Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn Phần 1: Ban nhạc khuyết tật đáng khâm phục Khuyết danh Đây là một ban nhạc đặc biệt chưa từng có, gồm những tấm gương của sự kiên trì, nghị lực và tài năng đáng khâm phục

Ông Richard Fuller (hay Rick Phú), 65 tuổi, người Mỹ, sống ở Việt Nam từ 10 năm nay, hát và dịch nhạc Trịnh Công Sơn. Trước đó, ông Phú làm tình nguyện viên trong hội International Voluntary Services (IVS) 4 năm, từ 1969 đến 1973.

Cô Thủy Tiên, 36 tuổi, nhà có tất cả 8 anh chị em, mồ côi cha từ lúc 2 tuổi, lên 7 biết giúp mẹ buôn bán nuôi gia đình, khuyết tật miệng (lúc 8 tuổi bị bệnh noma - cam tẩu mã - ăn dần miệng và môi, phải mổ 8 lần và bị mất giọng nói). Cô tự tập nói lại để hát (tập trong lu nước) vì đam mê muốn hát nhạc Trịnh Công Sơn.


Anh Thế Vinh, 42 tuổi, mất cánh tay phải. Là cậu bé mồ côi chăn trâu, lúc 8 tuổi té từ lưng trâu bị gãy tay, phải cưa đi. Vì say mê đàn nên bỏ ra hơn 3 năm để tự tìm ra cách chơi đàn guitar với 1 tay và thổi kèn harmonica.

Anh Hà Chương, 29 tuổi, từng là cậu bé con nhà nông nghèo, khiếm thị từ lúc lên 2 tuổi, đi làm tự nuôi ăn học. Chương mê âm nhạc, bắt đầu sáng tác từ lúc 15 tuổi. Tốt nghiệp thủ khoa Viện Quốc gia Âm Nhạc Việt Nam. Đọat 8 huy chuơng vàng về ca và đàn bầu ở các kỳ thi quốc gia và tỉnh. Nay là nhạc sĩ sáng tác nhạc, ca sĩ và chơi đàn bầu, guitar, piano.

Bốn nghệ sĩ này họp thành nhóm nhạc Sóng. Họ đã từng trình diễn chung với nhau theo nhóm 2 người hay 3 người, nhưng chưa bao giờ đủ cả 4 nguời như trong video trình bày tác phẩm Diễm xưa của Trịnh Công Sơn. Mời quý vị bấm vào đây để thưởng thức.
Nội dung được tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật. Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.