Khi nói về cái bàn, bộ phận luận hư vô không đưa vào các yếu tố như người thợ đóng bàn, rừng, nước, đất, ánh sáng, không khí, thời gian, không gian đã cho hạt giống một thân cây lớn lên và biến thành gỗ. Thuyết này bị phủ bác như sau:

• Một thách thức khác mà những người theo chủ nghĩa hư vô phải đối mặt là khi tập hợp được rà soát dưới lăng kính vật lý đương đại. Theo kết quả của vật lý lượng tử, có một số kiểu thành phần trong các bối cảnh vật lý khác nhau. Ví dụ, ánh sáng không phải là một thành phần đơn vị; chúng ta có thể nói rằng ánh sáng được tạo thành từ các hạt hoặc sóng tùy thuộc vào ngữ cảnh. Quan điểm thực nghiệm này đặt ra một vấn đề cho chủ nghĩa hư vô bởi vì dường như không phải tất cả các đối tượng vật chất đều phân nhỏ toàn mỹ thành các đối tượng đơn thuần. Ngoài ra, một số triết gia đã đưa ra giả thiết rằng có thể không có "cấp độ thấp hơn" của thực tế. Nguyên tử từng được coi là đối tượng vật chất cơ bản nhất, nhưng sau đó người ta phát hiện ra nó được cấu tạo từ các hạt nguyên tử và hạt quark. Sau đó, có thể các thực thể cơ bản nhất của vật lý ngày nay trên thực tế có thể bị phân nhỏ xa hơn so với những gì hiện được coi là dạng cơ bản của chúng, và các bộ phận của chúng có thể bị phân nhỏ thêm. Nếu vật chất có thể phân hủy vô hạn về mặt này, thì các sinh vật đơn thuần không tồn tại như một thực thể tuyệt đối. Điều này mâu thuẫn với một giả thuyết ban đầu về chủ nghĩa hư vô Bộ Phận Chủ Nghĩa theo niềm tin rằng chỉ những yếu tố simple tồn tại.

• (Un autre défi auquel les nihilistes sont confrontés se pose lorsque la composition est examinée dans le contexte de la physique contemporaine. Selon les résultats de la physique quantique, il existe plusieurs types de décomposition dans différents contextes physiques. Par exemple, il n'y a pas de décomposition unique de la lumière; on peut dire que la lumière est composée de particules ou d'ondes selon le contexte. Cette perspective empirique pose un problème pour le nihilisme car il ne semble pas que tous les objets matériels se décomposent parfaitement en simples méréologiques. En outre, certains philosophes ont émis l'hypothèse qu'il pourrait ne pas y avoir de «niveau inférieur» de réalité. Les atomes étaient autrefois considérés comme les objets matériels les plus fondamentaux, mais ont été découverts plus tard comme étant composés de particules subatomiques et de quarks. Il est alors possible que les entités les plus fondamentales de la physique actuelle puissent en fait être décomposées plus loin que ce qui est actuellement considéré comme leur forme de base, et leurs parties peuvent être davantage décomposées. Si la matière est infiniment décomposable à cet égard, alors les simples méréologiques n'existent pas en tant qu'entité absolue. Cela pose un conflit avec une hypothèse initiale au sein du nihilisme Méréologique selon la croyance que seuls les simples méréologiques existent.) - Wikipedia.

• Sự phủ bác thuyết hư vô bộ phận như trên lại vô tình kiện toàn cho thuyết Tính Không sẽ được trình bày ở phần sau.

• Hư vô chủ nghĩa siêu hình (metaphysical nihilism): phủ nhận toàn bộ thế giới, cho rằng thế giới chỉ là ảo ảnh. Hoặc rằng nếu có một khả thể thế giới, thì thế giới ấy sẽ không có gì cả, hoặc nếu có gì, thì cũng chả gì cụ thể, mà chỉ là ảo ảnh.

• Chủ nghĩa hư vô siêu hình là câu trả lời cho câu hỏi lẽ nào không có gì ? Trong triết học phân tích gần đây, điều này có xu hướng được hiểu là lẽ nào không có vật thể cụ thể ? Có ba cách trả lời câu hỏi này. Đầu tiên chủ nghĩa này trả lời bằng câu khẳng định: không thể có gì cả.

• Câu trả lời thứ hai và thứ ba lại chỉ dẫn đến những trả lời phủ định.

• Câu trả lời thứ hai dựa trên lập luận bản thể học về sự tồn tại của Thiên Chúa. Lập luận này khiến chúng ta khẳng định rằng có một đối tượng nhất thiết phải tồn tại. Nếu có một đối tượng phải tồn tại, thì không thể không có gì cả, phải có một đối tượng này.

• Câu trả lời thứ ba cũng tuyên bố rằng không thể không có gì mà không dựa vào sự tồn tại của một đối tượng cần thiết. Quan điểm này cho rằng trong khi phải có một cái gì đó, thì không có một đối tượng cụ thể nào phải tồn tại.

• Rất ít người quan tâm đến hư vô siêu hình, một đằng nó khó hiểu, đằng khác nó được liệt vào nhóm triết lý paradox (tự mâu thuẫn). Triết gia người Thomas Baldwin nhận định 4 nguyên tắc loåi trừ trong substraction theory của ông như sau:

• 1 – Có thể có nhiều sự vật trong một thế giới hữu biên

• 2 – Đối với từng sự vật, chính nó cũng không thực có

• 3 – Hủy bỏ một sự vật không thiết yếu sản sinh hay dẫn đến một sự vật khác

• 4 – Vì vậy, có thể là chẳng có gì từng đã có

• Có sách cho rằng hư vô bộ phận nằm trong phạm trù của hư vô siêu hình.

• Hư vô chủ nghĩa hoài nghi (skeptical nihilism): Khi nói đến hư vô chủ nghĩa, ta không thể tách rời nó với hoài nghi. Vì không có hoài nghi, không thể dẫn đến cả một trào lưu hư vô Âu châu trên mọi mặt. Một tạp chí Pháp chuyên giáo dục thanh thiếu niên La Toupie rất được ưa chuộng, đã viết về hoài nghi hư vô như sau:

• Hư vô thuyết biểu thị một chủ nghĩa hoài nghi tuyệt đối, coi thế giới cũng như sự tồn tại của con người bị lột truồng khỏi những ý nghĩa, khỏi sự thật có thể nắm bắt được hoặc các giá trị tuyệt đối. Do đó, nó từ chối bất kỳ thứ bậc giá trị nào, bất kỳ đạo đức nào, bất kỳ niềm tin nào, bất kỳ siêu nhiên nào và đặc biệt là sự tồn tại của Thượng đế. Nó cố gắng chứng tỏ rằng cuộc sống của con người và những tuyên bố của hắn là vô lý. Triết gia Đức Friedrich Nietzsche (1844-1900) coi đó là cuộc khủng hoảng của một nền văn minh bệnh hoạn và là hậu quả của 20 thế kỷ suy đồi ở phương Tây.

Le nihilisme désigne un scepticisme absolu, qui considère le monde ainsi que l'existence humaine comme dénués de sens, de vérité compréhensible ou de valeurs absolues. Il rejette ainsi toute hiéarchie des valeurs, toute morale, toute croyance, toute transcendance et en particulier l'existence de Dieu. Il s'attache à montrer que la vie humaine et ses prétentions sont dérisoires. Le philosophe allemand Friedrich Nietzsche (1844-1900) y voit la crise d'une civilisation malade et la conséquence de 20 siècles de décadence de l'Occident.

Thực ra hư vô là một phiên bản nặng của hoài nghi, vì nó xuất phát từ hoài nghi.

Hoài nghi là một đề tài rất rộng bao trùm triết lý đông tây, được triết gia cổ đại từ Hy Lạp sang Ấn Độ đến cả Trung Hoa xem là căn bản của mọi suy tư.

Hy Lạp thì có Pyrrho, Sextus..; Ấn Độ thì có Phật giáo, Phái bất Tri (Ajñana), Phái Duy Vật khoái lạc (Lokāyata) và Kỳ Na Giáo (Jainism)..; Trung Hoa có Trang Tử, Vương Sung…

Một Triết gia Hy Lạp thộc trường phái Pyrrhonism đã đưa ra một danh sách gồm 10 điều phải kiểm soát khi tìm hiệu một vấn đề. Nó khá khoa học và rất tương cận với tinh thần kinh Kalama của đạo Phật. Dưới đây là 10 phép quy chiếu (the ten tropes of Aenesidemus) của triết gia Aenesidemus:

1 - Các loài động vật khác nhau biểu hiện các phương thức nhận thức khác nhau

2 - Sự khác biệt tương tự cũng được nhìn thấy giữa những từng cá nhân

3 - Đối với cùng một người, thông tin được nhận thức bằng các giác quan là tự mâu thuẫn.

4 - Hơn nữa, các thông tin ấy thay đổi theo thời gian cùng với những thay đổi vật lý.

5 - Ngoài ra, dữ liệu này khác nhau tùy theo mối quan hệ địa phương

6 - Vật thể chỉ được biết đến một cách gián tiếp qua môi trường không khí, hơi ẩm, v.v.

7 - Những vật thể này ở trong tình trạng thay đổi vĩnh viễn về màu sắc, nhiệt độ, kích thước và chuyển động

8 - Tất cả các nhận thức đều tương đối và tương tác lẫn nhau

9 - Cảm tưởng của chúng ta trở nên bớt nghiêm khắc hơn khi trở thành thói quen hay tập tục.

10 - Tất cả mọi người được nuôi dưỡng với những niềm tin khác nhau, theo những luật lệ và điều kiện xã hội khác nhau.

Về sau, chủ nghĩa hoài nghi phát triển cực thịnh tại Âu châu qua các Triết gia như Montaigne, Hobbes, Spinoza, Bayle, Hume, Kant…

• Hư vô chủ nghĩa đạo đức (moral nihilism): cũng được gọi là Ethnical Nihilism. Thuyết này cho rằng, về mặt đạo đức, không gì có thể được xem là đúng, hay sai.

• Có một bản dịch khá đầy đủ về hư vô đạo đức trên wikipedia tiếng Việt: (xem link)

• Phong trào hư vô Nga: Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, phong trào hư vô là tư tưởng chủ đạo của Cách Mạng Nga. Ngay cả khi chưa được đặt tên, phong trào đã phát sinh từ một thế hệ thanh niên cấp tiến vỡ mộng với những nhà cải cách xã hội trong quá khứ, và từ sự phân chia ngày càng tăng giữa giới trí thức thuộc các tầng lớp xã hội quý tộc với phi quý tộc.

• Ông Peter Kropotkin, một người Nga chủ trương vô chính phủ, định nghĩa chủ nghĩa hư vô là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống lại mọi hình thức chuyên chế, đạo đức giả, giả tạo và vì tự do cá nhân.

• Mặc dù hoài nghi và hư vô cả hai đều mang ý nghĩa triết học, nhưng riêng chủ nghĩa hư vô của Nga không hề nhắm vào sự vô nghĩa của tất cả đạo đức, tri thức và cuộc sống con người. Thay vào đó, nó coi là vô nghĩa những gì là quyền bá chủ thống trị của tôn giáo, đạo đức, triết học, mỹ học và các định chế xã hội.

• Tuy nhiên, nó đã kết hợp các lý thuyết về thuyết tất định cứng (hard deterninism), thuyết vô thần, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa thực chứng (positivism) và chủ nghĩa vị kỷ duy lý (rational egoism), nhằm mục đích đồng hóa và tái văn bản hóa các yếu tố cốt lõi của tư tưởng Khai sáng châu Âu vào nước Nga. Người theo chủ nghĩa hư vô chắc chắn rơi vào xung đột với các nhà chức trách tôn giáo, từ Giáo Hội Chính thống, đến cấu trúc gia đình cứng nhắc đang thịnh hành, và chế độ chuyên quyền của Nga hoàng.

• Mặc dù chủ yếu gắn liền với chủ nghĩa hoạt động cách mạng, hầu hết những người theo chủ nghĩa hư vô không làm chính trị - thay vào đó coi chính trị là một phương thức xã hội lỗi thời. Họ cho rằng cho đến khi việc phủ định các điều kiện hiện tại diễn ra thì vai trò tích cực của chính trị vẫn chưa thể được hình thành một cách chính xác. Đối với một số người theo thuyết hư vô, các nguyên tắc cộng đồng bắt đầu phát triển, mặc dù vẫn còn mơ hồ. Tuy nhiên, với những vụ đốt phá tràn lan của cách mạng vào năm 1862, vài vụ ám sát và âm mưu ám sát trong những năm 1860 và 70, và cuối cùng là vụ ám sát Sa hoàng Alexander II vào năm 1881, chủ nghĩa hư vô của Nga đã bị gọi nhầm là khủng bố chính trị và là tội phạm bạo lực trên khắp châu Âu.

• Như Kropotkin khẳng định, chủ nghĩa khủng bố là đặc biệt trong điều kiện lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng chứ không phải bản thân triết học hư vô. Tuy nhiên, học giả Gillespie cho rằng hư vô chủ nghĩa là trọng tâm của tư tưởng cách mạng ở Nga trong suốt thời kỳ dẫn đến Cuộc Cách mạng bạo lực. Học giả tôn giáo Altizer khẳng định rằng chủ nghĩa hư vô của Nga, trên thực tế, là biểu hiện sâu xa nhất của phong trào Bolshevist của thế kỷ 20.

• Những hình ảnh này cho thấy, nơi nào có áp bức, nơi ấy tất sẽ có nổi dậy và bạo loạn. Kitô giáo dù ở Vatican hay ở Moscow Patriarchate, không nơi nào không có sự kết hợp giữa tăng lữ và quý tộc ngồi trên và trước nhân dân quần chúng.

Hư vô là hình ảnh đứa con chán nản cuộc sống tù túng và nghèo đói bỏ nhà đi hoang, đứng trước ngã ba đường. Nietzsche đã giải thích ngã ba đường ấy bằng hình ảnh gia tốc mất cân bằng của lịch sử. Sự mất cân bằng ngày càng tăng, có xu hướng được bù đắp bởi sự một thứ bạo chính vô danh (tyrannie anonyme) chưa có tên trong các thể chế, một loại bạo chính tự nó tạo ra "căng thẳng". Đối với ông, khái niệm chủ nghĩa hư vô dấu kín một nghịch lý thú vị. Ông mô tả hai hình thức của chủ nghĩa hư vô, tiêu cực và tích cực.

Nhóm tiêu cực là nhóm đánh giá rằng thế giới mà họ đang sống không nên tồn tại, và thế giới như họ ước mơ lại không tồn tại. Do đó, cuộc tồn sinh bao gồm hành động, đau khổ, ước muốn, cảm xúc, không gì có ý nghĩa, do đó, cảm tính (pathos) về thất bại là cảm tính mang nặng hư vô, lại đồng thời là nghịch lý của hư vô thuyết.

Hư vô thụ động rất gần với học thuyết của Schopenhauer, người ảnh hưởng mạnh đến Nietzsche. Chủ nghĩa hư vô ở hình thức này ẩn náu trong một thế giới bên lề (thế giới của những ý tưởng) và do đó, từ chối sự sống thực tiễn.

Ngược với hư vô thụ động tiêu cực là hư vô chủ động. Ý chí của những kẻ mạnh là sau khi các giá trị sụp đổ, họ không thể bị suy sụp bỡi những absurdes của kiếp nguời, họ đứng lên trên hai chân mà trước kia được cái nạng gỗ thần quyền chống đỡ. Họ vượt qua nỗi bi ai của cơn gió hư vô, tự sáng tạo ra cái vĩnh hằng nhân bản của chính họ, và họ gọi đó là những giá trị được chuyển hóa. Vô hình chung, hư vô đã dẫn họ đến con đường siêu nhân. Siêu nhân là kẻ biết thích nghi và sống với lẽ thật lưu chuyển chứ không là “lẽ thật” vĩnh hằng xơ cứng chỉ có trong ước mơ.

La volonté du fort n'est pas abattue par l'absurde, mais invente de nouvelles valeurs à sa mesure. Ainsi, le dépassement du nihilisme, à travers la pensée de l'éternel retour, est-il nommé transvaluation des valeurs. Ce nihilisme conduit alors au surhomme, qui est celui qui approuve entièrement le monde du devenir, son caractère changeant et incertain: on peut dire que le surhomme est ce monde, il le vit. (wikipedia).

Siêu nhiên là nơi chốn của siêu nhân. Siêu nhiên biến hóa, luân chuyển, thì siêu nhân cũng biến hóa, luân chuyển ; siêu nhiên bất định thì siêu nhân cũng bất định (changeant et incertain). Những giá trị nhân bản này rất trùng hợp với khám phá khoa học của Darwin trong thiên nhiên học. Mặc dầu Giáo Hội La Mã chống lại thuyết tiến hóa của Darwin, ta phải công nhận rằng, không một tôn giáo nào mà giáo lý lại biến hóa đến gần như hoàn toàn cắt đứt với các giáo lí cơ bản nguyên thủy như thần học Công Giáo Rôma, từ thuyết Ba Ngôi đến thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội, rồi thuyết Luyện Ngục và nghi thức Rước Mình Thánh Chúa. Nghi thức này, theo một số học giả Kitô, là phản lại tín điều Chúa Phục Sinh và đang ở bên cạnh Chúa Cha: Chúa đã phục sinh bay về trời thì máu và thịt nào ở lại thế gian cho tín đồ ăn uống ?

Mọi tiến hóa đều bắt buộc phải chấp nhận nguyên lý natural selection để tồn tại. Nguyên lý này buộc mọi vật muốn sinh tồn thì phải biết sống phi ngã, biết quên cái ngã của sát na trước để sống với cái ngã của sát na sau. Thân cây đang phát triển, bị cơn gió làm nghiêng, cây ấy sẽ sống với cái nghiêng. Nó sẽ không còn cái thuộc tính thẳng trước đó. Nếu nó từ chối sự thay đổi, nó sẽ bị thiên nhiên loại trừ. Dòng lưu chuyển liên tục từng sát na ngã biến con người thành một thực thể phi ngã và bất định. Cơ cấu tổ chức của Kitô giáo cũng không khác cơ cấu tổ chức của một tế bào sinh học, nó luôn biến thiên với thời gian, và cũng tuân theo “luật siêu nhân” của Nietzsche mà biến dạng và bất định, không thể đeo bám vào một khẩu thuyết vĩnh hằng xơ cứng phi tự nhiên. Tin vào thuyết vĩnh hằng xơ cứng, một số tín đồ thà chết chứ không chấp nhận chuyền máu, cho rằng như vậy là làm thay đổi tạo vật của Thiên Chúa.

Trong tác phẩm Ecce Homo, Nietzsche đã giải mã ý nghĩa siêu nhân như sau:

Phải dấn thân để hiểu những gì Zarathustra muốn nói: chủng loại người mà ông quan niệm, nó biết nắm bắt lẽ thực như là lẽ thực: họ (nhân loại) đủ mạnh để biết điều đó; - lẽ thực không xa lạ cũng không xa vời đối với họ; nó hòa nhập vào họ: họ có trong mình mọi thứ của lẽ thực đáng kinh sợ và đáng nghi ngờ, bởi vì chỉ ở mức giá này, con người mới có thể trở nên vĩ đại.(Il faut partir pour comprendre ce que veut Zarathoustra: la race d'hommes qu'il conçoit, conçoit la réalité telle qu'elle est: ils sont assez forts pour cela ; — la réalité n'est pas pour eux chose étrangère ni lointaine ; elle se confond avec eux: ils ont en eux tout ce qu'elle a d'effrayant et de problématique car c'est à ce prix seul que l'homme peut être grand)

Lẽ thực không xa lạ cũng không xa vời. Lẽ thực ở ngay (confond) trong chính con người, lẽ thực ấy kinh khiếp và luôn đeo nhiều chiếc mặt nạ để con người không bao giờ biết chính hắn là ai. Siêu nhân là kẻ phải luôn so kiếm với siêu nhiên. Dừng lại, chịu khuất phục, thì đó không còn là lịch sử của nhân loại nữa.

Hư vô biểu thị một thái độ hoài nghi tuyệt đối, bóc thế giới cũng như cuộc tồn sinh ra khỏi lớp vỏ bọc ý nghĩa, tri kiến, hay những giá trị tuyệt đối. Do đó, thuyết này từ chối bất kỳ thứ bậc giá trị nào, bất kỳ đạo đức nào, bất kỳ niềm tin nào, bất kỳ sự siêu việt nào và đặc biệt là sự tồn tại của Thượng đế. Hư vô chủ nghĩa cố gắng chứng tỏ rằng cuộc sống của con người và những tuyên bố của con người là phi lý. Friedrich Nietzsche coi đó là cuộc khủng hoảng của nền văn minh bệnh hoạn vốn là hậu quả của 20 thế kỷ suy đồi ở phương Tây dưới ách thống trị tư tưởng và chính trị của thần linh.

Nietzsche là thủ lãnh cho công cuộc cách mạng lật đổ thần quyền. Ông từng nói một câu trứ danh: Kitô giáo và rượu, hai chất liệu tàn phá nhất. Le christianisme et l'alcool, les deux plus grands agents de corruption.

Hư vô chủ nghĩa là một trong những dấu ấn đậm nét của trào lưu nhân bản thế tục (secular humanist) vào tiền bán thế kỷ XX.

Theo Michael Novak nhận xét, từ năm 1870 đến 1940, cơn gió “hư vô” thổi vào tầng lớp trí thức Âu châu khởi đầu bằng chủ thuyết hoài nghi (scepticism – mời đọc xét lại vụ đánh cuộc của Pascal), đưa đến không khí buồn nôn về các giá trị được gắn vào thần linh. Và người khắc khoải suy tư nhiều nhất về hư vô là Jean Paul Sartre với những tác phẩm như la nausée, no exit, tuy nhiên, phải đợi đến tác phẩn l'Être et le Néant mới khiến Sartre được suy tôn là cha đẻ của triết lý hiện sinh.

Để trả lời cho bọn “hư vô nửa vời ” (nihilisme incomplet) của truyền thống siêu hình tôn giáo, đặt trung tâm sự sống không phải ở con người, mà ở “Ơn trên” (Au-delà), hoặc hứa hẹn một “thế giới hư cấu sau khi chết” (arrière-monde fictif), Nietzsche đã trả lại chân giá trị của con người, đưa ra một chủ trương “hư vô trọn vẹn” (nihilisme complet), loan báo cái chết của Thượng Đế, trả lại toàn bộ tự do cho con người. Nietzsche viết trong Ecce Homo rằng “mọi thứ đều có thể được phép nếu không có Thượng Đế” (tout est permi si Dieu n’existe pas), bởi vì không có Chúa, con người tạo ra bản chất của mình, con người thấy mình đơn độc, không bị dán nhãn, và vì chẳng cần ai định đoạt giúp đời mình, nên hoàn toàn tự do. - Car, en l’absence d’un Dieu créateur de sa nature, l’homme se retrouve seul, injustifié et, n’étant déterminé par rien, se trouve être libre de tout.

Simon Bouchard của đại học Laval trong cuốn “ Sartre le Maître du soupçon, Le Nihilisme est-il un Humanisme ? ”, trang 598 viết về sự khác biệt giữa Nietzsche và Sartre như sau:

Lý luận này trình bày trong hội nghị nổi tiếng de Sartre, chúng ta phải cẩn thận như Stambaugh, không đẩy vấn đề đến mức khẳng định rằng "để hành động ... con người cần phải giết Thượng Đế". Sự cần thiết phải giết hoặc tiêu diệt Thượng Đế, nếu nó hiện diện ở Nietzsche, như có vẻ được Daigle ủng hộ , lại không có mặt một cách tương đồng ở Sartre. Ce raisonnement présent dans la célèbre conférence de Sartre, nous devons nous garder, comme le fait Stambaugh, de le pousser au point d’affirmer que « pour pouvoir agir […] l’homme doit tuer Dieu » (p. 112). Cette nécessité de tuer ou de détruire Dieu, si elle est présente chez Nietzsche, comme Daigle semble le soutenir, n’est pas pour autant présente chez Sartre.

Joan Stambaugh, Christine Daigle là hai nữ giáo sư triết học danh tiếng ở Bắc Mỹ chuyên dạy về Heidegger, Nietzsche và Sartre.

Joan Stambaugh có vẻ đồng ý với Sartre, cho rằng, không cần phải giết chết Thượng Đế.

Còn Christine Daigle thì dường như ủng hộ Nietzsche trong ý tưởng cần phải giết chết Thượng Đế thì con người mới thực sự được tự do.

Theo tôi, Sartre sinh sau Nietzsche đến hơn 60 năm, cái nhìn của Sartre đã dịu lại so với tiền nhân phải trực tiếp đeo chiếc ách Thiên Chúa cực nặng, không khác nào ngày nay người người ta không còn cảm thấy cần thiết phải giết Hitler hay Pol Pot đúng như điều thứ 9 trong 10 Phép Quy Chiếu của triết gia hư vô cổ đại Hy Lạp Aenesidemus để lại.

Vào thời của Sartre, nước Pháp có quá nhiều tự do do tiền nhân đấu tranh giành được, ông không cảm nhận được sức nặng của kiếp làm súc sinh dưới cây thánh giá như tầm nhìn của Diderot, của Voltaire, đặc biệt là của Jean-Jacques Rousseau hay tư tưởng Cách Mạng 1789 bỏ lịch Grégorien thay thế bằng lịch Cọng Hòa, mỗi tuần có 10 ngày thay vì 7 ngày ; bỏ ngày Chúa Nhật, năm thứ nhất là năm Cách Mạng thay cho năm sinh của Giêsu, trưng dụng Nhà Thờ Đức Bà làm đền Lý Trí, tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội, và chém hằng vạn thủ cấp trong số có rất nhiều giám mục, linh mục, nữ tu.

Qua cuộc Cách Mạng, nước Pháp không những đã giết Chúa, còn đập nát cả Giáo Hội cùng với liên minh tăng lữ quí tộc bóc lột (xem wikipedia).

Tuy Sartre cho rằng không cần phải vấy máu của Thiên Chúa, cái nhìn của ông tỏ ra rất xem thường Chúa như kẻ bên lề, có mặt Ngài ấy hay không, con ngưòi vẫn có tự do và tự quyết định lấy định mệnh của mình. Thời Sartre, không cần phải trốn chui trốn nhũi như Rousseau khi phê bình Giáo Hội Kitô giáo. Sartre không có nhu cầu giết Chúa như Nietzche đã làm trước ông hơn nửa thế kỷ.

Sartre giống Spinoza ở chỗ cho rằng, nếu có Thượng Đế, ông ấy không can thiệp vào sự sống của con người - Dieu, s’il existe, est “non interventionniste”.

Có một sự do dự ở Sartre trong việc giết chết Thượng Đế.

Đối với thuyết hiện sinh, sự có mặt của một Thượng Đế không can thiệp là cần thiết, vì Thượng Đế cho con người một chương trình qua đó sự sống của con người mới có ý nghĩa. Sartre tự mâu thuẫn với chính mình khi đồng thời cho rằng con người là một thực thể tự do, trong khi muốn có một chương trình định sẵn từ Thượng Đế.

Điều này cho chúng ta thấy gì ?

Hư vô hiện sinh hoảng sợ sự đánh mất đạo đức. Dù Thượng Đế không can thiệp, để cho cái xấu hoành hoành trên mặt đất, nhưng sự có mặt của Thượng Đế với chương trình đi về Chân Thiện Mỹ vẫn rất cần thiết.

Một số học giả cho rằng Sartre không phải là người vô thần tuyệt đối, ông là kẻ vô thần đạo đức (athéisme moral) mà thôi, vì Sartre luôn cho rằng, cho dù có giết chết Thượng Đế, thì con người với nhu cầu tôn giáo sẽ tự tạo ra một thần linh khác.

Tới đây ta sẽ thấy sự cần thiết của thuyết Luân Hồi.

Thuyết luân hồi không được Âu Mỹ ủng hộ mặc dù họ cũng không chống.

Chỉ có Kitô giáo ra mặt chống thuyết này. Vì nếu thuyết này được thừa nhận, thì ngày tàn của các ngôi thánh đường càng thu ngắn.

Tuy thuyết luân hồi chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học một cách thuyết phục, ít ra, nó có thể dễ chứng minh hơn sự hiện diện của Thượng Đế như được mô tả trong Thánh Kinh.

Luân hồi được nhìn thấy qua hiện tượng của các hệ sinh thái ecosystem tự sinh sản tự hoại diệt như ở mặt đất. Xác chết động vật là lương thực cho cây cỏ, cây cỏ là lương thực cho động vật. Nước bốc hơi bay lên thành mây, được thanh lọc làm sạch đi qua sự phân rẽ Oxy với Hydro. Oxy và Hydro lại gặp lạnh dính lại rơi xuống thành mưa. Nếu không có luân hồi, nghĩa là không có dây chuyền tự sản xuất và tự dọn sạch, thì làm sao có sự sống ? Có vị linh mục rao giảng với tín đồ rằng chúng ta thải bao nhiêu khí CO² ra nếu không có Thiên Chúa hít hết thì chúng ta sẽ chết, nên nhân loại phải cám ơn Thiên Chúa. Trong trường hợp này, vị linh mục đang mặc áo luân hồi vào Thiên Chúa một cách kín đáo, dù nếu ai hỏi ông ấy có tin thuyết luân hồi không ? Ông ta sẽ chắc chắn nói không.

Tuy Kitô giáo tỏ ra rất hiếu chiến với thuyết luân hồi, ít ra ta thấy được hình ảnh lưu chuyển của luân hồi trong sinh hoạt hằng ngày, so với thông tin được thổi phồng một cách ấu trĩ về cái được gọi là Thượng Đế chỉ sống trong khái niệm được các tay buôn thần bán thánh dùng để mưu sinh.

Thuyết luân hồi cũng đe dọa các nghiệp dữ, cũng đưa ra các phần thưởng cho lẽ thiện, nhưng nó chỉ là hậu quả trực tiếp từ chính hành động của chúng ta, nó hợp lý và khoa học hơn là trao vào tay một đấng siêu nhiên làm việc thưởng phạt (déterminisme divin) rất thường bị bọn con buôn lợi dụng.

Luân hồi là nghiệp, hay nói cách khác là hành động do chính cá nhân hay cộng đồng tạo ra.

Thuyết luân hồi là một biểu diễn khác và đơn giản hơn của thuyết nhân quả.

Mặc dù Sartre luôn chủ trương con người phải vượt qua nỗi sợ hãi về cái chết, nhưng không được dựa vào sự cứu rỗi của một thần linh, cũng không nên tin vào một sức mạnh siêu nhiên hoăc vào thuyết luân hồi. (L'existentialisme athée nécessite un combat contre la peur de la mort sans avoir à espérer être sauvé par un dieu, et sans recours à une quelconque force surnaturelle ou réincarnation.)

Nhưng Sartre lại cần một yếu tố dẫn con người đến Chân Thiện Mỹ mà không phải là một đấng siêu nhiên, thì không ứng cử viên nào sáng giá hơn thuyết luân hồi. Có vẻ như Sartre hiểu luân hồi theo dạng sự thưởng phạt được định đoạt bỡi một đấng vô hình (déterminisme divin), trong khi sự định đoạt của luân hồi là do chủ thể chịu luân hồi quyết định do tham ái thúc đẩy.

Chúng ta không thể bàn về hư vô chủ nghĩa, mà thiếu đi sự hiểu biết về cái chết của Thượng Đế ở phần tiếp theo.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Triết học tính không và Hư vô chủ nghĩa Phần 2: Thượng Đế đã chết Trần Trọng Sỹ Thượng Đế đã chết – Gott ist tot - Dieu est mort – God is dead.

Descartes thú nhận rằng ông rất chuyên tâm đi tìm lẽ thực. Mais, pour ce qu’alors je désirais vaquer seulement à la recherche de la vérité. Âu châu đang bị xói mòn bởi không khí hoài nghi. Cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và đức tin đang trong giai đoạn sôi sục sắp bùng vỡ qua Cách Mạng Pháp 1789.

Vào thời đại của Descartes, người ta chưa đặt thành cặp tiền đề hữu thể/hư vô. Tiền đề triết học của Descartes về Cogito (penser – suy tư) thực ra chỉ là một phản đề về sự thực hữu của Thượng Đế, một dạng khác của tam đoạn luận.

Ego cogito, ergo sum

Là chúng ta thực có, vì chúng ta biết suy tư, biết hoài nghi, biết mình là sản phẩm của Thiên Chúa.

Tôi dùng từ Thiên Chúa, vì sự diễn đạt này mang nhiều chất tôn giáo hơn chất triết học.

Nếu hoài nghi thân phận của con người hay vũ trụ, là hoài nghi tác giả tạo ra con người và vũ trụ ấy, đó là tội tru di. Con người thời Trung Cổ không quan tâm mình có hiện hữu hay không, vì tất cả chỉ là vật thụ tạo từ Đấng Duy Nhất. Các tòa án dị giáo được xây dựng cùng khắp Âu châu sẵn sàng chờ đợi bất kỳ một tơ hào dù nhỏ như sợi tóc dám đụng vào các giá trị của Đấng ấy. Nhưng gốc rễ hoài nghi đã bắt đầu lan rộng. Là nhà toán học, Descartes muốn lật tung mọi định thức, mọi cơ cấu, mọi giá trị thành một đống buzzles tháo rời, để thử xem tự mình có thể ráp lại thành một thực tại nào hay không. Phương pháp của ông là hoài nghi tất cả, kể cả Thượng Đế, giá trị bất khả xâm phạm trên toàn Âu châu, vào thời đại mà chỉ cần một tí hoài nghi về quyền uy tuyệt đối của Giáo Hội La Mã, thì cái chết đã được định sẵn cho bất kỳ ai. Je pensai qu’il fallait que je fisse tout le contraire, et que je rejetasse, comme absolument faux, tout ce en quoi je pourrais imaginer le moindre doute. Tôi nghĩ là tôi phải đảo ngược tất cả, phải xem tất cả những gì trong tôi đều là phi thực, dù chỉ một tơ hào nghi ngờ, afin de voir s’il ne resterait point, après cela, quelque chose en ma créance, qui fut entièrement indubitable. Đào bới tận gốc rễ của sự hoài nghi, để tìm ra một thứ gì đó đáng tín nhiệm, một niềm tin khả dĩ thỏa mãn cho tri thức, một kết luận bất khả phủ bác. Tuy nhiên, trong sự đào bới này, Desacrtes chỉ nói đến que je fisse tout le contraire, que je rejetasse, comme absolument faux, tout ce en quoi je pourrais imaginer le moindre doute. Chữ nghĩa mà ông gọi là đào tận gốc trốc tận rễ nghe có vẻ như không chừa cái gì, nhưng tuyệt nhiên không dám động đến Thượng Đế, mà chỉ có cái Ego Cogito – tôi suy tư. Nhưng ẩn ý của Descartes ai cũng biết là ông muốn ám chỉ đến tác giả sinh ra loài người: Thượng Đế . Giáo Hội tuy không thể công khai đưa Descartes lên giàn hỏa, nhưng tên của ông bị liệt vào danh sách cấm đọc (Index Librorum Prohibitorum).

Biện chứng Cogito nổi tiếng của ông nhằm chứng minh rằng, con người biết suy tư Descartes, đang hoài nghi, và nhờ hoài nghi mà thực có.

Nên nhớ, cái tôi trong văn chương lãng mạn Âu châu đã thể hiện qua văn phong của các triết gia dẫn đến Kỷ Nguyên Ánh Sáng đã được phục hồi, đặc biệt là qua Descartes. Với ngôi thứ nhất tôi trong văn cú, Descartes xác nhận tôi nói, tôi nghĩ, tôi nhận định là nhận trách nhiệm về hiện hữu của mình trước lịch sử và trong triết học, không trốn chạy hay núp dưới bóng một giá trị vay mượn. Je pense donc je suis. Tôi suy tư, vậy tôi đang hiện diện. Descartes chưa quan tâm đến hữu thể Être như bắt đầu thời đại của Nietzsche sau này. Lúc ấy, thay vì nói hữu thể, người ta hay đề cấp đến tinh thần esprit, hay lương thức conscience.

Trong cuốn Leçons sur la philosophie de l’histoire (Vorlesungen über die Philosophie der Weltgeschichte), Hegel đã gọi hệ thống Cartésien là vùng đất sinh ra triết học (la terre natale de la philosophie). Thậm chí trong La science de la logique (Wissenschaft der Logik), Hegel ca ngợi tư tưởng của Descartes đạt đỉnh cao trong việc lồng ghép sự hiện diện của Thượng Đế vào nội dung sự có mặt Cogito của con người - la pensée la plus sublime de Descartes, selon laquelle Dieu est ce dont le concept implique en soi son être.

Descartes đã đi từ Cogito, đến chứng minh rằng Thiên Chúa là thực hữu.

Ông đưa ra những luận điểm:

• Không gì được sinh ra từ không (rien ne vient de rien): do vậy, sự vật hoàn thiện hơn không thể đến từ cái kém hoàn thiện hơn. (De même, le plus parfait ne peut être effet du moins parfait). Điều này hàm ý rằng, Thượng Đế sinh vũ trụ và con người chứ không thể có tiến trình trái ngược. Luận cứ của Descartes chỉ đúng vào thời của ông, nhưng hoàn toàn sai với thế giới KH kỹ thuật vào thế kỷ thứ XIX, con người chế ra máy bay, xe chạy, và vào thế kỷ XX lại chế ra máy tính có thể làm được những việc mà con người không tự mình làm được. Đặc biệt ngày nay con người hơn xa phép lạ của Thiên Chúa, có thể nói chuyện bằng Viber, Facebook hay Skype như thể hai người đứng trước mặt nhau.

• Ý niệm toàn hảo: trong tất cả mọi ý niệm có mặt trong tôi, có ý niệm về một đấng Thượng Đế, đấng chủ tể (souverain), toàn năng (tout puissant), vĩnh hằng (éternel) và vô hạn (infini). Ý niệm này hoàn toàn được Thượng Đế cài đặt vào tôi một cách inée ngay khi tôi được sinh ra, như dấu ấn mà nhà sản xuất in lên sản phẩm. (Cette idée est innée en moi. Dieu en me créant, a mis en moi cette idée pour être comme la marque de l’ouvrier empreinte sur son ouvrage). Đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo vật thụ tạo trong thần học Kytô giáo.

• Thượng Đế tạo ra ý niệm toàn hảo: một ý niệm về đấng toàn hảo không thể được sinh ra từ ý niệm bất toàn. Tôi phải thừa nhận có một đấng Toàn Năng thì ý niệm về sự hoàn hảo mới có mặt. Đấng ấy chính là Thượng Đế.

• Bắt buộc phải có một đấng Toàn Hảo: tôi chỉ là một sự bất toàn, nếu không có một ít chất liệu của sự toàn hảo tự có mặt trong tôi (substance innée), thì tôi không thể có ý niệm toàn hảo.

Luận cứ của Descartes là cái cày sinh ra trước con trâu, trong khi thực tế cho thấy, con trâu có mặt rất lâu trước khi có cái cày ; và nếu không có con trâu, sẽ chắc chắn không sinh ra ý niệm về cái cày. Ý niệm về một thượng đế toàn hảo là thế giới mơ ước của con người, do con người chế tạo ra nó theo một góc độ hoàn toàn trái ngược với mọi quy ước và định luật vật lí.

Vào thời đại của Descartes, loài người chưa sở hữu máy bay hoặc bom nguyên tử. Nhưng nếu là sự toàn hảo của Thiên Chúa khiến con người chế ra máy bay, thì chẳng lẽ cũng chính cái toàn hảo của Thiên Chúa khiến con người chế ra bom hạt nhân ?

Vào thời đại của Descartes, triết học chỉ lo đi tìm cái tôi, chứ chưa dám nghĩ đến cái không tôi như thuyết duyên khởi “cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt.”. Sartre cũng nói một câu tương tự, nhưng lãng mạn hơn: Nous ne sommes-nous qu'aux yeux des autres et c'est à partir du regard des autres que nous nous assumons comme nous-mêmes – Chúng ta chỉ hiện diện trong mắt của tha nhân mà thôi, nghĩa là từ cái nhìn của tha nhân mà chúng ta xác định được chúng ta là ai.

Ngay khi Descartes tìm cách chứng minh sự có mặt của tôi, bằng sự nghi ngờ của chính tôi, ông đã dùng một tiền đề không nội hàm để cố gắng biện minh cho một tiền đề không nội hàm khác. Mặt khác, ông còn mâu thuẫn dựa vào một thuộc tính để chứng minh tính thực của chủ thể, tựa như muốn chứng minh một người chết thì nhìn vào chiếc quan tài đựng xác chết. Vào thời kỳ mà bản thể học chưa thành hình, những khám phá của Descartes, đứng trên chiều duy tâm luận, rất được tán thưởng…cho đến khi hư vô chủ nghĩa ra đời.

Tôi đã viết về thời kỳ hoài nghi với nhiều triết gia đứng lên biện minh cho hiện tính của Thượng đế trong bài Xét Lại Vụ Đánh Cuộc của Pascal.

Người sống không cần được chứng mình bằng hơi thở của hắn, dù rằng nếu hắn tắt thở thì hắn sẽ chết. Vô tình, Descartes đã tiên báo sự ra đi vĩnh viễn của cái tôi và Thượng Đế toàn năng chứa đựng trong chiếc hộp nạm vàng Cogito của ông như Hegel khen tặng.

Thuật toán của Descartes đưa ra nhiều đáp số cho cùng một câu hỏi. Ai làm việc trong các lĩnh vực khoa học đều từng biết sự châm biếm về những kết quả mang tính Cartésien, một lô độc đắc mà 10 người đánh cuộc thì có ít nhất 9 người trúng.

Như được trình bày trên phần trước, hư vô chủ nghĩa từ chối mọi giá trị, đặc biệt là giá trị thần quyền - Thượng Đế.

Nói về hư vô mà không nói đến cái chết của Thượng Đế chả khác nào nói về Long Thụ mà không nói đến Tính Không.

Báo Esprit, tờ báo triết học của trí thức Công Giáo tại Pháp, khi phỏng vấn hai triết gia hiện đại Camille Riquier và Pierre Zaoui về cái chết của Thượng Đế, đã đưa ra một nhận định như sau:

Nếu “cái chết của Thượng Đế” là giấy khai sinh của hư vô chủ nghĩa, phải chăng nó đồng nghĩa với chủ nghĩa vô thần ? Sự việc phức tạp hơn như vậy, một phần là vì, với Nietzsche, Kitô giáo cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh ra hư vô thuyết, phần khác, vô thần không thiết yếu phải từ chối xem trọng đức tin. (Si la « mort de Dieu » est l’acte de naissance du nihilisme, l’athéisme en est-il le synonyme ? Les choses sont plus complexes, d’une part parce que, chez Nietzsche, le christianisme est aussi l’une des sources du nihilisme, d’autre part parce qu’être athée ne signifie pas nécessairement refuser de prendre la foi au sérieux.)

Như vậy, theo Esprit, xóa bỏ đức tin vào thần quyền là tất yếu của hư vô chủ nghĩa, nhưng không nhất thiết là tất yếu của vô thần chủ nghĩa.

Camille Riquier đã nhận định cùng Esprit như sau: Cái làm rõ sự khác biệt giữa Nietzsche và người Kitô giáo không chỉ thực sự nói rằng Thượng Đế đã chết, mà là “chết vĩnh viễn” và không phục sinh. Để được vậy, phải giết chết luôn Chúa Cha. Vụ giết Cha này ít ngoạn mục hơn vụ giết Con với sự biết rõ ngày giết và nơi giết. Nhưng vụ này thành công hơn nhiều. Đây là một tội ác hoàn hảo được thực hiện không để lại dấu vết, không cả sự cần thiết phải làm đổ máu - tất cả rất nhẹ nhàng, gian manh, che đậy, sâu kín đến ngay những kẻ sát nhân cũng không biết. (Ce qui distingue Nietzsche du chrétien n’est effectivement pas de dire que Dieu est mort, mais qu’il « demeure mortel » et ne ressuscite pas. Et pour cela, il fallait tuer également le Père. Ce meurtre s’est d’ailleurs fait de façon beaucoup moins spectaculaire que celui du Fils, repérable entre tous, qui a son lieu et sa date. Mais il fut en un sens bien plus réussi. Ce fut le crime parfait, accompli sans laisser de traces, sans même qu’il fût nécessaire de faire couler le sang – tout en douceur, insidieusement, intérieurement, profondément, à l’insu même de ses assassins.)

Cảm nghĩ của Camille Riquier đã nói lên sự uất ức của một tín đồ Kitô giáo. Ông thú nhận sự chết không phục sinh của Ngôi Một và Ngôi Hai đến mức độ, ngay dấu máu cũng không có và cũng chẳng biết được ai là kẻ giết Chúa. Ông cố tình kết án sự giết Chúa Ngôi Một, mang tội lỗi không kém sự giết Chúa Ngôi Hai.

Nhưng đó chỉ là cõi riêng của một triết gia đầy cảm hoài về thời vàng son nhã nhạc xiêm y của đế quyền La Mã. Còn bây giờ, không những đế quyền, mà cả thiên quyền cũng đã bị cơn lốc hư vô cuốn phăng vào tuyệt vọng. Camille lên án sự giết Chúa bằng chữ nghĩa khá hằn học, nhưng qua lời nói hằn học của vị triết gia tín đồ này, ta thấy ông thật sự thừa nhận Chúa đã chết, Ngôi Một hay Ngôi Hai cũng đã chỉ còn trơ lại hai đống đổ nát và chẳng gì mang ý nghĩa phục sinh nữa như sau khi người ta đóng đinh Jésus.

Sự thật hoàn toàn trái ngược với lời ông về sự giết người âm thầm, gian manh không đổ máu mà ông gọi là một tội ác hoàn hảo (crime parfait), cơn lốc hư vô ấy đến không vô hình, không âm thầm, và cũng không gian manh, nó đã giơ cao thanh kiếm nhân bản đẩm đầy máu cách mạng giết Chúa trước ánh sáng mặt trời, qua tuyên ngôn của Nietzsche:

Thượng Đế đã chết ! Thượng Đế vĩnh viễn chết ! Và chính chúng ta đã giết ngài ! Làm sao mà chúng ta tự an ủi lấy mình, chúng ta, kẻ sát nhân của những kẻ sát nhân ? Đấng thiêng liêng và quyền năng nhất từ bao lâu của loài người đã đổ máu dưới lưỡi dao của chúng ta. – Ai có thể rửa sạch vết máu này cho chúng ta ? Phải dùng nước gì để chúng ta có thể tự rửa sạch ? Lễ chuộc tội nào, trò chơi thiêng liêng nào buộc chúng ta phải sáng tạo ra ? Sự kinh thiên của hành động này phải chăng là quá lớn đối với chúng ta ? Chúng ta có phải phải tự buộc mình biến thành những thượng đế chỉ đơn giản - để mà chúng ta tỏ ra xứng đáng với chúng ?

(Dieu est mort ! Dieu reste mort ! Et c'est nous qui l'avons tué ! Comment nous consoler, nous les meurtriers des meurtriers ? Ce que le monde a possédé jusqu'à présent de plus sacré et de plus puissant a perdu son sang sous notre couteau. — Qui nous lavera de ce sang ? Avec quelle eau pourrions-nous nous purifier ? Quelles expiations, quels jeux sacrés serons-nous forcés d'inventer ? La grandeur de cet acte n'est-elle pas trop grande pour nous ? Ne sommes-nous pas forcés de devenir nous-mêmes des dieux simplement — ne fût-ce que pour paraître dignes d'eux ? - Die fröhliche Wissenschaft, Le Gai Savoir).

Nếu giết người mà không thấy máu, thì Camille Riquier đã vô tình thừa nhận trước khi bị đâm dao, Thượng Đế chỉ là một cái thây ma, chứ không phải người sống ?

Nếu giết Chúa xong mà ngay cả kẻ sát nhân cũng chẳng ai biết, thì tại sao con người Âu châu được Nietzsche gọi là chúng ta lại phải hoảng sợ lên đến thế ?

Từ đoạn văn trích dẫn trong Le Gai Savoir của Nietzsche, ta thấy rõ sự kinh hoảng của thời đại. Những câu hỏi nghiêm chỉnh đầy ẩn số được Nietzsche đặt ra:

Ai có thể rửa sạch vết máu này cho chúng ta ?

Phải dùng nước gì để chúng ta có thể tự rửa sạch ?

Lễ chuộc tội nào, trò chơi thiêng liêng nào buộc chúng ta phải sáng tạo ra ?

Chúng ta có phải tự buộc mình biến thành những thượng đế chỉ đơn giản - để mà chúng ta tỏ ra xứng đáng với chúng ?

Hiểu được các câu hỏi nghiêm trang của Nietzsche, là hiểu được đám tang chôn Thượng Đế vào thời kỳ ấy đã gây ra tiếng nổ chấn động đến mức độ nào.

Pierre Zaoui nhận định về cái chết của Chúa trên báo Esprit như sau:

Đúng rằng cái công thức chính xác “Thượng Đế đã chết” chỉ in trọn dấu ấn giá trị với riêng Nietzsche, ông khiến cho chúng ta hiểu rằng chủ nghĩa vô thần trước tiên được sinh ra từ hành động phủ nhận một cách bạo hành, thậm chí là sát nhân, và do đó đưa đến hư vô. Nietzsche nói, “Thượng Đế đã chết ! Và chúng ta đã giết ông ấy”. Nhưng chúng ta phải cẩn thận trước sự xảo quyệt của triết gia người Đức. Vì ai đối với ông ấy là "chúng ta" ? Ai là tác giả của thuyết hư vô ? Chính là Kitô giáo và tất cả những giá trị Kitô tồn đọng trong chúng ta, nghĩa là tất cả những gì đã hạ thấp các giá trị cao nhất của cuộc sống: sức mạnh, ý chí, sự vĩ đại, niềm vui, v.v. Từ cái nhìn này, chủ nghĩa vô thần chỉ là chủ nghĩa hư vô trong chừng mực nó chỉ là hình ảnh đại diện cuối cùng của những thuyết độc thần nguyên thủy. Xét cho cùng, điều này không sai về mặt lịch sử: không có chủ nghĩa vô thần thực sự trong thời cổ đại Hy Lạp-La Mã, bởi vì không có ý nghĩa gì trong việc phủ nhận các vị thần khi một số lượng lớn các tôn giáo và nghi lễ được cho phép, nếu không bị ảnh hưởng bởi sự tức giận hoặc cảm giác bất công theo cách của Oedipus vào đầu chuyện Oedipus ở Colonus hoặc cách của Jason ở cuối kịch Medée.

(Il est vrai que la formule exacte “Dieu est mort” ne prend sa pleine mesure qu’avec Nietzsche, ce dernier laissant entendre que l’athéisme naîtrait d’abord dans un acte violemment négateur, même meurtrier et donc effectivement nihiliste. “Dieu est mort ! Et c’est nous qui l’avons tué”, dit Nietzsche. Mais il faut faire attention à la ruse du philosophe allemand. Car qui est pour lui ce “nous” ? Qui est l’inventeur du nihilisme ? C’est le christianisme et tout ce qu’il y a d’encore chrétien en nous, c’est-à-dire tout ce qui déprécie les valeurs les plus hautes de la vie: la force, la volonté, la grandeur, le plaisir, etc. De ce point de vue, l’athéisme n’est nihiliste qu’en tant qu’il n’est qu’un ultime avatar des monothéismes primordiaux. Après tout, ce n’est pas faux historiquement : il n’y a pas vraiment d’athéisme dans l’antiquité gréco-romaine, parce qu’il n’y a pas de sens à nier les dieux quand une pluralité de cultes et de rituels est autorisée, sinon sous le coup de la colère ou du sentiment d’injustice à la manière d’Œdipe au début d’Œdipe à Colone ou de Jason à la fin de Médée.

Hai triết gia này hằn học chửi xéo Nietzsche bằng những tĩnh từ khá “hỗn hào”.

Pierre mâu thuẫn với Camille và cả với Nietzsche khi cho rằng công thức "Thượng Đế đã chết" chỉ in trọn dấu ấn giá trị với riêng Nietzsche, sao ông lại mất công gọi đó là công thức chính xác formule exacte ? Nên nhớ rằng công thức là một cái gì trở nên là mẫu mực để định đoạt một giá trị trong một phạm trù khoa học. Tôi chưa từng đọc được sự kiện Thượng Đế chết như là một công thức trước khi biết đến Pierre Zaoui. Nhưng tôi biết Pierre sử dụng từ formule để chỉ cho sự kiện lịch sử “Dieu est mort” là hậu quả rất ảnh hưởng trên toàn bộ sinh hoạt của Phương Tây sau khi Nietzsche tuyên bố, nó đã nghiễm nhiên trở thành thước đo trong mọi lãnh vực, từ văn hóa, chính trị đến khoa học và xã hội. Tên riêng của Nietzsche đã mặc nhiên là dấu ngấn lịch sử đánh dấu sự kiện trước và sau Giải Phóng Thần Quyền ; hay nói cách khác, trước Nietzsche, có nghĩa là khi thần quyền còn ngự trị trong văn hóa ; và sau Nietzsche, có nghĩa là con người được phóng thích, hoàn toàn tự do khỏi thần quyền.

Pierre còn đưa Kitô giáo ra tranh công với Nietzsce, cho rằng hư vô chủ nghĩa được chính Kitô giáo cùng với những giá trị tồn đọng trong văn hóa của nó đã làm công việc giết Chúa.

Thế thì Nietzsche ruse (xảo quyệt) ở chỗ nào ? Nếu Nietzsche ruse, thì đây là cái ruse cần thiết và chân chính.

Nhưng những nhận định của hai ông cho phép xác định được điều mà các bộ phận triết học khác của thế giới vẫn còn nghi ngờ, đó là tấm giấy khai tử của Thượng Đế, được chính các triết gia Công Giáo thừa nhận.

Pierre Zaoui trái ngược với Camille Riquier, người sau cho rằng không biết ai đã giết Chúa, còn người trước dù gán cho Nietzsche chữ la ruse - sự lường gạt, đã xác định chính Kitô giáo, chính những giá trị Kitô tồn đọng trong tâm hồn người Âu châu là chúng ta, “những gì đó” đã là nguyên nhân đánh mất các giá trị nhân bản của con người như sức mạnh, ý chí, sự vĩ đại, niềm vui: la force, la volonté, la grandeur, le plaisir. Vậy nguyên nhân cái chết của Thượng Đế do những gì của Kitô giáo làm hạ giá hay đánh mất các giá trị gần gũi nhất của nhân loại gây ra. Nietzsche chỉ là kẻ đứng lên làm ma chay cho Thượng Đế, chứ ông không phải là kẻ giết chết Thượng Đế.

Dường như không nói rõ, nhưng Pierre Zaoui cũng đang dùng trận đại dịch Covid-19 để cho rằng hậu quả đã giết Chúa khiến Thượng Đế nổi giận đang sai dịch bệnh tàn sát nhân loại, qua bài viết với tựa đề Đại dịch hôm nay là lưỡi bào tốt đối với sự kiêu căng của chủ nghĩa siêu nhân học (L’épidémie d’aujourd’hui est un bon robot contre l’orgueil transhumanist.)

Thâm ý của Pierre Zaoui ví sự khởi đầu Giết chết Thượng Đế với hành động giết lầm cha mình của Oedipus và cái kết bi thảm của Jason khi không giữ lời hứa với Medée tựa như lời cảnh cáo của cựu Giáo Hoàng Benedicto 16 khi thấy Âu châu quay lưng lại với Thiên Chúa, ngài cũng đã đưa ra lời hăm dọa rằng Chúa rất nhân từ, nhưng khi cần tàn sát để răn đe, thì chúa sẽ không do dự. Chúa từng Tạo ra Đại Hồng Thủy, từng tận diệt hai thành Sodom và Gomorrah mà không hề nhăn mặt. Văn hóa hăm dọa rất thường thấy trong thánh kinh Kitô giáo, được thể hiện qua tất cả tín đồ, chỉ khác ở cách thái và trình độ, nhưng ít khi thấy nơi các triết gia.

Cuộc cách mạng nào cũng cần một thời gian để thích nghi với cái mới. Lịch sử đã rất lúng túng với lần đầu, khi nhân dân Pháp chặt đầu vua của họ Louis XVI.

Cuộc Cách Mạng Pháp dám chặt đầu vua, nhưng chưa dám “chặt đầu Thượng Đế”, mà chỉ bài trừ Kitô Giáo tại Pháp.

Tuy nhiên, nếu không có sự kiện lịch sử chặt đầu vua, và phong trào Bài Trừ Kitô giáo (déchristianisation) cùng với sự thảm sát hằng vạn tu sĩ Công giáo, thì chưa chắc gần 100 năm sau, con người dám lật đổ Thượng Đế.

Đối với Nietzsche, sự kiện giết chúa là một sấm ngôn cho nhân loại. Nhưng sấm ngôn ấy phải có thời gian để nó thẩm thấu. Trong triết học Tây phương, tên của Nietzsche có thể còn vang dội hơn cả tên của Jesus, vì Nietzsche có lẽ là người đầu tiên cho rằng con người chính là kẻ thiết kế thần linh (le fabricateur des dieux).

Sự kiện phi thường này vẫn chưa đến tai loài người. Tiếng sấm và và tia chớp cần thời gian, ánh sáng cần thời gian, ánh sao cần thời gian, những hành động, ngay cả khi được tạo dáng, cũng cần có thời gian trước khi được nhìn thấy và nghe thấy. (Le Gai Sasoir)

(Cet événement prodigieux n'a pas encore fait son chemin jusqu'aux oreilles des hommes. La foudre et le tonnerre ont besoin de temps, la lumière a besoin de temps, la lumière des étoiles a besoin de temps, les actions, même une fois posées, ont aussi besoin de temps avant d'être vues et entendues.)

Scotty Hendricks, một học giả và là nhà khoa học trẻ Hoa Kỳ cho rằng Nietzsche rất lo âu về sự bi quan khi con người đánh mất Thượng Đế. Ông viết trên tạp chí Bigthink rằng cho dù nếu có một Thượng Đế, thế giới Tây phương ngày nay biết rằng ngài chẳng đặt con người ở trung tâm vũ trụ (như kinh thánh nói), và nhân loại lại học biết rằng mình được tiến hóa từ một chủng loại rất thấp kém. Chúng ta cuối cùng đã thấy được khuôn mặt thật của vũ trụ hoàn toàn khác với những gì thánh kinh ghi chép. Vũ trụ không còn được hình thành riêng cho nhân loại nữa. Nietzsche e sợ rằng một thế giới quan mới mẻ như vậy sẽ đưa nhân loại đến tình trạng bi quan tột độ, ‘‘một ý chí dẫn đến hư vô – will to nothingness’’, trái ngược với triết lý khẳng định sự sống mà Nietzsche chủ xướng. (link của bài báo).

Cũng theo Scotty Hendricks, Nietzsche tiên tri những thảm họa mà nhân loại sẽ phải gánh chịu khi đánh mất Thượng Đế trong hai thế kỷ sau Nietzsche. Scotty Hendricks kể ra hai cuộc thế chiến, sự xuất hiện của Đức Quốc Xã, Cộng Sản chủ nghĩa, Dân Túy chủ nghĩa…để minh họa. Nhưng theo tôi, thảm họa luôn xảy đến với nhân loại, và chúng thường xuyên đến và tàn bạo hơn ở những nơi mà văn hóa Abraham ngự trị. Vụ thảm sát người Tutsis ở Rwanda, Cuộc chiến dai dẳng ở Trung Đông, nạn đói ở Mỹ châu La Tinh trong hai thế kỷ trước, trẻ em bị cưỡng dâm, các nữ tu bị xử dụng làm nô lệ tình dục, phong trào Black Lives Matter và cuộc nổi loạn vào ngày 6 tháng hai tại Capitol ở Washington, số nạn nhân chết thảm khủng khiếp do Covid-19 ở các xứ thờ Thiên Chúa đều là hậu chứng của chất độc độc thần còn chưa hết trên thân thể nhân loại. Và nếu di chứng thần quyền này còn kéo dài bao lâu thì nhân loại cũng sẽ phải chờ đón những thảm họa không lường trước được bấy lâu.

Sự phản kháng lại Nietzsche cũng như sự chống đối lại các triết gia Ánh Sáng rất thường thấy trong hàng ngũ dòng tư tưởng thờ phụng “ thiên triều”. Nietzsche bị lợi dụng và bị tấn công từ tứ phía. Chỉ với chòm râu mép ngạo nghễ, người ta đã ví ông với Hitler và Staline.

Philippe Douroux đã viết trên báo Libération như sau:

Đức Quốc xã muốn chiếm đoạt ông. Sau chiến tranh, các triết gia Pháp đã đưa ông trở lại lĩnh vực triết học và đặt ông về cánh tả. Chúng tôi đã yêu cầu một triết gia trọng tài, Christian Godin, đưa ông vào đúng vị trí của ông: không phải tả hay hữu, mà là nơi tìm thấy niềm vui đọc sách và suy tư.

Đức quốc xã vì Đức quốc xã, cực tả cho cực tả và tại sao lại không trung lập cho trung lập, Nietzsche, tên gọi là Friedrich, được tất cả thấy họ trong ông. Triết gia được lộng ảnh cùng khắp, đáng chú ý với bộ ria mép và con mắt hung dữ, mối quan hệ rắc rối của ông với Lou Salomé và tình bạn với Paul Rée, chứng đau nửa đầu, đau bụng, ông đã bị lợi dụng hơn hết bỡi mọi phe phái cực đoan chỉ trừ cánh trung lập. Quá sôi sục, quá bùng nổ, quá dữ tợn, quá khó nắm bắt, ông chỉ có thể thu hút những người cực đoan.

Les nazis ont voulu se l’approprier. Après-guerre, les philosophes français l’ont ramené dans le champ de la philosophie et l’ont fait basculer à gauche. Nous avons demandé à un philosophe arbitre, Christian Godin, de le remettre à sa place: ni à droite ni à gauche, mais là où se trouve le plaisir de lire et de penser.

Nazi pour les nazis, ultragauche pour l’ultragauche et pourquoi pas centriste pour les centristes, Nietzsche, Friedrich de son prénom, aura tout entendu. Philosophe posterisé, remarquable par sa moustache et son œil méchant, ses relations troubles avec Lou Salomé et son amitié avec Paul Rée, ses migraines, ses maux de ventre, il aura été utilisé comme aucun autre par tous les extrêmes. C’est vrai que le centre l’a épargné, lui et sa pensée. Trop bouillonnante, trop explosive, trop violente, trop insaisissable, elle ne pouvait attirer que les extrêmes.

Không những ngôn ngữ, mà hình ảnh của Nietzsche, đều rất gần với ngôn ngữ và hình ảnh của Bồ Đề Đạt Ma trong truyền thuyết Trung Hoa. Khi được Lương Vũ Đế hỏi với sự xây dựng hằng trăm ngôi chùa cùng với sự ủng hộ Phật pháp của mình, ông muốn được đánh giá có bao nhiêu công đức. Bồ Đề Đạt Ma trả lời cộc lốc: chả có tí công đức ! Lương Võ Đế mới hỏi thế nào là đệ nhất thánh nghĩa, Bồ Đề Đạt Ma lại trả lời cũng côc lốc: chả có thánh thiết gì cả (quách nhiên vô thánh) !

Bồ Đề Đạt Ma tuyên bố chả có Phật chả có Thánh, Nietzsche tuyên bố Thượng Đế đã chết.

Nietzsche và Bồ Để Đạt Ma cả hai đều không ai chỉ vào mặt trời bên ngoài, trái lại còn che nó đi, để tạo ra vùng sáng tâm của nhân loại, nhưng mỗi người phải tự làm cho mặt trời bình minh của chính mình trồi lên khỏi mặt biển. Nietzsche đã lấy hình ảnh ánh sáng trong sấm ngôn Rig-Veda để biểu thị cho bình minh mà ông muốn trao gửi đến sự sống: Tant d'aurores n'ont pas encore lui. – So many lights that don't have him yet ! Bao nhiêu ánh sáng vẫn chưa có nó ! Dù chưa xuất hiện, thì đã có sự hội tụ của bình minh trên mặt biển.

Một số nhận định khác thì cho rằng, tấm giấy khai tử của Thượng Đế lại là tờ khai sinh của Tây phương và nhân loại.

Thế kỷ thứ XIX mở ra cánh cửa cho mọi sự trỗi dậy của tinh hoa nhân loại, đặc biệt là khoa học. Khoa học đã trở nên là một đền thờ mà mọi người có thể đến để xưng tội (référence confessionelle) thay vì đi xưng tôi trước thần linh. Bạn ngoại tình ư ? Nếu cảm thấy sự ray rứt hối hận vì hành động thiếu kiểm soát của mình, bạn có thề tìm một bác sĩ phân tâm học và thố lộ hết cả nguồn cơn. Vị bác sĩ sẽ có phương pháp khoa học để khiến bạn vơi đi sự thống khổ tâm lý và cũng sẽ tư vấn bạn không tái phạm “một cách an toàn”. Hồ sơ cá nhân của bạn sẽ được giấu kín và không bao giờ được sử dụng để trục lợi hoặc hăm dọa lại bạn. Bạn bị bệnh ư ? Hãy tìm đến bệnh viện hay bác sĩ. Đi cầu Giuse Trần Đình Long hay Võ Hoàng Yên thì không những bệnh không hết, tiền mất, mà tật còn nặng hơn. Bạn bị tai nạn ư ? Hãy khai báo với công ty bảo hiểm. Bạn muốn sinh con trai ư ? Hãy tư vấn bác sĩ sản khoa chứ đừng đến ngôi chùa ở Sài Gòn được tổng thống Obama ghé thăm. Bạn muốn cám ơn niềm hạnh phúc và sự thành công của bạn ư ? Đừng cám ơn Thượng Đế hay Phật Trời, hãy cám ơn chính bạn, bạn đã biết tạo ra hạnh phúc và sự thành công của mình, cám ơn thần thánh, dịp may sẽ không đến với bạn trong lần tới. Bạn là vị thần linh được viết hoa của chính mình, nếu bạn nhìn sang kẻ khác để cám ơn, thì nội lực của bạn sẽ biến mất vào kẻ ấy. Văn hào Pháp Romain Gary viết một câu rất đẹp trong tác phẩm Les Racines du Ciel rằng Thiên Chúa chết và vĩnh viễn biến mất, nhưng Con Người lại được sinh ra, Con Người và Chủ Nghĩa Nhân Bản - Dieu qui est mort disparu à jamais, mais l’Homme lui-même, l’Homme et l’Humanisme.

Cuộc cách mạng kỹ nghệ Âu châu là chiến thắng nổi cộm nhất sau khi loài người lật đổ Thượng Đế. Như Scotty Hendricks đã nói về ba vết thương ái kỷ (blessures narcissiques) của nhân loại bao gồm cuộc cách mạng thiên văn học Copernic thay đổi cả một vũ trụ quan, con người không phải là trung tâm của vũ trụ, cuộc cách mạng của Darwin thay đổi cả nhân sinh quan, con người chỉ là một loài thú được tiến hóa, và Freud thêm vào vết thương ái kỷ thứ ba của nhân loại rằng cho dù nhân loại phủ phục hằng thiên niên kỷ trước Thiên Chúa, thì con người cũng không thể có chủ quyền trên linh hồn của chính mình - malgré toutes les apparences et les croyances, l'homme n'était jamais le souverain de son âme. Khi con người không thể làm chủ nhân của chính mình, thì vũ trụ cũng không hề có một thiên chủ, vì con người và vũ trụ chỉ là hai hình ảnh đối xứng của nhau. Những khám phá về thiên văn vật lý, về y học, về các lãnh vực cơ học lượng tử, về điện toán…chỉ 2 thế kỷ sau khi con người lật đổ Thượng Đế vượt xa mấy nghìn năm con người sống dưới ách thần quyền.

Nhưng Nietzsche tiên đoán rằng những con ve vẫn ca hát, mặc dù mùa hè đã qua đi. Ông viết:

Và vị thánh làm gì trong rừng?" Vị thánh trả lời: “Tôi tạo ra các bài hát và hát chúng, và trong khi sáng tác các bài hát, tôi cười, tôi khóc và tôi lẩm bẩm, đây là cách tôi ngợi khen Đức Chúa Trời. Hát, khóc, cười và lẩm bẩm, tôi ngợi khen Thiên Chúa là Thiên Chúa của tôi. ” (…) Khi Zarathustra nghe những lời này, ông đã rời khỏi vị thánh (…). Nhưng khi Zarathustra còn một mình, ông tự nhủ trong lòng: “Có thể như thế sao ! Vị thánh già trong khu rừng của mình vẫn chưa nghe tin Chúa đã chết!

Et que fait le saint en forêt ?” Le saint répondit: “Je fais des chansons et je les chante, et tout en composant mes chansons, je ris, je pleure et je grommelle, c'est ma façon de louer Dieu. Chantant, pleurant, riant et grommelant, je loue ce Dieu qui est mon Dieu.” (…) Quand Zarathoustra eut entendu ces paroles, il prit congé du saint (…). Mais une fois que Zarathoustra fut seul, il se dit en son cœur: “Serait-ce possible ! Ce vieux saint dans sa forêt n'a pas encore entendu dire que Dieu est mort ! (Ainsi Parlait Zarathoustra).

Xin mượn một lời của Sartre để kết luận phần này, nhất là để trả lời cho những ai tin rằng, sau khi Thượng Đế chết đi, thì thế giới chỉ còn lại chủ nghĩa vô thần: Thượng Đế đã chết, nhưng con người không vì vậy mà vô thần. Sự thiếu vắng một đấng linh thiêng, kết hợp với sự vĩnh cửu của nhu cầu tín ngưỡng nơi con người thời đại mới, đây là vụ làm ăn lớn của ngày nay cũng như của hôm qua - Dieu est mort, mais l'homme n'est pas, pour autant, devenu athée. Ce silence du transcendant, joint à la permanence du besoin religieux chez l'homme moderne, voilà la grande affaire aujourd'hui comme hier.

Với Sartre, có lẽ nhiều người chưa quen cách chơi chữ của ông. Tôi xin mạn phép diễn nôm từ affair ra văn chương bình dân, để mọi người cùng hiểu: affaire, business, làm ăn, là danh từ chỉ về giao dịch, buôn bán. Đã là giao dịch, buôn bán, tất phải có cung cầu. Cung là sản phẩm, cầu là người tiêu dùng. Sartre muốn nói ở đây rằng mê tín từ xưa đến nay là nhu cầu, thượng đế là mặt hàng. Chúng ta chỉ như trẻ con, Thượng Đế như các con búp bế, trẻ con ném con búp bế này, thì lại đòi con búp bế khác. Chỉ khi nào chúng lớn lên, các con búp bế không cần ném cũng tự mất. Khổ nỗi, nhân loại không bao giờ trưởng thành.


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Triết học tính không và Hư vô chủ nghĩa Phần 3: Tính Không Trần Trọng Sỹ Bàn về tánh không, thiền sư Tuệ Sỹ đã đưa hình ảnh con bướm của Heidegger: “Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn ...”.

Đó là lời mở đầu huyền chi hựu huyền nhất mà tôi từng đọc về Nagarjuna.

Hình ảnh của Heidegger nói lên tính vô ngôn của đề tài với đôi cánh bướm khép lại.

Khi bướm bất động trên một cánh hoa, thì ai là hoa ? ai là bướm ?

Cái động, chỉ là gió làm cho cỏ nội hoa ngàn đong đưa.

Bướm bất động, nhưng cả vũ trụ đều động.

Con bướm của Heidegger gợi cho ta nhớ con bướm của Trang Tử.

Con bướm của Heidegger cũng khiến ta nhớ con bướm của Nguyễn Du trong bài Điệp Tử Thư Trung:

Văn đạo dĩ ưng cam nhất tử
Dâm thư do thắng vị hoa mang

聞道也應甘一死
淫書猶勝為花忙

Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam
Ham mê sách còn hơn mải miết vì hoa.

Con bướm của Heidegger khép lại cuộc tồn sinh qua tác phẩm Die Seinsverlassenheit (quên đi chính mình - l’oublie de l’Être - Heidegger).

Rồi Die Seinsverlassenheit, quên đi chính mình của Heidegger, lại khiến ta nhớ đến nữ sĩ Simone Weil: Yêu chân lý là phải mài cọ với hư vô, và từ đó chấp nhận sự chết. Chân lý nằm sát bên sự chết. - Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort.

Bàn về tánh không chả khác lấy cây viết lên mặt nước rồi đố một người bịt mắt đọc.

Nhưng rất nhiều người nói về tánh không, vì đề tài này đã trở nên rất trăn trở từ hằng chục năm nay tại Việt Nam sau khi Phạm Công Thiện lần đầu tiên nói về Bát Bất Trung Đạo vào thập niên 60.

Trước khi Tuệ Sỹ xuất hiện, Tính Không chỉ là một công án khó nuốt bụi bám mọt ăn trong các tự viện Phật Giáo.

Ngày nay, với nền học thuật lúc càng phong phú, các tác giả và dịch giả trẻ trong hàng ngũ Phật giáo đã dịch Trung Luận, trước tác nhiều tiểu luận về Tính Không rất xuất sắc, tạo nên một sinh hoạt mới cho Trung Quán Tông Việt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm viết bằng Anh ngữ, Đức Ngữ, Pháp ngữ và Trung ngữ về Long Thụ cũng rất phong phú, chỉ sợ chúng ta không có thì giờ cũng như đủ nhẫn nại để vùi đầu vào các trước tác và các chuyên luận ấy.

Đọc Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Long Thụ viết như sau: duyên khởi tức Không, tức Giả danh, và cũng chính là Trung đạo 眾因缘生法,我說即是空,亦為是假名,亦是中道義.

Có thể nói toàn bộ triết học Tánh Không đã được tóm gọn vào câu ấy.

Như vậy Tánh Không có ba tính cách tương tác như là một tiền đề độc lập:

• Duyên khởi tánh: Chư Pháp tùng duyên sanh

• Giả danh tánh: Diệc tùng nhân duyên diệt

• Trung đạo tánh: Ưng tác như thị quán

Tăng Triệu thời Hậu Tần giới thiệu về Trung Luận như sau: Trung Luận là bộ luận có đến năm trăm bài kệ tụng, do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) trước tác. Lấy “Trung” làm cái tên (giả danh) của các pháp hữu vi, vô vi để làm sáng tỏ cái thật (thật tánh) của các pháp. Lấy “Luận” làm phương tiện luận bàn bày tỏ, nêu lên, làm cho ngôn ngữ nói phô được rốt ráo tận cùng. Cái chân thật mà không có tên gọi thì không lãnh hội được. Cho nên phải tựa vào cái giả danh (trung) để nói phô, tuyên thuyết. Lại nữa, nói năng mà không được giải thích rõ ràng thấu đáo, rốt ráo, là một thiếu sót. Cho nên phải nhờ vào giả luận, làm phương tiện để thuyết minh chân lý. (Tì Kheo Thích Thiện Hạnh dịch).

Nói vậy chứ nếu Tánh không chỉ có 3 tiền đề đơn giản như vừa đề cập, thì tại sao nó là một vùng huyền học ít khi được bàn luận ngay cả trong nội bộ các tự viện. Còn đối với bên ngoài cánh cửa không, Tánh Không là một cơn bão, nhất là khi nó lấn sân sang các vùng trời tư tưởng Tây phương.

Tôi sẽ phác họa vài nét về hữu vô của Tây phương trước khi vào thực đề.

Hai khái niệm đối cực rất thường thấy trong triết học Hy Lạp là hữu và phi hữu (vô) mà đại diện là Parménide và Héraclite.

Đối với Parménide, hiện hữu, Sein - Être - Being, là khái niệm căn bản của tất cả. Từ trung tâm này, con người, như là một hữu thể, phóng tầm mắt để tiếp nhận vũ trụ, là cái mà nó tham dự, và không thể tách rời. Tu ne réussiras pas à couper l’Être de sa continuité avec l’Être, de sorte qu’il ne se dissipe au-dehors, ni il ne se rassemble. Hiện hữu không thể bị cắt lìa, tan vỡ ra bên ngoài, hay tự kết hợp mình lại. L’Être est, le non-être n’est pas. Hiện hữu là hiện hữu, không hiện hữu là không hiện hữu. Bộ óc và trái tim cùng chung một hiện hữu không thể tách rời, con người và vũ trụ cũng không khác. Ta không thể hiểu hay phát biểu gì về cái phi hữu, chỉ đơn giản vì ta là hiện hữu. Tu ne peux avoir connaissance de ce qui n’est pas, tu ne peux le saisir ni l’exprimer.

Héraclite thì ngược lại, cho rằng, tất cả đều là ảo ảnh, không gì có thực.

Câu nói trứ danh mà ai cũng biết: không ai có thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông - On ne se baigne jamais deux fois dans le même fleuve - là của triết gia vĩ đại này.

Vũ trụ quan của Héraclite rất gần với khái quan Phật giáo, vô thủy vô chung, chẳng do một thần linh nào tạo dựng.

Thế giới này được hình thành, không do bất kỳ thần linh hay con người ; nó vốn là như thế và sẽ là ngọn lửa mãi cháy sinh động, sáng lên khi thấy cần, và tắt đi khi thấy đúng.

Ce monde été fait, par aucun des dieux ni par aucun des hommes ; il a toujours été et sera toujours feu éternellement vivant, s’allumant par mesure et s’éteignant par mesure.

Cái nhìn biện chứng của Héraclite rất gần với tính cách giác ngộ theo luật tắc âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu, âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa trong đạo học Đông Phương.

Những gì trái ngược là hữu ích ; những gì chống lại tạo nên sự hài hòa đẹp đẽ nhất; mọi thứ được thực hiện bởi sự bất hòa.

Ce qui est contraire est utile; ce qui lutte forme la plus belle harmonie; tout se fait par discorde.

Nhưng cả hai, Parménide hay Héraclite, đứng trên lăng kính của Trung Đạo, đều lọt vào hố kiến chấp. Hai hố kiến chấp này nằm trong hai phạm trù đầu tiên của tứ cú, phân loại hữu và vô, như là hai khái niệm phổ quát và bất biến.

Một triết gia khác cả đời nghiên cứu Parménide, Héraclite, Schopenhauer, và nhất là Nietzsche, đã đưa ra sự kết hợp giữa hữu và vô, tạo nên một hữu thần hư vô luận (The vacuum’s god of Cioran).

Đó là ông Emil Cioran, triết gia người Roumanie sinh sống tại Pháp, người đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa bi quan, cho rằng có một Thượng đế độc lập với đức tin, nhưng lại hợp nhất với hư vô, tự nó được coi là chặng cuối cùng của một cuộc hành trình thần bí mà ông muốn dành trọn vẹn cho việc liên tục nhắc lại sự thất bại của nó. Ông viết:

Thượng Đế biểu thị chặng cuối cùng của cuộc hành trình, điểm cực cùng của cô đơn, điểm phi nội tại cần có một cái tên, để gán cho một sự hiện hữu hư cấu. Tóm lại, nó đáp ứng một chức năng: đó là đối thoại. Ngay cả những người vô thần cũng mong muốn trò chuyện với “Đấng duy nhất”, vì không dễ dàng để trò chuyện với hư vô.

(Dieu signifie la dernière étape d’un cheminement, point extrême de la solitude, point insubstantiel auquel il faut bien donner un nom, attribuer une existence fictive. Il remplit en somme une fonction: celle du dialogue. Même l’incroyant aspire à converser avec le “Seul”, car il n’est pas facile de s’entretenir avec le néant.)

Cioran đã nôm na gói vô vào hữu, ông gọi đó là hiện hữu hư cấu - existence fictive, vì không thể nói chuyện với hư vô, nên biến hư vô thành Đấng Duy Nhất (le Seul), một thượng đế vô cấu. Đây là một cánh cửa khác mở vào bế tắc cũng được tứ cú ghép vào nhóm diệc hữu diệc vô.

Hành trình tư duy của Cioran đi từ diệc hữu diệc vô đến một giai đoạn, sau khi bất lực với giáo lý của Nagarjuna, mặc dù ông vẫn thấy đó là ánh sáng, nhưng con đường ấy ngộp thở quá đối với ông. Ông thú nhận, bằng những lời văn của một nghệ sĩ hơn là văn phong triết gia như khi ông viết về hư vô thuyết. Lời văn giản dị đầy chân tình như sau:

Phật giáo đã lôi cuốn tôi trong một thời gian rất dài ; là vì Phật giáo cho phép tiếp cận một tôn giáo mà không cần đức tin. Đạo Phật là một tôn giáo chỉ ủng hộ kiến thức. Chúng ta được dạy rằng chúng ta chỉ là những hợp chất, rằng những hợp chất này sẽ tan rã, rằng chúng không có thực, chúng ta được chứng minh về tính phi thực của mình [...] Cho đến một ngày tôi nhận ra đó là một trò giả dối. Ngay cả bây giờ tôi đồng ý với tất cả những nhận xét phủ định của Phật giáo: chúng ta không có thật, tất cả đều là dối trá, mọi thứ đều là ảo tưởng ... Nhưng con đường mà Phật giáo chủ trương thì tôi không thể tiếp cận được. Sự từ bỏ dục vọng, tiêu diệt bản ngã, chiến thắng bản ngã. Nếu cứ chấp trước vào bản ngã của mình, thì Phật giáo là con đường không lối vào đối với tôi. Vì vậy, chúng ta phải chiến thắng bản ngã của mình. Nhưng tôi thấy rằng tôi không thể vượt qua được bản ngã của tôi. Và rằng tôi đã bị ám ảnh với bản thân giống như tất cả chúng ta. [...] nhưng khải thị của Đức Phật về cái chết, về tuổi già, về đau khổ, là một trải nghiệm mà tôi đã sống và tôi vẫn đang sống. Đây là thực tế hàng ngày của tôi. Nhưng những giải pháp mà Đức Phật chủ trương không phải của tôi, vì tôi không thể từ bỏ dục vọng. Tôi không thể từ bỏ bất cứ điều gì.

Le bouddhisme m’a pendant très longtemps intéressé ; c’est que le bouddhisme vous permet d’accéder à une religion sans avoir la foi. Le bouddhisme est une religion qui ne préconise que la connaissance. On nous enseigne que nous ne sommes que des composés, que ces composés se dissolvent, qu’ils n’ont pas de réalité, on nous démontre notre non réalité. [...] Jusqu’au jour où je me suis rendu compte que c’était une imposture. Même à l’heure actuelle je suis d’accord avec toutes les constatations négatives du bouddhisme: nous ne sommes pas réels, tout cela c’est des mensonges, tout est illusion... Mais la voie que préconise le bouddhisme m’est inaccessible. Le renoncement au désir, la destruction du moi, la victoire sur le moi. Si vous restez attachés à votre moi, le bouddhisme est une impossibilité. Donc, il faut triompher de son moi. Mais j’ai constaté que je ne pouvais triompher du mien. Et que j’étais obsédé par moi-même comme nous tous. [...] mais la vision du Bouddha sur la mort, sur la vieillesse, sur la souffrance, c’est une expérience que j’ai vécue et que je vis encore. C’est ma réalité quotidienne. Mais les solutions que préconise le Bouddha ne sont pas les miennes, puisque je ne peux pas renoncer au désir. Je ne peux renoncer à rien. (Entretiens - Emil Cioran)

Tôi đã rướm lệ khi đọc và dịch những dòng nguyên tác đầy khắc khoải của một thiền sư ngậm hòn sắt nóng nhả không ra nuốt không vào người Pháp gốc Roumaine này. Rướm lệ, vì tôi từng đã trải nghiệm những trăn trở về hiện hữu, hư vô như ông, như những đàn anh đi trước. Cioran leo lên dốc Tính Không, dốc thẳng đứng, ông đã rơi xuống vực thẳm, với tiếng hét kinh thiên hữu vô bặt lối.

Phạm Công Thiện đã từng mò mẫm dưới đáy sâu của hố thẳm này:

Hố thẳm của tư tưởng là Uyên tư. Tư tưởng hôm nay và tư tưởng ngày mai phải là tư tưởng về Hố thẳm. Con đường đi đến Hố thẳm là con đường của Thể và Tính ; tính thể của thể tính là thể dụng ; thể dụng là triết, tượng, ái, thơ và họa, phương trời của thể dụng là Hố thẳm, vì tư tưởng phải hủy tư tưởng, thể dụng phải phá hủy thể dụng để đi về thể tính của Hố thẳm, tức là uyên mặc, có nghĩa là niềm im lặng của Hố thẳm.

Còn Cioran bị nghẹt thở:

Thật không may, trên con đường giác ngộ, chỉ có con đường là thú vị. Còn giác ngộ ? Ta không đạt được nó, bị nó bóp cổ, chết ngạt ở đó. Niết bàn tự nó là - nghẹt thở ! Tuy nhiên nó lại là sự nghẹt thở ngọt ngào nhất ”

Par malheur, sur le chemin de la délivrance n’est intéressant que le chemin. La délivrance ? On n’y atteint pas, on s’y engouffre, on y étouffe. Le nirvana lui-même – une asphyxie ! La plus douce de toutes néanmoins - (Oeuvres, Ecartonnement, Gallimard, p. 1470).

Trong số những tư tưởng gia về không, thật đáng ngạc nhiên có một …linh mục !

Ông linh mục này oái oăm thay lại nhờ tu theo không mà ông được phong thánh !

Đó là thánh Jean de la Croix (Saint John of Cross).

Jean de la Croix chủ trương biến bản ngã thành không, không phải là cái không tuyệt đối, mà là cái ngã to lớn đầy ắp những “khẩu hiệu không” dán cùng khắp chung quanh như cái bình cắm nhiều loại hoa cùng một màu, để mong với sự trốn núp sau cái không, Thượng Đế sẽ xuất hiện. Cho dù hoa che hết bình, người ta không thể thấy bình, nhưng không vì thế mà bình biến thành hoa. Descartes nói ego cogito, ergo sum, tôi suy tư, tôi hiện hữu. Vị thánh này dùng tất cả mọi động từ, nhưng lại không dùng động từ penser – suy tư. Làm như thể kể thêm động từ suy tư vào thì không thể phủ định, vì Descartes dùng động từ suy tư để xác định. Nói cho vui, chứ Saint Jean de la Croix chết một năm trước khi Descartes ra đời.

Jean de la Croix làm một bài thơ lập đi lập lại chữ không – rien từ đầu tới cuối khá tân kỳ như sau:

Je ne suis rien, Tôi chẳng là gì cả
Je ne puis rien, Tôi chẳng có thể gì cả
Je ne vaux rien, Tôi chẳng có giá trị gì cả
Je ne mérite rien, Tôi chẳng xứng đáng gì cả
L'on ne me doit rien, Tôi chẳng có bổn phận gì cả
Au rien, il ne faut rien, Với không gì cả, thì không phải làm gì cả
Le rien ne peut rien, Không gì cả không thể làm gì cả
Le rien ne veut rien, Không gì cả không muốn gì cả
Le rien n'est bon à rien, Không gì cả chả tốt lành cho gì cả
Le rien n'est digne de rien, Không gì cả chẳng xứng đáng gì cả
Le rien doit demeurer à rien, Không gì cả chẳng phải ở đâu cả
Le rien ne se plaint de rien, Không gì cả chẳng than vãn gì cả
Le rien ne s'offense de rien, Không gì cả chẳng mất lòng ai cả
Le rien ne s'étonne de rien, Không gì cả chẳng kinh ngạc gì cả
Le rien ne se trouble de rien, Không gì cả chẳng bấn loạn gì cả
Le rien n'est propre à rien, Không gì cả chẳng phù hợp gì cả
Le rien n'ambitionne rien, Không gì cả chẳng tham vọng gì cả
Le rien ne méprise rien, Không gì cả không khinh khi gì cả
Le rien ne demande rien, Không gì cả không đòi hỏi gì cả
Le rien ne considère rien, Không gì cả không thắc mắc gì cả
Le rien ne se contente de rien, Không gì cả không hài lòng gì cả
Le rien ne prétend rien, Không gì cả không toan tính gì cả
Le rien ne s'approprie rien, Không gì cả không chiếm đoạt gì cả
Le rien ne prend goût à rien, Không gì cả không tán thưởng gì cả
Le rien ne désapprouve rien, Không gì cả không chê bai gì cả
Le rien n'est blessé de rien, Không gì cả không tổn thương gì cả
Le rien n'envie rien, Không gì cả không thèm muốn gì cả
Le rien ne s'incommode de rien, Không gì cả không bận tâm gì cả
Le rien ne prend part à rien Không gì cả không riêng tư gì cả
Le rien ne soutient rien, Không gì cả không ủng hộ gì cả
Le rien ne tient à rien, Không gì cả không để tâm gì cả
Le rien ne se scandalise de rien, Không gì cả không tai tiếng gì cả
Le rien ne s'empresse de rien, Không gì cả không vội vàng gì cả
Le rien ne juge ni ne condamne rien, Không gì cả không phê phán cũng không tố cáo gì cả
Le rien ne se peine de rien, Không gì cả không lo lắng gì cả
Le rien ne craint rien, Không gì cả không sợ gì cả
Le rien ne désire rien, Không gì cả không muốn gì cả
Le rien n'appréhende rien, Không gì cả không lĩnh hội gì cả
Le rien ne se choque de rien. Không gì cả không kinh động gì cả
Ainsi soit-il. Hãy nên như vậy.

Vào đầu bài viết, tôi có đưa ra những phán xét của ba nhân vật Công Giáo về triết lý không bên Phật giáo, họ cho rằng Phật giáo dẫn vào hư vô chủ nghĩa.

Nhưng tất cả những gì được viết trong bài thơ ca tụng sự trống không này của Saint Jean de la Croix, lại được tôn xưng là lời lẽ của bực Thánh, được Giáo Hoàng tán xưng, và tên tuổi được viết hoa !

Và mặc dù chê bai thậm tệ Phật giáo, họ lại cho rằng có sự giao hội giữa Phật Giáo và Kitô giáo, nhằm hạ bệ Đức Phật, so sánh ngài với một tu sĩ Công Giáo Roma nhỏ bé, bị ông này qua mặt, vì Phật chỉ đạt được Niết Bàn tiêu cực, còn thánh Jean đạt được ánh sáng toàn hữu của Thiên Chúa. Cái tên Croix – Cross không biết có phải là do cuộc “hội ngộ to tát” này mà được mệnh danh chăng ?

Tư tưởng của Jean xuất phát từ sự nô lệ vào Thiên Chúa mà tự biến mình thành không, để cầu mong ánh sáng của Chúa chói lòa giữa thinh không.

Sự quên mình để đạt mục đích trong bài thơ trên làm tôi nhớ đến một bài hát Pháp rất nổi tiếng được viết vào thập niên 80 cũng diễn tả sự nô lệ vào tình yêu, biến mình thành không để cho thời gian thăng hoa thành tình yêu. Bài hát có tên Besoin de Rien envie de Toi như sau:

Besoin de rien, envie de toi Không cần gì hết chỉ thèm muốn em
Comme jamais envie de personne Như chưa bao giờ thèm muốn ai
Tu vois le jour Em thấy ngày không
C'est à l'amour qu'il ressemble Nó thật rất giống tình yêu

Chúng ta nên phong cho tác giả bài hát này Peter và Sloane thành thánh như thánh Jean, vì họ biết tự xóa nhòa đi trong tình ái, biến thời gian thành yêu đương. Họ là Thánh tình ái.

Chỉ cần viết hoa đại danh từ Toi (em) trong besoin de rien, envie de toi, thì Toi viết hoa sẽ biến thành Chúa Kitô, và loại tình yêu dành cho Thiên Chúa của tín đồ cũng rất xác thịt (corporel) như tình yêu nam nữ. Nên nhớ trong văn chương Pháp, tín đồ xưng hô với Chúa là Toi.

Để biến bánh thánh thành thịt thật của Chúa Giêsu, thì linh mục đọc câu Hoc Est Enim Corpus Meum. Để biến rượu thành máu thật của Chúa, vị linh mục đọc câu Hic Est Enim Calix Sanguinis Mei. Khi tín đồ ăn bánh và uống rượu thánh, họ được huấn luyện bằng sự tự kỷ ám thị rằng họ đang đưa mình thánh chúa vào cơ thể họ. Nghi thức này nặng tính xác thịt làm say mê hằng tỉ tín đồ. Đây là một trong những biến chứng của các tệ nạn tính dục trong hàng ngũ cả bên chủ chăn lẫn bị chăn, họ thường bị hoang tưởng sư mê ly xác thịt tình dục là sự hiệp thông giữa thánh với phàm.

Qua tinh thần bài thơ được Saint Jean de la Croix, và bài nhạc tình yêu nổi danh một thời của Peter và Sloane sáng tác, chúng ta nhận ra đó là một cuộc đầu tư, một trao đổi, bỏ một cái gì đó để mong đem về một giá trị to lớn hơn, nhưng nhờ vào văn chương để thi vị hóa, đánh bóng cho thành cao thượng, trong sáng. Trong tình yêu nam nữ phải có trao và nhận, không hề thực sự có l’amour c’est pour rien (tình cho không biếu không) được. Vụ trao đổi cái không để lấy cái có xuyên qua tình yêu, như tình yêu Thiên Chúa, cũng không thể pour rien (biếu không). Trong vụ làm ăn này, có thừa lãng mạn thế tục, thừa sự trao đổi boléro, lắm giọt mưa thăng hoa trên tượng đá, nhưng lại thiếu vắng sự nghiêm chỉnh và tính trung thực của triết học.

Bài viết về “tính không Kitô giáo” được linh mục David Nix đăng trên tạp chí Pilgrimp Priest với tựa đề Saint John of Cross and the Buddha cho ta thấy tính cách thương mãi mượn đầu heo nấu cháo thật đậm nét. Cùng thử đọc một đoạn hạ giá ngoại đạo và tự nâng bi giáo lí của mình một cách thiếu liêm sỉ của linh mục David Nix như sau:

Trong Phật giáo, Không vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh. Trong Kitô giáo, không chỉ là phương tiện (và từ đây, một con đường hoàn toàn khác vì ý nghĩa của việc rửa tội và bước theo Chúa Kitô trong tình yêu, chứ không đơn giản chỉ là một cuộc tu hành khổ hạnh ích kỷ.) không chỉ đơn giản là phương tiện cho Thánh Jean de la Croix, không phải là đích điểm mọi thứ tắt nghỉ của Niết Bàn, vì Giăng muốn độc giả của mình đến được “nơi Chúa vui lòng ngự”. Đó là đâu? Trên núi Carmel, nơi mọi sự ích kỷ và kiêu hãnh tâm linh đã bị dập tắt. Tại đó, một Giăng thậm chí còn cổ xưa hơn “nghe thấy tiếng lớn từ ngai vàng rằng: Kìa, nơi ở của Đức Chúa Trời ở cùng loài người” .— Khải-huyền 21: 3

Đúng vậy, Phật giáo thì tắt nghỉ. Công giáo là nơi Thiên Chúa vui lòng ở với con người mãi mãi.

(In Buddhism, Nada is both the means and the end. In Catholicism, nada is only the means (and at that, quite a different path because of what it means to be baptized and follow Christ in love, not simply a selfish ascetical struggle.) Nada is simply the means for John of the Cross, not the Nirvana extinction point, for John wanted his readers to arrive “where God is pleased to dwell.” Where is that? Upon Mount Carmel where all selfishness and spiritual pride has been extinguished. There, an even more ancient John “heard a loud voice from the throne saying, Behold, the dwelling place of God is with man.”—Apocalypse 21:3

Yes, Buddhism is extinction.

Catholicism is where God is pleased to dwell with man forever.)

Nada trong đoạn văn của David Nix là một bình chứa đầy không, chứ không phải cái không nothingness của Long Thụ. Không của Long Thụ do trí tuệ mà đạt được, chứ không phải do tu hành ích kỷ khắc khổ selfish ascetical struggle như cách thức tự cổi áo dòng tu kín của Kitô rồi mặc vào các tu sĩ Phật giáo của linh mục David. Bên Phật giáo là Self Enlightenment chứ không có selfish ascetical của các dòng tu hiến mình khổ hạnh Kitô giáo. Đạo Phật chưa hề chủ trương tu khổ hạnh !

Các linh mục thường đọc chữ nghĩa của đạo Phật, rồi hiểu bằng nội dung sai lạc đầy thâm ý của mình.

Không, trong Phật giáo không phải là từ có biến thành không, hay ngược lại, theo cách diễn giải khá trẻ trâu của luận lý thiếu căn bản minh triết.

Trong bát bất của Trung luận, cái hữu đã vô tự tánh, thì cái không cũng phi thực và vô tự tánh. Chấp vào không hay hữu là chấp vào sinh hay diệt, thường hay đoạn. Cái không đã là một tiền đề vô giá trị, bất khả tín, thì đâu thể dùng cái không ấy để cầu cái hữu được đại diện bởi Thiên Chúa như là một giá trị hằng hữu. Giả thiết Thiên Chúa là một tự thể, tự thể này phải từ chưa có xuất hiện thành có, ít ra là trong khái niệm của con người. Tức là có chủ thể sinh, và khách thể được sinh. Vậy tiền để tự thể của Thiên Chúa trở nên bấp bênh, vì nó phải chứa đựng hai yếu tố nhân và quả, như vậy, nó không tự đủ, không có tự tánh. Đó là chưa kể Thiên chúa lại lọt vào tầm ngắm tứ môn của Trung luận, rằng không pháp nào tự sinh, cũng không do cái khác sinh, cũng chẳng vừa tự sinh vừa tha sinh, cũng chẳng do nhân sinh, nên tất cả các pháp đều vô sinh. Thiên Chúa hay vật thụ tạo của ngài đều vô sinh, bình đẳng, chẳng ai sinh ra ai, vả hai đều hoàn toàn vô tự tánh.

Luận lý bên Kitô giáo, do cái không là vay mượn chứ “không tự có”, nên khi diễn dịch về không và hữu, tịch diệt và vĩnh hằng, đã vay mượn hai khái niệm này trong hai cái gói của Parménide và Héraclite, vốn là hai đối cực đều bị Phật giáo phủ nhận mà không hay. David Nix ca tụng Thánh Jean vượt qua nhị nguyên luận của Descartes để chụp bắt vào không như người bắt bóng của mình sau ánh đèn. Một con ếch, dù có phình bụng bao nhiêu, cũng không thể nuốt nổi con bò.

Hãy đọc bài kệ tứ môn, điểm danh các pháp được xem là tự sinh và hằng hữu, qua ánh mắt của Trung luận:

Chư pháp bất tự sinh 諸法不自生 Các pháp không tự sinh
Diệc bất tùng tha sinh 亦不從他生 Cũng không phải tha sinh
Bất cộng bất vô nhân 不共不無因 Không cộng không vô nhân
Thị cố tri vô sinh. 是故知無生 Nên đều là vô sinh. (HT Nhất Hạnh dịch)

Gioan Phaolồ II trước khi được bầu vào ghế Giáo Hoàng, đã viết về “ông Thánh Không” này, đánh giá Phật giáo bằng sự nhắc nhở người Công giáo rằng Phật giáo mang một “sự cứu rỗi tiêu cực”. Và từ “tiêu cực” ông dùng, được cho là không hề mang một "ác ý" nào, mà theo ông, Niết bàn chỉ là sự cứu rỗi kết thúc trong hư vô, trong khi mục tiêu của ba lần Nada đối với Thánh Không lại chính là…tự thân của Thiên Chúa. St. John Paul II did his first thesis on St. John of the Cross, and later as Pope he helped to shed light on potential syncretism by reminding the Catholic that Buddhism carried a “negative soteriology.” “Soteriology” is the study of salvation. By “negative,” St. John Paul II did not mean “grumpy” but that Nirvana as salvation ended in nothingness, where the goal of the threefold nada for St. John of the Cross was…God Himself (sđd).

Tiếp theo đó, bài báo của linh muc David Nix chứng minh sự hằng hữu của thiên chúa và cả vũ trụ bằng cách chuyển nada, nada, nada thành câu kinh thánh trích từ Thư 1 Gửi Tín Hữu Cô-rin-tô (3:21-23), hô biến một cái, thì mặt nạ không vay mượn biến thành hữu tuyệt đối, vứt bỏ luận lý triết học, tất cả mọi Nada của Jean de la Croix từ Nothingness đều biến thành everything:

Đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào. Vì tất cả đều thuộc về anh em; dù là Phao-lô, hay A-pô-lô, hay Kê-pha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Ki-tô, và Đức Ki-tô lại thuộc về Thiên Chúa. (Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô 3:21)

Thiên chúa, qua câu kinh và luận lý của Daved Nix, nhờ được thừa nhận bỡi Đức Ki-tô mà hiện hữu, Đức Ki-tô lại nhờ được thờ phụng bỡi tín đồ mà hiện hữu. Một sự liên hữu lệ thuộc nhau như vậy, theo Trung quán luận, không tiền đề nào trong ba sự hiện hữu trên có nội hàm, và do vậy đều chỉ là các pháp duyên khởi hiện hữu từ giả danh. Nhìn được như vậy, là Trung Đạo.

• Tại sao tôi gọi triết lý nada của Jean de la Croix là “cái không vay mượn chứ không tự có”.

• Đơn giản chì vì trong căn bản thần học không có bất kỳ một khái niệm nào về không, gần như luôn chống đối lại không, mặc cảm nặng nề khi ai gán cho mình một nghĩa phủ định. Chúng ta không thể tìm ra được một khái niệm không nào trong kinh thánh. Giáo lí nhất thần luận xoay quanh duy nhất một cái hữu là thiên chúa, còn tất cả đều là thụ tạo. Trong khi Phật giáo xây dựng một vũ trụ quan vô ngã, thì các học thuyết thần luận xây dựng một thế giới dày đặc ngã ái. Với cái ngã nặng nề ấy, chiến tranh, giết chóc, ganh tị, yêu thương và thù hận liên tục chế ngự hoàn vũ với những chiêu bài và luận điệu hòa bình, thương xót, liên tôn.

• Nếu có một cái không, thì ý nghĩa của cái không bên Kitô giáo nhằm để phục vụ cho cái độc hữu được cho là đầy quyền năng, thống trị. Cái không của Kitô giáo là giả không, ý nghĩa thực của nó là, chỉ có Một Đấng Thực Hữu, kỳ dư là thụ tạo.

Có thể tìm được cái không tuyệt đối trước khi có vũ trụ trong Sáng Thế Ký không ?

Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm.

Bản Việt dùng từ “mặt vực”, là nghĩa đen, tuy không sai, nhưng đã làm cho câu văn khó hiểu. phải dịch là “bóng tối ở trên sự thăm thẳm” mới chính xác - bản Pháp văn là il y avait des ténèbres à la surface de l'abîme – và tiếng Anh là and darkness upon the face of the deep. Cả hai từ abîme và deep đều mang ý nghĩa sự thăm thẳm, không có hình dạng. Thực ra, vào thời bán khai, con người chưa có khái niệm về không gian space, do thấy nước trên trời lâu lâu mưa ào ạt xuống, thì nghĩ rằng vũ trụ ở giữa nước và được Chúa tạo ra từ nước - trái đất ra từ nước và làm nên ở giữa nước (2 Peter 3:5), bên trên có cái vòm, bên dưới là đất chắn, nên khi viết Thánh kinh, họ nghĩ rằng đất là vô hình và trống không thay vì nói là không gian. Từ “vòm” trong vòm trời, khi đọc bằng tiếng Việt, ta không nghĩ là cái vòm ấy cứng, nhưng bản Anh và Pháp đều dùng từ firmament được dịch từ raqia của ngôn ngữ Hébreu, mà từ này có căn ngữ firm là cái gì chống đỡ, cứng cáp. Nếu là tôi viết kinh Thánh, câu “đất là vô hình và trống không”, tôi sẽ viết là “Trước hết Đức Chúa Trời dựng ra cái không”, vì đất vô hình và trống không là một khái niệm chưa thành hình của một cái gì có thể chứ đựng, bao phủ, một nơi chốn where để định vị các sự vật, chẳng phải không gian thì là gì ? Nhưng nhân loại thời ấy chưa có khái niệm về không gian vô tận. Đã vô hình thì làm sao dịch là vực ? Như vậy trong Sáng Thế Ký, căn bản của văn hóa Abraham, khái niệm về không gian hoàn toàn vắng mặt. Từ đó làm sao có thể có khái niệm về hư vô hay nothingness để mà quán không như Jean de la Croix đã làm ?

Đối với Kitô giáo, trước khi Thiên chúa xuất hiện và tạo dựng vũ trụ thì không có gì tên, kể cả hư vô.

Không biết thuyết Big Bang mà linh mục Georges Lemaître đưa ra, được tất cả các nhà KH cho là phù hợp với thuyết Sáng Tạo, tất cả họ đều bỏ lơ câu hỏi: làm sao Big Bang có thể nổ ra một vũ trụ đại dương toàn là nước để phù hợp với Thánh kinh ?

Hình dưới cho thấy thiên giới của Chúa (heavens) cũng nằm bên trong vũ trụ toàn bằng nước, bao gồm cả hỏa ngục (Sheol).

Tóm lại, vũ trụ, theo Thánh kinh, là một khối siêu thủy cầu có mặt đất làm trung tâm. Khái niệm không gian và hệ mặt trời với những hành tinh và trái đất vây quanh chỉ được chấp nhận từ Copernic trở về sau trải qua bao công cuộc đấu tranh của nhiều thế hệ, trong đó có nhà khoa học Galilée bị Giáo Hội lên án. Bên Phật giáo đã có khái niệm tận hư không giới từ rất lâu.

• Sự lấn cấn của thần học Kitô-Do Thái là không thể giải thích nguyên nhân đầu tiên giữa âm dương, sáng tối. Trong Sáng Thế Ký, có một sự mơ hồ giữa sáng và tối, ngày và đêm. Chúa chỉ tạo ra ánh sáng mà không tạo ra bóng tối, thì làm sao biết đâu là bóng tối ? Còn nếu bóng tối được tạo ra trước ánh sáng, cùng lúc với đất vô hình và tối tăm, thì làm sao biết cái ấy là tối nếu không đã có sáng ? Sáng và tối không thể tách rời như Chúa tách rời. Nếu không đồng thời có nhân thì quả không có. Sáng tối tạo ra nhau như vừa là nhân vừa là quả. Khái niệm nhân quả đồng thời là loại toán học không có trong vương quốc của Chúa. Thượng Đế tự đánh giá mình là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khi ta nói tối, có nghĩa là trong bản thể của sự tối đã hàm chứa sáng, vì không có sáng, thì ta hoàn toàn không thể khái niệm tối, và ngược lại. Do sự bất tri (dốt nát về lô gíc và khoa học) mà kinh thánh đã vụng về tạo ra ánh sáng, ngày đêm và cỏ cây trước khi tạo ra mặt trời, trăng sao. Điều này cũng chứng tỏ Kitô giáo không thực sự biết rõ thế nào là hữu thể hay hư vô, căn bản của bản thể học, mà chỉ quan sát hời hợt mặt ngoài các hiện tượng rồi lập thuyết. Một học thuyết quá thờ ơ với không, lại đưa không ra để làm phương tiện cho con đường đạt hữu, như David khoe, thì chúng ta hiểu được vì sao Thượng Đế tạo ra vũ trụ không những chính ông ta không biết rõ, lại còn sai bét với thực tại được khám phá của khoa học. Thực ra khi vũ trụ được hình thành từ Big Bang thì ánh sáng và bóng tối, thời gian và không gian cùng đồng loạt có mặt không trước không sau.

• Trước hết, phải nói rằng trong hai bộ kinh thánh cả Cựu lẫn Tân Ước không hề cho ta bất kì một chất liệu nào, dù thật nhỏ, làm nền tảng suy tư về Tính Không, hay về Nothingness, dù chất liệu không, theo bài viết của David Nix, chỉ là phương tiện để đạt đến Thiên Chúa. Trong Thánh kinh không dạy phải sử dụng phương tiện quán không, tự mình biến mất, để được Thiên Chúa nhập vào. Thánh kinh chỉ dạy tin vào Thiên Chúa để cầu mong được cứu rỗi salvation. Sự cứu rỗi thiết yếu phải có chủ thể cứu rỗi là Thiên Chúa và khách thể được cứu rỗi là tôi. Nếu cái tôi biến thành không, nothing, thì Thiên Chúa cứu cái không à ? Theo Thánh De la Croix thì ông không cần gì cả, Chúa cứu cái không cần Chúa thì quả là phi lý. Đạo Chúa rất sợ cái không, luôn thuyết giảng về sự sống vĩnh hằng, chả hiểu từ đâu lọt vào ông Saint John of Cross với những mảnh không vụn vặt không biết mót từ đâu vào thế kỷ XVI ở Tây Ban Nha ?

• Triết lý của Kitô giáo căn dặn rất kỹ tín đồ phải gìn giữ linh hồn. Đánh mất linh hồn đồng nghĩa với mất Chúa. Nếu nói như thánh Jean je ne suis rien, i’am nothing, tôi không là gì cả, phải chăng Jean đang đi theo con đường vô ngã của đạo Phật ?

• Thiên Chúa đã chia rẽ ánh sáng với bóng tối, ngày và đêm ? Mặc dù ngài không biết ngã là gì, nhưng ngài là nhà sáng tạo các mâu thuẫn, vì thế, vô ngã không thể cùng ngã cộng sinh. Đó là ý muốn của Thiên Chúa khi xây dựng vũ trụ.

• Làm sao một kẻ tin vào Thiên Chúa lại có thể làm trái với định luật mà Chúa tạo dựng, gieo bóng tối để đạt được ánh sáng ? dùng vô ngã để xây dựng đại ngã ? Nên nhớ không có chuyện loài người có thể đạt đến đại ngã bình đẳng như Thiên Chúa. Bạn thuộc về Đấng Christ, và Đấng Christ thuộc về Thiên Chúa - You are Christ’s, and Christ is God’s.

Linh hồn và thân xác là cái luôn trường tồn và bất khả phân li trong giáo lí Thần học. Khi về thiên đàng thì cùng về nguyên cặp, khi vào hỏa ngục cũng vào nguyên cặp. Thân xác có thể thay đổi, và linh hồn có thể bị chi phối bỡi thiện ác, nhưng lại bất biến. Kitô giáo cho rằng thân xác, và linh hồn đều cùng chia sẻ một bản ngã. Cho dù thân xác có xuống hỏa ngục, sự đày ải cũng vĩnh hằng, cả hồn lẫn xác đều không bao giờ biến mất, mà phải chịu vĩnh hằng đau khổ !

Luyện ngục là một khái niệm tân chế dùng để mơ hồ hóa tình thế sau khi chết mà chưa đến ngày chúa phán xét để Giáo Hội lùa hết vào đó, rồi ai nộp tiền thì được lên Thiên Đàng, ai không tiền bị rơi vào hỏa ngục. Chúa đã giao chìa khóa Thiên Đàng cho kẻ đại diện Chúa ở trần thế, nghĩa là sự Phán Xét cuối cùng đã do kẻ đại diện Chúa quyết định, do vậy, ngày Tái Lâm cũng mơ hồ hết cả ý nghĩa, cũng chỉ là một lời nói dối không bao giờ được kiểm chứng. Với triết lý hồn xác vừa phức tạp vừa mê tín này, đừng nói là người ngoại đạo có thể hiểu, mà ngay giáo hoàng cũng mù mờ. Bằng chứng gần đây Giáo hoàng tuyên bố với báo chí rằng Thiên Đàng chỉ là một…trạng thái của tâm !

Lời tuyên bố Thiên Đàng chỉ là tâm, vô tình đã biến sự kiện Chúa Giêsu phục sinh bằng thân xác và bay về trời bấy lâu được ca tụng, lại cũng chỉ là một lời nói dối lớn lao khác. Một thân xác vật lý làm sao bay chui vào một nơi chốn tâm lý ? Trừ phi Giêsu chết thực. Nhưng chúa chết thực, thì làm sao duy trì được giáo lý Chiến Thắng Cái Chết và Hằng Sống ?

Lời nói của GH xác nhận chính mình cũng thiếu Đức Tin vào kinh Tin Kính tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.

Đừng nói một linh hồn cực kỳ trân quý là hiển nhiên, nhưng với giáo lí Kitô, cả thân xác cũng sẽ được Thiên Chúa ban cho sự sống vĩnh hằng, thì không thể để cho linh hồn hoặc thân xác ấy biến thành hư vô, Je ne suis rien, Je n’ai besoin de rien – i’m nothing, i need nothing, tôi là hư vô, tôi chả cần gì, như Jean de la Croix khai triển. Thánh Jean ca tụng triết lý vô ngã của Phật giáo mà không tự biết giáo lí vô ngã trái với thuyết linh hồn và thân xác vĩnh hằng của Kitô giáo.

• Con người phải chăng là cái chai thân xác đựng nước linh hồn, khi trút bỏ hết nước thì chai sẽ trống, Chúa sẽ tự rót ngài vào chai ? The more you pour out, the more God pours in (sđd). David Nix diễn dịch rằng, với Nada, Nada, Nada, thánh Jean đã sống siêu vượt lên thân xác theo tinh thần kinh thánh Roman 8 - St. John of the Cross lived the primacy of the spirit over the body (Romans 8). Thế thì Nada có thể làm Chúa Thánh Linh trong Roman 8, đâu cần gì phải đưa cái cái nghịch lí của Thánh kinh Roman là Thiên Chúa đã xử phạt xác thịt của Giêsu, tức là đã xử phạt sự xấu ác của thế gian. Vượt được sự sai lầm thân xác bằng Nada, Nothingness, thì Giêsu cần gì phải vì thế gian mà chịu sự đau đớn của thân xác ?

• Khi tính không đã không phải là học thuyết căn bản của Kitô giáo, thì Nada - không của thánh Jean de la Croix chỉ có thể là một phương pháp tự thôi miên, một phương án tự kỷ ám thị; hay đúng hơn, có thể dùng từ “autoerotic spirituality” mà giáo hoàng Benedict XVI đã sử dụng để nói về giải thoát của Phật giáo, và từ căn bản này, ông cho rằng con đường của đạo Phật là ái kỷ, tự say mê (self-absorption, narcissism), tự dẫn đến hư vô thuyết.

Thực ra, bài viết nhỏ của David Nix không phải là mục tiêu phản biện của tôi, mà là toàn thể Kitô giáo, đặc biệt tư tưởng cực kỳ hạn hẹp của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II hay Giáo hoàng Benedicto XVI về Phật Giáo.

Theo chỗ tôi biết, ngày nay, môn học mà giới giáo sĩ Kitô học nhiều nhất, e rằng còn quan trọng hơn cả thần học, đó chính là giáo lí của đạo Phật, với mục đích mặc vào cho Kitô những giá trị của đạo Phật, như Thiền Định, Vô Ngã, Tính Không đang được thế giới quan tâm. Tuy nhiên, trong tủ kính các mặt hàng trưng bày mà Kitô giáo đánh cắp từ văn hóa khác, ai cũng biết rằng, đó không phải là hàng thực. Hàng thực của Kitô giáo là kho vũ khí thống trị, ngày xưa là súng đạn, ngày nay là những mỹ từ và các thao túng chính trị dựa vào sức mạnh đế quốc, truyền thông, và dollars.

Có thể thánh Jean de la Croix xem nhẹ đường đời, nhờ quán không mà đạt được một số thành tựu đạo đức cho bản thân, nhưng con đường của ông đi, nếu được diễn dịch như Giaon Phaolồ II, hay David Nix, đem không để đổi hữu, lấy thánh kinh để đổi đất đai, chỉ có thể có giá trị chính trị, không có đất đứng trong triết học hay đạo học.

Còn nếu Jean de la Croix tự sáng và độc lập với giáo lí Kitô giáo, chỉ muốn đạt không qua cách thái self-absorption, narcissism mà giáo hoàng Benedicto XVI cố gán cho đạo Phật, thì Jean chỉ mặc được vào chiếc vỏ không, từng bị chính sấm ngôn mà Long Thụ lên án:

Bực Chiến Thắng từng nói rằng Không là sự buông bỏ tận cùng tất cả các tạp niệm. Còn đối với những ai tin vào Không, những kẻ ấy, ta cho rằng không còn thuốc chữa.

(Le Vainqueur a dit que la vacuité est l’évacuation complète de toutes les opinions. Quant à ceux qui croient en la vacuité, ceux-là, je les déclare incurables.)

Các nhà Phật học không dài dòng như tôi khi dẫn nhập vào Tính Không. Họ tránh đụng chạm, không so sánh Phật học với các học thuyết khác. Họ thường nghiêm túc đi thẳng vào đề tài bằng lối viết rất chuyên môn không màu mè như thường lệ, gây không ít khó khăn cho độc giả ít quen với bản thể luận của đạo Phật.

Tôi không bị ràng buộc bởi những thận trọng và giới luật như chư vị tôn đức. Tôi mượn những vụ tấn công vào Phật giáo qua ngòi bút của ngoại đạo để dẫn vào Tính Không trong chừng mực hiểu biết của tôi. Các thầy chỉ dám hiển chánh, còn tôi, vì là tục gia phó đệ tử, tôi tự cho mình có thêm sứ mạng phải phá tà, điều mà chư vị không thể làm.

Tôi dùng cách vừa vẹt mây đen vây quanh ánh dương, vừa chỉ thẳng vào nguồn sáng.

Hy vọng độc giả hiểu vì sao tôi thường không ngại ngùng đứng trước các thế lực vô minh.

Tuy hơi vòng vòng, nhưng tôi cũng đã dẫn độc giả xuyên qua những khúc quanh quan trọng về tính không:

- nhân duyên.
- giả danh
- trung đạo.

Vậy tính không cũng là một tiền đề giả danh, nên Long Thụ mới nói, ai tin vào không, lấy đó lập tông, là kẻ hết thuốc chữa. Cái không mà Long Thụ đề cập là cái phủ nhận toàn bộ các cặp nhị nguyên đối đãi trong Bát Bất, chứ không phải cái không phản vị của cái có hằng ngày.

Bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào bát bất của Trung Đạo.

* Cặp phạm trù đầu tiên: Bất sinh diệc bất diệt 不生亦不滅 (phá sinh tử, hữu vô)

Có thể nói rằng, văn hóa hóa Tây Phương xây dựng trên sự phân chia sáng tối, sinh tử, đen trắng, hữu vô.

Sự phân chia và kỳ thị này được đóng ba dấu ấn trong Thánh Kinh.

Dấu ấn thứ nhất qua Sáng Thế Ký, khi Chúa tạo ra ánh sáng, ngài hài lòng và kiêu hãnh chia rẽ ánh sáng với bóng tối, ngày và đêm.

Dấu ấn thứ hai khi Thiên Chúa chia rẽ nhân loại, biến nhân loại thành những chủng tộc dị biệt ngôn ngữ để họ mất đi bản chất thông cảm cùng nhau đoàn kết trong việc xây dựng thành Babylone: Chúa không muốn loài người đoàn kết để tiến bộ.

Dấu ấn thứ ba, được Ma-thi-ơ kiêu hãnh ghi lại như sau trong Tân Ước: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an mà là gươm giáo. Ta đến để chia rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng. Và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.”

Do not suppose that I have come to bring peace to the earth. I did not come to bring peace, but a sword. For I have come to turn a man against his father, a daughter against her mother, a daughter-in-law against her mother-in-law; a man’s enemies will be the members of his own household. (Matthew 10:34-36)

Ngay khi đưa ra tuyên ngôn chia rẽ sáng và tối trước khi có mặt của loài người, văn hóa Abraham đã đồng thời đưa ra tuyên ngôn về chiến tranh, đố kỵ, hận thù trên bình diện vũ trụ. Nói chính xác hơn, văn hóa Abraham xây dựng trên nền tảng chia để trị ngay tại căn để của bản thể học.

Nhưng mọi người đều được dẫn dắt rằng phải đợi đến khi Adam và Eva phạm tội tổ tông ăn trái táo, bị đuổi ra khỏi Địa Đàng, thì từ đó mới có sinh diệt, lành dữ. Trái táo chỉ là một cái cớ khá trẻ con và không đủ dày để có thể che mắt thánh. Chính khi Chúa phân rẽ sáng tối ngày đêm, là ngài đã ăn phải trái cấm phân biệt do ngài tự chăm bón. Sau khi ăn phải trái độc này, Chúa biến thành kẻ phân biệt hạng nặng, ngài đố kị, ái kỷ, ganh ghét, háo danh, thù hận, và tội ác đầu tiên của ngài không phải là tạo ra sự đố kị để Cain giết Abel, mà là ngài đã chế ra trái táo, trái cây chia rẽ oan nghiệt, trái cây độc dữ, trái cây hân thù đố kị để đầu độc các sản phẩm của mình. Tội tổ tông được Chúa phạm, ngài lại đổ cho nhân loại. Chúng ta đọc kinh thánh bằng hai mắt của người mù, đọc trên hàng chữ nổi do Giáo Hội tạo ra, bằng cách sờ mó với những đầu ngón tay. Những gì Giáo Hội không chế ra trong các giáo đường, chúng ta lười biếng không quan tâm, nên sự hiểu biết của chúng ta về văn hóa Abraham như cái thấy của con ngựa được sử dụng kéo xe với hai mắt chỉ cho thấy phía trước.

Vậy thì cũng dễ hiểu vì sao đạo Phật chủ trương không phân biệt. Sự xóa bỏ phân biệt của Tính không, phải được hiểu trên chiều vũ trụ chứ không đơn thuần trên khái niệm hay luân lý.

Bất Sinh và bất diệt, là cặp phủ định đầu tiên trong bát bất, nhằm phá tan các cặp nhị nguyên đối đãi.

Nói một cách khái quát hơn là không sáng - tối, âm - dương, đen - trắng, chính - tà, phúc - họa, thị - phi, đóng - mở v.v

Phủ nhận các cặp đối đãi, không mang ý nghĩa phủ nhận chúng, mà là phủ nhận giá trị nội tại của chúng, khai mở ra con đường vô phân biệt và bình đẳng trước thế giới hiện tượng. Thí dụ khi một người da trắng đối xử từ bi và bình đẳng với bất kỳ một người da màu dơ dáy nghèo hèn hơn mình, thì đó là hành động vô phân biệt, phủ nhận đen trắng, giàu nghèo, giai cấp, chứ không phải phủ nhận người da đen, hay nhắm mắt vô cảm trước sự nghèo hèn của người ấy. Sự phủ nhận như vậy mang ý nghĩa chân chính của Trung Đạo hay Tính Không. Vây Tính không xóa bỏ trạch pháp của Thất Thánh Tài. Bất sinh diệc bất diệt không nhằm phủ nhận hiện tượng sinh diệt, mà trả lại cho sinh diệt giá trị thực tại của chúng.

Có ba trình độ hiểu Tính Không.

Trình độ thứ nhất, là trình độ hiện tượng và đạo đức xã hội, như tôi vừa trình bày. Đạo đức rất cần cái nhìn Trung Đạo, phi tín ngưỡng và vô tôn giáo. Nếu có mặt của tín ngưỡng tôn giáo, thì lòng từ ái vô phân biệt trắng đen giàu nghèo sẽ được lợi dụng bỡi Thượng Đế hay Phật Trời một cách có điều kiện. Giả thiết không có sự hiện diện của Thượng Đế hay Phật Trời với lời hứa hẹn ban thưởng, thì sự bình đẳng vô phân biệt này cũng không có lý do tồn tại.

Trình độ thứ hai, là trình độ hiểu Tính Không theo chiều bản thể, trong đó có khía cạnh đạo đức mang tính vũ trụ khách quan. Ở trình độ này, giá trị sống của con bò cũng bình đẳng như giá trị sống của con người, sự đau đớn của con bò bị xẻ thịt cũng bình đẳng như sự đau đớn của George Floyd bị ngộp thở dưới sức ép chiếc đầu gối do viên cảnh sát Derek Chauvin đè lên. Nếu lên án Chauvin, thì cũng phải lên án sự giết bò lấy thịt. Điều này loài người khó đạt đến trên diện rộng.

Trình độ thứ ba hiểu tính không là trình độ vô ngã. Ở trình độ này Tính Không chính là giải thoát, là tự do tuyệt đối. Vô ngã đồng nhất ở vô trụ, tức là trụ ở điểm 0, vào giờ 0 phút 0 và Nanoseconde 0 của Big Bang, chưa chia rẽ không – thời gian. Tại đây, Big Bang tương ứng với sát na “y tánh duyên khởi” của Trung Đạo nghĩa (Idapaccayata Paticcasamuppada).

Không riêng trong lãnh vực Tính Không cần có nhiều trình độ theo dạng kim tự tháp, mà tất cả giáo Pháp của Phật đều sẽ đem lại lợi ích tùy theo mức độ áp dụng.

Chẳng hạn 5 giới của người tại gia, giữ được giới nào, thì lợi ích cho người ấy giới ấy. Lợi cho người ấy, thì cũng lợi cho chúng sanh. Không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không sử dụng các chất say sưa độc hại như rượu, thuốc phiện, thì người ấy được phúc lạc, chúng sanh sống bên cạnh cũng sẽ an hưởng bầu khí hòa bình mà không cần rêu rao yêu thương hay cứu rỗi gì cả. Ở đây không có biên giới giữa phương tiện và cứu cánh.

Giới luật của đạo Phật rất khác với giới luật của Kitô giáo. Hai bên đều đưa ra những điều khuyên răn, nhưng bên Kitô điều răn đầu tiên là thờ phụng Thiên Chúa trên hết mọi sự, mà trong Thánh kinh dạy rằng ai không theo Chúa thì phải tru diệt họ đi cùng với đền thờ và văn hóa của họ. Còn đạo Phật không có “điều răn” thờ phụng Phật, mà được tách riêng ra trong phần Tam Quy, phần này không bắt buộc, và cũng chả có kinh Phật nào dạy giết chóc hay kì thị với bất kỳ lý do nào. Chưa có một ngôi chùa nào được xây trên nền một ngôi nhà thờ bị cướp trên thế giới.

Tôi xin mở ngoặc nhỏ ở đây để nói tí xíu về sáng tối trên chiều lịch sử văn hóa.

Văn hóa Phục Hưng gọi Thời Cổ Đại, vì thiếu ánh sáng của Thiên Chúa, là Thời Kỳ Đen Tối (Dark Ages).

Nhưng riêng một người vừa là học giả uyên bác, vừa là thi hào người Ý tên Francesco Petrarca, rất thân thích với Giáo Hội La Mã, lại dùng phép ẩn dụ light-versus-darkness biến sáng tối thành chính tà đen trắng lưỡng lập good versus evil, và cho rằng thời đại trước ông, tức văn minh Cổ Đại Antiquity (Thế kỷ 8 trước Tây lịch đến thế kỷ 6 sau Tây lịch), khi thần học Kytô giáo chưa ngự trị, có những thành tựu về văn hóa và nghệ thuật thật hoành tráng, đối với ông, đó mới là thời đại mà ông gọi ánh sáng. So với sau khi thần học Kitô giáo ngự trị Âu châu, đầy bế tắc, chiến tranh, tù đày, hận thù, giết chóc, thì ông gọi là thời kỳ đen tối. Francesco Petrarca đã gây sốc cho Giáo Hội khi đảo ngược cách gọi này. Dĩ nhiên các học giả tranh cãi rất nhiều về nhận định của Petrarca, nhưng ai cũng thừa nhận ông là thủy tổ của từ dark ages. Còn kỷ nguyên Ánh Sáng, Age of Enlightenment, được các sử gia gọi cho thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, là chiếc nôi khai sinh ra trí tuệ của nhân loại với tư tưởng tự do tôn giáo, tự do cá nhân, và đặc biệt không chấp nhận uy quyền của Giáo Hội La Mã cùng với sự thống trị của nó. Chỉ khi cái dây thòng lọng Thần Quyền Kitô được cởi ra khỏi cổ, thì lập tức trăm hoa đua nở khắp Âu châu, và khi Nietzsche đại diện cho nhân loại tuyên bố cái chết của Thượng Đế, thì lúc ấy, con nguời bắt đầu đứng lên làm chủ vận mệnh.

Nếu Ánh Sáng chỉ xuất hiện từ thế kỷ XVII với Descartes, Bacon, Diderot, Voltaire, Rousseau, Hume, Kant, Lock…thì theo tôi, từ thế kỷ XVI trở về thế kỷ IV sau khi Kitô giáo thống trị đế quốc La Mã, trải dài hơn thiên niên là thời kỳ của Bóng Tối (Âge des Ténèbres) đầy tội ác mặc dù có một khoản giữa được gọi là thời Phục Hưng.

Trong kinh Thánh, Chúa chia rẽ nhân loại ra trắng đen, chánh tà, Hy Lạp, La Tinh; Do Thái, Ai Cập. Giáo Hội tự cho mình là ánh sáng đối lập với bóng tối.

Nhưng loài người, qua Petrarca, đã mệnh danh thời kỳ thống trị của cây Thánh giá là Đêm Dài Trung Cổ mãi cho đến khi ánh sáng xuất hiện vào thế kỷ XVII, XVIII với cuộc Cách Mạng Pháp làm cột mốc, đã tháo bỏ sự u mê hơn nghìn năm, tịch thu nhà thờ Đức Bà Paris đổi thành Đền Thờ Lý Trí – Temple de la Raison. Kỷ Nguyên Ánh Sáng cũng còn được gọi là Kỷ Nguyên Lý Trí.

Như vậy, không chỉ có đấng uy quyền mới có thể chia rẽ ánh sáng với bóng tối, mà con người cũng có quyền năng y như ngài, thậm chí vào thế kỷ XX, XXI, nhân loại cỏ thể thức thâu đêm suốt sáng để làm việc hoặc ăn chơi, ngay cả có thể đá bóng ban đêm. Giáo Hội không cấm chế ra ánh sáng, mà lại ngăn cấm thụ thai nhân tạo hoặc ngừa thai. Chế ra ánh sáng cũng là cách thay “quyền tạo hóa” chứ không chỉ có thụ thai nhân tạo hoặc ngừa thai, nhưng không hiểu tại sao chưa bao giờ thấy Giáo Hội cấm chế tạo ánh sáng ?

Từ đó, trở lại với Tính Không, mới thấy rằng, thực ra sáng và tối như mặt trước và sau của tấm kính, không ai chia rẽ mặt trái và mặt phải của tấm kính được. Hai mặt trước sau hay sáng tối vừa là nhân vừa và duyên của nhau, không thể có chuyện cái này sinh ra trước cái kia, tức là không thể truy tìm được nguyên nhân đầu tiên. Đứng trên chiều hiện tượng, khi nhìn vào không gian, ta thấy bao phủ toàn bóng tối. Ánh sáng chỉ le lói trên các vì sao đêm. Ta cho rằng ánh sáng sinh ra sau bóng tối. Nhưng đứng trên bản thể luận, ta không thể biết được bóng tối, khi không thể đồng thời phân biệt, so sánh nó với cái gì khác nó. Giả thiết rằng ánh sáng chưa bao giờ xuất hiện, thì ta có thấy được bóng tối hay không ? Chính cái khác là điều kiện để cài này hiện hữu. Sinh và diệt cũng không khác, sinh diệt cùng có mặt trong bất kỳ hiện tượng vật chất nào, trung quán gọi đây là bất nhất diệc bất dị. Chúng ta sẽ đề cập về nhất dị ở cặp phạm trù thứ ba.

* Cặp phạm trù thứ hai: Bất thường diệc bất đoạn 不常亦不斷 (phá khái niệm về thời gian, thường kiến - đoạn kiến)

Khái niệm về thường và đoạn được triết học Đông Tây thảo luận rất sôi nổi. Cho đến nay, đề tài này vẫn mới mẻ, chưa ai có thể trả lời làm thỏa mãn mọi khuynh hướng.

Phải chăng có một vị thần vĩnh hằng ?

Phải chăng, sau khi chết, con người hoàn toàn biến mất ?

Hai câu hỏi trên đại diện hai lập trường độc thần và vô thần lưỡng lập từng xuất hiện trong thời Phật còn tại thế. Phật, Đấng Trí Tuệ, xuất hiện ở thế gian là để dẹp bỏ tà kiến, trong đó có tà kiến về thường - đoạn, sinh - diệt.

Vào thời Phật, triết gia Ajita Kesakambali chủ trương không có nhân quả và chẳng có đời sau (đoạn kiến).

Kinh Pàyàsi (Tệ Túc) kể lại những lập luận của tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) thuyết phục vua Pàyàsi, người theo thuyết duy vật (Matérialism) của Ajita Kesakambali. Tôi không đi vào chi tiết kinh này. Ai muốn xem xin tự tìm.

Người Cộng Sản vô thần chống lại niềm tin tôn giáo, cho đó là thuốc phiện. Vào thời kỳ mà Giáo Hội Kitô ru ngủ cả Âu châu, thái độ của Karl Marx về tín ngưỡng rất giống với thái độ của Nietzsche trên phương diện triết học.

Đối với Marx, chỉ có vật chất, đúng hơn là vật chất mang giá trị kinh tế, mới là nền tảng cho xã hội. Tầng lớp dân chúng đại đồng bị quý tộc và tăng lữ bóc lột kinh tế từ thế hệ sang thế hệ. Cuộc nhân sinh là một cuộc vật lộn vì mưu sinh kinh tế. Tìm ra giải pháp lý tưởng về kinh tế, mới có thể đem lại phúc lợi cho đại đồng. Marx không quan tâm đến đời sau, và không tin vào tôn giáo. Đối với ông, tôn giáo không những phương hại cho kinh tế, còn làm con người bị vong thân.

Vô thần theo định nghĩa đầu tiên là không tin vào Thiên Chúa Sáng Tạo của văn hóa Abraham. Ngược lại, vì không có thần linh làm lá chắn, người vô thần rất cần các giá trị đạo đức để ổn định xã hội. Điều tôi nói có thể làm phật ý những người chống Cộng, vì họ cho rằng Cộng Sản luôn sống và hành xử vô đạo đức.

Đối nghịch với đoạn kiến là thường kiến của Kitô giáo. Thần học khẳng định rằng Thiên Chúa là vĩnh hằng, linh hồn và thân xác loài người cũng vĩnh hằng vào ngày Phán Xét qua kinh Tin Kính. Giá trị của sự sống vĩnh hằng được thể hiện qua truyền thuyết Phục Sinh của Giêsu. Chết đi, rồi sống lại, thì có rất nhiều trên thế gian; nhưng không ai được vinh danh là đã chiến thắng cái chết như Giêsu, vì ai sống lại xong, rồi sau đó, cũng phải vào mộ huyệt. Riêng Chúa Giêsu sau khi phục sinh đã bay về trời. Không ai có thể truy cập được ADN của Giêsu để có thể phản biện thuyết Hằng Sống. Tuy nhiên, tôi xin đưa ra một nhận định cơ bản như sau: con cá không thể sống trên cạn, con chim không thể bay dưới nước, con người không thể sống ngoài hành tinh mà nó được sinh ra như mặt trăng, hỏa tinh. Ngày nay với kiến thức khoa học, không hề có sự sống trên các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Tự thân của vũ trụ đã là một phép lạ. Phép lạ của vũ trụ có những quy luật mà ai chống lại đều bị nghiền nát. Quan niệm đi ngược các định luật của vũ trụ, là trái nghịch với “phép lạ”, cũng chính là mê tín và trái với khoa học.

Để loại trừ kiến chấp này, khoan vội sử dụng thuyết nhân duyên hay tính không, ta có thể đưa lời của nhà bác học Lavoisier người Pháp sau khi thí nghiêm và quán sát vật chất, ông đã đưa ra một khẳng định khoa học như sau:

Không gì mất đi, không gì sinh ra, tất cả đều biến chuyển (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme).

Có lẽ lúc đưa ra định luật khoa học này, Antoine Lavoisier không nghĩ rằng mình đã bác bỏ sự hiện diện quyền năng của Thượng Đế.

Mệnh đề rien ne se crée không những phản bác sự Sáng Thế ra vũ trụ (Genèse), mà còn phủ nhận cả tác nhân sinh ra vũ trụ. Không gì mất đi, không gì sinh ra, tất cả đều biến chuyển, nghĩa là không có gì thường hằng, cũng chẳng có gì đoạn diệt. Lavoisier đã giải thích tánh không của vật chất: nhất thiết pháp vô hữu tự tánh. Chính vì vũ trụ vô tự tính nên biến hóa lưu chuyển vô giới hạn, chưa từng sinh, chưa từng diệt mất.

Trong cái nhìn của hiện tượng, một cơn sóng vỗ vào bờ có khởi đầu và kết thúc ; thực ra chả có gì cả, chỉ có sự biến dạng của nước biển. Nước biển chưa từng thường hay đoạn dù có muôn đợt sóng.

Triết gia Hy Hạp Anaxagore sống vào thế kỷ V trước Tây lịch, trong luận đề Về Thiên Nhiên (De La Nature), cho rằng những giai đoạn hình thành vũ trụ, là theo một tiến trình mang tính hồng hoang mà trong đó, mọi sự sinh và diệt đều bị loại trừ. Vì không gì có thể được sinh từ hư vô, cũng chẳng thể trở về hư vô. Anaxagore xác định rằng “sự vật là như vậy” kết hợp lại hoặc phân rã trong một tiến trình vô tận.

…dans son traité De la Nature, il décrit les étapes de la formation de l’univers, selon un processus cosmogonique d’où sont bannies toute naissance et toute destruction: puisque rien ne saurait naître du néant, ni non plus y retourner, Anaxagore affirme que « les choses qui sont » se réunissent ou se dissocient dans un processus sans fin (Wikipedia).

Vào thời đại của Anaxagore, chưa ai biết rằng hư vô cũng chính là một chất liệu (dharma). Không có hư vô, làm sao có sự hiện hữu ? Hư vô là mẹ đẻ của không gian mà ngày nay khoa học khám phá ra có đến hơn 95% chất liệu đen và năng lượng xám phi hiện tượng (matière noir – dark matter). Chúng không nằm trong ba dạng hạt proton, neutron hay electron thông thường. Các nhà khoa học không nhìn thấy được chất liệu này, nhưng biết được “áp lực” của chúng nhờ so sánh sự chênh lệch đường biểu diễn trục xoay của các thiên hà so với con số tính được dựa vào công thức Newton. Tuy tất cả còn nằm trong vòng tranh cãi, nhưng cơ học lượng tử phát triển vào đầu thế kỷ XX đã xác định không gian vật lý được cấu tạo bằng vật chất dưới dạng hạt hay sóng chứ không phải hư vô. Vũ trụ của Kitô giáo thì không gian không phải là hư vô mà là nước, vũ trụ được làm ra từ nước, và ở giữa nước, như trong Thánh kinh 2 Peter. So sánh vũ trụ quan giữa Anaxagore và Thánh kinh, thì cái nhìn của người Hy Lạp minh triết hơn gấp bội. Tôi không dám bác bỏ một planet chỉ toàn nước, điều này ngoài hiểu biết của tôi, vì có một thực thể nước, nhưng ở dạng hơi (vapor cloud of water), không xa lỗ đen trong không gian và cách chúng ta đến 12 tỉ năm ánh sáng, với một lượng khổng lồ tương đương 140.000 tỉ lần số nước của trái đất (xem link). Nhưng quan niệm rằng vũ trụ được làm ra từ nước và ở trong nước, hoàn toàn trái với KH. Nếu nưóc H2O là vũ trụ, thì chắc chắn không có sinh vật nào ở và không có các thiên hà, các ngôi sao, vì giữa không gian luôn lạnh âm 270° C, nước không thể ở thể lỏng, mà ở trạng thái cứng như đá.

Lại thử đưa vũ trụ quan của Anaxagore so sánh với tầm nhìn của một nhóm nhà thiên văn vật lý Pháp của thế kỷ XXI thì không gì khác nhau bao xa:

Từ Big Bang, vũ trụ là một thế giới vật chất, rộng lớn vô tận, được tạo thành từ các hạt. Bao gồm các cụm thiên hà, cấu trúc của nó đồng nhất, cùng số lượng và cách bài trí (isotrope) ở khoảng cách rất xa. Đó là một tổng thể. Vũ trụ được tạo thành từ các ngôi sao và khí tụ tập trong các thiên hà nhóm lại với nhau thành từng cụm. Bên trong, có các hạt, proton và neutron khác. Nó được tạo thành từ 75% khí hydro. Khoảng cách tính bằng năm ánh sáng hoặc parsec. Theo mật độ của nó, hằng số vũ trụ và hằng số Hubble, nó sẽ kết thúc ở một giới hạn vô hạn, khi mà hạt cuối cùng không còn được nhìn thấy. (tài liệu thiên văn vật lý)

Vũ trụ như vậy là không có đoạn đầu và đoạn kết, vì nếu có khởi đầu để đi tới vô cùng, thì nó vẫn bị giới hạn ở đầu mốc đánh dấu cuộc khởi hành, chỉ cần đi ngược chiều thời gian, như người ta đưa ra thuyết Big Bang thì tại dị điểm 0 là đầu mốc của vũ trụ. Big Bang đã thất bại trong việc giải thích nếu có sự bùng nổ, thì tại sao vũ trụ không nhàu nát thành một đống xà bần, mà lại là một siêu thể đều và phẳng dẹt (huge, smoothe and flat) trước khi luật hấp dẫn khởi động làm biến dạng ? Alan Guth đã trám lỗ hổng Big Bang bằng thuyết vũ trụ giãn nở đều (Inflation cosmic). Nhưng Stephen Hawking lại đưa ra cái nhìn vũ trụ vô giới hạn được hình thành từ một nhất thể không gian và thời gian hợp nhất tại 0, trương phình một cách đều đặn đến vô hạn theo cách mà ông gọi là “hàm sóng của vũ trụ” (wave function of the universe) bao trọn quá khứ, hiện tại, và tương lai vào một, làm đảo lộn những học thuyết về hạt giống sáng tạo, đấng sáng tạo, và mọi biến trình được đưa ra trước đó. (Natalie Wolchover)

Với đề nghị một vũ trụ vô giới hạn (no-boundery proposal), nghi vấn về thời kỳ tiền Big Bang là vô nghĩa, bởi vì lúc ấy chưa có khái niệm về thời gian. Hawking trả lời trước cử tọa của Giáo Hoàng Học Viện vào năm 2016, một năm rưỡi trước khi ông qua đời. “Sẽ giống như hỏi cái gì nằm ở phía nam của Nam Cực” (Sđd)

Tóm lại, không thể có cái gọi là vĩnh hằng (thường) hay mất đi (đoạn), vì tất cả đều chỉ là vật chất luôn biến chuyển, không có gì sinh ra, cũng chưa có gì mất đi, theo định luật vũ trụ của Lavoisier hay Anaxagore.

* Cặp phạm trù thứ ba: Bất nhất diệc bất dị 不一亦不異 (phá khái niệm về không gian, trụ tướng nhất dị của vật chất)



Để cho dễ hiểu để tài này, tôi xin bắt đầu bằng câu chuyện về hai bài hát. Trước hết hãy nghe bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Nguyễn Đình Toàn:

Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên, như dòng sông nước quẩn quanh buồn, như người đi cách mặt xa lòng. Ta nhủ thầm em có nhớ không…(Nguyễn Đình Toàn – Sài Gòn niềm nhớ không tên)

Ca từ ấy nhắc lại câu chuyện lịch sử năm 1975, là kết thúc chia đôi đất nước sau 21 năm chịu sự xếp đặt phân ranh Bắc Nam không nằm trong tay ngưòi Việt quyết định. Hậu thế sẽ đánh giá cột mốc thống nhất lịch sử này, sẽ sàn lọc đâu là dân tộc, đâu là phi dân tộc. Tôi không đi xa về sự kiện này ở đây, chỉ đưa ra việc Sài Gòn bị đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo ra hai thái độ trái ngược, rất hợp với đề tài nhất dị mà chúng ta đang tìm hiểu.

Những người yêu nước VNCH đau buồn khi Sài Gòn mất tên. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết ca khúc trên với những lời lẽ khiến có người khóc khi hát.

Một nhạc sĩ khác, Trầm Tử Thiêng, còn khóc vang từ Mỹ về thấu Việt Nam:

Đêm nhớ về Sài Gòn

Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông .
Gợi bao nhiêu cho cùng...

Sài Gòn có mất hay không mà tiếng hát Khánh Ly trên cả hai ca khúc đều bi thiết đến như vậy ?

Đi sâu vào sự kiện, không cần cặp mắt của nhà Trung Quán cũng nhận ra, sự mất hay còn, đều do cái nhìn phân biệt theo chính kiến, cái nhìn ấy cũng thay đổi với tự thân của chủ thể nhìn. Những năm về sau cuộc đời, Khánh Ly và Lệ Thu, người từng hát tha thiết hai ca khúc này đều đã về VN hợp tác với “kẻ chiếm đóng”, chữ dùng của nhà chính trị Nguyễn Gia Kiểng. Khi hai siêu ca sĩ về hợp tác với Việt Công, thì Sài Gòn có còn mất nữa không ?

Lúc mới được đổi tên, nhà nước Cộng Sản VN không bao giờ cho phép sử dụng tên cũ Sài Gòn ở tất cả các cơ quan truyền thông. Nhưng gần đây, báo chí cũng như các công ty du lịch quốc doanh đã tái sử dụng lại tên cũ Sài Gòn. Ai muốn gọi tên gì cứ tùy ý.

Người VN ở Mỹ không bao giơ chịu gọi đó là TP Hồ Chí Minh.

Người trong nước yêu chế độ CS lại cũng tỏ ra rất khó chịu khi ai gọi đó là Sài Gòn.

Nhưng sự thật Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh không phải là một, cũng không phải là hai. Ở đây, hành giả lại có cơ hội hiểu rõ thế nào là giả danh, tức là nương vào duyên khởi mà gọi tên. Người trong nước, hoặc người sinh sau 1975 có nhân duyên khác, người ở nước ngoài cũng có hai khuynh hướng già trẻ khác. Phân ra thì muôn sai vạn biệt, nhưng tóm lại chỉ là tên của một thành phố. Đó là chưa kể Sài Gòn, khi Bắc quân tiếp quản, và Sài Gòn của thế kỷ 21, cũng muôn sai vạn biệt. Nhưng nói thế nào, Sài gòn cách chúng ta gần nửa thế kỷ từ 1975, tuy muôn vàn thay đổi, vẫn không phải là hai.

Sự kiện đổi tên thành phố trên, giải thích một cách gần gũi nhất cặp phủ định bất nhất diệt bất dị.

Nagarjuna, trong phần giới thiệu phẩm đầu của Trung Luận, nói rằng vì thế gian có quá nhiều phân biệt tà kiến trong quan niệm về sinh diệt thường đoạn, nên Phật đã nói rõ bản chất của vũ trụ như sau: “Phật muốn đoạn trừ các tà kiến ấy để làm cho hiểu được Phật pháp, nên trước hết đối với hàng Thanh văn Phật nói mười hai nhân duyên, sau lại vì những người đã tu tập hành trì, có tâm trí lớn, có khả năng lãnh thọ giáo pháp thâm sâu, Ngài mới đem pháp Đại thừa, nói rõ thật tướng của pháp nhân duyên là "hết thảy pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng một chẳng khác v.v…, rốt ráo không, không có gì của chính nó.” (HT Thiện Siêu dịch)

Như vậy, không những Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh chẳng một chẳng khác, mà tất cả vật chất cấu tạo nên vũ trụ đều chẳng sinh chẳng diệt, chẳng một chẳng khác.

Nhà thiên văn vật lý ngày nay nhìn vũ trụ là toàn thể không chia cắt, nhưng vẫn hàm ý không phải một, cho dù nếu có hai, thì tự tính của vũ trụ vẫn là một. Điều này cho thấy vũ trụ quan của các nhà thiên văn vật lý học thế kỷ XXI tương đồng với thế giới trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm một là tất cả, tất cả là một: L'Univers, c'est la totalité, ce qui suppose qu'il y en qu'un. C'est un tout. S'il y en a deux, l'Univers est la somme. Tiếng Pháp nêu rõ, nếu có hai, thì Vũ trụ vẫn một, S'il y en a deux, l'Univers est la somme (sđd). Nếu có nhiều hơn hai, thậm chí hằng tỉ, thì vũ trụ vẫn trụ yên ở một, nhưng bất nhứt. Động từ être (be) không diễn tả một cố gắng tác động để nuốt hai hay nhiều thành một, mà là bất nhị. Và khi nói bất nhị, thì phản đề của bất nhị vẫn là bất nhất.

Vũ trụ như vậy, luôn ở trạng thái bất nhất, bất dị.

Nhà Trung Quán nhìn thấy cái không là mẹ đẻ cả vũ trụ trước khi có thuyết Big Bang:

Dĩ hữu không nghĩa cố 以有空義故 Chính nhờ vào nghĩa không
Nhất thiết pháp đắc thành 一切法得成 Mà vũ trụ vạn pháp được cấu tạo
Nhược vô không nghĩa giả 若無空義者 Nếu mà không có không
Nhất thiết tắc bất thành. 一切則不成 Vũ trụ vạn pháp không thể có

Khi viết cuốn A Brief History of Time, Stephen Hawking còn nghi ngờ rằng phải có một vai trò nhỏ nào đó cho thượng đế lên dây cót để đồng hồ vũ trụ khởi động. Tuy nhiên, ông đã nghi vấn nếu vũ trụ tự nó tròn đầy, vô biên giới và không có bờ mép, không có khởi đầu cũng không có kết thúc: nó chỉ đơn giản như vậy. Thì vị trí nào còn dành cho đấng sáng tạo ?

So long as the universe had a beginning, we could suppose it had a creator. But if the universe is really completely self-contained, having no boundary or edge, it would have neither beginning nor end: it would simply be. What place, then, for a creator? Stephen Hawking (A brief history of time).

Nhưng sau đó, hợp tác với nhà vật lý học Hoa Kỳ Leonard Mlodinow trong cuốn The Grand Design, nhà bác học lừng danh sau Newton và Einstein theo thứ tự thời gian này đã khẳng định rằng không hề có một đấng sáng tạo dựng nên vũ trụ, mà “Big Bang” là một kết quả tất yếu của định luật vật lý vũ trụ. Nếu vũ trụ chưa từng hiện hữu, nó có thể, và sẽ tự tạo ra từ hư không:

“Bởi vì có một định luật như là luật hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra chính nó từ hư không. Sự sáng tạo tự phát là lý do tại sao có một cái gì đó hơn là không có gì cả, tại sao vũ trụ hiện hữu, tại sao chúng ta hiện hữu.”

God did not create the universe and the “Big Bang” was an inevitable consequence of the laws of physics, the eminent British theoretical physicist Stephen Hawking argues in a new book. “Because there is a law such as gravity, the universe can and will create itself from nothing. Spontaneous creation is the reason there is something rather than nothing, why the universe exists, why we exist,” (Reuter)

Tất cả công trình nghiên cứu của ba đời khoa học vật lý, trải dài từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XXI, bắt đầu bằng Newton, qua Einstein đến Hawking, mục ích là để chứng minh Thượng Đế tạo dựng ra vũ trụ. Nhưng cuối cùng, không phải là Thượng Đế như họ muốn, mà là một “tên thủ phạm” không ngờ, kẻ tạo dựng ra mọi nguồn cơn, đó là lý duyên khởi hay Tính Không của vạn pháp !

Khi tôi nói phá thời gian, hay phá không gian, không hàm nghĩa đặt bom dùng chất nổ phá tan một sự vật, mà chỉ phá kiến chấp về không gian và thời gian cố định được hình thành trong khái niệm. Nói đúng hơn va phá bỏ khái niêm không gian và thời gian có thể rời nhau mà hiện hữu. Cặp phạm trù này cũng như ánh sáng và bóng tối, chúng không thể lìa nhau.

Vũ trụ Big Bang giãn nở chính là mô hình của tạng thức trong Duy Thức Học. Mọi chủng tử mà ý thức không thể nhìn thấy, tựa như vật chất đen (matière noire) hay năng lực xám trong vũ trụ. Các chủng tử này chỉ trồi lên ý thức vào giờ Big Bang. Khi không gian và thời gian lặng yên ôm nhau không tách rời và không phân biệt, vũ trụ là một dị điểm 0 không có khởi đầu. Nhưng lúc vũ trụ khởi động tự tạo, thì vô minh cũng bắt đầu khởi động trồi lên mặt tạng thức, tựa như vật chất đen chứa đựng hạt và phản hạt giãn phình tràn ngập vũ trụ. Đó cũng chính là sát na của hành và thức đầu tiên khởi lên trong 12 nhân duyên, và từ đó, sinh mạng lưu chuyển trong sinh tử. Trái đất và sinh mệnh của nó chưa hề khác với sinh mệnh của vũ trụ. Trái đất với vũ trụ, bất nhất, nhưng bất dị. Đừng đặt câu hỏi mà Hawking cho là vô nghĩa: phía nam của cực Nam là cái gì.

Tác giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai viết rất hay về khởi niệm vô minh như sau:

Kiến phần (biết) và Tướng phần (bị biết) không phải là ngã và pháp, là người và vật. Nhưng nếu để tướng ngã pháp này được huân tập mãi vào Tạng thức thành chủng tử có sẵn, thời khi móng khởi lên liền thấy ngã và pháp là những hiện hữu có tự thân độc lập riêng biệt. Chính do thức biến theo cách này (gọi là phân biệt biến) mà các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài) nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, trói buộc theo nó, gây nên khổ đau.(Thư Viện Hoa Sen)

* Cặp phạm trù thứ tư: Bất lai diệc bất xuất 不來亦不出 (phá khái niệm tác động của vật chất)

Để phá chấp trên hiện tượng đi và đến, Trung Luận dùng hình ảnh hạt lúa và mầm lúa. Mầm lúa không thể đi khỏi hạt, dù nó đã trồi ra khỏi vỏ để phát triển thành cây lúa. Nếu mầm ấy đã đi, sao không thấy nó trở lại chui vào hạt để chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp. Từ đó, Long Thụ bác bỏ sự di chuyển của vật chất, các sự di chuyển đều không có thực tướng.

Vàng trong mõ khi bị đào, nó không đi đâu cả. Nếu vàng đi mất, thì làm sao thợ kim hoàn có thể tạo ra những trang ức đẹp cho phụ nữ ? Sự tham muốn chiếm hữu di chuyển chứ vàng hoàn toàn bất động.

Vật chất không di chuyển, chúng chỉ được thay đổi giấy chủ quyền hay không gian chứa đựng, còn bản chất của chúng không hề chyển động. Một căn nhà không di chuyển, người ta thay đổi tên trên giấy chủ quyền, nhưng căn nhà không đi đâu cả. Chiếc xe được chuyền tay sang tên vẫn không đi đâu cả, kể cả động cơ. Nếu chiếc xe đi mất thì làm sao chủ mới có thể xử dụng ? Nhờ tính chất không chuyển động của vật chất mà ngành ngân hàng phát triển, tạo ra sư di chuyển ảo của tiền tệ, thu hút và trở thành nhu cầu của toàn thế giới. Một ngân hàng nhỏ có thể chứa đựng vô tận sự giàu có của nhân loại nhờ tính chất bất lai, bất xuất của tiền. Khi ông Cho chuyển 1000 USD cho bà Nhận, thì số tiền không di chuyển, nó vẫn năm yên ở ngân hàng nơi ông Cho có tài khoản, chỉ có sự thay đổi những con số trong tài khoản của ông Cho và của bà Nhận.

Nói như vậy, không phải chúng ta phủ định sự di chuyển. Sự di chuyển chính là tác giả của mọi sự sống, Ngay một cành cây cũng biết xoay theo hướng mặt trời. Một dòng nước không lưu chuyển sẽ được gọi là ao tù nước đọng.

Trong chương Quán Khứ Lai (Gatāgataparīkṣā), Long Thụ viết đến 25 tụng kệ để đưa cặp tiền đề khứ lai vào khung biện chứng. Trong bài tụng kệ bên dưới, ngài dùng lý luận thông thường để chứng minh có đi lại trong cặp mắt thường nghiệm:



Động xứ tắc hữu khứ 動處則有去 Có động là có đi
Thử trung hữu khứ thời 此中有去時 Trong sự đi này có thời gian đi
Phi dĩ khứ vị khứ 非已去未去 Nếu không đi thì chưa đi
Thị cố khứ thời khứ. 是故去時去 Cho nên có thời gian đi là có đi

Như vậy, Long Thụ không bác bỏ động xứ 動處, sự chuyển động, của các hiện tượng. Nhưng lý luận siêu hình và biện chứng của Long Thụ từ bài kệ số 1 đến bài kệ số 25 cho thấy, tất cả đều là giả danh, không có tác nhân đi, cũng chẳng có sự đi.

Bài kệ thứ 11 có câu:

Ly khứ hữu khứ giả 離去有去者 Lìa sự đi mà có người đi
Thuyết khứ giả hữu khứ 說去者有去 Tức là nói người đi (không cần đi) vẫn là đi.

…là một sự phi lí.

Lý luận của Long Thụ mang đầy tính biện chứng, rất khó cho người đọc bình thường. Long Thụ chia người đi và hành động đi là hai tiền đề (entité) biệt lập A và B. Hai tiền đề này kết hợp lại thành AB thì chúng mới mang một ý nghĩa. Nếu lìa sự đi thì “người đi” chỉ còn “người”. Hai tiền đề này không nhờ nhân duyên hợp chúng lại thì cả hai đều vô nghĩa, thậm chí là hư cấu. Người là gì nếu không có một hành động nào đó để nhận diện anh ta trước thiên nhiên và xã hội ? Như trên tôi đã trình bày, một giòng nước phải có sự lưu chuyển, một cành hoa phải biết được hướng của mặt trời, người thiết yếu phải làm cái gì. Ở đây là người + đi, (A+B). Lìa sự đi mà có người đi ly khứ hữu khứ giả, hoặc người đi độc lập mà không cần hành động đi thuyết khứ giả hữu khứ, đều sai với luận lý toán học. Jean Paul Sartre cũng thừa nhận con người không gì khác hơn là hành động của hắn - L’homme n’est rien d’autre que ce qu’il se fait. Ta thấy Long Thụ chứng minh rằng không phải con người có tự ngã, mà các hành động đã cho con người vay mượn tự ngã. Còn các hành động, nếu không có chủ thể tác động, cũng phi lí. Tựa như nước là Hydro + Oxy. Nếu nước lìa một trong hai hợp tố thì không còn cái “bản ngã nước”, tức là nó sẽ không trầm xuống và ướt theo luật vật lý ngũ hành thủy viết nhuận hạ 水曰潤下, vì Oxy hay Hydro, nếu không kết hợp nhau, tách riêng ra, cả hai đều sẽ bay lên.

Mục đích của Long Thụ khi phủ định đến và đi, thực ra không nhằm vào tướng trạng của các pháp. Tướng luôn cần điều kiện để xuất hiện, như trời mua, trời nắng ; khi điều kiện thay đổi, tướng trời cũng thay đổi. Trời đất gì cũng phải chịu sự lưu chuyển trong sinh, trụ, dị, diệt là bốn tướng của vạn pháp.

Phẩm Khứ Lai được giảng giải rất tường tận, và tương đối dễ hiểu dưới ngòi bút dân chủ hóa triết học của đại-pháp-thiền-sư Thích Nhất Hạnh. Ai thực tâm muốn tìm hiểu Trung Luận, thì các bài viết của ngài trên Làng Mai là nơi mà mọi người nên lắng gửi tâm tư vào. Tôi cũng có thể gọi hòa thượng thiền sư Thích Nhất hạnh là Sư Ông Làng Mai.Thay vì giải thích các hiện tượng đi và đến, tôi xin phép sư ông trích một đoạn của ngài:

“Tôi biết”, trong đó có chủ thể tôi và động từ biết. “Tôi biết” ở đây là một tri giác, một chánh niệm, một tâm hành gọi là tâm hành tưởng. Tưởng là một trong năm tâm hành Biến hành. Năm tâm hành Biến hành (sarvatraga) là năm tâm hành lúc nào cũng có và bao giờ cũng có. Đó là: xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Khi một tâm hành biểu hiện ra thì có chủ thể của tâm hành và đối tượng của tâm hành. Tưởng là một tâm hành rất phổ biến, ai cũng có và lúc nào cũng có. Tưởng có chủ thể gọi là năng tưởng và đối tượng gọi là sở tưởng (tướng). “Tưởng gió” là ý thức về gió, vì vậy gió là đối tượng của tưởng. Chỉ cần tưởng biểu hiện ra thì có chủ thể tưởng và đối tượng tưởng mà không cần có cái tôi đứng ngoài để mà tưởng. Không cần có tác giả, chúng ta chỉ nên giữ lại tác nghiệp thôi. Trong tác nghiệp giống như là có tác giả ở trong, nghĩa là có chủ thể tưởng và đối tượng tưởng. Nếu chúng ta nghĩ, ngoài cái biết còn có kẻ biết tồn tại là sai lầm. Trong ánh sáng của giáo lý Trung Luận, nếu quan niệm có “cái tôi” tồn tại độc lập ngoài “cái biết” (cái tri giác) là sai. Chúng ta có thể nói: Biết gió đang thổi. Mà “biết gió đang thổi” là gì ? Gió đang thổi là đối tượng. Nhưng nói “gió đang thổi” rất rườm rà, nó cũng chỉ là gió thôi. Vì vậy cho nên gió là đối tượng và biết là chủ thể. Biết cái gì? Biết là đang có gió. Khi gộp lại hết, còn hai chữ “biết gió” thì mình thấy cũng thừa thãi quá. Gió là đối tượng của tri giác rồi, giữ lại đối tượng thôi cũng đủ, tại sao phải nói là “biết gió”. Ban đầu chúng ta nói: Tôi biết gió đang thổi. Từ từ ta khai trừ những chữ không quan trọng, cuối cùng chỉ giữ lại chữ gió thôi. Khi nghe gió đang thổi thì ta nói: “Gió!” Như vậy có đủ không? Tại sao phải nói rằng: gió đang thổi?

Trong đoạn trích dẫn, câu văn quan trọng nhất mà sư ông gửi gắm đến chúng ta là câu tôi in đậm. Người đọc câu này phải ít nhất có căn bản hiểu được 5 thứ tâm biến hành bao gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. Chỉ cần TƯỞNG biểu hiện ra thì có chủ thể tưởng và đối tượng tưởng mà không cần có cái tôi đứng ngoài để mà tưởng. Không có sự phá ngã chấp nào rõ ràng hơn. Sự sống không thiết yếu phải có ngã chấp. Bỏ bản ngã đi, sự sống sẽ đẹp hơn, như trăng rọi xuống mặt hồ, ong bay vờn trên vạn cánh hoa. Vì sao Đức Phật không bao giờ bị thú dữ như rắn rít cọp beo làm thương tổn ? Vì không con rắn nào khi bò ngang Đức Phật mà thấy được hiện diện của một sự nguy hiểm, tựa như khi nó bò ngang một cành cây hay một mõm đá. Sự ngây thơ của trẻ thơ thường lại chính là hàng rào bảo hộ mạnh nhất cho nó. Nhìn nụ cười của trẻ thơ, dù là họng súng cũng khó có thể bóp cò. Sức mạnh vô ngã còn thuyết phục hơn sức mạnh vô tư của trẻ thơ. Trẻ thơ có thể bị voi say chà dưới chân, nhưng vô ngã lại khiến voi say phải quỳ xuống. Nếu đóa hoa hoàn toàn vô ngã, thì nó không cần khoe sắc, và cũng không cần hướng về phía mặt trời. Vì nở, không nhứt thiết phải là hoa, trong nở, đã có hoa, có cả Big Bang. Nên nhớ, nở, chứ không phải nổ, dù vẫn tạm dùng chữ big bang. Sau khi bác bỏ sự nổ từ một diện tích 0, Hawking và các nhà vât lý học sau Lemaître đã diễn đạt sự giãn nở đều của vũ trụ, không cho rằng có sự nổ, vì vũ trụ không bị nhàu nát nếu phải trải qua một sức ép bạo phát như vậy. Tôi đề nghị thay từ Big Bang bằng Big Bloom. Sư ông dùng ẩn dụ có thổi trong gió, tôi học lại “tích môn của Làng Mai”, cố tình đảo lộn chủ thể và hành động giữa gió và thổi, đưa ra nở ra trước hoa, để phá chấp triệt để về ngã trong tính không. Một khi chỉ còn nở, mà không thấy hoa, sự say đắm vào hoa sẽ không có lý do tồn tại, và những đóa hoa sẽ không còn tô son điểm phấn làm cho trời đất nổi cơn gió bụi.

Qua phẩm Quán Khứ Lai, Long Thọ không những phủ nhận sự đến, sự đi, mà ngay sự trụ ở; vô lai, vô khứ, vô trụ; Như Lai, Như Khứ, Như Trụ. Như vậy mà đến, như vậy mà đi, như vậy mà trụ. Pháp thân của mười phương và ba đời chư Phật luôn ở trạng thái Như Như bất động. Đó là cái nhìn Trung Đạo.

Nhân tiện, tôi cũng mở một dấu ngoặc để diễn rộng nghĩa của mười phương và ba đời chư Phật, là câu niệm Phật rất thường nghe khi ta đến chùa vào những dịp lễ. Câu ấy bằng âm Hán Việt là: Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị Lai Tam Thế Nhất Thế Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường Trụ Tam Bảo. 南無十方儘虗空徧法界過現未來三世一世諸佛尊法賢聖僧常住三寶.

Không một tôn giáo nào vẽ ra được thế giới và vũ trụ hoàn hảo như cái nhìn của đạo Phật qua câu niệm trên.

Mười phương diễn tả một hình cầu trọn vẹn, mà trước khi có hình học không gian, kinh Thánh chỉ vẽ được mặt đất lúc thì vuông, lúc thì tròn dẹt, sao bằng chỉ với hai chữ 十方, đã tóm hết vũ trụ. Phải đợi đến thế kỷ 21 thì KH học mới vẽ được bức tranh vũ trụ quan của Phật giáo.

Khoa học cũng chưa bao giờ đạt đến sự hợp nhất ba thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai vào cùng một gói khái niệm như khái niệm tam thế nhất thế 三世一世. Cái nhìn này trước thế kỷ 21 không thể có, một khái niệm thời gian vô thời, ngay Einstein cũng chưa vẽ ra được, cần đợi sự chín muồi của Stephen Hawking mới đột phá ra được, nhưng chỉ vài năm trước khi ông mất ! Vì ba thời không chia cắt, là một tấm ảnh chụp thật tài tình và ngoạn mục về Big Bang ngay khi nó khai hoa nở nhụy. Tam Thế làm một, cũng diễn ra khái niệm chưa từng đi, chưa từng đến, và chưa từng trụ ở; không đầu, không cuối, vượt xa tư tưởng hạn hẹp Alpha và Omega.

Sự vô biên của vũ trụ cũng chưa sách vở nào từ 2000 năm trước có thể nói đến một tận hư không biến pháp giới mà Hawking đã rất ngạc nhiên khi thấy nó tự hình thành (biến pháp giới) không cần ai sinh ra nó !

Dịch câu niệm Phật này, thì nó rất thường, nó như vầy: Kính lạy Mười Phương Chư Phật, Chư Tôn Pháp, Chư vị Hiền Thánh Tăng thời Quá Khứ, thời Hiện Tại, thời Vị Lai, Ba Đời nhưng chỉ là Một, từng thị hiện trong các cõi thế giới biến hóa ra từ hư không vô tận.

Câu niệm Phật không khoe khoang, hoàn toàn vô ngã, bình dị, mà bao hàm tâm từ bi, lòng tôn kính, sự sống bình đẳng không đầu không cuối của vũ trụ tam giới khi đem so sánh với câu văn đã, đang, và sẽ, nổ tung màn ảnh Hollywood như sau: Ego sum Alpha et Omega, principium et finis, dicit Dominus Deus, qui est et qui erat et qui venturus est Omnipotens (Ta là Alpha và Oméga, Thiên Chúa phán. Ta đang, đã, và sẽ là Đấng Toàn Năng). Toàn năng như vậy mà lại nói đất được làm ra từ nước, và ở trong nước - the earth was formed out of water and by water (2 Peter).

Trịnh Công Sơn có một bài hát như thế này:

Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người.
Này em hãy đến tìm tôi
Vì những con sông đã cạn nguồn rồi,
Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
Về cùng tôi đứng bên âu lo này.

Một tác giả đạo CG đã châm biếm cái nhìn “nghệ sĩ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như sau:

Vâng tất cả, đối với nghệ-sĩ ngoài đời, lúc nào cũng thấy “Chúa đã bỏ loài người!”, “Phật đã bỏ loài người” rồi, nghệ-nhân ạ. Vâng. Nghệ-sĩ có nghĩ rằng đời người ra như thế, thì độc-giả và người nghe hát chúng tôi vẫn không hiểu như thế hoặc như vậy đâu nghệ-sĩ ạ.

Không nghĩ thế và không hiểu vậy, là bởi bọn tôi đây vẫn được dậy rằng:

“Narendra hỏi: “Thưa ngài, tôi xin hỏi: có khi nào ngài thấy Chúa ở tâm can không?”

Sri Ramakrishna đáp: “Có chứ! Tôi thấy Chúa rõ như tôi đang nhìn thấy ông đây, có điều là: tầm nhìn này mang ý-nghĩa đậm đặc hơn, thôi...”

Thật ra, riêng tôi vẫn một lòng cảm kích/biết ơn truyền thống “hư không/trống rỗng”, rất đặc biệt. Nhưng, chọn lựa của tôi, lại có đôi ý tưởng hơi khang khác. Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ.

Đúng hơn, phải nói: đó là “tâm-thức nội-tại” vào với Chúa. Bởi, có vào với Chúa như thế, ta mới thấy ít/nhiều điều về chính Ngài. Xem thế thì, tâm-thức nội tại mang ý-nghĩa của tầm nhìn đi vào tận phần sâu thẳm, rất thần thánh. Và niềm tin, quả đã cho ta cơ-hội thuận-tiện để có được tầm-nhìn nhắm thẳng đích vào chốn thẳm sâu có Chúa, với Chúa.

Thánh Tôma Akinô, từng đề-cập vấn-đề tiên-quyết có liên quan đến điều mà thánh-nhân gọi là “Prima Pars” qua ý nghĩa của “tín điều thần thánh” vốn bảo rằng: thần-học của thánh-nhân khá an-phận không chỉ nhắm vào niềm tin mà thôi, nhưng đặc biệt hơn, còn nhắm cả vào loại-hình cá-biệt về hiểu/biết mang tính tích-cực do niềm tin đem lại, nữa). (xem link ở đây)

Người Công Giáo không thành thật với giáo lí của mình.

Khi vị linh mục trao bánh thánh và rưọu thánh, họ đọc câu thần chú La Tinh biến bánh và rượu thành thịt xương, và máu của Chúa,và họ gọi lễ này là lễ rước mình Thánh Chúa. Họ nói đây là thịt thật, là máu thật. Hoc Est Enim Corpus Meum, Hic Est Enim Calix Sanguinis Mei. Sợ tín đồ chỉ xem đây chỉ là “biểu tượng” nên họ đọc thần chú La Tinh để cho mọi người rùng mình khi nuốt thịt và máu chúa vào người. Tín đồ tin vào thịt và máu Chúa đến nỗi khi không nghe lời linh mục đặt vòng xoắn chỉ vì nuôi không nổi con, thì con chiên đã trốn không dám rước Mình Thánh Chúa, sợ làm bẩn máu thịt của Ngài !

Tuy nhiên, ở một môi trường khác, khi cần biến Chúa thành món hàng triết học, thì con chiên có “trình” hơn lại chơi trò ảo thuật, biến Chúa thành món“tâm-thức nội-tại”.

Sự gian manh này còn được thấy qua cách sử dụng cái lưỡi không xương để múa mê tông quyền trước đám đông quần chúng đa phần là phe mình hoặc đa phần không biết võ nghệ như sau:

Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ.

“Hình-hài của trí-tuệ” là thứ gì vậy ? Chỉ có trí tuệ loại đặc biệt có gạch giữa mới có “hình-hài” và có khả năng để tin rằng “tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen. – I believe in the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and life everlasting. Amen. Còn trí tuệ không gạch nối không hình-hài, chắc chắn không ai đủ chất xám để tưởng tượng xác chết có thể sống dậy và bay về trời ! Phải không thưa ông con chiên ?

Con chiên khi nuốt máu và thịt Chúa rùng mình ra sao, thì tôi rùng mình y như vậy khi đọc những áng văn chương siêu phẩm “Điêu Toàn Cổ Quái, Cổ Quái Điêu Toàn” như loại vừa trích.

Khi cần một Thiên Chúa cosmique theo dạng ông Trời Việt Nam, thì những kẻ rao giảng cho Chúa đội khăn đóng, mặc áo dài màu xanh và đi guốc mộc. Khi cần một Thượng Đế từ ái được Einstein thờ phụng từ triết lý của Spinoza, thì lập tức kẻ rao giảng dẹp bỏ hỏa ngục và phép lạ, chỉ nói Chúa tạo ra vũ trụ và không can thiệp vào trật tự đã tạo dựng. Nhưng đứng trước bầy cừu ngoan ngoản, thì Chúa trở lại hình hài của kinh Cựu Ước, nghĩa là đầy quyền năng, thích thưởng phạt, sẵn sàng khạc ra lửa như ngài từng khạc đốt chết toàn bộ người dân thành Sodom và thành Gomorrah. Vào thời buổi các đại học Mỹ và Âu châu xúm nhau dạy về Phật học, thì Chúa bèn mặc y vàng và ngồi thiền.



Sẵn tiện cũng bàn đôi chút về lời nhạc của cố nhạc sĩ mà rất nhiều người say mê ưa thích, trong đó có tôi.

Một hình ảnh nào đó, TCS gọi là em, được nâng lên ngang hàng với cái mà Sơn cho là “sự cứu rỗi” qua lời nhạc đã trích:

Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người.
Này em hãy đến tìm tôi

Trước hết, có đúng là Chúa và Phật đều đã bỏ loài người không ?

Như sự phản đối của tác giả bài viết trích dẫn, anh ta cố tình cho rằng, chúng ta đánh mất chúa, chứ Chúa luôn ở trong mọi người. Chúng ta xa rời Chúa, chứ Chúa luôn ở cạnh ta.

Nghe rất thánh thiện từ ái.

Nhưng tín đồ luôn được dạy xin nguyện được làm tôi tớ cho Thiên Chúa, tự nhận mình chỉ là vật thụ tạo. Ca sĩ Quang Lê vốn là Phật tử, cũng thiếu điều muốn quỳ mọp dâng hiến giá trị tự do của mình để được làm thụ tạo, làm nô lệ khi hát bài này, nói gì là con chiên. Trong giáo dục của Kitô giáo không có sự bình đẳng. Đừng nói là bình đẳng với Thiên Chúa, chỉ cần bình đẳng giữa nam và nữ đã là không thể, người nữ không được thụ phong linh mục, các Thánh CG còn ví đàn bà như rắn độc phun nọc phì phì, huống là !

Một kẻ tôi tớ hay vật thụ tạo, ở bên cạnh Chúa thì còn hình dung ra được, chứ tôi tớ hay bàn ghế của ngài thì làm sao có thể ở trong Ngài được ? ở bằng cách nào ?

Thiên Chúa vô hình, ngài có thể ở trong con người, nhưng con người sinh học cần ăn uống và bài tiết, không thể nào ở trong Chúa ! Từ lâu chỉ nghe nói ma nhập vào người, chứ chưa từng nghe người nhập vào ma.

Nói chúa ở trong ta, tuy có lí, nhưng như hạt mầm phải sinh ra cây mang hạt mầm, đàng này ta không bao giờ có thể sinh ra cái gì giống Chúa cả, thế bảo ngài ở trong ta là ở làm sao ?

Chúng ta được sinh ra từ cha mẹ, có cha mẹ trong chúng ta, chúng ta lại sinh ra hình ảnh của cha mẹ qua những đứa con, các con lại sinh ra sự tiếp nối và như vậy không ai biến mất.

Cái trứng có trong con gà, gà sẽ đẻ ra trứng, trứng lại nở thành gà. Còn Chúa ở trong ta, ta đẻ ra nở ra thứ gì ?

Có thể lối biện luận “phàm tục” thiên về hiện tượng của tôi không phù hợp với các bạn Kitô giáo, vậy chúng ta thử giải thích khái niệm Chúa ở trong ta, ta ở trong Chúa, qua ngã bản thể, xem có ăn khớp không ?

Trên bình diện bản thể, A ở trong Á, và Á ở trong A, chỉ khi nào bản chất của A, và Á bình đẳng không sai biệt thì mới có sự hòa tan hay ở trong nhau, như sữa hòa vào nước, và nước vào sữa ; hoặc ánh sáng đèn Néon hòa vào ánh sáng đèn Led, hoặc con người hòa vào con người. Khi nói đến bản chất, chúng ta phải loại bỏ khối lương hay số lượng, mà chỉ nói đến chất lượng. Điện âm và điện dương gặp nhau còn nổ nói gì hai thực thể quá khác biệt. KH có thể clone ra một con cừu từ tế bào cừu, một con mèo từ tế bào mèo, nhưng chưa nghe có sự sao chép mèo ra chó, chó ra chuột, đơn giản vì chó và mèo không cùng bản thể.

Cũng chưa từng nghe ai dám nói là sẽ có ngày được trở thành Chúa, ngang hàng với Chúa.

Không bình đẳng và đồng loại, thì không thể nói Chúa ở trong ta, ta ở trong Chúa được.

Kết luận, Chúa đã bỏ loài người là có thật. Bằng chứng ?

Rất dễ: Vào ngày ký hiệp định Genève, Hoa Kỳ hợp tác với Giáo Hội La Mã tại VN tung tin rằng Chúa và Đức Mẹ đã vào Nam, nhằm mục đích lôi kéo tín đồ Công Giáo từ bỏ quê cha đất tổ ở phương Bắc để đi tìm đất hứa tận trời Nam. Quyền năng của Thiên Chúa luôn được tung hô lại bỏ chạy. Nếu Chúa không thực sự từ bỏ đất Bắc, sao Giáo Hội dám tung tin ?

Kế đến, Phật có bỏ loài ngưòi không ?

Tục ngữ có câu: tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu. Câu này hàm ý rằng, thờ cha mẹ không khác thờ Phật. Cha mẹ là Phật, Phật là cha mẹ. Có ai không làm cha làm mẹ ? Vậy có ai không làm Phật ? Phật đã hiện diện trong mọi thế hệ, làm sao mà lìa xa Phật ?

Vatican đã tìm mọi cách lật đổ bàn thờ tổ tiên của người VN, nhưng họ đã thất bại. Phật vẫn ngồi ở đó kim cương bất hoại với nụ cười từ bi. Ngay cả với những người tuyệt đối tuân lệnh Giáo Hội không lập bàn thờ gia tiên.

Khi TCS cho rằng Chúa đã bỏ loài người, bên đạo Chúa họ phản đối, như trên. Còn bên Phật, mọi người đều hiểu rằng, vì loài người đắm chìm trong dục lạc của yêu thương và hận thù một cách cuồng si nên Phật Tánh không có dịp trỗi dậy, như hạt giống chưa được gieo cấy.

Đạo Phật không dạy yêu thương hay hận thù, mà TCS cứ mãi đi tìm tình yêu. Khi thất vọng trong tình yêu, họ Trịnh trách Chúa và Phật. Chúa đại diện cho tình yêu, nên TCS trách có phần không sai, vì Kitô giáo rất tự hào với nhãn hiệu trình tòa Đạo Chúa là đạo của yêu thương - Catholicism is love.

Hai người yêu nhau, vẫn có lúc kết thúc. Tình yêu như vợ chồng, cha con, có khi còn sứt mẻ, thì Chúa yêu người cũng vậy thôi.

Trước hết, Chúa có dạy yêu người không thờ Chúa không ? Lúc thì Chúa nói hãy yêu kẻ thù, lúc ngài lại kêu đem những kẻ không thừa nhận ngài ra giết trước mặt ngài. Loại tình yêu thất thường ấy rất giống với tình ái của phụ nữ, lúc yêu thì họ ve vuốt như trăng mật, lúc giận họ ngoe nguẩy bóng gió nhức cả đầu, và khi trở mặt thì khỏi nói.

Rất nhiều trí thức VN thường nghĩ rằng Phật cũng dạy yêu thương, là sai lầm. Đạo Phật không cần vay mượn giáo lý của các tôn giáo khác. Phật không dạy yêu thương, cũng không bài xích yêu thương. Phật quán sát biết được chúng sinh lưu chuyển trong luân hồi là do yêu thương và thù hận nối tiếp. Hể có yêu, thì có hận. Yêu và hận là điều không cần dạy cũng tự có và chúng gói vào nhau như chiếc bánh có hai nhưng. Ăn hết phần này, thì sẽ cắn trúng phần còn lại. Trần gian như một chiếu bạc, ai ham mê đánh bạc thì mới tìm vào chiếu. Người không thích có đẩy họ vào, họ cũng ngồi như cục đất và không tham gia. Uống rượu và đánh bạc mà không có bạn thì chơi với ai ? Đời vắng em rồi say với ai ?

Đạo Phật dạy từ bi, và cho rằng yêu thương là bể khổ. Có một bài xướng trong nhà Phật thế này:

Ái hà thiên xích lãng, 愛河千尺浪 Sông yêu thương như con sóng cao ngàn trượng
Khổ hải vạn trùng ba 苦海萬重波 Tựa biển khổ với vô vàn phong ba
Dục thoát luân hồi khổ, 欲脫輪迴苦 Nếu muốn thoát khỏi bị sinh vào biển khổ ấy
Tảo cấp nệm Di Đà. 早急念彌陀 Phải mau sớm niệm Phật Di Đà.

Nếu trên thế gian có một thứ tình yêu vô ngã, thì Đức Phật sẽ thừa nhận tình yêu ấy.

Trên nền móng của triết lý ca tụng yêu thương, khi đứng trước sự lựa chọn, tình cảm của bạn sẽ quyết định, dù quyết định ấy sai với lẽ phải.

Còn với triết lý từ bi ; từ là ban vui, bi là cứu khổ ; khi đứng trước lựa chọn, bạn sẽ theo ý nghĩa ban vui, cứu khổ mà quyết định.

Giả thiết nếu bạn bị xét xử ở tòa án, bạn có thể tin tưởng một ông thẩm phán từ bi, còn với ông thẩm phán “tình yêu”, thì trước khi ra tòa, bạn nên khấn vái trước thần linh đánh tài xỉu cầu mong ông ta không ghét bạn.

TCS chán Phật, chán Chúa, và mời em đến cứu rỗi.

Vậy cả Phật lẫn Chúa đều không bằng em.

Theo đồn đãi, bài hát được nhạc sĩ viết về tình yêu của một người con gái ngoan đạo, ngày ngày đến giáo đường cầu nguyện cho người yêu là chinh nhân.

TCS tỏ thái độ thất vọng về đức tin, trái ngược với Phạm Duy và Nhất Hạnh (?) có vẻ như vẫn ca tụng cả Chúa lẫn Phật trong Giọt Mưa Trên Lá, bài hát được xem như thánh ca ở VN cho phong trào phản chiến vào thập niên 60:

Giọt mưa trên lá tiếng nói thầm thì
Bóng dáng Phật về xoa vết thương trần thế
Giọt mưa trên lá tiếng nói tinh khôi
Lúc Chúa vào đời xin đóng đanh vì người (tâm ca số 4)

TCS chán nản không bằng giám mục Anh giáo, tôn giáo rất gần với Công Giáo Rôma, John Shelby Spong. Ông chán Chúa đến nỗi đã viết một cuốn sách nảy lửa với tựa đề Why Christianity Must Change or Die (Tại sao Kitô giáo cần thay đổi hay sẽ biến mất). Trong chương 6 của cuốn này, Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go (Giêsu như là Đấng Cứu Thế: Một hình ảnh nên dẹp bỏ), ông thẳng thắn kêu gọi hãy vứt bỏ Giêsu, vì Giêsu là hình ảnh mà người ta dựng lên từ con chiên tế thần, gây cho nhân loại cái mặc cảm tội lỗi rằng Giêsu đã hy sinh, dùng cái chết của mình để tế Chúa Cha, xin ngài tha “tội ăn trái cấm” cho loài ngưòi. Phaolồ lấy ý niệm tế thần từ kinh Cựu Ưóc Exodus khi viết rằng Chúa đã chết vì tội lỗi của chúng ta (1 Cor. 15:3: Christ died for our sins). Bạn nào chưa đọc ý nghĩa việc tế thần trong ngày Lễ Vượt Qua ra sao nên tìm đọc trên Wikipedia để biết rõ vì sao người Do Thái giết bò, giết chiên, tưới máu lên bàn thờ Chúa, và bôi máu trước cửa nhà mình để đêm đó khi Chúa đi tàn sát tất cả con đầu lòng ở Ai Cập, kể cả con đầu lòng của người dân nghèo khốn khổ, dấu máu sẽ là nơi Chúa không “vào thăm”. Sau này thì máu của Giêsu được thoa trét lên văn hóa nhân loại, bắt mọi người phải mang cái “hồng ân” Giêsu đem thân xác và máu mình làm vật tế thần để chuộc tội tổ tông của một dân tộc man rợ Do Thái, một dân tộc chả liên hệ gì đến hầu hết những người đeo thánh giá, ngay người Do Thái họ cũng chả tin !

Khổ nỗi văn hóa Âu Mỹ tràn ngập thế giới, rao giảng trên mọi ngã đường, từ thế kỷ thứ XVI đến nay (tại VN), rằng chúng ta được sinh ra từ tội lỗi của tổ tiên người Do Thái !

Cái mặc cảm tội lỗi này là một chiếc gông đè nặng lên bất cứ ai ca tụng sự đóng đinh của Giêsu.

Hãy tìm đọc thánh kinh trên đường đi thọ án, Giêsu đã bò lết than khóc như thế nào, để mà tán dương rằng Chúa nguyện đóng đinh vì người.

Muốn hiểu Tính Không, ít nhất, phải có trí tuệ vất bỏ cái của nợ này ra khỏi nội tâm tự cho rằng mình được sinh ra từ tội lỗi truyền kiếp !

Mẹ Téresa từng dùng phép tu chuộc tội như chúa Giêsu để áp dụng lên bệnh nhân của bà ở Ấn Độ. Chuyện kể rằng những người nghèo khổ bệnh tật đến nương nhờ cửa “Lòng Chúa Xót Thương” của bà, họ không có thuốc giảm đau, kim chích được xử dụng cả nghìn lần nên mỗi lần chích thì như tra tấn. Các vết thương không được băng bó và không có thuốc sát trùng. Khổ quá họ than vãn, bà nói với họ rằng, muốn được Thiên Chúa cứu rỗi, phải chịu khổ như đấng Kitô đã vì nhân loại mà đóng đinh trên thánh giá. Họ đau đớn nói rằng họ chằng cần được Chúa cứu rỗi, chỉ cần có thuốc men và được đối xử như một bệnh nhân. Họ không giết Chúa, không nên trả thù cho Chúa trên thân xác của họ. Họ không còn nơi để đi mới tìm đến Teresa.

Vậy mà có người được Chúa bỏ thì lại than khóc như nhạc sĩ TCS thì đúng là chuyện ngược đời.

Không biết có bao giờ TCS đọc ý nghĩ của triết gia Bertrand Russell khi ông ấy so sánh Đức Phật với Chúa Kitô chưa, chứ theo triết gia này thì hai người không thể ngồi ngang hàng với nhau được.

Đạo sư Osho, người rất có thẩm quyền về triết học và đạo học, đã viết như sau về sự so sánh của Bertrand Russell:

Ngay một nhân vật như Bertrand Russell đã viết rằng ông đã từ chối Kitô giáo, ông đã thoát ra khỏi rào chăn của Kitô giáo và ông biết bằng tâm thức, bằng trí thông minh của mình, rằng Đức Phật Gautama cao siêu hơn rất nhiều so với Chúa Giêsu - nhưng ông không thể viết điều ấy ra. Một cái gì đó trong vô thức của ông đã đơn giản ngăn cản ông. Ông hoàn toàn biết rõ điều đó - không nghi ngờ gì về việc Đức Phật Gautama cao siêu hơn nhiều so với Chúa Giêsu - nhưng ông cảm thấy không nói được nhiều hơn. Ông không thể viết điều ấy xuống bởi vì sau đó nó sẽ trở thành một sự kiện lịch sử nhà trí thức bực nhất của thế kỷ này đã quyết định không những chỉ chống lại Kitô giáo mà còn chống lại Chúa Giêsu.

Even a man like Bertrand Russell wrote that he has denied Christianity, he has come out of the fold of Christianity and he knows in his mind, in his intelligence, that Gautam Buddha is far higher than Jesus Christ – but he cannot write it. Something in his unconcious simply prevents him. He knows it perfectly well – there is no doubt about Gautam Buddha being far superior to Jesus Christ – but he feels helpless. He cannot put down in writting because then it will become a historical fact the greatest intellectual of this century has decided not only against Christianity but against Jesus. (mời xem link)

Đây là một mở ngoặc nóng đã hơi đi xa đề. Ai muốn tìm hiểu sâu hơn, tôi đề nghị tìm đọc những bài viết của cố giáo sư Trần Chung Ngọc, ông ấy là bực thầy về Kitô giáo, bao quát cả ba phạm trù, thần học, lịch sử và tâm lý xã hội trong Đức Tin. GS Ngọc viết nhẹ nhàng hơn đạo sư Osho. Khổ nỗi viết quá thật như đạo sư Osho thì gần như không mấy ai có can đảm và tự tin như vậy.

Nên nhớ, Osho là nhà đạo học được tặng cái nickname “sex guru”, do thái độ xem thường của ông về tình dục. Ông có đời sống rất xa hoa phóng đãng và luôn tuyên bố những câu nói đầy trêu chọc, khiêu khích. Chẳng hạn ông dám cho rằng giây phút lên đỉnh trong tình yêu xác thịt, là giây phút chạm vào đáy hư vô, và vì đạt đến cảm giác hư vô tột đỉnh, sự sung sướng vượt khỏi phạm trù và giới hạn của con người, nên nó tự dừng lại. Một tuyên bố khác, khi chết, chính là lúc đạt được hư vô, tính không, đó cũng là lúc làm tình với Thượng Đế (Death is making love with God).

Nghe khẩu khi của Osho, làm tôi nhớ đến một “Zorba Việt Nam”, thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện. Ông có những câu thơ như sau:

tôi mửa máu đen
trên nửa đêm paris
tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng
tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người
cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ

Họ Phạm xuất thân từ một gia đình Công giáo, ông rất thông minh, thứ thông minh mặt trời không vay mượn ánh sáng, thông thạo nhiều ngoại ngữ, quán thông văn học và triết học đông tây.

Khi gặp “Sa Môn Gautama”, Thiện bỏ ngay Chúa và kéo hết gia đình quy y với Phật. Ông không lặng lẽ về với Phật như nhiều người khác, mà to tiếng tuyên bố một cách “bi tráng” rằng mình theo Phật như sau:

Mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
[…]
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông

Đọc về cuộc đời đạo sư Osho, tôi chả thấy chút hương vị “giải thoát”, nhưng nếu đọc những gì ông viết vể Tính Không Bát Nhã trong cuốn “The Heart Sutra, Becoming a Buddha through Meditation” (Kinh Bát Nhã, Thành Phật bằng Thiền Định), tôi không thể nối kết được một trí tuệ như vậy, lại chặp vào một con người với một cuộc sống đầy kịch tính như vậy. Tuy nhiên, những gì ông viết, nhất là về Tính Không, theo tôi, thật khó có ai lột tả Tính Không hay rợn người như sự diễn tả của Osho. Ít nhất, vẫn theo quan điểm cá nhân tôi, Osho phải đạt sâu tới các cõi thiền từ Không Vô Biên Xứ đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Riêng ông, ông tự cho rằng mình là bực giác ngộ. Tôi luôn dè dặt với những ai tự cho mình là đạo sư. Tôi có tấm kính chiếu yêu đó là kinh Kalama của Phật, thói quen của tôi là luôn để mọi giá trị dưới lăng kính ấy, dù vị ấy có là một vị Bích Chi Phật.

Có vẻ như tôi đang lạc vào nhị nguyên luận.

Nhưng mục đích của bài viết vẫn đeo đuổi miệt mài sự phá bỏ nhất nguyên, nhị nguyên, đa nguyên, và nhất là các đầu cơ chính trị siêu thực dân khoát áo triết học hay đạo học.

Chúng ta có thể nhắm mắt cho sự lợi dụng tôn giáo để tư lợi, dù sao cái hại cũng mang tính cục bộ, nhưng phải dứt khoát nói không với hình thức tôn giáo, mà nền tảng là âm mưu thực dân thống trị về cả văn hóa lẫn chính trị, đặc biệt là tại Việt Nam.

Trở về với Tính Không.

Trung luận phủ bác tất cả, toàn bô sắc hay tâm pháp không ngoại lệ, kể cả những khái niệm tôn kính nhất mà đạo Phật thường viết hoa như Tứ Đế, Bát Thánh Đạo, và ngay cả Niết Bàn. Từ sự phủ nhận Tứ Thánh Đế, Trung Luận phủ định luôn tứ thánh quả và tam bảo Phật Pháp Tăng !

Khi tôi nói “phủ định”, trong tinh thần trung đạo, thì phải hiểu một cách xuyên suốt rằng tất cả đều chỉ là giả danh và không gì có nội hàm.

Nếu Khổ thực hữu thì không cần đến Tập nguyên nhân phát sinh ra khổ.

Nếu Khổ là một thực tại thì Diệt sẽ không thể phá vỡ.

Nếu phá vỡ được khổ, vậy khổ phi thực, chỉ là giả danh.

Diệt là do khổ mà có mặt, không phá được khổ, con đường diệt khổ Đạo cũng thành chuyện phiếm.

Bài kệ thứ nhất trong chương Quán Tứ Đế:

Nhược nhất thiết giai không 若一切皆空 Nếu tất cả đều không
Vô sanh diệc vô diệt 無生亦無滅 Không sinh cũng không diệt
Như thị tắc vô hữu 如是則無有 Như vậy thì không có
Tứ Thánh đế chi pháp 四聖諦之法 Phép tu Bốn Thánh Đế

Long Thụ tấn công liên hoàn:

Dĩ thị sự vô cố 以是事無故 Vì tất cả đều không
Tắc vô Tứ đạo quả 則無四道果 Nên không có Bốn quả
Vô hữu Tứ quả cố 無有四果故 Nếu không có Bốn quả
Đắc hướng giả diệc vô 得向者亦無 Thì Bốn hướng thánh cũng không

Bốn hướng thánh là từ Tứ Thánh Quả mà có. Thí dụ nhập lưu hướng có từ nhập lưu quả v.v…

Ai cũng biết quả thứ nhất là nhập lưu (Sotāpatti), tức Tu Đà Hoàn, là sẽ tái sinh 7 lần, là quả đầu tiên nhập vào dòng thánh. Quả thứ hai là nhất lai (Sakadāgāmī), tức Tu Đà Hàm, chỉ 1 lần tái sinh, sau đó sẽ vào Niết Bàn. Kế đến là bất lai (anāgāmī), tức A Na Hàm, là không trở lại, ngầm ý là sinh ở một nơi nào không còn khổ, chỉ có an vui, sau đó cũng đi vào Niết Bàn. Quả này tương ứng với cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, hoặc có thể là cõi Biến Tịnh Thiên. Hướng cuối cùng là bất sinh (Arahanta), cũng tức là quả A La Hán, là bực trên cả nhân thiên, không còn tái sinh vào bất cứ nơi nào trong lưu chuyển sinh tử, đi ngay vào Niết Bàn.

Các độc giả nên nhớ, sau khi Phật thành đạo, bài pháp đầu tiên mà ngài giảng cho anh em ông Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Thánh Đế. Ngay khi bài giảng này thành tựu, thì tam bảo có mặt tại thế gian bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Phật là Phật Thích Ca, Pháp là pháp Tứ Đế, và Tăng là 5 anh em Kiều Trần Như.

Ba nền tảng cao quý như vậy, Long Thụ phá bỏ hết chăng ?

Tôi xin kể một câu chuyện có thực về sự nguy hiểm của những người ngưỡng mộ Tính Không như sau:

Trong bốn anh chị em người bạn chủ một nhà hàng ở quận 13 Paris mà tôi thường ghé ăn đồ Việt vào cuối tuần trước khi có dịch Covid, có một người làm nghề kinésithérapeute (vật lý trị liệu) có đứa con trai cùng tuổi với con tôi. Chúng tôi quen nhau mấy mươi năm nên có thể nói là khá thân. Anh bạn vật lý trị liệu rất mê Krisnamurti. Vì cuồng tín với Krisnamurti, anh cho rằng Phật không bằng Krisnamurti: Phật còn để lại giáo hội, ngài đã thành lập tăng đoàn, còn Krisna thì không những không chấp nhận mình thuộc phe phái nào, mà còn giải tán cả Hiệp Hội Ngôi Sao Phương Đông (Thông Thiên Học).

Có hôm đang cùng ngồi ăn trong nhà hàng, anh ấy bỗng hỏi tôi có biết thế nào là Tính Không không ?

Bị hỏi bất ngờ, vì không bao giờ nghĩ người ham hưởng thụ vật chất, và cổ súy cho sự hưởng thụ vật chất như anh, sao lại có thể có cơ hội nghiên cứu Tính Không, nên tôi chỉ hơi gật đầu nói nhẹ rằng có nghe nói, nhưng cũng không mấy rành mong anh ta chỉ giáo. Anh bạn ấy càng được dịp khoe rằng, Tính Không mới là cao siêu, không cần ăn chay, đếch cần đi chùa lạy Phật như lũ mê tín bên đạo Phật thường làm, thích thì tới làm bạn với “anh Phật” cho vui, không thích cứ dẹp bỏ. Phật tính trong cục đá, thờ cục đá hay đạp cục đá cũng là Tính Không. Kêu “anh Phật” là nể anh ấy lắm rồi, có đứa còn bị kêu “thằng” nữa kìa. Thằng và anh thì có gì khác nhau ? Chỉ là cách xưng hô tùy theo sở thích thôi, mà sở thích thì mỗi người mỗi kiểu, ai thích sao cứ kêu vậy đi, có gì quan trọng.

Tính tôi hay xét người qua cách sống chứ không qua cách nói.

Tôi rất thích đọc đạo sư Osho, nhưng cách sống của ông không thuyết phục tôi. Những gì ông viết luôn có giá trị, tuy nhiên cách ông ấy sống khiến tôi không thể nghĩ rằng ông đã chứng được Tính Không. Có thể vì tôi chưa đủ trình để hiểu ông. Do vậy, tôi đem cách sống của Đức Phật làm thước đo khi bất kỳ ai kiến giải tuyệt vời về đạo Phật. Đạo Phật là đạo để sống chứ không để nói. Nói là để phá tà hiển chánh, chứ nói để được khen, thì Long Thụ gọi đó là hý luận.

Rất nhiều người đem Tính Không ra để bào chữa cho cuộc sống sa đọa, chỉ muốn ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ ngũ dục, lạnh nhạt và thờ ơ với nỗi khổ của thế gian.

Anh bạn nói trên sống với triết lý khá độc đáo mà thú thật, tôi cũng chẳng dám cho là sai lầm. Anh nói rằng để cho “lũ ngu” học bài học khôn ngoan thì không phải là dạy cho họ cẩn thận đừng để bị lừa gạt, mà hãy lừa gạt họ mạnh tay hơn nữa. Lừa nữa mà vẫn tiếp tục ngu, thì cứ lừa tiếp, nếu cuối cùng có đứa chết vì ngu thì đáng đời nó, thứ đó có dạy dỗ mấy nó vẫn ngu. Đứa khôn bị lừa hai lần là phải biết tỉnh ngộ. Cách giáo dục hay nhất là đứa nào té mà không chịu tự đứng dậy, thì cứ đạp cho nó thêm một đạp.

Long Thụ không phải là nhà giáo dục vô trách nhiệm.

Sau khi phủ định toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, ngài biết được có người sẽ chấp vào những phủ định của ngài để sống buông lung theo sở thích, vì đã không còn luân hồi, chả có tử sinh, chả còn tam bảo, chẳng có các sở đắc để tu chứng thì tại sao không sống bất chấp cho đã cuộc đời trước khi chết ?

Nên bài kệ số 10 trong phẩm quán Tứ Đế, ngài bắt đầu phản pháo đưa ra thuyết nhị đế cho hai phương pháp giáo dục khác nhau.

Nhược bất y tục đế 若不依俗諦 Nếu không nương tục đế
Bất đắc đệ nhất nghĩa 不得第一義 Thì không đạt chân đế
Bất đắc đệ nhất nghĩa 不得第一義 Nếu không đạt chân đế
Tắc bất đắc Niết bàn. 則不得涅槃 Thì không chứng Niết bàn

Cái học về Tính Không nâng cao tầm nhìn rất nhanh, giống như lúc Âu châu cởi bỏ Thần quyền (thường kiến) vào thế kỷ XIX, sau đó là một bước nhảy vọt lên tư bản chủ nghĩa (đoạn kiến - chết là hết) chỉ cần hưởng thụ và làm giàu để hưởng thụ, như được trình bày ở phần I. Điều này chứng minh rằng dù học đúng hay học sai, Tính Không vẫn tặng không cho mọi người một trình độ, đó là mỗi người, vì bị phá cái kén thần quyền, đại diện cho sự sợ hãi và van xin trong bản chất, có thể tự dám đứng lên chịu trách nhiệm cho vận mệnh của mình, phúc mình hưởng, họa mình chịu, chứ không tuân thủ những lề luật của thần linh nữa.

Tuy nhiên cái học về Tính Không, nếu đánh mất tính biện chứng nội tại của nó, chỉ xem Không Tính như phương tiện để đạt đến cứu cánh Tính Không, dễ sinh cống cao ngã mạn, rút cục chỉ đạt được một cái không hư ảo dưới vực thẳm. Nói cách khác, hãy đạt được cứu cánh của Tính Không, đừng dừng lại và tự thỏa mãn ở tầng phương tiện.

Bài kệ trên nói rõ, nếu không dựa vào thế tục đế thì không thể hiển bày Thắng Nghĩa Đế, hoặc Chân Đế, hoặc Đệ Nhất Nghĩa Đế.

Tính Không là Vô Ngã, là Niết Bàn.

Khi từ đỉnh núi, ta bước sang vực cao chót vót, nếu còn đứng trên đỉnh đá thì chưa gọi là Tính Không, vì chân còn nương vào một đường kính tuy nhỏ bé, nhưng vẫn chưa phải chân hư vô. Chân hư vô, thì đường kính phải ở vị trí Big Bang, có nghĩa là đường kính 0. Phải bước qua lằn ranh chân hư vô, nếu rơi xuống vực, thì đó là kẻ không nắm bắt được Tính Không, mà chỉ là cái không vay mượn từ cái có. Còn ai trụ vững giữa hư vô mà không rớt, thì đúng là đã chứng nhập Niết Bàn. Vì tính không hay hư vô là một, không thể nói Tính Không rơi vào vực thẳm của hư vô. Chân hư vô là chân không trụ vào gì cả mà vẫn không rơi, cũng có thể gọi là vô trụ xứ.

Trung Luận đặc biệt ví kẻ học Tính Không vụng về như người không giỏi chú thuật đi bắt rắn độc, bắt không được rắn, còn bị rắn cắn chết trong bài kệ thứ 11:

Bất năng chánh quán không 不能正觀空 Không hiểu suốt được không
Độn căn tắc tự hại 鈍根則自害 Kẻ độn căn tự hại
Như bất thiện chú thuật 如不善咒術 Như không giỏi chú thuật
Bất thiện tróc độc xà. 不善捉毒蛇 Không bắt được độc xà

Nagarjuna là cái tên có căn ngữ của rắn, ai muốn hiểu được Nagarjuna, Tính Không, dứt khoát phải là hạng rành rẽ chú thuật có thể tay không bắt rắn. Câu văn tuy là ẩn dụ, nhưng mang cả hai nghĩa trêu chọc.

Cả cuộc đời của Phật và Nagarjuna, không sống trong nhung lụa giàu sang, đôi chân Phật luôn chạm mặt đất, nhưng đó là đôi chân mà tôi ao ước được đến Kushinagar để hôn vào. Khi thấy ai có phúc lớn được hôn đôi chân ấy thì nước mắt tôi đẫm lệ. Tôi tưởng tượng nếu mình tự hôn vào, không biết cảm xúc sẽ dâng trào ra sao.

Giáo pháp của Phật không nghiêm cấm sự hưởng thụ, nhưng đặc biệt, giáo Pháp ấy chỉ dành cho những ai làm chủ được các cảm xúc, không để chúng chăn dắt mình thành nô lệ. Ai giảng giải Tính Không mà có trong ngân hàng hằng triệu dollars, đi xe Rolls Royce, tham đắm ngũ dục…như một số ít các sư sắm xe Luxus, BMW hoặc Audi sang trọng, thì nên tìm đến Koshinagar nhìn vào đôi chân Phật mà tự xấu hổ. Nếu có thể khóc được thì hãy khóc cho hết nước mắt, nước mắt ấy sẽ rửa sạch những cấu uế của ngũ dục, rồi trở về cúng chiếc xe Audi, BWM hay Mercedes ấy vào ngân sách giúp đỡ sự khốn khó tật nguyền, và nếu cần phải xử dụng ôtô chỉ như một phương tiện, thì nên đi một chiếc Toyota, hoặc Honda hạng xoàng xoàng.

Nếu học Tính Không để sa đọa, cho rằng hưởng thụ vật chất cũng là không, tu hành khổ hạnh cũng là không, nhưng cách sống lại thiên về ngũ dục, thì quả thật, nọc rắn không cắn trúng hành giả không giỏi chú thuật mà đòi bắt rắn độc đã phát tác, và phát tác với tốc độ khó chận lại. Vực thẳm không luôn sâu đến vô đáy. Ai từng học Phật thì chắc biết được cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chưa phải là Tính Không. Nhưng rơi từ đỉnh trời này thì còn sâu hơn rơi từ đỉnh Hymalaya đến đáy biển Mariana Trench.

Những ai dùng hình ảnh hay giáo lí của Phật để trục lợi thì đều sẽ có kết quả như nhau, như ông Võ Hoàng Yên, khi chữa không hết bệnh, ông nói rằng do nghiệp quá nặng. Đây là một tuyên bố ma mãnh méo mó giáo lý nhà Phật, tựa như bên Kitô giáo giải thích rằng khi Chúa không cứu là Chúa muốn thử thách. Không chữa hết cứ thẳng thắn nói do bệnh quá nặng, hoặc ngoài khả năng, thì hay hơn là đổ cho nghiệp. Ngoài ra, ông Yên còn tự xưng “thầy”, kêu tất cả là “con”, dù ông không phải là tu sĩ, đó cũng là một cách tự thần thánh hóa để trục lợi.

Ông Võ Hoàng Yên là chủ đề cho một scandale đang nổ ra dữ dội tại VN, được cặp vợ chồng chủ tịch tập đoàn Đại Nam tố cáo.

Có rất nhiều người lợi dụng Không 空 để phạm giới, hoặc Bi 慈 để trục lợi, đều là ma vương phá hủy Chánh pháp, đều mang tội và gây sâu dày thêm nghiệp chướng, bất kể kẻ ấy mặc màu áo gì, cư sĩ hay sa môn.

Chánh pháp mà tôi nói, là bất kỳ pháp hay luật nào đem đến phúc lợi và hòa bình cho vũ trụ và nhân sinh, không nhất thiết chỉ có Phật Pháp. Công giáo đã từng giúp đỡ khi tôi mới sang Pháp, họ không cầu mong tôi cải đạo, chỉ làm việc thiện, không nhân danh Chúa. Tôi gọi đó là Chánh Pháp. Khi mặc áo tôn giáo mà làm việc tà, thì là tà pháp ; khi mặc áo dơ bẩn mà hành xử trung chính, là chánh pháp. Chiếc áo không làm nên ông thầy tu.

Long Thụ cảnh báo sự cao thâm của Phật pháp qua bài kệ 12 trong Quán Tứ Đế để tránh sự giải thích hoặc hiểu biết về Tính Không theo tà kiến như sau:

Thế tôn tri thị pháp 世尊知是法 Thế tôn biết pháp này
Thậm thâm vi diệu tướng 甚深微妙相 Rất vi diệu sâu thẳm.
Phi độn căn sở cập 非鈍根所及 Kẻ độn căn khó hiểu,
Thị cố bất dục thuyết. 是故不欲說 Nên không nói với họ.

Như vậy có nghĩa rằng Tính Không chẳng phải là môn học dành cho mọi tầng lớp. Nên mới nói có những pháp môn là công truyền, và có những pháp môn là bí truyền. Nhưng bí truyền cũng chẳng có nghĩa là bí mật, chỉ dành riêng cho những đệ tử thân cận, mà là cho tất cả những ai đủ căn cơ sâu dày, có sơ tâm cầu đạo bất thối chuyển xem việc thượng cầu bồ đề, hạ hóa chúng sinh là sứ mệnh tuyệt đối. Bí truyền cũng chả giống với thế giới kiếm hiệp, cho rằng Phật để lại một bí kiếp, từ xưa đến nay chưa ai được nghe được đọc, chỉ truyền cho một nhân vật nào đó. Đừng bôi nhọ Đức Phật nói rằng ngài là chưởng môn Ma giáo giấu chôn bí kíp trong huyệt mộ, đợi ai hữu duyên đến dập đầu đúng nút cơ quan thì các cửa mật thất bật mở trao ra bí kíp hơn 2500 năm sau khi ngài Nhập diệt. Người này lấy bí kíp xong, khổ luyện võ công, lập tông lập phái chống lại tăng đoàn. Nên nhớ rằng, Tăng bảo và Phật bảo tuy có ba ngôi, nhưng chỉ là một. Ai phá hủy tăng bảo, là phá hủy Phật bảo. Chúng ta có quyền không tin vào đạo đức của một cá nhân tăng, nhưng tập thể tăng già là thập phương tam thế, đừng bôi nhọ Tăng bảo mà tự cho rằng mình mới là kẻ được chân truyền.

Giáo ngoại biệt truyền của Thiền tông, cũng chẳng phải bí truyền hay biệt truyền cho người thân. Nếu Phật mật truyền y bát cho người thân, thì Ca Diếp đừng hòng nhận được, mà là A Nan, đệ tử ngày đêm bên cạnh hầu hạ. Khi Phật truyền Niêm Hoa Vi Thiếu cho Ca Diếp trước mặt tất cả tăng chúng, Ca Diếp cũng đã truyền xuống đời đời nối tiếp, không hề giấu diếm. Tuệ đăng truyền thừa từ Phật sang Ca Diếp, cũng truyền xuống Lâm Tế, Tào Động, và đến ngọn đèn trong tay Sư Ông Làng Mai, sư ông Trúc Lâm.

Rất nhiều người đi rao giảng nào là hội Long Hoa sắp khai mở, nào là ngày Chúa sắp Tái Lâm, dành cho ai có đầy đủ Đức Tin hay phước lành ở một thế giới khác hoặc một vận hội khác, khiến cho thính giả mất niềm tin vào thế giới hiện thực mình đang sống. Đối với những ai tin vào lời hứa hẹn thật tuyệt vời, nhưng chỉ đạt được sau khi đóng nắp hòm, tôi xin quý vị cứ an tâm mà nhìn ngay dưới bước chân mình đang đi, sống đúng với Chánh Niệm, ngày ngày làm việc và hít sâu thở vững, bình thản trong Bát Chánh Đạo, không lo âu điều gì, cũng đừng mong cầu được tham dự hội Long Hoa hay Thiên Đàng, an lạc ngay trên từng bước chân, trồng hoa trong vườn, dọn quét đường phố, chăm bón tình làng nghĩa xóm, xây dựng đất nước trong chỉ một vòng tay đùm bọc và chia sẻ, thì cần gì phải niệm Phật A Di Đà ? Xây dựng hạnh phúc ngay trên bước chân, ít ra khi vào lò thiêu, bạn thanh thản ra đi, để lại một gia tài đầy Việt tính cho con cháu, thay vì để lại cho chúng nhiều của nợ phát sinh từ các tham vọng vọng ngoại cùng với một hũ tro cốt vô nghĩa. Nếu bước chân này không an lạc, thì bước tới không bao giờ có thể an lạc. Nếu ngay tại bước chân mà không có Thiên Đàng hạnh phúc, làm sao sau khi chôn vào mặt đất lại có thể sống lại mà vào Thiên Đàng ? Các bạn Kitô giáo và cả Phật giáo thử đặt câu hỏi: nếu không có trình độ tiến sĩ, mình có thể viết luận án hay không ? Cứ học hành và trau dồi đức hạnh, sao cho mình có đủ hành trang viết luận án, rồi mới nói chuyện trình luận án ấy lên Chúa hay Phật. Đức Tin mù quáng hay niệm Phật một cách máy móc chỉ làm cho các bạn ỷ lại và tạo thêm ác nghiệp mà thôi.

Những người đọc Trung Luận tẩu hỏa nhập ma thì sẽ thấy không có Tứ Đế, không có Bát Chánh Đạo, không có Tứ Thánh Quả, cũng chả có Phật Pháp Tăng, y như lời dự đoán của Long Thụ Bồ Tát.

Còn những người không đọc Long Thụ, nhưng chấp vào đoạn kiến, tức là cho rằng chết là hết, chỉ một lần sống một lần chết, thì tâm ác sẽ rất dễ nổi dậy.

Khi tất cả đều đoạn diệt sau khi chết, thì gian manh chiếm đoạt, lừa gạt thế gian, đem Phật làm mồi câu nhử, phỉ báng tăng bảo sẽ như loạn cào cào châu chấu nổi lên dày đặc thế gian. Chính vì vậy, mà Long Thụ nói rằng, những kẻ chấp có đã đi vào tà đạo, còn những kẻ chấp không thì hết thuốc chữa. Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II cho rằng đạo Phật dẫn đến Tịch Diệt (Extinction), ông cố ý hiểu chữ tịch diệt với ý nghĩa không của đoạn kiến như những người tẩu hỏa nhập ma mà tôi vừa trình bày. Ông ấy cũng không thể hiểu được nghĩa không theo bài kệ mà chúng ta đã trình bày ở phần trước. Chúng ta lập lại bài kệ số 14 ở đây để tự cảnh tỉnh, tự nhắc nhủ:

Dĩ hữu không nghĩa cố 以有空義故 Chính nhờ vào nghĩa không
Nhất thiết pháp đắc thành 一切法得成 Mà mọi pháp được thành.
Nhược vô không nghĩa giả 若無空義者 Nếu mà không có không,
Nhất thiết tắc bất thành. 一切則不成 Chẳng pháp nào thành lập

Vì thế giới vũ trụ được cấu tạo bằng chất liệu không: không đầu, không cuối, không thời, không không, không trong không ngoài (vô trung vô biên), không thưòng hằng cũng chẳng hoại diệt ; không có đặc tính không của vũ trụ thì Thượng Đế không bao giờ được sinh ra. Trong đầu óc của Giáo Hội La Mã phải tràn ngập chất không, thì nó mới chứa đựng cả vũ trụ âm mưu phức tạp. Và, dù chứa đựng cả một lịch sử đẫm máu, biến hóa chỉnh sửa thần học, Giáo Hội Rôma vẫn chưa bao giờ đạt được trạng thái thỏa mãn tròn đầy để dừng lại.

Sư ông Làng Mai viết về nguyên nhân sinh ra vạn vật từ Tính Không thật tuyệt vời như sau:

Vạn vật không có cái gì, trống rỗng cái gì ? Nó không có tự ngã, nó trống rỗng cái tự ngã. (Empty means empty of an own-being, empty of a separate self, a self-nature). Tự tánh, tiếng Anh dịch là own-being hay self-nature. Nhờ không có tự tánh cho nên sự vật mới biểu hiện ra được. Nếu có tự tánh thì sự vật không vô thường, nó không vô thường thì nó không có sinh diệt. Ví dụ chúng ta gieo một hạt bắp vào trong đất. Nếu hạt bắp đó có tự tánh (own-being) thì hạt bắp vẫn mãi mãi là hạt bắp vì tự tánh là cái thường còn, cái không hủy diệt. Nhưng hạt bắp không có thường còn, nó hoại diệt, nhờ đó hạt bắp có thể nứt mầm trở thành cây bắp. Nhờ có cái “không có tự tánh” mà cây bắp có thể phát hiện được. Có tự tánh là có một thực chất không biến đổi. Nó luôn luôn là nó, nó không thể trở thành cái khác. Nói vạn vật có tự tánh thì không có vật nào có thể biểu hiện được. Nhờ vạn vật không có tự tánh cho nên tất cả vạn vật đều có thể biểu hiện ra được.

Khi tôi nghe cái tít nhạc phẩm Đóa Hoa Vô Thường của Trình Công Sơn, tôi chặc lưỡi thầm khen, ông nhạc sĩ này thất cao thâm, đã liễu nghĩa Tính Không.

Hoa mà không vô thường, không biểu hiện các tướng sinh, trụ, dị, diệt thì đâu còn đẹp, và đất nước phân bón hôi hám làm sao nở ra hoa vừa đẹp vừa thơm?

“Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đoá hoa Vô thường…”

Tướng sinh, trụ, dị, diệt là Không Tướng. Đó là biểu hiện tuyệt vời đầy “tình ái” của vũ trụ tràn ngập tao ngộ duyên khởi. Vũ trụ đã cống hiến một đóa hoa đầy phép lạ, đó chính là đóa Vô Thường.

May mà Đức Phật đã niêm hoa vi tiếu nở ra đóa hoa cực quý cho Trịnh Công Sơn nhìn thấy. Bằng không người Việt Nam chỉ nhìn vào đóa hoa giấy tuy được tô vẽ sặc sỡ nhưng thô ráp và vô vị, là đóa Vĩnh Hằng, thì làm sao chúng ta có được những cung bậc đầy hương vị, những “dòng kệ” tuyệt bút thần thánh của Trịnh ca !

Nghe nhạc Trịnh thì tôi biết ông đã vào không, nhưng chưa chứng đắc. Nghe nhạc Trịnh mang đầy chất liệu đau khổ, rất giống với nhạc Beethoven, đầy bão tố, oằn nặng kiếp người.

Trinh Công Sơn khá giống Phạm Công Thiện, khởi đầu sự nghiệp bằng văn học Kitô giáo: Dấu Chân Địa Đàng, Chúa Nhật Buồn, Vùng Ăn Năn (Répentence), Phúc Âm buồn. Lặn hụp trong không khí phúc âm vẫn chỉ chứng nghiệm toàn khổ đau chua chát. Về sau ông dần dần trở lại với suối nguồn tươi mát mà mẹ ông để lại, như đứa con hoang tìm về nhà sau bao năm lưu lạc.

Ta cứ ví Võ Hoàng Yên với đóa Vĩnh Hằng được ca tụng là “thần” một bên, bên kia là bệnh viện mà không ai quan tâm ca tụng, nhưng nơi đó nở rất nhiều đóa Vô Thường. Đóa Vĩnh Hằng lừa bịp ra sao, thì đóa Vô Thường phô bày sự thực ra sao. Tu cả đời, phủ phục cả đời, dâng hiến sinh mạng lẫn tài sản vẫn chẳng thấy được đóa Vĩnh Hằng nở hoa, ngược lại chỉ cần nhìn vào sự thực, thì đóa Vô Thường nở ngay trước mặt, ngào ngạt hương thơm.

Tôi không có được sự liễu nghĩa tính không (ở đây là tĩnh từ) như chư tăng thạc đức, nên đưa ra cái nhìn khá thế tục của tôi về Tính Không với bao chuyện đời và lôi cả Kytô giáo vào.

Dĩ nhiên chư tăng không nên “nhiều” chuyện như tôi. Tôi cầm súng mang gươm thì không ai nói gì được. Các thầy, như sư ông Trúc Lâm, sư ông Làng Mai cả đời tu hành không dính líu đến chuyện thị phi, còn bị bôi nhọ chụp mũ, Niết Bàn được giải thích là cho dù đất nước có bị xâm lăng cũng phó mặc vì tất cả đều là Không, với mục đích tiêu diệt Phật giáo, thì tôi phải đáp lễ và trả lại không yếu nghĩa chân thật của nó.

Chương cuối của Trung Luận là phủ nhận Niết Bàn. Long Thụ vào đầu bằng 2 cặp tiền đề một có và một không để phủ định Niết Bàn như sau:

Nhược nhất thiết pháp không 若一切法空 Nếu các pháp đều không,
Vô sinh vô diệt giả 無生無滅者 Không sinh cũng không diệt,
Hà đoạn hà sở diệt 何斷何所滅 Có gì đoạn và diệt
Nhi xưng vi Niết bàn? 而稱為涅槃 Mà gọi là Niết bàn?

Và:

Nhược chư pháp bất không 若諸法不空 Nếu các pháp chẳng không
Tắc vô sinh vô diệt 則無生無滅 Thì không sinh không diệt.
Hà đoạn hà sở diệt 何斷何所滅 Có gì đoạn và diệt
Nhi xưng vi Niết bàn? 而稱為涅槃 Mà nói tới Niết bàn?

Trong hai bài kệ này, bài đầu là tiền đề không, cho rằng tát cả các pháp đều là không, thì không có gì sinh ra và diệt đi, vậy tại sao cho rằng Niết Bàn là Tịch Diệt ?

Ngay sau đó, chỉ thay đổi vài chữ, Long Thụ biến tiền đề không thành tiền đề có, và biện chứng rằng, nếu mọi sự vật là có, thì chúng có tự tính hữu, muôn đời chúng sẽ luôn như vậy, không sinh, cũng chẳng diệt. Vậy cần gì nói Niết Bàn là Tịch Diệt ?

Như trên tôi đã trình bày, Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II cứ dứt khoát rằng Niết Bàn là Tịch Diệt (Extinction). Diệt ở đây là dập tắt lửa, là mất hẵn. Từ “extinction” trong Pháp ngữ còn dùng để chỉ cho nguy cơ diệt chủng Espèce en voie d’extinction của một giống vật như voi, gấu trúc v.v…

Ngày nay, để tránh những suy nghĩ sai lạc hoặc cố ý sai lạc về Niết Bàn, các học giả đã dịch Niết Bàn sang thành Freedom như trong tác phẩm Mulamadhyamakakarika of Nagarjuna the philosophy of the Middle Way của David J. Kalupahana. Tôi thấy từ Freedom đúng với tinh thần của cái mà Thiền Sư Duy Lực dùng để nói về Niết Bàn, đó là “sinh tử tự do”. Chuyện sinh tử không còn là ám ảnh hay là một bí mật sau khi chứng đắc Niết Bàn. Niết Bàn là nơi vắng mặt các cặp phạm trù sinh diệt, hữu vô, thường đoạn, đến đi, xưa nay. Khoa học vẫn tìm cách đi trong thời gian, nhưng Niết Bàn là thể nhập thời gian vô thời.

Chính vị giáo hoàng này đã sửa sai giáo lí của Kitô giáo về một Thiên Chúa thực hữu, một Thiên Đàng thực có, như được dạy qua kinh Tin Kính rằng “tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.” – I believe in the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and life everlasting. Amen. bằng một tuyên bố học lõm từ giáo lý nhà Phật, hoàn toàn khác với Đức Tin truyền thống Kitô giáo như sau:

Vào cuối tháng Bảy, ngài nói “Thiên đàng chẳng trừu tượng, cũng chẳng phải là một không gian vật lý trên những đám mây mà là một sự nối kết sinh động và cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi”. Tốt hơn là suy nghĩ về Hỏa Ngục mà ngài giải thích một tuần sau đó, như là “một nơi hơn cả cõi vật chất”, là “trạng thái của những kẻ tự do và tự mình vĩnh viễn lìa bỏ Thiên Chúa, nguồn mạch của mọi sự sống và an lạc.” (Xem Link)

(Heaven, he said in late July, "is neither an abstraction nor a physical place in the clouds but a living and personal relationship with the Holy Trinity." Better to think of hell, he explained the next week, as "more than a physical place," as "the state of those who freely and definitely separate themselves from God, the source of all life and joy.")

Ta thường nghe rằng Thiên Chúa là một vị thần mà chúng ta không thể nào suy nghĩ về ngài được, nhưng sự thực hình ảnh và tính tình rất thất thường của Chúa Cha và Chúa Con được diễn tả rất chi tiết trong Thánh Kinh. Chúa Cha ham ăn, háu uống, ham danh, và có vài đoạn kinh như Dân Số Ký cho thấy ngài cũng ham gái trinh, ngài hay nói tục, hay ganh tị và rất dễ nóng giận. Mỗi khi nóng giận thì đổ lỗi cho loài người, sau đó thì tàn sát loài người không thương xót. Chỉ một lần ngài tỏ ra ăn năn đã giết quá nhiều người bằng trận Đại Hồng Thủy, đó là lúc sau khi Noé lên bờ nướng chim để cúng cho ngài, ngài nghe mùi thơm của chim nướng thì có tỏ ra hối hận về vụ diệt chủng mà ngài thực hiện. Còn Chúa Con thì lúc tỉnh lúc mê, thường trực nhìn lên trời và lẩm bẩm gọi cha. Đang lúc đói khát, gặp cây sung chưa tới mùa có trái, thì rủa cho cây sung vĩnh viễn không ra trái, trong khi từng khoe là có năng lực biến nước thành rượu, biến vài ổ bánh mì thành vài nghìn ổ, biến vài con cá thành vài nghìn con. Giêsu khoe đi trên nước, chữa bệnh mù, què câm điếc chỉ có hơn Võ Hoàng Yên chứ không thua. Nhưng tôi dám cam đoan vào lúc Giêsu hành đạo chữa bệnh mù câm điếc, số người tin vào thần lực của Giêsu không thể nào so với số người tin vào thần lực của Võ Hoàng Yên từ VN đến tận Hoa Kỳ, Canada và Âu châu. Tiếc rằng VHY bị phanh phui ngay khi còn sống, bầy đệ tử cũng không có đủ thời gian để ủ các mánh khoé lừa bịp cho lên men thành rượu thánh bánh thánh, đồng thời biến VHY thành giáo chủ một tôn giáo vĩ đại. Đó là chưa kể khi gặp người đàn bà Canaan đến cầu khẩn chữa bệnh cho con, thì Giêsu chửi bà ta là chó. Nếu là Võ Hoàng Yên, chắc chắn ông không sử dụng “giấy 500” như vậy để đối xử với bệnh nhân, Yên luôn biết ăn nói rất hiền từ và độ lượng.

Nói thế không có nghĩa là Giêsu luôn bị điểm trừ, cũng có đôi lời đạo lí từ miệng Giêsu thốt ra, như kêu gọi hãy yêu thương kẻ thù, tát má phải thì đưa má trái, kẻ giàu vào thiên đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim, ta là Alpha và Omega v.v…

Nói thế không có nghĩa là Giêsu luôn bị điểm trừ, cũng có đôi lời đạo lí từ miệng Giêsu thốt ra, như kêu gọi hãy yêu thương kẻ thù, tát má phải thì đưa má trái, kẻ giàu vào thiên đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim, ta là Alpha và Omega v.v…

Nói chung hậu thế xây dựng một triết lý phúc âm chung quanh nhân vật Giêsu, chứ chính miệng Giêsu không nói một điều gì rõ rệt và nhất quán.

Hai bộ kinh Thánh Cựu và Tân ước là chứng tích cho những vụn vặt không đầu đuôi, câu trước đá câu sau, râu ông cắm cằm bà, nhưng Thần học Kitô được hậu thế xây dựng thành một hệ thống khá chặt chẽ nhờ dựa vào quyền lực thống trị của Đế Quốc La Mã, rồi sau đó cướp toàn bộ đất đai và quyền lực của Đế Chế La Mã Tây Phương, bằng chiếu thư giả, thành lập một Đế Quốc do các Giáo Hoàng cai trị khắp Tây Âu trong nhiều thế kỷ.

Lịch sử ghi nhận Kitô giáo cướp nước, cướp cả châu lục, tàn sát và diệt chủng, chứ cướp triết lý, tiêu diệt văn hóa, thì chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề của Tây phương là nếu dẹp bỏ văn hóa Kitô, thì chả khác nào cầm súng bắn vào chân, nên họ không thể ra tay.

Trở lại với Long Thụ trên đề tài Niết Bàn.

Niết Bàn được mô tả ở một trạng thái như sau:

Vô đắc diệc vô chí 無得亦無至 Không đắc cũng không tới
Bất đoạn diệc bất thường 不斷亦不常 Không đoạn cũng không thường
Bất sinh diệc bất diệt 不生亦不滅 Không sinh cũng không diệt
Thị thuyết danh Niết bàn. 是說名涅槃 Đó gọi là Niết bàn.

Ngay câu đầu tiên, Long Thụ phủ nhận không gian và thời gian trong khái niệm Niết Bàn.

Niết Bàn không phải là một cái gì đó, để có thể nắm bắt (đắc 得) hay chụp ảnh, nó cũng chẳng phải là một nơi để mà có thể đến bằng không gian hay bằng khái niệm (chí 至). Khi không có nơi chốn, thì không có bóng dáng nào dành cho thời gian, cho nên không thể khái niệm về thời gian để nói đã chứng hoặc sẽ chứng Niết Bàn.

Đọc kinh Bát Nhã, với câu:

“Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đế Tát Đỏa, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.”

無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。

Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trị huệ, không có chứng đắc. Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên tâm không uế chướng. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh niết-bàn.

Mỗi khi ta đọc từ không trong đạo Phật, phải lập tức nghĩ rằng nó là không không.

Khi ta đọc vô chứng diệc vô đắc, ta phải hiểu rằng nó cũng đồng thời là vô vô chứng, diệc vô vô đắc.

Đạo Phật thường được mệnh danh là duy tuệ thị nghiệp, dùng trí tuệ làm phương châm cho cả ngoại lẫn nội soi, nhưng Bát Nhã cũng phủ nhận cả trí tuệ vô trí diệc vô đắc. Nên có thể nói, Không Tính là Bát Nhã Tính.

Hữu thượng phi Niết bàn 有尚非涅槃 Hữu còn chẳng là Niết bàn,
Hà huống ư vô da ? 何況於無耶 Thì vô sao là Niết bàn được ?
Niết bàn vô hữu hữu 涅槃無有有 Niết bàn không có hữu,
Hà xứ đương hữu vô ? 何處當有無 Làm sao lại có vô ?

Tôi phải lập lại thêm ở đây lời khẳng định chắc nịch của Long Thọ trên thái độ chấp không như sau:

Bực Chiến Thắng từng nói rằng Không là sự buông bỏ tận cùng tất cả các tạp niệm. Còn đối với những ai tin vào Không, những kẻ ấy, ta cho rằng không còn thuốc chữa.

(Le Vainqueur a dit que la vacuité est l’évacuation complète de toutes les opinions. Quant à ceux qui croient en la vacuité, ceux-là, je les déclare incurables.)

Kinh Lăng Già A Bạt Đa La (Lankāvatāra sūtra) cũng rất nhất quán về Tính Không của các pháp như sau:

Les choses, comme les illusions et les rêves, Các pháp, đều như ảo ảnh, như mộng
N'ont pas de naissance, ni de nature propre, Không sinh ra, cũng vô tự tánh
Et comme elles sont toutes naturellement vides Và vì các pháp đều có bản chất trống không
Elles ne relèvent ni de l'être ni du néant. Nên chúng không phải hữu thể, cũng chẳng phải hư vô

Có thể nói rằng, toàn bộ Trung luận, là tự phủ định lấy chính nó.

Vì sao ?

Trung tâm điểm của Trung Quán lấy Duyên Khởi làm tông, như được trình bày trong phần dẫn nhập, nó bao gồm ba điểm:

• Duyên khởi tánh: Chư Pháp tùng duyên sanh

• Giả danh tánh: Diệc tùng nhân duyên diệt

• Trung đạo tánh: Ưng tác như thị quán

Nhưng toàn bộ 27 chương của Trung Luận đều ra sức phủ định lý duyên khởi.

Chương 25 Quán Niết Bàn, Long Thụ lại phá nhân duyên của Niết Bàn bằng bài tụng kệ số 9:

Thọ chư nhân duyên cố 受諸因缘故 Tùy thuộc các nhân duyên
Luân chuyển sinh tử trung 輪 轉生死中 Luân chuyển trong sinh tử.
Bất thọ chư nhân duyên 不受諸因缘 Không tùy thuộc các nhân duyên
Thị danh vi Niết bàn. 是名為涅槃 Đó gọi là Niết bàn.

Ya ajacam-javi-bhava upadaya prati ty ava,
So ‘prati tyanupadaya Nirvāṇam upadisyate

Martine và Stephen Batchelor dịch sang Anh ngữ: “Whatever things come and go are dependent or caused. Not being dependent and not being caused is taught to be Nirvana.”

David J. Kalupahana dịch hơi khác một tí: “whatever is of the nature of coming and going that occurs contingently or dependently. Freedom is, therefore, indicated as being non-contingent and independent”.

Có nhiều người đưa ra nghi vấn: Sau khi Phật nhập diệt, ngài có sẽ tái sinh không? Hay là ngài sẽ không tái sinh ? hoặc ngài vừa tái sinh vừa không tái sinh ? v.v…

Như Lai diệt độ hậu 如來滅度後 Như Lai diệt độ rồi
Bất ngôn hữu dữ vô 不言有與無 Không nói có và không
Diệc bất ngôn hữu vô 亦不言有無 Không vừa có vừa không
Phi hữu cập phi vô. 非有及非無 Không không có không không.

• After death a Buddha reappears somewhere else

• After death a Buddha does not reappear

• After death a Buddha both does and does not reappear

• After death a Buddha neither does nor does not reappear

Long Thụ noí rằng, ngay cả khi Phật còn tại thế, cũng không thể xác định được ngài có hay không, hoặc vừa có vừa không, hoặc vừa không có cũng không không, bằng bài kệ số 18 như sau:

Như Lai hiện tại thời 如來現在時 Như Lai giờ phút nầy
Bất ngôn hữu dữ vô 不言有與無 Không nói có và không
Diệc bất ngôn hữu vô 亦不言有無 Không vừa có vừa không
Phi hữu cập phi vô. 非有及非無 Không không có không không.

Sư ông Làng Mai có một đoạn kể từ kinh A Nậu La Độ rất an khớp với hai bài kệ số 17 và 18:

‘‘Sau khi Đức Như Lai diệt độ rồi thì Như Lai còn hay không còn, hay Như Lai vừa còn vừa không còn, hay Như Lai vừa không còn vừa không không còn ?’’. Đó là đối tượng của kinh A Nậu La Độ. Có một hôm, thầy A Nậu La Độ đang đi ngoài đường, gặp một số du sĩ của một giáo phái khác chặn thầy lại hỏi: Thầy A Nậu La Độ, Đức Như Lai được tôn xưng là bậc giác ngộ hoàn toàn. Vậy Ngài nói thế nào về vấn đề sau khi chết? Ngài còn hay không còn, hay vừa còn vừa không còn, hay vừa không còn vừa không không còn? Thầy A Nậu La Độ trả lời: Thầy tôi không bao giờ nói đến thực tại qua bốn mệnh đề: có, không, vừa có vừa không, hay không có cũng không không. Thầy trả lời cũng đúng, nhưng bên kia chưa được thỏa mãn. Thầy A Nậu La Độ về hỏi Đức Thế Tôn và Đức Thế Tôn đã dạy thầy A Nậu La Độ qua kinh A Nậu La Độ. (xem kink)

Bài kệ phủ định tứ cú bao gồm:

• Ni x – hữu

• Ni non x – vô

• Ni x et non x – Diệc hữu diệc vô

• Ni x ni non x – phi hữu phi vô

Nên nhớ, khái niệm Niết Bàn có đôi chút khác biệt giữa Đại Thừa (Mahāyāna) và Tiểu Thừa (Hīnayāna).

Trong cuốn Introduction to Madhyamaka, Jaideva Singh nêu ra sự khác biệt, Tiểu thừa cho rằng Niết Bàn là thoát khỏi vòng luân hồi saṃsāra, nhưng Nagarjuna phản bác trong chương 25 bài kệ số 9 (MK XXV, 19):

Tiểu thừa cho rằng Niết Bàn là ngược lại với Luân Hồi Sinh Tử. Nagarjuna nói rằng không có gì khác biệt giữa Niết Bàn và Sinh Diệt.

Không gì trong thế giới hiện tượng khác biệt với Niết Bàn, không gì của Niết Bàn khác với thế giới hiện tượng.

(The Hīnayāna thinks that Nirvāṇa is the opposite of Saṃsāra (phenomena). Nagarjuna says that there is no difference between Nirvāṇa and Saṃsāra.

Nothing of phenomenal existence (Saṃsāra) is different from Nirvāṇa, nothing of Nirvāṇa is different from phenomenal existence.)

Bài Kệ số 19 và 20 phá tan chấp thủ về hai đối cực giải thoát và luân hồi:

Niết bàn dữ thế gian 涅槃與世間 Niết bàn và thế gian
Vô hữu thiểu phân biệt 無有少分別 Không mảy may phân biệt.
Thế gian dữ Niết bàn 世間與涅槃 Thế gian và Niết bàn
Diệc vô thiểu phân biệt. 亦無少分別 Không mảy may phân biệt.
Niết bàn chi thật tế 涅槃之實際 Thật chất của Niết bàn,
Cập dữ thế gian tế 及與世間際 Thật chất của thế gian,
Như thị nhị tế giả 如是二際者 Thật chất hai thứ ấy
Vô hào ly sai biệt. 無毫釐差別 Không mảy may sai khác.

Như vậy, Long Thụ đi một vòng thật xa, với 27 chương, 500 tụng kệ, bộ Trung Luận như chiếc lỗ đen vũ trụ, hút mọi vật vào Tính Không.

Đọc tới đây, tôi nghĩ ít nhiều độc giả Tính Không. Nếu không hiểu, thì tốt nhất đừng hiểu gì hết. Còn hiểu không theo đoạn kiến, rồi buông thả phóng túng, thì sự hiểu biết ấy có hại cho chính mình, và nhất là cho xã hội. Vì lý do tế nhị này mà Phật không dạy Tính không cho người hạ căn. Khi Phật trao truyền Tính Không, ngài không nói một lời, chỉ cầm nhánh hoa và mỉm cười nhìn đại chúng. Toàn thể đại chúng đều ngơ ngác, riêng Ma Ha Ca Diếp cũng mỉm cười nhìn Phật và đóa hoa trên tay Phật. Hai cái mỉm cười đầy Tính Không trong sự im lặng viên mãn Tính Không.

Người hiểu Tính Không, đứng trước một chiếc nhẫn cỏ và một nhẫn kim cương vẫn có cái nhìn bất nhị.

Đóa hoa Vô Thường là kết kinh của thành, trụ, hoại, không. Đóa hoa ấy đại diện cho mọi lẽ sống sinh động. Không có vô thường, thì không gì sinh, không gì diệt ; tất cả đều trơ trơ một cách vô nghĩa, chả nam chả nữ, chả có gia đình, xã hội, chả có sự chuyển động, chả có ăn uống, chả có gì hết. Nếu vô thường dừng sững lại, như trái đất đang quay bỗng ngừng, thì moi sự sống sẽ biến thành mặt trăng. Vô thường là phép lạ để mọi sự sống lưu chuyển. Ai đòi vĩnh hằng, đòi sự sống đời đời, thì kẻ ấy đi ngược lại với phép lạ của vũ trụ, phép lạ ấy làm cho nước chảy, mây bay, con người sống trong hạnh phúc và đau khổ, thời gian trôi đi, ngày đêm luân chuyển. Người nắm bắt được vô thường, sẽ như kẻ biết xử dụng dao, chặt khoét đẽo gọt những gì cần phải chặt khoét đẽo gọt. Người không nắm bắt được vô thường, sẽ bị dao đâm cho thật xót xa đau đớn.

Tính Không Như con dao hai lưỡi không có cán, nơi nào cũng sắc bén, cầm vào là đứt.

Tính Không cũng có muôn mặt, khi thì nó chính là Vô Thường sinh, trụ, dị, diệt ; khi thì nó là duyên khởi ; có lúc nó lại là Vô Ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả.

Chính vì vậy mà rất khó hiểu Tính Không. Hiểu Tính Không thì như cá bơi trong nước, bơi nghiêng, bơi ngửa, bơi sấp, bơi nổi, bơi lặn đều là du hí, còn không hiểu Tính Không thì chớ vội nhảy xuống hồ, sẽ sặc nước và coi chừng chết nước.

Tôi xin trích dẫn bài kệ số 16 của chương 24 Quán Tứ Đế để chấm dứt phần nói về Tính Không:

Nhược nhữ kiến chư pháp 若汝見諸法 Nếu bạn thấy các pháp
Quyết định hữu tánh giả 決定有性者 Quyết định có tự tánh,
Tức vi kiến chư pháp 即為見諸法 Là bạn cũng chủ trương
Vô nhân diệc vô duyên. 無因亦無缘 Không nhân cũng không duyên.

Nếu chúng ta thấy mọi sự vật có tự tính, con người là con người, chiếc xe là chiếc xe, cục vàng là cục vàng, thì cũng đồng thời chúng ta phủ nhận thuyết duyên khởi, nghĩa là vàng không sinh, không diệt, chiếc xe tự nó có và nó vĩnh viễn không hư hao, con người tự sinh và sẽ không bao giờ chết. Cái nhìn này là phi khoa học. Sự vật nào trong vũ trụ cũng đều phải trải qua 4 thời kỳ, hoặc 4 hình thức: sinh, trụ, dị, diệt. Không thể bảo rằng chúng có tự tính. Như vậy cái nhìn của Tính Không cũng chính là cái nhìn của khoa học.

Đạo Phật bao trùm vi mô và vĩ mô, về vĩ mô, thì như tôi đã nói, vũ trụ ược tóm tắt trong vài chữ thập phương, tam thế nhất thế, tận hư không biến pháp giới. Về vi mô, thì đạo Phật đưa ra bản chất Tính Không, là bản tính căn bản của mọi sự vật, thường được nhà Phật gọi là nhất thiết pháp không, hoặc, nhất thiết pháp vô tự tánh, hoặc, chư pháp tùng duyên sanh, mà thế kỷ XXI người ta thấy được vật chất đen hoặc năng lượng đen chiếm 95% vũ trụ là phi vật chất, là chẳng có gì cả. Như nhà bác học Stephen Hawking trước khi qua đời đã tuyên bố vũ trụ vô biên không đầu không cuối.

Tôi xin trích 4 câu kệ của Long Thụ, cho thấy điều Stephen Hawking khám phá vào thế kỷ XXI đã được Đức Phật nhìn thấy cách chúng ta hơn 25 thế kỷ:

Nhất thiết pháp không cố 一切法空故 Vì các pháp đều không
Hà hữu biên vô biên 何有邊無邊 Sao có hữu biên hay vô biên ?
Diệc biên diệc vô biên 亦邊亦無邊 Hoặc vừa hữu biên vừa vô biên ?
Phi hữu phi vô biên. 非有非無邊 Hoặc vừa không hữu cũng không vô biên ?


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có. Triết học tính không và Hư vô chủ nghĩa Phần 4: Tổng Quan Trần Trọng Sỹ Người yêu cầu tôi viết luận đề từng than phiền với tôi rằng, có nhiều người, nhất là các trí thức Kitô giáo, hay cho rằng Phật giáo đại diện cho hư vô chủ nghĩa trong ý nghĩa tiêu cực, và yêu cầu tôi viết thành một luận đề.

Tôi đã giới thiệu đôi nét về hư vô chủ nghĩa, xin tóm lược ra đây 4 điểm chính của trào lưu hư vô Âu châu như sau:

1. Lật đổ thần quyền: đây là điểm nổi cộm của hư vô chủ nghĩa, cũng là điểm gây khó chịu nhất đối với các tôn giáo hữu thần, đặc biệt là Kitô giáo, vì các nước Á châu, Phi Châu không chịu trực tiếp ảnh hưởng của trào lưu này. Do vậy, thái độ thù nghịch của Giáo Hội Kitô đối với hư vô thuyết là điều tất nhiên. Đã vậy, trào lưu này được phát sinh tại Nga với sự thành công trong việc ám sát Sa hoàng Alexander II và sau đó là cuộc cách mạng Bolchevik đã khiến cho Giáo Hội cay đắng càng cay đắng thêm. Vụ Đức Mẹ hiện ra ở Fatima với ba điều bí mật, trong số bí mật đó có việc Đức Mẹ đòi hỏi phải dâng nước Nga cho Đức Mẹ. Khổ nỗi Đức Mẹ không tiên đoán được rằng nước Nga sẽ biến mất, một đất nước mới sẽ được thành lập và được gọi là Liên Bang Xô Viết vào năm 1922.

2. Yêu sách của Đức Mẹ là điểm mấu chốt để chúng ta hiểu rõ Công Giáo Rô Ma là một đế quốc trước khi là một tôn giáo. Vì bà cũng được tôn thờ bên Chính Thống Giáo Đông Phương chỉ có hơn chứ không hề kém được tôn kính so với Công Giáo Rôma. Các giáo hội Chính Thống Đông Phương tôn thờ Đức mẹ dưới cái tên Theotokos, nghĩa là mẹ của Thiên Chúa, vì Chính Thống Giáo xem Giêsu chính là Thiên Chúa. Maria muốn nhân loại dâng hiến nước Nga cho bà, có nghĩa là Maria muốn xâm lăng nuốt chững bà Theotokos ! Câu chuyện sẽ dễ hiểu hơn nếu Maria là nữ hoàng Ý đòi đánh chiếm nước Nga của nữ hoàng Theotokos, vì chiến tranh rất thường xảy ra giữa vua chúa thế tục. Đằng này Maria Mẹ Thiên Chúa đòi phải dâng Theotokos Mẹ Thiên Chúa cho mình, nghe nó có cái gì quái quái. Cũng từ đây, chúng ta thấy sự linh thiêng của Mẹ Thiên Chúa là nhảm nhí, Maria không hòa thuận được với cả chính mình, chỉ vì tín đồ gọi tên mình bằng tiếng Hy Lạp ! Hãy nên học Phật Bà, bên Ấn Độ được gọi là Diệu Thiện, bên Việt Nam được gọi là Thị Kính, bên TQ cũng có một Quan Âm, cả ba đều có sự tích khác nhau, nhưng chưa bao giờ “ba Phật Bà” đòi thôn tính nhau.

3. Khi nước Nga biến thành Liên Bang Xô Viết và cùng tham dự thế chiến đánh thắng Hitler, Giáo hoàng Pie XII ra lệnh rút phép thông công cho ai theo Cộng Sản. Đây là một hình thức trả thù đối với phong trào hư vô lật đổ thần quyền, mặc dù có rất nhiều triết gia bào chữa rằng vô thần không nhất thiết là không cần đến tôn giáo hay đạo đức. Nhiều quan sát viên đã ghi nhận sự kiện này như sau:

4. Ngay năm 1936, Vatican đã phán rằng Cộng Sản là một thứ “gian ác ngay tự bản chất”. Nổi tiếng chống CS, Pie XII bị một số các sử gia lên án là đã “tỏ ra thông cảm hơn” đối với Phát Xít và Quốc Xã.

5. (Dès 1936, le Vatican avait jugé le communisme “intrinsèquement pervers”. Notoirement anticommuniste, Pie XII s’est vu reprocher par certains historiens de s’être montré “plus compréhensif” à l’égard du fascisme et du nazisme.) (xem link)

6. Sau Thế Chiến thứ II, tòa án quốc tế đã xử tử toàn bộ các nhân vật cấp cao của Hitler, nhưng Vatican không lên án Phát Xít mà còn bao che giấu diếm các sĩ quan SS và tạo ra đường dây chuột (ratlines) để gửi họ sang Nam Mỹ trốn, và tỏ ra quyết liệt với CS, chỉ đơn giản là vì CS không chấp nhận sự hiện diện của Đấng Toàn Năng. Từ đó, có thể suy ra một điều: bất kỳ tội ác nào đều có thể lên Thiên Đàng, nhưng theo CS hay vô thần thì dứt khóat không có tên trên Thiên Đàng. Mâu thuẫn là gần đây, Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố người vô thần có thể lên Thiên Đàng, làm chấn động toàn thể tín đồ Công Giáo và cả tín đồ Tin Lành, vì trong Thánh Kinh chẳng hề dạy điều đó. Nhưng cho dẫu Phanxicô phát lòng từ ái mở cửa Thiên Đàng đón người vô thần như tôi, thì tôi sẽ nhẹ nhàng cám ơn và từ chối.

7. Lời Tuyên bố Thượng Đế đã chết của Triết Gia Nietzsche là một cú đấm thép chí mạng vào Đức Tin của người Kitô Giáo. Tòa lâu đài kiên cố đưọc xây dựng từ lúc Constantin cải đạo theo Công Giáo đến sau thế chiến 1939-1945, chỉ chưa được một thế kỷ, Âu châu dã gần như không còn Kitô Giáo dù trên danh sách và bề ngoài thì Âu châu vẫn là căn cứ địa của văn hóa Kitô. Ai ở Âu châu mới thấy sự thê thảm của các nhà thờ. Nếu trào lưu trí thức của chủ nghĩa hư vô tràn mạnh sang Hoa Kỳ, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ chịu chung số phận. Nhưng theo thống kê, người Mỹ, mặc dù là nước giàu mạnh và văn minh nhất thế giới, vẫn có ¼ dân số tin rằng mặt trời quay quanh mặt đất, và mặt đất được Chúa tạo ra cách chúng ta khoản trên dưới 6000 dựa vào số tuổi của Adam. Không dữ kiện nào tàn phá Kitô giáo bằng một nền giáo dục chân chính, và không đất nước nào mong mỏi con dân mình mãi luôn ngu dốt như Đế Quốc Vatican. Lợi thế lớn nhất của Vatican là nó không nuôi dân nó, nó như con chim tu hú, đẻ trứng vào tổ chim chích, tú hú con khi lớn lên thì ra tay sát thủ bầy “con ruột” của chim chích. Khi nghe kể chuyện, hay chứng kiến việc chim tu hú đẻ trứng vào tổ chim chích thì chúng ta chẳng động lòng, vì đó là chuyện của súc sinh, nhưng khi ta thấy con dân Rôma đẻ vào tổ Việt, lại tàn sát nòi giống Việt, thì tim ta đau nhói. Hãy đọc sách Thập Giá và Lưỡi Gươm của linh mục Trần Tam Tỉnh để biết trứng Rôma độc hại như thế nào cho tổ Việt.

8. Chỉ sau khi cởi bỏ cái gông thần quyền trên cổ, nhờ cơn cuồng phong hư vô, thì người Âu châu mới thực sự có tự do và được giải phóng như đã viết ở phần I.

9. Nghi ngờ các giá trị: Dĩ nhiên các giá trị đều được xét lại trên căn bản vô thần.

10. Như tôi có thói quen đọc những gì viết về Kitô giáo hay về Việt Nam, nếu tác giả, hay cơ quan xuất bản là cánh tay của Kitô giáo, thì tôi dứt khoát chưa tin vội, phải đợi tra cứu xác minh. Trừ phi các sách báo tự đưa ra những khuyết điểm của chính mình, như vụ xưng thú của Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II, còn những gì ông viết về Phật Giáo hoặc khi ông gọi Tin Lành là những con sói đói mồi (ravenous wolves) thì phải luôn đặt chuông báo động. Viết về Việt Nam thì tôi phải đọc một cách dè dặt, nếu có sự ca tụng Công giáo, ca tụng thực dân Pháp, ca tụng Mỹ, thì tôi sẽ xem tác giả là người của thế lực nào, những điều được viết có phải nhằm nhồi sọ, bóp méo lịch sử hay không. Chỉ một ngày 30 tháng 4 đã có nhiều cách nhìn, và những cách nhìn cũng luôn thay đổi theo thời gian. Nếu đọc sách của phía VNCH thì nào là Miền Nam bị cướp, nào là CS cưỡng chiếm miền Nam, nào là CS vi phạm Hiệp Định Paris… nhưng họ lại ca tụng sự khai hóa của người Pháp, không bao giờ gọi người Pháp nã đại Bác vào Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội, và người Mỹ phun chất độc da cam, cho B52 ào ạt ném bom lên đầu cổ dân tộc là quân cướp nước. Họ cũng chẳng bao giờ lên án Ngô Đình Diệm và Mỹ vi phạm Hiệp Ước Genève, mà họ lại kịch liệt lên án người Việt Nam cướp lại đất nước của mình từ tay người nước ngoài vào năm 1975. Khi họ sang định cư tại Mỹ, họ luôn miệng tự xưng là người Mỹ, “đất nước Mỹ của chúng ta”. Từ gần nửa thế kỷ, người VN chống Cộng Sản luôn chụp mũ nhà cầm quyền Hà Nội là nô lệ Tàu Cộng, nhưng khi được hỏi, có người VNCH nào dám chống Mỹ hay không chứ đừng nói là đánh Mỹ, và hãy nhìn xem, Cộng Sản Việt Nam đã đánh với Trung Quốc như thế nào, thì nhiều người không dám đi thẳng vào vần đề. Hiện tại, Nga đang liên minh với Lào xây dựng một căn cứ quân sự gần biên giới Việt Nam sau khi biết là không thể làm như vậy trên đất nước VN. Nếu VN lệ thuộc Nga hay TQ, thì sao Nga không thể xây dựng căn cứ không quân trên đất Việt ? Tôi cũng có thói quen cẩn thận không hoàn toàn tin báo chí chính thống ở nội địa VN, vì đa số tin tức hay bình luận đều một chiều. Nhưng cũng xin đừng chụp mũ tôi là CS, tôi chả liên hệ gì với họ. Họ có muôn vàn cái xấu, nhưng về mặt độc lập, tự chủ và tự quyết dân tộc, họ hơn xa người VNCH. Không có nhà nước nào trên thế giới không có khuyết điểm. Tôi dám cá Trần Chung Ngọc chả liên hệ gì với đảng CS. Tuy tôi không bằng giáo sư Ngọc về các phương diện khác, nhưng tôi và ông giống nhau ở điểm chúng tôi không phải là CS. Nói thế không có nghĩa CS là cùi hủi cần phải xa lánh, mà chỉ đơn giản chúng tôi là người bỏ nước ra đi sau 1975 đang có cuộc sống bình thuờng ở nước ngoài. Chúng tôi chả nịnh bợ CS. Chúng tôi cũng chả uỡng ngực tự cho mình là người ngoại. Chúng tôi là người Việt Nam sinh sống ở hải ngoại. Cái lợi thế của người Việt như chúng tôi, không phe phái, không mặc cảm, có thể bảo vệ quê hương bằng ngòi bút hoặc tiếng nói, đồng thời cũng có thể phê bình nghiêm khắc những gì xét ra sai trái của nhà nước VN trong tinh thần xây dựng mà không dua nịnh.

11. Phong trào hư vô sau khi lật đổ thần quyền, thì mọi sư đều được xét lại, không khác cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, chỉ là không chiến tranh đổ máu.

12. Trước khi hư vô chủ nghĩa thành công, thế lực của thần quyền trùm khắp Âu châu như khi Ngô Đình Diệm còn nắm quyền ở VN. Sau ngày 1 tháng 11 năm 1963, tất cả mọi giá trị mang dấu ấn của họ Ngô bị dân chúng đập bỏ, kể cả tượng Hai Bà Trưng được bà Ngô Đình Nhu xây rất giống hai mẹ con bà. Nói đến bà Nhu, với sự cải đạo theo chồng, khi Ngô Triều đàn áp Phật Giáo đến mức cuồng xuẩn, thì cha ruột của bà Nhu là ông Trần Văn Chương, đại sứ của chính phủ Ngô Đình Diệm tại Washington lúc bấy giờ, đã từ chức để phản đối. Trong một cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông, Ngô Đình Nhu đã phản ứng bằng cách thề sẽ giết bố vợ, tuyên bố vợ mình cũng sẽ tham gia. Ngô Đình Nhu nói:

“Tôi sẽ cắt đầu lão ta. Tôi sẽ treo lão ta ở giữa quảng trường và để lão ấy treo lủng lẳng ở đó. Vợ tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ thắt nút treo cổ vì cô ấy tự hào là người Việt Nam và cô ấy là một người yêu nước”-(Wikipedia).

Đó là tình yêu nước của người Công Giáo, sẵn sàng bỏ vua Hùng, thờ cúng tổ Adam, dắt ngoại nhân về rải thuốc độc trên hồn thiêng sông núi để đầu độc cả dân tộc, giết cả cha nếu chống lại Chúa.

Cho nên, hư vô chủ nghĩa cần mọc rễ tại VN, nó sẽ xét lại tư duy thần quyền, hay bất cứ tư duy nào kể cả Tam Giáo nếu các tín ngưỡng này làm chảy máu dân tộc. Thần quyền, nhất là thần quyền cầm cờ tiên phuông cho một siêu đế quốc, nó ở đâu, thì xã hội đó sẽ sản xuất ra bầy tu hú chuyên đẻ trứng vào nhà chim chích, tàn sát lũ chích con hiền lành ngây thơ chưa kịp biết tổ quốc mình ở đâu.

Nên lưu ý thêm rằng, khi hư vô thuyết dám tuyên bố cái chết của Thượng Đế, thì cũng có nghĩa rằng thần học Kitô giáo không còn là môn học đầy ưu thế như trước, văn hóa Kitô cũng đang chỉ tồn đọng trong rào chăn dành cho những ai suy kém chất xám và ý chí tự do. Khi xem phóng sự truyền hình về người Âu châu, tôi xin các bạn hãy chú ý xem còn bao nhiêu người đeo thánh giá hoặc làm dấu thánh khi ăn, các bạn có thể tự đo đạc được phần nào sự thật. Phim ảnh thường là phản ảnh trung thực nhất của xã hội.

Cuộc cách mạng hư vô, đối với Công Giáo Rôma, còn hiểm nguy gấp nhiều lần cuộc Cách Mạng Pháp. Cách Mạng Pháp giết nhiều linh mục và nữ tu, tịch thu các bất động sản, nhưng Thượng Đế vẫn tồn tại vĩnh hằng tại Âu Châu. Khi đụng phải cách mạng hư vô, thuần túy bằng triết học và tư tưởng, không đổ một giọt máu, nhưng Thiên Chúa của Kitô giáo đã chảy máu dưới lưỡi đao trí tuệ, và sự thực thì Ngài đã lìa trần, như được hai triết gia Pháp thừa nhận ở phần trước. Thực tế này dù được che đậy và bưng bít, nhưng sự thật vẫn là sự thật, Âu châu không còn là đất đứng của Kitô giáo nữa mặc dù các nhà thờ vẫn rất đẹp, vẫn nguy nga lộng lẫy để thu hút du lịch. Đó là lý do tại sao Công Giáo dãy dụa một cách hiếu chiến ở Phi Châu, nam Mỹ và đặc biệt là Á châu.

13. Mất phương hướng - thời kỳ chuyển tiếp - định đặt các giá trị mới: Thời kỳ hư vô Chủ Nghĩa còn được xem như giai đoạn mất phương hướng. Cứ đọc lại lời mô tả của Nietzsche ở phần đầu, ta sẽ thấy Âu châu điếng hồn thế nào khi tự mình vấy máu Chúa Cha. Nietzsche tiên tri rằng, hư vô chủ nghĩa chỉ thực sự hái được trái ngọt sau hai thế kỷ.

14. Heidegger nhận định về hư vô chủ nghĩa như sau:

15. Không gì được định giá trước đó sẽ có giá trị lâu hơn nữa; mọi cá thể phải được thừa nhận một cách khác biệt như một tổng thể; nghĩa là, cá thể, như một tổng thể, phải được thừa nhận trên các điều kiện khác. Ngay khi thế giới dường như không còn giá trị nào, do sự mất giá của các giá trị cao nhất cho đến bây giờ, thì một cái gì đó cực đoan xuất hiện ở phía trước, lại chỉ có thể bị thay thế bởi cái gì đó cực đoan khác. Đánh giá lại cần được tuyệt đối và phải chuyển tất cả cá thể thành một thống nhất căn bản. Tính ban sơ, dự kiến, và hiệp nhất phối hợp tạo thành bản chất của tổng thể. Trong sự thống nhất này ... bình minh của thế giới phương Tây … sự xuất hiện của thế giới tạm thời vô giá trị, nhu cầu thay thế các giá trị trước đây bằng các giá trị mới, vị trí mới như một đánh giá lại, và các giai đoạn sơ bộ của việc đánh giá lại này - tất cả những điều này mô tả tính hợp pháp thích đáng của những-ước-định-giá-trị, trong đó sự diễn đạt về thế giới cần phải được bắt rễ.

16. “Nothing of the prior valuations shall have validity any longer; all beings must be differently posited as a whole; that is, they must as a whole be posited on other conditions. As soon as the world seems to be valueless, due to the devaluation of the highest values hitherto, something extreme comes to the fore, which in turn can be superseded only by some other extreme. The revaluation must be absolute and must transpose all beings into an original unity. The original, anticipatory, unifying unity constitutes the essence of totality. In this unity ... the dawn of the Western world … the appearance of the world as temporarily valueless, the need to replace prior values with new ones, the new positing as a revaluation, and preliminary stages of this revaluation – all these describe the proper lawfulness of those value-estimations in which an interpretation of the world is to be rooted.” - Heiddger - Nietzsche: volumes 3 and 4.

Qua cái nhìn của Heidegger như vừa trích dẫn, có một sự tái phối trí tất cả các chức năng, đặc biệt là “cho đến bây giờ - hitherto”, cá nhân chưa bao giờ được nhìn nhận như là một tổng thể với những điều kiện mới, trong đó, dù không nói rõ, ai cũng biết khi nói “cho đến bây giờ”, ý của Heidegger là nhắc đến sự kéo dài rất lâu của lịch sử, trong đó, con người chỉ được xem như là vật thụ tạo hoàn toàn vô giá trị. Thì nay, các giá trị cao cả nhất định đoạt định mệnh của nhân loại “từ đó đến giờ” (the highest values hitherto) được chủ nghĩa hư vô đưa vào viện bảo tàng.

Tiếp đến, Heidegger cẩn thận xây dựng con người mới, với những giá trị mới.

Giá trị mới này chưa thành hình, nhưng nó dựa trên các tiêu chuẩn rất nền tảng, là tính ban sơ (nhân bản), dự kiến (nhìn về tương lai), và kết hợp (đoàn kết) như là căn gốc (essence) của tổng thể (totality) và Heidegger gọi đó là bình minh của Tây Phương. Cái nhìn này rất ăn ý với Nietzsche khi Nietzsche nói về bình minh của nhân loại sau khi Thượng Đế đã chết như sau:

“Thật vậy, khi nghe tin 'vị thần cũ đã chết', chúng tôi những triết gia và những 'linh hồn tự do', cảm thấy được chiếu sáng bởi một bình minh mới; tim của chúng tôi tràn ngập lòng biết ơn, sự ngạc nhiên, những điềm báo trước, sự mong đợi - cuối cùng chân trời dường như rỡ rạng trở lại, mặc dù chưa hoàn toàn rõ nét; cuối cùng tàu của chúng ta có thể lên đường trở lại, đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào; mọi táo bạo của người yêu thích hiểu biết đều trở lại được cho phép; biển, biển của chúng ta, lại mở ra; có lẽ chưa bao giờ có một 'biển khơi' như vậy”.

“Indeed, at hearing the news that 'the old god is dead', we philosophers and 'free spirits' feel illuminated by a new dawn; our heart overflows with gratitude, amazement, forebodings, expectation - finally the horizon seems clear again, even if not bright; finally our ships may set out again, set out to face any danger; every daring of the lover of knowledge is allowed again; the sea, our sea, lies open again; maybe there has never been such an 'open sea'.” – Nietzche – The gay science.

Tại thời điểm này, chúng ta có thể đánh giá sự khựng lại của lịch sử, vì phải lo ma chay chôn cất Thượng Đế và những gía trị liên quan, hơi bị mất phương hướng, sau đó họ nhìn về phía trước, bằng sự can đảm, với khẩu khí của hai triết gia tượng đài, thì bình minh đã ló dång chân trời.

17. Sự nhảy vọt trong khoa học kỹ thuật - sự hình thành Xã Hội Chủ Nghĩa: Như đã trình bày ở phần đầu, Heidegger cho rằng đế quốc của khoa học và kỹ thuật là biểu tượng của hư vô chủ nghĩa. Lời tiên tri này hoàn toàn ăn khớp với sự phát triển ào ạt của khoa học và kỹ huật như là bước nhảy vọt của nhân loại vào thế kỷ XIX.

18. Thế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của kỹ nghệ.

19. Cuộc cách mạng kỹ nghệ của thế kỷ thứ XIX là một tiến trình biến cải xã hội từ kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi và thủ công nghệ sang thế giới thương mãi và kỹ nghệ. Sự phát minh và nối kết các thành phố lớn bằng một mạng xe lửa tại Âu châu càng khiến nền kỹ nghệ bùng phát mạnh làm nền tảng kiên cố cho các lãnh vực khác như nông nghệp, kinh tế, môi trường, chính trị, luật pháp.

20. Cụm từ “cuộc cách mạng kỹ nghệ” được kinh tế gia Adolphe Blanqui người Pháp sử dụng lần đầu tiên vào năm 1837, theo sau là triết gia Friedrich Engel người Đức và đại sử gia người Anh Arnold Toynbee vào năm 1840.

21. Nhiều phát minh khoa học kỹ thuật làm nâng cao cuộc sống của nhân loại được thực hiện vào thế kỷ này bao gồm: Máy dệt, máy bay, điện thoại, máy hơi nước, đầu tàu xe lửa, bóng đèn điện, kỹ nghệ điện ảnh, chủng ngừa bệnh dại, chất radium xử dụng trong ngành xạ trị để chữa bệnh.

22. Nước Anh là kẻ tiên phong kỹ nghệ hoá đất nước vào cuối thế kỷ thứ XVIII.

23. Kế tiếp là Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp vào đầu thế kỷ XIX.

24. Vào giữa thế kỷ XIX có thêm Đức, Nhật, Thụy Điển và Hoa Kỳ vào danh sách.

25. Và cuối cùng ở cuối thế kỷ, có các nước như Nga, Tây Ban Nha, Áo, Hungarie, Ý.

26. Chúng ta thấy, Âu châu như cái nhụy hoa, và từ đây các cánh hoa kỹ nghệ nở ra cùng khắp thế giới cho đến ngày nay với không gian mạng liên hệ trực tuyến cùng với sự mạng hóa ngân hàng cho phép chuyển tiền trong nháy mắt.

27. Như vậy, chỉ trong thời gian một thế kỷ, sau khi con người làm cách mạng theo chủ nghĩa hư vô dẹp bỏ thần quyền và kiểm duyệt lại toàn bộ các hệ thống giá trị truyền thống Kitô giáo, con người có khả năng đi nhanh hơn toàn bộ sức tiến bộ trong 17 thế kỷ dưới sự khắc nghiệt của thần quyền tôn giáo.

28. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy văn minh Hy Lạp thượng cổ đã biết trái đất là hình tròn, biết tính đường kính và chu vi trái đất gần như chính xác với Ératosthène. Các nhà toán học vĩ đại như Archimède, Pythagore, Thalès de Milet đã cống hiến cho nhân loại nhiều phép tính hữa ích. Triết học Hy Lạp đã cho chúng ta các phương pháp suy tư như tam đoạn luận của Aristote, lý nhân quả (causalisme) của học phái Aristote, biện chứng pháp (dialectique) của Zénon d’Élée được Platon phổ biến cho đến trí não của chúng ta ngày nay…và còn biết bao tinh hoa khác không thể kể hết.

29. Liệt kê lại những thành tựu của thời thượng cổ, rồi đem so với bước nhảy vọt khoa học kỹ thuật của thế kỷ thứ XIX, ta có thể cho ra một phán xét rằng: nếu không có Kytô giáo cầm tù Âu châu và bóp nghẽn các tư tưởng văn minh Hy Lạp, thì không thể tượng tượng được ngày nay, sự nhảy vọt của con người đã đi đến đâu, không chừng, người ta đã có thể di chuyển từ Hoa Kỳ sang Nhật Bản chỉ với 60 phút, nhân thọ có thể lên đến 200 năm, không có chiến tranh, vì hầu hết các cuộc chiến tồn đọng đến nay đều bắt nguồn từ xung đột tôn giáo độc thần, và trên thế giới không ai còn thiếu ăn thiếu mặc nữa.

30. Theo thiển ý, nếu không có văn hóa Abraham ngự trị thế giới trong 17 thế kỷ, thì chắc chắn cũng không có hai ý thức hệ tư bản và cộng sản đối nghịch nhau. Tư bản là một hình thức thực dân kiểu mới thay cho thực dân chiến tranh giành thuộc địa của các Đế Quốc Công Giáo như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hòa Lan từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XX. Còn cộng sản, là trào lưu đối nghịch với tư bản thực dân, là niềm hy vọng của các dân tộc bị trị như Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ, Phi Châu, Nam Mỹ do cuộc Cách Mạng Bolchevik dẫn đầu. Cuộc Cách Mạng Bolchevik được các học giả Âu Mỹ cho là kết quả trực tiếp nhất của phong trào hư vô.

31. Trong tác phẩm Kẻ theo Chủ Nghĩa Hư Vô (Une Nihiliste) của nhà văn nữ kiêm toán học gia người Nga Sofia Kovalevskaïa kể về cuộc đời của một thiếu nữ quý tộc trẻ đã lựa chọn con đường “dấn thân quần chúng” (aller au peuple) và cuối cùng nàng gia nhập vào hang ngũ tuổi trẻ cách mạng Nga. Tác phẩm minh họa trào lưu dấn thân cách mạng của trí thức Nga chống lại hai thế lực liên minh đè bẹp thế giới phương Tây: thần quyền và tư bản. Hình ảnh người nữ cách mạng cho thấy tư tưởng hư vô đã ăn sâu vào long dân tộc Nga kiểu như “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

32. Cái tồi dở của chủ nghĩa CS là không có một nền tảng kinh tế kích thích cung và cầu như của tư bản, nên đế quốc Liên Bang Xô Viết hoàn toàn sụp đổ vào năm 1991 sau 70 năm xuất hiện.

33. Mặc dù sụp đổ về kinh tế, tinh thần CS vẫn tồn đọng tại các quốc gia bất mãn với sự thống trị của liên minh văn hóa thần quyền và tư bản. Từ sự thất bại cûa phong trào Bolchevik, một bài học cần rút tỉa: con người thiết yếu là con vật kinh tế, không một chủ thuyết nào phi kinh tế mà có thể tiếp cận lâu dài với con người. Sau khi chủ nghĩa Bolchevik biến mất thì kinh tế thị trường được thêm vào và thay thế cho nền kinh tế bao cấp của chủ nghĩa CS tại Trung Quốc và VN. Thế là Hoa Kỳ sau khi thắng được cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, thì nay phải đối mặt với một con quái thú mình cộng sản đầu tư bản, thông thạo 72 phép tề thiên, chỉ sau 25 năm tu luyện nội công, giờ đã đủ công lực và chiêu thức, sẵn sàng thách đấu với cả khối tư bản mà Hoa Kỳ lãnh đạo.

34. Mới đây, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng Hoa Ký không muốn đối đầu với TQ, mà chỉ muốn ép buộc TQ tuân thủ luật chơi của thế giới, tức là ngoài quyền lực cứng bằng tiền bạc và tên lửa như Mỹ, TQ phải chứng tỏ mình cũng là một cường quốc văn hóa như Mỹ, nghĩa là lá cờ TQ phải được thế giới tin tưởng và yêu mến, là lá cờ bênh vực cho lễ phải, duy trì công lý và công pháp quốc tế. Tuy nhiên TQ và Nga đều không muốn đi theo quỹ đạo của Hoa Kỳ, vì theo họ, luật chơi của Hoa Kỳ cũng chỉ là luật chơi của kẻ mạnh, nó giúp khi có lợi, và rút lui khi bất lợi, thậm chí bán đứng đồng minh cho kẻ thù để hưởng lợi như vụ bán Hoàng Sa VN cho Mao Trạch Đông. Khi Mỹ muốn xâm lăng, nó tạo ra hằng nghìn lẽ phải để đưa quân vào cuộc chiến, như vụ đánh vào Iraq, Afghanistan và Lybia, hoặc vụ dời kinh đô của Israel về Jérusalem bất chấp sự phản đối của Âu châu…Lời tuyên bố của Blinken đã chứng tỏ sự thiếu tự tin của Hoa Kỳ trước Trung Quốc, không như trước kia khi đối mặt với con gấu Liên Xô.

35. Từ khi thần quyền bị lật đổ tại Âu châu đến nay đã có hai cuộc thế chiến, chỉ mong thế giới đừng tự tiêu diệt vì thế chiến thứ III. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại luôn tự nó là một biện chứng, khó ai có thể biết được TQ có chịu tuân theo luật chơi như lời đề nghị của ngoại trưởng Mỹ hay không. Cũng chỉ mong các nhà khoa học TQ biết rằng tuổi thọ của nhân loại, với vận tốc tiêu thụ nhanh hơn sức cung cầu của thiên nhiên, đã không còn chịu đựng được bao lâu nữa. Loài người đã làm tầng ozone bị hư hại, mặt đất bị ô nhiễm nặng nề, dưới biển thì cạn kiệt tài nguyên, đáy biển cũng bị con người thải xuống bao chất độc. Họ cần khuyên răn nhà cầm quyền TQ rằng, thế giới, cho dù không có chiến tranh, cũng chưa chắc sẽ không bị tiêu diệt trong vòng chừng trăm năm tới. Vậy thì lợi ích gì phải nhất định tranh giành vị trí số một thế giới bằng tên lửa và tàu chiến ?

36. Vũ khí mà con người chế ra để tiêu diệt lẫn nhau dư sức nuôi cả thế giới của các nước cọng hòa chuối sống dưới tiêu chuẩn thấp nhất. Ngân khoản mà TQ dành cho “quốc phòng” dư sức để nâng cao mức sống của cả tỉ người dân sống trong sự nghèo khổ.

37. Thay vì gờm nhau, chém giết lẫn nhau, loài người nên cùng nhau nắm tay đối mặt với 4 mối họa có thể làm nhân loại diệt chủng:

a. Các môi sinh như không gian, mặt đất, đáy biển đều bị ô nhiễm trầm trọng, đầy rác rưởi, đầy thủy ngân, đầy phóng xạ, xác máy móc, bao nylon, chất hóa học.

b. Tình trạng khan hiếm nước có thể gây chiến tranh, dịch bệnh và chết chóc.

c. Các trận đại dịch có khả năng tiêu diệt nhân loại như đại dịch Covid-19.

d. Mặt biển sẽ dâng cao nuốt chững một số đất đai.

Mặc dù Xã Hội Chủ Nghĩa đã thất bại, tình thần xã hội lại rất được tôn trọng, và là nền tảng chính trị của các quốc gia bắc Âu như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Hòa Lan, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức.

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra là, chủ nghĩa hư vô có khác với triết học Tính Không hay không ?

Câu trả lời là vừa khác, vừa không khác.

Con người trong gần 1500 năm sống dưới sự “chăn dắt” của một vị thần vĩnh hằng tượng trưng cho “hữu”, đã khiến làm nảy sinh ra một sức bật đối nghịch gọi là “vô”. Nó đào tận gốc, trốc tận rễ những giá trị bắt nguồn từ thần quyền bao trùm Âu châu từng gây ra 8 cuộc thập tự chinh trải dài non hai thế kỷ, các tòa án dị giáo dã man chưa từng có đã tra tấn và thiêu sống hằng vạn người, cuộc truy lùng phù thủy kéo dài 3 thế kỷ giết hại bao phụ nữ vô tội, sự diệt chủng các dân tộc Mỹ châu, cuộc buôn bán nô lệ da màu từ hai lục địa Phi châu và Mỹ châu để phục vụ liên minh quý tộc tăng lữ đã làm ly tán biết bao gia đình. Giáo Hội còn tỏ ra nhân ái đưa ra vài sắc chỉ phản đối buôn bán nô lệ, nhưng chính giáo hội qua tay của Binh Đoàn Hiệp Sĩ Malta vẫn là ổ buôn nô lệ ở Địa Trung Hải chuyên phục vụ riêng cho Giáo Hoàng. Phong trào hư vô chỉ là sự phản kháng của vô chống lại hữu, như mưa rào chống hạn hán, như dân chủ chống lại phong kiến.

Sự đố kị và đấu tranh giữa chính tà, tối sáng, đen trắng, nóng lạnh là định luật của vũ trụ vạn hữu. Tất cả là sự kích thích để có biến động, và biến động sẽ tạo ra sinh sinh diệt diệt tương tục nói tiếp như các đợt sóng trên biển khơi

Khởi đầu của hư vô chủ nghĩa là nhắm đến lật đổ thần quyền hằng hữu, đòi duyệt xét lại toàn bộ các giá trị. Tại thời điểm nó đặt nghi ngờ làm phương châm, nghĩa là trước tiên nó san bằng mọi giá trị trước lăng kính hư vô, thì nó có sự tương đồng với triết học Tính Không. Do sự tương đồng ở khởi điểm này, mà các triết gia xếp Phật giáo đại thừa vào chung với hư vô chủ nghĩa.

Đặc biệt phải biết rằng Long Thụ giải thích không, trong khi hư vô không giải thích hư vô, mà đặt nghi vấn về các giá trị. Một bên loay hoay tìm cách viết ra phương trình với những ẩn số, một bên đã giải phương trình và đưa ra đáp án của các ẩn số.

Tuy nhiên, quan điểm của ba đại diện Công Giáo bao gồm tổng giám mục Ngô Quang Kiệt và Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II như được đề cập hoàn toàn chỉ nhằm mục đích bôi bác và dẫn dắt sai lạc về hư vô chủ nghĩa, chưa nói là họ không hiểu gì về Tính Không của đạo Phật. Họ chỉ hiểu nghĩa hư vô theo khuynh hướng tiêu cực, cố ý bỏ qua tính sinh động táo bạo và sáng tạo của cơn gió hư vô.

Thà rằng không hiểu hư vô là gì như cố nhạc sĩ Serge Gainsbourg cho rằng mình không phải là người theo chủ nghĩa hư vô, mà đúng hơn là một kẻ vô tích sự. Vì theo ông, đoạn cuối của hư vô chủ nghĩa là tự sát. (Je suis plutôt un aquoiboniste qu'un nihiliste, ce qui est plus nuancé. Parce qu'au bout du nihilisme il y a un revolver).

Thần học là môn học khiến con người dễ trở về với bản năng lười nhác suy tư. Bản năng sợ hãi thiên nhiên và sự hoại diệt của nó, dễ khiến con người quỵ lụy vào một thế lực siêu hình mà nó không thể hiểu và cũng không có ý chí muốn tìm hiểu, thế là nó từ bỏ suy tư và quỳ xuống cúi đầu xin được phó thác. Dùng đầu óc này hiểu về hư vô chủ nghĩa đã không thấu tới bệ cỏ tượng đài của Nietzsche, thì làm sao đủ hùng lực mà hiểu tới Nagarjuna ? Nữ triết gia Joan Stambough đã viết như sau về sự lười nhác suy tư của nhân loại trong tư tưởng của Nietzsche:

Lòng thương xót của Chúa có tác dụng làm tê liệt con người, người trở nên mất khả năng hành động - ở đây có một quan điểm tương đồng với cái nhìn của Sartre [...] Đối với con người, mà Nietzsche định nghĩa là động vật chưa được khám phá, là động vật biết mình đang bị quan phòng và đáng thương. Để hành động và đạt đến một tầm vóc mới, nơi con người hoàn toàn có thể khẳng định sự sống, con người phải giết THIÊN CHÚA.

("God's pity has the effect of paralyzing man- there is a parallel here to Sartre's le regard, the look- who becomes incapable of action [...] For man, whom Nietzsche defines as the stiIl undetemined animal is the animal who knows he is being observed and pitied. In order to act and reach a new dimension in which he can absolutely affirm life, man must kill GOD - The other Nietzsche, J.Stambaugh)

Hư vô chủ nghĩa đại diện cho một sáng tạo mới, trong khi Tính Không bất động trước tất cả mọi sinh diệt, nên vượt qua khỏi sinh diệt. Và sự bất động sinh động ấy là điều mà Tính Không vượt xa hư vô. Ta thấy Nietzsche háo hức sáng tạo, chế nhạo cả Gustave Flaubert và Chúa Thánh Thần ra sao:

Người ta chỉ có thể suy nghĩ và viết khi ngồi (G. Flaubert). Ta để ông ở đó, ông bạn hư vô! Giữ nguyên chỗ ngồi chính xác là tội chống lại Chúa Thánh Thần. Chỉ những suy nghĩ đến với bạn khi bạn bước đi mới có giá trị.

On ne peut penser et écrire qu’assis (G. Flaubert). Je te tiens là, nihiliste ! Rester assis, c’est là précisément le péché contre le Saint-Esprit. Seules les pensées qui vous viennent en marchant ont de la valeur. (Nietzsche - Le Crépuscule des idoles)

Như vậy hư vô không có nghĩa là thờ ơ với cuộc sống, vì ông tổ của hư vô không ai hơn được Nietzsche, thưa quí vị trí thức thần học, mà nó chỉ có nghĩa là không hề có cái được gọi là hằng hữu. Con người phải đối diện với hư vô, một hư vô sinh động, chứ không phải thứ vĩnh hằng thực chất vốn chỉ là cái ao sình lầy ù lì chết cứng chất đầy thây ma thiên niên của các vị thánh được giáo hội tấn phong.

Triết gia Cioran có cách thức hư vô hoá Thượng Đế rất hay là tạo ra một “Thượng Đế độc lập với đức tin” (Dieu indépendant de la foi). Vị thần mà nếu không có đức tin thì không thể hiện hữu, trở nên là một khái niệm cổ tích vô tội vạ.

Như vậy, hư vô chủ nghĩa vô tình đi theo vết chân để lại của triết học Tính Không.

Hư vô tìm một giải pháp triết lý nhằm mục đích xã hội và chính trị, đáp ứng cho mưu cầu hạnh phúc của con người trong phạm vi Thế Tục Đế, hay còn gọi là Tích Môn.

Tính không là triết học về thực tính của vũ trụ, là cái nhìn như nhiên theo Thánh Nghĩa Đế, hay còn gọi là Bản Môn.

Tinh thần không sinh, không diệt, không đến, không đi, không tà không chính khiến cho đại thừa có mặt sống động trong mọi sinh hoạt dân gian so với tiểu thừa. Riêng tại VN, các tu sĩ Phật giáo đậu văn bằng bác sĩ Tây Y không phải là quá hiếm, như hòa thượng Thích Hải Ấn đương kim viện chủ chùa Từ Đàm Huế vốn là một y khoa bác sỹ đại học Huế. Tại Chùa Già Lam ở Gia Định Gò Vấp có hai vị tốt nghiệp y khoa Sài Gòn. Đại Thừa Phật giáo xem cuộc đời là một cuộc dấn thân, không phải là một kiếp lưu đày hay để chuộc tội. Đó là nhờ ảnh hưởng của Long Thụ xuyên qua triết học Tính Không. Khi Phật để lại Di Huấn cảnh cáo sự hành y trong cửa chùa, là không muốn các chùa biến việc hành y thành một nghề nghiệp mà xao lãng việc tu hành, nhưng với hạnh nguyện ban vui cứu khổ, không phe phái, bè nhóm với mục đích trục lợi, một tu sĩ có thể vượt qua “giới cấm thủ” để cứu người, miễn không quên vai trò chính của mình là dùng phương tiện để đạt cứu cánh, lấy thế gian để vào Niết Bàn, như Trung Lận thường nói, thế gian và Niết Bàn thực chất không mảy may sai biệt - Nagarjuna says that there is no difference between Nirvāṇa and Saṃsāra.

Bản chất của tính không là đóng mở tùy nghi, oan trái hay vinh quang không khác mặc dù chẳng phải một, cái thấy Trung Đạo ấy khiến lối sống của người đại thừa giúp ích cho đời được nhiều hơn, nó vì cứu khổ mà lặn hụp trong biển khổ. Người lặn hụp trên biển khổ cũng rất dễ bị chết chìm, như người lính cứu hỏa dễ bị chết cháy.

Cho nên Phật giáo không ù lì phó mặc cuộc đời như cái nhìn của các nhà thần học. Do phải đi vào “tiếp hiện”, các tu sĩ Phật giáo đôi khi phải nếm trải hàm oan, bị chụp đũ thứ mũ, nào là có vợ có con, nào là có xe hơi nhà lầu…chưa kể đến cái nguy hiểm phải đánh mất sơ tâm, để ma quỷ dẫn dắt.

Tinh thần Trung Đạo không cho phép Phật giáo gọi mình là chánh và kẻ khác là tà, hay ngược lại; do vậy trong lịch sử đạo Phật, không hề có sự đố kị ganh ghét muốn tiêu diệt dị giáo để mình độc tôn văn hóa.

Hư vô chủ nghĩa không thể xuất hiện nếu không có mặt những chuỗi ngày dài đầy hoài nghi của thời kỳ Phục Hưng. Và sau khi làm ma chay cho Thượng Đế, hư vô vẫn xem hoài nghi như là phương tiện cho tiến bộ. Trong tầm nhìn này, hư vô luôn chỉnh sửa hướng đến không ngừng. Đây là điểm khác biệt cốt lõi để phân biệt nó với tư tưởng đóng kín thần quyền, cho thấy con người là một tiến trình đi lên đến vô hạn, chứ không phải chỉ là một đám chiên cừu được lập trình bởi người chăn dắt. Hư vô chính là tự do tuyệt đối, và tự do này là vũ khí của khoa học, của trí tuệ nhân loại.

Nếu có sự khác biệt giữa hư vô và Tính Không, thì đó là một bên đi về phía sự thật, còn một bên là sự thật.

Jaideva Singh nhận xét như thế này về triết học và thực tại:

Như vậy, mọi học thuật, mọi giải thích về thực tại đều trống rỗng. Sự phát triển các nền triết lý và các trường phái tư tưởng nhằm giải thích một cách thực chứng về thực tại đều đổ vào bế tắc. Thực tế là vì thực tại đứng bên trên mọi triết học.

(Thus, all teachings, all explanations of reality are empty. The development of philosophies and schools of thought that positivistically explain reality are doomed to failure. In fact the Truth is beyond all philosophies)

Nhà nghiên cứu Phật học người Anh Stephen Batchelor đưa ra một nhận định về Tính Không:

Trong bất kỳ trường hợp nào, Long Thụ tin rằng trí tuệ làm nền tảng cho đạo Phật không giống với bất kỳ một học thuyết nào. Ngài đã kết luận trải nghiệm của mình về tự tâm bằng bài kệ như sau:

Khi các Đức Phật không xuất hiện
Và tăng già biến mất
Thì trí tuệ tỉnh thức
Sẽ tự nó nở hoa

(Whatever the case, Nagarjuna is convinced that the intelligence that animates the Buddhist path is incompatible with any orthodoxy. He concludes his enquiry into the self with these lines:

When buddhas don’t appear
And their followers are gone,
The wisdom of awakening
Bursts forth by itself.)

Điều gì ẩn chứa sau lời nói của Long Thụ ?

Đó là tự tính giải thoát, tự tính thể nhập thực tại không cần thần linh hay đạo sư, cũng là tự tính của Tính Không. Thực tại vốn vô ngôn.

Tôi nhớ đọc đâu đó một lời giảng của thiền sư Ajahn Chah Subhatto khiến tâm tôi bừng tỉnh và trở nên tự tin hơn, đó là tâm tự biết đi nơi phải đi, nó không lầm lẫn, nếu giữ được tâm ở hơi thở, ở trung đạo. Hay nói cách khác, khi tâm bị bản ngã che phủ thì nó trì trệ u tối, ngay khi nó lìa khỏi khỏi bản ngã nó sẽ tự sáng. Thực chất, tâm hoàn toàn không đi đâu cả nhưng không gì nó không bao trùm.

Sự khác biệt nữa giữa hư vô thuyết với Tính Không là, hư vô tiêu cực thì ù lì, mất phương hướng ; hư vô tích cực thì dứt khoát lật đổ thần quyền và đưa con người đến một chân trời nhân bản mới vừa sinh động vừa hiếu động. Nhưng tất cả đều là nhân và duyên, tất cả đều là giả danh. Và triết học Tính Không không chọn phe, bất động với nụ cười bất nhị. Hồi Tránh Luận của Long Thụ không đưa ra một tiền đề nào, vì tất cả mọi tiền đề đều dẫn đến hý luận:

Nếu ta đưa ra một tiền đề, ta sẽ vướng mắc. Nhưng nếu ta chẳng có tiền đề nào, vậy thì làm sao ta có thể vướng mắc ? (Si j’avais une thèse, je serais en faute. Mais je n’ai aucune thèse. C’est pourquoi il n’est point de faute pour moi. - Vigrahavyavartani, Pour écarter les vaines discussion).

Cuối cùng thì Long Thụ phủ bác tất cả ở chiều tư tưởng để dẫn đến Trung Đạo Nghĩa bằng một khẳng định như mệnh lệnh, mà sau mệnh lệnh này, không ai còn được lên tiếng :

Chư nhân duyên sanh pháp 諸因缘生法
Ngã thuyết tức thị không 我說即是空
Diệc danh vi giả danh 亦名為叚名
Diệc danh trung đạo nghĩa. 亦名中道義

Đạo sư Osho nói về tính vô ngôn của triết học Tính thông qua câu chyện Niêm Hoa Vi Tiếu khi Đức Phật trao truyền chánh pháp cho Đại Ca Diếp như sau trong cuốn The Heart Sutra becomng a Buddha through Meditation (Bát Nhã Tâm Kinh để thành Phật xuyên qua Thiền Định) như sau :

Ma Ha Ca Diếp hiểu và mỉm cười. Trong cái cười, Ma Ha Ca Diếp hoàn toàn biến mất, trở thành một vị phật (không viết hoa). Ngọn lửa từ ngọn đèn của Phật (viết hoa) nhảy sang Ma Ha Ca Diếp. Đó được gọi là “giáo ngoại biệt truyền” – hay còn gọi là Niêm Hoa Vi Tiếu. Đây là điều duy nhất trong lịch sử của tâm thức nhân loại. Đó cũng gọi là avyakritopadesh: vô ngôn, tịch nhiên.

Vô ngôn trở nên là yếu tính, rất vững chắc ; mặc nhiên là rất thực, rất hiện sinh ; im lặng là sờ chạm hiện tại. Phật là trống vắng, Ma Ha Ca Diếp cũng hiểu thế nào là Tính Không, thế nào là hoàn toàn vắng lặng.

Không có sự khác biệt giữa Không Luận (Shunyavada 空論) của Long Thụ với ngôn ngữ tịch nhiên của Đức Phật. Nagarjuna là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật, cũng là một trong những nhà hiền triết xuyên thấu nhất xưa nay. Rất ít người - hoạ chăng một vài, một Socrate, một Shankara chẳng hạn – là có thể so sánh với Nagarjuna. Ông là người cực thông minh. Hành động cuối cùng mà một hiền triết có thể làm là phải tư sát ; sự việc kỳ vĩ, sự việc cực kỳ cao cả đối với người hiền triết là phải vượt qua chính mình – đó là điều mà Nagarjuna đã làm. Ông đã đi xuyên qua và vượt lên trên vương quốc của hiền triết.



Nguyệt Xứng (Candrakīrti), người có thể gọi là tổ thứ II của Trung Quán Tông, cũng đưa ra một xác định vô ngôn về Tính Không. Giống với Tuệ Sỹ, ngài cho rằng Tính Không là một thứ huyền chi hựu huyền, một bí mật mà không ngôn ngữ nào đạt tới.

Nói như thế không phải mặc nhận Tính Không chỉ là một cõi của nhận thức, hay của vô ngôn. Theo đại sư Osho thì Heidegger đã cảm nhận được trống không là một thực tại. Còn chính Osho thì cho rằng cái trống không có thể đạt được bằng thiền định :

Trống không là một trải nghiệm có thật. Bạn có thể trải nghiệm qua thiền đinh thâm mật hoặc khi cái chết đến thăm. Chết và thiền định là hai khả thể để trải nghiệm trống không.

(Nothing is an actual experience. Either you can experience in deep meditation, or when death comes. Death and meditation are the two possibilities of experience it. - The heart Sutra, becoming a Buddha through Meditation)

Sự nếm trải cái trống không qua ngòi bút của đại sư Osho dọa khiếp những ai yếu bóng vía. Thực vậy, người ta sẽ không ai sợ chết nếu biết đôi chút về cái chết. Đằng này, dù đã có hằng tỉ người sinh ra, chết đi, nhưng chưa từng ai có thể nói tôi từ đâu đến, và chết sẽ đi về đâu. Chúng ta có thể trao đổi nhau mọi cảm giác, nhưng cảm gíac về sự trống không lại không thể truyền đạt. Osho có vẻ đã vào ra sinh tử như vào ra một căn nhà. Điều này chỉ mình ông ấy biết. Cái mà ông nói cũng từng được một thiền sư Việt Nam Thích Duy Lực nói : đạt Tính Không là đạt được sinh tử tự do.

Tính Không là trạng thái của những ai ngắm trăng trước phi thuyền Appolo 11 và sau đó. Trước, thì biết bao thi nhân từ Lý Bạch đến Hàn Mặc Tử thi nhau ca tụng vẻ đẹp của chị Hằng, và tưởng tượng ra đủ thứ chuyện huyền ảo về ánh trăng, về nguyệt điện. Sau, thì mặt trăng chỉ lưu lại dấu chân của Armstrong trên mặt nguyệt phủ đầy bụi trắng. Nếu nói trước đẹp sau không đẹp thì không phải, nếu nói sau đẹp hơn trước cũng không phải. Cả hai hình ảnh đều đẹp. Nhưng dấu chân của Armstrong nói lên tất cả về “thực tại mặt trăng” một cách vô ngôn không cần các mỹ từ hay bất kỳ một thêu dệt cổ tích nào, vì các mỹ từ và nghệ thuật thêu dệt đều bất lực trước thực tại.

Có một linh mục Dòng Tên người Pháp, ông Paul Valadier, chuyên gia về Nietzsche, đã dùng từ “Euthanasie du Christianisme” (Sự gây chết Kitô giáo) để nói về cái chết của Thượng Đế do hư vô chủ nghĩa gây ra. Từ euthanasie là một từ dùng trong y học, là gây chết không đau đớn cho những bệnh nhân quá thống khổ với bệnh nan y. Ông còn lưu ý thêm, cái chết của Thượng Đế không xảy ra từ tác động bên ngoài, mà là chính từ bên trong của Kitô giáo, cũng như Pierre Zaoui.

Điều này hàm ý rằng, Thiên Chúa “tự nguyện” chịu chết chứ chẳng phải do “ngoại đạo” gây ra. Hư vô là một phong trào phát khởi từ nội bộ Kitô giáo.

Sau cái chết của Giêsu, dù cũng là “tự nguyện”, nhưng dân tộc Do Thái bị nguyền rủa trù dập đời đời với tội giết Chúa. Giáo Hoàng Paul IV nhấn mạnh rằng Người Do Thái, lũ giết Chúa, là bọn nô lệ tự bản chất và cần được đối xử như nô lệ (Paul IV tressed that Jews, as Christ’s killers, were by nature slaves and sould be treated as such). Còn Giáo hoàng Gregory XIII thì kết luận rằng tội mà dân Do Thái đã từ chối và đóng đinh Chúa “chỉ gia tăng sâu dày thế hệ tiếp nối, kế thừa kiếp chung thân nô lệ” (In 1581 Gregory XIII concluded that the guilt of Jews in rejecting and crucifying Christ “only grows deeper with successive generations, entailing perpetual slavery”). -The renaissance Popes : Culture, Power, and the making of the Borgia Myth (Gerard Noel).

Còn sau khi Chúa (Ngôi Một) “tự nguyện” chịu chết vào thế kỷ thứ XIX thì Giáo Hội dồn hết thù hận vào Cộng Sản Bolchevik. Và sau CS, oái oăm thay lại là Phật giáo vô thần như nguyên Giáo Hoàng Benedicto XVI từng tuyên bố !

Như vậy, nếu hư vô chủ nghĩa có một số điểm trùng hợp với triết học Tính Không, thì chỉ là tình cờ, và do trí tuệ của nhân loại đến lúc khai hoa nở nhụy. Nó còn không liên hệ đến các “Thượng Đế khác“, như của người Do Thái, của người Hồi Giáo, dù rằng họ cùng gốc văn hóa Abraham với nhau, thì làm sao có thể có gì liên hệ đến đạo Phật ? Nhưng khi cần dùng hình ảnh hư vô tiêu cực mất định hướng dễ bị tha hóa để gán vào đạo Phật, thì những nhà thần học không ngần ngại. Nếu triết học Tính Không bị kéo vào vũng lầy thế tục của triết học Tây Phương, thì không phải do một vài ảnh hưởng của đạo Phật lên triết gia Arthur Schopenhauer đơn độc và nhỏ bé mà có thể làm sụp đổ một tượng thần ngự trị Âu Châu gần hai ngàn năm được.

Đạo Phật vào Trung Hoa không tiêu diệt đạo Khổng hay đạo Lão, vào Việt Nam vẫn có thể được đạo Mẫu thờ phụng. Sang Nhật Bản có thể chung sống hòa bình với Thần đạo Shinto, thì tại sao lại phải đi hợp bọn với hư vô chủ nghĩa để giết chết Thiên Chúa chứ ?

Cái chết của Thiên Chúa Kitô giáo làm cho người Âu châu bừng sáng, nhưng để lại một luống cày cay đắng trong lòng các Giáo Hội liên hệ, mặc dù mỗi lần Chúa chết họ luôn cho rằng ngài tự nguyện. Sao họ không thử nhìn sang văn học thiền tông Trung Quốc, có khi các thiền sư còn đòi giết Phật nữa kìa ! Không giết Phật thì làm sao mà thành Phật ? Phật chết hay Chúa chết thì việc gì loài người phải hận thù nhau, tìm cách tiêu diệt nhau ? Nếu Phật và Chúa là nguồn gốc của ngu dốt, chậm tiến, chiến tranh và thù hận, thì các ông ấy càng nên chết sớm.

Để kết thúc bài này, tôi xin mượn lời triết gia Pháp Michel Hulin :

Tư tưởng Ấn Độ, xuyên qua Ấn giáo hay Phật giáo, vươn tới một chân trời xóa bỏ bản ngã, triệt để khác biệt với truyền thống tây phương.

La pensée indienne, à travers la religion hindouiste ou bouddhiste, est tendue vers un horizon d’effacement du moi radicalement étranger à la tradition occidentale.

Đó là lí do tại sao chỉ có chiến tranh và đố kị tôn giáo ở Tây Phương.

Đau đớn thay, nó đã và đang gieo rắc vết bẩn này sang các nước Á Châu từ thế kỷ XVI với sự bành trướng thực dân của Kytô giáo.


Trần Trọng Sỹ
Paris, mùa đại dịch thứ III


Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.