KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI - Bản dịch Việt ngữ số 1 Dịch giả: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T03 - Kinh số 158 - Tổng cộng kinh này có 8 quyển.) Phẩm 1: CHUYỂN PHÁP LUÂN Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật thuộc thành Vương xá cùng với đại chúng gồm sáu vạn hai ngàn vị, đều là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã hết, tận trừ mọi sự ràng buộc, đều được tự tại. Tâm ý, trí tuệ của các vị đều hoàn thiện, giải thoát, như voi chúa được điều phục, việc cần làm đã làm xong, thoát khỏi gánh nặng, đã được lợi mình, không còn qua lại trong ba cõi, có được chánh trí nên tâm hoàn toàn tự tại, đến bờ giác ngộ, chỉ trừ một vị là Tôn giả A-nan. Trong pháp hội này còn có: tám mươi bốn trăm ngàn vị Đại Bồ-tát do Bồ-tát Di-lặc đứng đầu. Các vị đều chứng được các pháp Đà-la-ni, Tam-muội nhẫn nhục, đều là bậc Bất thoái chuyển, vui sống nơi tịch tĩnh. Chủ thế giới Ta-bà là Phạm thiên vương cùng với vô lượng trăm ngàn Phạm thiên. Vua cõi trời Tha hóa cùng tám mươi trăm ngàn vị trời Tha hóa. Vua trời Hóa tự tại cùng bảy mươi trăm ngàn vị trời Hóa tự tại. Vua trời San-đâu-suất cùng sáu mươi trăm ngàn vị trời Đâu-suất. Vua trời Tu-dạ-ma cùng bảy mươi hai trăm ngàn vị trời Tu-dạ-ma. Vua trời Thích Đề-hoàn Nhân cùng tám mươi trăm ngàn vị trời trong cõi trời Ba mươi ba. Vua trời Tỳ-sa-môn cùng với trăm ngàn Dạ-xoa quyến thuộc. Chúa Tỳ-lưu-lặc-già cùng hàng ngàn Cưu- bàn-đồ quyến thuộc. Chúa Tỳ-lưu-ba-xoa cùng hàng ngàn Rồng quyến thuộc. Chúa Đề-đà-la-trá cùng hàng ngàn Long vương quyến thuộc. Tất cả đều có mặt nơi chúng hội. Bấy giờ, Đức Thế Tôn hội họp cùng các vị thượng thủ như đã kể trên. Các vị ấy đi vòng quanh Ngài cầu hạnh Đại thừa Lục ba-la-mật, xả bỏ bốn pháp điên đảo, ánh sáng trí tuệ rạng ngời. Ngài dùng Tứ diệu đế thuyết giảng khiến cho các vị Đại Bồ-tát đều được vô số Tam-muội. Do các pháp Tam-muội này mà vượt qua được quả vị Thanh văn và Bích-chi-phật. Do các pháp Tam-muội này mà quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được bền vững. Lúc này, Đại Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Vô Ngại Kiến, Bồ-tát Thủy Thiên, Bồ-tát Sư Tử Ý, Đại Bồ-tát Chiếu Minh... hàng mười ngàn vị Bồ-tát như vậy đều từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, mặt hướng về phía Đông nam, gối phải quỳ sát đất, chắp tay, tỏ ý vui mừng, hớn hở, nói: -Nam-mô cung kính Liên Hoa Thượng Đa-già-a-dà-độ A-la-ha Tam-miệu-tam-phật-đà! Thành Phật chưa lâu đã hiện đại thần thông, khuyến phát được vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh thành tựu căn lành, chứng đắc bậc Bất thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đề. Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Chiếu Minh liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, gối phải quỳ sát đất, chắp tay bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, do nhân duyên gì mà Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Vô Ngại Kiến, Bồ-tát Thủy Thiên, Bồ-tát Sư Tử Ý, Đại Bồ-tát Chiếu Minh... và hàng mười ngàn vị Bồ-tát như vậy, đều không nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, mà các vị từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục chỉnh tề, quay mặt về hướng Đông nam, gối phải quỳ sát đất, chắp tay, tỏ ý vui mừng hớn hở, nói lên lời thế này: “Nam-mô Cung kính Liên Hoa Thượng Đa-già-a-dà-độ A-la-ha Tam-miệu-tam-phật-đà! Thật là hy hữu! Ngài thành Phật chưa lâu, đã thị hiện đại thần thông, ứng điềm lành, khuyến phát vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh khiến họ thành tựu được căn lành”. Cõi của Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri Liên Hoa Thượng, cách cõi này xa hay gần? Ngài thành Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đến nay bao lâu rồi? Thế giới của Đức Như Lai Liên Hoa Thượng tên là gì? Quốc độ xưa Ngài được bày biện trang nghiêm ra sao? Vì cớ gì mà Đức Như Lai, Ứng Cúng Biến Tri Liên Hoa Thượng lại hiện đại thần thông? Do nhân duyên gì mà có các vị Bồ-tát thấy được chư Phật, Thế Tôn hiện tại nơi vô số thế giới khác trong mười phương. Và còn thấy được các vị Phật đó thị hiện thần thông, mà chúng con không thấy được? Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Bảo Chiếu Minh: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam, lời của ông rất khéo, điều ông hỏi rất hay. Này thiện nam, ông hỏi Như Lai về ý nghĩa như thế tức là vô lượng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh thành tựu được căn lành. Ông lại hỏi về việc Đức Như Lai Liên Hoa Thượng đã thị hiện thần thông để trang nghiêm quốc độ của mình. Này thiện nam! Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì ông mà giảng nói rõ! Bồ-tát Bảo Chiếu Minh bạch với Đức Phật: “Thưa vâng Thế Tôn!” và lắng nghe Đức Phật thuyết giảng. Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Bảo Chiếu Minh: -Này thiện nam, về hướng Đông nam cách cõi Phật này hàng ức trăm ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Liên hoa vô cùng trang nghiêm với các loại danh hoa được tung rải đầy trời, các loại hương thơm sực nức khắp cõi, nhiều cây báu trang nghiêm, nhiều núi báu. Đất là lưu ly xanh biếc, vang tiếng pháp âm của Bồ-tát chẳng dứt. Nền đất lưu ly này êm dịu đẹp đẽ như là áo trời. Nếu dùng chân giẫm xuống thì đất lún bốn tấc nhưng khi nhấc chân lên đất liền trở lại như cũ. Vô số các loại hoa sen, các hàng cây bằng bảy báu đều cao đến bảy do-tuần, trên ấy giăng mắc các áo trời thướt tha. Nhạc trời êm dịu tuyệt vời luôn hòa tấu. Trên các cây báu còn có âm thanh của các loài chim hót vang diễn đạt lời pháp giáo hóa như năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Thánh đạo. Lá cây báu va chạm vào nhau phát ra âm thanh hơn cả năm thứ nhạc trời. Mỗi mỗi cây báu đều tự tiết ra mùi hương thơm tỏa khắp cả ngàn do-tuần. Trên các cây báu còn có nhiều chuỗi anh lạc trời rủ xuống la đà. Trong mỗi một khoảng giữa của các cây đều có đài bảy báu, cao năm trăm do- tuần rộng một trăm do-tuần. Bốn bên của đài này có các cửa sổ lớn nhỏ đủ loại. Vây quanh đài là ao nước tự nhiên, dài tám mươi do-tuần rộng năm mươi do-tuần. Các bậc thềm nơi bốn bên của ao nước đều bằng bảy báu. Hoa sen xanh nở đầy cả mặt ao. Mỗi một hoa sen rộng cả một do-tuần. Trên các đài hoa hiện ra các vị Đại Bồ-tát, lúc đầu đêm các vị ngồi kiết già trên các đài hoa ấy thọ hưởng niềm an lạc giải thoát cho đến hết đêm. Khi trời gần sáng, gió nhẹ khắp bốn phương thổi đến, mang theo hương thơm êm dịu tỏa ngát lay động khiến hoa nở trọn thì các vị Bồ-tát kia ra khỏi pháp Tam-muội, rời niềm diệu lạc giải thoát, rồi từ đài hoa đi xuống để lên các đài báu, lại ngồi kiết già nơi các tòa bảy báu để nghe thuyết pháp. Khắp bốn mặt của các hàng cây báu và các đài bảy báu là núi báu sắc vàng tía cao hai mươi do-tuần, rộng ba do-tuần. Trên các núi này có vô số trăm ngàn viên ngọc sáng như mặt trời, mặt trăng. Các viên ngọc báu Minh nguyệt xanh rất lớn. Khắp nơi nơi đều hiện ánh hào quang của Đức Phật Liên Hoa Thượng cùng ánh sáng của châu báu nơi núi chiếu khắp cả thế giới Liên hoa. Ánh sáng nhiệm mầu luôn tỏa khắp không gian, không phân biệt ngày đêm. Không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng nên không biết có đêm. Cứ thấy hoa sen khép lại, các loài chim ngừng hót thì biết đó là đêm. Trên các núi kia có đài báu bằng ngọc lưu ly xanh lục, cao sáu mươi do-tuần, rộng hai mươi do-tuần, chung quanh đài báu có cửa sổ lớn nhỏ đủ loại bằng bảy báu. Trong đài báu ấy có các tòa ngồi cũng bằng bảy báu. Các vị Bồ-tát “Nhất sinh bổ xứ” an tọa trên đó để nghe pháp. Này thiện nam tử, cây Bồ-đề của thế giới Liên hoa tên là Nhân-đà-la, cao ba ngàn năm trăm do-tuần, cành lá tỏa ra năm ngàn do-tuần. Bên dưới cây Bồ-đề này có đóa hoa sen, cao năm trăm do-tuần, cành bằng ngọc lưu ly, lá bằng vàng ròng, có hàng ức trăm ngàn cành lá dài đến năm trăm do-tuần. Bảy báu là đài hoa, mã não là tua hoa, cao mười do-tuần, rộng bảy do-tuần. Đêm trước, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri Liên Hoa Thượng đã chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trên đóa sen ấy. Ở khắp các tòa hoa chung quanh đạo tràng này đều có các vị Bồ-tát ngồi trên đó để xem Đức Như Lai Liên Hoa Thượng thị hiện đại thần thông. Lúc này Bồ-tát Bảo Chiếu Minh bạch với Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, Đức Như Lai Liên Hoa Thượng đã thị hiện đại thần thông như thế nào? Phật bảo Bồ-tát Bảo Chiếu Minh: -Như Lai Liên Hoa Thượng, sau đêm chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khi trời vừa sáng bèn thị hiện thần thông biến hóa thân tướng cao đến cõi Phạm thiên, trên đỉnh nhục kế phóng ra sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn đạo hào quang sáng tỏa chiếu lên phương trên, trải qua quốc độ của chư Phật nhiều như số vi trần trong một thế giới Phật. Khi đó, các vị Bồ-tát ở phương trên nhìn xuống phương dưới đều thấy rõ ràng không chút chướng ngại: nào là núi Đại thiết vi, núi Tiểu thiết vi, Hắc sơn... Trong các thế giới, các vị Đại Bồ-tát được thọ ký, có vị được Tam-muội, có vị được pháp tổng trì, có vị được pháp nhẫn nhục, có vị được quả “Quá địa”, có vị được quả “Nhất sinh bổ xứ”. Các vị Đại Bồ-tát đều thấy ánh hào quang, cùng chắp tay quan sát thân của Đức Như Lai Liên Hoa Thượng, thấy đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, tám mươi vẻ đẹp tự trang nghiêm, cùng thấy chúng Đại Bồ-tát, thấy cõi Phật của thế giới Liên hoa rất trang nghiêm. Ai đã thấy rồi đều vui mừng và phát khởi lòng lành. Qua số thế giới nhiều như số vi trần một cõi Phật, các vị Đại Bồ-tát ai ai cũng tạm rời quốc độ của mình, dùng sức thần túc đi đến thế giới Liên hoa, cung kính cúng dường và thân cận với Đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Này thiện nam, Đức Như Lai Liên Hoa Thượng thấy đại chúng đã tụ tập, liền thị hiện “tướng lưỡi rộng dài” trùm khắp đại chúng và bốn châu thiên hạ, đi, đứng, ngồi nghỉ đều ở trên tòa ấy. Các vị Bồ- tát đã ra khỏi pháp Tam-muội cùng tất cả đại chúng cúng dường Đức Như Lai Liên Hoa Thượng. Này thiện nam, Như Lai Liên Hoa Thượng thu hồi thần thông về tướng lưỡi dài rộng, rồi từ từng lỗ chân lông nơi thân phóng ra sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn đạo hào quang, chiếu sáng khắp mười phương đều đến từng quốc độ nhiều như số vi trần trong một thế giới Phật. Ớ trong các cõi đó, các vị Đại Bồ-tát có người được thọ ký, có người được pháp Tam-muội. (lược nói như trên). Các vị Đại Bồ-tát ấy, ai ai cũng tạm rời cõi Phật của mình, dùng sức thần túc đi đến thế giới Liên hoa để được gần gũi, cung kính, cúng dường Đức Như Lai Liên Hoa Thượng. Thiện nam, lúc này Như Lai Liên Hoa Thượng thâu hồi thần thông, vì tất cả đại chúng Bồ-tát, chuyển bánh xe Chánh pháp “Bất thoái chuyển” luôn thương xót nhớ nghĩ đến thế gian, nên tạo nhiều lợi ích. Vì nhằm tạo nhiều lợi ích, an vui cho cõi trời và người đời nên Ngài đã thành tựu pháp Đại thừa. Phẩm 2: NHẬP ĐÀ-LA-NI MÔN Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Chiếu Minh bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, thế giới Liên hoa phân biệt ngày đêm như thế nào? Được nghe những âm thanh gì? Thân tướng của các chúng sinh ở đó ra sao? Đức Phật bảo Bồ-tát Bảo Chiếu Minh: -Này thiện nam, ở thế giới Liên hoa kia, khi hoa sen khép cánh, các loài chim ngừng hót, Phật và Bồ-tát an trụ trong pháp Tam-muội, thọ hưởng niềm hỷ lạc giải thoát, thì đó là đêm. Khi gió thổi, hoa mãn khai, các loài chim hòa điệu hát, trời mưa hoa đẹp, gió nhẹ từ bốn phương thổi tới mang theo mùi hương vi diệu, Phật và Bồ-tát ra khỏi Tam-muội, Đức Như Lai Liên Hoa Thượng vì các vị Đại Bồ-tát giảng nói pháp tạng Bồ-tát, khiến họ vượt qua hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, thì đó là ngày. Này thiện nam, các vị Đại Bồ-tát ở thế giới ấy thường nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng diệt độ, tiếng vô vi, tiếng Ba-la-mật, tiếng lực, tiếng vô úy, tiếng thần thông, tiếng vô hành, tiếng vô sinh, tiếng vô diệt, tiếng tịch, tiếng tĩnh, tiếng đạm bạc, tiếng đại từ, tiếng đại bi, tiếng vô sinh nhẫn, tiếng đạo pháp, tiếng trao truyền trách nhiệm, tiếng thuần Bồ-tát... Các vị Bồ-tát ở thế giới Liên hoa luôn được nghe những âm thanh như thế, không bao giờ dứt. Lại nữa này thiện nam, các vị Đại Bồ-tát ở thế giới Liên hoa đã sinh, đang sinh đều có đủ ba mươi hai tướng tỏa sáng đến một do-tuần, mãi cho tới khi thành Phật chẳng bị đọa vào đường ác. Tất cả các Đại Bồ-tát ở đấy đều có: tâm từ thuận, tâm không uế trược, tâm điều phục, tâm tịch tĩnh, tâm nhẫn nhục, tâm thiền định, tâm thanh tịnh, tâm vô ngại, tâm không bụi bặm, tâm thiện, tâm vui với đạo pháp, tâm trừ hết trói buộc cho tất cả chúng sinh, tâm như đất, tâm chẳng vui theo lời nói thế gian, tâm vui với ngôn từ xuất thế gian, tâm cầu tất cả pháp thiện, tâm diệt độ, tâm trừ hết lão bệnh tử, tâm chân thật, tâm thiêu đốt tất cả mọi kết sử, tâm diệt trừ hết tất cả các thọ, tâm không khinh tất cả các pháp... Các vị cũng có: sức mạnh của ý, sức mạnh của tạo tác, sức mạnh của nhân duyên, sức mạnh của chí nguyện, sức mạnh của hạnh nghiệp, sức mạnh của sự đoạn trừ, sức mạnh của thiện căn, sức mạnh của ước thệ, sức mạnh của sự nghe hiểu, sức mạnh của trì giới, sức mạnh của bố thí, sức mạnh của nhẫn nhục, sức mạnh của tinh tấn, sức mạnh của thiền định, sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh của chỉ, sức mạnh của quán, sức mạnh của thần thông, sức mạnh của niệm, sức mạnh của Bồ-đề, sức mạnh của sự phá trừ tất cả ma quân, sức mạnh của việc hàng phục tất cả ngoại luận đồng pháp, sức mạnh của việc dứt trừ tất cả các thứ phiền não. Các vị Đại Bồ-tát đã sinh, đang sinh trong thế giới Liên hoa kia đã từng thân cận với vô lượng trăm ngàn các Đức Phật, trồng các căn lành. Lại nữa, các vị Bồ-tát đã sinh, đang sinh nơi thế giới Liên hoa lấy thiền duyệt làm thức ăn, thức ăn là pháp, là mùi hương, giống như các Phạm thiên, không có cách thức ăn uống như ở cõi Dục. Ở trong thế giới ấy cũng không có bất cứ một danh từ bất thiện nào. Không có nữ nhân, cũng không có tiếng nói của họ. Không có những âm thanh khổ não, âm thanh yêu ghét, cho đến âm thanh nói về kết sử, không có âm thanh hữu vi, không có tối tăm, không có các thứ uế tạp, thân tâm không mệt mỏi, không có âm thanh của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cũng không có giả danh. Không có các thứ gai nhọn đâm chích, hầm hố hiểm hóc, ngói sành đá sỏi. Đèn lửa, mặt trời, mặt trăng, tinh tú cũng không. Cũng không có biển lớn, núi Tu-di, núi Thiết vi, núi Đại thiết vi, núi Chướng, núi Đen và các thứ núi đất. Không âm thanh của mây, mưa, không âm thanh của gió bão, không có bất cứ một âm thanh của cõi ác nào, không có các âm thanh của tai nạn. Nơi thế giới Liên hoa kia, hào quang của Phật, hào quang của Bồ-tát, ánh sáng của ngọc báu Ma-ni, ánh sáng của vật báu, ánh sáng vi diệu tỏa chiếu khắp nơi, có loài chim tên là Ta-ha-la, mỗi con tự phát ra âm thanh nhuần nhuyễn nói về năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Thánh đạo. Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Chiếu Minh bạch Phật: -Thưa Thế Tôn, thế giới Liên hoa kia lớn nhỏ thế nào? Đức Như Lai Liên Hoa Thượng đêm qua đã chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi thì trụ thế thuyết pháp giáo hóa chúng sinh trong bao lâu? Sau khi Ngài nhập Niết-bàn thì chánh pháp trụ thế được bao nhiêu kiếp, năm? Các vị Bồ-tát đã sinh, đang sinh nơi thế giới Liên hoa ấy thọ mạng dài ngắn ra sao? Các vị Bồ-tát đó làm sao gặp được Phật, được nghe Pháp và cúng dường Tăng? Những việc làm đó là nhanh chăng? Thế giới Liên hoa trước có tên là gì? Đức Phật trước đó nhập diệt bao lâu thì tiếp đến là Đức Như Lai Liên Hoa Thượng chứng đắc đạo quả Vô thượng Bồ-đề? Do nhân duyên gì mà trong mười phương thế giới khác, các Đức Phật Thế Tôn thị hiện thần thông biến hóa thì có thể thấy, có thể không thấy? Đức Phật nói: -Này thiện nam, núi chúa Tu-di cao sáu mươi tám ngàn do-tuần, rộng tám mươi bốn ngàn do-tuần. Giả sử có người dũng mãnh dùng diệu lực của Tam-muội đập tan núi Tu-di thành vô số hạt cải không thể tính đếm được, chỉ trừ Như Lai với Nhất thiết chủng trí. Rồi cứ tính mỗi hạt cải là bốn châu thiên hạ thì thế giới Liên hoa rộng lớn bằng hết cả số hạt cải mà núi Tu-di đã tan ra. Trong thế giới Liên hoa rộng lớn như thế đều đầy các vị Bồ-tát, giống như cõi nước An lạc cũng đầy dẫy các vị Bồ-tát. Này thiện nam, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Liên Hoa Thượng thọ mạng ba mươi tiểu kiếp, trụ thế nói pháp hóa độ chúng sinh. Này thiện nam, sau khi Đức Như Lai Liên Hoa Thượng nhập Niết-bàn thì chánh pháp của Ngài trụ thế được mười tiểu kiếp. Các vị Đại Bồ-tát đã sinh, đang sinh nơi thế giới Liên hoa đều thọ mạng là bốn mươi tiểu kiếp. Này thiện nam, thế giới Liên hoa trước kia có tên là Chiên-đàn. Đất nước trang nghiêm, chúng sinh thanh tịnh, khác với hôm nay. Này thiện nam tử, thế giới Chiên-đàn thời đó có Đức Phật tên là Nguyệt Thượng, gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ cho đến Phật, Thế Tôn. Đức Phật đó cũng trụ thế ba mươi tiểu kiếp, thuyết pháp độ sinh. Khi Ngài Sắp nhập Niết-bàn, có vị Bồ-tát do bản nguyện nên đến cõi Phật ở phương khác. Các vị còn lại đều nghĩ: “Đến giữa đêm nay Đức Như Lai Nguyệt Thượng sẽ vào Niết-bàn, sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, chúng ta phải hộ trì Chánh pháp trong mười tiểu kiếp ai là người kế tiếp chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng sau thời chánh pháp diệt? Lúc này có Đại Bồ-tát tên là Hư Không Ấn, do bản nguyện, nên được Đức Như Lai Nguyệt Thượng thọ ký thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đức Như Lai Nguyệt Thượng dạy: “Các thiện nam, sau khi Ta vào Niết-bàn, Chánh pháp sẽ trụ thế trong mười tiểu kiếp. Vào đêm đầu khi Chánh pháp tận diệt thì nơi đêm sau vị Bồ-tát này sẽ thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hiệu là Liên Hoa Thượng gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, cho đến Phật Thế Tôn”. Khi ấy, các vị Đại Bồ-tát kia đi đến chỗ Đức Như Lai Nguyệt Thượng, đem tất cả diệu lực của thệ nguyện thị hiện các thứ thần thông của Bồ-tát, hết lòng cúng dường Đức Như Lai Nguyệt Thượng nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi đến trước Đức Phật, bạch: “Thưa Thế Tôn, trong mười tiểu kiếp này, chúng con muốn nhập Tam-muội Diệt Tâm Vô Tránh!”. Lúc này, Như Lai Nguyệt Thượng bảo Đại Bồ-tát Hư Không Ấn: Này thiện nam tử, nên thọ nhập Nhất thiết bi Đà-la-ni môn. Tất cả các vị Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri thời quá khứ đều được truyền trao chức Đại Bồ-tát pháp vương tử đã nói. Đến nay, hiện tại trong mười phương thế giới, tất cả chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp hóa độ chúng sinh, chư Phật Thế Tôn đó cũng đã được truyền trao chức Đại Bồ-tát pháp vương tử đang nói. Cho đến chư Phật Thế Tôn đời vị lai cũng được truyền trao chức Đại Bồ-tát pháp vương tử. Đó là nhập “Nhất thiết bi Đà-la-ni môn”. Đức Phật liền nói chú: Xà lê ni - Ma ha xà lê ni - Vực sí lệ phục lê tam bát đà - Ma ha tam bát đà - Đề sở át đế - Già trí trá sí-tha lệ - Tha sí a tứ ma ca tứ thi - Lệ di - Lệ đê lợi lâu lâu sí - Ma ha lâu sí xà - Thế đột lâu xà Thế xà da - Ma đế du đế xa đậu lậu niết già đa ỉ a mâu lệ mâu la ba lợi sân nỉ - Ma la tư nhược tỉ sỉ - La ta nỉ mục đế đa ba lợi du địa - A tì đế ta - Dạ mộ già nỉ - Bà la ưu ha la nỉ đàn sỉ tỳ trệ - Tỳ trệ ta lâu đa đương - Ni già la ha bà để nàm - Đạt ma bà để na tăng già la ha lặc xoa đạt ma bà để nàm. Đây là những câu giải hiện về “Tứ niệm xứ” Phật-đà ba la ca thế xa a ma ma mĩ - Ma ma a chi chí át thế - Át tha nỉ la nỉ lư ca trí mục na đế đà đà ba lợi bà nỉ ta. Đây là câu giải hiện về “Tứ Thánh chủng”. Bà sa thế bà nỉ đà lệ đà la ba đế cửu ngại đế mục bị mục bà ba la bị mễ đế lệ - Tu ma bà đế - Mị đế chỉ đế - Gia lâu nại uất để xoa thương tất lý đế ưu hỗn hựu - Tam bát nị - A lặc sí bà la lễ khư ký - Khứ nhỉ a mâu lệ mâu la du nỉ. Câu này là giải hiện về “Tứ vô úy". Đát phả la a già la phả la a nật phả la nật la phả tam mục đa a mục đa niết mục đa - A bá tỳ liên tỳ mục đế bà nỉ tỳ la phả la a diên đại y tỳ, trĩ đế tỳ trĩ uất lôn độ - Xú la đâu lam a hưng - Tam ma y đệ đa bà pha đế bà đa đế bà tát bà lộ ca a chà ca lệ - A ca lệ Tần đại a phù sa lệ - Chà đà muội đế - Tỳ xa già - La bà đế - Ngạch phả la ca phả la. Câu này là giải hiện về “Tứ ủng hộ”. Xà chà đa a ni thi - La bà bà đa bộ - Y đàm phả lệ ni da - Ma phả lam tam mổ đà na dạ tỳ phú xá - Ba thí tô ma đâu a miệu ma đố a cưu ma đố - xỉ tha bà đế muội đa la tha, đà xá bà la tỳ ba la bà tha -Y xá hi xỉ tu ni khứ ma để sai na ma đế - A hư cú a để đâu sắt nam tát đệ ma đế ba la nịch - Ba nại Phật-đà - Phất lâu bà bà la ha lệ. Câu này giải hiện về “Tứ chánh đoạn”. An nhĩ ma nhĩ ma nỉ ma ma nỉ - Chỉ lệ chỉ lệ đế xa dương xa dương đa tỵ thiên đế - Mục đế úc đa mê tam mê ni tam mê tam ma tam mê xoa thương ác xoa thương - Át kỳ ni đàn đế - Xa mỹ sắt đế - Đà la nỉ A lư già bà tế - Yết la đa na bà la đế - Yết la, thấp di bà đế - Xà na bà đế - Ni lâu bà đế - Di lâu bà đế - Xoa dạ nậc - A lê xa - Nỉ lư ca ba la để ba nậc đạt lệ xa nậc. Câu này là biểu hiện về “Tứ biện giải”. Già thấu a ba ta nậc - A lị xa nỉ xa na hư ca đố đố ba la bà ta đế - Tát tiện dần để lợi da phù ma đế ca lan đế ta Ta-bà bà - Bà ma tát bại - Ba la tha bặc xoa thương già lệ - Cù ca chà bà đà nỉ - Lư ca miệu đà lợi xá na tỳ phục. Câu này giải hiện về “Tứ thần túc”. A già lê phù địa đà đà ba già lệ bà nỉ hột túc na tất địa kiếm - Tỳ để ni trĩ tam bút trí ba lợi ca tứ lợi tô di chiên địa thí đà già già a già già lệ a ba lệ tỳ chí bà lệ đê ba lệ ba la già già lệ ba la ba lệ a na dạ a tiện tế ca ca la di ba la bà tỳ nỉ - Gia la di - Ni già tế già la ca la di na do đế. Câu này là hiện giải về Ngũ căn, Ngũ lực. Phí sư bệ tô phí sự bệ đỗ ma ba lợi ha lệ a bà thương bưu lâu chỉ lệ chi ca la lặc sai a da ma tất đô" đế đế lệ ma ma lệ cổ già thất thi lệ lư ca tả tỳ nhã nỉ na dạ ta kỳ lợi ni đế già cổ đế sa thất chiên địa na. Câu này là giải hiện về “Thất giác ý”. Già ca la bà thị bà đế già - Sí lệ - Già ca la đà lệ đà lệ già sí lệ đà lệ mục lệ ê lệ ê lệ đà lệ - A lưu tư ba địa hưu hưu lệ da tha thị đa già tần bà lệ da tha già nậc da tha ba lân già để để lị xá dạ tha bà dạ sỉ lị phú xá - Đế âm, ám lưu giá tỳ lợi tinh tấn âm, châu lệ đạo âm, giới âm, định âm, tuệ âm, giải thoát âm, giải thoát tri kiến âm, tinh tú âm, nguyệt âm, nhựt âm; đây là những âm thanh mà Đức Phật đã nói. Át phù đá di la phù đam tam phật - Đàm a phù - Đàm y ha phù đàm hãm đa la phù đàm nậc cam gia ma mục lệ a la phả - Đà la phả - Đàm trà lệ - Mạn trà nỉ hãn đa la lam đa lâu mạn già già la nị - Mâu trí nị - tam ba la - Mâu trí nị - Già nại ba mạn gia quảng miễn miễn ni lâu bà na xa - Nỉ na xà bà đà nậc chí chí - Đế chí chí - Đầu ma dư bà dật trừng già ma bà lệ - Ma lệ ha đa ninh bà liễm bà lệ tần địa tần lệ - Tần lệ úc sa lê - Xa la nỉ đà la ninh - Ba la bà - Đế bà lam na - Chà di tỳ đầu đầu ma bà la khưu man bà la ha ma già lị na nhân đà la bà nậc đề đề la dà nậc ma ế thi ba la la la nậc bà ma sổ dương - A la ni - Di y già - Bảo lặc xoa ngô lợi sư già nậc già la phả chỉ chiên a la tu lệ - tát bà tu lam a bà lam - Bất na già để đảm - Bàn để đa a - Di na kiền để diêm bà tế ca kiền đà lệ đà lệ a đa la chà ha nậc ma già la tần lư ha nậc tứ đàm mạn đế tỳ lư - Già ma đế Phật-đà để sư hy đế Đà-la-ni mục tiên. Câu này là giải hiện về “Thập lực”. Phẩm 3: NHẬP NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ HÀNH ĐÀ-LA-NI Bấy giờ, Đức Thế Tôn, khi sắp nói câu “Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni môn” này thì đại địa trong khắp Tam thiên đại thiên thế giới đủ sáu cách chấn động, động cực mạnh, phát ra âm thanh hết sức lớn như khiến núi cao nghiêng ngửa, vọt lên chìm xuống. Lại hiện ra ánh sáng như thế. Ánh sáng này vi diệu, biến khắp mười phương thế giới nhiều hơn số thế giới như cát của sông Hằng. Lúc đó, các núi Tu-di, Thiết vi và Đại thiết vi không còn là vật chướng ngại cho tầm nhìn nữa. Vô số thế giới trong mười phương hiện ra bằng phẳng như lòng bàn tay. Vô số thế giới nơi mười phương an trụ trong đó. Các vị Đại Bồ-tát đã chứng đắc các pháp Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni nơi vô số thế giới khắp mười phương, nương theo uy lực của Đức Như Lai, bỗng nhiên biến mất khỏi quốc độ của họ và hiện ra nơi thế giới Ta-bà, vào núi Kỳ-xà-quật tới chỗ Đức Thế Tôn cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, dùng vô lượng vô số thần thông của Bồ-tát để cúng dường, rồi ai nấy đều ngồi sang một bên. Vì muốn được nghe pháp môn “Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni” nên vô số chư Thiên nơi các cõi trời thuộc Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới cùng đi đến chỗ Đức Phật. Vì muốn được lãnh hội pháp môn “Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni” nên vô số các bộ chúng như: Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-già, cùng đi tới núi Kỳ-xà-quật chỗ Đức Thế Tôn. Vì nhằm thấu đạt pháp môn “Nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni” nên các vị Bồ-tất vân tập đến đây. Tất cả đều thấy Đức Liên Hoa Thượng, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và đại chúng Bồ-tát vây quanh Ngài ở thế giới Liên hoa. Lúc này, Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng về pháp môn “Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni”. Số Đại Bồ-tát nhiều bằng bảy mươi hai lần số cát sông Hằng chứng đắc Đà-la-ni này, liền thấy được vô số thế giới của chư Phật Thế Tôn trong mười phương. Tất cả đều thấy thế giới trang nghiêm của các Đức Phật thật chưa từng có. Các vị đều đem các thứ thần thông theo diệu lực thệ nguyện của Bồ- tát cúng dường Đức Phật. Đức Phật bảo: -Này thiện nam, nếu vị Đại Bồ-tát nào tu pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này thì đạt được tám vạn bốn ngàn môn Đà-la-ni, được bảy vạn hai ngàn môn Tam-muội, được sáu vạn pháp môn. Vị Bồ-tát chứng đắc Đà-la-ni này rồi thì có được tâm đại từ đại bi. Chứng được Đà-la-ni này rồi thì Đại Bồ-tát thấu tỏ được ba mươi bảy pháp trợ Bồ-đề, đạt Nhất thiết chủng trí, trong đó thâu tóm đầy đủ tít cả giáo pháp của Phật. Các Đức Phật, Thế Tôn khi thật sự giác ngộ môn Đà-la-ni này đều vì chúng sinh thuyết pháp, không vội nhập Niết-bàn. Này thiện nam, ông phải biết chính oai đức của pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này đã khiến đại địa chấn động, hiện ra ánh sáng vi diệu sáng soi khắp vô lượng vô số thế giới của chư Phật. Do ánh sáng mầu nhiệm tỏa chiếu đến vô lượng vô biên thế giới của chư Phật, nên khiến cho vô lượng vô biên các vị Đại Bồ- tát vân tập nơi đây, vì muốn được nghe pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này. Tất cả thế giới Ta-bà, vô lượng vô biên các bộ chúng Thiên, Long, Dạ-xoa, A-tu-la, Nhân, Phi nhân nơi các cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc tụ hội ở đây là vì muốn được nghe pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni ấy. Các vị Bồ-tát vừa nghe được pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này liền chứng được bậc Bất thoái chuyển nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu ai biên chép pháp môn ấy thì thường được gặp Phật, nghe pháp, cúng dường chúng Tăng, cho đến khi chứng được Niết-bàn vô thượng. Nếu có vị Bồ-tát đọc tụng pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này, thì tất cả các trọng tội đều được diệt trừ hết. Khi chuyển sinh sang đời khác được chứng đắc bậc Sơ địa. Đại Bồ-tát tu tập pháp môn “Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni”, nếu trước đây từng phạm năm tội vô gián thì cũng đều được diệt trừ, khi chuyển sinh sang đời khác được chứng đắc bậc Sơ địa. Nếu vị này không tạo tội vô gián thì tất cả các tội khác của bản thân trong hiện tại cũng đều được dứt trừ hết, khi chuyển sinh sang đời khác sẽ được chứng đắc bậc Sơ địa. Giả sử chẳng thể tu tập, chẳng thể đọc tụng, cũng không được nghe pháp mà chỉ dùng tơ lụa màu làm y phục cúng dường vị Pháp sư thuyết giảng pháp môn ấy thì người này được các Đức Phật Thế Tôn hiện tại trụ thế trong hằng hà sa số thế giới nơi phương khác đều khen ngợi: Lành thay! Chư Phật Thế Tôn kia cũng thọ ký cho người ấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vị Bồ-tát hiến cúng y phục bằng lụa màu ấy chẳng bao lâu sẽ được quả vị Nhất sinh bổ xứ Pháp vương tử, thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Như vậy nếu người đem hương cúng dường thì chẳng bao lâu sẽ được hương Tam-muội vô thượng, đem hoa cúng dường thì chẳng bao lâu sẽ được hoa trí tuệ vô thượng. Nếu có người đem vật báu cúng dường Pháp sư, thì chẳng bao lâu sẽ được vật báu là ba mươi bảy pháp trợ Bồ-đề. Thiện nam tử, pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la- ni ấy có nhiều lợi ích đối với các vị Đại Bồ-tát như thế. Vì sao? Vì trong đó thuần nói về pháp tạng của Bồ-tát. Vì pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni giúp cho Bồ-tát đạt được biện tài không thể kể xiết, lại được bốn pháp mầu vi diệu. Thiện nam tử, bấy giờ Đức Như Lai Nguyệt Thượng đem pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni truyền trao cho Bồ-tát Hư Không Ấn, tức thì đại địa cũng lại chấn động, hiện rõ ánh sáng chói lọi. Vô lượng vô biên thế giới của chư Phật trong mười phương được ánh sáng nhiệm mầu ấy tỏa khắp nơi mặt đất bằng phẳng như lòng bàn tay. Các vị Bồ-tát tập hợp ở trong đó đều thấy được các Đức Phật Thế Tôn nơi vô lượng vô biên thế giới khắp mười phương. Như vậy, vô số Bồ-tát nơi vô lượng cõi Phật trong mười phương lại đến thế giới Chiên-đàn, cung kính cúng dường, thân cận Đức Như Lai Nguyệt Thượng vì muốn được nghe pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni. Thiện nam tử, khi ấy Đức Như Lai Nguyệt Thượng là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri bảo các vị Đại Bồ-tát: -Này các thiện nam tử, Ta nghe có vị Đại Bồ-tát là hàng Nhất sinh bổ xứ trong mười tiểu kiếp đã nhập Tam-muội Diệt tâm này. Còn các vị Đại Bồ-tát kia thì theo Đại Bồ-tát Hư Không Ấn, trong mười tiểu kiếp để nghe pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni ấy, là Pháp tạng của Bồ-tát. Ớ trong mười tiểu kiếp đó, các Đại Bồ-tát đã thấy chư Phật Như Lai hiện tại trụ thế trong vô sốcõi Phật khắp mười phương, đều theo các Ngài phát tâm thanh tịnh, thành tựu được căn lành. Các vị Bồ-tát kia bèn đem vô sô thứ thần thông của Bồ-tát cúng dường Đức Như Lai Nguyệt Thượng rồi bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, Đại Bồ-tát Hư Không Ấn kia, khi hết mười tiểu kiếp thì sẽ chuyển chánh pháp luân vô thượng chăng? Phật bảo: -Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam, sau khi trải qua đủ mười tiểu kiếp Đại Bồ-tát Hư Không Ấn sẽ thành Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngay vào đêm thành Phật ấy, Ngài đã vì các vị Bồ-tát chuyển bánh xe Chánh pháp. Trong số đó có các Bồ- tát, qua suốt mười tiểu kiếp đã từng theo Ngài để nghe pháp môn Nhập nhât thiết chủng trí hành Đà-la-ni, thành tựu được căn lành. Bồ-tát Hư Không Ấn khi thành Bậc Chánh Giác Vô thượng liền ngay nơi đêm ấy chuyển bánh xe Chánh pháp, bánh xe Bất thoái chuyển, bánh xe tối thượng, khiến cho vô số na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát trụ nơi bậc Bất thoái chuyển. Các vị Bồ-tát đó, trong mười tiểu kiếp theo Ngài nghe thuyết giảng pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni, bấy giờ đều được quả vị Nhất sinh bổ xứ. Còn các vị Bồ-tát chỉ được lãnh hội một ít pháp môn ấy thì đều được chứng đắc quả vị Thập trụ, không còn thoái chuyển nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng, bấy giờ đều đạt được đầy đủ môn Đà-la-ni này. Lúc đó Đức Phật Nguyệt Thượng là Bậc Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, vì các vị Đại Bồ-tát thị hiện vô sô" các thứ thần thông biến hóa của chư Phật rồi, lại vì Bồ-tát Hư Không Ấn thị hiện pháp tam-muội tên là Na-la-diên, khiến cho Bồ-tát kia thọ thân Kim cang. Hiện tam-muội Trang nghiêm quang khiến dù chưa chuyển pháp luân, nhưng trong mười tiểu kiếp, Bồ-tát kia đã vì các vị Bồ- tát giảng nói pháp môn Nhập nhất thiết chủng hành Đà-la-ni ấy. Các thế giới của Phật đều thấy Ngài hiện thân Phật với tướng tốt sáng ngời. Hiện tam-muội Kim cang luân khiến ngồi nơi tòa Bồ-đề, chưa chuyển pháp luân nhưng Bồ-tát kia đã vì các vị Bồ-tát thuyết giảng vô số các pháp. Hiện tam-muội Luân mang, khiến chuyển pháp luân, khi ấy có vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đạt được bậc Bất thoái chuyển. Bồ-tát Hư Không Ấn đã biết rõ việc chuyển pháp luân, nên cùng các vị Bồ-tát cúng dường Đức Thế Tôn xong rồi đều trở về nơi đài báu cửa mình. Ngay đêm ấy Đức Như Lai Nguyệt Thượng, là Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri liền nhập Niết-bàn vô dư. Các vị Bồ-tát ở đây lo việc cúng dường xá-lợi của Đức Thế Tôn, xong xuôi các vị lại lên đài báu. Còn các vị Bồ-tát khác thì trở về nơi quốc độ cũ. Riêng vị Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ đã nhập tam-muội Diệt tâm thì trong mười tiểu kiếp luôn tịch nhiên an trụ. Bấy giờ, Bồ-tát Hư Không Ấn liền vì các vị Đại Bồ-tát, trong mười tiểu kiếp, thuyết giảng đủ các pháp môn, khiến cho chúng Bồ- tát vun trồng được các căn lành. Đại Bồ-tát ấy đêm qua đã thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác liền ngay sau đấy chuyển pháp luân hiện đại thần thông khiến cho vô số na-do-tha trăm ngàn chúng sinh trụ nơi bậc Bất thoái chuyển đối với đạo Bồ-đề Vô thượng. Tiếp đến, lại thuyết giảng pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni, khiến cho tám mươi na-do-tha trăm ngàn vị Bồ-tát chứng được “Vô sinh pháp nhẫn”, chín mươi hai ức chúng sinh chứng đạt được bậc Bất thoái chuyển đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bảy mươi hai na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát chứng đắc pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này, vô số chư Thiên, người đời, phát tâm cầu đạo Bồ-đề Vô thượng. Bấy giờ, Bồ-tát Giải Oán bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, Bồ-tát phải đầy đủ các pháp nào để được môn Đà-la-ni này? Phật đáp: -Bồ-tát phải đạt đủ bốn pháp mới chứng đắc môn Đà-la-ni này. Bốn pháp đó là gì? Bồ-tát an trụ nơi bốn Thánh chủng, tức là tùy theo chỗ có được về y phục, thức ăn uống, chỗ ở, đồ nằm, thuốc men, luôn vui vẻ biết đủ. Bồ-tát có đủ bốn pháp ấy thì tu tập được môn Đà-la-ni này. Đại Bồ-tát lại phải đạt đủ năm pháp mới tu tập được pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni.Những gì là năm pháp? Đó là: Tự mình trì giới Ba-la-đề-mộc-xoa, để tự chế ngự, giữ gìn oai nghi đầy đủ, cho đến dù phạm một lỗi nhỏ cũng cảm thấy rất sợ hãi. Đã được như vậy rồi, gặp người không trì giới thì khuyên bảo khiến họ trì giới và an trụ trong sự giữ giới đó. Gặp người không có chánh kiến thì khuyên bảo họ an trụ nơi chánh kiến. Gặp kẻ không có oai nghi thì khuyên bảo họ sống có oai nghi, an trụ trong đó. Gặp chúng sinh có tà ý thì đem chánh ý khuyên bảo để họ theo an trụ trong ấy. Đốì với người tu học theo Thanh văn, Bích-chi-phật, thì đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng khuyến hóa khiến họ an trụ nơi đạo quả ấy. Đại Bồ-tát gồm đủ năm pháp này thì đạt được pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni. Bồ-tát lại còn gồm đủ sáu pháp nữa mới đạt được môn Đà-la-ni này. Sáu pháp đó là gì? Mình đã tích lũy được nhiều hiểu biết, thấy người ít hiểu biết thì khuyến trợ khiến họ đạt được nghe rộng, hiểu nhiều. Tự mình không tham lam keo kiệt, đối với chúng sinh keo kiệt thì đem hạnh bố thí khuyến hóa khiến họ thực hành, an trụ với pháp ấy. Không gây não hại cho chúng sinh mà dùng pháp vô úy cứu giúp kẻ sợ hãi khiến họ được giải thoát. Không dối trá, dua nịnh mà luôn luôn an vui với nẻo tịch tĩnh. Bồ-tát có đầy đủ sáu pháp này thì đạt được pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni. Bồ-tát đạt đầy đủ các pháp như thế là đã thâu tóm đủ tất cả! Rồi phải an trụ nơi chốn vắng lặng yên tĩnh trong bảy năm, ngày đêm sáu thời luôn điều phục thân ý, chuyên tâm đọc tụng lời chú này. Khởi đầu buổi trì tụng phải niệm chư Phật hiện tại khắp mười phương. Sau bảy năm, Đại Bồ-tát kia đạt được pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni ấy. Đã được môn Đà-la-ni như vậy thì đạt được tuệ nhãn Thánh minh, nhìn thấy chư Phật Thế Tôn hiện tại trụ thế trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương thị hiện hào quang sáng rỡ. Thấy chư Phật thị hiện thần thông rồi, thì Bồ-tát ấy sẽ được tám vạn bốn ngàn môn Đà-la-ni, được bảy vạn hai ngàn môn tam-muội, được sáu vạn pháp môn khác nữa. Đại Bồ-tát đã chứng đắc pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này, thì sẽ được tâm đại Từ, đại Bi. Nếu đã được môn Đà-la-ni ấy thì Đại Bồ-tát giả như có phạm năm tội vô gián, khi bỏ thân này thì tội ấy liền tiêu trừ, có luân chuyển đến ba đời thì các tập khí còn sót lại cũng đều dứt sạch, được chứng đắc quả vị Thập địa. Còn như Bồ-tát không tạo tội vô gián thì các tội khác đều tiêu trừ hết, chuyển đổi sang đời khác thì đạt quả vị Thập địa, chẳng bao lâu được ba mươi bảy pháp trợ đạo Bồ-đề, thành Nhất thiết chủng trí. Thiện nam tử, pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni này tạo nhiều ích lợi lớn lao như thế đối với các vị Đại Bồ-tát, chắc chắn giúp cho các Đại Bồ-tát được thấy chư Phật Thế Tôn thị hiện thần thông, đạt được niềm vui nơi Thánh pháp như thế, có được đầy đủ thần thông như vậy. Các Đại Bồ-tát đem những thứ này cúng dường chư Phật Thế Tôn trong hằng hà sa số thế giới, lại đến chỗ chư Phật để nghe thuyết giảng vô số các pháp, được Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni, rồi trở về cõi này. Thiện nam tử, pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni ấy đem lại nhiều lợi ích cho các vị Đại Bồ-tát như vậy, diệt trừ các nghiệp chướng, thêm lớn căn lành. Lại có vị Bồ-tát nói: -Thưa Thế Tôn, trong thời quá khứ, ở chỗ chư Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế nhiều bằng chín lần số cát sông Hằng, chúng con đã được nghe môn Đà-la-ni này. Có vị Bồ-tát nói số chỗ được nghe đó bằng hai lần số cát sông Hằng, có vị lại nói bằng ba lần, có vị lại nói bằng bốn lần, có vị lại nói bằng năm lần, có vị lại nói bằng sáu lần, có vị lại nói bằng bảy lần, có vị lại nói bằng tám lần, có vị lại nói bằng chín lần... Nói như thế này: “Thưa Thế Tôn, trong quá khứ, ở chỗ chư Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế nhiều bằng chín lần số cát sông Hằng, chúng con đã được nghe môn Đà-la-ni ấy”. Đại Bồ-tát Di-lặc nói: -Thời quá khứ, cách đây mười hằng hà sa số kiếp, có đại kiếp tên là San-đề-lam, cõi Phật ấy tên là Nhất thiết anh lạc nghiêm sức. Bấy giờ có Phật danh hiệu là Ta-lân-đà-la-xà gồm đủ các tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, có vô số ức na-do-tha trăm ngàn Tỳ-kheo, vô số vị Bồ-tát như vậy luôn vây quanh Ngài. Đức Phật Ta-lân-đà-la-xà đã thuyết giảng pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni ấy. Con đã từng theo Ngài được nghe pháp môn Đà-la-ni ấy, tu hành đầy đủ, trong vô số kiếp như vậy. Lại trải qua vô số a-tăng-kỳ chư Phật Thế Tôn quá khứ, chư Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế, con đã dùng vô số a-tăng-kỳ thần thông của Bồ-tát cúng dường chư Phật Thế Tôn đó. Nơi trú xứ của mỗi mỗi vị Phật ấy, con đã gieo trồng vô số vô lượng a-tăng-kỳ không thể kể xiết các căn lành phước đức. Do căn lành này mà nhiều ngàn chư Phật đã thọ ký cho con. Con còn đợi lúc để thực hiện bản nguyện nên trụ lâu ở thế gian, không vội thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng trước. Hôm nay, Đức Thế Tôn thọ ký cho con ngôi vị Pháp vương tử là giao cho con xâu chuỗi báu giải thoát là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Di-lặc: -Đúng vậy! Đúng vậy! Này Di-lặc A-dật-đa, như ông đã nói, nơi trú xứ của Đức Ta-lân-đà-la-xà Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, ông đã được nghe pháp môn Nhập nhất thiết chủng trí hành Đà-la-ni ấy. Này Bồ-tát Di-lặc, như có ai muốn thành tựu quả vị Chánh giác Vô thượng thì ở trong mười đại kiếp ấy ông đã có thể khiến họ thực hiện đầy đủ ý nguyện của Bậc Như Lai. Như thế thì sẽ mau chóng đạt Bát-niết-bàn vô thượng để nhập Niết-bàn vô dư. Này Bồ- tát Di-lặc, họ còn phải chờ thời thích hợp để thực hiện bản nguyện nên ông đã an vui trụ thế lâu dài. Này Bồ-tát Di-lặc, ông nay hãy đến nơi Ta để nhận ngôi vị Pháp vương tử! Khi ấy, Đức Thế Tôn quan sát khắp đại chúng Đại Bồ-tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, các chúng Trời, Rồng, A-tu-la, Dạ-xoa, La-sát, Càn-thát-bà, người và không phải người... xong xuôi và ngay lúc đó liền nói lời chú: Đát đa la phù di - Đàn đa phù di - Đàm ma đà phù di gia đế phù di - Tất di - Li đế phù di - Ba la nhã phù di - Tỳ xá già la trệ - Phù di - Ba la đế tam tỳ - Đại phù di - A-súc soa ba phù di - Cát lược ba la bá - Phế phù di - Tam ma đa ba lị sai mộ tỳ - Xoa phù di xa đế - Xoa na phù di - Tam mâu xà tỳ mâu xà - Ba la mâu xà tỳ - Xá gia la đạt xá bà đế tỳ xá thác - Đế la na - Già già la già la bà mẫu xa - Bà ma tỳ ma đế - Dũ ba ế la - Yên la già trí xà lại thác mục la bà thi - Tăng già la ma - Y đế chu la bà đế - Di xí văn đà la - Đà ha la bà đế - Ba la nhã phù đa ha - Đại ca la di đa - Sa độ sa bàn đa y la dạ ni la dạ a hầu sa thác - A dà la trí a - Lê tha Bà đế - cầu lưu bà đế đế ê na đề phàm - A ca na bà đế bà ca na đế sa di đế tỳ sa bà yên trà thác - Bà la pha thác la đát đa la cưu lưu sư tịch - Đâu lưu sư ma - La lưu sư - Ma la lưu tha - Tha lưu đề tát bà đa - tát bà đa tát bà đa - Chá a ni lâu đà địa a tha - Đa ê pha la - Bà hầu pha la tát đa - Pha la thất thát bà đề. Đức Thế Tôn vì chư Thiên nói câu chú giải thoát của Mười hai nhân duyên này. Sáu mươi na-do-tha chư Thiên được kiến giải về Thánh đế. Hằng pha lam ương già la pha - La la la pha - A la pha ni - la hô la - Bà bà đa phiêu - Y đàm lam - Nê xà ma pha - Lam na mẫu đà - Viêm tỳ đắc già ba la - Nhã già ca a nậu tỳ lê - Đế già ca - Xà nậc già ca la. Do câu chú giải thoát này mà mười ức na-do-tha chư Thiên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, liền được bậc Bất thoái chuyển. Ba thi tô ma đố a nô ma đố a cưu ma đố thi đà bà cú ma đa la la tha a xá la - Tỳ ba la bà tha y - Xá hi đa - Tu ni ma - Đê sai ma đế - A lư câu át - Quy giác sư na. Do câu chú giải thoát này mà sáu vạn bốn ngàn Rồng phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng liền được bậc Bất thoái chuyển. Tu bà xoa - Tu bà bà bà la ma tha na - A la trụ bà già la trụ già bà la trụ, già la diệu xoa - Tất đại ma đế - Ta mạn đa ố xoa bà lệ ngô thác ca lư - Ma ha bà lệ minh xà a lư đà la na - Ngô già lặc xoa - Cưu đà xoa tỳ lưu tư - Tỳ lưu tư mục khư - Xa đế kha tất đa xa đế bà lê - A tu lộ - Tỳ na tu lộ - Ba la ma địa. Nhờ câu chú giải thoát này mà mười hai ức Dạ-xoa phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, đều được bậc Bất thoái chuyển. Át lị thế côn lê lệ nậc trí thế san trí thế - Già trí ninh - Na già mễ - A la bị - A đà mễ - Ma đế mễ san nậc ha thủ lệ - Đà-la-ni dạ a bê - Thi đa tát nhân đà là tát đề bà - Tát na già - Tát dạ A-tu-la đề bà na già nậc lưu đế ba lị - Ba la nậc lưu đế la tỳ tất nặc lưu đế - Ba la nhã - Ba lị ba la ma già - Đế trực lực - Đế la tỳ phất bà chỉ bị - Thị nỉ bị tát già lị đa bàn đa - A tỳ đế - Na bàn đa - Thủ la bàn đa - Chỉ lị na - Tỳ lê xà bàn đố - Tỳ đà bàn đế tỳ tam bà kỳ vị già văn đà la đạt xá ba lị yết ma nậc xoa - Ba la xú. Thập ô ha la nô đề là bà đầu - Tu la văn đà - La na già văn đà la - Dạ-xoa văn đà la, khô la - Xoa tứ văn a la - Bị đề di - Đa bệ đa đa bệ uất xuất nỉ - Na nỉ bà la khư trệ na na đế Đà-la-ni da a ty xa đa đề xá luân đà nỉ bà giá luân địa xả phá thâu đà nỉ bà chỉ ba lị yết ma - Ba la nhã - Phù địa tất vật đế ma đế - Già đế trực lực đế - Già na ba - La đế tát la na phù xà địa da già kiết lị - Thủ nhã đa già kiết lị - Bà da. Nhờ câu chú giải thoát này mà năm vạn sáu ngàn A-tu-la phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thoái chuyển đôi với tâm đã phát ấy. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Vô Úy Địa: -Thiện nam tử, chư Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời là điều hết sức khó có, đạt đầy đủ giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến do tu tập câu chú này cũng rất là khó. Nên lấy lợi ích cho chúng sinh để thành tựu công đức của Bồ-tát. Này thiện nam tử, Như Lai lúc thực hành hạnh nguyện Bồ-tát, bố thí, làm việc thiện, nhẫn nhục, tinh tân, thiền định, trí tuệ luôn đầy đủ, thân cận hàng ức na-do-tba trăm ngàn Đức Phật, hoặc thực hành bố thí, trì giới, hoặc thực hành phạm hạnh, hoặc tu tập, hoặc tinh tấn nhẫn nhục tu tập thành tựa thiền định, gần gũi học hỏi bậc Trí đa văn, cả ngần thứ ấy nghiệp thiện đầy đủ. Do đó nay ta chứng được Vô thượng trí. Này thiện nam tử, khi Như Lai thực hành đạo Bồ-tát, thì trong cả ức trăm ngàn ức na-do-tha kiếp, miệng Ta không phạm bốn lỗi: không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời thô ác, không nói hai lưỡi. Do nhân duyên này mà Ta thành tựu được “tướng lưỡi rộng dài”. Này thiện nam tử, những điều Như Lai đã giảng nói trọn không hư dốì. Lúc này Đức Thế Tôn từ nơi bảo tòa thị hiện thần thông nhập vào pháp Tam-muội gọi là “Tập nhất thiết phước đức”, hiện ra “tướng lười rộng dài” tự che khắp mặt mình, từ tướng lưỡi rộng dài ấy phóng ra mười ức đạo hào quang. Các đạo hào quang mầu nhiệm này tỏa chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới: Các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, trời không đâu là không soi tới. Chúng sinh ở địa ngục bị thiêu đốt, do ánh sáng này soi đến khiến có gió mát thổi lên nên tạm thời thọ nhận được sự an lạc. Ớ trong cõi địa ngục mỗi mỗi chúng sinh đều được thấy hóa thân của Như Lai nơi trước mặt mình, đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, cùng tám mươi vẻ đẹp để tự trang nghiêm. Những chúng sinh trong cõi địa ngục ấy được thấy Phật nên có đủ sự an lạc khiến họ đều tự nghĩ: “Nhờ vị Đại sĩ này nên nay chúng ta được vui vẻ an lạc”. Suy nghĩ như thế, nên đối trước Như Lai họ đều phát sinh tâm ái mộ cung kính, hoan hỷ. Đức Như Lai bảo họ: -Này các chúng sinh, các ngươi nên niệm như thế này: Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng, tất khiến cho các người có thể được yên ổn trong đêm dài tăm tối. Nghe lời dạy của Phật xong, những người nơi cõi địa ngục kia liền chắp tay niệm lớn: “Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng”. Chúng sinh trong địa ngục ấy nhờ căn lành này liền bỏ được nghiệp nơi địa ngục, hoặc sinh lên cõi trời, hoặc sinh làm người. Nếu là chúng sinh trong địa ngục Hàn băng thì được gió ấm thổi tới... cho đến được sinh trong loài người. Cũng như thế, các loài ngạ quỷ bị sự đói khát đốt cháy thân thể, khi hào quang của Phật chiếu đến rồi thì lửa đói khát liền tiêu tan, được thọ hưởng an lạc. Mỗi một ngạ quỷ đều thấy hóa thân của Phật hiện ra trước mặt mình, với ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân và tám mươi vẻ đẹp tự trang nghiêm thân. Các ngạ quỷ được thấy Phật rồi thì tâm vô cùng hoan hỷ nên đối trước Đức Như Lai họ đều vui vẻ, yêu quý cung kính. Đức Phật theo ngôn ngữ của họ mà giáo hóa. Do căn lành ấy, đến khi xả bỏ thân mạng, các ngạ quỷ có thể sinh lên cõi trời, có thể sinh làm người. Cũng giống như vậy, Ngài hóa độ các loài súc sinh, cho đến hàng người, trời. Lúc này, vô số các vị trời, người, cùng đến chỗ Đức Như Lai, ngồi sang một bên lắng nghe thuyết pháp và ngay khi ấy có vô số chư Thiên, người đời, phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, lại có vô số Bồ-tát chứng đắc Tam- muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Xà lê ni - Ma ha xà lê ni - Vực sí lệ - Phục sí lệ - Tam bát đà - Ma ha tam bát đà - Đề diễm át đế già trí thác sí - Tha la tha sí - A tứ ma ca tứ - Thi lê di lê đế lị - Lâu lâu sí ma ha lâu lâu sí - Xà duệ đột lâu xà duệ - Xà da ma đế - Chiến đế xa đâu lậu - Niết già đa nỉ - A mâu lệ mâu la ba lị sân nỉ - Ma la tê nhã tỉ đa la - Ta nỉ mục đế - Đa ba lị du địa - A tì đế ta dạ - Mộ già nỉ - Ta la ưu ha la nỉ - Đàn đa tỳ trệ - Tỳ trệ bà lâu đa dương ni già la ha bà nê nam - Đạt ma bà nê na - Tăng già la ha lặc xoa - Đạt ma bà nê nam. Đây là câu chú giải hiện về Tứ niệm xứ. Phật-đà ba la ca xa duệ - A ma ma mĩ - Ma ma a chi chí - Át thế - Át tha nỉ chí - La nỉ lư ca trí - Mục đế na đà - Đà ba lị bà bà nỉ. Đây là câu thần chú giải hiện về Tứ thánh chủng. Bà sa thế - Ba sa nỉ đà lệ - Đà la ba đế, cữu tất đế - Mục bị mục bà ba la bị - Mê đế lệ - Tu ma bà đế - Phỉ đế chỉ đế - Ca lâu nại uất nê xoa duệ - Tất phú đế ưu côn hựu - Tam bát nỉ - A lặc sí - Bà la lễ khứ kỳ - Khứ nhĩ a mâu lệ - Mâu la du nỉ. Đây là câu chú giải hiện về Tứ Vô úy. Đát pha la - A già la pha la - A nặc pha la nặc la phả tam mục đa - A mục đa niết mục đa - A bãi tỳ nại tỳ mục đế bà nỉ - Tỳ la pha la a diên đại - Y tỳ trĩ đế tỳ trĩ - uất lôn độ - Đâu trưng la đâu lam a hưng tam ma y đệ đa bà pha đế bà đa đế bà tát - Ba lộ ca, a tra ca lệ - A ca lệ tần đại a phù ta lệ tra tha muội đế - Tỳ xa già la bà đế - Át pha la già pha la. Đây là câu chú giải hiện về ‘Tứ ủng hộ”. Xà tra đa a ni thi la bà bà đa bộ - Y đàm pha lệ ni da - Ma pha lam tam mỗ đà na dạ - Tỳ phù xá ba xà tô ma đậu - A miễn ma đố - A cưu ma đố - di tha bà đế muội đa la tha - Đà xá bà la tỳ ba la bà đà y xá hi đa tu ni khứ ma nê sai - Kỷ na ma đế a lư cú - A nê đâu sắt nam tát đê ma đế ba la xuyết - Ba nại Phật-đà - Phật lâu bà ba - La ha lệ. Đây là câu chú giải hiện về “Tứ chánh đoạn". An nhĩ ma nhĩ - Ma nỉ ma ma nỉ - Chỉ lệ chỉ lệ đế xa - Dương trừ dương đa tỵ chiên đế - Mục đế úc đa mê - Tam mê ni tam mê tam ma tam mê xoa duệ - Ô xoa duệ - Át kỳ chiên đế xa mỹ sắt đế - Đà la nỉ a lư già bà tế - Yết la đa na bà la đế - Yết la thấp di bà đế xà na bà đế - Nỉ lâu bà đế nỉ lâu bà đế - Xoa dạ nậc đà lệ xa nỉ - Lư ca bà la nê bà nậc đạt lê xa nậc. Đây là bổn câu chú giải hiện về “Tứ biện”. Già thấu a bà ta nậc đà - Lê xa nỉ xa na lư - Ca đà đố ba la bà ta đế - Tát thiên dần nê lị da phù ma đế ca lan đế - Ta-bà Ta-bà bà ma tát bị ba la tha bặc xoa duệ gia lệ cù ca trà - Bà đà nỉ lô ca miễn đà lị xá na tỳ phục. Đây là câu chú giải hiện về “Tứ thần túc”. A già lệ phù địa đà đà đà ba già lệ bà nỉ hột - Lật na tất địa kim - Tỳ để ni trĩ tam bút trí ba lị ca tứ lỵ tô di chiên địa đà đà già già a già già lệ a ba lệ tỳ chí bà lệ nậc - Ba lệ ba la già già lệ ba la ba lệ - A na dạ a na dạ a tiện tế ca ca la di - Ba la bà tỳ nỉ ca la di ni già tế - Già la già la di na do đế. Đây là câu chú giải hiện về Căn, Lực. Phí sư bệ - Tô phí - Sư bệ dỗ - Ma ba lị ha lệ - A bà duệ - Thùy lâu chỉ lệ chi ca la - Lặc ta a đà ma tất đố đế - Đế lệ - Ma ma lệ bát già thất thi lệ lô ca tả tỳ nhã nỉ na dạ - Ta kỳ lị thi đế - Già diêm đế - Sa thất chiên địa na. Đây là câu chú giải hiện về “Thất giác ý”. Già ca la bà thị - Lệ bà đế - Già sí lệ - Già ca la đà lệ - Đà già sí lệ đà lệ - Mục lê ê lệ - Ê lệ đà lệ - A lưu bá bà địa - Hưu hưu lệ - Da tha thị đa già - Tần bà lệ da tha - Ba lân già điệt nê - Lị xá dạ tha bà dạ sĩ lị phú xá đế âm, ám lưu quát tỳ tỵ tinh tấn âm, ghâu lệ đạo âm, giới âm, định âm, tuệ giải thoát âm, giải thoát tri kiến âm, tinh tú âm, nguyệt âm, nhật âm, Đức Phật đã nói lên các âm thanh như vậy... Át phù đa - Di la phù đam - Tam Phật đàm a phù đàm - Y ha phù đàm - Đát đa la phù đàm - Nậc hàm già ma mục lệ - A la pha - Đà la pha - Mạn đồ lê - Mạn đồ nỉ đát đa la - Lam đa lâu mạn già - Già la nị - Mâu trí nị - Tam ba la mâu trí nị - Già nại ba lăng già ma miễn miễn - Ni lâu bà na xa nỉ na xa bà đà nậc chí chí đế chí chí - Ma dư bà dật - Trừng gia ma bà lệ - Ma lệ ha - Đa ninh bà liễm bà lê tần địa tần lệ tần lệ úc sa lê xa la nỉ đà la ninh - Bà la bà đế - Bà lam na tra di tỳ đầu đầu ma - Bà la khâu mạn bà la ha - Ma già lê na - Nhân đà la bà nậc đề đề la xà nậc - Ma ê thi ba la la la nậc - Bà ma sổ dương - A la ni - Di y già sĩ lặc xoa sĩ lị sư già - Nặc già la pha chỉ - Chiên A la tu lệ - Tát bà tu lam - A bà lam bất na - Gia nê diêm bát nê đa - A di na kiền nê đa - Diệm bà tế ca kiền đà lệ đà lệ - A đa la trà ha nậc - Ma già la - Tần lô ha nậc - Tứ đàm mạn đế - Tỳ lô già ma đế - Phật-đà nê - Sư hi đế - Đà-la-ni mục xí. Đây là câu chú giải hiện về “Thập lực”. Đát đa la phù di - Đàn đa phù di - Đàm ma đà phù di già đế phù di tất di - Li đế phù di - Ba la nhã phù di tỳ xá già la trệ phù di - ba la đế tam tỳ đại phù di - A-súc xoa ba phù di - Kiết lược ba la giác phế phù di - Tam ma đa ba lị ta mộ tì xoa phù di - Xà đế xoa na phù di - Tam mâu xà - Tì mâu xà - Ba la lao xa tì xá già la đạt xá bà đế - Tỳ xá thác đế la na già già la - Già la ta mẫu xa bà đa tì ma đế dũ bà - Ê la yên la già mạo - Xà lại thác mục la bà thi tăng già la ma - Y đế chư la bà đế di xí văn đà la đà ha la bà để ba la nhã phù đa ha đại - Ca la di đa - Sa độ sa bàn đa y la dạ - Thi la dạ ni la dạ - A hầu ta thác - A văn đà la mạo - A lê tha ta đế - cầu lưu bà đế - Đế ê na đề phiếm - A ca na bà đế bà ca na đê - Sa di đế - Tì sa bà yên trà thác - Bà la pha thác - La đát đa la - Cưu lưu sư ma đâu lưu sư ma - La lưu sư ma la hưu tha tha - Lưu đề tát bà đa tát bà đa tát bà đa giá - A ni lâu đà - Tha ha - Tha đa ê pha la - Bà hầu pha la - Tát đa pha la - Thất thác bà đế. Đức Thế Tôn vì chư Thiên nói câu chủ giải hiện về mười hai nhân duyên này khiến cho sáu mươi na-do-tha chư Thiên được hiểu rõ Thánh đế. Đát pha lam - Ương già pha lam - La la pha - a - la pha ni la phù la - Bà bà đa phiếu y, đàm lam ni xà phế pha lam na mẫu đà viêm tỳ phù già - Ba la nhã già ca a nậu tì lị đế già ca - Xà nậc già ca la. Do câu chú giải thoát này mà mười ức na-do-tha chư Thiên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng và liền được bậc Bất thoái chuyển. Ba thi tô ma đố - A nô ma đố - - A cưu ma đố - Thi đà bà cú ma đa la tha - Tha a xá la - Tì ba la ba tha y xá hi đa - Tu ni ma - Thánh ta na ma đế - A lô câu át trĩ giác sư na. Do câu chú giải thoát này mà sáu vạn bốn ngàn Rồng phát tâm cầu đạo quả Chánh giác Vô thượng, liền được bậc Bất thoái chuyển. Tu bà xoa tu bà ta - Bà la ma đà - Na a la trụ - Bà già la trụ - Già bà la trụ - Già la diệu xoa - Tất đại ma đế - Ta mạn đa sơ - Ố xoa bà lệ - Hầu thác ca lô - Ma ha bà lệ - Ô xà đà lô đà la na - Sĩ già lặc xoa cưu đà - Xoa tì lưu bá - Tì lưu bá mục khứ - Xa đế ha tất đa - Xa đế bà lệ - A tu lộ - Tì na tu lộ - Ba la ma địa. Nhờ câu chú giải thoát này mà mười hai ức Dạ-xoa phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng và đều được bậc Bất thoái chuyển. Át lị thế - Tì lê lệ nậc trí thế - San trí thế - Già trí ninh - Na ca mễ - A la bại - A đà mễ - A la bị - A đà mễ - Ma đế mễ san nậc ha - Thủ lệ - A la ni dạ a - Tì thi đa tát nhân đà la tát đề bà tát na già tát dạ a - Tu la đề bà - Na già nậc lưu đế ba lị bà la - Nậc lưu đế la tì tất nậc lưu - Đế ba la nhã ba lị - Bà la - Ma già đế trực lục - Đế là - tỳ phất bà chỉ bị thị nỉ bị tát già lị đa bàn đa - A tì tha na bàn đa thủ la bàn đa - Chỉ lị na tì lị xà bàn đố - Tì đà bàn đế - Tì tam bà kỳ mạt già xoa đà la - Đạt - Hàm ba lị yết ma nậc xoa ba la... thập ô ha la nô - Đề là bà đậu - Tu la văn đà la - Na già văn đà la! Dạ-xoa văn đà la - Kiết la xoa tứ văn đà la bị đề di đa bệ đa đa bệ uất suất nỉ na di - Bà la khử trệ na na đế Đà-la-ni dạ a ti xa da - Đề xá du đà nỉ bà chá - Du địa xả phá du đà nỉ - Bà chỉ ba lị - Yết ma ba la nhã - Phù địa tất vật đế ma đế già đế trực lực đế già na na ba la đế tát la na- Phù xà địa da già kiết lị thủ nhã đa già kiết lị bà da. Nhờ câu chú giải thoát này mà năm vạn sáu ngàn A-tu-la phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng khổng thoái chuyển đối với tâm đã phát ấy. HẾT QUYỂN 1 8 Phẩm 4: KHUYÊN BỐ THÍ Bấy giờ, Đại Bồ-tát Tịch Ý, nương theo uy thần của Phật bạch với Đức Phật: -Thưa Thế Tôn, do nhân, duyên nào mà quốc độ của chư Phật kia thanh tịnh, không có các điều xấu ác, cũng không có năm thứ ô trược. Cõi Phật được trang nghiêm bằng vô sỐcác loại kỳ diệu. Các vị Đại Bồ-tát ở cõi đó đều gồm đủ các uy đức, các niềm diệu lạc, ở cõi ấy không có tên Thanh văn, Bích-chi-phật huống hồ là những tên gọi khác. Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì ở nơi thế giới xấu ác với năm thứ ô trược mà thành tựu được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại có đủ bỐn chúng để thuyết giảng giáo pháp của Ba thừa. Thưa Thế Tôn, vì cớ gì chẳng chọn lấy cõi Phật thanh tịnh, không có năm thứ uế trược? Phật bảo: -Này thiện nam, do bản nguyện nên Bồ-tát chọn lấy cõi Phật thanh tịnh. Cũng do bản nguyện nên chọn lấy cõi Phật không thanh tịnh. Này thiện nam, có Đại Bồ-tát tâm đại bi gồm đủ nên chọn lấy cõi Phật không thanh tịnh. Vì sao? Là do bản nguyện. Do bản nguyện nên ta ở nơi cõi đời xấu ác mà thành Phật. Ông hãy dốc lòng lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà giảng nói. Bồ-tát Tịch Ý xin lắng nghe những điều Phật thuyết giảng. Đức Phật nói: -Thiện nam tử, về thời quá khứ xa xưa, cách đây hơn một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, bấy giờ có đại kiếp tên là Trì, nơi cõi Phật này có bốn châu thiên hạ, vua Chuyển luân tên là Ly Tránh làm chủ bốn châu thiên hạ. Chuyển luân vương Ly Tránh có vị Đại quốc sư tên Hải Tế thuộc chủng tộc Bà-la-môn, sinh được một người con trai có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, trăm phước trang nghiêm thảy đều đầy đủ, thân có hào quang vây quanh như cây Nhã-cù-lô màu sắc vàng ròng? Khi người con được sinh, có hàng trăm ngàn chư Thiên đến cúng dường, nhân đây đặt tên là Hải Tạng. Đến khi trưởng thành, Hải Tạng liền xuất gia học đạo, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hiệu là Bảo Tạng. Phật Bảo Tạng chuyển bánh xe pháp, khiến cho hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đạt được Thiên đạo và quả vị giải thoát. Vào những lúc khác, Ngài cùng với hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn vây quanh theo hầu, du hành qua nhiều thôn ấp, thành thị, xóm làng. Dần dần đến thành An-thù-la, thuộc xứ cai trị của vua Chuyển vương Ly Tránh. Cách thành không xa có vườn Diêm-bà-la. Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng với hằng ức na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn cũng đến dừng nghỉ nơi khu vườn ấy. Lúc này, vua Ly Tránh nghe Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng với vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn đã vào tới quãng đường dẫn đến vườn Diêm-bà-la thì nảy sinh ý nghĩ: “Nay ta nên đến chỗ của Đức Như Lai để cung kính cúng dường, tôn trọng, tán thán”. Suy nghĩ xong, nhà vua với vô lượng uy đức lớn của bậc Chuyển luân thánh vương cùng vô số ức trăm ngàn vị quan dân chúng, đám tùy tùng trước sau vây quanh đều ra khỏi thành tới vườn Diêm-bà-la. Đến nơi tất cả đều xuống xe, đi bộ vào chỗ Đức Như Lai, cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, đi nhiễu quanh Phật ba vòng xong rồi lui ra ngồi qua một bên. Thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cung, Chánh Biến Tri thấy vua Ly Tránh bèn dùng vô số những lời trọng yếu mang niềm vui của chánh pháp để khuyến hóa vua Ly Tránh, khiến nhà vua vui mừng, tin tưởng, xong rồi thì Đức Như Lai Bảo Tạng mặc nhiên an trụ. Vua Ly Tránh liền chắp tay, bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri: -Kính mong Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳ-kheo Tăng nhận lời thỉnh mời ở lại đây ba tháng để con cúng dường y phục thức ăn uống, giường chõng, đồ nằm, thuốc thang tùy theo nhu cầu xin được cung cấp đầy đủ. Đức Bảo Tạng Như Lai đã im lặng nhận lời mời. Vua Ly Tránh biết Đức Phật đã nhận lời, liền đảnh lễ, đi nhiễu quanh Phật ba vòng rồi ra về. Trở về hoàng cung, vua Ly Tránh nói với các vị tiểu vương, quần thần, cùng muôn dân: -Các ngươi nên biết, ta đã thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng đại chúng Tỳ-kheo ở lại đây ba tháng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết. Tất cả những thứ tài sản quý giá, luôn được mến chuộng của ta đều được mang ra để cúng dường cho Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo Tăng. Các vị tiểu vương cùng muôn dân cũng nên theo gương ta tham gia vào việc cúng dường này. Khi ấy, vị quan quản thủ kho bấu của nhà vua đem vàng trải kín khắp mặt đất trong vườn Diêm-bà-la. Xong rồi, ông tạo dựng cho Đức Thế Tôn một tòa đài bằng bảy báu. Cửa lớn cửa nhỏ ở bốn phía cũng làm bằng bảy báu. Khắp nơi trong vườn đều trồng cây bảy báu. Trên các cây đó dùng vô số y phục, vô số cờ phướn, lọng báu để trang nghiêm. Lại dùng vô số các thứ châu ngọc, chuỗi anh lạc, các thứ vật trang sức, các thứ đồ dùng quý báu để trang trí nơi các phòng ốc. Lại có vô số các loại hương thơm, vô số các hoa trái bằng bảy báu trang trí trên các cây thất bảo, tung rải các loại hoa, các dải tơ lụa ngũ sắc, các loại thảm cỏ, các thứ đệm lông, thảm lông, các thứ y phục để trang trí nơi chỗ ngồi. Phía trước chỗ Đức Thế Tôn an tọa, bên ngoài đài báu, lại bố trí bánh xe báu cách mặt đất một nhận. Nơi không trung có chùm ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ. Đằng sau chỗ Đức Thế Tôn có con bạch tượng thuần tánh, chi thể đầy đặn, trang trí bằng bảy báu, nâng giữ cây báu che đầu Đức Thế Tôn. Cây báu này được trang trí bằng các thứ thất bảo, chuỗi anh lạc vô cùng uy nghiêm, đẹp đẽ. Chánh hậu thứ nhất của vua Ly Tránh đến trước Đức Phật, dùng bột hương Ngưu đầu chiên-đàn tung rải để cúng dường. Đích thân vua Ly Tránh mang ngọc báu Ma-ni sáng rực đặt phía trước Đức Như Lai. Ánh sáng của bánh xe báu và ngọc báu chiếu rọi khắp khu vườn. Hào quang cửa Đức Phật tỏa sáng khắp đến cả ba ngàn đại thiên thế giới, ánh sáng vi diệu ấy soi đến từng vị Thanh văn một. Tòa ngồi có chỗ tựa chân bằng gỗ Ngưu đầu chiên-đàn. Đằng sau các vị Thanh văn ngồi đều có voi trắng nâng cây báu được trang trí vô cùng đẹp đẽ như đã nói, che trên đầu. Đàng trước chỗ các vị Thanh văn đều có các thể nữ xinh đẹp, trang sức bằng các chuỗi anh lạc báu, dùng bột thơm Ngưu đầu chiên-đàn tung lên cúng dường Phật. Trước mỗi một vị Thanh văn đều đặt ngọc Lưu ly. Các thứ âm nhạc hòa tấu vang lên khắp khu vườn. Vị tướng thống lãnh bốn binh chủng của nhà vua bố trí đám quân thị vệ chung quanh bên ngoài vườn. ị Này thiện nam tử, bấy giờ vua Ly Tránh, vào lúc sáng sớm, ra khỏi thành đến chỗ Đức Phật. Tới nơi thì xuống xe, đi bộ vào khu vườn, cung kính đảnh lễ Đức Bảo Tạng Như Lai và chư Tăng, đi nhiễu quanh Phật ba vòng xong, tự thân nhà vua rót nước rửa tay cho Đức Như Lai, tự tay mình bày biện trăm loại đồ ăn thức uống thượng diệu đều được chuẩn bị đầy đủ để cúng dường Phật. Vua biết Phật ăn xong, thâu bát, liền dùng cây phất báu cung kính phẩy mát Đức Như Ị Lai. Một ngàn người con của vua và bốn vạn tám ngàn vị tiểu quốc vương cúng dường các vị Thanh văn như thế xong, cũng đều cầm bảo phất phẩy mát đại chúng. Thọ trai xong xuôi thì có vô số ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh vào vườn để nghe thuyết pháp. Lại có vô số ức na-do-tha trăm ngàn chư Thiên, ở trên không tung rải như mưa các thứ hoa trời, hòa tấu các kỹ nhạc. Các thứ dải lụa nhiều màu, cờ phướn, lọng báu bằng lụa quý, y phục mềm mại cùng với chuỗi báu anh lạc treo lơ lửng khắp hư không. Bốn vạn thanh y Dạ-xoa ở trong rừng Chiên-đàn thường lấy Ngưu đầu chiên-đàn bên bờ biển này làm củi để nấu chín thức ăn cúng dường cho Phật và Tỳ-kheo Tăng. Đêm ấy, trước Đức Phật và đại chúng, vua Ly Tránh đốt hàng ức do tha trăm ngàn ngọn đèn sáng. I Này thiện nam tử, bấy giờ vua Ly Tránh vào đầu đêm, ở trước mặt Đức Phật, hoặc đội đèn trên đầu, hoặc để trên hai vai, cầm trên tay, đặt trên đầu gối, nơi hai chân, suốt đêm như vậy để cúng dường Phật. Nhờ oai thần của Phật, nên thân tâm nhà vua không hề mệt mỏi, mà luôn được an lạc giống như Tỳ-kheo nhập vào cõi Tam thiền, thân chẳng nghiêng tựa, tâm không cực nhọc. Nhà vua cúng dường như vậy trọn trong ba tháng. Cũng như thế, một ngàn người con của vua, tám vạn bốn ngàn vị tiểu vương cùng hàng ức na-do-tha chúng sinh khác lo việc cúng dường cho từng vị Thanh văn trong ba tháng, y như nhà vua cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai không khác. Chánh hậu của vua, trong ba tháng cũng dùng hương hoa cúng dường Đức Phật. Còn hàng ức na-do-tha trăm ngàn thể nữ nơi cung vua, trong ba tháng ấy cũng dùng vô số hương hoa cúng dường chúng Thanh văn y như vậy. Này thiện nam tử, ba tháng cúng dường đã xong, vua Ly Tránh bèn đem tám vạn bốn ngàn đài báu bằng vàng ròng để cúng dường Đức Thế Tôn. Tám vạn bốn ngàn bánh xe vàng, bánh xe báu đứng đầu, cũng dùng để cúng dường Đức Phật. Tám vạn bốn ngàn voi trắng đứng đầu là voi báu. Tám vạn bốn ngàn con ngựa, trong đó ngựa báu đứng đầu. Tám vạn bốn ngàn nhật minh châu, đứng đầu là hạt châu báu nhất, tất cả được đem đến để cúng dường Phật. Tám vạn bốn ngàn tiểu quốc vương do vị chủ kho báu dẫn đầu cùng đến cúng dường Đức Thế Tôn, cung cấp các thứ đồ cần dùng. Tám vạn bốn ngàn tiểu vương do vị hướng dẫn tài giỏi nhất đứng đầu cùng đến cúng dường Đức Thế Tôn, cung cấp những kẻ hầu hạ gần gũi. Tám vạn bốn ngàn thành thị, đứng đầu là thành An-thù-la, dâng cúng cho Đức Phật và chúng Tăng tùy nghi sử dụng. Tám vạn bốn ngàn hàng cây bảy báu, tám vạn bốn ngàn các khóm hoa báu, tám vạn bốn ngàn lọng bảy báu, tám vạn bốn ngàn y phục thượng diệu, tám vạn bốn ngàn các loại vòng báu trang sức. Nói tóm lại nào xe cộ, giường nằm, tòa ngồi, ghế để chân, đồ nằm ngồi, giày dép, khăn, mũ đội đầu, chuỗi anh lạc, trân châu anh lạc, đàn, nhạc, chuông, linh, loa, trống, cờ phướn, chân đèn, lư hương, đồ đựng nước tắm, vườn, rừng, chim, thú... các loại này đều quý giá cùng với những hương vị vi diệu, mỗi thứ đều có tám vạn bốn ngàn cái, thảy đem dâng cúng Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, rồi nhà vua bạch với Đức Phật: -Nước con nhiều việc nên xin sám hối Đức Thế Tôn! Kính mong Đức Như Lai vui lòng ở lại vườn này để chúng con thay nhau phụng hầu. Một ngàn người con của vua Ly Tránh đang ở trước Đức Phật, từng người một đều xin cung thỉnh Đức Phật và chư Tăng lưu lại trong ba tháng để cúng dường tất cả các vật dụng cần thiết. Đức Thế Tôn yên lặng nhận lời. Bấy giờ, vua Ly Tránh biết Đức Phật đã nhận lời mời của các con nên cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài và chư Tỳ-kheo Tăng, đi quanh theo phía bên phải ba vòng và từ tạ trở về cung. Sau đó, trong số các vương tử của vua, người thứ nhất tên là Bất Tuần, cúng dường Đức Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng trong ba tháng như vua Ly Tránh. Mỗi ngày vương tử đến một lần lo việc phụng hầu Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng cùng lãnh hội giáo pháp vi diệu. Này thiện nam tử, Bà-la-môn đại quốc sư là phụ thân của Đức Như Lai Bảo Tạng, tên là Hải Tế, đã được nam nữ lớn nhỏ khắp cõi Diêm-phù-đề tìm đến để cầu xin những vật dụng trong đời sống. Trước tiên, ông làm thí chủ khiến họ thọ tam quy y an trụ nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng, sau đó mới được nhận sự bố thí. Tất cả già, trẻ có sự hiểu biết trong cõi Diêm-phù-đề, không ai là không nhận sự bố thí ấy và đều được khuyên dùng tam quy y để an trụ nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế, ông đã khuyến hóa được hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh tu tập nơi “ba phước địa” không thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đề tối thượng. Trong ba tháng, vương tử Bất Tuần đã cúng dường Đức Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng đầy đủ, cũng như phụ vương mình. Hết ba tháng, trừ những thứ đã có sẵn như thành quách, bánh xe báu, voi, ngựa, ngọc Ma-ni báu, cũng như vua Ly Tránh, vương tử Bất Tuần đã đem tám vạn bốn ngàn bánh xe vàng, tám vạn bốn ngàn voi, tám vạn bốn ngàn ngựa dâng cúng Đức Phật. Nói tóm, các thứ như Nhật minh châu, thể nữ, đồng tử, cây ngọc như ý, lẳng hoa, y phục, lọng báu, chuỗi anh lạc, xe cộ, giường nằm, tòa ngồi, ghế tựa chân, ngọa cụ, giày dép, mũ khăn đội đầu, trân châu anh lạc, đàn nhạc, chuông, linh, hoa, trông, cờ phướn, phất trần, chân đèn, lư hương, đồ chứa nước tắm, vườn rừng chim, thú đều là các thứ vật báu cùng với những loại hương vi diệu, mỗi thứ đều có đến tám vạn bốn ngàn cái, đem dâng cúng xong, sám hối Đức Thế Tôn và Tỳ-kheo Tăng. Vương tử Ni-mạc cũng cúng dường đầy đủ như thế. Trong ba tháng, Ni-mạc cúng dường Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng giống như vương tử Bất Tuần. Cúng dường xong cũng đem những vật báu như thế dâng cúng lên Phật. Vương tử Đế Chúng trong ba tháng cúng dường Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng cũng giống như vậy. Nay xin lược nói về các vương tử khác như: Bỉ Chúng, Vô Úy, Hư Không, Chi Tượng, Dân-đà-a, Mật Tô, Ma-đà-bộ, Thổ Chúng, Tri Nghĩa, Đồng Tử, Giải Ngu, Giải Nhân, A-la-bộ, Khiển Sử, Khư Mộ, Nghĩa Ngữ, A-lân-độ-lộ, Tướng Nguyện, Tướng Tượng, Nguyệt Tướng, Nhật Tướng, Chủ Tướng, Kim Cang Tướng, Nhẫn Tướng, Xứ Tướng, Tật Tướng, Hạ-la- ni-mộ, Ê Chướng, Chướng Lực, Chướng Tạp, Lạc Tạp, Vương Tài, Dục Muộn, Hạ-la-đà-phụ, Ủng Hộ, Vương Xưng, Lam-ma-dã, Phi-la- bộ, Dã-xà Lộ, Dã Lộ Phi Thọ, Dã Pha Nô, Dã Tượng Nô, Lễ Nguyệt, Bất Thoái... cho đến đủ một ngàn người con của vua Ly Tránh, mỗi một vị vương tử như vậy đều đem tất cả những thứ cần thiết đến cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và vô sốTỳ-kheo Tăng. Mỗi người thay nhau trong từng ba tháng một, đem các thứ y phục, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh cùng những vật dụng khác, đều cúng dường giống như vương thái tử Bất Tuần. Rồi mỗi người lại đem tám vạn bốn ngàn bánh xe vàng... (cho đến) tám muôn bốn ngàn hương vị vi diệu đều cúng dường Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng. Họ dùng sự bố thí lớn như thế để cầu được làm Đế Thích, Phạm thiên vương, Ma vương, Chuyển luân thánh vương, hàng đại phú có lớn, bậc Thanh văn không một ai cầu đạo quả Bích-chi- phật, huống chi là cầu Đại thừa. Bấy giờ, vua Ly Tránh dùng cuộc đại thí này cầu mong được trở lại làm Chuyển luân thánh vương. Như vậy đã đủ hai trăm năm mươi năm, mọi người ai ai cũng sám hối Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng. Khi ấy, vị Bà-la-môn đại quốc sư là Hải Tế đi đến chỗ Đức Như Lai Bảo Tạng và Tỳ-kheo Tăng, thỉnh Đức Phật cùng đại chúng để cúng dường tất cả các thứ cần dùng như y phục, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, thuốc men chữa bệnh... trong bảy năm. Đức Thế Tôn mặc nhiên nhận lời. Lúc đó, vị Bà-la-môn Hải Tế bèn đem tất cả những thứ cần dùng cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai cùng đại chúng y như vua Ly Tránh đã cúng dường không khác. Này thiện nam tử, vị Bà-la-môn Hải Tế, vào một lúc khác, tâm tư suy nghĩ: Ta đã từng khuyến hóa từng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh khiến họ phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng không biết chí nguyện của vua Ly Tránh này bố thí như thế là nhằm mong cầu điều gì? Vì cầu đạt được vua cõi Trời? Vì cầu làm vua cõi người? Vì cầu giáo pháp của thừa Thanh văn? Vì cầu đạt được quả vị Bích-chi-phật? Vì cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng? Giả sử ta đã thành tựu được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì những chúng sinh chưa hóa độ sẽ đều được độ hết, chúng sinh chưa được giải thoát đều được giải thoát hết, các chúng sinh bị già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ não khiến đều được giải thoát. Người chưa được Niết-bàn sẽ chứng đắc Niết-bàn. Hoặc là Rồng, Dạ-xoa, hoặc là Thanh văn, Phật, hoặc là Phạm vương xin nguyện hiển thị nơi giấc mộng của ta. Vị vua này vì cầu phước báo ở cõi Trời? Phước nơi cõi người? Quả vị Thanh văn? Quả vị Bích-chi-phật? Hay đạo quả Bồ- đề Tối thượng? Này thiện nam tử, bấy giờ quốc sư Bà-la-môn Hải Tế ngay trong giấc mộng thấy ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ. Thấy chư Phật Như Lai trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương. Các vị Phật, Thế Tôn đều đem hoa sen trao cho Bà-la-môn. Hoa sen đó dùng bạc trắng làm thân, vàng ròng làm cánh, mã não làm đài, lưu ly làm tua. Trên mỗi một hoa sen đều có mặt trời xuất hiện. Trên các mặt trời kia có lọng bằng bảy báu. Mỗi mỗi mặt trời đều phát ra sáu mươi ức ánh sáng. Tất cả ánh sáng kia đều nhập vào miệng người Bà-la-môn. Tự thấy thân mình cao đến một ngàn do-tuần, trong lành như gương. Lại tự thấy trong thân có sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát, đều ngồi kiết già nhập chánh định trên đài hoa sen. Thấy các mặt trời kia đều đi vòng quanh thân. Lại thấy các lọng trụ giữa hư không lên đến tận cõi Phạm thiên. Các hoa sen trụ lại quanh thân nghe phát ra âm thanh êm dịu hơn cả năm thứ nhạc trời. Trong mộng còn thấy vua Ly Tránh, đầu heo thân người, dùng máu tự bôi cùng mình mẩy, chạy khắp đó đây, nhiều loại tạp trùng cùng đến tranh nhau ăn. Rồi ông đến ngồi nép bên gốc cây Y-lan thấp, nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt. Ăn cho đến chỉ còn xương trắng, rồi mỗi mỗi chi thể nơi thân đều hoàn lại như cũ. Lại còn thấy các vương tử của vua người thì đầu heo, người thì đầu voi, người thì đầu trâu, có người đầu lang, có người đầu sói, có người đầu chó, có người đầu khỉ... Chúng cũng lấy máu bôi khấp thân thể,có nhiều loại tạp trùng tranh nhau lại ăn thịt chúng, chúng cũng đều nương ngồi bên gốc cây Y-lan thấp và bị nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt, đến khi chỉ còn xương trắng thì thân các vương tử hoàn lại như cũ, trùng lại tiếp tục ăn thịt nữa. Lại thấy vương tử khác cỡi xe trâu, trang sức bằng hoa Tu-mạn-na, theo con đường quanh co đi về phía Nam. Phạm vương, Đế Thích và Tứ Thiên vương đến nói: -Này Bà-la-môn, ông đem những hoa sen ở quanh đây, trước tiên trao cho quốc vương một hoa, rồi cho các vương tử mỗi người một cái. Sau đó, cho các tiểu vương, cho các người con của ông cùng những người khác. Bà-la-môn nghe các vị Trời kia sai phân phối hoa nên liền phân chia các đóa hoa cho mọi người, thì giật mình tỉnh giấc, ngồi nhớ lại những điều đã thấy trong giấc mộng và suy nghĩ: “Những sở nguyện của vị Chuyển luân vương ấy chỉ là mong đạt sự an lạc thấp kém trong vòng sinh tử. Hy vọng đạt được an vui mà sở nguyện thấp kém. Các vương tử... cũng lại như vậy. Ta lại thấy có vị vương tử cỡi xe trâu trang sức bằng hoa Tu-mạn-na đi về hướng Nam, đó là người cầu Thanh văn thừa. Ta lại thấy ánh sáng tỏa chiếu, cùng thấy chư Phật Thế Tôn trong mười phương, ta lại có duyên đi khắp cõi Diêm-phù-đề khuyến hóa hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh, khiến họ được thành tựu và an trụ nơi “ba phước địa”. Vì cớ đó, ta mộng thấy ánh sáng lớn, thấy các Đức Phật Thế Tôn trong mười phương, do ta đi khắp cõi Diêm-phù-đề khuyến hóa vô số chúng sinh khiến họ an trú nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng. Ta nay lại thỉnh Đức Như Lai, Chánh Biến Tri và chúng Tỳ-kheo Tăng cúng dường tất cả những thứ cần dùng trong bảy năm. Do đó, chư Phật Thế Tôn nơi các thế giới khác trong mười phương, nay lại đem hoa sen này trao cho ta khiến ta phát tâm cầu đạo quả Bồ đề Vô thượng. Vậy, chư Phật Thế Tôn đã vì ta mà đem hoa trao cho. Ta đã thấy mặt trời hiện ra trên hoa, có các ánh sáng nhập vào trong miệng ta, lại thấy thân ta rất là cao lớn, thấy mặt trời xoay quanh thân, tự thấy trong thân có sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn vị Bồ-tát ngồi kiết già nhập chánh định trên đài hoa sen... Những điều như vậy trong giấc mộng ta không thể giải được. Lại thấy Phạm thiên, Đế Thích, Hộ thế khuyên ta phân chia các hoa, tức thì thấy mình phân phối ngay các hoa ấy. Những điều thấy trong giấc mộng như thế chỉ có Đức Phật mới thấu rõ được! Ta do nhân duyên gì mà thấy được giấc mộng lớn này? Ta nay nên đến chỗ Đức Phật để hỏi về ý nghĩa của giấc mộng ấy. Bấy giờ, Bà-la-môn Hải Tế, ngay nơi đêm ấy đã bày biện đầy đủ các thứ thức ăn thượng diệu, sáng ra cho người mang đến chỗ Đức Phật, tự mình đem nước rửa tay cho Đức Phật và Tỳ-kheo từ trên xuống dưới. Xong việc này thì tự tay Bà-la-môn bày biện các món ăn thượng diệu, thích hợp dâng lên cúng dường Phật và chư Tăng. Đức Phật ăn xong thâu bát, lại an trụ thuyết giảng diệu pháp. Lúc này vua Ly Tránh cùng một ngàn người con và vô số trăm ngàn kẻ tùy tùng trước sau vây quanh cùng đi tới chỗ Phật ngự. Đến gần vườn, tất cả đều xuống xe, lần lượt, nghiêm chỉnh đi bộ vào vườn, đến trước Đức Như Lai cung kính đảnh lễ Phật và Tỳ-kheo Tăng, rồi ngồi qua một bên nghe Đức Phật thuyết giảng pháp mầu nhiệm. Khi ấy, Bà-la-môn Hải Tế đem những điều mình thấy trong giấc mộng trước đây hỏi Đức Phật. Đức Thế Tôn bảo: -Ông đã thấy ánh sáng lớn, thấy chư Phật Thế Tôn nơi hằng hà sa số thế giới trong mười phương đã vì ông mà đem hoa đến trao cho, thấy trên hoa hiện ra mặt trời phóng hào quang tỏa chiếu, các hào quang kia lại nhập vào hết trong miệng ông. Này ông Bà-la-môn, do trong hai trăm năm mươi năm ông đã đi khắp cõi Diêm-phù-đề, dùng “ba phước địa” để khuyến hóa vô số chúng sinh khiến họ an trụ ở đó, lại đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng để khuyến hóa vô số chúng sinh khiến họ an trụ nơi đạo quả. Đó chính là đại thí. Này ông Bà-la-môn, các Đức Phật Thế Tôn kia đều thọ ký cho ông thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Ở trong hằng hà sa số thế giới nơi mười phương, các Đức Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế thuyết pháp đã đem hoa trao cho ông. Cành hoa bằng bạc rắng, cánh hoa bằng vàng ròng, đài hoa bằng mã não, tua hoa bằng lưu ly, trên tất cả hoa đều thấy có mặt trời hiện ra. Này Bà-la-môn, những điều đã hiện trong giấc mộng là ứng hợp với điềm lành trước đó! Này ông Bà-la-môn, trong giấc mộng thấy chư Phật, Thế Tôn nơi hằng hà sa số thế giới khắp mười phương hiện đang trụ thế thuyết pháp, các Phật Thế Tôn kia vì ông mà hiện bày các lọng bảy báu. Các lọng bảy báu ấy trụ nơi không trung, lên đến cõi trời Phạm thiên. Này Bà-la-môn, ông có thể chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng thì ngay trong đêm thành đạo đó danh xưng của ông truyền khắp vang hằng hà sa số thế giới trong mười phương cho đến cõi trời Phạm thiên và chứng được tướng Vô kiến đảnh tối thượng. Này Bà-la-môn, những điều hiện ra trong giấc mộng ấy chính là những điềm lành ứng trước. Này Bà-la-môn, trong giấc mộng ông thấy mình cao lớn, cao đến tận cõi trời Phạm thiên, khắp thân đều có mặt trời. Này Bà-la- môn, ông đã có thể khuyến hóa vô số chúng sinh phát tâm Bồ-đề. Vì thế, khi ông thành tựu đạo quả Bồ-đề, thì tất cả những chúng sinh ấy nơi các quốc độ khắp mười phương nhiều như số vi trần trong một thế giới Phật cũng thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Đó là nhờ vào công sức của ông vốn đã khuyến hóa họ đến với đạo Bồ-đề. Họ đều xưng tụng, ngợi khen ông rằng: “Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri kia trước đã khuyến hóa chúng ta đến với đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vậy nên hôm nay chúng ta chứng đắc đạo quả ấy thì Ngài là thiện tri thức của chúng ta”. Các vị Phật kia đều khiến cấc vị Bồ-tát đến cung kính cúng dường, tán thán ông. Các vị Đại Bồ-tát ấy thảy đều tạm rời khỏi cõi Phật của mình, đem vô số các thứ thần thông của Bồ-tát đến cúng dường ông, nghe thuyết pháp, chứng được vô lượng các thứ pháp môn Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Các vị Đại Bồ-tát kia mỗi người khi trở về quốc độ của mình sẽ xưng tụng tán thán danh hiệu của ông. Này Bà-la-môn, những điều hiện ra trong giấc mơ là báo trước điềm lành đó! Này Bà-la-mổn, ông tự thấy nơi thân tướng mình có hàng ức vị Bồ-tát ngồi kiết già nhập chánh định trên hoa sen. Này Bà-la-môn, ấy là khi ông thành đạo quả Bồ-đề sẽ khuyến hóa được hàng ức na- do-tha trăm ngàn chúng sinh đạt được bậc Bất thoái chuyển, an trụ nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Bà-la-môn, ông nhập Niết-bàn vô thượng rồi, sau đó, trong đại kiếp nhiều như vô số vi trần nơi một cõi Phật, chư Phật Thế Tôn nơi các quốc độ khắp mười phương đều là Bậc Chánh Pháp Vương. Các vị ấy đều tán thán, xưng tụng ông: Trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp có vị Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri danh hiệu như thế, đã khuyến hóa chúng ta an trụ nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nhờ đó nên nay chúng ta đạt được đạo quả ấy đều là bậc Chánh pháp vương. Này Bà- la-môn, những điều đã hiện ra trong giấc mộng như vậy là điềm lành ứng trước. Này Bà-la-môn, ông nằm mộng thấy những người khác, người thì đầu heo, thân người, người thì đầu voi... cho đến người đầu chó, lấy máu tự bôi nơi thân thể, nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt. Chúng tìm đi ngồi bên gốc cây Y-lan thấp, nhiều loại tạp trùng tranh nhau đến ăn thịt, chỉ còn xương trắng thì thân thể chúng hoàn lại như cũ. Ấy là những nam tử ngu si kia, trụ nơi ba phước địa, bố thí, trì giới, tu định, mà cầu cái khổ của cõi ma, vui cầu phước đức được sinh lên cõi trời nên chịu cái khổ hết kiếp mạng chung, cầu làm người thì chịu cái khổ về lão, bệnh, tử, cái khổ oán ghét phải gặp gỡ, cái khổ yêu thương phải chia lìa. Trong kiếp ngạ quỷ thì chịu cái khổ đói khát. Trong kiếp súc sinh thì chịu cái khổ của sự ngu si, bị giết hại. Ở trong địa ngục thì chịu rất nhiều thứ khổ. Người trụ ở ba phước địa, cầu làm vua cõi trời, cầu làm vua cõi người, thống lãnh một châu thiên hạ, hoặc hai châu thiên hạ, hoặc ba châu thiên hạ, hoặc bốn châu thiên hạ. Các nam tử ngu si kia ăn thịt tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng ăn thịt các nam tử ngu si kia. Cứ như thế, trải qua thời gian lâu dài mãi chìm đắm trong sinh tử. Này Bà-la-môn, những điều đã hiện trong giấc mộng kia đó là điềm ứng trước. Này Bà-la-môn, ông nằm mộng thấy người còn lại dùng hoa Tu-mạn-na tự trang nghiêm, cỡi xe trâu theo đường quanh co chạy về phía Nam. Này Bà-la-môn, người thiện nam kia cũng trụ nơi ba phước địa, bố thí, trì giới, tu thiền định, chỉ là tự độ, là người cầu Thanh văn thừa. Điều đã hiện trong giấc mơ kia là người cầu Thanh văn thừa. Đó là điềm báo trước. Phẩm 5: KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM Này thiện nam tử, bấy giờ Đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế nói với vua Ly Tránh: -Này Đại vương, thân người khó được, lúc vắng lặng tịch tĩnh khó có, gặp được Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ra đời lại càng khó hơn, giống như hoa Ưu-đàm-bát lâu lắm mới xuất hiện một lần. Ưa cầu thiện căn khó, chí nguyện chân chánh cũng khó. Này Đại vương, ngôi vị vua là gốc của các nỗi khổ. Ngôi vị vua thống lãnh một châu thiên hạ, hai châu thiên hạ, ba châu thiên hạ, bốn châu thiên hạ, cũng đều là nguồn gốc của khổ. Này Đại vương, đó chính là thứ phải chịu khổ lâu dài trong sinh tử. Này Đại vương, phước báo nơi cõi người và cõi trời giống như gió thoảng không có thời gian trụ lại, giống như bóng trăng trong nước. Năm dục của kẻ phàm phu không đủ làm đắm say nơi cảnh giới, ưa cầu phước báo cõi trời người. Người phàm phu thường chịu khổ ở cõi địa ngục, chịu khổ của hàng súc sinh, chịu khổ của loài ngạ quỷ. Trong kiếp người phải chịu cái khổ yêu thương biệt ly, cái khổ được sinh lên cõi trời mà phải trở lại kiếp người, cái khổ nhiều lần phải đầu thai, lại cái khổ tàn hại lẫn nhau. Kẻ phàm phu cứ như thế mà lần lượt nối tiếp chịu khổ. Tại sao? Bởi vì không có thiện tri thức cho nên không thể phát nguyện chân chánh. Cũng không hay tìm cầu, chưa đến cho là đến, chưa được cho là được, chưa chứng cho là chứng. Như thế vì vô minh nên kẻ phàm phu không biết nhàm chán, biết đủ, chẳng chịu phát tâm Bồ-đề để có thể diệt hết các khổ. Ở nơi sinh tử mà chẳng biết chán, chẳng lo nên cứ ở trong đó để luôn chịu nhiều khổ não. Này Đại vương, hãy suy nghĩ sinh tử là điều khổ lụy, cho nên, hôm nay, nên ở trong Phật pháp, đã trồng nhiều căn lành, đã tạo nhiều phước đức, đối với Tam bảo đã có được như sự hoan hỷ, tin tưởng. Cúng dường Thế Tôn cho là phước báo lớn. Dốc lòng giữ giới thì được quả báo sinh lên cõi trời. Được nghe giáo pháp thì đạt quả báo có trí tuệ lớn. Này Đại vương, nếu tà kiến đã hết thì nay đại vương nên phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhà vua nói: -Hãy dừng lại! Này ông Bà-la-môn, ta chẳng cầu đạo Bồ-đề mà vui ở trong vòng sinh tử. Này ông Bà-la-môn, ta đã bố thí, giữ giới, nghe pháp, đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là rất khó đạt được. Bà-la-môn Hải Tế lại nói: -Này Đại vương, đạo Bồ-đề thanh tịnh nên hết lòng phát nguyện với tâm tịnh đầy đủ. Đạo ấy thanh tịnh nên ý luôn thanh tịnh. Đạo ấy là chân chánh, ngay thẳng vì không dua nịnh. Đạo đó hết sức thanh tịnh vì đã chấm dứt tất cả các sự trói buộc. Đạo đó bao quát rộng lớn vì không có các chướng ngại. Đạo đó bình đẳng hóa độ chúng sinh vì tâm bình đẳng. Đạo đó không sợ hãi vì chẳng làm các điều ác. Đạo đó rất giàu có vì do tu tập pháp Bố thí ba-la-mật. Đạo đó hết sức tôn quý nhờ Trì giới ba-la-mật. Đạo đó không bị hủy nhục do tu tập Nhẫn nhục ba-la-mật. Đạo đó không trụ chấp do tu tập Tinh tấn ba-la-mật. Đạo đó là tịch tịnh do tu tập Thiền ba-la-mật. Đạo đó khéo chọn lựa, phân biệt nhờ tu tập Trí tuệ ba-la-mật. Đạo đó đạt được thật trí do có lòng đại Từ. Đạo đó luôn chẳng Bất thoái chuyển nhờ lòng đại Bi. Đạo đó luôn vui mừng phấn khởi nhờ tâm đại Hỷ. Đạo đó kiên cố nhờ lòng đại Xả. Đạo đó không có những hầm hố, gai gốc do dứt sạch mọi ham muốn cuồng tưởng. Đạo đó vô cùng yên ổn do tâm không hủy hoại. Đạo đó không cướp đoạt do khéo lãnh hội được sắc, hương, vị, xúc. Đạo đó hàng phục được ma oán, thù địch nhờ khéo thông tỏ về ấm giới nhập. Đạo đó không có ma chướng nhờ diệt hết các nghiệp trói buộc. Đạo đó được tâm vi diệu vì không còn nghĩ đến quả vị Thanh văn, Bích-chi-phật. Đạo đó luôn hưng thịnh vì tiếp nhận được diệu lực của chư Phật. Đạo đó rất quý giá vì ứng hợp với vật báu là “Nhất thiết chủng trí”. Đạo đó hiện bày rõ tất cả vì có vô số trí sáng tỏ. Đạo đó có bậc thầy sáng suốt dẫn đường, vì nẻo hành hóa không lìa thiện tri thức. Đạo đó không có cao thấp do đã dứt mọi sự yêu ghét. Đạo đó không có bụi bặm, uế tạp là do không còn sự dơ đục của mừng, giận. Đạo đó là khéo giảng nói vì không có các điều chẳng lành. Này Đại vương, đạo Bồ-đề này là con đường yên ổn dẫn đến cảnh giới Niết-bàn. Này Đại vương, hãy nên phát tâm Bồ-đề! Nhà vua nói: -Này Quốc sư Bà-la-môn, Đức Như Lai xuất hiện trong cõi người đã tám vạn năm rồi còn chẳng thể diệt hết các đường ác. Ở trong đó những chúng sinh căn lành thuần thục thì họ đều an trụ nơi đạo quả và có được Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Các Bồ-tát căn lành thuần thục thì được thọ ký đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Người gieo trồng căn lành ít thì nhận được phước báo nơi cõi trời người. Mỗi một chúng sinh tùy theo chỗ tạo nghiệp thiện ác của mình mà luân chuyển tới cảnh giới phải đến. Đức Phật dạy: -Nếu tất cả chúng sinh chẳng gieo trồng thiện căn thì khổ không diệt hết được. Tuy thân tướng của Phật chính là ruộng phước, nhưng chẳng thể độ thoát được những người chưa gieo trồng căn lành. Ta sẽ phát tâm Bồ-đề, khi ta tu tập hạnh Bồ-tát, đem đại trí tuệ nhập vào pháp môn Đà-la-ni Bất khả tư nghị, thực hiện Phật sự hóa độ chúng sinh, nhưng không dùng cõi bất tịnh này mà hồi hướng Bồ-đề tâm. Giả như ta được cõi Phật như ý, ta sẽ phát tâm Bồ-đề, cho đến khi chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bấy giờ, ở đó ta thực hành hạnh Bồ-tát, diệt tất cả các khổ não của chúng sinh nơi cõi Phật. Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhập vào tam-muội Hiện trang nghiêm, thị hiện thần thông như thế. Đức Bảo Tạng Như Lai nhập vào tam-muội Hiện trang nghiêm rồi, tức thời hiện ra ánh sáng như vậy tỏa chiếu đến khắp mười phương thế giới, mỗi phương đều có hàng ngàn cõi Phật nhiều như số vi trần, tất cả đều hiện rõ sự trang nghiêm. Có chư Phật Thế Tôn đã vào Niết-bàn; có vị sắp vào Niết-bàn; có vị Đại Bồ-tát ngồi nơi gốc cây Bồ-đề hàng phục ma vương và quyến thuộc của chúng; có vị thành Phật chưa lâu mà chuyển pháp luân; có vị thành Phật đã lâu và luôn thuyết giảng chánh pháp. Có cõi Phật thuần là các vị Bồ-tát. Có cõi nước đến nỗi không có cả tên gọi về Thanh văn, Bích-chi-phật. Có xứ sở có Thanh văn, Bích-chi-phật. Có cõi nước không những không có Phật, Bồ-tát mà cũng không có Thanh văn, Bích-chi-phật. Có cõi Phật bất tịnh, năm thứ ác trược xuất hiện. Có cõi Phật thanh tịnh không có năm thứ ác trược. Có nơi tôn quý, có nơi thấp kém, có chốn sống lâu, có chốn mạng yểu. Có cõi Phật hỏa tai phát khởi, có nơi thủy tai phát sinh, có nơi phong tai dấy khỏi. Có xứ sở đã hoại diệt. Có xứ sở mới hình thành. Ánh sáng mầu nhiệm của Đức Phật tỏa chiếu đến đâu thì tất cả hiện ra đến đó. Bấy giờ đại chúng thấy khắp các cõi Phật với quốc độ trang nghiêm. Lúc ấy, Bà-la-môn Hải Tế nói với vua: -Đại vương nay chỉ nên xem các cõi Phật trang nghiêm, để có thể phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Đại vương! Nên nhận lấy cõi Phật theo ý của mình! Này thiện nam tử, khi đó, vua Ly Tránh hướng về Đức Bảo Tạng Như Lai chắp tay bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, chư Đại Bồ-tát do tạo nghiệp gì mà nhận được cõi Phật thanh tịnh, hoặc nhận cõi tâm ý bất tịnh? Do tạo nghiệp gì mà có được cõi thọ mạng lâu dài? Đức Phật dạy: -Này Đại vương, các vị Đại Bồ-tát do chí nguyện nên chọn lấy cõi Phật thanh tịnh không có năm thứ ác trược, các vị cũng do chí nguyện nên chọn lấy cõi bất tịnh. Nhà vua nói: -Thưa Đức Thế Tôn, con xin trở về thành, tìm một nơi chốn tĩnh tọa để suy nghĩ về chỗ nguyện của mình, nếu như cõi Phật thanh tịnh không có năm thứ ác trược, hợp theo sở nguyện của con thì con hướng về đó. Đức Phật dạy: “Này Đại vương, hôm nay thật là đúng lúc. Này thiện nam tử, lúc này vua Ly Tránh đảnh lễ Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng, đi nhiễu quanh chỗ Đức Phật ba vòng rồi ra về. Đến thành, vào cung điện, vua ngồi một mình ở một chỗ định thần suy nghĩ về việc chọn cõi Phật trang nghiêm hợp với sở nguyện. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với thái tử Bất Tuần: -Này thiện nam, thái tử cũng nên phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ông có được ba thứ phước địa là bố thí, trì giới, tu thiền định, tất cả những hạnh lành đã tu nên hồi hướng về đạo Bồ-đề! Thái tử trả lời: -Tôi cũng phải trở về hoàng cung tìm chỗ ngồi một mình để suy nghĩ về thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm. Nếu ta phát tâm Bồ-đề thì sẽ trở lại chỗ Đức Như Lai hồi hướng tâm Bồ-đề chọn lấy cõi Phật trang nghiêm. Rồi vị vương tử kia đảnh lễ Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, đi nhiễu quanh chỗ Phật ba vòng, trở về hoàng cung tìm nơi chốn thích hợp ngồi một mình tư duy cái thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm. Thiện nam tử, bây giờ đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế bảo vương tử thứ hai tên là Ni-mạc: -Vương tử cũng nên phát tâm Bồ-đề! Bà-la-môn Hải Tế khuyên tất cả các vị vương tử con của vua Ly Tránh rồi đến tám muôn bốn ngàn vị tiểu vương, cho tới chín mươi hai ức người khác nữa nên phát tâm Bồ-đề. Tất cả những người ấy đều nói: -Chúng ta ai ai cũng phải về nhà, tìm nơi chốn thích hợp ngồi một mình để tư duy về thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm. Các vị này, trong bảy năm ròng rã như vậy, đều ngồi thiền định, tâm dứt mọi phiền não, tán loạn để tư duy về thệ nguyện chọn cõi Phật trang nghiêm. Này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế, vào một dịp khác phát sinh ý nghĩ: -Ta đã khuyến hóa nhiều ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đến với đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Lại còn thỉnh được Đức Phật và vô lượng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết trong bảy năm. Giả sử ta được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đầy đủ như ý, sở nguyện được thành tựu thì ta sẽ dùng hội bố thí lớn để khuyến hóa các chúng Trời, A-tu-la, Càn-thát-bà, Rồng, Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà... Thiện nam tử, lúc này đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế suy nghĩ muốn gặp Đại vương Tỳ-sa-môn. Ngay khi ấy, Đại vương Tỳ-sa-môn cùng với hàng trăm ngàn Dạ-xoa trước sau vây quanh theo hầu cùng đến chỗ Bà-la-môn Hải Tế, thưa: -Thưa Đại quốc sư Bà-la-môn, vì cớ gì mà Đại quốc sư đã nghĩ đến tôi? Đại sư Bà-la-môn hỏi: -Ông là ai? Đại vương đáp: -Này Đại sư Bà-la-môn, Đại sư không nghe có vị Dạ-xoa chúa tên là Tỳ-sa-môn. Đó chính là ta! Đại sư muốn sai ta làm gì đây? Bà-la-môn Hải Tế đáp: -Này Đại vương, Đại vương cũng nên giúp ta thực hiện hội bố thí lớn này chứ? Đại vương đáp: -Thưa vâng! Xin làm theo như ý Đại sư đã nghĩ. Bà-la-môn Hải Tế nói: -Này Đại vương, ông đem lời ta khuyến hóa chúng Dạ-xoa khiến họ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại khuyên họ ưa cầu phước đức, vui thích cầu đạo Bồ-đề, nên hàng ngày qua bên kia bờ biển lấy hương liệu Ngưu đầu chiên-đàn đem về, lấy thêm các thứ hương xoa, các thứ hoa đủ loại ngày ngày cung cấp cho ta để ta cúng dường Đức Thế Tôn. Chúa Dạ-xoa đáp: -Thưa vâng, Đại sư Bà-la-môn! Đại vương Tỳ-sa-môn nghe lời chỉ bảo của Bà-la-môn Hải Tế xong trở về trụ xứ của mình đánh trống tập hợp chúng Dạ-xoa, La-sát lại và nói: -Các ngươi nghe đây! Ở cõi Diêm-phù-đề có vị Bà-la-môn tên Hải Tế là Đại sư của quốc vương Ly Tránh. Ông ấy đã thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và chúng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết trong bảy năm. Các người đối với thiện căn ấy nên hết lòng tùy hỷ, nhân đấy mà phát tâm hướng cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Khi ấy, hàng ức na-do-tha trăm ngàn Dạ-xoa, La-sát chắp tay cùng thưa: -Quả như Bà-la-môn Hải Tế đã nghiệp lành phước đức, thỉnh Phật Bảo Tạng là bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và vô lượng Tỳ-kheo Tăng, cúng dường tất cả những vật cần dùng trong bảy năm. Nghiệp lành phước như thế, chúng tôi xin tùy hỷ. Do căn lành này chúng tôi nguyện thành tựu được đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Đại vương Tỳ-sa-môn nói: -Các Hiền giả hãy lắng nghe! Các vị đã ưa cầu đạo Bồ-đề ấy, ưa thích cầu phước đức ấy thì ngày ngày hãy đến bên kia bờ biển lấy hương liệu Ngưu đầu chiên-đàn đem về cung cấp cho Bà-la-môn Hải Tế để nấu thức ăn cúng dường Đức Như Lai cùng Tỳ-kheo Tăng. Chín vạn hai ngàn Dạ-xoa đồng nói lớn: -Thưa đại sĩ, chúng tôi trong bảy năm này sẽ đi lấy hương liệu Ngưu đầu chiên-đàn ở bờ biển này đem về cung cấp cho Bà-la-môn Hải Tế làm đồ thiết cúng Đức Như Lai cùng Tỳ-kheo Tăng. Bốn vạn sáu ngàn Dạ-xoa thì nói: -Chúng tôi thì xin đi lấy nhiều thứ nhiều loài hương đem về. Năm vạn hai ngàn Dạ-xoa nói: -Chúng tôi xin đi lấy vô số các thứ hoa đem về. Hai vạn Dạ-xoa tâu: -Chúng tôi thì sẽ đi lấy tinh chất của các hương vị về để dùng trộn vào thức ăn uống dâng cúng Đức Như Lai và Tỳ-kheo Tăng. Bảy vạn Dạ-xoa nói: -Thưa Đại sĩ, chúng tôi xin vì Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ- kheo Tăng làm công việc nấu nướng các món ăn. Thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế suy nghĩ muốn được gặp được Đại vương Tỳ-lưu-lặc-ca, tức thì Đại vương Tỳ-lưu-lặc-ca đến chỗ Bà-la-môn Hải Tế. Cho đến nhiều ức na-do-tha trăm ngàn Cưu-bàn-trà, Bà-la-môn Hải Tế cũng dốc sức khuyến hóa họ phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Cũng như vậy, Đại sư Hải Tế đã khuyến hóa các Thiên vương Tỳ-lưu-ba-xoa, Đề-đa-la-tra cùng hàng ức na-do-tha trăm ngàn Rồng, Càn-thát-bà, phát tâm cầu đạo quả Chánh giác Vô thượng. Thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế nghĩ nhớ đến vị Hộ thế của bốn châu thiên hạ ở tầng trời thứ hai. Vị này, nhờ oai thần của Phật đi đến chỗ Bà-la-môn Hải Tế và Đại sư cũng đem những điều như thế để khuyến hóa để vị ấy trở vể bổn xứ khuyến hóa quyến thuộc của mình, phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Cho đến cả ba ngàn đại thiên cõi Phật, trăm ức Tỳ-sa-môn cùng quyến thuộc đều được khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Trăm ức Tỳ-lưu-lặc-ca, trăm ức Tỳ- lưu-ba-xoa, trăm ức Đề-đà-la-tra cùng với quyến thuộc của họ đều được khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Thiện nam tử, lúc ấy, Bà-la-môn Hải Tế lại suy nghĩ: “Nếu ta chắc chắn thành Bậc Chánh Giác thì ta sẽ khiến cho chư Thiên cõi Dục đều được phần phước đức này, cũng khuyên họ phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nếu ta do chính căn lành này để đạt được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng thì vua trời Đế Thích ngay bây giờ nên hiện đến đây. Thiên tử Tu-dạ-ma, Thiên tử San-đâu-suất-đà, Thiên tử Hóa lạc, Thiên tử Tha hóa tự tại, tất cả đều nên hiện đến đây. Thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế vừa khởi ý niệm như thế xong thì Thích Đề-hoàn Nhân vua trời Đao-lợi và các vị Thiên tử trời Tu-dạ-ma, Thiên tử trời San-đâu-suất-đà, Thiên tử trời Hóa lạc, Thiên tử cõi Tha hóa tự tại đều hiện đến trước mặt. Bà-la-môn Hải Tế hỏi: -Các vị là ai? Năm vị Thiên vương tự nói tên mình rồi hỏi: -Thưa Đại sư Bà-la-môn, Đại sư muốn sai chúng tôi làm những công việc gì? Đối với cuộc đại thí này, chúng tôi sẽ cung cấp những gì? Bà-la-môn nói: -Trên cõi trời của các vị đều có đài báu, cây báu rất vi diệu. Như cây kiếp-ba, cây hương, cây hoa, cây trái, đem y phục, tòa ngồi và các đồ dùng bày biện trên cõi trời, các vật báu, đồ trang trí, lọng báu, cờ phướn, chuỗi ngọc Anh lạc, kỹ nhạc của cõi trời... Đem tất cả những thứ ấy, vì Đức Phật và Tăng chúng mà trang trí, tôn nghiêm khu vườn Diêm-bà-la này. Năm vị Thiên vương đáp: -Thưa vâng! Đại sĩ! Năm vị Thiên vương nhận lời của Bà-la-môn xong, cùng trở về thiên cung của mình, mỗi vị đều bảo với các Thiên tử thân cận như: Tỳ-trạch-cư, Khoáng Dã, Tát, Cư-lam-phi, Nan-đà: -Các vị hãy mang đến vườn Diêm-bà-la ở cõi Diêm-phù-đề đầy đủ các vật dùng trang trí, các ngọc báu anh lạc, tòa ngồi và những thứ vật bày biện, để trang hoàng cho tôn nghiêm y như cõi trời không khác, rồi vì Đức Thế Tôn mà lập ra bảo đài như các bảo đài ở đây. Tất cả các vị đó đều đáp: -Xin kính vâng thuận! Năm vị Thiên tử nhận lời của năm vị Thiên vương xong, liền đến cõi Diêm-phù-đề, suốt đêm, tất cả y theo lời chỉ dẫn mà trang hoàng khu vườn Diêm-bà-la. Họ dùng từ cây báu, cho đến cờ phướn đủ loại để trang nghiêm. Lại còn vì Đức Thế Tôn tạo lập bảo đài uy nghiêm tráng lệ như bảo đài của Thích Đề-hoàn Nhân. Xong xuôi tất cả đều trở về trời bạch với các Thiên vương: -Các Đại sĩ nên biết, chúng tôi đã trang trí khu vườn Diêm-bà-la ở cõi Diêm-phù-đề y như trên cõi trời. Tất cả ngọc Anh lạc cũng góp vào sự tôn nghiêm ấy. Chúng tôi còn vì Đức Thế Tôn tạo lập bảo đài như bảo đài của Thích Đề-hoàn Nhân. Trên cõi trời và vườn Diêm-bà-la nơi cõi Diêm-phù-đề không có khác gì nhau cả”. Lúc này, năm vị Thiên vương là Đế Thích vua cõi trời Đao-lợi và vua các cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa, lại đến cõi Diêm-phù-đề nói với Bà-la-môn Hải Tế: -Chúng tôi đã vì Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng trang trí khu vườn, lập bảo đài xong rồi. Chúng tôi còn làm những gì nữa? Bà-la-môn Hải Tế nói với các Thiên vương: -Này các Thiên vương, các vị là thủ lĩnh của cõi mình, xin hãy tập hợp tất cả Thiên chúng lại, đem lời ta nói mà bảo với họ: “Ở cõi Diêm-phù-đề có Bà-la-môn tên là Hải Tế, ông ấy đã thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cùng vô lượng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả những vật dụng cần thiết trong bảy năm. Các người đối với phước nghiệp kia phải nên tùy hỷ, phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các người nên xuống cõi Diêm-phù-đề để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng, đến chỗ Đức Thế Tôn để được nghe giáo pháp vi diệu”. Năm vị Thiên vương nghe lời của Bà-la-môn Hải Tế xong, đều trở về bổn xứ. Vua trời Thích Đề-hoàn Nhân tập hợp chư Thiên nơi cõi trời Ba mươi ba đem những lời của Bà-la-môn Hải Tế khuyên hóa bảo với Thiên chúng: -Này các Đại sĩ, các vị nên biết, ở cõi Diêm-phù-đề của vua Ly Tránh có vị Đại sư Bà-la-môn tên là Hải Tế, thỉnh được Đức Bảo Tạng Như Lai cùng vô lượng Tỳ-kheo Tăng để cúng dường tất cả các vật dụng cần thiết trong vòng bảy năm. Chúng ta đã vì Đức Phật và chư Tăng trang trí nơi khu vườn các Ngài ở rồi. Các vị đối với căn lành kia phải nên tùy hỷ, phát tâm cầu đạo Bồ-đề Vô thượng. Khi ấy, nhiều ức na-do-tha, trăm ngàn chư Thiên của cõi trời Ba mươi ba chắp tay cùng nói: -Đối với phước nghiệp ấy, chúng con xin tùy hỷ, nguyện đem sự tùy hỷ nơi phước nghiệp kia hồi hướng hết cho đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Thiên tử cõi trời Tu-dạ-ma cũng tập hợp hết chư Thiên cõi trời ấy, nói lược như trên. Các Thiên tử cõi trời San-đâu-suất-đà, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại đều tập hợp chư Thiên nơi các cõi trời ấy, với vô sô ức na-do-tha trăm ngàn Thiên tử cùng chắp tay thưa: -Đối với căn lành kia, chúng con xin tùy hỷ. Do căn lành này, chúng con sẽ đạt được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiên vương nói: -Này các Đại sĩ, vì vậy các vị nên xuống cõi Diêm-phù-đề để hầu hạ, cung kính thân cận Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng cùng được nghe diệu pháp. Năm vị Thiên vương liền trong đêm, mỗi vị dẫn theo nhiều ức na-do-tha Thiên tử, Thiên nữ, đồng nam, đồng nữ trước sau vây quanh cùng đi xuống cõi Diêm-phù-đề đảnh lễ Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng, rồi ở lại chỗ Đức Thế Tôn để thọ lãnh giáo pháp. Ban ngày thì từ trên không mưa xuống các loài hoa trời như: Hoa Ưu-bát-la, Bát-đàm-ma, Câu-vật-đầu, Phân-đà-lợi-già, Tu-ma-na, Ba-lị-sư-ca, A-đề-mục-đa-già, Chiêm-bặc-già, Mạn-đà-la, Ma-ha-mạn-đà, cùng hòa các thứ âm nhạc trời. Lại nữa này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế lại phát sinh suy nghĩ: “Nếu sở nguyện đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng để khuyến hóa của ta được hoàn thành viên mãn thì ta phải đem đạo quả Bồ-đề này khuyến hóa chúng A-tu-la”. Này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế vừa suy nghĩ như trên xong thì năm vị vua của chúng A-tu-la đã có mặt ngay chỗ quốc sư Bà-la-môn. Có đến hàng ức na-do-tha trăm ngàn A-tu-la nam nữ, lớn nhỏ nhờ lời khuyến hóa của Bà-la-môn Hải Tế khiến họ phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng cùng tới chỗ Đức Phật để thính thọ giáo pháp. Cũng cách như vậy, Bà-la-môn Hải Tế nghĩ đến Ma vương tên là Phật-lâu-na vị này liền đi tới chỗ quốc sư Bà-la-môn. Có đến hàng ức na-do-tha, trăm ngàn chúng ma nam nữ, lớn nhỏ được khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng cùng đến chỗ Đức Phật để thính thọ giáo pháp. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế lại nghĩ đến Đại Phạm vương Loa Kế, tức thì vị này cũng đi đến chỗ quốc sư Bà-la-môn, nghe chỉ dẫn xong bèn trở về cõi Phạm thiên... Có đến hàng ức na-do-tha trăm ngàn vị Phạm thiên được khuyên phát tâm cầu đạo Bồ-đề Vô thượng, từ nơi cõi trời ấy xuống chỗ Đức Phật, thân cận, cung kính Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng để lãnh hội giáo pháp. Này thiện nam tử, khi ấy Bà-la-môn Hải Tế lại nghĩ đến Đế Thích vua của cõi trời Đao-lợi, nghĩ tới các Thiên tử nơi cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Hóa lạc, Tha hóa tức thì năm vị Thiên vương kia nhờ vào uy thần của Phật, cùng đi đến chỗ quốc sư Bà-la-môn để nhận lời chỉ dẫn. Xong các vị Thiên tử ấy đều trở về cõi của mình, đem những lời của Bà-la-môn Hải Tế đã nói để khuyên quyến thuộc họ phát tâm Bồ-đề. Như vậy, hàng ức na-do-tha, trăm ngàn chư Thiên cõi trời Ba mươi ba gồm cả nam nữ, lớn nhỏ đã được khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thương. Và trời Đế Thích đi đến bốn cõi thiên hạ này để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn, chúng Tỳ-kheo và lãnh hội giáo pháp. Y như vậy, các vị Thiên tử nơi các cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Hóa tự tại, Tha hóa tự tại đều đem đạo quả Bồ-đề để khuyến hóa chư Thiên nơi các cõi trời của mình. Hàng ức na-do-tha trăm ngàn Thiên tử, Thiên nữ lớn nhỏ nơi các cõi trên đều được khuyên phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Tất cả cùng đi đến cõi bốn châu thiên hạ này để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng và thính thọ giáo pháp. A-tu-la, Ma, trời Đại phạm của bốn châu thiên hạ thứ hai cũng vậy. Bốn châu thiên hạ thứ ba, bốn châu thiên hạ thứ tư, bốn châu thiên hạ thứ năm cũng vậy. Các vị Đế Thích, Thiên vương các cõi trời Tu-dạ-ma, San-đâu-suất-đà, Tha hóa, A-tu-la, Ma, Đại Phạm thiên, nhờ oai thần của Phật đã cùng với quyến thuộc đều đến bốn châu thiên hạ này để thính thọ giáo pháp. Cho đến cõi Phật trong Tam thiên đại thiên với hàng trăm ức Đế Thích, hàng trăm ức Thiên vương cõi Tu-dạ-ma, hàng trăm ức Thiên vương cối San-đâu-suất-đà, hàng trăm ức Thiên vương cõi Hóa tự tại, hàng trăm ức Thiên vương cõi Tha hóa tự tại, hàng trăm ức vua A-tu-la, hàng trăm ức Ma vương, hàng trăm ức Đại Phạm thiên vương. Mỗi một vị Đại Phạm đã khuyến hóa vô số ức na-do-tha trăm ngàn vị Phạm thiên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Họ đã nhờ vào oai thần của Phật nên tất cả đều đến được bốn châu thiên hạ này để cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng và lãnh hội giáo pháp. Lúc này, khắp ba ngàn đại thiên thế giới đại chúng đều hiện diện đầy đủ, không nơi nào là không có. Này thiện nam tử, khi ấy Bà-la-môn Hải Tế lại suy nghĩ: “Nếu ý nguyện khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng của ta được viên mãn thì cũng khiến cho hàng trăm ức Tỳ-sa-môn phát tâm như trên, cho đến hàng trăm ức Đại Phạm thiên thảy đều theo ta ứng hiện đại thần thông như thế, khiến cho khắp cả ba ngàn đại thiên thế giới, từ người đến súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục cùng đứt hết tất cả khổ thọ, lạc thọ được phát sinh. Mỗi một chúng sinh có Hóa thân của Phật ở trước mặt khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri biết rõ tâm niệm của Bà-la-môn Hải Tế, liền nhập tam-muội tên là Bát-la-bà. Nhập định xong thì từ nơi mỗi mỗi lỗ chân lông phóng ra vô số ánh sáng tỏa khắp ba ngàn đại thiên thế giới này, đâu đâu cũng có ánh sáng vi diệu. Ánh sáng đó chiếu đến cõi địa ngục thì chúng sinh trong địa ngục lạnh được gió ấm thổi lại. Nếu có chúng sinh thân bị lửa thiêu đốt thì được gió lạnh thổi tới. Các chúng sinh nơi địa ngục kia đang bị đói khát cùng khốn, thì mọi thứ khổ thọ liền diệt, lại được thọ nhận niềm an vui lớn lao. Mỗi mỗi chúng sinh trong địa ngục đều có hóa thân của Đức Phật ở trước mặt, đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân Ngài. Các chúng sinh trong địa ngục kia nhận được niềm an lạc rồi liền phát sinh ý niệm: Do nhân duyên gì mà chúng ta dứt được hết khổ và có được niềm vui? Họ thấy Đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân, nên cùng nói: -Nhờ ân đại bi đầy đủ ấy mà chúng ta nhận được niềm vui. Họ chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, niềm vui mừng tăng gấp bội, tâm thiện phát sinh. Đức Thế Tôn bảo họ: -Này chúng sinh, các người nên niệm như thế này: Nam-mô Phật-đà và phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì các ngươi mãi không còn nhận lấy thống khổ nữa mà thường được an lạc. Các chúng sinh kia nói: -Nam-mô Phật-đà, chúng con xin dốc phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nhờ ý nguyện của thiện căn này mà mọi nghiệp tạo tội lỗi vĩnh viễn tiêu trừ, trong đó có người khi mạng chung liền được sinh vào cõi nhân gian. Nơi cõi địa ngục, những chúng sinh đang bị thiêu đốt, khi ánh sáng chiếu đến thì gió lạnh thổi tới, tất cả mọi nỗi thống khổ, đói khát, khôn cùng liền bị diệt, cho đến khi mạng chung được sinh vào cõi người. Đối với hàng súc sinh, ngạ quỷ và người, Đức Phật cũng nói như vậy. Ánh sáng vi diệu kia lại trở về nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi nhập vào nơi nhục kế của ngài. Vô số chúng Trời, Người Dạ-xoa, La-sát, Rồng, A-tu-la đạt được bậc Bất thoái chuyển, an trụ nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Vô số chúng sinh ấy cũng được pháp Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Khi đó, người ở cõi Diêm-phù-đề nghe chư Thiên đã vì Đức Phật và chúng Tăng nên đem vật liệu, châu báu nhà trời trang trí khu vườn Diêm-bà-la ngoài thành An-thù-la là trú xứ của vua xong, họ phát sinh ý niệm này: Chúng ta nên đến nơi đó để chiêm ngưỡng, cung kính phụng hầu Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và Thánh chúng cùng được lãnh thọ chánh pháp. Lúc này, hàng ngày có vô số ức na-do-tha trăm ngàn dân chúng nam nữ lớn nhỏ lui tới chiêm ngưỡng, cung kính, thân cận Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ- kheo Tăng và quan sát khắp khu vườn. Khu vườn này có hai vạn cửa làm bằng bảy báu. Ở mỗi mỗi bên cửa đều bày biện năm trăm giường báu, trên đó có năm trăm đồng tử ngồi. Những người đi vào vườn được các đồng tử kia đem ba quy y Phật, Pháp và Thánh chúng ra giảng nói, khuyên phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng khiến họ an trụ trong đạo quả ấy. Sau đó mới vào khu vườn diện kiến Đức Phật và chư Tăng để cung kính, thân cận, cùng chiêm bái khắp cả khu vườn. Này thiện nam tử, bấy giờ Đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế, trong bảy năm đã khuyến hóa vô số chư Thiên phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, khiến họ an trụ trong đó. Lại khuyến hóa vô số chúng Rồng, A-tu-la, Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Càn-thát-bà, Ngạ quỷ, Tỳ-xá-già, cùng vô số người trong cõi địa ngục đều phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng và cũng khiến họ an trụ trong đó. Vô số chúng sinh cũng được khuyến hóa phát tâm như trên và đều khiến an trụ trong đạo quả ấy. Khi thời hạn bảy năm sắp hết, Bà-la-môn Hải Tế đem đủ tám vạn bốn ngàn kim luân chỉ trừ Luân bảo tự nhiên, tám vạn bốn ngàn con voi được trang trí bằng bảy báu, chỉ trừ voi báu tự nhiên... cho đến tám vạn bốn ngàn mùi vị để dâng cúng Đức Phật và chúng Tăng. Trong bảy năm đó, vua Ly Tránh không hề có ý tưởng về tham dục, sân giận, ngu si và ý tưởng về ta, người. Ông lại còn không nghĩ tưởng đến ngôi vua, không nghĩ tưởng đến việc làm, không nghĩ tưởng đến vợ con, không nghĩ tưởng đến ăn uống, không nghĩ tưởng đến hương hoa y phục, không nghĩ tưởng đến xe cộ, không nghĩ tưởng đến ngủ nghỉ, không nghĩ tưởng đến thú vui, không nghĩ tưởng đến ta và kẻ khác. Trong bảy năm nhà vua chưa từng dựa nằm, không tưởng đến ngày đêm, không tưởng đến sắc, thanh, hương, vị, xúc. Suốt trong thời gian ấy, nhà vua chưa từng lười, mệt. Nhà vua thường nhìn thấy trong mười phương, mỗi phương đều có hàng ngàn cõi Phật. Các cõi Phật đều trang nghiêm trong thế giới nhiều như sốvi trần. Các núi Tu-di không ngăn được tầm mắt của nhà vua. Ngoài ra các thứ ngăn cản khác như sự che khuất của núi Thiết vi, núi Đại thiết vi, của mặt trời, mặt trăng, của cung điện trên cõi trời, thảy đều không ngăn che được tầm nhìn của vua. Như đã thấy được các cõi Phật trang nghiêm, nhà vua tư duy, nguyện cầu đối với cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm kia. Vua Ly Tránh nhờ đức độ như vậy mà an trụ nơi diệu lạc trong bảy năm trời, luôn thấy các cõi Phật trang nghiêm như thế nên vua ngồi tư duy, nguyện cầu về cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm theo sở nguyện của mình. Các vương tử Bất Tuần, Ni-mạc, Nhân-đà-la, Già-lô... cho đến đủ một ngàn vị vương tử, tám vạn bốn ngàn các tiểu vương, cùng hơn chín mươi hai ức chúng sinh cũng lại như vậy. Tất cả những người này trong bảy năm đều riêng ngồi một nơi, nhập Tam muội, thấy hàng ngàn cõi Phật trong mười phương với số cõi Phật trang nghiêm nhiều như vi trần. Những người ấy suốt trong bảy năm cũng không phát sinh tưởng về tham dục, không có ý tưởng về sân giận... cho đến không hề có sự mệt mỏi, lười nhác. Họ thường thấy khắp mười phương hàng ngàn cõi Phật, với số cõi Phật trang nghiêm nhiều như vi trần. Núi Tu-di kia không ngăn che được tầm mắt họ. Ngoài ra các thứ ngăn cản khác như núi Thiết vi, núi Đại thiết vi, mặt trời, mặt trăng, cung điện trên cõi trời, thảy đều không gây trở ngại. Những người này đã nhìn thấy các cõi Phật trang nghiêm, rồi suy nghĩ theo sở nguyện về sự trang nghiêm thanh tịnh của cõi Phật. Nhờ công đức như thế nên trong bảy năm họ đã an trụ trong diệu lạc thanh tịnh như vậy. Có người suy nghĩ theo sở nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh, có người chọn lấy cõi Phật không thanh tịnh. Bấy giờ, Bà-la-môn Hải Tế biết đã đủ bảy năm, nên đem bảy báu đến dâng cúng Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cung kính chắp tay bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con đã khuyên được vua Ly Tránh đến với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nhà vua đã trở về hoàng cung an tọa riêng một nơi nhập pháp Tam-muội; không một ai dám vào, hoặc hay biết. Một ngàn vị vương tử kia cũng thế, con đem đạo quả Bồ-đề Vô thượng để khuyến hóa họ. Họ cũng vậy, mỗi người đều trở về chỗ ở riêng, ngồi một nơi để nhập tam-muội, không ai được vào, không người hay biết. Cũng như vậy, con đã khuyến hóa tám vạn bốn ngàn vị tiểu vương cùng chín mươi hai ức chúng sinh phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Tất cả những người này cũng đều trở về nhà, ở riêng một chỗ để nhập tam-muội, không ai có thể vào được. Xin Đức Thế Tôn gọi vua Ly Tránh ra khỏi pháp Tam-muội đi đến đây. Tất cả những người đã được con khuyến hóa phát tâm Bồ-đề ấy cũng khiến họ đến đây. Những người ngồi nhập định một mình kia cũng khiến cho tất cả cùng đến. Họ đã không còn thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đế Vô thượng, nên nay ở chỗ Đức Thế Tôn, xin được thọ ký về danh hiệu, quốc độ. Lúc này, Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri nhập tam-muội tên là Niết-la-ha-la-ba-đế. Từ miệng ngài phóng ra ánh sáng màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, thì những người đang trụ trong pháp định kia, tất cả đều có hóa thân Bà-la-môn hiện ra đứng trước mặt, nói: -Đại sĩ, hãy ra khỏi định, đi đến gặp Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng để cung kính, thân cận, lễ bái vì Pháp hội lớn của Đại sĩ Bà-la-môn Hải Tế đã hết bảy năm rồi, Đức Thế Tôn lại muốn du hóa đến các thôn ấp khác. Nghe lời nói của vị Bà-la-môn thì tất cả những người ấy đều ra khỏi định. Vua Ly Tránh cũng liền từ tòa ngồi xuất định. Trên không trung chuông trống vang lừng, thiên nhạc hòa tấu. Vua Ly Tránh tự thân đi xe cùng với một ngàn người con, tám vạn bốn vạn tám ngàn vị Tiểu vương, hơn chín mươi hai ức chúng sinh trước sau vây quanh ra khỏi thành tới chỗ Đức Thế Tôn. Đến nơi nhà vua cung kính đảnh lễ Đức Phật cùng Tỳ-kheo Tăng rồi lui ra ngồi qua một bên. Vua Ly Tránh cùng vô số ức chúng sinh an tọa xong xuôi thì Bà-la-môn Hải Tế nói với nhà vua Ly Tránh: -Này Đại vương, đối với pháp hội đại thí cúng dường này nên phát tâm tùy hỷ. Này Đại vương, trong ba tháng cúng dường, nhà vua đã đem tất cả những thứ cần thiết để cúng dường Đức Thế Tôn cùng vô số Tỳ-kheo Tăng, lại còn dâng cúng các thứ báu vật và bốn vạn tám ngàn thành quách. Đại vương nên đem tất cả phước nghiệp tùy hỷ này mà hồi hướng về đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Cũng như vậy, Bà-la-môn Hải Tế lại khuyên một ngàn vị vương tử, tám vạn bốn ngàn vị tiểu vương cùng hàng ngàn ức chúng sinh đem phước nghiệp tùy hỷ ấy hồi hướng về đạo quả Bồ-đề tối thượng, khiến họ an trụ trong đạo quả đó. Pháp hội đại thí cúng dường này nên tùy hỷ, nên hồi hướng. Bà-la-môn Hải Tế nói kệ: Chẳng cầu Đế Thích mà cúng dường Cũng không cầu quả vị Phạm thiên Mỏng manh, chẳng chắc như gió thoảng Huống cầu ngôi vị vua thế gian Bồ-đề vi diệu, tâm tự tại Hóa độ chúng sinh thật không lường Phước báo bố thí luôn rộng lớn Sở nguyện mong đạt được viên mãn. HẾT QUYỂN 2 8 Phẩm 6: VUA LY TRÁNH ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri suy nghĩ: “Ông ấy đã khuyến hóa được hàng ức chúng sinh, nhờ đạo quả Bồ-đề Vô thượng mà an trụ ở bậc Bất thoái chuyển. Ta nay nên thị hiện các cõi Phật để thọ ký cho họ”. Khi ấy, Đức Thế Tôn bèn nhập tam-muội tên là Bất vong Bồ-đề tâm và liền mỉm cười tức thì ánh sáng vi diệu tỏa chiếu khắp vô lượng, vô biên cõi Phật, khiến cho vua Ly Tránh cùng hàng ức chúng sinh khác đều thấy rõ cõi Phật trang nghiêm. Lúc này trong vô số cõi Phật ở mười phương, các vị Đại Bồ-tát trông thấy ánh sáng kia rồi đều nhờ vào uy thần của Đức Phật, đi đến thế giới này để hầu cận, cung phụng, gần gũi Đức Thế Tôn cùng chúng Tỳ-kheo Tăng. Các vị đều đem các thứ thần thông của Bồ-tát để cúng dường Đức Thế Tôn cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, rồi lui ra ngồi qua một bên, để nghe Phật thọ ký theo bản nguyện của các vị Bồ-tát. Này thiện nam tử, bấy giờ đại quốc sư Bà-la-môn Hải Tế nói với nói với vua Ly Tránh: -Đại vương nên chọn lấy cõi Phật trang nghiêm trước đi! Này thiện nam tử, vua Ly Tránh nghe theo lời của quốc sư Hải Tế, liền hướng về Đức Bảo Tạng Như Lai, chắp tay bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con muốn cầu đạo quả Bồ-đề, trong ba tháng con đã đem tất cả những thứ cần thiết cúng dường Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo Tăng. Con xin đem căn lành này hồi hướng về đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Con xin không ở trong cõi có năm thứ ô trược xấu ác này. Trong bảy năm qua con đã tư duy về cõi Phật trang nghiêm rồi! Thưa Đức Thế Tôn, nơi cõi Phật đó không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, xứ sở như vậy là con chứng đắc đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Con nguyện trong xứ sở đó những người mạng chung đều không bị đọa vào ba đường ác, hình sắc nơi thân tất cả đều màu vàng ròng, người trời không khác. Con nguyện chúng sinh ở xứ sở đó đều tự biết về Túc mạng từ hàng ức na-do-tha trăm ngàn kiếp trong quá khứ của mình. Con nguyện tất cả chúng sinh trong cõi ấy đều có đủ Thiên nhãn, nhìn thấy hàng ức na-do-tha trăm ngàn thế giới khác, trong đó, các Đức Phật hiện còn tại thế thuyết pháp. Tất cả chúng sinh nơi cõi đó cũng có đủ Thiên nhĩ để nghe được giáo pháp của hàng ức na-do-tha trăm ngàn các Đức Phật còn trụ thế giảng nói, cũng nguyện cho tất cả chúng sinh ở cõi ấy khéo có đầy đủ Tha tâm trí để biết được tâm niệm, hành động của chúng sinh trong hàng nhiều ức na-do-tha trăm ngàn cỗi Phật. Nguyện cho tất cả chúng sinh ở thế giới đó khéo có đầy đủ Thần túc thông, như thế chỉ trong khoảng một niệm có thể đến được hàng ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật. Lại nguyện cho tất cả chúng sinh nơi thế giới ấy không có ngã và ngã sở, không chỗ tạo tác, cho đến bản thân cũng không. Nguyện cho tất cả chúng sinh trong xứ sở đó đều đạt được bậc Bất thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Nguyện cho tất cả chúng sinh nơi cõi ấy đều được ra đời bằng cách hóa sinh. Khiến cho ở cõi đó không có nữ nhân và thọ mạng của chúng sinh là vô lượng, ngoại trừ những người theo sở nguyện. Cũng khiến cho chúng sinh ở cõi ấy không biết đến danh từ bất thiện. Trong cõi Phật đó không có mọi sự cấu uế, hương thơm lan tỏa cùng khắp, vượt hơn cả hương trời. Nguyện cho chúng sinh trong cõi ấy đều có đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại Nhân. Nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi đó đều được quả vị “Nhất sinh bổ xứ”, ngoại trừ những người theo nguyện ước. Khiến cho tất cả chúng sinh nơi cõi ấy trong khoảng khắc một bữa ăn nhỏ, nương theo oai thần của Đức Phật, đi đến vô lượng số cõi Phật, thân cận cúng dường vô số chư Phật còn trụ thế, khiến thành tựu được những việc theo mong muốn đem các thứ thần biến của Bồ-tát để cúng dường các Đức Phật, rồi cũng trong thời gian bữa ăn ấy liền trở về nơi quộc độ của mình. Tất cả chúng sinh trong cõi này đều thuyết giảng được giáo pháp của chư Phật, khiến cho tất cả chúng sinh đó gồm đủ sức mạnh như Na-la-diên, khiến cho vô lượng chúng sinh có thể biết tường tận về sắc tướng trang nghiêm trong trong cõi Phật kia. Sự trang nghiêm ấy cũng chẳng phải là chỗ có thể nhận biết được của Thiên nhãn. Nguyện cho chúng sinh ở trong cõi đó đều nhanh chóng được vô số biện tài vô ngại. Nguyện cho mỗi một cây Bồ-đề cao một ngàn do-tuần. Nguyện cho cõi Phật luôn có ánh sáng thanh tịnh tỏa chiếu khắp khiến cho vô số cõi Phật trang nghiêm đều hiện ra ở trong đó. Nguyện cho chúng sinh được sinh lên cõi ấy cho tới khi thành tựu đạo quả giác ngộ luôn đầy đủ phạm hạnh, khiến cho tất cả chúng sinh nơi cõi đó thường được trời, người kính lễ, cho đến lúc chứng quả Bồ-đề, các căn luôn không đầy đủ thanh tịnh. Cũng khiến cho chúng sinh đã sinh vào cõi ấy đạt được niềm diệu lạc của bậc Thánh hơn cả chư Thiên. Nguyện cho các căn lành được tập hợp trong cõi đó. Nguyện cho tất cả chúng sinh trong cõi ấy khi sinh ra tự nhiên đã có sẵn ca-sa mặc nơi thân mình. Nguyện cho chúng sinh ở trong cõi đó vừa sinh ra đã khéo phân biệt được các pháp Tam-muội. Nhờ pháp Tam-muội này nên họ đến được vô số cõi Phật để thân cận cúng dường, lễ bái các Đức Thế Tôn, cho đến khi thành Chánh giác, luôn được thấy pháp Tam-muội đó. Khiến cho các vị Bồ-tát sinh đến cõi ấy tùy theo sở nguyện của mình, đều có cõi Phật trang nghiêm hiện ra trong cây báu. Nguyện cho chúng sinh nơi cõi đó vừa sinh ra là được pháp tam-muội Phổ chí. Nhờ pháp Tam-muội này, họ thấy vô số cõi Phật trong mười phương với các Đức Phật hiện tại cho đến lúc thành tựu đạo quả Bồ-đề luôn gắn bó với pháp Tam-muội kia cũng khiến cho chúng sinh sinh đến cõi ấy được y phục, cung điện, anh lạc, cùng vô số thứ trang nghiêm khác, hình sắc như cõi trời Tha hóa tự tại. Khiến cho trong cõi nước đó không có đất, đá, núi đen, cũng không có núi Thiết vi, Đại thiết vi, núi Tu-di và biển lớn. Nguyện cho trong xứ sở đó không có tiếng của phiền não chướng ngại, không có âm thanh của các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, không có âm thanh về các thứ nạn, âm thanh về khổ, âm thanh về không vui, không khổ. Con nay mong đạt được cõi Phật như vậy. Thưa Thế Tôn, khi con làm Bồ-tát luôn thực hành những hạnh khó như thế, đã đem những việc làm ấy để trang nghiêm cõi Phật. Thưa Đức Thế Tôn, đó là hành động theo hướng Đại trượng phu của con, sau đây mới đạt được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nguyện cho cây Bồ-đề của con khi con thành Chánh giác cao mười ngàn do-tuần. Con ngồi nơi gốc cây đó phát tâm trong khoảnh khắc chứng được đạo quả Giác ngộ Tối thượng, với ánh sáng nơi con là vô lượng, chiếu soi đến hàng ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật; thọ mạng của con lâu dài đến vô số ức na-do-tha trăm ngàn kiếp, không ai có thể tính được, ngoại trừ bậc Nhất thiết trí. Khiến cho Tăng chúng Bồ-tát của con là vô số, còn Thanh văn, Duyên giác thì nhiều không thể tính đếm được, ngoại trừ bậc Nhất thiết trí. Khiến khi con thành tựu quả vị Phật thì được chư Phật Thế Tôn trong vô lượng vô số cõi Phật khác xưng tụng, tán thán. Khiến khi con thành tựu đạo quả Bồ-đề, trong vô số a-tăng-kỳ cõi Phật khác, có những chúng sinh nghe danh hiệu con, đã tạo các căn lành mà hồi hướng về cõi nước của con, thì sau khi mạng chung, tất được sinh về quốc độ của con ngoại trừ người ấy phạm tội vô gián hủy báng Thánh hiền, phá hoại Chánh pháp. Khiến cho con khi đắc đạo Giác ngộ, chúng sinh trong vô số cõi Phật khác phát tâm Bồ-đề nguyện sinh về nước con, thiện căn đã hồi hướng nên khi họ sắp qua đời thì con cùng với vô số Thánh chúng vây quanh hiện ra trước mặt, khiến họ trông thấy, tâm sinh hoan hỷ tột bậc, dứt trừ các chướng ngại sau khi mạng chung được sinh vào cõi của con. Các vị Bồ-tát nơi xứ sở đó, theo chỗ ưa thích của mình, nếu chưa được nghe giáo pháp thì sẽ được nghe. Khi con thành đạo Bồ-đề, khiến cho các vị Bồ-tát ở trong vô số cõi Phật nghe được danh hiệu của con thì đều được bậc Bất thoái chuyển nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng, chứng được Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam pháp nhẫn, tùy theo chỗ mong muốn của họ, liền chứng được Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Xin nguyện sau khi con nhập Niết-bàn, khiến cho các vị Bồ-tát trong vô số cõi Phật qua vô số kiếp, nghe được danh hiệu của con thì tâm sinh hoan hỷ tột cùng, cung kính lễ bái con, xưng tụng tán thán là chưa từng có. Cho: Vị Phật ấy khi còn làm Bồ-tát, đã thực hiện bao nhiêu Phật sự lớn lao rồi, sau đấy mới thành Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác Tối Thượng. Các vị Bồ-tát có được sự hoan hỷ như thế xong thì được Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam pháp nhẫn, tùy theo chỗ mong muốn liền chứng được Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni. Cho đến khi chứng quả Bồ-đề chưa từng đoạn tuyệt nơi các pháp ấy. Khi con thành tựu đạo quả Bồ-đề, khiến cho trong vô số cõi Phật có những nữ nhân nào nghe được danh hiệu của con thì rất vui mừng, phát tâm cầu đạo quả Chánh giác Vô thượng, cho đến khi chứng đắc quả vị Giác ngộ không còn phải thọ thân nữ nữa. Xin nguyện sau khi con nhập Niết-bàn, ở trong vô số cõi Phật có những nữ nhân nào được nghe danh hiệu con thì sinh tâm vui mừng tột bậc, liền hồi hướng về đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, cho đến khi chứng đắc quả vị Giác ngộ đều không còn thọ thân nữ nhân nữa. Thưa Đức Thế Tôn, con nguyện đạt được cõi Phật như thế! Chúng sinh với tâm thanh tịnh như vậy! Trong cõi Phật như thế con sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri bảo vua Ly Tránh: -Lành thay! Lành thay! Này đại vương, sở nguyện của nhà vua là rất sâu xa! Ông muốn nhận lấy cõi Phật thanh tịnh, chúng sinh với tâm ý thanh tịnh như thế. Này đại vương, ông hãy quan sát ở phương Tây vượt qua hàng ức trăm ngàn cõi Phật, có một thế giới tên là Đế vô trần, Đức Phật ở đó hiệu là Đế Minh Tự Đại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, hiện đang trụ thế chuyên vì các vị Bồ-tát thuyết giảng đạo pháp Nhất thừa. Quốc độ của Đức Phật ấy không có hàng Thanh văn, Bích-chi-phật mà ngay cả danh từ đó cũng không có nữa. Ngài không thuyết giảng giáo pháp Thanh văn mà chỉ thuần nói giáo pháp Đại thừa. Tất cả chúng sinh nơi đất nước ấy được sinh ra từ cách hóa sinh nên cũng không có danh từ nữ nhân. Cõi Phật đó có đủ tất cả những phước đức như nhà vua đã nguyện cầu. Nhận lấy cõi Phật vô lượng trang nghiêm, nhiếp phục, hóa độ vô lượng chúng sinh với tâm ý thanh tịnh như thế; vì vậy, này đại vương, tên tự của ông là Vô Lượng Tịnh. Đức Đế Minh Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri kia hết một tiểu kiếp sẽ nhập Niết-bàn. Chánh pháp của Đức Phật ấy sẽ trụ thế mười tiểu kiếp. Sau khi chánh pháp diệt trải qua sáu mươi tiểu kiếp, thế giới đó có tên là Di lâu quang, Đức Phật ở đó hiệu là Bất Khả Tư Nghị Ý Đức Vương Như Lai, Ứng Cứng, Chánh Biến Tri. Cõi Phật trang nghiêm trong thế giới Đế vô trần của Đức Đế Minh Tự Tại Vương Như Lai so với cõi Phật trang nghiêm nơi thế giới Di lâu quang của Đức Bất Khả Tư Nghị Ý Đức Vương Như Lai thì hoàn toàn như nhau, Đức Bất Khả Tư Nghị Ý Đức Vương Như Lai kia thọ được sáu mươi tiểu kiếp. Sau khi Đức Phật này nhập Niết-bàn thì Chánh pháp trụ thế được mười sáu tiểu kiếp. Chánh pháp diệt trải qua một ngàn tiểu kiếp, thế giới có tên là Vô lạc, Đức Phật ở đó hiệu là Bảo Minh Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. (Nới tóm lược) về thọ mạng và thế giới trang nghiêm cũng giống như trên. Chánh pháp trụ thế..., chánh pháp diệt, thì thế giới đó có tên là Sa-la, Đức Phật ở đó danh hiệu là Bảo Tràng Tự Tại Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, xuất hiện ở đời với cõi Phật trang nghiêm... Đức Phật ấy trụ thế thuyết giảng giáo pháp suốt ba mươi lăm tiểu kiếp, sau khi Phật nhập Niết-bàn, Chánh pháp trụ thế bảy tiểu kiếp. Sau khi Chánh pháp diệt, nói tóm lược như trên, Ta đã chứng kiến ở thế giới đó có vô lượng vô số các Đức Phật Thế Tôn thành Phật, vào Niết-bàn nhưng thế giới ấy chưa từng thành hoại. Này Đại sĩ Vô Lượng Tịnh, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ, đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ thứ hai thì thế giới ấy sẽ có tên là An lạc. Này ông Vô Lượng Tịnh, ông sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng ở thế giới ấy với danh hiệu là A-di-đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Nhà vua bạch với Đức Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, các vị Đại Bồ-tát ở trong cõi Phật đó, trước khi con thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, hiện nay đang ở cõi nào? Đức Phật đáp: -Này Đại sĩ Vô Lượng Tịnh, các vị Đại Bồ-tát đó ở trong vô lượng vô số a-tăng-kỳ thế giới khắp mười phương đã đến đây để phụng hầu cung kính, thân cận với ta và đang ngồi nghe thuyết pháp đó! Ấy là trong quá khứ các Đức Phật đều đã thọ ký cho họ đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Hiện tại các Đức Phật Thế Tôn cũng đã thọ ký cho các thiện nam tử ấy đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Trong cõi Phật đó các vị ấy đã thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trước. Này Đại sĩ Vô Lượng Tịnh, mỗi một vị Đại Bồ-tát ấy ở nơi vô số ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật đã từng gieo trồng các căn lành, tu hành trí tuệ. Này Đại sĩ Vô Lượng Tịnh, các thiện nam tử đó ở trong cõi Phật kia sẽ được thành Phật trước. Nhà vua thưa: -Bạch Đức Thế Tôn, Bà-la-môn Hải Tế đã khuyên con cùng quyến thuộc đến với đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Vì vị ấy thì chừng nào chứng đạo Bồ-đề? Đức Phật đáp: -Vị Đại Bà-la-môn đầy đủ tâm đại bi. Này đại vương, tự chính ông sẽ được nghe tiếng rống của sư tử nơi vị ấy vào đời vị lai. Nhà vua thưa: -Như Đức Thế Tôn đã thọ ký cho con, nếu sở nguyện của con được thành tựu đúng như vậy thì con sẽ đem năm vóc gieo sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn tất sẽ khiến cho hằng hà sa số thế giới chấn động, chư Phật, Thế Tôn hiện đang trụ thế nơi các thế giới kia nguyện xin cùng thọ ký cho con. Thiện nam tử, bấy giờ khi vua Vô Lượng Tịnh, đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, đầu mặt vừa chạm sát đất thì hằng hà sa số cõi Phật liền chấn động, rung chuyển, hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn liền thọ ký cho nhà vua, cùng nói: -Ở cõi Phật San-đề-lam, kiếp tên là Đà-la-ni, loài người ở cõi ấy thọ tám vạn năm, có Đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện độ thế, có vua Chuyển luân cai trị bốn châu thiên hạ tên là Vô Lượng Tịnh, đối với Đức Bảo Tạng Như Lai, vua đã vun trồng tích chứa được gốc công đức. Nhà vua này, trong đời vị lai trải qua hằng hà sa số a-tăng-kỳ, mới vào hằng hà sa số a-tăng-kỳ thứ hai, thế giới tên là An lạc, vua Vô Lượng Tịnh ở nơi thế giới đó được thành Phật hiệu là A-di-đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, hào quang của Phật tỏa chiếu khắp mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng. Các Đức Phật khen ngợi: Bậc trí sáng ngời, nay trở dậy Phật mười phương thọ ký cho ngài Hằng sa đất núi đều rung động Thành Bậc Tôn quý của trời người. Này thiện nam tử, bấy giờ vua Vô Lượng Tịnh vui mừng hớn hở, đứng dậy lui ra ngồi qua một bên để nghe Phật nói pháp. Phẩm 7: BA VỊ VƯƠNG TỬ ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế nói với Bất Tuần, Vương tử thứ nhất của vua Vô Lượng Tịnh: (Nói tóm lược như trên) Vương tử Bất Tuần thưa: -Tôi đã quan sát các cõi ác, ở đó chúng sinh chịu nhiều khổ nạn thống thiết. Tôi lại quan sát nơi cõi trời, chúng sinh ở đấy do tâm cấu uế, ô trược nên nhiều người phải bị đọa vào đường ác. Tôi đã thấy tất cả chúng sinh do xa lìa bạn tốt, sống theo nẻo phi pháp, ở nơi tối tăm, cạn kiệt thiện căn, bị tà khiến che khuất nên khốn khổ nơi tà đạo. Vương tử lại bạch Phật: -Thưa Thế Tôn, con xin dùng âm thanh lớn để khuyên bảo chúng sinh đem các thiện căn hồi hướng về đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Khi con thực hành hạnh Bồ-tát, nếu có chúng sinh bị khổ não bức bách, có các nỗi sợ hãi, bần cùng nơi giáo pháp, ở chỗ tối tăm không chốn nương cậy, không đèn đuốc, không người cứu giúp, không nơi quay về, không có đích để đến, khiến họ nhớ nghĩ đến con, xưng danh hiệu con, thì con dùng Thiên nhĩ để nghe tiếng của họ, dùng Thiên nhãn tìm thấy họ. Nếu không giải thoát được nỗi khổ não của chúng sinh kia, thì con trọn chẳng thành đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Thưa Đức Thế Tôn, con vì chúng sinh nên nguyện thực hành hạnh Bồ-tát lâu dài. Ầy là ý con muốn được viên mãn như Đại vương hiện nay. Trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, đến đầu hằng hà sa số kiếp thứ hai, nơi thế giới An lạc, vua cha sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng với danh hiệu là A-di-đà Như Lai, cõi Phật thanh tịnh, chúng sinh tâm ý thanh tịnh theo đấy mà làm Phật sự. Cho đến khi Đức A-di-đà Như Lai ở vô lượng kiếp làm Phật sự đã xong và nhập Niết-bàn vô dư, rồi tùy theo chánh pháp của Ngài trụ thế bao lâu, trong khoảng thời gian ấy con sẽ thực hành hạnh Bồ-tát, làm vô số Phật sự, vào đầu đêm chánh pháp của Đức A-di-đà Như Lai diệt, tức thì cuối đêm con sẽ chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, xin nguyện Đức Thế Tôn thọ ký cho con được đạo quả Chánh giác tối thượng ấy. Như vậy, đối với các Đức Thế Tôn hiện trụ thế trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương con cũng dùng âm thanh bạch với các Đức Phật đó, xin các Ngài sẽ thọ ký cho con đạo quá Bồ-đề tối thượng. Này thiện nam tử, bấy giờ Như Lai Bảo Tạng liền thọ ký cho Vương tử Bất Tuần và nói: Như ông đã quan sát về cõi ác, quan sát về cõi trời, quan sát nỗi khổ của chúng sinh nên phát sinh lòng thương xót, nhằm giải thoát tất cả nỗi khổ của họ, diệt trừ hết mọi thứ “kết sử” khiến đạt được. Này thiện nam tử, do đó nên tên hiệu của ông là Quán Thế Âm. Này Đại sĩ Quán Thế Âm, ông sẽ hóa độ nhiều ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh thoát khổ. Thời gian hành hạnh Bồ-tát ông sẽ làm vô số Phật sự. Sau khi Đức A-di-đà Như Lai vào Niết-bàn, hơn hai lần hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, vào đầu đêm khi chánh pháp của Đức A-di-đà Như Lai đã diệt, thì ngay cuối đêm ấy thế giới An lạc mang tên là Nhất thiết bảo tập, cõi nước trang nghiêm đó tồn tại vô lượng vô số kiếp, hơn cả cõi An lạc. Này thiện nam tử, liền ngay cuối đêm, ở bên gốc cây Bồ-đề trang nghiêm bằng vô lượng báu, ông an tọa nơi tòa Kim cang chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, danh xưng là Quang Minh Phổ Chí Tôn Tích Đức Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, thọ mạng chín mươi sáu ức na-do-tha trăm ngàn kiếp. Sau khi ông vào Niết-bàn, chánh pháp trụ thế sáu mươi hai ức kiếp. Đại sĩ Quán Thế Âm nói: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con được thành tựu viên mãn như vậy, thì khi con đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn, các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương, đều thọ ký cho con, đại địa nơi hằng hà sa số thế giới đều chấn động, tất cả núi sông, vách đá, cây cối, rừng rú đều phát ra năm thứ âm nhạc, tất cả chúng sinh tâm thảy xa lìa tham dục. Đại sĩ Quán Thế Âm vừa gieo năm vóc sát đất đảnh lễ Đức Bảo Tạng Như Lai thì đúng như vậy, đại địa nơi hằng hà sa số cõi Phật đều chấn động, các Đức Phật Như Lai đều thọ ký cho Bồ-tát... (nói lược như trên) tất cả núi sông, vách đá, cây cối, rừng rú đều phát ra năm thứ âm nhạc, tất cả chúng sinh tâm xa lìa tham dục. Đức Phật nói kệ: Khởi âm thanh từ bi, phước đức Mười phương chư Phật cùng thọ ký Đại địa khắp thế giới chấn động Ông sẽ làm Phật độ muôn loài. Này thiện nam tử, bấy giờ quốc sư Bà-la-môn Hải Tế nói với vị Vương tử thứ hai là Ni-mạc: -Này Vương tử, đối với cuộc đại thí này phải nên tùy hỷ. Vả lại, Vương tử đã tạo các nghiệp thiện, vì tất cả chúng sinh mà phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hồi hướng về Nhất thiết trí. Này thiện nam tử, lúc ấy vương tử Ni-mạc ở trước Đức Phật liền thưa: -Con xin đem tất cả những phước đức từ sự cúng dường Đức Thế Tôn cùng vô sô` Tỳ-kheo Tăng, lại cũng đem sự tùy hỷ về phước nghiệp ấy, cùng những nghiệp lành đã tạo trước đây nơi thân, khẩu, ý, xin hồi hướng tất cả về đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhưng con trọn chẳng chịu chứng đắc đạo quả Bồ-đề nơi cõi Phật uế trược. Đại sĩ Quán Thế Âm đã có thể an tọa nơi gốc cây Bồ-đề trang nghiêm bằng vô lượng báu ở thế giới Nhất thiết bảo tập chứng đắc đạo quả Bồ-đề tối thượng danh hiệu là Quang Minh Phổ Chí Tôn Tích Đức Vương. Con sẽ thỉnh Phật thuyết pháp trước tiên, tùy theo thời gian trụ thế giảng nói Chánh pháp của Đức Như Lai đó, trong khoảng thời gian này xin dốc thực hành hạnh Bồ-tát. Sau khi Đức Như Lai ấy diệt độ, Chánh pháp của Ngài trụ thế lâu dài rồi cũng diệt, đến lượt con sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, cõi Phật trang nghiêm của con cũng lại như vậy, con cũng thi hành Phật sự y như vậy. Sau khi con nhập Niết-bàn, Chánh pháp của con trụ thế cũng lâu gần như vậy. Con muốn tất cả mọi sự trang nghiêm nơi quốc độ của con cũng như Đức Như Lai Quang Minh Phổ Chí Tôn Tích Đức Vương vậy. Đức Phật Bảo Tạng nói: -Này thiện nam tử, ông xin nhận xứ sở lớn, sẽ được xứ sở như ông muốn. Này thiện nam tử, ông sẽ ở nơi cõi Phật đó chứng đắc đạo quả Bồ-đề tối thượng, danh hiệu là Thiện An Ẩn Ma-ni Tích Đức Vương Như Lai. Này thiện nam tử, do ông nhận lấy xứ sở lớn nên danh tự của ông là Đại Thế Chí. Vương tử Ni-mạc bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu quả ý nguyện của con được thành tựu viên mãn như vậy thì khi con gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn, các Đức Phật Thế Tôn nhiều như số cát sông Hằng ở khắp mười phương cũng sẽ thọ ký cho con, trời mưa hoa Tu-mạn-na. Này thiện nam tử, quả nhiên, khi Đại sĩ Đại Thế Chí gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai thì hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương đều thọ ký cho Bồ-tát Đại Thế Chí. Đại địa chấn động, trời mưa hoa Tu-mạn-na. Đức Phật nói kệ: Khởi thế bền vững, phước đức nhiều Mười phương chư Phật đều thọ ký Đại địa chấn động mưa thiên hoa Chính ông là chủ của trời người. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với vị người Vương tử thứ ba tên là Đế Chúng: ...(nói lược như trên). Vương tử Đế Chúng chắp tay bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai: -Con đem tất cả những phước đức từ sự cúng dường Đức Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng, lại đem cả những việc làm tốt đẹp nơi thân khẩu ý của chính mình và sự tùy hỷ về phước nghiệp này hồi hướng nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng, nhưng con trọn chẳng ở cõi Phật uế trược để chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và cũng chẳng muốn chóng thành đạo quả Bồ-đề như thế. Khi con thực hành hạnh Bồ-tát, thì điều đạt được là được thấy chư Phật Thế Tôn trong vô lượng vô biên thế giới khắp mười phương. Việc khuyến hóa trước tiên của con đối với đạo Bồ-đề là khuyến khích phát tâm Bồ- đề, khiến an trụ nơi tâm ấy... rồi đem các pháp Ba-la-mật để dẫn dắt tu tập khiến an trụ trong đó. Thời gian hành hạnh Bồ-tát, con sẽ dùng Thiên nhãn thấy mỗi mỗi phương có hằng hà sa số cõi Phật, chư Phật Thế Tôn trong các cõi Phật nhiều như vi trần đó đang nói pháp, đấy là việc khuyến hóa đối với đạo Bồ-đề của con. Con sẽ thực hành hạnh Bồ-tát như thế để làm Phật sự, như vậy khiến cho thân ý của chúng sinh được thanh tịnh. Người nào sinh đến cõi Phật của con như là Thiên tử cõi Phạm thiên. Cõi Phật cũng trang nghiêm thanh tịnh như cõi Phạm thiên. Một cõi Phật của con rộng lớn như hằng hà sa số Tam thiên đại thiên thế giới. Vòng quanh cõi Phật đó là tường ngăn do vô lượng trăm ngàn thứ báu hợp thành. Khoảng bày biện vật dụng để trang nghiêm cao đến cõi trời Hữu đảnh. Đất nơi cõi Phật ấy đều thuần bằng lưu ly, mềm mại mịn màng khiến không có các thứ dơ bẩn như bụi, đất, sỏi, đá... Ở đó không có tên gọi về nữ nhân, chúng sinh nơi cõi này được sinh ra từ hóa sinh, ăn uống theo cách nhai nuốt, mà đều dùng Pháp thực, Hoan hỷ thực, Tam-muội thực. Trong cõi Phật ấy cũng không có tên gọi về hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ thuần là các vị Bồ-tát đông đầy khắp chốn, không bị các thứ phiền não loạn động, đều tu tập hành trì phạm hạnh. Nguyện cho tất cả các vị Bồ-tát nơi cõi đó khi ra đời thân đã mặc sẵn pháp phục Sa-môn. Vừa sinh ra đời, khi họ nhớ nghĩ đến việc ăn uống thì vô lượng thức ăn liền hiện đầy ắp trong bình bát báu nơi tay phải. Được như vậy họ bèn niệm: “Chúng ta không nên ăn các thức ăn này, phải đem chúng đến các thế giới khác để cúng dường chư Phật hiện đang trụ thế cùng các vị Thanh văn và bố thí cho kẻ bần cùng. Hàng ngạ quỷ khốn khổ luôn bị đói khát thiêu đốt thân xác, chúng ta cũng nên đến chỗ chúng đem đồ ăn cứu giúp. Chúng ta chỉ nên an trụ nơi Hoan hỷ thực”. Các vị Bồ-tát ấy vừa phát khởi ý niệm như thế xong, liền khiến họ đạt được tam-muội Bất khả tư nghị oai nghi. Nhờ pháp Tam-muội ấy nên họ không còn nhiễm đắm, được thân lực tự tại đi đến cúng dường chư Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế trong vô lượng vô số các cõi Phật khác khắp mười phương cùng các vị Thanh văn, lại cũng bố thí cho chúng sinh và hàng ngạ quỷ. Rồi vì chúng mà thuyết pháp, xong xuôi, chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn ngắn các vị trở về bổn quốc, lại đem y phục, châu báu và các vật dụng khác đem cúng dường chư Phật cho đến hàng ngạ quỷ cũng như trước rồi mới tự dùng. Khiến cho cõi Phật ấy không có tám nạn và âm thanh nói về bất thiện, cũng không có âm thanh nói về khổ, âm thanh nói về thọ giới phạm giới sám hối. Khiến cho cõi Phật của con trang nghiêm, bày biện bằng vô lượng trăm ngàn các thứ châu báu, như ngọc Ma-ni báu, luôn hiện ra các màu sắc hình tượng chưa từng thấy, chưa từng nghe trong mười phương thế giới, thật là hy hữu chỉ kể danh hiệu của chúng thôi thì cả hàng ức năm cũng không thể hết. Có Bồ-tát muốn thấy cõi Phật vàng tức thì thấy vàng. Có vị muốn thấy cõi Phật bạc tức thì thấy bạc mà cõi vàng kia không bị hủy hoại... (nói lược những điểm chính). Có vị muốn thấy các cõi Phật báu khác như: Cõi Phật thủy tinh, lưu ly, mã não, xích trân châu, xa cừ... đều thấy được cả. Hoặc có vị Bồ-tát muốn thấy trầm thủy, Mật-đa-ma-la-bạt, Hải ngạn chiên-đàn, Ngưu đầu chiên-đàn các cõi Phật như thế tức thời được thấy; tùy theo ý muốn của họ đều khiến được như ý. Những mong muốn được nhìn thấy của từng người không giống nhau, nhưng khiến cho tất cả đều thỏa mãn nguyện ước. Khiến cho cõi Phật của con không có mặt trời mặt trăng, khiến cho Bồ-tát khi sinh thân đã có ánh sáng, phóng chiếu ánh sáng tùy theo ý muốn của mình, có thể chiếu sáng tới hàng ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật. Khiến cho cõi Phật ấy không có danh từ về ngày đêm, chỉ có thời gian theo hoa nở ra khép lại. Cũng khiến cho cõi Phật của con không có sự nóng, lạnh, bệnh tật, già chết, chỉ có Bồ-tát sắp thành tựu đạo quả Bồ-đề thì đến cõi trời Đâu-suất ở thế giới khác sau khi mạng chung thì thành bậc giác ngộ. Lại khiến cõi Phật ấy không có người qua đời, chỉ ở nơi hư không Hóa Phật nhập Niết-bàn. Trong cõi đó mọi vật đụng được cung ứng theo ý muốn của Bồ-tát. Khiến cho nơi tất cả hư không chung quanh cõi Phật của con luôn vang lên hàng ức na-do-tha trăm ngàn tiếng nhạc. Trong âm nhạc ấy không phát ra tiếng ái dục mà chỉ phát ra tiếng Ba-la-mật, tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Pháp tạng của Bồ-tát... khiến tùy ý Bồ-tát ưa thích nghe các âm nhạc như vậy. Thưa Đức Thế Tôn, khi con thực hành hạnh Bồ-tát, cho đến trong vô lượng vô biên vô số cõi Phật được thấy hàng ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật trang nghiêm với vô số ngọc anh lạc kia, tướng mạo kia, điềm lành kia, xứ sở kia, hành động kia, chí nguyện kia, khiến cho tất cả những thứ ấy đều diễn ra nơi cõi Phật của con, chỉ trừ hàng Thanh văn, Duyên giác và cõi Phật có năm thứ uế trược. Lại nữa, khiến cho cõi ấy không có các danh từ về địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Ở đây lại không có các núi Tu-di, Thiết vi, Đại thiết vi, núi đất đá, cũng không có biển lớn, không có các thứ cây cối khác, chỉ có các thứ cây báu hơn cả cây báu nơi cõi trời mọc la liệt khắp nơi. Lại khiến cho cõi Phật của con không có các loài hoa khác, chỉ có hoa Thiên mạn-đà-la, không có các mùi hôi thối, chỉ toàn là vi diệu tỏa hương đầy khắp cõi, những người sinh trong cõi ấy đều là bậc Bồ-tát nhất sinh bổ xứ, nên không có một chúng sinh nào trở lại cõi khác, ngoại trừ sinh vào cõi trời Đâu-suất-đà để chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thưa Đức Thế Tôn, thời gian con thực hành hạnh Bồ-tát, con mới thành tựu được hạnh của bậc Đại trượng phu như vậy, khiến cho con được an trụ nơi cõi Phật trang nghiêm như thế với chúng sinh tâm ý thanh tịnh như thế, đời đời ở cõi nước ấy hiện có đông đảo Bồ-tát kế vị nhau, trong đó không một vị Bồ-tát nào là không do con hóa độ, đối với đạo Bồ-đề không một người nào mà con chẳng khiến an trụ nơi pháp Ba-la-mật. Khiến cho các Bồ-tát sinh đến đây cũng là do con trước đã từng khuyên hóa đến với đạo Bồ-đề, an trụ nơi sáu pháp Ba-la-mật. Nay ở cõi Phật này khiến ai sinh vào đó thì tất cả các nỗi khổ đều sẽ được diệt trừ hết. Thưa Thế Tôn, khi con làm Bồ-tát, thành tựu được hạnh nguyện của bậc Đại trượng phu như thế thì sau đó con mới chứng đắc đạo quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề nơi cõi Phật ấy. Xin nguyện cho cây Bồ-đề của con thân có chu vi bằng mười ngàn cõi bốn châu thiên hạ cành lá che phủ mười cõi Tam thiên có tên là Thiện hiện chủng bảo. Ánh sáng và hương thơm của cây Bồ-đề ấy tỏa lan khắp cõi Phật này. Tòa ngồi Kim cang của con nơi gốc cây Bồ-đề được trang trí bằng các báu vật, ngang dọc bằng nhau đến năm lần bốn châu thiên hạ, cao đến bốn vạn tám ngàn do-tuần, có tên là tòa ngồi Phổ phóng vô tận quang thiện giải trí hương. Con ngồi kiết già bên gốc cây Bồ-đề kia chỉ trong một thời gian ngắn là thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng cho đến nhập Niết-bàn cũng không thay đổi, ngồi kia cũng không lìa bỏ. Con ngồi trên tòa Kim cang nơi cội cây Bồ-đề không đứng dậy, dùng hóa thân Phật và Bồ- tát đi đến vô số cõi Phật. Mỗi một hóa thân Phật, chỉ trong thời gian một bữa ăn ngắn, luôn vì chúng sinh thuyết giảng đạo pháp, tức nơi thời gian một bữa ăn ngắn như thế, đem đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác để khuyến hóa vô số chúng sinh, khiến họ an trụ nơi đạo quả ấy và được Bất thoái chuyển. Các hóa thân Bồ-tát du hóa cũng lại như vậy. Nguyện khi con chứng được đạo quả Bồ-đề, thân con thị hiện khắp vô số thế giới khác trong mười phương. Nếu có chúng sinh thấy được thân tướng trang nghiêm của con thì khiến tất cả các chúng sinh nơi các thế giới kia luôn bền vững với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng cho đến khi chứng đắc Vô thượng Bồ-đề nhập Niết-bàn, các chúng sinh kia luôn được gặp chư Phật Thế Tôn. Khiến trong cõi Phật ấy không có người không đủ các căn, các Bồ-tát ở đây luôn ưa nhìn thấy con, tùy theo chỗ ở của họ, hoặc đi kinh hành, ngồi đứng đều được thấy con. Các Bồ-tát tâm vừa nghĩ đến Phật là khiến họ thấy con an tọa bên gốc cây Bồ-đề. Đã thấy con rồi thì trong giáo pháp có điều gì chưa rõ, tự nhiên được khai giải, không cần nói một câu giáo pháp mà khiến họ hiểu được ý nghĩa. Khiến cho con được thọ mạng vô lượng, không ai có thể lường tính được, ngoại trừ bậc Nhất thiết trí. Các vị Bồ-tát nơi cõi này thọ mạng cũng vô lượng. Con muốn nơi cõi Phật này, khi con chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng thì khiến ứng hiện ra các tướng đoan nghiêm như vậy. Xin cho tất cả Bồ-tát nơi cõi Phật của con đều thân mặc ca-sa từ lúc ra đời đến khi nhập Niết-bàn, không có người trang sức nơi tóc, ăn mặc quần áo thế tục, khiến họ với Sa-môn hình tượng không khác nhau. Đức Phật nói: -Hay thay! Hay thay! Này bậc Thiện trượng phu, ông cũng là bậc thông đạt, với trí tuệ hiểu biết. Sở nguyện của ông thật tốt đẹp, ý chí lớn lao, uy đức đặc biệt cao quý, trí tuệ vô cùng vi diệu. Này thiện nam tử, ông có thể vì tất cả chúng sinh mà tự khởi ý nguyện vĩ đại thù thắng vi diệu như vậy để chọn lấy cõi Phật trang nghiêm. Này thiện nam tử, nên tên tự của ông là Mạn-như-thi-lợi. Này Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi, vào đời vị lai, trải qua hai lần hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu lần hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ ba, nơi phương Nam có thế giới tên là Tịnh vô trần tích, thế giới Ta-bà này cũng thuộc về thế giới ấy. Cõi Phật này trang nghiêm, thanh tịnh đúng theo những nguyện cầu của ông. Này Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi, ông sẽ ở cõi Phật ấy chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Phổ Hiện Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, đại chúng Bồ-tát cũng đều thanh tịnh. Tất cả đều được thành tựu đầy đủ theo sở nguyện của ông. Khi thực hành hạnh Bồ-tát, ở nơi hàng ức cõi Phật ông đã gieo trồng các căn lành. Này Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi, ông đã vì chúng sinh đem thuốc hay trừ khử mọi khổ não nơi tâm ý, diệt hết các thức phiền não trói buộc, tăng trưởng căn lành. Khi ấy, Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu như sở nguyện của con được thành tựu viên mãn như vậy thì xin nguyện chư Phật, Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khắp mười phương thọ ký cho con, khiến cho vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật đều chấn động, khiến cho tất cả chúng sinh được mọi diệu lạc đầy đủ cũng như Bồ- tát thể hiện diệu dụng nơi cõi Thiền thứ hai trong Tam-muội. Lại khiến cho vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật mưa hoa Thiên mạn-đà-la, các hoa Mạn-đà-la ấy phát ra âm thanh: âm thanh Phật, Pháp, Tăng, Ba- la-mật, Vô lực úy. Nếu quả đúng như vậy thì khi con gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn các điềm lành ứng hợp phải hiện ra hết. Khi Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn thì đại địa nơi vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật thảy đều chấn động, trời mưa hoa Thiên mạn-đà-la, tất cả chúng sinh đều được mọi sự an lạc... sở nguyện như vậy là được viên mãn hoàn toàn. Các vị Đại Bồ-tát trong vô lượng cõi Phật kia đang ở chỗ chư Phật nghe thuyết pháp đều hỏi các Đức Phật, Thế Tôn: -Do nhân duyên gì mà ứng hiện điềm này? Chư Phật Thế Tôn ây đều đáp: Vô lượng chư Phật hiện đang trụ thế thuyết pháp trong vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật trong mười phương đều thọ ký cho Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng? Đức Phật Bảo Tạng nói kệ: Trí tuệ thâm diệu ý vô thượng Mười phương chư Phật thọ ký cho Đất động, mưa hoa chúng sinh vui Ông sẽ làm Phật hiện ở đời. Phẩm 8: THỌ KÝ CHO BỐN VỊ VƯƠNG TỬ Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với vị Vương tử thứ tư tên là Chi Chúng... (nói lược như trên). Chí nguyện của vị Vương tử này giống như chí nguyện của Đại sĩ Mạn-như-thi-lợi không khác. Đức Thế Tôn khen: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, khi ông hành hạnh Bồ-tát sẽ phá tan mọi thứ phiền não trói buộc chồng chất như núi Kim cang nơi vô lượng a-tăng-kỳ chúng sinh để thực hiện Phật sự, sau đó sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, cho nên tên tự của ông là Hoại Kim Cang Tuệ Minh Chiếu Thị Lợi. Này Đại sĩ Hoại Kim Cang Tuệ Minh Chiếu, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, về phương Đông, quá mười lần hằng hà sa số cõi Phật với số thế giới nhiều như số vi trần nơi vô lượng vô biên cõi Phật kia, có cõi nước tên là A-ni-di-sa. Này thiện nam tử, ông sẽ ở đó thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Phổ Hiền gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, cho đến Phật Thế Tôn. Cõi Phật ấy có đủ vô lượng trang nghiêm đúng như sở nguyện của ông. Này thiện nam tử, Đức Bảo Tạng Như Lai vừa thọ ký cho Đại Bồ-tát Hoại Kim Cang Tuệ Minh Chiếu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng tức thì trong hư không, vô lượng ức na-do-tha trăm ngàn chư Thiên đều khen ngợi: “Hay thay! Hay thay!”; cùng mưa bột thơm cây Ngưu đầu chiên-đàn, trầm thủy. Bồ-tát Hoại Kim Cang Tuệ Minh Chiếu bạch Đức Bảo Tạng Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con được thành tựu viên mãn thì khi con gieo năm vóc cung kính đảnh lễ nơi chân Phật, sẽ khiến cho hương trời kỳ diệu tỏa thơm sực nức khắp hằng hà sa số thế giới. Chúng sinh nơi các cõi: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, trời, người, ngửi được mùi hương này thì bao nhiêu khổ não của thân tâm... đều được dứt trừ. Này thiện nam tử, lúc này Bồ-tát Hoại Kim Cang Tuệ Minh Chiếu bèn gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai tức thì hương trời thượng diệu tỏa thơm khắp hằng hà sa số thế giới. Tất cả bao nỗi khổ não nơi thân tâm của chúng sinh trong các thế giới ấy đều được dứt hết. Đức Phật nói: Khởi hủy hoại Kim cang Cõi Phật đầy hương sắc Chúng sinh nhiều an lạc Là bậc Thế gian giải. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế bảo vị Vương tử thứ năm tên là Vô úy... (lược nói như trên). Vương tử Vô úy bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con xin không nhận lấy cõi Phật uế trược này. Nơi con thành đạo Bồ-đề sẽ là nơi không có các cõi địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Đất ở thế giới đó toàn bằng lưu ly màu xanh biếc, giống như thế giới Liên hoa trang nghiêm đã nói trên. Vương tử Vô Úy đem hoa sen đặt trước mặt Đức Bảo Tạng Như Lai và thưa: -Bạch Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên mãn như vậy, thì nương nơi uy thần của Đức Phật, khiến con đạt được tam-muội Hiện trang nghiêm. Như thế, khi con đang ở trước Đức Thế Tôn, thì nơi cõi Phật nhiều như số vi trần trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương sẽ mưa xuống những đóa hoa sen lớn như bánh xe, khiến chúng con đều thấy được. Vương tử vừa nói xong lời này, nương uy thần của Phật nên liền đạt được tam-muội Hiện trang nghiêm và khắp hằng hà sa số thế giới nơi mười phương với vô số cõi Phật nhiều như vi trần đều mưa xuống những hoa sen to như bánh xe. Vương tử Vô úy thấy thế rất vui mừng. Đức Phật nói: -Này thiện nam tử, sở nguyện của ông thật hết sức tốt đẹp, nên được nhận lấy cõi Phật vi diệu. Nhờ lời cầu nguyện chí thành nên chóng đạt được tam-muội Hiện trang nghiêm và trời mưa hoa sen. Vương tử bạch Phật: -Nếu như con thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng đề đúng theo ý nguyện của mình, thì khiến cho hoa sen đang lơ lửng nơi hư không kia tức thì trụ ngay lại ở đấy. Đức Phật nói: -Này thiện nam tử, chỗ thể hiện nhanh chóng của ông đã dùng hoa sen in rõ nơi hư không, nên tự hiệu ông là Hư Không Ấn. Này Đại sĩ Hư Không Ấn, về đời vị lai, trải qua hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất bắt đầu vào hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, tại hướng Đông nam vượt quá hàng ức trăm ngàn hằng hà sa số cõi Phật, có thế giới tên là Liên hoa, ở cõi ấy ông sẽ thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, hiệu là Liên Hoa Thượng Phật, gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc cho đến Phật, Thế Tôn, với vô lượng chúng Tăng thuần là Bồ-tát, thọ mạng số lượng, đạt được tất cả những uy đức đúng theo sở nguyện. Bồ-tát Hư Không Ấn tức thì gieo năm vóc xuống đất đảnh lễ Đức Bảo Tạng Như Lai. Đức Phật nói: Ông đem lợi cho đời Trừ diệt mọi oán kết Giữ đức như vi trần Đạt giác ngộ hơn trước. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với Vương tử thứ sáu tên là Hư Không.. (nói lược như trên)... Vương tử Hư Không bạch Phật: -Con chẳng ở nơi cõi Phật uế trược này... (nói lược). Cũng như sở nguyện của Bồ-tát Hư Không Ấn. Thưa Đức Thế Tôn, nếu đại nguyện của con được thành tựu viên mãn như thế thì khiến cho trong hư không nơi hằng hà sa số thế giới khắp mười phương đều có chiếc lọng bằng bảy báu, có lưới bằng ngọc trắng che phủ phía trên lọng báu, lại treo các linh báu để tôn vẻ trang nghiêm. Trong linh báu và lưới báu luôn phát ra các âm thanh: tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Ba-la-mật, tiếng lực, tiếng thần thông và tiếng vô úy. Tất cả chúng sinh nơi thế giới ấy nghe được những âm thanh này thì khiến họ phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nếu trước đã phát tâm Bồ-đề rồi thì khiến họ không thoái chuyển nơi đạo quả kia. Vương tử Hư Không vừa nói như thế tức thì trong hư không của hằng hà sa số thế giới khắp mười phương... (nói lược) đều phát ra âm thanh như trên. Nhờ uy thần của Phật nên tất cả đều tự thấy được. Vương tử Hư Không lại bạch với Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyên của con được viên mãn như thế thì khiến ngay trước mặt Thế Tôn đây, con đạt được tam- muội Trí hiển minh, nhờ đó tăng trưởng được pháp lành. Được Tam-muội này rồi, sau đấy mới xin Thế Tôn thọ ký quả vị Bồ-đề cho con. Nhờ uy thần của Phật, vương tử Hư Không liền được tam-muội Trí hiển minh. Đức Phật nói: -Hay thay! Này thiện nam tử, sở nguyện của ông thật là vô cùng vi diệu! Do phước nghiệp của ông mà trong hư không nơi hằng hà sa số cõi Phật khắp mười phương được che bằng lọng báu, từ đây phát ra âm thanh hòa dịu giác ngộ được hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh. Này thiện nam tử, do đó nên ông có tự hiệu là Hư Không Hiển Minh. Này Đại sĩ Hư Không Hiển Minh, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, tại phương Đông, vượt qua hai hằng hà sa số cõi Phật, có thế giới Phật tên là Nhật Nguyệt, ông sẽ ở nơi cõi ấy thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Pháp Tự Tại Phú Vương Phật, gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc cho đến... Phật, Thế Tôn. Khi Bồ-tát Hư Không Hiển Minh gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, Đức Phật nói kệ: Dấy thiện, thuần ý, chế ngự tâm Nơi chúng sinh luôn khởi đại bi Quần mê, dốc độ qua biển khổ Đạt đạo quả Vô thượng Bồ-đề. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với vị Vương tử thứ bảy tên là Chi Tượng... (lược nói như trên)... Vương tử Chi Tượng bạch Phật: -Thưa, con xin không ở nơi cõi Phật uế trược để chứng đắc đạo quả. Thế giới của con thành tựu đạo quả Bồ-đề sẽ không có danh từ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cũng không có nữ nhân, chúng sinh ở đấy không do bào thai sinh ra, không có các núi Tu-di, Thiết vi, Đại thiết vi và các núi đất đá, không có suối nguồn, sành sỏi, gai gốc, địa hình cao thấp, cây cối, biển khơi, cũng không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày đêm. Chúng sinh nơi cõi đó không có các thứ bài tiết hôi thối dơ bẩn, hình tượng luôn thanh tịnh, thâm tâm không ỷ lại. Khiến cho cõi Phật của con không lấy đất đá làm mặt đất mà dùng toàn mã não làm nên cùng trang nghiêm bằng vô lượng trăm ngàn các thứ vật báu. Cũng khiến cho trong cõi Phật ấy chỉ có hoa Mạn-đà-la, hoa Đại mạn-đà-la, không có các loại cỏ khác, lại được trang nghiêm bằng vô số các loại cây báu, trên những cây này có vô số những lọng báu tô điểm. Ở thế giới đó có đầy đủ các thứ phòng ốc báu, vô số cắc thứ y phục báu, các thứ vòng trang sức báu, các thứ chuỗi anh lạc báu, các thứ dụng cụ báu, các thứ âm nhạc, các thứ vật dụng báu, các thứ hoa đan xen nơi những cây báu. Khi các hoa khép cánh, âm nhạc ngừng phát thì biết đó là đêm. Vào lúc hoa khép cánh thì Bồ-tát thọ sinh về đây. Vừa sinh ra, Bồ-tát liền ngồi thiền định tâm ý tập trung liền đạt được tam-muội Hiện trang nghiêm, nhờ pháp Tam-muội này nên thấy được chư Phật hiện đang trụ thế nơi các cõi Phật trong vô số thế giới nhiều như vi trần khắp mười phương. Khiến cho các vị Bồ-tát sinh ra liền đạt được Thiên nhĩ thanh tịnh, nên nghe được chư Phật hiện đang trụ thế nơi vô số cõi Phật trong thế giới khác khắp mười phương nhiều như vô số vi trần thuyết giảng chánh pháp. Chư Phật thuyết giảng Chánh pháp ấy khiến cho chúng sinh nơi cõi đó đều tự biết về thọ mạng đời trước, nhớ nghĩ đến những việc đã làm trong số kiếp nhiều như vi trần nơi cõi Phật. Lại đạt được Thiên nhãn thanh tịnh, thấy khắp vô số cõi Phật trang nghiêm trong mười phương nhiều như số vi trần. Cũng khiến cho các vị Bồ-tát đã sinh ra liền đạt đầy đủ về Tha tâm thông, nhờ đó chỉ trong khoảnh khắc biết được mọi tâm niệm, hành động của tất cả chúng sinh trong các cõi Phật nhiều như số vi trần, cho đến khi chứng đắc Bồ-đề nhập Niết-bàn họ vẫn không mất pháp Tam-muội ấy. Vào lúc đêm gần sáng, bốn phương gió thơm vi diệu, êm ả thổi đến khiến thân tâm hoan hỷ, làm cho hoa nở, giúp các Bồ-tát đang nhập tam-muội trên các đài hoa liền xuất định. Lại khiến các vị Bồ-tát đạt được thần thông như vầy, nên chỉ trong khoảnh khắc một niệm, họ đã đến thân cận cúng dường các Đức Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế nơi cõi Phật trong mười phương nhiều như số vi trần, rồi trở về chốn cũ của mình, ngồi kiết già trên đài hoa Mạn-đà-la, hoa Đại mạn-đà-la tư duy về các pháp môn, cùng chiêm ngưỡng Đức Như Lai. Cho dù hướng ngồi của họ quay về đâu thì ở tất cả mọi phương ấy đều thấy được con cả. Bồ-tát ở đó, đối với đạo pháp hoặc khởi tưởng hoặc phát sinh nghi ngờ thì quán tưởng về thân tướng của con liền được giải bày. Các Bồ-tát kia nghe pháp theo ý muốn của mình, vừa quán tưởng đến con thì tất cả đều thông suốt. Cũng khiến cho Bồ-tát ở thế giới ấy không có “ngã, ngã sở”, không có “sở tác”, cho đến không cả thân mạng nữa. Bồ-tát đều được bậc Bất thoái chuyển, ở đấy không có danh từ về bất thiện, không có danh từ về thọ giới, hoặc sám hối khi phạm tội. Tất cả chúng sinh nơi cõi này đều có đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, đầy đủ sức mạnh như Na-la-diên khiến mọi người đều gồm đủ các căn từ khi sinh ra cho đến lúc chứng đắc Bồ-đề nhập Niết-bàn. Tất cả chúng sinh nơi cõi đó khi mới sinh ra tóc tự rụng, thân mặc ca-sa, khéo lý giải các pháp Tam-muội... cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ cũng không hề thoái thất nửa chừng. Khiến cho chúng sinh nơi thế giới của con không còn các khổ về già, bệnh. Có Bồ-tát khi sắp mạng chung thì ngồi kiết già mà vào Niết-bàn, từ nơi thân phát ra lửa để tự hỏa thiêu, gió thổi hương thơm đến, khiến cho xá-lợi được tung rải đến vô số thế giới khác không có cõi Phật và thành ngọc báu Như ý, giống như ngọc báu Ma-ni trong sáng của Chuyển luân vương. Chúng sinh ở các nơi đó, hoặc thấy được ánh sáng của ngọc báu Ma-ni kia, hoặc thấy được ngọc báu hoặc được tiếp xúc với ngọc báu... thì khiến cho tất cả họ không còn phải chịu các khổ nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, từ đó cho đến khi chứng đắc đạo quả Bồ-đề nhập Niết-bàn không bao giờ chịu thống khổ nữa. Vào lúc mạng chung được các Đức Phật hiện còn trụ thế ở đó vì chúng sinh thuyết pháp về việc sinh đến xứ sở như thế của con. Họ được sinh đến đây rồi nhờ đã nghe diệu pháp của chư Phật nên phát tâm Bồ-đề, vừa phát tâm xong là đạt bậc Bất thoái chuyển đối với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Trong cõi Phật của con không ai là không nhập tam-muội, khi mạng chung hoàn toàn không còn các nỗi thông khổ, kể cả nỗi khổ luyến ái mà phải biệt ly. Thọ mạng ở đấy hết, khiến họ không sinh vào nơi có các nạn, nơi không có cõi Phật... cho đến khi chứng đắc quả vị Bồ-đề thường được gặp Phật, thường được nghe Pháp, thường cúng dường Tăng. Khiến cho tất cả chúng sinh nơi cõi đó không uế trược, sân giận, ghét yêu, keo kiệt, ganh tỵ, vô minh, chấp ngã, không có các hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ thuần là các vị Bồ-tát đông đảo có mặt khắp cõi, với tâm dịu dàng, không có tâm oán ghét, không có tâm cấu uế, tâm tịch tĩnh, tâm thiền định. Khiến cho cõi Phật trang nghiêm, thanh tịnh của con hiện ra trong các thế giới khác nhiều như số vi trần mười phương cõi Phật, hương thơm tỏa đến khắp nơi như thế. Chúng sinh nơi cõi ấy luôn được niềm an lạc trọn vẹn không hề nghe có âm thanh về khổ. Bấy giờ, con sẽ thực hành hạnh Bồ-tát, trước tiên là tạo lập cõi Phật trang nghiêm như vậy khiến cho tất cả chúng sinh đầy khắp trong cõi ấy tâm ý luôn thanh tịnh, sau đó con mới chứng đắc đạo quả Bồ-đề tối thượng. Khi con đắc đạo, khiến cho thân tướng trang nghiêm với vô lượng hào quang của con hiện khắp trong các cõi Phật khác nhiều như vi trần nơi mười phương hàng ngàn cõi Phật. Ở đó, chúng sinh nào thấy được con thì khiến họ diệt trừ được tham dục, sân giận, ngu si, keo kiệt, ganh ghét, chấp ngã, kết sử... phát tâm Bồ- đề, tùy theo chỗ mong muốn nên đối với các pháp Tam-muội đà-la-ni nhẫn nhục, nhờ thấy con thảy đều đạt được. Nếu có chúng sinh, sinh nơi địa ngục lạnh giá được thấy con thì họ liền có được sự ấm áp, niềm an lạc này giống như vị Tỳ-kheo nhập Đệ tam thiền, nhờ đó thân tâm tràn đầy niềm vui và đều phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, đến khi mạng chung được sinh về thế giới của con đạt bậc Bất thoái chuyển nơi đạo quả kia. Nếu có chúng sinh sinh nơi loài ngạ quỷ, thấy được con rồi... (nói lược như trên)... khiến đạt bậc Bất thoái chuyển nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Súc sinh cũng nói như trên... Như thế là ánh hào quang của con hơn chư Thiên gấp bội. Cũng khiến cho thọ mạng của con là vô lượng, vô biên không ai có thể tính được, ngoại trừ Bậc Nhất Thiết Trí. Khi con chứng đắc đạo quả Bồ-đề thì chư Phật Thế Tôn trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới không thể kể xiết nơi mười phương đều tán thán, khen ngợi con. Con nguyện cho chúng sinh ở những nơi đó nghe được tên con, đối với các căn lành đã tạo được dốc hồi hướng về thế giới của con thì khi họ lâm chung tất được sinh về nước con, ngoại trừ kẻ phạm tội vô gián, hủy hoại Chánh pháp, phỉ báng Thánh hiền. Lúc con đắc đạo Bồ-đề, trong vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật khác, chúng sinh nghe được danh hiệu con cầu được sinh về cõi nước của con thì vào thời gian họ sắp mạng chung, con cùng vô lượng đại chúng vây quanh đều nhập vào tam-muội Vô ế thị hiện trước mặt họ, khéo giảng nói khiến cho tâm ý của chúng sinh kia được vui vẻ, tất cả các nỗi khổ đều tiêu diệt nhờ đó tất ngộ được pháp tam-muội Tất định; đạt được niềm diệu lạc của pháp nhẫn, nên sau khi mạng chung được sinh về cõi nước của con. Lại như có các thế giới khác thiếu thốn bảy thứ tài sản bậc Thánh, chẳng ưa cầu giáo pháp của Tam thừa, cũng chẳng ưa cầu phước báo nơi cõi Trời, người, lại chẳng ưa cầu về ba bậc thiện, phước, mà lại tham đắm nơi các điều phi chánh pháp: keo kiệt, tham lam, ganh ghét, ưa gần gũi các loài chúng sinh theo tà pháp, thì đối với những chúng sinh ấy, con nguyện nhập pháp tam-muội Vô đọa. Do diệu lực của Tam-muội này, nên các chúng sinh kia khi sắp mạng chung con sẽ thị hiện trước mặt họ cùng với vô lượng đại chúng vây quanh, vì họ thuyết pháp, đem cõi Phật của mình nêu bày, đem đạo Bồ-đề khuyến hóa họ, khiến cho các chúng sinh đó có được niềm vui mừng tột bậc nơi con mà phát tâm Bồ-đề, khiến cho tất cả nỗi thống khổ của họ được diệt trừ, đạt được tam-muội Nhật đăng, xả bỏ hết mọi sự tối tăm, sau khi mạng chung được sinh vào cõi nước của con. Đức Bảo Tạng Như Lai nói: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, sở nguyện của ông rất là lớn lao, vô cùng tốt đẹp. Vương tử lại thưa với Đức Phật: -Thưa Thế Tôn, nếu ý nguyện của con được thành tựu viên mãn như thế thì xin khiến mưa bột thơm Hải ngạn chiên-đàn kỳ diệu xuống khắp nơi cõi Phật khắp trong mười phương cõi Phật nhiều như số vi trần, trong đó các chúng sinh nếu ngửi được mùi thơm này, thì tất cả đều phát tâm Bồ-đề. Lại khiến cho hôm nay con đạt được pháp tam-muội Như nguyện và tự chứng kiến điềm lành kia. Này thiện nam tử, lúc ấy Vương tử vừa nguyện xong liền đạt được tam-muội Như nguyện, tự thấy được cõi Phật trong mười phương các thế giới khác nhiều như số vi trần, trời mưa xuống bột thơm Hải ngạn chiên-đàn kỳ diệu, còn thấy khắp mười phương vô số chúng sinh đều chắp tay cung kính phát tâm Bồ-đề. Đức Phật nói với Vương tử: -Này thiện nam tử, nguyện của ông đã thành tựu, trời đã tức thì mưa hương thơm, lại có vô số chúng sinh phát tâm cầu đạo quả Bồ- đề. Này thiện nam tử, vậy nên hiệu của ông là Sư Tử Hương. Vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, bước vào hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, ở phương trên cách cõi Phật này bốn mươi hai Hằng hà sa cõi Phật với số cõi Phật nhiều như vi trần, có thế giới tên là Cám hương quang minh vô trần, nơi cõi đó, ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, danh hiệu là Quang Minh Vô Trần Thượng Thân Hương Nguyệt Tự Tại Vương Phật, gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cho đến Phật Thế Tôn. Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Sư Tử Hương gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Trời, Người, Tu-la, đều kính trọng Sẽ là Thế Tôn cứu muôn loài Ba cõi khổ buộc đều dứt hết Đạo quả Vô thượng tất đạt được. Phẩm 9: VỊ VƯƠNG TỬ THỨ TÁM ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với vị Vương tử thứ tám tên là A-mạc-cụ... (nói lược như trên)... Vương tử bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con nguyện sẽ ở nơi cõi Phật uế trược làm Bồ-tát tu tập đạo quả Bồ-đề, thực hành hạnh nguyện Bồ-tát. Trước tiên con làm cho mười ngàn cõi Phật uế trược đều trở nên thanh tịnh như cõi Phật Cám hương quang minh vô trần không khác, lại giáo hóa vô lượng các vị Bồ-tát tâm ý trong sạch, dốc cầu pháp Đại thừa, vun trồng thiện căn thanh tịnh nơi cõi đó, sau đấy con mới thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Thưa Đức Thế Tôn, con sẽ tu tập thực hành đạt đến đạo quả Bồ-đề như thế, không giống với hạnh của các Bồ-tát khác. Thưa Đức Thế Tôn, suốt trong bảy năm này con đã tĩnh tọa ở một chỗ để tư duy về công đức thanh tịnh của chư Phật và vô số công đức để trang nghiêm cõi Phật đó, con phát khởi vô số các pháp Tam-muội trang nghiêm cùng với một vạn tám ngàn Bồ-tát nhập tam-muội tu tập. Thưa Đức Thế Tôn, ấy là con đã thực hành hạnh Bồ-đề khi làm Bồ-tát. Con dùng pháp tam-muội Thần-bà-xà-già-chỉ-do-la để thường được thấy chư Phật Thế Tôn hiện đang trụ thế trong vô lượng vô biên thế giới khác ở mười phương, vì lợi ích chúng sinh mà nói pháp, vượt qua ba đời để được thấy các Đức Phật ấy khắp tất cả các cõi. Con dùng pháp Tam-muội với vô số các tâm nên thấy được chư Phật Thế Tôn cùng đại chúng Bồ-tát Thanh văn vây quanh. Con dùng diệu lực của tam-muội Vô y hiện thân nhiều như vi trần trong cõi Phật, mỗi mỗi thân đều đem các loại hoa quý vô thượng, các thứ hương xoa vô thượng, đồ trang sức cùng âm nhạc, tất cả những thứ quý giá đẹp đẽ thượng diệu đó dùng để cúng dường các Đức Phật. Nơi mỗi mỗi cõi Phật, trải qua số kiếp nhiều như nước nơi biển cả. Con dùng tất cả pháp tam-muội Tu thân chỉ trong khoảng khắc một niệm, biết được sự hành hóa của Phật nhiều như số vi trần trong tất cả cõi Phật. Thưa Đức Thế Tôn, con dùng pháp tam-muội Công đức đi đến các cõi Phật dùng những lời vi diệu vô thượng để tán thán từng vị Phật một. Thưa Đức Thế Tôn, con dùng pháp tam-muội Bất tuần tâm cùng với cảnh giới là một, nên thấy nơi tất cả cõi Phật đều có vô lượng các Đức Phật. Thưa Thế Tôn, con dùng tam-muội Vô tránh, nên trong khoảng khắc một niệm, thấy được cõi Phật trang nghiêm trong quá khứ, tương lai và hiện tại của tất cả các cõi Phật. Thưa Đức Thế Tôn, con dùng pháp tam-muội Thủ-lăng-nghiêm vào trong địa ngục, hóa làm thân của cõi ấy vì chúng sinh ở đấy mà thuyết pháp, đem đạo Bồ-đề khuyến hóa khiến họ phát tâm, đến lúc mạng chung được sinh làm người, được gặp chư Phật hiện trụ thế giảng nói chánh pháp, khiến cho chúng sinh ở đó theo Phật, lãnh hội Pháp, đạt được bậc Bất thoái chuyển. Con cũng lần lược giáo hóa như thế đối với các hàng Súc sinh, Ngạ quỷ, Dạ-xoa, La-sát, A-tu-la, Rồng, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Trời và Người. Đối với các loài Tỳ-xá-xa-phú-đơn-na, Ca-trá-phú-đơn-na, hoặc như hạng Chiên-đà-la, buôn bán, dâm nữ con cũng hiện thân giáo hóa như vậy. Thưa Đức Thế Tôn, như thế là tùy theo trú xứ của chúng sinh mà con hiện hình tướng như họ, thuận theo nhân duyên nơi hành nghiệp của những chúng sinh đó để chịu khổ vui như họ, hoặc theo nghề nghiệp của họ, khéo dùng các phương tiện giảng nói để nhiếp phục sau đó mới giáo hóa họ theo Chánh pháp, đem đạo quả Chánh giác tối thượng khuyến hóa khiến họ an trụ nơi bậc Bất thoái chuyển Vô thượng Chánh biến tri. Thưa Đức Thế Tôn, trong thời gian ấy, con thực hành hạnh Bồ- đề, làm thanh tịnh hơn mười ngàn cõi Phật, giáo hóa các chúng sinh trong đó tâm ý thanh tịnh diệt hết mọi độc hại của hành nghiệp phiền não, khiến không còn một chúng sinh nào bị chìm đắm nơi bốn thứ ma. Như vậy, con sẽ lập nên mười ngàn cõi Phật thanh tịnh như cõi Phật trang nghiêm nơi thế giới Cám hương vô trần của Đức Quang Minh Vô Trần Thượng Thân Hương Nguyệt Tự Tại Vương Như Lai. Con sẽ làm thanh tịnh cõi Phật của mình cùng quyến thuộc như sở nguyện của Đại Bồ-tát Sư Tử Hương. Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu thì xin khiến cho các nỗi khổ của tất cả chúng sinh trong mười ngàn cõi Phật được tiêu trừ, tâm ý nhu hòa, thuận hợp khiến cho mỗi người ở đó đều tự thấy được các Đức Phật trong bốn châu thiên hạ. Các chúng sinh ở đó tự nhiên có sẵn nơi tay mình các thứ vật báu, các thứ hoa hương, hương bột, hương xoa, các loại y phục, phòng ốc, cờ phướn, lọng báu tất cả đều đem để cúng dường chư Phật, nhân đấy đều phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Con dùng diệu lực của tam-muội Hiện trang nghiêm khiến cho mình tự thấy được chỗ ứng hiện theo sở nguyện khi vừa phát ra lời nguyện này. Đức Phật khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, như ông tự làm thanh tịnh cõi Phật của mình và với hàng mười ngàn cõi Phật khắp chung quanh, giáo hóa hàng vô lượng a-tăng-kỳ chúng sinh khiến thân tâm họ đều được thanh tịnh, lại đem vô lượng a-tăng-kỳ vật dụng như vậy mà cúng dường vô lượng a-tăng-kỳ các Đức Phật Thế Tôn! Này thiện nam tử, vậy nên tự hiệu của ông là Phổ Hiền. Này Đại sĩ Phổ Hiền, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến cuối hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, ở phương Bắc, cách cõi Phật này sáu mươi hằng hà sa số cõi Phật, có thế giới tên là Trí Thủy Tịnh Đức, này Đại sĩ Phổ Hiền, ông sẽ ở cõi ấy thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Sư Tử Phấn Tấn Kim Cang Trí Phật, gồm đầy đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ưng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật, Thế Tôn. Này thiện nam tử, bấy giờ Đại Bồ-tát Phổ Hiền gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Khởi lành, vui trí, tâm điều phục Thệ với chúng sinh thiện vững bền Độ chúng sinh qua dòng khổ buộc Đuốc mầu trí tuệ Thiên Nhân Tôn. HẾT QUYỂN 3 8 Phẩm 10: MƯỜI NGÀN NGƯỜI ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, bấy giờ trong chúng hội có mười ngàn người biếng trễ đồng thanh thưa: -Thưa Đức Thế Tôn, chúng con muốn ở trong cõi Phật thanh tịnh thành Bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Đó là các thế giới do sự tu hành thanh tịnh của Bồ-tất Phổ Hiền, như thế chúng con cần thực hành sáu pháp Ba-la-mật nhờ hành hóa đầy đủ các pháp ấy nên mỗi người đều thành Chánh giác nơi các cõi Phật. Thiện nam tử, Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho mười ngàn người ấy. Phật nói: -Khi Bồ-tát Phổ Hiền thành Chánh giác thì các ông cũng ở khắp các thế giới kia cũng thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Trong số các ông có một ngàn người đồng hiệu là Trí Xí Chung Tự Tại Thanh Như Lai. Một ngàn người đồng hiệu là Nhiếp Tự Tại Sư Tử Âm Như Lai. Một ngàn người đồng hiệu là Vô Cấu Thanh Tự Tại Vương Như Lai. Lại có một ngàn người đồng hiệu là Trừ Khủng Úy Âm Tự Tại Vương Như Lai. Lại có một ngàn người đồng hiệu là Thiện Vô Cấu Thanh Quang Diệu Tự Tại Vương Như Lai. Lại có năm trăm người đồng hiệu là Nhật Minh Như Lai. Lại có năm trăm người đồng hiệu là Nhật Tạng Tự Tại Vương Như Lai. Lại có bảy người hiệu là Long Lôi Như Lai, tám người hiệu là Vô Úy Xưng Vương Vô Cấu Quang Như Lai, mười người hiệu là Vô Quang Âm Như Lai, mười một người hiệu là Xưng Tự Tại Thanh Khai Pháp Xưng Âm Như Lai, chín người hiệu là Đức Pháp Xưng Vương Như Lai, hai mươi người hiệu là Bất Khả Tư Nghị Ý Vương Như Lai, ba người hiệu là Bảo Tràng Nguyệt Tự Tại Chiếu Mâu-ni Trí Tự Tại Tường Vi Vô Vị Vương Bất Khả Tư Nghị Ý Trí Tạng Như Lai, mười lăm người hiệu là Trí Cao Tràng Như Lai, năm mươi người hiệu là Trí Hải Vương Như Lai, hai người hiệu là Đại Tinh Tấn Âm Tự Tại Vương Cao Đức Kiếp Như Lai, tám mươi người hiệu là Trí Vô Trần Tật Như Lai, chín mươi người hiệu là Tự Tại Chủng Như Lai, một trăm người hiệu là Trí Thiện Vô Cấu Lôi Tự Tại Như Lai, tám mươi người hiệu là Phi Thực Đức Hải Vương Trí Tập Lực Vương Như Lai, bốn mươi người hiệu là Thắng Bồ-đề Tự Tại Vương Như Lai, Mâu-ni Tích Tật Hoa Như Lai, Tích Đức Trí Ý Như Lai, Kim Cang Sư Tử Giới Quang Âm Như Lai, Hiền Thượng Như Lai, Vô Lượng Quang Minh Như Lai, Tam Sư Tử Hỷ Như Lai, Vô Tận Trí Tích Bảo Quang Như Lai, Trí Vô Cấu Như Lai, Trí San Hô Như Lai, Nhị Sư Tử Xưng Như Lai, Thông Đức Vương Như Lai, Pháp Hoa Vũ Như Lai, Quang Dũng Cao Như Lai, Pháp Dũng Vương Vô Cấu Như Lai, Hương Tự Tại Như Lai, Vô Cấu Nhãn Như Lai, Đại Tích Như Lai, A-tăng-kỳ Lực Vương Như Lai, Tự Trí Phước Đức Lực Như Lai, Trí Y Như Lai, Tự Tại Như Lai, A-tăng-kỳ Nhiêu ích Như Lai, Trí Tích Như Lai, Đại Cao Như Lai, Lực Tạng Như Lai, Đức Trầm Như Lai, Chi Hoa Tràng Như Lai, Chiếu Chung Như Lai, Vô Si Đức Vương Như Lai, Kim Cang Thượng Như Lai, Pháp Thắng Như Lai, Thanh Đế Vương Như Lai, Tự Chấp Kim Cang Trì Bảo Như Lai, Tự Tại Dũng Tràng Chỉ Kiếp Như Lai, Lạc Vân Pháp Dụng Bà-la Vương Như Lai, Phổ Đức Hải Vương Như Lai, Trí Tích Như Lai, Trí Diễm Hoa Như Lai, Chúng Thế Chủ Tự Tại Như Lai, Ưu-đàm-bát Hoa Kim Tràn Như Lai, Pháp Tràng Lôi Vương Như Lai, Chiên-đàn Thiện An Ân Khởi Siêu Thế Như Lai, Tràng Tối Đăng Như Lai, Trí Khởi Siêu Như Lai, Kiên Tràng Diệt Như Lai, Pháp Xưng Như Lai, Hàng Ma Đức Diễm Như Lai, Xà-na-ba-la Sa-hầu Như Lai, Trí Đăng Như Lai, An Ẩn Vương Như Lai, Trí Âm Như Lai, Tràng Tập Như Lai, Kim Cang Như Lai, Kim Cang Diệu Như Lai, Trang Nghiêm Vương Như Lai, Xà-dạ Tăng Khí Như Lai, Thiện An Ý Như Lai, Nguyệt Vương Như Lai, Siêu Hống Vương Như Lai, Bà-la Vương Như Lai. Có tám mươi người hiệu là Sư Tử Bộ Như Lai, năm mươi người hiệu là Na-la-diên Thắng Tạng Như Lai, bảy mươi người hiệu là Bảo Tích Đức Như Lai, ba mươi người hiệu là Nguyệt Tạng Như Lai, hai mươi người hiệu là Tinh Tú Xưng Như Lai, ba mươi người hiệu là Đức Lực Bà-la Vương Như Lai, chín mươi người hiệu là Nhuyến Âm Như Lai, Phạm Thượng Kiên Cô Như Lai. Lại có mười người hiệu là Hương Hoa Thắng Xưng Vương Như Lai, bảy mươi người hiệu là Quang Minh Viên Nguyệt Chiếu Vương Như Lai, ba mươi người hiệu là Hương Hoa Thượng Như Lai, Vô Lượng Đức Hải Như Lai, Trí Thượng Như Lai, Diêm-phù Ảnh Như Lai, một trăm lẻ hai người hiệu là Đức Sơn Tràng Như Lai, Sư Tử Tối Như Lai, một trăm lẻ một người hiệu là Long Hống Hoa Diệu Vương Như Lai, Thiện Hương Chủng Vô Ngã Như Lai, Vô Lượng Đức Diệu Vương Kiếp Như Lai. Lại có một ngàn người đồng hiệu là Xả Pháp Trí Long Vương Giải Thoát Giác Thế Hải Nhãn Chỉ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Các ông mỗi người ở mỗi cõi nước khác nhau nhưng trong một ngày, đồng lúc chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, thọ mạng được mười tiểu kiếp, cũng đồng vào Vô thượng Niết-bàn trong cùng một ngày. Sau đó, Chánh pháp nơi các cõi Phật kia tồn tại bảy ngày rồi diệt. Mười ngàn người ấy đều gieo năm vóc sát đất cưng kính làm lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Các ông kiên định khÁc chi rồng Nên dốc học hỏi tích chứa thiện Lục độ gắng tu chớ biếng trễ Xứng danh Đạo sư nơi trời, người. Phẩm 11: VỊ VƯƠNG TỬ THỨ CHÍN ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với vị Vương tử thứ chín tên là A-di-cụ... (nói lược như trên)... Vị Vương tử bạch Phật: -Con sẽ thực hành hạnh Bồ-tát như vầy: Nguyện cho hằng hà sa số các Đức Phật Thế Tôn hiện còn trụ thế trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương chứng minh việc thực hành hạnh Bồ-tát của con. Thưa Đức Thế Tôn, như từ hôm nay đối trước Đức Phật phát tâm Bồ-đề đến khi chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, trong khoảng thời gian đó, con không hề hối hận về việc thực hành hạnh Bồ-đề của minh. Cho tới lúc thành Chánh giác, thệ nguyện luôn bền vững tu tập theo đúng như điều đã nói, không gây não hại cho kẻ khác, cũng khiến con chẳng sinh tâm tu theo hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, tâm ý con chẳng sinh khởi ái dục cùng các thứ: ham ngủ nghỉ, ngạo mạn, khinh lộng, dối trá, não hại, nghi hoặc..., cũng chẳng sát sinh, trộm cắp, làm những việc phi phạm hạnh, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, vô minh, trạo cử, tà kiến, ganh ghét... không bao giờ có tâm bất kính với đạo pháp, cũng không có tâm xa lìa. Từ khi thực hành hạnh Bồ-tát cho đến lúc chứng đắc đạo quả Bồ-đề chớ khiến cho tâm con có những điều như thế. Con nguyện từ nay cho đến khi đạt đạo Bồ-đề, nhất cử nhất động luôn niệm Phật, luôn được gặp Phật, được nghe Pháp, được cúng dường Tăng. Tại các nơi chốn con sinh ra thường được xuất gia, thường chỉ có ba y, mặc y phấn tảo, thường ngồi nơi gốc cây ở chỗ thanh vắng tịch tĩnh, thường đi khất thực, ít ham muốn, biết đủ, thường nói đạo pháp, không nói lời tham đắm, cấu nhiễm. Nguyện cho con đầy đủ vô lượng biện tài, không phạm các tội căn bản, không nói lời dối trá tạp loạn, không hủy báng kiến giải của kẻ khác. Khi vì nữ nhân thuyết pháp thường nghĩ đến pháp không, luôn tư duy về pháp không. Đối với nữ nhân, luôn thận trọng trong lời nói tiếng cười, vì người giảng nói pháp cũng không rời bỏ các uy nghi. Con thường đến với Bồ-tát Đại thừa, có tâm thờ kính như bậc thầy, luôn cúng dường. Nếu con theo người khác nghe đạo pháp thì luôn kính trọng họ như hàng sư trưởng. Con thường cung kính các Sa-môn, Bà-la-môn, tôn trọng, cúng dường, vâng lời như đối trước Đức Như Lai. Khi vì người bố thí, con không phân biệt nên hay không nên bố thí. Đối với pháp thí con không hề sinh lòng ganh ghét. Con đem cả tánh mệnh cứu độ kẻ bị tử tội, đem sự làm việc tinh tấn của mình và của cải để cứu giúp cho chúng sinh bị các ách nạn. Con không nói về chuyện phải, trái, hay, dở đối với người tại gia hay xuất gia. Con thường xem các việc lợi dưỡng, tiếng khen như là lửa cháy, như là độc hại, như là oán thù, lòng luôn xa lánh. Thưa Đức Thế Tôn, nếu từ nay cho đến khi đạt được đạo quả Bồ-clề, mọi thệ nguyện con đã lập trước Đức Thế Tôn được thành tựu viên mãn thì khiến cho hai tay con tự nhiên có bánh xe báu, vành có ngàn nan hoa chiếu sáng rực rỡ. Vương tử A-di-cụ vừa nói xong thì y như sở nguyện, bánh xe báu liền hiện ra nơi tay. Vương tử lại bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu từ nay cho đến khi chứng đắc đạo quả Bồ-đề, mọi ý nguyện đều thành tựu như vậy thì khiến cho bánh xe báu này bay đến giữa hư không nơi cõi Phật có đủ năm thứ ô trược xấu ác, phát ra âm thanh thật lớn như là tiếng của Long vương Nan-đà, Bạt-nan-đà. Ở tất cả cõi Phật đó bánh xe báu kia đều xướng lên lời này: “Bồ-tát thọ ký nhập vào Trí bất vọng niệm”, ‘Tháp tạng tu không bất động ý giới”. Tất cả chúng sinh sinh nơi cõi này đều được nghe Pháp tạng ấy, vừa nghe xong thì mọi thứ ái, dục, sân giận, ngu si chấp ngã, keo kiệt, ganh ghét thảy dứt trừ, khiến đạt được trí suy niệm về cảnh giới của Phật cùng phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Này thiện nam tử, vương tử A-di-cụ đã sai hai bánh xe báu ấy quay thật nhanh, giống như thần thông của các Đức Phật Như Lai, cứ như thế bay đến vô lượng a-tăng-kỳ cõi với năm thứ ô trược xấu ác, không có Phật, trong khắp mười phương, vì các chúng sinh ở đấy xướng lên: “Bồ-tát thọ ký nhập vào Trí bất vọng niệm”, diễn xướng Pháp tạng “Tu không bất động ý giới”. Tất cả chúng sinh ở đó nghe được âm thanh của pháp tạng này rồi thì tất cả mọi thứ ái dục... tâm ý ganh ghét đều tiêu diệt hết, lại đạt được trí nhớ nghĩ về cảnh giới Phật, cũng phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, chỉ trong giây lát, hai bánh xe kia liền trở về lại ngay trước mặt vương tử. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai tán thán vương tử A-di-cụ: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, hạnh nguyện Bồ-tát của ông là rất tốt đẹp cao cả! Ông đã sai khiến hai bánh xe báu tự nhiên này bay đến trong các cõi đủ năm thứ ô trược xấu ác không có Phật kia, khiến cho hàng a-tăng-kỳ ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh an trụ nơi tâm không ô trược, tâm không phiền não, khuyến hóa họ phát tâm Bồ-đề. Này thiện nam tử, vậy nên tự hiệu ông là Vô Não. Này Đại sĩ Vô Não, ông sẽ là bậc Thầy dẫn đường cho đời, có thể chọn lấy cõi Phật trang nghiêm theo ý nguyện của mình! Vương tử A-di-cụ bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con xin nguyện mong đạt được cõi Phật như thế này: tất cả đất đai ở đây đều là vàng ròng, bằng phẳng như bàn tay, có rất nhiều các báu vật của trời ở khắp cõi, không có sành sỏi, các thứ núi đất đá, đất đai tiếp xúc mềm mại như lụa Kiếp-ba chân giẫm xuống thì lún theo, chân đưa lên thì trở lại như cũ. Xin cho nơi thế gian đó không có các tên gọi về địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cõi Phật của con không có các thứ cấu uế, đất nước luôn sực nức mùi hương kỳ diệu hơn cả cõi trời, khắp cõi Phật ấy đều có hoa Thiên mạn-đà-la. Xin cho chúng sinh ở đây không có già, bệnh, không sợ hãi nhau, không gây não loạn cho nhau, không có kẻ chết bất đắc, chết không hối hận, thường nhập tam-muội luôn nhớ nghĩ đến Phật mà mạng chung, sau khi qua đời không bị đọa vào đường ác, không sinh vào cõi có năm thứ xấu ác, cõi không có Phật, từ khi sinh ra cho đến lúc chứng đắc Bồ-đề vào Niết-bàn luôn gặp được Phật, thường được nghe pháp, luôn được cúng dường Tăng, mọi thứ ái dục, sân giận, ngu si đều được giảm thiểu. Chúng sinh ở thế giới đó tất cả đều tu mười nghiệp thiện, không có danh từ thọ giới và phạm giới sám hối, bất cứ loài ma ác nào cũng không thể sai khiến được. Chúng sinh nơi cõi Phật của con không có phân biệt sang hèn, không có các thứ hình dạng xấu xí, dứt mọi chấp trước về ngã và ngã sở. Khiến cho hàng Thanh văn, Bồ-tát ở đấy cho dù trong giấc mộng cũng không phạm lỗi bất tịnh. Tất cả chúng sinh nơi cõi này đều ưa thích giáo pháp, cầu học giáo pháp, nên ở đó hoàn toàn không có kẻ theo dị học, tà kiến, thân tâm của họ không hề mệt nhọc lười trễ, không có hoạn nạn đói khát, mọi chúng sinh đều đạt được năm thần thông, ăn uống đều theo ý muôn, các thức ăn thượng vị có đầy nơi các vật đựng quý báu hiện ra trước mặt như ở các cõi trời thuộc Dục giới. Khiến cho chúng sinh nơi giới này thân tướng luôn thanh tịnh không cội thứ bài tiết xả uế. Ở đấy cũng không có nóng lạnh, nhưng luôn có gió thơm êm dịu thổi mát người, trời, tùy theo ý muốn, có người cầu gió mát mẻ, có người cầu gió ấm áp, có người cầu gió mang hương của hoa Ưu-bát-la, có người cầu gió thơm của cây Mật, có người cầu hương thơm của Hải thử ngạn, có người cầu hương thơm của Đà-già-la, có người cầu hương thơm trầm thủy, có người cầu tất cả các thứ gió thơm... tùy theo tâm niệm nơi người mong cầu thảy đều đạt được khác hẳn với thế giới có năm thứ ô trược xấu ác. Xin cho nơi cõi nước ấy có đài làm bằng bảy báu, trong đài đó có tòa ngồi cũng bằng bảy báu với đủ các thứ chăn nệm gối chạm vào mềm mại như lụa Kiếp-ba. Vì là chỗ ở của người nên chung quanh bảo đài có ao với nước đủ tám thứ công đức luôn đầy tràn, chúng sinh dùng nước đó trong mọi sinh hoạt. Hàng hàng cây Tu-mạn-na thẳng tắp trang nghiêm với vô số những trái, hương, những thứ y phục, lọng báu, chuỗi anh lạc... đủ các thứ tốt đẹp để trang nghiêm cho cây, tùy ý của chúng sinh ưa thích loại y phục nào thì cứ đến nơi cây Như ý lấy mà dùng, cứ như thế, từ hoa cho đến các đồ trang sức cũng tùy ý sử dụng. Cây Bồ-đề do bảy báu tạo thành nơi thế giới của con, cao một ngàn do-tuần, thân lớn một do-tuần, cành lá tỏa rộng một ngàn do-tuần. Gió nhẹ thổi đến khiến cành lá va chạm vào nhau phát ra âm thanh êm dịu hơn hẳn các thứ âm thanh bậc nhất nơi cõi Trời. Đó là âm thanh nói về Ba-la-mật, Thần thông, năm Căn, ngũ Lực, bảy Giác đạo, chúng sinh ở đây nghe được âm thanh này, thì tâm xa lìa mọi nẻo ái dục. Nơi cõi Phật này người nữ thành tựu đầy đủ các công đức như Thiên nữ nơi cõi trời Đâu-suất, lại không có các thứ xú uế, không nói lời hai lưỡi, keo kiệt, ganh ghét, nam nữ ở thế giới ấy không có sự giao tiếp, ân ái. Người nam khi phát sinh tâm dục, đến nhìn người nữ thì chỉ trong giây lát, tâm dục liền diệt, cảm thấy xấu hổ nên bỏ đi, khiến đạt được tam-muội Tịnh vô trần, nhờ diệu lực nơi Tam-muội này nên họ thường lìa xa các nơi của ma quân, không còn phát sinh tâm dục nữa. Người nữ cũng vậy. Khi thấy người nam mà có tâm dục thì liền có thai, sau đấy là tâm dục dứt hết, thai nhi nam hay nữ thân tâm luôn được an vui như chư Thiên nơi cõi trời Đao-lợi, thai nhi nam hay nữ ở cõi Phật của con luôn được niềm an lạc như thế trong bảy ngày bảy đêm. Người nữ mang thai cũng có được niềm vui như các Tỳ-kheo an trụ nơi Đệ nhị thiền, thai nhi nam hay nữ ở trong thai đều không bị các thứ cấu uế bất tịnh. Đến rạng sáng ngày thứ bảy, theo mùi thơm sực nức, hài nhi được sinh ra đời hoàn toàn an lành, người nữ khi sinh cũng không có các nỗi thống khổ nhọc nhằn, cả mẹ con đều vào trong ao tắm gội. Các người nữ này, tâm ý liền xa lìa ái dục, đạt được tam-muội Tịnh vô trần, nhờ diệu lực của Tam-muội ấy nên luôn xa lìa các thứ ma chướng, thường nhập tam-muội. Do nhân duyên từ trước đã tạo hành nghiệp do đó trong nhiều ức kiếp phải mang thân nữ, nay nhờ pháp Tam-muội này nên được lìa bỏ thân nữ, từ đây cho đến khi chứng đắc Bồ-đề vào Niết-bàn không còn phải chịu thân nữ nữa. Lại có những chúng sinh đã tạo tác hành nghiệp nên trải qua vô số kiếp thường theo nẻo thai sinh thọ bao khổ não nguyện khi con chứng đắc đạo quả Bồ-đề, các chúng sinh ấy được nghe danh hiệu con thì tâm sinh vui mừng, đến khi mạng chung liền sinh về cõi nước của con, mọi hành nghiệp đã tạo ra theo nẻo thai sinh đều trừ diệt hết, từ nay cho đến khi chứng đắc đạo Bồ-đề, không còn phải chịu kiếp thai sinh nữa. Những chúng sinh thiện căn đã thành thục thì được hóa sinh trong hoa, chúng sinh nào còn ít phước đức, chưa gieo trồng căn lành thì cho họ theo nẻo thai sinh để trừ hết hành nghiệp, kể cả những người nữ thì cũng vậy, sau đấy mới được dứt hẳn việc sinh bằng thai. Tất cả chúng sinh nơi thế giới của con đều nhận được mọi sự an lạc vi diệu sung mãn. Gió nhẹ thổi từ nơi cây Tu-mạn-na-đa-la-ba-đế phát ra các thứ âm thanh: âm thanh nói về khổ, không, vô thường, vô ngã, người nghe các âm thanh ấy liền được tam-muội Chiếu minh, nhờ diệu lực của Tam-muội nên các chúng sinh ở đấy hiểu rõ về diệu lý Không sâu xa. Trong cõi Phật đó cũng không hề phát ra âm thanh ưa thích ái dục. Thưa Đức Thế Tôn, con an tọa bên gốc cây Bồ-đề, nguyện trong khoảnh khắc chứng được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, đạt được đạo quả Bồ-đề rồi, xin nguyện cho cõi Phật của con không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, cũng không có đêm tối, chỉ lấy hoa khép, hoa nở để làm ngày đêm. Con sẽ phóng ra ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên cõi Phật, không đâu là không rọi đến, do có ánh sáng chiếu soi ấy nên mọi chúng sinh ở đó đều được Thiên nhãn, nhờ Thiên nhãn nên thấy được chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác khắp mười phương. Khi đắc đạo Bồ-đề, con sẽ thuyết pháp khiến cho pháp âm ấy biến hiện khắp ba ngàn cõi Phật, chúng sinh nào được nghe liền phát sinh tâm niệm Phật, tùy theo tư thế đang ở, hoặc đi kinh hành, đi, lui, ngồi, nằm xoay trở... tất cả chúng sinh ấy đều được thấy con, có chỗ nào còn ngờ vực trong giáo pháp thì vừa thấy con là mọi nghi hoặc kia liền hết. Khi con thành Chánh giác nơi mười phường vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật, các chúng sinh hoặc cầu Thanh văn thừa, hoặc cầu Đại thừa, theo con để lãnh hội giáo pháp thì khiến họ đều đạt được các pháp Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni thâm diệu, an trụ nơi bậc Bất thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đề Vô thượng, khiến cho Tăng chúng Thanh văn của con nhiều vô số vô lượng, không thể tính kể được, ngoại trừ Đức Như Lai. Lúc con chứng đắc đạo quả Bồ-đề, bất cứ nơi nào con đến hành hóa, những chỗ con bước chân qua đều mọc lên hoa sen ngàn cánh, sắc vàng ròng, con sẽ khiến hoa ấy đi đến các cõi không có Phật, hoa kia đến nơi liền xưng tán danh hiệu con, chúng sinh ở những cõi ấy nghe danh xưng của con liền phát sinh niềm hỷ lạc, bèn đem hết mọi thiện căn có để hồi hướng nguyện sinh về cõi nước của con thì đến khi mạng chung họ đều được vãng sinh về đó. Nguyện cho Tăng chúng Thanh văn của con không có Sa-môn cấu nhiễm, không có lời nịnh hót gian dối, cho tất cả chúng sinh cũng đều như vậy. Xin nguyện cho quyến thuộc của con luôn quý trọng đạo pháp, không tham của cải, không coi trọng vinh hoa lợi dưỡng, ưa đạo lý vô thường, khổ, không, vô ngã, tinh tấn dốc tu, kính Phật, ưa Pháp, trọng Tăng, các hàng Bồ-tát bất thoái được hội nhập chốn tâm không, tùy nơi hành hóa thường thuyết giảng pháp Bát-nhã ba-la-mật, cho đến khi chứng đắc đạo quả Bồ-đề không hề quên mất pháp ấy. Khi con thành Bậc Chánh Giác, xin cho con trụ thế được mười ngàn đại kiếp, sau khi con vào Niết-bàn thì Chánh pháp trụ thế được một ngàn kiếp. Đức Phật khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Ông đã phát nguyện và nhận lấy cõi Phật thanh tịnh. Này Đại sĩ A-súc, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, ở phương Đông cách đây một ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Lạc hỷ, thành tựu đủ mọi trang nghiêm đúng như sở nguyện của ông, ở cõi ấy, ông sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, danh hiệu là A-súc gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng cúng cho đến Phật Thế Tôn. Bồ-tát A-súc bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con thành tựu viên mãn như vậy, thì ở trong tất cả thế giới, chúng sinh thuộc ấm, giới, nhập, đều trở thành loại hữu hình, các loại chúng sinh ấy, tất cả đều có tâm từ bi, tâm không oán giận, tâm không uế trược, thân ý luôn được an vui giống như hàng Bồ-tát Thập trụ địa an tọa nơi hoa sen nhập tam-muội, thân tâm thanh tịnh, an lạc, các chúng sinh kia tâm ý an lạc cũng như vậy. Nếu quả như thế thì con gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai thì khiến cho mặt đất đều trở nên màu vàng ròng. Này thiện nam tử, khi Bồ-tát A-súc gieo năm vóc sát đất làm lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, tức thì tất cả chúng sinh đều có được sự an lạc vi diệu và đúng như sở nguyện của Bồ-tát, tất cả mặt đất đều trở nên màu vàng ròng. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Động tĩnh diệu âm, tâm dứt não Bánh xe mầu nhiệm nơi tay ông Chúng sinh nhiều ức, tâm Từ khởi Là Bậc Thế Tôn ý thanh tịnh. Phẩm 12: CÁC VƯƠNG TỬ ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải-Tế nói với vị Vương tử thứ mười tên Ni-ma-ni... (lượt bớt) Vương tử Ni-ma-ni lập thệ nguyện cũng như Vương tử A-súc: Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên mãn như thế, thì khiến cho tất cả chúng sinh đều có được tâm niệm Phật, nơi tay họ cùng có sẵn hương liệu Hải ngạn chiên-đàn, họ đều đem tất cả các thứ hương thượng diệu ấy cúng dường Phật. Đức Phật nói: Hay thay!Hay thay! Này thiện nam tử, sở nguyện của ông thật vô cùng vi diệu. Ông đã có thể khiến cho trong tay của tất cả chúng sinh đều có thứ diệu hương Hải ngạn chiên-đàn, lại phát tâm niệm Phật. Này thiện nam tử, vậy nên tự danh của ông là Hương Thủ. Này Đại sĩ Hương Thủ, vào đời vị lai trải, qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, đến phần còn lại của hằng hà sa số kiếp thứ hai, khi đức A-súc Như Lai vào Niết-bàn, chánh pháp của Ngài đã diệt, khoảng sau bảy ngày, này Đại sĩ Hương Thủ, nơi thế giới đó ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Kim Hoa Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri... Phật Thế Tôn. Bồ-tát Hương Thủ bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được viên mãn như thế thì khi con gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn sẽ khiến cho trong toàn bộ khu vườn này hoa Chiêm-bặc mưa xuống khắp nơi. Này thiện nam tử, bấy giờ khi Bồ-tát Hương Thủ gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai tức thì khắp trong khu vườn ấy mưa xuống vô số hoa Chiêm-bặc. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Đây nức hương diệu ý thiện đức Khắp vườn tuôn mưa hoa Chiêm-bặc Đạo mầu thanh tịnh ông hiển bày Độ muôn loài đạt đến bờ giác. Này thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế nói với Vương tử thứ mười một tên là Sư Tử... (nói lược)... Vương tử liền dùng thứ cờ báu dâng lên Đức Bảo Tạng Như Lai và nêu bày sở nguyện cũng như Bồ-tát Hương Thủ không khác, Bảo Tạng Như Lai nói: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, với sở nguyện như thế nên tự danh của ông là Bảo Thắng. Vào đời vị lai qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, Đức Kim Hoa Như Lai đã vào Niết-bàn, Chánh pháp của Ngài đã diệt, sau đó trọn ba kiếp, thế giới An lạc sẽ có tên là Diêu lạc, ông sẽ ở nơi cõi ấy thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng hiệu là Tự Tại Long Lôi Âm Như Lai... Phật, Thế Tôn, cõi nước ấy trang nghiêm như thế giới của Phật A-súc không khác. Bồ-tát Bảo Thắng bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con được viên mãn như thế thì khi con đảnh lễ nơi chân Đức Phật, xin cho tất cả chúng sinh có được tâm viên như tâm của Bồ-tát an trụ nơi pháp tam-muội Bình đẳng từ bi, tất cả chúng sinh đều được lợi ích phát tâm cầu đạo Bồ-đề đều không thoái chuyển nơi đạo quả ấy. Này thiện nam tử, lúc Bồ-tát Bảo Thắng gieo năm vóc sát đất cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai thì tất cả chúng sinh đều có được tâm niệm như vậy, gọi là các chúng sinh được an trụ nơi tâm Từ bi. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai bảo Bồ-tát Bảo Thắng: Đại trượng phu tâm thiện dũng mãnh Hay vì chúng sinh vững thệ nguyện An lập bao người tâm thanh tịnh Là Bậc Thế Tôn cõi trời, người. ... (nói lược)... Năm trăm vị vương tử như Ma-xà-bà... đều lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm giống như Bồ-tát Hư Không Ấn đã lập nguyện chọn lấy cõi Phật thanh tịnh. Đức Bảo Tạng Như Lai đều thọ ký đạo quả Bồ-đề tối thượng cho họ và nói: -Các ông sẽ cùng một lúc, ở các thế giới khác nhau chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Lại có bốn trăm vị vương tử cũng lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm như Bồ-tát Đoạn Kim Cang Tuệ Chiếu Minh đã lập nguyện. Đức Bảo Tạng Như Lai cũng đều thọ ký cho họ thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng mỗi vị đều ở nơi thế giới khác nhau. Lại có tám mươi chín vị vương tử lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm như Bồ-tát Phổ Hiền. Lại có tám vạn bốn ngàn vị Tiểu quốc vương đều lập nguyện chọn lấy cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm. Đức Bảo Tạng Như Lai thảy đều thọ ký cho họ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, mỗi vị đều ở mỗi thế giới khác nhau nhưng đều chứng đắc đạo quả Bồ-đề. Chín mươi hai ức chúng sinh cũng thế, họ đều lập nguyện chọn cõi tịnh để tu. Đức Bảo Tạng Như Lai cũng đều thọ ký cho họ đạo quả Giác ngộ Tối thượng và nói: -Các vị cùng trong một lúc, ở mỗi thế giới khác nhau, sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Phẩm 13: TÁM MƯƠI NGƯỜI CON ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế có tám mươi người con, đều là em của Đức Bảo Tạng Như Lai. Người thứ nhất tên là Hải Tự Tại Đồng Chân. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế bảo Hải Tự Tại: -Này Đồng Chân, nay con nên chọn lấy cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm! Hải Tự Tại nói: -Thưa Đại sư, ngài nên phát ra tiếng rống của Sư tử trước! Đại Sư bảo: -Thệ nguyện của ta sẽ được bày tỏ sau cùng. Hải Tự Tại liền bạch: -Con nên chọn cõi thanh tịnh hay cõi bất tịnh? Đại sư bảo: -Nếu Bồ-tát có đủ đức đại bi mới chọn lấy cõi bất tịnh để hóa độ các chúng sinh tâm ý cấu uế, tà kiến. Này Đồng Chân, con nên tự biết phải chọn cõi nào! Này thiện nam tử, khi ấy Đồng Chân Hải Tự Tại đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con dốc cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng, xin được chứng đắc đạo quả Bồ-đề vi diệu trong cõi loài người thọ mạng là tám vạn năm như thế giới của Đức Thế Tôn hiện nay. Con nguyện xin cho chúng sinh nơi thế giới của con ít tham dục, sân giận, ngu si, sợ hãi, nhàm chán... nơi sinh tử do thân phải chịu bao khổ nạn, khiến họ đến chỗ con xin xuất gia học đạo, con sẽ vì họ thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên mãn như vậy thì kính xin Đức Thế Tôn thọ ký cho con đạo quả Bồ-đề tối thượng. Đức Bảo Tạng Như Lai nói: -Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, thuộc kiếp Tán hoa bốn châu thiên hạ của cõi Phật này tên là Diệu thắng, ông sẽ ở trong thế giới loài người sống lâu tám vạn năm chứng đắc đạo quả Bồ-đề, hiệu là Bảo Tích Như Lai... Phật Thế Tôn. Hải Tự Tại bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con được viên mãn như thế thì xin cho khắp khu vườn này trời mưa xuống toàn châu ngọc màu đỏ, tất cả nơi các cây đều phát ra năm thứ âm nhạc vi diệu. Này thiện nam tử, khi Đồng Chân Hải Tự Tại năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai thì khắp khu vườn mưa xuống vô số châu ngọc đỏ, tất cả cây đều phát ra năm thứ âm nhạc. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Trí tuệ vô tận, uy lực lớn Lòng từ thương xót khắp người trời Sở cầu viên mãn chúng sinh tịnh Thành Phật dốc hóa độ quần mê. Người con thứ hai của Bà-la-môn Hải Tế tên là Thành Tựu, thưa với Phật: -Con cũng xin lập thệ nguyện như anh Hải Tự Tại... (nói lược). Đức Phật Bảo Tạng nói: -Này Đồng Chân, ông cũng ở vào kiếp Tán hoa, cõi Phật nơi bốn châu thiên hạ là Diệu thắng, trong thế giới loài người thọ mạng là tám vạn tuổi, sẽ thành Phật hiệu là Chiếu Minh Hoa Như Lai... Phật Thế Tôn. Đức Phật bảo người con thứ ba của Bà-la-môn Hải Tế: -Ông ở vào thế giới loài người thọ mạng là hai ngàn tuổi, sẽ thành tựu đạo quả Bồ-đề, hiệu là Nguyệt Trì Vương Như Lai... Phật Thế Tôn. ...Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho các người còn lại đều thành tựu đạo quả Bồ-đề, hiệu là: Tu-ma-na Như Lai, Sơn Vương Như Lai, Chế Nhãn Như Lai, Phạm Thượng Như Lai, Diêm-phù Ảnh Như Lai, Mãn Như Lai, Cao Như Lai, Bảo Sơn Như Lai, Hải Tạng Như Lai, Na-la-diên Như Lai, Thi-xu-na Mâu-ni Như Lai, Mâu-ni Chủ Như Lai, Kiều-trần-như Như Lai, Sư Tử Bộ Như Lai, Trí Tràng Như Lai, Phật Thanh Như Lai, Tối Thắng Như Lai, Khai Hóa Như Lai, Nhiêu ích Như Lai, Tuệ Minh Như Lai, Đế Chủ Như Lai, Tịch Tuệ Như La, Tác Hỷ Như Lai, Vô Nộ Vương Như Lai, Kim Ngân Như Lai, Ma-ê-đỗ Như Lai, Nhật Hỷ Như Lai, Bảo Phát Như Lai, Thiện Minh Như Lai, Bối-ma Như Lai, Thiện Hỷ Như Lai, Phạm Chinh Như Lai, Hống Như Lai, Pháp Nguyệt Như Lai, Hiện Nghị Như Lai, Xưng Hỷ Như Lai, Xưng Thượng Như Lai, Đoan Chính Hương Như Lai, Tứ Diệu Căn Như Lai, Tu-ni-xà-đỗ Như Lai, Thích Nhiễu Như Lai, Thiện Ý Như Lai, Diệu Thừa Tuệ Như Lai, Kim Tràng Như Lai, Thiện Mục Như Lai, Thiên Tịnh Như Lai, Tịnh Đạo Như Lai, Thiện Hiện Như Lai, Thừa Tràng Như Lai, Tỳ-lâu-ba-xoa Như Lai, Phạm Âm Như Lai, Đức Tụ Như Lai, Đức Vô Trần Như Lai, Ma-ni Quang Như Lai, Diễm Khí Như Lai, Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Âm Tự Tại Như Lai, Nhĩ Thành Như Lai, Tối Tôn Như Lai, Hoa Thành Như Lai, Đẳng Hoa Như Lai, Vô Não Như Lai, Nhật Tạng Như Lai, Lạc Tự Tại Như Lai, Nguyệt Như Lai, Long Xỉ Như Lai, Kim Cang Chiếu Như Lai, Xưng Vương Như Lai, Thường Quang Như Lai, Thắng Quang Như Lai, Tát-nê-trữ Như Lai, Trí Thành Như Lai, Hương Tự Tại Như Lai, Bà-la Chủ Như Lai, Na-la-diên Tạng Như Lai, Nguyệt Tạng Như Lai. Này thiện nam tử, người con út của Đại sư Hải Tế tên là Vô Khủng Úy, bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, Ngài đã thọ ký cho bảy mươi chín Đồng chân vào kiếp Tán hoa thành tựu đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Thưa Đức Thế Tôn, con sẽ phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác đến hết kiếp Tán hoa, xin cho con được chứng đắc đạo quả sau cùng, lúc ấy thì thọ mạng của con bằng thọ mạng của bảy mươi chín vị Phật cộng lại, thệ nguyện độ chúng sinh cũng như họ. Các vị Phật kia dùng giáo pháp Ba thừa để hóa độ chúng sinh thì con cũng thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Khi con thành Phật có vô số chúng Thanh văn cũng bằng số chúng Thanh văn nơi các vị kia hiện có. Bảy mươi chín vị Phật kia ra đời ở kiếp Tán hoa hóa độ chúng sinh được làm thân người, khi nửa kiếp đầu đã hết, con đắc đạo quả Giác ngộ Tối thượng, con sẽ khiến cho tất cả chúng sinh ấy an trụ nơi Ba thừa. Thưa Đức Thế Tôn, nếu như sở nguyện của con được thành tựu như vậy thì mong Đức Phật, thọ ký cho con đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai khen Vô Khủng Úy: -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, ông đã có thể vì vô số chúng sinh phát tâm đại từ bi đem lại lợi ích cho họ. Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến một hằng hà sa số a- tăng-kỳ kiếp thứ hai, khi kiếp Tán hoa đã hết một nửa, ông sẽ thành tựu đạo quả Giác ngộ Tối thượng sau cùng, hiệu là Vô Thượng Dũng Vương Như Lai... Phật Thế Tôn. Như vậy, bảy mươi chín vị Phật kia trụ thế cộng lại được nửa kiếp, riêng một mình ông sẽ trụ thế một nửa kiếp, đồng thời mọi sở nguyện của ông đều sẽ thành tựu. Vô Khủng Úy bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu như ý nguyện của con được viên mãn như vậy thì khi con gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn, xin khiến cho trời mưa hoa sen xanh rất thơm, vô cùng vi diệu khắp trên cõi Phật này. Những chúng sinh ngửi được mùi hương ấy thì bốn đại điều hòa, các bệnh đều giảm hết. Này thiện nam tử, khi Đồng chân Vô Khủng Úy gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai thì khắp cả cõi Phật trời mưa xuống vô số hoa sen xanh vi diệu, chúng sinh ngửi được mùi hương ấy, tứ đại được điều hòa, tất cả các bệnh đều khỏi. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ: Tu đại bi tâm khéo điều phục Chư Phật Thế Tôn đều quý kính Mọi thứ phiền não thảy đoạn trừ Tất đạt được kho tàng trí tuệ. Phẩm 14: BA ỨC THIẾU ĐỒNG TỬ ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, ba ức đệ tử của Bà-la-mon Hải Tế, như đã nói, họ ngồi nơi cửa vườn, khi có người đi vào thì họ đem ba quy y, khuyến hóa khiến cho những chúng sinh kia phát tâm Bồ-đề. Bấy giời Bà-la-môn Hải Tế bảo các đệ tử: Này các đồng tử, các con nên phát tâm Bồ-đề Vô thượng, tùy theo chỗ mong cầu mà chọn lấy cõi Phật, trước đức Như Lai, các con thành tâm bày tỏ lời thệ nguyện. Trong số này có một đồng tử tên là Nguyệt Nhẫn, bạch với Thầy: -Đạo quả giác ngộ ấy như thế nào? Nên tích chứa đức gì? Nên tu tập những hạnh gì? Nên có những suy niệm gì để đạt được đạo quả Bồ-đề? Đại sư nói: -Này Đồng tử, Bồ-tát phải hội đủ bốn Vô lượng tạng mới đạt được đạo Bồ-đề. Những gì là bốn? Đó là đủ Phước tạng vô tận, đủ Trí tạng vô tận, đủ Tuệ tạng vô tận, đủ tất cả Phật pháp tạng vô tận. Đó gọi là đầy đủ bốn Vô tận tạng. Thiện nam tử, Như Lai nói về đạo Bồ-đề như là pháp môn tích tập chung các công đức thanh tịnh để vượt khỏi sinh tử. Bồ-tát đầy đủ hạnh Bố thí là để hóa độ chúng sinh. Bồ-tát đầy đủ Trì giới là nhằm thành tựu mọi nguyện lực. Bồ-tát đầy đủ nhẫn nhục là để đạt được tướng hảo trọn vẹn. Bồ-tát đầy đủ Tinh tấn là để hoàn thành các sự việc. Bồ-tát đầy đủ Thiền định để điều phục tâm ý. Bồ-tát đầy đủ Trí tuệ là để diệt hết mọi phiền não trói buộc. Bồ-tát đầy đủ Đa văn vì để đạt vô số biện tài. Bồ-tát đầy đủ Công đức là nhằm đem lại ích lợi cho tất cả chúng sinh. Bồ-tát đầy đủ Trí vì để có được vô lượng trí tuệ vô ngại. Bồ-tát đầy đủ pháp Chỉ là để thuận theo tâm thiện tạo tác. Bồ-tát đầy đủ pháp Quán là nhằm dứt trừ mọi nghi hoặc. Bồ-tát đầy đủ tâm Từ là nhằm đạt tâm vô ngại. Bồ-tát đầy đủ tâm Bi là vì hóa độ chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán. Bồ-tát đầy đủ tâm Hỷ vì luôn ưa thích theo đạo pháp. Bồ-tát đầy đủ tâm Xả vì đã dứt trừ được mọi nẻo yêu ghét. Bồ- tát đầy đủ Sự lãnh hội pháp vì đã diệt trừ được mọi chướng ngại. Bồ- tát đầy đủ Pháp xuất thế vì đã lìa bỏ được tất cả các pháp hữu vi. Bồ- tát đầy đủ Trụ xứ tịch tĩnh vì nhằm diệt hết nghiệp bất thiện, tu tập làm tăng trưởng nghiệp thiện. Bồ-tát đầy đủ Niệm vì đã đạt được sự hộ trì. Bồ-tát đầy đủ Ý chí vì dốc đạt được sự hiểu biết sâu rộng. Bồ- tát đầy đủ Chí nguyện dũng mãnh vì đã tỏ ngộ được diệu nghĩa nơi pháp. Bồ-tát đầy đủ Niệm xứ vì đã quán về thân thọ, tâm, pháp. Bồ- tát đầy đủ Chánh xả vì đã dứt bỏ các pháp bết thiện, tu tập viên mãn tất cả các pháp thiện. Bồ-tát đầy đủ Thần thông vì thân tâm luôn được nhẹ nhàng. Bồ-tát đầy đủ Căn vì luôn thu nhiếp trọn vẹn các căn. Bồ-tát đầy đủ Lực vì đã diệt trừ được tất cả các thứ phiền não. Bồ-tát đầy đủ Giác phần vì đã biết rõ về thật tướng của các pháp. Bồ-tát đầy đủ Sáu pháp hòa kính là để ứng hợp trong việc hóa độ chúng sinh khiến tâm được thanh tịnh. Này Đồng tử, đấy gọi là Pháp môn gồm đủ đức thanh tịnh để vượt khỏi sinh tử. Nguyệt Nhẫn đồng tử bạch với thầy: -Con nghe Đức Thế Tôn dạy, bố thí thì được phú quý lớn, quyến thuộc đông đúc. Trì giới thì được sinh lên cõi trời Đa văn thì được trí tuệ lớn. Đức Thế Tôn cũng dạy tu tập phước đức thanh tịnh là nhằm vượt qua sinh tử. Đại sư dạy: -Này Đồng tử, có người ưa bố thí cầu phước trong vòng sinh tử thì như con đã nói. Này Đồng tử, nếu hàng thiện nam, tín nữ tin nơi đạo Bồ-đề để bố thí vì nhằm điều phục tâm ý. Trì giới là nhằm giữ tâm tịch diệt, cầu đa văn là nhằm dứt trừ tâm uế trước. Tu tập từ bi là nhằm làm tăng trưởng tâm đại bi. Còn các pháp khác thì dùng trí tuệ theo phương tiện tích tập đầy đủ để hành trì. Này Đồng tử, đây là sự tập hợp đầy đủ về đạo Bồ-đề. Đức như thế, tu như thế, niệm như thế thì mới đạt được đạo quả Bồ-đề. Đạo Bồ-đề phải tu tập hành trì như thế mới thành tựu. Này các Đồng tử, nên dốc cầu đạo Bồ-đề. Đạo Bồ-đề thanh tịnh, các con nên chí tâm lập nguyện tất sẽ đạt được viên mãn. Đạo Bồ-đề thanh tịnh có thể khiến cho tâm ý thanh tịnh. Đạo Bồ-đề là chánh đạo, không dối nịnh, trừ diệt hết mọi thứ trói buộc. Này các Đồng tử, đạo Bồ-đề là an ổn có thể dẫn đến cảnh giới Niết-bàn vô thượng. Vậy nên các con hôm nay nên theo ý mình lập nguyện, chọn lấy cõi Phật trang nghiêm, thanh tịnh hay không thanh tịnh! Này thiện nam tử, bấy giờ đồng tử Nguyệt Nhẫn đến trước Đức Như Lai Bảo Tạng, gối phải quỳ sát đất, chắp tay bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, con nay cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, nếu các chúng sinh nơi cõi Phật uế trược này ít tham dục, sân giận, ngu si, không quên mất, tâm không cấu nhiễm, tâm không oán hận, tâm không keo kiệt, ganh ghét, tâm không theo nẻo tà kiến trụ nơi chánh biến, xa lìa tâm bất thiện, thường cầu tâm thiện, tâm không theo ba đường ác, cầu tâm nơi cõi người, trời, tâm tích tập căn lành trong ba nẻo phước địa, cầu tâm nơi Ba thừa... thì bấy giờ con sẽ ở nơi thế giới ấy thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được viên mãn như thế thì khiến cho nơi hai tay con tự nhiên có voi quý, mạnh mẽ. Vừa phát nguyện xong, nhờ thần lực của Đức Phật, nên trong hai tay của đồng tử ấy tự nhiên có voi quý hiện ra thân toàn màu trắng, bảy chi đầy đủ. Nhìn thấy sự việc như vậy xong và bảo chúng: -Voi quý này! Hai ngươi hãy bay lên hư không, đi khắp cõi này làm mưa xuống nước đủ tám thứ công đức vi diệu, tỏa hương thơm lừng để thức tỉnh tất cả chúng sinh nơi cõi Phật, khiến cho những giọt mưa ấy khi chạm vào thân họ, hoặc ai ngửi được mùi thơm kia thì khiến diệt trừ sạch năm thứ ngăn che là tham ái, giận dữ, ham ngủ nghỉ, dao động xuất và nghi ngờ. Đồng tử vừa nói xong, tức thì hai con voi quý kia liền bay vút lên hư không như đại lực sĩ phóng mũi tên cực nhanh. Hai con voi quý kia làm theo sự việc như đã nói, xong thì trở về trước mặt đồng tử Nguyệt Nhẫn. Này thiện nam tử, lúc ấy đồng tử Nguyệt Nhẫn vô cùng vui mừng. Đức Bảo Tạng Như Lai bảo đồng tử Nguyệt Nhẫn: -Này thiện nam tử, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a- tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, trong kiếp Chiếu Minh, ở cõi Phật tên là Minh Tập, đồng tử sẽ thành Phật nơi bốn châu thiên hạ ấy, danh hiệu là Bảo Cái Dũng Quang Như Lai... Phật Thế Tôn. Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Nguyệt Nhẫn gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai. Đức Bảo Tạng nói kệ: Tâm thanh tịnh dứt mọi trần cấu Đã thọ ký vô số chúng sinh Đạo Bồ-đề tối thượng, vi diệu Sẽ dẫn đường cho khắp muôn loài. ...(nói lược) Ngoại trừ một ngàn người, số đồng tử còn lại trong ba ức kia đều ở cõi Phật này lập thệ nguyện chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Đức Bảo Tạng Như Lai đều thọ ký cho họ. Những vị cuối cùng trong số này có danh hiệu là Tỳ-bà-thi Như Lai, Thi-khí Như Lai, Tỳ-thi-la-phi Như Lai. Đó là việc thọ ký cho các đồng tử. Phẩm 15: MỘT NGÀN ĐỒNG TỬ ĐƯỢC THỌ KÝ Một ngàn đồng tử này đều thông thạo bốn bộ Tỳ-đà, người lớn hơn hết được tất cả tôn kính như bậc thầy tên là Phi-do-tỳ-sư-nữu. Phi-do-tỳ-sư-nữu bạch Phật: -Con muốn ở nơi cõi Phật có đủ năm thứ ô trược kia chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì những chúng sinh còn rất nặng nề, hết sức sâu nặng như tham dục, sân giận, ngu si, nhiều phiền não... mà thuyết giảng đạo pháp cho họ. Đồng tử Nguyệt Man, một trong số một ngàn đồng tử ấy bạch với Đại sư Hải Tế: -Tôn giả Phi-do-tỳ-sư-nữu ấy do thấy rõ được những sự việc gì nên mới lập nguyện ở cõi Phật có đủ năm thứ uế trược mà chứng đắc đạo quả Bồ-đề? Đại sư bảo: -Này Đồng tử, Bồ-tát có đủ tâm đại bi thì mới ở nơi cõi Phật có đủ năm thứ uế trược mà thành tựu đạo quả Bồ-đề. Vì chúng sinh ở đấy không ai dẫn dắt, không nơi hướng về, bị khốn khổ trong ách nạn của các phiền não, tà kiến trói buộc nên Bồ-tát phải ra sức cứu độ, đưa họ về nơi lợi ích, giáo hóa các loài trong biển sinh tử đó, khiến họ an trụ nơi chánh kiến, đem vị cam lộ của Niết-bàn chan hòa khắp nơi chúng sinh. Đây là thể hiện sự lập nguyện đại bi của Bồ-tát đối với cõi Phật có đủ năm thứ ô trược. Đức Bảo Tạng Như Lai nói: -Này Đại sĩ Phi-do-tỳ-sư-nữu, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, về phương Đông, vượt qua số cõi Phật nhiều như vi trần, có thế giới tên là Kết sử tràng, nơi thế giới đó, bậc Trượng phu hoàn hảo là ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Chủ Sơn Vương Như Lai... Phật, Thế Tôn. Phi-do-tỳ-sư-nữu bạch với Đức Phật: -Khi con đảnh lễ nơi chân Đức Thê Tôn, kính xin Đức Thế Tôn sẽ dùng đôi tay trăm phước đức trang nghiêm xoa trên đỉnh đầu con. Này thiện nam tử, khi đồng tử Phi-do-tỳ-sư-nữu, đầu mặt chạm sát đất, cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn thì Đức Bảo Tạng Như Lai liền lấy hai tay xoa lên đỉnh đầu của Bồ-tát Phi-do-tỳ-sư-nữu nói: Khởi tâm đại bi, trí tuệ sâu Hạnh Bồ-tát dốc sức tu tập Lực vững đoạn trừ mọi phiền não Sẽ thành Phật hóa độ muôn loài. Thiện nam tử, bấy giờ đồng tử Nguyệt Man, hướng về Đức Bảo Tạng Như Lai, gối phải quỳ xuống đất, bạch Phật: ị -Thưa Đức Thế Tôn, con ngưyện ở nơi cõi Phật này phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, ở thế giới đó chúng sinh thường bị ba độc là tham dục, giận dữ, ngu si chi phối, chẳng trụ nơi pháp lành, ở thế giới đó, con người, kể cá những người bất thiện thọ bốn vạn tuổi, bấy giờ con sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Đức Bảo Tạng Như Lai nói: -Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, có thế giới tên là Sa-ha. Vì sao tên là Sa-ha? Vì chúng sinh ở cõi đó cam chịu vui thích với tham dục, sân giận, ngu si... tất cả những thứ phiền não trói buộc họ thảy đều cam chịu, do nhân duyên ấy nên có tên là Sa-ha. Bấy giờ, có đại kiếp tên là Hiền. Sao gọi là Hiền? Vì trong kiếp này, chúng sinh phần nhiều hành động theo tham dục, sân giận, ngu si, chấp ngã, lại có hàng ngàn Đức Phật Thế Tôn ra đời ở đây. Này bậc trượng phu xuất chúng! Vào đầu kiếp Hiền, trong cõi đời con người thọ bốn vạn tuổi, ông sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng trước hết, hiệu là Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai. Phật, Thế Tôn, sẽ thuyết giảng giáo pháp về Ba thừa, có vô số chúng sinh bị trôi giạt theo dòng chảy sinh lão bệnh tử, ông sẽ hóa độ đưa họ đến bến bờ Niết-bàn giải thoát. Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Nguyệt Man gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, rồi lui ra ngồi qua một bên. Lúc này, đồng tử thứ hai tên là Khâm-bà-la đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch: -Bạch Đức Thế Tôn, con muốn tiếp theo đức Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, ở trong cõi người có thọ mạng là ba vạn năm, sẽ thành Phật. Đức Phật Bảo Tạng nói: -Này Đồng tử, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, nơi cõi nước Sa-ha vừa vào kiếp Hiền, kế sau đức Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, ở trong cõi người có thọ mạng là ba vạn tuổi, ông sẽ chứng đắc quả vị Phật, hiệu là Ca-na-ca Mâu-ni gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri... Phật Thế Tôn, danh xưng của ông được lưu truyền khắp nơi. Đồng tử Khâm-bà-la được Đức Thế Tôn thọ ký rồi, liền cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, đi nhiễu quanh ba vòng, lại đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai tung hoa cúng dường Phật, xong thì chắp tay đọc kệ khen ngợi: Khéo tạo hòa hợp đúng thứ lớp Dứt mọi loạn nhơ xưng tịnh diệu Tâm ý cao rộng muôn tôn kính Thuyết giảng đạo giác ngộ sáng tỏa Trăm phước viên mãn, hưng đức chúng Vòng quanh núi kết lập đạo tràng Mâu-ni hành hóa không lầm lỗi Thọ ký Bồ-đề mọi chúng sinh. Này thiện nam tử, bấy giờ đồng tử tên là Hậu Nhiếp ở trước Phật dùng giường làm bằng bảy báu đáng giá ngàn vàng, rồi đặt trên đó hình bát vàng đựng đầy bảy báu, đồ đựng nước tắm bằng vàng, tất cả dâng lên cúng dường Đức Phật cùng chư Tăng và bạch Phật: -Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, nơi kiếp Hiền kia con sẽ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Bấy giờ các điều thiện giảm đi, điều ác hiện nhiều, chúng sinh nặng nề đến tham dục, sân giận, ngu si, keo kiệt, ganh ghét, nương theo hàng tri thức xấu ác, tà kiến, ưa thân cận tâm bất thiện căn, xa lìa tâm thiện căn, không có tâm chánh kiến, chỉ có tâm tà mạng, loạn động; Đức Ca-na-ca Mâu-ni Như Lai nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp của Ngài cũng suy diệt, sau đó chúng sinh sống trong cảnh tối tăm, đời không có thầy dẫn đường, ở trong cõi người thọ hai vạn tuổi này con sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai bảo đồng tử Hậu Nhiếp: -Hay thay! Hay thay! Này Bà-la-môn, ông là hạng Trượng phu ưu tú đầy đủ trí sáng suốt, ở trong cõi người xấu ác ứng hiện ra đời, từ đây cho đến khi cõi người thọ mạng là hai vạn tuổi, khi ấy thế giới lâm vào cảnh tối tăm không thầy dẫn dắt, ông lập nguyện thành Bậc Chánh Giác ở đó, vậy nên, này trượng phu xuất chúng, nay hiệu của ông là Minh Trí Bi Ý. Này Đại sĩ Minh Trí Bi Ý, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, tức ở thế giới Sa-ha này, tại kiếp Hiền, trong cõi người thọ hai vạn tuổi, ông sẽ thành Phật hiệu là Ca-diếp gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai... Phật Thế Tôn. Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Minh Trí Bi Ý gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, rồi đứng qua một bên, dùng bột thơm, xâu chuỗi hoa tung lên cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai và đọc kệ khen ngợi: Biết nhiều, người tôn quý Đều sinh tâm mừng vui Dùng ngôn từ hay khéo Trí thiện nơi trời, người Chứng sinh được thọ ký Làm Phật khắp mọi nơi Thần thông và trí tuệ... Pháp Phật vô lượng lời Ngài hiện Bồ-đề hạnh Nên con xin kính lễ. Này thiện nam tử, khi ấy Bà-la-môn Hải Tế đã khuyến khích, chỉ dẫn khiến cho đồng tử thứ tư tên là Vô Cấu Ý giác ngộ. Bấy giờ, đồng tử Vô Cấu Ý liền đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch: -Thế Tôn, con nguyện như vầy: Ở tại kiếp Hiền của thế giới này mà cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng không phải ở trong đời năm trược xấu ác như quốc độ của Phật Ca-diếp. Sau khi Đức Ca-diếp Như Lai nhập Niết-bàn, Chánh pháp của Ngài sưy diệt, ở trong cõi người thọ mạng còn một vạn tuổi, tâm ý bố thí, trì giới, tu định của chúng sinh đều giảm thiểu, xa lìa, bảy thứ tài sản của bậc Thánh, tôn hàng ác tri thức làm thầy, lòng chẳng thích cầu nơi ba phước địa, cũng chẳng ưa tu tập ba nghiệp lành, trái lại, họ ưa tạo ba nghiệp ác, do các phiền não khiến cho tâm ý tối tăm rối loạn nên chẳng dốc cầu đạo pháp tam thừa. Vào lúc ấy hãy còn không có người có thể biện biệt, thực hiện được hạnh Bồ-đề huống là ở cõi người thọ mạng còn một ngàn tuổi cho đến chỉ còn một trăm tuổi. Lúc này chúng sinh không có danh từ thiện, huống là người thực hành pháp thiện. Đời đủ năm thứ ô trược này thọ mạng của con người giảm dần cho đến khi chỉ còn mười tuổi thì kiếp binh đao nổi lên, liền khi ấy, con sẽ từ trên cõi trời thị hiện xuống nơi thế gian cứu vớt chúng sinh, khiến họ bỏ điều bất thiện, vì họ, dốc thuyết giảng pháp thiện, giúp cho các chúng sinh kia an trụ nơi mười nghiệp lành, dùng các nghiệp thiện để diệt trừ mọi thứ phiền não trói buộc chúng sinh và cũng dứt trừ luôn năm thứ ô trược. Từ đó, cho đến khi cõi người thọ mạng tăng đến tám vạn tuổi con mới thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Vì bấy giờ chúng sinh đã giảm bớt tham dục, sân giận, ngu si, vô minh, keo kiệt, ganh ghét, con sẽ thuyết giảng chánh pháp, khiến họ an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa. Bạch Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con được thành tựu thì kính xin Đức Thế Tôn thọ ký cho con đạo quả Bồ-đề tối thượng. Bạch Thế Tôn, giả sử con không được thọ ký như thế, thì con sẽ cầu quả vị Thanh văn hoặc Bích-chi-phật để mau thoát khỏi sinh tử. Đức Bảo Tạng Như Lai nói: -Thiện nam tử, Bồ-tát có bốn thứ biếng trễ. Nếu Bồ-tát có đủ các thứ biếng trễ đó thì ưa cuộc sông sinh tử, mãi đắm chìm theo nẻo khổ trong sinh tử, không mau chứng được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Bốn thứ biếng trễ ấy là gì? Đó là có Bồ-tát: 1. Oai nghi thấp kém. 2. Đồng học thấp kém. 3. Phân biệt bố thí thấp kém. 4. Chí nguyện thấp kém. Sao gọi là Bồ-tát có oai nghi thấp kém? Như có Bồ-tát không giữ gìn thân khẩu ý, hay không thâu nhiếp các oai nghi. Thế nào là Bồ-tát đồng học thấp kém? Tức Bồ-tát cùng theo học với hàng Thanh văn, Duyên giác. Thế nào là Bồ-tát bố thí thấp kém? Không bố thí tất cả, không bố thí mọi nơi. Bố thí nhằm cầu phước lạc ở nơi cõi Người, Trời. Thế nào là Bồ-tát chí nguyện thấp kém? Không chí thành lập nguyện cầu đạt cõi Phật trang nghiêm, để hóa độ hóa chúng sinh. Đủ bốn pháp biếng trễ ấy, Bồ-tát sẽ chịu khổ lâu dài nơi sinh tử, không chóng thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Lại có bốn pháp, Bồ-tát nào thành tựu đủ bốn pháp này thì chóng đạt đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1. Luôn giữ gìn thân khẩu ý. 2. Luôn thân cận với người tu học pháp Đại thừa. 3. Bố thí tất cả, bố thí mọi nơi, vì phát tâm Từ bi nhằm giải thoát mọi nẻo khổ cho tất cả chúng sinh. 4. Chí thành lập nguyện cầu đạt được cõi Phật trang nghiêm để hóa độ chúng sinh. Đó là bốn pháp, Bồ-tát làm đúng như vậy sẽ mau đạt được đạo quả Chánh giác. Lại có bốn pháp, Bồ-tát thực hành đầy đủ thì thu nhiếp được đạo Bồ-đề. Những gì là bốn pháp? Đó là: 1. Chuyên cần thực hành Bố thí ba-la-mật. 2. Cứu giúp vô lượng chúng sinh. 3. Tu tập đủ các pháp thiền định. 4. Thần thông tự tại. Lại có bốn pháp khiến tâm không nhàm chán, Bồ-tát phải thực hành đầy đủ. Đó là bố thí không chán, nghe pháp không chán, nhiếp phục chúng sinh không chán, thệ nguyện không chán. Lại có bốn Vô tận tạng mà Bồ-tát phải thành tựu đủ. Đó là: Tín vô tận tạng, Thuyết pháp vô tận tạng, Hồi hướng vô tận tạng, Cứu giúp những chúng sinh nghèo khổ vô tận tạng. Lại có bốn pháp thanh tịnh mà Bồ-tát phải thành tựu. Đó là: 1. Giữ giới thanh tịnh vì không có ngã. 2. Thiền tịnh thanh tịnh vì không còn chấp về chúng sinh. 3. Trí tuệ thanh tịnh vì không chấp về thọ mạng. 4. Giải thoát tri kiến thanh tịnh vì không còn chấp về người. Bồ-tát nhờ bốn pháp này mà mau thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, chuyển pháp luân như hư không, pháp luân không thể nghĩ bàn, pháp luân không thể xưng lường, pháp luân vô ngã, pháp luân không ngôn thuyết, pháp luân giả hiện, pháp luân khiến chúng sinh chán lìa khổ nơi sinh tử, pháp luân chưa từng có. Này ông Vô Cấu Ý, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, thuộc về kiếp Hiền chưa lâu, năm thứ ô trược đã trừ, thọ mạng ở đó chuyển tăng dần, đến khi con người thọ được tám vạn tuổi, ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Di-lặc với mười tôn hiệu gồm đủ: Như Lai cho đến Phật Thế Tôn. Bà-la-môn Vô Cấu Ý liền gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai xong, đứng sang một bên, tung bột hương xâu chuỗi hoa cúng dường Đức Thế Tôn và đọc kệ khen ngợi: Mặt Ngài như trăng tròn Tướng Bạch hào như tuyết Thân tịnh như núi vàng Ai chẳng nguyện Thế Tôn. Như chúa thú uy dũng Đức nhiều soi thế gian Khắp nơi đều sáng tỏ Nay thọ ký cho con. Đại sư Bà-la-môn Hải Tế đã khuyến hóa một ngàn đồng tử kia, chỉ trừ một người, còn lại thảy đều thông bốn bộ Tỳ-đà tất cả đều phát tâm Bồ-đề... chứng được đạo quả Chánh giác, đó là Ca-la-ca- tôn-đà Như Lai, Ca-na-ca Mâu-ni Như Lai, Ca-diếp Như Lai, Di-lặc Như Lai. Người thứ năm tên là Sư Tử Quang Minh, cũng như trong số ngàn người ấy, chỉ trừ hai người, thảy đều thông suốt bốn bộ Tỳ-đà, tất cả đều lập nguyện với Đức Bảo Tạng Như Lai trong kiếp Hiền này và đều được thọ ký đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trong số này, người nhỏ nhất tên Trì Đại Lực, cũng được Đại sư Hải Tế giáo hóa khiến phát tâm Bồ-đề. Đại sư bảo: -Này Trì Đại Lực, chớ nên quan sát lâu dài mà lìa bỏ tâm cầu giác ngộ của Bồ-tát. Hãy vì chúng sinh mà phát tâm đại bi. Đại sư dùng kệ bảo: Chúng sinh lão, bệnh, tử Chìm nơi dòng sông ái Ở ba cõi đáng sợ Thọ thai mang hình hài Uống kết độc cùng hại Mênh mông khổ đốt thiêu Si mê mất nẻo thiện Bị sinh tử bức bách Ba cõi khổ cháy tràn Đều bám nơi tà kiến Tất cả ở năm đường Như bánh xe luôn quay Chúng sinh thiếu mắt pháp Cứu họ không một ai Tu tuệ trừ nghi hoặc Nay nên cầu quả Phật Vì đời, cạn sông ái Làm cầu nối hai bờ Cởi tháo mọi trói buộc Tâm hồi hướng Bồ-đề Trừ mê, mở pháp nhãn Cho người đạo Vô thượng Lửa sinh tử ba cõi Đem pháp vị dập tắt Mau nên vì lợi người Đến lễ Đức Mâu-ni Nên lập thệ nguyện vững Làm Phật, thầy trong đời Vỗ về thảy quần sinh Cứu độ khắp các cõi Chỉ bày đạo giải thoát Căn, lực, cùng bảy giác Nhằm cầu mưa pháp diệu Diệt khổ cho chúng sinh. Thiện nam tử, bấy giờ đồng tử Trì Đại Lực thưa với thầy: -Thưa Đại sư, con không ưa nơi sinh tử, ham cầu tôn đức, lại không cầu đạo quả Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ dốc cầu quả vị Vô thượng thừa. Con đã quan sát về nơi chốn hóa độ, chờ thời gian để lập nguyện. Thưa Đại sư, vậy nên con luôn tư duy các việc ấy cho đến nay. Xin chờ con trong giây lát để nghe tiếng sư tử rống của con. Này thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế tạm rời đồng tử này, trở lại bảo năm người đệ tử là những người thường theo hầu Đại sư, rằng: -Này các đồng tử, các ông nên phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Năm người bạch với Thầy: -Chúng con không có của cải, vật báu để cúng dường Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, cũng chưa gieo trồng căn lành thì làm sao phát tâm Bồ-đề được? Này thiện nam tử, khi ấy Đại sư Bà-la-môn Hải Tế gọi các đệ tử kia lại. Người thứ nhất tên là Ca-la-phù-thù, Đại sư bèn cho vòng ngọc đeo nơi tai bằng bảy báu. Người thứ hai tên là Tha-la-phù-thù, Đại sư cũng cho vòng ngọc đeo nơi tai bằng bảy báu, người thứ ba tên là Xà-la-phù-thù, Đại sư lại cho giường quý bằng bảy báu. Người thứ tư tên là Khư-dà-phù-thù thì Đại sư cho chiếc gậy bằng bảy báu. Người thứ năm tên là Tà-la-phù-thù thì Đại sư lại cho chậu đựng nước tắm bằng vàng ròng. Rồi bảo họ: -Các ông hãy đem những này đến cúng dường Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, rồi phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Năm người thị giả liền đến thẳng chỗ Đức Thế Tôn, mỗi người đem đồ mang theo dâng lên Đức Phật và chư Tăng rồi bạch với Phật: - Cúi xin Đức Thế Tôn thọ ký cho chúng con đạo quả Giác ngộ Vô thượng, ở trong kiếp Hiền kia sẽ thành Bậc Chánh Giác... (nói lược). Này thiện nam tử, lúc ấy Đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho đồng tử Ca-la-phù-thù đạo quả Bồ-đề, ở trong kiếp Hiền có danh hiệu là Kiên Âm Như Lai. Tiếp theo là thọ ký cho các đồng tử: Tha-la-phù-thù có danh hiệu là Lạc Tướng Ý Như Lai; Xà-la-phù-thù có danh hiệu là Thương Đạo Như Lai; Khư-dà-phù-thù có danh hiệu là Ái Thanh Như Lai; Ta-la-phù-thù có danh hiệu là Thanh Diệp Kết Vương Như Lai. Đức Phật vừa thọ ký cho năm đồng tử vào kiếp Hiền sẽ thành Bậc Chánh Giác xong thì Đại sư Hải Tế lại bảo Trì Đại Lực: -Này Trì Đại Lực, ở trước Đức Thế Tôn hôm nay, ông nên lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm theo ý mình, đem pháp vị cam lộ ban cho tất cả chúng sinh, chuyên tâm tinh tấn thực hành hạnh Bồ-tát, chớ nên quan sát quá lâu. Nói rồi, Đại sư bèn dẫn Trì Đại Lực đến chỗ Đức Phật! Này thiện nam tử, khi ấy đồng tử Trì Đại Lực ở trước Đức Thế Tôn bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, vào đời vị lai, trong kiếp Hiền ấy sẽ có bao nhiêu vị Phật ra đời sau Đức Như Lai? Đức Bảo Tạng Như Lai nói: -Này Đồng tử, trong nửa kiếp Hiền sẽ có một ngàn bốn trăm vị Phật xuất hiện ở đời. Đồng tử lại bạch Phật: -Bạch Đức Thế Tôn, trong kiếp Hiền kia, tất cả chư Phật Thế Tôn đều lần lượt nhập Niết-bàn, thời cuối cùng của kiếp đó, đồng tử Ta-la-phù-thù sẽ thành Phật hiệu là Thanh Diệp Kết Vương Như Lai, vào thời gian đó con nguyện sẽ thực hành hạnh Bồ-đề, hạnh khó, hạnh khổ như Bố thí, Trì giới, Tu định, Đa văn, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Tùy thuận phước đức, Trí tuệ, con sẽ đầy đủ. Ở trong kiếp Hiền ấy, tất cả các vị Phật vừa thành Bậc Đại Giác con nguyện bố thí, cúng dường trước tiên. Sau khi các vị ấy nhập Niết-bàn, đối với xá-lợi và chánh pháp của chư vị thì con xin dốc tâm cúng dường xá-lợi, hộ trì chánh pháp. Chúng sinh thiếu giới hạnh thì con khuyên họ trì giới và sống trong giới hạnh. Chúng sinh bị khổ nạn theo tà kiến thì con khuyến hóa họ theo chánh kiến và sống trong chánh kiến. Chúng sinh tâm ý tán loạn thì con khuyến hóa họ an trụ trong chánh định. Người không có oai nghi, con khiến họ sống có oai nghi. Con sẽ vì chúng sinh thị hiện vô số các hành vi thiện. Chư Phật kia nhập Niết-bàn, chánh pháp sắp suy diệt, con sẽ ở nơi thế giới ấy thắp sáng ngọn đèn chánh pháp, luôn hộ trì khiến không bị đoạn tuyệt. Lúc kiếp binh đao dấy khởi con sẽ khuyến hóa chúng sinh khiến họ không sát sinh cho đến đạt được chánh kiến. Con dùng mười nghiệp lành để cứu chúng sinh ra khỏi nẻo tà vạy, đem họ vào đường lành, tiêu trừ hành vi độc ác, tối tăm, khai thị cho họ phương pháp hành thiện. Con sẽ diệt trừ năm thứ ô trược nơi thế gian, từ kiếp trược đến mạng trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược. Nơi kiếp đói khát, con sẽ khuyến hóa chúng sinh thực hành pháp Bố thí ba-la-mật và an trụ trong pháp đó. Con dùng sáu pháp Ba-la-mật để trừ diệt tất cả kiếp đói khát, loạn động, tranh giành cùng oán hại, ganh ghét,... trừ diệt hết những trói buộc cấu uế cho chúng sinh. Vào kiếp dịch bệnh, con sẽ dùng sáu sự hòa kính bốn nhiếp pháp để khuyến hóa chúng sinh, khiến họ an trụ nơi các pháp ây, cùng diệt hết cho chúng sinh các thứ bệnh tật, tốìităm cùng mọi sự trói buộc. Tất cả cõi Phật ở thế giới Ta-bà trong nửa kiếp Hiền, con sẽ cứu độ mọi khổ ách của chúng sinh như thế. Một ngàn bốn trăm Đức Thế Tôn xuất hiện ở đời, rồi nhập Niết-bàn, tất cả chánh pháp của chư Phật ấy bị hủy diệt, thì ở trong kiếp Hiền, sau đấy con sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Như một ngàn bốn trăm Đức Phật ở kiếp Hiền kia thọ mạng bao nhiêu thì khi con đắc đạo Bồ-đề rồi, thọ mạng của con cũng bằng các Ngài. Như số chúng Thanh văn của chư Phật kia bao nhiêu thì số chúng Thanh văn của con cũng sẽ như vậy. Một ngàn bốn trăm Đức Như Lai ấy đã hóa độ được bao nhiêu chúng sinh thì một mình con cũng hóa độ được bằng số lượng đó. Người tu học đạo quả Thanh văn, giả sử họ vi phạm giới cấm, rơi vào rừng tà kiến, không tôn kính chư Phật, lòng đầy ganh ghét, dấy tâm ác phá đạo pháp, Tăng chúng, gây nhiều tội lỗi, phỉ báng Thánh hiền, hủy hoại Chánh pháp, tạo nghiệp vô gián, con nguyện khi đạt được đạo quả Bồ-đề, ở trong nẻo sinh tử sẽ cứu vớt tất cả đám ấy đem đặt yên nơi thành Niết-bàn Vô úy. Sau khi con nhập Niết-bàn, chánh pháp cùng lúc diệt hết theo kiếp Hiền chấm dứt. Chánh pháp của con đã diệt, kiếp Hiền đã hết thì sẽ khiến cho xá-lợi của răng và thân con biến thành vô lượng a-tăng-kỳ hóa thân Phật, thân trang nghiêm đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, mỗi một tướng tự trang nghiêm với tám mươi vẻ đẹp. Các Hóa Phật ấy đi đến vô lượng a-tăng-kỳ cõi nước không có Phật, khắp mười phương mỗi một vị Hóa Phật khuyến hóa vô lượng a-tăng-kỳ chúng sinh khiến họ an trụ nơi Ba thừa. Như cõi Phật kia bị kiếp tai họa hủy hoại thì khiến Hóa Phật đến đó cứu giúp chúng sinh như trước đã nói. Sau đấy, mới khiến ngọc Xá-lợi thành ngọc báu Như ý ma-ni. Ở các cõi Phật khác, nếu có chúng sinh thiếu thốn, không có châu báu thì ngọc Như ý sẽ tìm đến đó, thị hiện mưa đầy châu báu để tàng trữ. Lại có cõi Phật khác, chúng sinh thiếu các nghiệp lành, bị bệnh tật hành hạ, thì ngọc Như ý cũng đến cõi đó mưa hương thơm Hải ngạn, Ngưu đầu chiên-đàn, khiến mưa hương thơm ấy diệt trừ mọi bệnh hoạn nơi thân tâm cùng khổ ách của tà kiến cho chúng sinh, làm cho họ siêng năng tu tập ba thứ phước địa, mạng chung được sinh lên cõi trời. Thưa Đức Thế Tôn, khi con thực hành hạnh Bồ-tát dốc đem những điều như vậy để tế độ chúng sinh, thì đến lúc chứng đắc quả vị Bồ-đề con cũng sẽ hành hóa Phật sự như thế. Sau khi con nhập Niết-bàn xá-lợi của con cũng đi đến để cứu giúp chúng sinh trong vô lượng vô biên các cõi Phật như vậy. Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con không được thành tựu, tất con không thể vì chúng sinh làm bậc Y vương mà cứu độ họ, thì khiến cho con khi lễ Phật rồi không được thấy các Đức Phật còn trụ thế thuyết pháp trong vô lượng vô biên thế giới khắp mười phương, hôm nay Đức Thế Tôn cũng không thọ ký cho con đạo quả Giác ngộ Tối thượng như hiện nay Đức Thế Tôn đã thọ ký đạo quả ấy cho vô số chúng sinh. Lại cũng khiến cho con không thấy các Đức Phật Thế Tôn kia, cũng không được nghe âm thanh của đạo Bồ-đề. Nếu như sở nguyện của con không được viên mãn, thì khiến con mãi lưu chuyển trong vòng sinh tử, không nghe được âm thanh của Phật, âm thanh của Pháp, âm thanh của Tăng, âm thanh của nghiệp thiện, khiến cho các âm thanh ấy không hề đến nơi tai con, khiến cho con thường bị đọa nơi địa ngục A-tỳ. Bấy giờ Bảo Tạng Như Lai bảo đồng tử Trì Đại Lực: -Hay thay! Hay thay! Bậc Trượng phu xuất chúng! Ông sẽ là bậc Đại y vương để độ thoát mọi khổ nạn cho chúng sinh. Vậy nên danh hiệu ông là Vô Cấu Minh Dược Vương! Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, trong kiếp Hiền, một ngàn bốn trăm vị Như Lai thành Phật chưa lâu, ông sẽ cúng dường trước tiên... và sự việc diễn ra đúng như nguyện ước của ông. Khi Đức Như Lai Thanh Diệp Kết Vương nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp của Ngài suy diệt, ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Lâu Chí Như Lai, cho đến Phật Thế Tôn, thọ mạng được nửa kiếp, số lượng chúng Thanh văn của một ngàn bốn trăm Đức Phật ở kiếp Hiền bằng sô chúng Thanh văn của một mình ông. Số chúng sinh đã được hóa độ của ông bằng tổng số chúng sinh được hóa độ của họ. Sau khi ông nhập Niết-bàn, lúc chánh pháp của ông suy diệt, thì kiếp Hiền cũng tận diệt, xá-lợi của răng và thân ông biến thành các Hóa Phật, tất cả như sở nguyện của ông đã nói ở trước. Này thiện nam tử, khi ấy Bồ-tát Vô Cấu Minh Dược Vương bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên mãn như thế, thì kính xin Đức Thế Tôn dùng tướng trăm phước trang nghiêm nơi chân đặt lên đỉnh đầu con. Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai liền dùng tướng trăm phước trang nghiêm nơi chân xoa lên đỉnh đầu Bồ-tát. Này thiện nam tử, Bồ-tát Vô Cấu Minh Dược Vương bấy giờ tâm ý rất vui mừng, liền năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, xong rồi lui ra đứng một bên Bà-la-môn Hải Tế lấy áo Thiên kiếp-ba-dục trao cho Bồ-tát và khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Này Trượng phu, sở nguyện của ông là vô cùng tốt đẹp. Từ nay về sau khỏi cần ta dẫn dắt mà tự hành hóa theo sở nguyện của mình. HẾT QUYỂN 4 8 Phẩm 16: ĐẠI SƯ LẬP NGUYỆN Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế suy nghĩ: -Ta đã khuyến hóa nhiều ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đến với đạo Giác ngộ Vô thượng. Hôm nay, trong đại chúng này, các vị đại sĩ ở đây, đều đã lập diệu nguyện chọn lấy cõi Phật thanh tịnh, chỉ trừ Phi-do-tỳ-sư-nữu, trong Hiền kiếp các vị ấy cũng đều xa lìa cõi đời xấu ác. Ta nghĩ, nên ở trong cõi đời xấu ác đem pháp vị ban phát cho mọi chúng sinh, phải nên kiên cố dũng mãnh đem tiếng rống của Sư tử như thế khiến cho đại chúng Bồ-tát được chứng kiến việc chưa từng có, lại còn khiến cho tất cả chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la và người đời cùng chắp tay làm lễ cung kính đối với ta, khiên Đức Phật Thế Tôn khen ngợi “Hay thay” và thọ ký cho ta, cả các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế vì chúng sinh thuyết pháp trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới khắp mười phương, khi nghe ta rống tiếng sư tử, cũng khen ta “Hay thay” và cũng đều thọ ký cho ta đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, cùng sai sứ giả đến đem lời an ủi khích lệ cho ta, khiến đại chúng ở đây đều được nghe thấy. Ta sẽ ở đây, vì đời sau lập thệ nguyện thành tựu đầy đủ tâm đại bi của Bồ-tát, khiến về sau, cho đến khi ta đạt được đạo quả Bồ-đề nếu có chúng sinh nào được nghe lời nguyện của ta thì họ cũng thấy được việc hết sức hy hữu. Lại nữa, sau này như có Bồ-tát nào thành tựu đầy đủ tâm đại bi thì cũng khiến họ lập nguyện nhận lấy cõi Phật như vậy để chứng đắc đạo quả Bồ-đề. Trong thế giới ấy, những chúng sinh không biết Chánh pháp, sống nơi tối tăm, bệnh tật, bị trói buộc, chìm đắm theo sinh tử thì các vị Bồ-tát ấy sẽ cứu vớt, dẫn dắt, vì các chúng sinh ấy thuyết giảng đạo pháp. Cho đến sau khi ta nhập Niết-bàn, các Đức Phật Thế Tôn trong vô biên cõi Phật nhiều không thể lường tính, không thể nghĩ bàn, đều ở trước chúng Bồ-tát xưng tụng, tán thán ta, lại vì các Bồ-tát ấy thuyết giảng về những thệ nguyện của ta, khiến các Bồ-tát đều tiếp nhận được diệu lực của tâm đại bi, nghe được lời nguyện của ta là được nghe một việc chưa từng có, đối với chúng sinh, họ đều dấy khởi tâm đại bi, phát nguyện như ta hôm nay không khác, tức cũng thành tựu đạo quả Bồ-đề nơi thế giới xấu ác có đủ năm thứ ô trược ở trong bốn dòng nước dữ cứu thoát muôn loài mù tối, đem Ba thừa giáo pháp hóa độ họ, cho đến khi đạt được đạo quả Niết-bàn. Này thiện nam tử, quốc sư Bà-la-môn Hải Tế suy nghĩ về tâm nguyện đại bi đầy đủ như thế rồi, bèn sửa lại y phục, bày vai áo bên phải, đi đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai. Ngay khi ấy có hàng ức na-do-tha trăm ngàn chư Thiên nơi hư không tấu lên hàng ức thiên nhạc, mưa xuống thiên hoa và đồng thanh khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Bậc Đại trượng phu đang đi đến chỗ Đức Thế Tôn để phát diệu nguyện, đem nước trí tuệ diệt trừ mọi thứ phiền não, khổ buộc của chúng sinh trong cõi đời. Bấy giờ, tất cả đại chúng đều chắp tay hướng về Đại sư đồng thanh tán thán: -Hay thay! Hay thay! Bậc được trí tuệ vi diệu, đem lại lợi ích nhiều cho chúng con. Ý nghĩa mầu nhiệm trong thệ nguyện bền vững của Ngài chúng con muốn được nghe. Khi Đại sư đến chỗ Đức Thế Tôn, gối phải vừa quỳ xuống đất, thì nơi cõi Phật San-đề-lam cùng cả ba ngàn Đại thiên thế giới đều hiện đủ sáu cách chấn động. Mọi thứ chuông, linh, loa, trống tự nhiên vang lên. Chim chóc, muông thú đều phát ra âm thanh êm dịu, các loại cây khô trên thế gian đều ra hoa lá. Tất cả chúng sinh trụ nơi đại địa trong ba ngàn đại thiên thế giới này, hoặc đã được khuyên phát tâm Bồ-đề, hoặc chưa được khuyên, ngoại trừ ba nẻo địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, tất cả đều đạt được những tâm: tâm lợi ích rộng lớn, tâm thuần thiện, tâm không oán hại, ganh ghét, tâm không uế trược, tâm Từ bi, tâm chưa từng có thảy đều sung mãn. Các chúng sinh trụ trên đều được thấy hoan hỷ, nên dùng các loại hoa, hương, âm nhạc, cờ phướn, lọng báu, y phục với âm thanh êm dịu cúng dường khen ngợi, vì họ muốn được nghe thệ nguyện của Đại sư. Cho đến cả chư Thiên cõi trời A-ca-ni-trá cũng xuống cõi Diêm-phù-đề trụ giữa hư không, mang theo cấc thứ thiên hoa, thiên hương, cờ phướn, dù lọng... để cúng dường vì muốn được nghe lời phát nguyện ấy. Bấy giờ, Bà-la-môn Hải Tế chắp tay đọc kệ ngợi khen Đức Bảo Tạng Như Lai: An trụ Tam-muội như Phạm vương Dung quang uy nghiêm như Đế Thích Bố thí tài sản như Luân vương Giữ gìn châu báu như Thần chủ. Đức hiền hòa, rống tiếng Sư tử Kiên cố, chẳng động như Tu-di Dứt mọi sân giận tâm như biển Hiện nhẫn, tốt xấu tâm như đất. Như dòng nước lớn diệt cấu uế Rừng kết sử đã thiêu đốt sạch Như gió lướt không chút vướng mắc Mở bày chân thật như Đại thiên. Tuôn mưa pháp vũ như Long vương Chúng sinh thế gian thảy sung mãn Như Luận sư hàng phục ngoại đạo Hương đức tỏa ngát như hoa Trời. Âm thanh hòa nhã như Phạm thiên Như Đại y vương trừ khổ não Tâm bình đẳng khắp như mẹ hiền Như cha lành nhiếp phục muôn loài. Như kim cang phá trừ oán kết Chặt đứt nhanh ái như kiếm thần Là thuyền trưởng cứu vớt chúng sinh Là bậc Giác ngộ ba trí tuệ. Như mặt trăng tỏa sáng trong, dịu Như mặt trời muôn hoa người nở Bốn quả quý sinh từ cây quý Thánh chúng vây quanh như phượng hoàng. Ý ngài sâu rộng như biển cả Tâm luôn bình đẳng như cỏ cây Quán tánh các pháp thảy đều không Tùy thuận, hòa hợp như dòng nước. Phật đã thọ ký cho bao người Thành tựu diệu tướng đủ đại bi Con cũng khuyên hóa vô lượng chúng Nay xin Phật thọ ký cho con Đời năm trược thành bậc giác ngộ Đưa chúng sinh đến nẻo giải thoát. Thiện nam tử, Đại sư Bà-la-môn Hải Tế dùng kệ tán dương Đức Bảo Tạng Như Lai rồi tức thì tất cả đại chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, người đời đều khen ngợi: -Hay thay! Hay thay!”. Đại sư lại bạch Phật: - Thưa Đức Thế Tôn, con đã khuyến hóa được nhiều ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đến với đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Những chúng sinh ấy, mỗi người đã quan sát và nhận lấy cõi Phật vi diệu đem tâm ý thanh tịnh vun trồng các căn lành, dễ dàng trong việc hóa độ chúng sinh. Một ngàn bốn trăm người: như đồng tử Nguyệt Man... đều thông hiểu bốn bộ Tỳ-đà-la... Đức Như Lai đã thọ ký cho họ trong Hiền kiếp sẽ thành Chánh giác. Các bậc Trượng phu đó cũng đem Ba thừa giáo pháp hóa độ các chúng sinh nhiều tham dục, sân giận, ngu si, chấp ngã khiến họ an trụ nơi ba thứ giáo pháp ấy. Nhưng rồi các vị ấy cũng rời bỏ cõi thế gian xấu ác, phiền não, kết sử nặng nề, cũng lìa bỏ chúng sinh tạo nghiệp vô gián, bài báng Chánh pháp, hủy hoại Thánh hiền, theo tà kiến, từ bỏ bảy thứ tài sản Thánh thiện, không biết phụng dưỡng cha mẹ, không biết kính trọng Sa-môn, không biệt đãi Bà-la-môn, không biết làm ân, không biết tạo phước đức, không sợ quả báo đời sau, không cầu ba đức lành nơi cõi trời, người, tạo ba việc bất thiện, theo mười nghiệp ác, bị tất cả thiện tri thức ruồng bỏ, tất cả bậc trí tuệ đều chê trách, bị dòng nước dữ phiền não trong ba cõi cuốn trôi, mất hút trong sông tro nung đốt trong sinh tử, do ngu si, mê mờ che phủ, nên lìa bỏ các nghiệp lành. Những chúng sinh như vậy, thế giới của chư Phật không dung nạp, ruồng bỏ nên đến tập hợp ở thế gian này. Do lìa bỏ căn lành, luôn tích tập các căn chẳng lành, bị khốn đốn nơi tà đạo, sống trong cảnh sinh tử khổ não mênh mông. Thế giới Ta-bà, trong Hiền kiếp, tuổi thọ của con người chuyển đến mức một ngàn năm, thì vào lúc ấy, các hạng trí giả và các bậc trượng phu xuất chúng kia cũng đều bỏ rơi các chúng sinh xấu ác kia. Bấy giờ, những chúng sinh đó cũng sẽ bị nhân duyên sinh tử trong ba cõi bức bách, sẽ rơi vào tình trạng không người cứu độ, không có đích để hướng đến, không có chỗ quy y, bị khổ nạn vây hãm. Bỏ rơi các chúng sinh như vậy để nhận lấy cõi Phật tịnh diệu, chọn lấy chúng sinh tâm ý thanh tịnh dễ hóa độ, đã vun trồng các căn lành, tinh tấn không biếng trễ, từng gần gũi cúng dường chư Phật để hóa độ. Thưa Đức Thế Tôn, sự việc thế có nên chăng? Đức Bảo Tạng Như Lai bảo: -Đúng thế! Đúng thế! Này bậc Đại sư, Ta tùy theo chỗ lập nguyện của họ xin chọn cõi Phật trang nghiêm như thế nào mà thọ ký cho họ như thế! Đại sư Hải Tế thưa: -Bạch Đức Thế Tôn, tâm con dao động như tàu lá chuối, tình ý ưu tư, thân thể tiều tụy. Tất cả các vị Đại Bồ-tát này đều phát tâm đại bi, nhưng lại xa lánh cõi xấu ác đầy dẫy, bỏ rơi tất cả chúng sinh đang ở chốn tối tăm. Bạch Đức Thế Tôn, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ rồi qua hai hằng hà sa số a-tăng-kỳ, đến phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ thứ ba trong kiếp Hiền, đợi đến khi thọ mạng của người đời còn một ngàn năm, con có thể vào thời điểm ấy sống nơi sinh tử mà thành hạnh Bồ-tát, không dùng nguyện lực mà sẽ thực hành sáu Ba-la-mật để hóa độ chúng sinh, đúng như Đức Phật đã dạy: “Nên đem tài vật mà bố thí, đó là pháp Bố thí ba-la-mật”. Khi con thực hành Bố thí ba-la-mật nếu có chúng sinh theo con cầu xin các vật cần dùng thì con sẽ cung cấp đầy đủ các thứ ăn uống, y phục, vật dụng để nằm ngồi, vườn rừng, phòng xá, đồ trang sức, hương hoa, thuốc men chữa bệnh, cờ phướn, dù lọng, của tiền, ngựa voi, xe cộ, vàng bạc, các thứ ngọc báu Ma-ni trân châu, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, mai khôi, cùng các thứ báu khác... Vì luôn thương tưởng đến chúng sinh nên con hoan hỷ thực hành bố thí như thế, nhằm hóa độ chúng sinh nên không mong cầu quả báo, vì dốc để nhiếp phục chúng sinh nên luôn bố thí đầy đủ. Nếu có chúng sinh cầu xin những thứ rất khó lìa bỏ, con cũng đáp ứng cho họ, như là cầu xin nô tỳ, làng xóm, thành ấp, cung điện, ngôi vua, thê thiếp, con cái, cả tay, chân, mắt, mũi, tai, lưỡi, da dẻ, máu, thịt, xương tủy, cả đến thân mạng... vì luôn thương tưởng chúng sinh nên con rất hoan hỷ đem bố thí những thứ như vậy, không cầu phước báo, chỉ nhằm nhiếp phục hóa độ chúng sinh. Con sẽ thực hành pháp Bốthí ba-la-mật như thế. Từ trước, chưa từng có Bồ-tát nào cầu đạo Giác ngộ Vô thượng có thể hành Bố thí ba-la-mật như thế. Về sau, cũng không có Bồ-tát nào cầu đạo quả Bồ-đề tối thượng, thực hiện được cuộc đại thí như vậy. Trong vô lượng a-tăng-kỳ ức na-do-tha trăm ngàn kiếp, tại những nơi sinh ra, con luôn dốc cầu đạo Giác ngộ Vô thượng, thực hành Bố thí ba-la-mật. Con sẽ làm cho các vị Bồ-tát có đủ tâm đại bi sau này muốn cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng, hành hạnh Bồ-tát cũng sẽ phát tâm thực hiện Bố thí ba-la-mật như vậy. Khi con thực hành Trì giới ba-la-mật, vì dốc cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng nên luôn hành trì giới luật, tu tập những hạnh khó làm, hạnh khổ vô cùng, như trước đã nói. Ở nơi cảnh giới không đọa lạc, quán thân ta là vô ngã, đó là Nhẫn nhục ba-la-mật, con sẽ tu tập pháp Nhẫn nhục ba- la-mật như đã nói ở trên. Lại nhàm chán các pháp hữu vi là khổ, không, thấy rõ các pháp vô vi tịch tĩnh nên dốc tu tập đạo Vô thượng không thoái chuyển, đó là Tinh tấn ba-la-mật. Đối với tất cả các nẻo tạo tác đều lìa bỏ, hành trì bình đẳng tâm không, đó là Thiền ba-la-mật. Thật sự thấu rõ tánh của các pháp vốn không sinh nên không diệt, đó là Bát-nhã ba-la-mật. Trong vô lượng a-tăng-kỳ ức na-do-tha trăm ngàn kiếp, con sẽ đem hết dũng lực kiên trì để thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Trước con, không có Bồ-tát nào cầu đạo Giác ngộ Vô thượng đủ dũng lực kiên cố hành trì Bát-nhã ba-la-mật như con. Sau này, cũng không có Bồ-tát nào khi cầu đạo Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng đủ dũng lực, kiên cố để thực hành Bát-nhã ba-la-mật như con đã làm. Đối với các Bồ-tát đầy đủ tâm đại bi nơi đời vị lai, cầu đạo Bồ-đề Vô thượng, muốn tạo lập được công đức trí tuệ, thì khi con mới phát tâm, sẽ vì họ mà thị hiện tâm đại bi cho đến khi vào Niết-bàn. Để các vị Bồ-tát kia chứng kiến được điều chưa từng có, nên con không xem nhẹ việc tu hành bố thí, trì giới. Con không dựa nơi nhẫn nhục, không nhớ nghĩ về tinh tấn, không an trụ nơi thiền-na, không tham đắm nơi trí tuệ, không phân biệt ngã và ngã sở, không cầu quả báo. Tất cả chúng sinh bị bỏ rơi nơi cõi không Phật, nghèo kiệt về bảy thứ của cải thánh thiện, tạo nghiệp Vô gián, bài báng Chánh pháp, hủy hoại Thánh hiền, đều theo tà kiến, tích tập các căn chẳng lành, bị đọa lạc nơi biển khổ mênh mông, bị các thứ tà đạo làm cho khốn đốn, nên con đem hết dũng lực để thực hiện các pháp Ba-la-mật. Để làm cho mỗi mỗi chúng sinh có được hạt giống thiện căn thì dù cho trong mười đại kiếp phải bị thống khổ nơi địa ngục A-tỳ, con cũng cam chịu. Đối với các hàng súc sinh, ngạ quỷ, Dạ-xoa, người khốn cùng... con cũng thực hành hạnh khổ ấy. Cũng để cho tất cả chúng sinh có được hạt giống thiện căn, từ nay cho đến hết giới hạn của kiếp Hiền, con sẽ nhiếp phục, hóa độ họ không biết mệt mỏi, dù họ mất hết chánh niệm, tâm ý luôn bị khổ não thiêu đốt. Con chẳng cầu phước báo vinh hoa của cõi trời, người, ngoại trừ khi là Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ sinh nơi cõi trời Đâu-suất để chờ chứng đạo quả Bồ-đề. Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện ở mãi trong sinh tử, thân cận với chư Phật nhiều như số vi trần, trong một cõi Phật, đem vô số các vật cần dùng nhiều như số vi trần nơi một cõi Phật để cúng dường cho từng vị Phật, ở mỗi mỗi vị Phật, sẽ đạt được công đức nhiều như số vi trần nơi một thế giới Phật. Con đem đạo Bồ-đề khuyến hóa cho vô số chúng sinh nhiều như số vi trần trong cõi Phật. Đối với hàng Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa cũng khuyến hóa như vậy, tùy theo ý muốn của chúng sinh mà chỉ dạy. Nếu ở thế giới nào không có Phật con nguyện làm Tiên nhân, dùng các nghiệp thiện để giáo hóa khiến họ an trụ nơi thần thông. Như có chúng sinh theo tà kiến phụng thờ trời Đại tự tại, con nguyện hiện thân như trời Đại tự tại đem nghiệp lành khuyến hóa họ. Hoặc hiện thân Na-la-diên Nhật Nguyệt cho đến hiện cả hình tướng Phạm thiên đem pháp thiện để khuyến hóa. Hoặc hóa hiện hình tượng Ca-lâu-la, để khuyên hóa loài chim Ca-lâu-la tu các hạnh thiện, thậm chí con còn hiện cả hình tướng loài thỏ để giáo hóa đối với những chúng sinh đói khát, con nguyện đem cả máu thịt để bố thí khiến họ được no đủ. Nếu có chúng sinh phạm các tội, con nguyện đem thân mạng mình chịu tội thay để cứu độ họ. Bạch Đức Thế Tôn, vào đời vị lai, con nguyện đem hết dũng lực tu tập các hạnh nguyện khó nhằm hóa độ những chúng sinh đã mất hết căn lành, sẽ vì họ mà chịu các thứ khổ nạn thống thiết trong sinh tử. Cho đến trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, tới phần còn lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, bắt đầu vào Hiền kiếp, bấy giờ đồng tử Nguyệt Mạn thành tựu quả Bồ-đề Vô thượng, hiệu là Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, con nguyện dùng tuệ nhãn nhìn thấy các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế, chuyển pháp luân trong hàng ngàn cõi Phật với số thế giới nhiều như vi trần khắp mười phương. Từ đó, bước đầu con sẽ giáo hóa các chúng sinh xa lìa thiện căn, tích tập các căn chẳng lành, nghèo thiếu về bảy thứ Thánh tài, tất cả bị bỏ rơi nơi thế giới không có Phật tạo nghiệp vô gián, bài báng Chánh pháp, hủy hoại Thánh hiền cho đến bị bức bách trong nẻo tà đạo, khốn khổ nơi biển sinh tử mênh mông. Trước tiên, con vì những chúng sinh này mà ca ngợi đạo Giác ngộ Tối thượng, rồi đem đạo ấy để khuyến hóa, khiến họ an trụ trong đó, lần lượt tu tập Bố thí ba-la-mật, cho đến Trí tuệ ba-la-mật, tạo được hạt giống thiện căn nơi Niết-bàn vô thượng cho những chúng sinh ấy, cứu họ ra khỏi cõi ác, an lập nơi phước đức, trí tuệ, từ đó, đưa họ đến chỗ các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế để được thọ ký đạo quả Chánh giác Vô thượng đạt được Tam-muội, Đà-la-ni, Nhẫn nhục, chứng đắc địa thứ nhất. Đó là con trước đã khuyến hóa chỉ dẫn những chúng sinh kia lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm, rồi theo ý nguyện họ đã chọn lấy cõi Phật trang nghiêm như thế. Lúc ấy, mới vào Hiền kiếp, trong ngày xuất hiện ở đời của đức Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, xin cho con được thấy các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế vì chúng sinh thuyết pháp trong hàng ngàn cõi Phật với vô số thế giới nhiều như vi trần khắp mười phương. Đức Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc thành Phật chưa lâu, con sẽ đến nơi chỗ Ngài, đem các thứ vật dụng để cúng dường, cung kính thưa hỏi về pháp xuất gia tu giới, để trở nên người nghe biết nhiều tu tập các pháp môn Tam-muội, thuyết phấp hơn hết, ngoại trừ Đức Như Lai. Vào lúc đó, con sẽ dốc sức hóa độ các chúng sinh nào khô kiệt căn lành, tích tập căn bất thiện, rơi trong đường tà kiến, tạo nghiệp Vô gián... chịu bao nỗi khổ não, luôn vì họ thuyết pháp. Sau ngày mặt trời Phật lặn rồi, con sẽ thực hiện vô số Phật sự, kể cả thời Đức Ca-na-ca Mâu-ni Đức Phật Ca-diếp... trụ thế thuyết pháp, con cũng đi đến trú xứ của các ngài làm đủ mọi Phật sự như thế. Lần hồi cho tới khi kiếp người thọ một ngàn năm, con dùng ba thứ phước địa để an lập chúng sinh. Qua thời gian này con vãng sinh lên cõi trời, vì chư Thiên thuyết giảng đạo pháp để hóa độ họ, cho đến khi chúng sinh ở cõi Ta-bà thọ một trăm hai mươi tuổi, họ vô cùng ngu tốì, kiêu mạn, dựa vào sắc tướng, ỷ vào dòng giống, không hiểu biết, mang nhiều ganh ghét, giận dữ, sống nơi năm thứ ô trược tối tăm, đầy những tham dục, nhiễm đắm, sông theo những điều phi pháp, tin theo tà kiến điên đảo, không có bảy thứ tài sản của bậc Thánh, bất hiếu với cha mẹ, không tôn kính Sa-môn và Bà-la-môn, chẳng biết làm ân, không tạo phước đức, chẳng sợ quả báo ở đời sau, không tu ba thứ phước địa, không cầu đạo quả của Ba thừa, không tu ba nghiệp lành, chuyên làm ba điều ác, chẳng tu mười nghiệp lành, lại ưa tạo mười hành vi bất thiện, bị bốn thứ điên đảo che lấp, sống trong bốn việc phá giới, thuận theo bốn thứ ma, trôi theo bốn dòng nước dữ, thường bị năm triền cái, sáu tình làm cho hôn ám, mê muội, chìm đắm nơi tám tà tạo vô số tội lỗi, luôn dấy khởi các kết sử, không cầu phước báo nơi cõi trời, người, bị các tà kiến, điên đảo dẫn dắt, tạo nghiệp vô gián, bài báng Chánh pháp, hủy hoại Thánh hiền, xa lìa các thiện căn, bướng bỉnh, thô bạo, chẳng biết ân nghĩa, thấy người làm việc thiện thì sinh tâm ác chê bai, trí tuệ kém cõi, ít học hỏi, hay quên, các căn không đầy đủ thiếu dũng lực, thân tướng suy nhược, tiều tụy. Họ luôn gần gũi với bạn xấu. Bệnh hoạn khiến họ khốn đốn, xấu xí, nhìn nhau không biết xấu, không chút hổ thẹn, lại còn khủng bố lẫn nhau. Trong khoảng một bữa ăn ngắn, thân khẩu ý của họ đã tạo ra nhiều nghiệp ác. Do làm ác được khen ngợi nên chấp theo thường kiến, đoạn kiến, sinh tâm tham đắm nơi thân năm ấm, tâm tham luyến năm dục, sinh vui thích, tâm dao động, tâm kinh dể, tâm oán hận, tâm uế trược, tâm thô bỉ, tâm giận dữ, tâm chẳng điều phục, tâm chẳng giữ gìn, tâm chẳng hòa nhã, tâm chạy theo việc phi pháp, tâm không an trụ, tâm cầu xin nhờ cậy, tâm tán loạn, tâm hãm hại nhau, tâm lìa pháp lành, tâm không báo đáp, tâm có mưu toan, tâm tiêu diệt điều thiện, tâm không phát sinh điều thiện, tâm chẳng cầu Niết-bàn tịch tĩnh, tâm chẳng biết cúng dường, tâm tích tập tất cả các thứ trói buộc, tâm cho sinh lão bệnh tử không do nhân duyên, tâm thọ lãnh các phiền não, tâm chấp nhận tất cả các thứ chướng ngại, tâm hủy hoại cờ Chánh pháp, tâm dựng lập cờ tà kiến, tâm hay chỉ trích, hủy hoại nhau, tâm ăn nuốt lẫn nhau, tâm tự đề cao mình, tâm gây khốn khó cho kẻ khác, tâm ganh ghét dữ dội, tâm giết hại nhau, tâm ham muốn không biết chán, tâm thấy người khác có của thì ghét ganh, tâm không biết ân, tâm trộm cắp, tâm tà dâm, tâm dối gạt, tâm không dấy khởi thệ nguyện lành. Đó là những điều chúng sinh thời ấy có, trong đó, chúng sinh tuần tự nghe được những âm thanh như: âm thanh địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; âm thanh bệnh, lão, tử; âm thanh mưu hại tạo nạn; âm thanh xiềng xích, gông cùm, trói buộc, giam cầm; âm thanh tra khảo đau đớn; âm thanh nói chuyện thị phi; âm thanh mạ lỵ, âm thanh xuyên tạc; âm thanh hủy hoại mọi người; âm thanh trộm cắp; âm thanh chiến tranh; âm thanh đói kém; âm thanh tham dục, tà dâm; âm thanh vọng ngữ; âm thanh cuồng si; âm thanh nói thêu dệt; âm thanh ác khẩu; âm thanh nói hai lưỡi; âm thanh ganh ghét; âm thanh tích chứa điều xấu; âm thanh tranh giành; âm thanh chấp ngã âm thanh yêu ghét; âm thanh vừa ý không vừa ý; âm thanh yêu thương phải chia lìa, ghét bỏ phải gặp gỡ; âm thanh buôn bán; âm thanh mặc cả mua bán với nhau; âm thanh ở trong thai; âm thanh xú uế; âm thanh lạnh, nóng; âm thanh đói, khát; âm thanh mệt mỏi; âm thanh bệnh tật, đau đớn; âm thanh trồng trọt; âm thanh của vô số các thứ nghiệp lo buồn; âm thanh đủ các thứ khổ bức bách; âm thanh của vô số các thứ dịch bệnh. Các chúng sinh ở đây lần lượt cùng nghe bốn mươi lăm thứ âm thanh ấy, bỏ mất các căn lành, thiếu thiện tri thức, tâm ác đầy dẫy, cả cõi Ta-bà bấy giờ chúng sinh là như thế bị tất cả các vị Bồ-tát từ bỏ, ở thế giới không có Phật, nên không biết bố thí, trì giới, tu định, không tu theo nghiệp thiện mà tích tập các pháp bất thiện. Con sẽ đem tám Thánh đạo tế độ muôn loài qua khỏi biển sinh tử đến thành vô úy. Bấy giờ chúng sinh do duyên kết nhiều nghiệp ác nặng nề nên cõi Ta-bà của Phật : rất là xấu ác vì ở đây không còn việc tu tạo phước đức, gieo giống thiện căn. Đất đai khắp nơi hóa ra chất mặn, hoặc cằn cỗi, đất đá, núi non lồi lõm không bằng phẳng, nhiều côn trùng độc hại như: muỗi, ruồi, rắn độc, cùng chim, thú dữ. Lại có gió trái thời nổi lên dồn dập, mưa to không phải lấc, tạo mọi thô nhám uế tạp đủ loại, rồi mưa đá, sương mù kéo theo tai họa. Đất đai cũng sinh ra các thứ cây cỏ xấu. Cành lá hoa trái, các giống ngũ cốc, các thứ dùng để ăn uống nuôi thân của chúng sinh đều trái thời vụ, nhiễm bẩn, độc hại. Các chúng sinh kia ăn uống các thứ đó đều tăng trưởng sự thô ác, giết hại, dối trá, huyên thuyên thị phi, chẳng cung kính nhau, sinh tâm sợ hãi, tâm ganh ghét, tâm muốn hãm hại nhau. Họ uống máu, ăn thịt, dùng da làm áo, thích mang binh khí, chém giết hủy hoại, ỷ thị nơi sắc tộc, giàu sang, theo thuật toán số, phóng ngựa, gảy đàn, người người đánh nhau, ganh tỵ ngạo mạn, tu tập theo cấc pháp tà, chịu vô số khổ. Bấy giờ, con sẽ từ cõi trời Đâu-suất hạ sinh, nhằm hóa độ cho chúng sinh có được căn lành thuần thục nên con nhập thai nơi phu nhân bậc nhất của dòng vua Chuyển luân tối thượng. Khi đó, con sẽ phóng ánh sáng thanh tịnh tỏa chiếu khắp thế giới Ta-bà, trên đến tận cõi trời A-ca- ni-trá, dưới đến cùng tận nền Kim luân, khiến cho chúng sinh ở thế giới Ta-bà ấy, hoặc tại địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, hoặc trên cõi trời, hoặc trong loài người, tại sắc giới, Vô sắc giới, Hữu tưởng, Vô tưởng, Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ, đều được các loài chúng sinh đó thảy trong thấy ánh sáng kia chạm vào thân thể khiến cho tất cả chán nỗi khổ trong vòng sinh tử, thích cầu đạo Niết-bàn cho đến trụ nơi tâm diệt hết mọi thứ phiền não. Đó là bước đầu tiên con gieo hạt giống đạo Giác ngộ giải thoát. Nguyện con mười tháng ở trong thai mẹ biết chọn lựa được tất cả các pháp để thâm nhập vào tất cả các pháp môn, đó là môn Vô sinh, môn Không, môn Tam-muội. Lại nữa, nếu con ra khỏi thai, đắc quả vị Phật thì những chúng sinh chán lìa sinh tử mà con đã hóa độ đó, khiến cho suốt trong mười tháng đều thấy con ngồi kiết già nơi thai, nhất tâm với chánh định như ngọc Ma-ni hiển hiện. Mãn mười tháng, khi sinh, con đem tất cả phước đức nơi Tam- muội đã được tích tập khiến cho khắp thế giới Ta-bà đều hiện đủ sáu cách chấn động, trên lên tận cõi trời A-ca-ni-trá, dưới xuống tận cõi Kim luân. Lúc này, các chúng sinh sống ở cõi Ta-bà, hoặc tại địa ngục, cho đến trong loài người thảy đều tỉnh ngộ. Con sẽ từ hông bên phải của mẹ ra đời, lại dùng ánh sáng vi diệu chiếu khắp thế giới Ta-bà, không đâu là không tỏa đến, cũng lại giác ngộ cho tất cả chúng sinh chưa trồng căn lành, hoặc đã gieo trồng hạt Niết-bàn. Đối với các chúng sinh đã gieo hạt giống Niết-bàn rồi thì khiến phát sinh mầm mống Tam-muội, lập thệ nguyện. Khi chân con vừa giẫm lên đất thì khiến cho thế giới Ta-bà này có đủ sáu cách chấn động từ nền Kim luân lên đến cõi trời A-ca-ni-trá, tất cả chúng sinh đang sống trên mặt đất, nơi hư không, dưới nước thuộc noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh trong năm nẻo đều được giác ngộ. Các chúng sinh chưa phát sinh mầm mống, lập nguyện thì sẽ khiến họ phát sinh. Đã lập thệ nguyện rồi thì khiến họ được Bất thoái chuyển, an trụ nơi Ba thừa. Nguyện khi con ra đời tại thế giới Ta-bà thì các vị Đại phạm, Ma vương, Đế Thích, Nhật Nguyệt, Hộ thế, cùng chư Thiên, Long vương, A-tu-la, Dạ-xoa, La-sát, Rồng, hóa hiện oai đức lớn, tất cả cùng đến cúng dường con. Nguyện cho con vừa ra đời liền đi bảy bước, liền tập hợp tất cả phước đức nơi Tam-muội để thuyết pháp, khiến cho các đại chúng đó đều được an trụ nơi Ba thừa. Trong đại chúng này, nếu có người cầu Thanh văn thừa con sẽ hóa độ khiến trụ nơi sau cùng thì được giải thoát. Hoặc có người cầu Bích-chi-phật thừa thì sẽ khiến cho tất cả đều được pháp nhẫn Hiển minh hoa. Có chúng sinh cầu pháp Đại thừa vô thượng thì sẽ khiến cho tất cả đều đạt được pháp tam-muội Kim cang trì hải bất động. Nhờ pháp Tam-muội này nên họ chứng được bậc Tam địa. Khi con muốn được tắm thì khiến cho vị Long vương tối thắng trong đại chúng này đến tắm rửa cho con, các chúng sinh nào được thấy con tắm thì khiến cho họ được trụ nơi Ba thừa, có được công đức như đã nói. Khi còn là đồng tử dạo chơi và các hành động khác chỉ là nhằm thị hiện để giáo hóa chúng sinh. Như ở nơi cung điện cùng đám thể nữ thọ hưởng năm dục lòng sinh nhàm chán, nửa đêm vượt thành ra đi, vứt bỏ ngọc anh lạc cùng các thứ đồ trang sức nơi thân. Vì để hàng phục các đám dị học như Ni-kiền-đà-già-la-ca..., nên con mặc Pháp phục đến bên gốc cây Bồ-đề. Những chúng sinh thấy con đến nơi ấy thì con sẽ tập hợp tất cả phước đức để thành tựu diệu lực Tam-muội, vì những chúng sinh này thuyết giảng đạo pháp, khiến tất cả họ đều dốc cầu đạo quả Tam thừa. Trong số này nếu có người đã gieo sẵn giống Thanh văn thì khiến cho tất cả chúng sinh đó đạt quả thuần thục, ở đời cuối cùng theo con sẽ được hóa độ. Những ai cầu quả vị Bích-chi-phật thừa thì khiến cho tất cả đều được pháp nhẫn Hiển minh hoa. Hoặc có chúng sinh vun trồng hạt giống Đại thừa thì khiến đều đạt được pháp tam-muội Kim cang trì hải bất động, nhờ pháp Tam-muội này nên họ chứng đác bậc Tam địa. Con sẽ tự tay dùng cỏ bày cạnh gốc cây Bồ-đề làm tòa ngồi Kim cang, ngồi kiết già, thân ngay, ý chính sẽ vào cõi thiền bất động khiến cho hơi thở ra vào an trụ trong vắng lặng. Ngày ngày con chỉ một lần con xuất định, ăn nửa hạt mè, còn nửa hạt đem bố thí cho người. Trong thời gian ấy, con sẽ tu hạnh khổ như vậy, khiến cho khắp thế giới Ta-bà lên đến cõi trời A-ca-ni-trá, ai nghe tên con đều tìm đến cúng dường, tất cả đều chứng kiến việc tu tập khổ hạnh của con. Trong số chư Thiên này, nếu người cầu Thanh văn thừa, thưa Đức Thế Tôn, con nguyện giúp họ tiêu trừ được hết các thứ phiền não trói buộc, nơi thân sau cùng ấy theo con được độ thoát. Có người cầu Bích-chi-phật thừa cũng như trước đã nói, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn- na-la, Ma-hầu-la-dà, Ngạ quỷ, Tỳ-xá-da, Cưu-bàn-trà, Tiên nhân đạt ngũ thông... đến cúng dường con thì tất cả các chúng ấy đều chứng minh cho việc tu tập khổ hạnh của con. Nếu những ai cầu đạo quả Thanh văn thừa... cũng như trước đã nói. Đối với pháp tu khổ hạnh của đám dị học ở bốn châu thiên hạ này thì khiến cho chư Thiên và hàng phi nhân đến nói rõ cho họ: “Việc tu tập khổ hạnh của các ông không đạt được qua báo lớn, lại không phải là điều chưa từng có! Nơi đó địa phận của ta có vị Bồ-tát nhất sinh bổ xứ đang tu khổ hạnh, lại nhập thiền định tâm xả bỏ mọi thứ ràng buộc, thân xa lìa mọi hành động, hơi thở ra vào đều vắng lặng, mỗi ngày xuất định một lần, ăn nửa hạt mè. Tu khổ hạnh như vậy thì đạt quả báo rất lớn, đạt được lợi ích lớn, giáo hóa rộng khắp, chẳng bao lâu sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Các ông không tin lời ta thì hãy đến đó mà xem!”. Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện cho tất cả những người ấy bỏ các tu tập của mình, đi đến tận nơi xem con tu khổ hạnh, nếu có kẻ đã gieo hạt giống Thanh văn... (như trước đã nói.) Nếu có các hàng quốc vương, quần thần, trăm quan, dân chúng, tại gia, xuất gia thì khiến cho tất cả đều đi đến chỗ con chiêm ngưỡng cúng dường, nếu có ai cầu quả vị Thanh văn thừa (như trước đã nói.) Như có người nữ thấy sự khổ hạnh của con đi đến cúng dường thì khiến đời sau họ không còn thọ thân nữ nữa, trong số này có người cầu Thanh văn thừa (như trước đã nói.) Nếu có các loài cầm thú thấy con tu khổ hạnh thì khiến cho chúng với thân ấy là thân sau cùng, sau khi qua đời không còn trở lại thọ thân súc sinh nữa. Như có loài nào đã phát tâm cầu đạo quả Thanh văn thừa thì chỉ còn một đời theo con để được hóa độ. Hoặc có cầu quả Bích-chi-phật thừa... (như trước đã nói). Các loài súc sinh, ngạ quỷ cũng đều như vậy. Bấy giờ, con ngồi kiết già tu khổ hạnh như thế, khiến cho hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh chứng kiến sự khổ hạnh của con như là được gặp một sự kiện chưa từng có. Những chúng sinh này đã ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp gieo hạt giống giải thoát. Con tu khổ hạnh như vậy là nơi quá khứ không có chúng sinh, hay hàng thuật số dị học, hàng Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa, Đại thừa vô thượng, nào có thể tu tập được. Sau con, cũng không có chúng sinh, thuật số, dị học, cho đến Đại thừa nào có thể thực hành được như thế. Khi chưa thành đạo quả Chánh giác, con đã làm những việc của bậc Trượng phu hàng phục ma vương và quyến thuộc của chúng, phá trừ mọi phiền não. Con thành đạo quả Bồ-đề tối thượng rồi, sẽ khiến cho chúng sinh ở đó nghe pháp lần thứ nhất đắc quả A-la-hán, nghe pháp lần thứ hai cũng được quả A-la-hán. Như vậy con thuyết pháp lần thứ ba, thứ tư cũng khiến họ đắc quả A-la-hán. Con sẽ vì từng chúng sinh một thị hiện trăm ngàn pháp thần thông khiến họ an trụ nơi chánh kiến, thuyết giảng trăm ngàn vô lượng nghĩa pháp môn đầy đủ, tùy sự lãnh hội của mỗi người mà được đạo quả. Phiền não của chúng sinh như núi cao, con nhất định sẽ dùng chày trí tuệ Kim cang để đập tan, thuyết giảng giáo pháp Ba thừa, vì mỗi một chúng sinh nên lặn lội hàng trăm do-tuần thuyết giảng đạo pháp đem họ về nẻo Vô úy. Hoặc có người muốn xuất gia trong pháp của con thì nguyện của họ không bị những trở ngại như yếu kém, thất niệm, phóng túng, cuồng si, ngang ngạnh, kiêu mạn, ngu tối, trói buộc do phiền não, tâm tán loạn. Nếu có người nữ muốn xuất gia trong pháp của con để học đạo, thọ đại giới thì thành tựu nguyện lớn. Nguyện cho bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di của con luôn được cúng dường. Nguyện cho chư Thiên và các quỷ thần thấy được bốn Thánh đế. Các chúng Dạ-xoa, Rồng, A-tu-la và các súc sinh thọ tám trai giới và tu tập phạm hạnh. Thưa Đức Thế Tôn, con thành tựu đạo quả Bồ-đề rồi, nếu có chúng sinh khởi tâm sân hận đối với con, hoặc dùng đao, gậy, lửa, đá đến chỗ của con, nhằm tàn hại hoặc nhục mạ con bằng lời lẽ thô tục, lại còn bài báng nói xấu con khắp mười phương, bỏ độc dược vào đồ ăn uống, đưa cho con thì con sẽ nhận chịu hết các nghiệp quả còn sót lại, như thế để thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Con thành Bậc Chánh Giác rồi, nếu chúng sinh đối với con trước đây có oán thù, hiềm khích gì, nay mang theo đồ chém giết, các thứ binh khí, dùng những lời lẽ nhục mạ, dùng các thức ăn độc hại đến chỗ con, khiến cho thân con chảy máu, thì con đem tâm đại bi với tiếng nói êm dịu của Phạm thiên, giống như tiếng chuông, tiếng trống, tiếng sấm động để vì chúng sinh đó thuyết giảng giáo pháp về Tam-muội giới văn đem lại cho họ tâm thanh tịnh, khiến họ được an trụ trong nghiệp lành, cải hối nghiệp ác, được đầy đủ tịnh giới. Nguyện cho chúng sinh đó không đánh mất đạo quả giải thoát, xa lìa tham dục dứt sạch lậu, tận trừ chướng ngại của nghiệp báo còn sót lại nơi đời trước. Thưa Đức Thế Tôn, con thành đạo quả Bồ-đề rồi, hàng ngày, theo số lỗ chân lông trên thân thể con sẽ hiện ra từng ấy vị Hóa Phật có đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân và tám mươi vẻ đẹp. Con sẽ sai các vị Hóa Phật kia đến cõi không có Phật, đến cõi Phật thanh tịnh, đến cõi Phật có đủ năm thứ ô trược nữa. Chúng sinh ở trong các thế giới đó tạo nghiệp Vô gián, bài báng Chánh pháp, hủy hoại Thánh hiền cho đến tích tập các căn chẳng lành. Trong số chúng sinh này, có kẻ cầu Thanh văn thừa, có kẻ cầu Duyên giác thừa, có kẻ cầu Đại thừa, cho dù là giới luật thiếu sót, oai nghi không đủ, phạm các tội căn bản, tâm ý luôn bị thiêu đốt, sai trái với đạo lành, rơi vào vòng luân chuyển vô tận, bị tà đạo làm khốn khổ, chìm đắm trong biển sinh tử mênh mông, con cũng khiến cho từng vị Hóa Phật, hàng ngày vì hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh như thế mà tùy duyên thuyết giảng đạo pháp. Nếu có chúng sinh phụng thờ trời Ma-hê-thủ-la thì cũng tùy theo đấy hiện hình tướng trời Ma- hê-thủ-la để thuyết pháp, cho họ, tán dương cõi Phật nơi thế giới Ta-bà, khuyến hóa các chúng sinh đó thệ nguyện hồi hướng, nếu họ được nghe danh hiệu con thì khiến họ nguyện sinh về thế giới của con. Thưa Đức Thế Tôn, như các chúng sinh ấy, lúc sắp mạng chung, nếu con không hiện ra trước mặt họ để thuyết pháp khiến họ phát sinh tâm thiện thì vào đời vị lai con không chứng đắc đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Nếu các chúng sinh này sau khi qua đời bị đọa vào ba nẻo ác, không sinh vào thế giới của con để được thọ thân người thì vô lượng pháp mà con đã tu tập lãnh hội sẽ diệt mất hết, mọi Phật sự đều không thành tựu. Với các chúng sinh phụng thờ thần Na-la-diên cũng vậy. Khi con thành tựu đạo quả Bồ-đề rồi, nơi tất cả cõi Phật có những chúng sinh tạo nghiệp Vô gián... bị tà đạo làm khốn khổ, chìm đắm trong vòng sinh tử mênh mông, thì nguyện cho họ sau khi lâm chung được sinh về thế giới của con, tùy theo nghiệp cũ mà thọ thân tướng thô kệch, mạo diện xấu xí như Tỳ-xá-già, lại thất niệm, nhiều lỗi lầm, phá giới, uế tạp, lắm bệnh, đoản mạng, các thứ xấu ác này làm tổn giảm thọ mạng. Vì những chúng sinh này nên con ở nơi bốn châu thiên hạ trong thế giới Ta-bà, vào một lúc nọ từ cõi trời Đâu-suất giáng thần vào thai mẹ thị hiện sinh ra, lớn lên, làm đồng tử dạo chơi, học tập các thứ ngành nghề kỹ xảo, xuất gia tu khổ hạnh, hàng phục Ma vương, thành đạo Bồ-đề Vô thượng, chuyển pháp luân, thực hiện đầy đủ mọi Phật sự ở bốn châu thiên hạ rồi mới nhập Niết-bàn để lại xá-lợi. Thưa Đức Thế Tôn, con thành đạo Bồ-đề rồi, sẽ dùng một loại âm thanh để thuyết giảng chánh pháp. Các chúng sinh nào cầu Thanh văn thừa nghe Phật thuyết pháp liền hiểu được Pháp tạng của Thanh văn. Có chúng sinh cầu Duyên giác thừa thì khiến họ lãnh hội được pháp Nhân duyên. Nếu các chúng sinh cầu Đại thừa vô thượng thì nghe Phật nói pháp liền hiểu rõ về pháp Đại thừa thuần nhất không xen tạp. Chúng sinh nào chưa đủ công đức, muốn cầu đạo quả Bồ-đề, thì khiến họ hiểu rõ về pháp môn Bố thí. Nếu có chúng sinh thiếu phước đức, Cầu sinh lên cõi trời thọ hưởng diệu lạc, nghe Phật thuyết pháp lần lượt hiểu rõ về Giới. Chúng sinh nào tâm giận dữ, sợ hãi lẫn nhau nghe Phật nói phấp thì lãnh hội đầy đủ về pháp môn Từ. Nếu có những chúng sinh ưa tạo nghiệp giết hại, thì sẽ khiến họ hiểu rõ được phép môn Bi. Kẻ có tâm tham lam keo kiệt, ganh ghét thì khiến họ lãnh hội được pháp môn Hỷ. Những chúng sinh nào cậy sắc, ỷ mạnh lòng dục uế tạp thì khiến họ hiểu rõ được pháp Xả. Kẻ có tâm tham đắm ái dục nghe Phật nói pháp liền lý giải được pháp Quán bất tịnh. Chúng sinh nào cầu học Đại thừa mà kiêu mạn, loạn tâm, nghe Phật giảng pháp thì đạt được pháp Thân niệm xứ. Kẻ thiếu trí tuệ cầu được sáng suốt thì nghe Phật nói pháp liền lý giải được pháp Nhân duyên. Kẻ học hỏi thiếu kém nghe Phật giảng pháp thì khiến họ đạt được pháp chẳng quên mất các pháp tổng trì. Các chúng sinh bị rơi vào rừng rậm tà kiến nghe Phật nói pháp thì lãnh hội được pháp Không. Nếu các chúng sinh bị nhiều suy tưởng che lấp tâm ý, nghe Phật nói pháp liền đạt được pháp môn Vô tướng. Kẻ có những nguyện không thanh tịnh che lấp tâm ý, nghe Phật nói pháp liền đạt được pháp Vô nguyện. Kẻ thân ý không trong sạch thì khiến họ lãnh hội được pháp thân ý nhu hòa. Kẻ bị những hành động tán loạn che lấp tâm ý thì khiến họ hiểu rõ được pháp, chẳng quên mất tâm Bồ-đề. Kẻ chứa sân si, tham dục, che lấp tâm tư, nghe Phật nói pháp lãnh hội được pháp dứt mọi oán kết. Kẻ khốn khổ vì bị hủy diệt tâm ý thì khiến họ hiểu rõ về pháp vốn không. Kẻ tâm bị não hại thì khiến họ lãnh hội thì được pháp không ganh ghét. Kẻ quên nghiệp lành thì đạt được pháp chiếu soi sáng suốt. Kẻ tạo tác theo nghiệp ma thì lãnh hội được pháp thanh tịnh. Kẻ chìm đắm trong lý luận sai khác thì khiến họ hiểu rõ được con đường giải thoát. Kẻ bị các kết sử trói buộc tâm ý thì rõ được pháp dứt bỏ xa lìa. Kẻ bị lôi cuốn trong thiên kiến tà đạo thì khiến họ hiểu rõ được pháp trở lại đường chínhề Kẻ có tâm cầu pháp Đại thừa thì rõ được pháp chẳng thoái chuyển. Kẻ chán sinh tử thì rõ được pháp ưa hạnh Bồ-tát. Kẻ chưa rõ được cảnh giới thiện, nghe Phật nói pháp liền hiểu được pháp của cảnh giới thiện. Kẻ không ưa nghĩ đến căn lành thì khiến hiểu hoan hỷ. Các chúng sinh tâm chống đối nhau nghe Phật nói pháp thì lần lượt sáng tỏ, vô ngại. Kẻ thường hành theo nghiệp ác thì lãnh hội được pháp tế độ. Kẻ sợ hãi đại chúng thì khiến đạt được pháp tam-muội Sư tử tướng. Kẻ bị bốn thứ ma che lấp tâm ý thì lãnh hội được pháp tam-muội Thủ-lăng-nghiêm. Kẻ không thấy ánh sáng nơi quốc độ Phật thì khiến đạt được vô số tam-muội Quang minh trang nghiêm. Kẻ có tâm yêu ghét thì lãnh hội được pháp Giải thoát và tâm xả. Kẻ không biết Phật pháp sáng tỏ thì khiến đạt được pháp tam-muội Nhất tràng. Người nào xa lìa trí tuệ lớn thì nghe Phật nói pháp thì đạt được tam-muội Pháp cự. Kẻ bị khốn cùng trong ngu si mờ tối thì khiến đạt được pháp tam-muội Nhật đăng quang minh. Kẻ không có khả năng giảng giải giáo pháp, nghe Phật nói pháp liền được vô số công đức ứng đối. Có các chúng sinh xem xét các sắc hòa hợp không bền chắc, như bọt nước, nghe Phật nói pháp liền được tam-muội Na-la-diên. Kẻ tâm ý khuynh động thì khiến đạt được tam-muội Kiên lao quyết định. Kẻ bỏ thệ nguyện trước thì khiến đạt được tam-muội Kiên cố. Kẻ thoái chuyển các thần thông thì khiến đạt được tam-muội Kim cang. Các chúng sinh nào đối với Bồ-đề tràng sinh nghi hoặc, nghe Phật nói pháp liền hiểu rõ về Kim cang đạo tràng. Các chúng sinh nào tâm nhàm chán các pháp không, nghe Phật nói pháp liền được tam-muội Kim cang. Kẻ muốn biết tâm của loài khác thì khiến biết được nẻo hành xử. Kẻ muốn biết căn nghiệp của người khác thì khiến thông tỏ được. Kẻ nói chẳng hiểu nhau thì khiến đạt được nẻo ngôn từ thông tỏ. Kẻ chưa đạt được pháp thân, nghe Phật nói pháp liền hiểu rõ, phân biệt các thân. Kẻ mong gặp Như Lai thì khiến đạt được tam-muội Bất tuần. Kẻ phân biệt về các nhân duyên thì khiến đạt được tam-muội Vô tranh. Kẻ có tâm nghi ngờ về Chuyển pháp luân thì khiến đối với việc Chuyển pháp luân tâm đạt thanh tịnh. Kẻ phát sinh tà hạnh không tin nhân quả thì khiến thì khiến lãnh hội rõ các pháp và thuận theo nhân duyên. Kẻ dấy khởi thường kiến về một cõi Phật nghe Phật nói pháp liền phân biệt rõ về vô lượng cõi Phật. Kẻ chưa gieo nhân tướng tốt thì khiến đạt được vô số tam-muội Trang nghiêm. Kẻ không phân biệt được âm thanh thì nghe Phật nói pháp liền được hiểu rõ, phân biệt các loại ngôn ngữ, âm thanh. Kẻ cầu được Nhất thiết chủng trí nghe Phật nói pháp liền được tam-muội Vô sở phân biệt pháp giới. Người đối với đạo pháp bị thoái chuyển thì khiến đạt được tam-muội Kiên cố. Kẻ không thông đạt pháp tánh thì khiến lãnh hội thấu đạt. Người xả bỏ thệ nguyện thì khiến có được tam-muội Bất thoái. Có chúng sinh nào hay phân biệt lẫn lộn các đạo pháp, nghe Phật nói pháp thì hiểu rõ các đạo pháp không còn lẫn lộn. Kẻ cầu được trí như hư không thì khiến lãnh hội được tam-muội Vô sở hữu. Kẻ chưa đầy đủ các pháp Ba-la-mật thì khiến an trụ nơi Ba-la-mật thanh tịnh. Các chúng sinh chưa có đầy đủ bốn nhiếp pháp, nghe Phật nói pháp liền đạt được tam-muội Diệu thiện nhiếp thủ. Kẻ chưa trụ nơi phạm hạnh thì khiến được an trụ nơi pháp bình đẳng. Kẻ chưa đầy đủ ba mươi bảy pháp trợ Bồ-đề nghe Phật nói pháp liền được trụ nơi tam-muội Xuất thế. Kẻ nào có tâm nghi ngờ về vô sinh pháp nhẫn thì khiến đạt được tam-muội Quyết định. Kẻ nào quên mất pháp đã nghe thì khiến đạt được tam-muội Chẳng mất niệm. Có các chúng sinh không thích đối với những người thuyết pháp, nghe Phật nói pháp liền được Tuệ nhãn thanh tịnh không còn hồ nghi. Kẻ chưa cung kính, tin tưởng Tam bảo thì khiến có được tam-muội Công đức tăng trưởng. Các chúng sinh đói khát mưa pháp thì khiến được tam-muội Pháp vũ. Có các chúng sinh dấy khởi đoạn kiến đôi với Tam bảo, nghe Phật nói pháp liền được tam-muội Các báu trang nghiêm. Kẻ không tạo nghiệp trí tuệ thì khiến lãnh hội lý vô sinh. Kẻ bị các thứ phiền não ràng buộc thì khiến lý giải không môn. Kẻ có tâm xem nhẹ tất cả các pháp thì khiến đạt được tam-muội Trí ấn. Kẻ chưa biết đầy đủ công đức của Như Lai thì khiến có được tam-muội Thế gian giải thoát. Kẻ đối trước chỗ Phật chưa tích chứa công đức thì khiến đạt được vô số thần túc biến hóa. Kẻ chưa nghĩ đến việc thuyết giảng các pháp môn một cách rốt ráo thì nghe Phật nói pháp liền thông suốt tất cả các pháp đồng một pháp giới. Kẻ chưa hiểu rõ về tất cả kinh điển thì khiến đạt được tam-muội Thật tướng các pháp bình đẳng. Kẻ xa lìa pháp lục hòa kính thì khiến lãnh hội tất cả pháp tướng. Có các chúng sinh không tinh tấn đối với pháp môn giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, nghe Phật nói pháp liền được thần túc tự tại. Kẻ không siêng năng tu hạnh Bồ-tát thì liền khiến đạt được trí tuệ tinh tấn. Có các chúng sinh muốn phân biệt nhập vào Như Lai tạng, nghe Phật nói pháp, hoàn toàn không nghe theo kẻ khác, liền phân biệt nhập vào Như Lai tạng. Các chúng sinh nào chưa từng được thấy kinh Bản sinh, nghe Phật nói pháp liền đạt được pháp tam-muội Hiện khắp mọi chốn. Kẻ chưa thấy đầy đủ mười lực của Như Lai thì khiến đạt được tam-muội Vô hoại. Kẻ nào chưa có được bốn vô sở úy thì khiến đạt được tam-muội Vô tận ý. Kẻ chưa thấy đầy đủ pháp bất cộng của Phật thì khiến có được tam-muội Bất cộng pháp. Có các chúng sinh chưa được đầy đủ tri kiến không ngu si, nghe Phật nói pháp liền đạt được tam-muội Nguyệt cú. Các chúng sinh nào chưa biết tất cả các pháp môn Phật pháp, nghe Phật nói pháp liền đạt được tam-muội Ấn thanh tịnh dứt mọi cấu uế. Các chúng sinh nào chưa lãnh hội được Nhất thiết trí, nghe Phật nói pháp liền đạt được tam-muội Thiện hữu. Các chúng sinh nào chưa thành tựu được tất cả Phật sự, nghe Phật nói pháp liền được tam-muội Vô lượng bất tận ý. Các chúng sinh như vậy đối với Phật pháp đều được tin hiểu. Có các Bồ-tát tâm ngay thẳng không dối trá, nghe Phật thuyết pháp liền được tám vạn bốn ngàn pháp môn, tám vạn bốn ngàn các Tam-muội, bảy vạn năm ngàn môn Đà- la-ni. Có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ Đại Bồ-tát tu tập pháp Đại thừa, nghe giảng nói pháp này cũng được vô lượng công đức như vậy an trụ nơi bậc Bất thoái chuyển. Cho nên các Đại Bồ-tát muốn đạt được vô số trang nghiêm bền chắc phải phát nguyện chẳng thể nghĩ bàn, tăng thêm tri kiến chẳng thể nghĩ bàn để tự trang nghiêm. Đó là dùng tướng tốt để trang nghiêm nơi thân, dùng lời nói lành như ý để trang nghiêm nơi miệng, khiến cho mọi người hoan hỷ. Dùng pháp Tam-muội bất thoái chuyển để trang nghiêm nơi tâm. Do niệm trang nghiêm nên không mất tất cả các môn Đà-la-ni. Do tâm trang nghiêm nên phân biệt rõ các pháp. Do niệm trang nghiêm nên hiểu được các nghĩa vi tế. Do tâm thiện trang nghiêm nên đạt được thệ nguyện kiên cố, tinh tấn, theo nguyện của mình đưa đến bờ bên kia. Do chuyên tâm trang nghiêm nên vượt qua các cấp bậc. Dùng hành vi xả bỏ tất cả các vật để trang nghiêm bố thí. Dùng sự trong sạch không nhơ để trang nghiêm trì giới. Dùng tâm đối với tất cả chúng sinh không phân biệt cao thấp để trang nghiêm nhẫn nhục. Dùng tất cả sự việc đã thành tựu để trang nghiêm tinh tấn. Dùng tất cả các pháp Tam-muội thần thông tự tại để trang nghiêm thiền định. Dùng sự hiểu biết về nguyên do của các kết sử để trang nghiêm tuệ. Dùng hành động đi đến tất cả chỗ ở của chúng sinh để trang nghiêm Từ. Dùng việc trang nghiêm Từ. Dùng việc không lìa bỏ tất cả chúng sinh để trang nghiêm Bi. Dùng thái độ không nghi hoặc đối với tất cả các pháp để trang nghiêm Hỷ. Dùng việc xem sự khen chê là không hai để trang nghiêm Xả. Dùng sự thể hiện các pháp Tam-muội tự tại thông suốt để trang nghiêm thần thông. Dùng việc được kho báu vô tận để trang nghiêm phước. Dùng việc hiểu rõ tâm niệm hiện có của tất cả chúng sinh để trang nghiêm trí. Dùng việc đem phấp thiện giác ngộ cho tất cả chúng sinh để trang nghiêm giác. Dùng việc đạt được mắt trí tuệ sáng suốt để trang nghiêm minh. Dùng sự ứng đối hợp pháp nghĩa để trang nghiêm biện tài. Dùng sự hàng phục chúng ma cùng đám dị học để trang nghiêm vô úy. Dùng chỗ đạt được công đức vô thượng nơi Phật để trang nghiêm đức. Dùng a-tăng-kỳ biện luận, thuyết pháp vì chúng sinh khắp nơi để trang nghiêm pháp. Dùng việc soi chiếu về tất cả pháp Phật để trang nghiêm minh... Dùng sự soi chiếu về mọi biến hóa nơi tất cả các cõi Phật để trang nghiêm quang. Dùng việc giảng nói về biến hóa không lầm lẫn để trang nghiêm lúc thuyết pháp. Dùng sự chỉ dạy luôn thích ứng để trang nghiêm cho việc giảng dạy trao truyền. Dùng chỗ đạt được bốn thần túc đến bờ bên kia để trang nghiêm sự thần biến. Dùng chỗ hội nhập pháp bí mật của Phật để trang nghiêm Như Lai. Dùng trí không tùy thuộc kẻ khác, được tất cả kính thuận để trang nghiêm tự tại. Dùng việc theo đúng như lý mà tu hành khắp mọi nơi chốn không thoái chuyển để trang nghiêm pháp thiện. Vô lượng a-tăng-kỳ chúng sinh cầu pháp Đại thừa, con dùng một câu pháp với âm thanh trong lành diệt trừ được nhiều điều bất thiện, có đầy đủ các pháp thiện, khiến cho các Đại Bồ-tát đối với các pháp đạt được trí tuệ, không nhờ vào các nhân khác, thành tựu pháp quang minh lớn lao, chóng thành Bậc Chánh Giác Tốì Thượng. Bạch Đức Thế Tôn, lại nữa trong các thế giới khác, chúng sinh tạo nghiệp vô gián cho đến phạm các tội căn bản, tâm ý luôn bị phiền não thiêu đốt, hoặc có người cầu Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa, vô thượng Đại thừa, nguyện sinh về thế giới của con, cho dù họ đã tích tập các nghiệp chẳng lành, thô bạo, ưa làm việc ác, ngang ngược điên đảo, không thu nhiếp tâm ý, thì con cũng sẽ vì các chúng sinh ấy với tám muôn bôn ngàn (84.000) căn tánh khác nhau tâm ý loạn động mà thuyết giảng sâu rộng về tám muôn bốn ngàn (84.000) pháp tụ. Trong số này, nếu có chúng sinh cầu Đại thừa vô thượng thì con sẽ vì họ thuyết giảng rộng pháp Ba-la-mật, từ Đàn ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật. Có chúng sinh cầu Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa, chưa gieo trồng thiện căn, mà cầu thoát khỏi sinh tử thì con sẽ khiến họ an trụ nơi ba pháp quy y sau mới khiến tu học nơi sáu pháp Ba-la- mật. Các chúng sinh ưa việc sát sinh thì khiến an trụ giới không sát sinh. Các chúng sinh tham lam thì khiến an trụ nơi giới không trộm cắp. Các chúng sinh tham đắm việc phi pháp thì khiến an trụ nơi giới không tà dâm. Những chúng sinh vọng ngữ thì khiến an trụ nơi giới không nói dối. Các chúng sinh ưa nẻo tối tăm, ô trược thì khiến an trụ nơi giới không uống rượu. Đối với các chúng sinh có đủ năm thứ bệnh này, con sẽ khiến họ dứt bỏ hẳn và an trụ nơi giới cấm Ưu-bà-tắc. Chúng sinh không ưa pháp thiện, con sẽ khiến họ trong một ngày đêm an trụ nơi Tám trai giới. Những chúng sinh có ít thiện căn, con sẽ khiến họ đến gần với pháp xuất gia giữ mười giới để được an trụ nơi phạm hạnh. Hoặc có chúng sinh thích cầu pháp thiện, con sẽ khiến họ đến với pháp thiện thọ cụ túc giới, an trụ nơi phạm hạnh đến cùng. Con sẽ vì các chúng sinh tạo nghiệp vô gián cho đến loại không thu nhiếp tâm ý ấy mà dùng vô số pháp môn thị hiện thân túc, thuyết giảng văn nghĩa, mở bày chỉ dạy các ấm, giới, nhập, vô thường, khổ, không, vô ngã, khiến họ trụ ở yên ổn nơi Niết-bàn vi diệu, tịch diệt. Con sẽ vì bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, thuyết giảng giáo pháp như vậy. Nếu có người ưa luận nghị, con vì họ thị hiện các pháp nghị luận... Cho đến có người cầu giải thoát, con sẽ vì họ thị hiện không luận. Hoặc như có người không ưa pháp thiện, con sẽ vì họ thuyết giảng các pháp gần gũi chúng Tăng. Đối với nngười ưa pháp thiện, con sẽ vì họ thuyết giảng pháp trì tụng, tu tập thiền định, hướng đến giải thoát. Con vì mỗi một chúng sinh mà trải qua hàng trăm ngàn do-tuần, không sử dụng thần túc, dùng không biết bao nhiêu thứ câu lời nghĩa lý và phương tiện quyền biến để hóa độ, cam chịu sự khó nhọc này cho đến khi vào Niết-bàn, thậm chí do diệu lực của thệ nguyện, con sẽ phải giảm một phần trong năm phần thọ mạng của mình. Khi sắp nhập Niết-bàn con sẽ làm vụn ngọc thân xá-lợi thành như nửa hạt cải, vì thương xót chúng sinh, sau đó con đi vào Niết-bàn. Xin nguyện sau khi con nhập Niết-bàn, chánh pháp trụ thế được một ngàn năm, tượng pháp trụ thế được năm trăm năm. Phẩm 17: LẬP NGUYỆN XÁ LỢI THÂN BIẾN Sau khi con vào Niết-bàn, như có chúng sinh đem các vật báu cúng dường xá-lợi, cho đến chỉ một lần niệm Nam-mô Phật, một lần lễ bái, một lần nhiễu quanh, một lần chấp tay, đem một cành hoa cúng dường, do nhân duyên ấy, tùy theo nghiệp đối với Ba thừa đều được Bất thoái chuyển. Sau khi con vào Niết-bàn, như có chúng sinh trong giáo pháp của con đã giảng dạy thọ trì một giới cấm cho đến tụng đọc một bài kệ bốn câu lại thuyết giảng cho người khác nghe, nhân đó sinh tâm hoan hỷ cúng dường Pháp sư, dù chỉ dâng một cành hoa, lạy một lạy, do nhân duyên này, tùy theo chỗ nguyện, đối với Ba thừa đều được Bất thoái chuyển. Đến khi Chánh pháp suy diệt, đèn đạo pháp tắt, cờ pháp ngã xá-lợi của con vẫn ẩn tàng trong đất, an trụ trên Kim luân. Lúc này thế giới Ta-bà không còn châu báu xá-lợi của con sẽ thành ngọc Lưu ly hiện ra như màu lửa, tên là Thắng ý, tỏa ánh sáng chiếu khắp, từ nền kim cang lên đến tận trời A-ca-ni-trá ở đó mưa xuống các thứ hoa như hoa Mạn-đà-la, hoa Đại mạn-đà-la, hoa Ba-lợi- chất-đa-là-già, hoa Mạn-thù-sa, hoa Đại mạn-thù-sa, hoa Lô-già- ma-na, hoa Đà-la, hoa Đại đà-la, hoa Vô cấu luân, hoa trăm cánh, hoa ngàn cánh, hoa trăm ngàn cánh, hoa Phổ quang, hoa Phổ hương, hoa Thiện lạc, hoa Tát-đa, hoa Lê-già-na, hoa Lạc hạn nguyệt quang, hoa Minh nguyệt, hoa Vô lượng sắc, hoa Vô lượng hương, hoa Vô lượng quang. Nguyện có một trận mưa hoa lớn như thế, khiến cho các loài hoa đó phát ra các thứ âm thanh êm dịu, đó là: tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng ba quy y, tiếng Ưu-bà-tắc giới, tiếng tám giới thành tựu, tiếng xuất gia mười giới, tiếng bố thí, tiếng trì giới, tiếng phạm hạnh thanh tịnh, tiếng đại giới cụ túc, tiếng khuyến hóa, tiếng đọc tụng, tiếng thiền định tư duy, tiếng quán bất tịnh, tiếng theo dõi hơi thở ra vào, tiếng phi tưởng xứ, tiếng vô sở hữu xứ, tiếng vô lượng thức xứ, tiếng vô lượng không xứ, tiếng thắng xứ, tiếng nhất thiết xứ, tiếng chỉ quán, tiếng không, tiếng vô tướng, tiếng vô nguyện, tiếng duyên khởi, tiếng phát ra đầy đủ tạng Thanh văn, tiếng phát ra đầy đủ tạng Bích-chi-phật thừa, tiếng nói lên đầy đủ Đại thừa sáu Ba-la-mật. Các thứ hoa kia đều phát ra những âm thanh như vậy, chư Thiên nơi sắc giới nghe được các âm thanh này mỗi người đều tự nhận thức: nếu từ trước đã trồng căn lành thì liền nhớ lại, nếu có điều không lành thì tự hối trách, nên trở lại thế giới Ta-bà mà giáo hóa vô lượng chúng sinh, thuyết giảng mười nghiệp lành và làm cho họ an trụ trong đó. Chư Thiên nơi Dục giới cũng được nghe như thế, khiến tất cả đều xả bỏ tâm ý tham đắm năm dục đã có, các pháp sở tâm thảy được vắng lặng, nhớ trở lại căn lành đã có từ trước, hối trách những điều chẳng lành, từ cõi trời xuống thế giới Ta-bà giáo hóa vô lượng chúng sinh, thuyết giảng mười nghiệp thiện, khiến họ an trụ ở đấy. Bạch Đức Thế Tôn, các hoa ấy, ở trong hư không sẽ biến ra vô số châu báu là vàng, bạc, Ma-ni, trân châu, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, mai khôi... Xin mưa các vật báu như thế xuống tất cả nơi thế giới Ta-bà để diệt trừ hết những thứ sân si, tranh cãi, kiện tụng, đói kém, dịch bệnh, giặc giã, gió bão, các thứ độc hại, nơi nơi đều được yên lành, ổn định không còn các thứ khổ về chiến tranh, tật bệnh, đói khát. Tất cả cõi Ta-bà được an vui. Chúng sinh nào gặp được, tiếp xúc với xá-lợi báu, tùy ý làm vật cúng dường thì tất cả đều đến với Ba thừa, được Bất thoái chuyển. Các châu báu này đã được lợi ích như thế, sau đó trở lại chỗ cũ an trụ trên nền kim cương. Bạch Đức Thế Tôn, khi gặp kiếp đao binh đói khát nổi lên thì cũng như trên. Trong Hiền kiếp, sau khi con vào Niết-bàn, xá-lợi của con sẽ làm Phật sự, như vậy, khuyến hóa vô số chúng sinh đến với Ba thừa, trụ Bất thoái chuyển. Như thể là sẽ ở trong vô số đại kiếp nhiều như vô số vi trần trong năm cõi Phật xá-lợi của con hóa độ vô số chúng sinh đối với giáo pháp của Ba thừa đạt Bất thoái chuyển. Sau khi mãn một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, những người ở trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác khắp mười phương đã ra đời và thành Bậc Chánh Giác, đều là nhờ thời gian con hành hạnh Bồ-tát rồi cứng đắc quả vị Bồ-đề Vô thượng, đã khuyến hóa họ phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng, an trụ nơi Ba-la-mật. Con thành đạo Bồ-đề rồi, đem giáo pháp giác ngộ ấy khuyên hóa chúng sinh, khiến họ phát tâm cầu đạo giải thoát an trụ nơi đó. Lại, sau khi con vào Niết-bàn, chúng sinh nhờ sự thần biến của xá-lợi mà phát tâm cầu đạo quả giác ngộ. Các chúng sinh này, trải qua hơn một ngàn hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp ở trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác khắp mười phương đã ra đời, thành Phật, thảy đều tán thán, xưng tụng danh hiệu con và nói: -Thuở quá khứ xa xưa, bấy giờ có kiếp tên là Hiền, vào đầu kiếp, có vị Thế Tôn thứ tư danh hiệu như thế, ngài ấy trước đã đem Bồ-đề Vô thượng khuyên hóa chúng con. Dù chúng con khi ấy đang là những kẻ tâm ý bị phiền não thiêu đốt, tích tập các căn chẳng lành, tạo nghiệp vô gián, tà kiến... cũng điều khiến cho chúng con được an trụ nơi sáu pháp Ba-la-mật. Do nhân duyên ấy, chúng con được chuyển nhập vào Nhất thiết chủng trí, tu hành chánh pháp, chuyển xe pháp thâm diệu khiến cho hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh được sinh lên cõi trời, hoặc an trụ đạo quả giải thoát. Nếu có chúng sinh sau khi nghe Đức Như Lai kia xưng tụng, tán thán về con, muốn cầu đạo Bồ-đề, liền hỏi Đức Như Lai kia: -Thưa Đức Thế Tôn, Đức Phật kia vì ý nghĩa gì, mục đích gì mà ở thế giới có đủ năm thứ ô trược, phiền não trói buộc nặng nề như thế thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng? Các Đức Như Lai được hỏi đó sẽ vì những người thiện nam, tín nữ cầu đạo Bồ-đề, nói rằng: -Đức Phật ấy ngày xưa đã thành tựu đại bi mới phát tâm cầu đạo Bồ-đề nhân duyên phát khởi bản nguyện ấy là làm cho thế giới trang nghiêm và thiện hạnh vi diệu. Những thiện nam, tín nữ nghe xong vô cùng thán phục, khen ngợi chưa từng có, liền khởi tâm đại bi đối với chúng sinh và lập bản nguyện như vầy: “Nguyện nhiếp độ tất cả chúng sinh trong thế giới có đủ năm thứ ô trược, chúng sinh nhiều kẻ tạo nghiệp vô gián, tích tập các căn, nghiệp chẳng lành...” Nguyện cho các Đức Phật Như Lai ấy cũng đem đạo quả Bồ-đề thọ ký cho những thiện nam, tín nữ khởi tâm đại bi cầu đạo Bồ-đề kia. Những thiện nam, tín nữ ấy đã lập nguyện chọn lấy cõi Phật có đủ năm thứ ô trược xấu ác, phiền não trói buộc nặng nề, tùy theo ý nguyện của họ. Lại nữa, các Đức Phật Thế Tôn khác đem sự kiện thần biến của xá-lợi con thuyết giảng rộng rãi cho những thiện nam, tín nữ cầu đạo Bồ-đề rằng: -Thuở quá khứ xa xưa, có Đức Thánh danh hiệu như thế, sau khi vào Niết-bàn, xá-lợi của Ngài lúc bấy giờ đã vì vô số chúng sinh khổ nạn trong kiếp đao binh, dịch bệnh, đói khát, nên thị hiện vô lượng các điều thần biến. Nhờ Xá-lợi thần biến của Ngài mà chúng ta bước đầu tỏ ngộ được đạo Bồ-đề Vô thượng, tích tập được các căn lành, rộng tu sáu pháp Ba-la-mật... (như trước đã nói). Phẩm 18: TÁN THÁN Này thiện nam tử, bấy giờ Quốc sư Bà-la-môn Hải Tế, ở trước Đức Bảo Tạng Như Lai, trước chư Thiên, chúng Nhân, Phi nhân lập năm trăm thệ nguyện đầy đủ tâm đại bi như vậy rồi, liền bạch với Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ý nguyện của con không thành tựu viên mãn như vậy, bản thân con không được lợi ích, thì con không ở vào thời kỳ sau cùng của Hiền kiếp, trong đời vị lai với năm thứ ô trược xấu ác đầy dẫy, trong đó chúng sinh tranh giành sát hại lẫn nhau, si mê không mắt, không thầy dẫn đường, chỉ dạy, rơi vào nẻo tà kiến tối tăm, tạo nghiệp vô gián mà thành tựu sở nguyện, thực hiện các Phật sự trong những đi kiện trước đã nói thì con nay sẽ xả bỏ tâm nguyện Bồ-đề, không hồi hướng thiện căn về cõi nào khác. Thưa Đức Thế Tôn, nay con chuyên tâm như vậy, không đem thiện căn này để thành Chánh giác, chẳng cầu Bích-chi-phật thừa, cũng chẳng cầu Thanh văn thừa, cũng chẳng cầu ngôi vị vua nơi cõi người, cõi trời, cũng chẳng cầu được sinh lên các cõi trời hưởng năm thứ dục lạc, cũng không cầu làm tám bộ chúng kia, lại cũng chẳng cầu sinh trong kiếp người. Con không hồi hướng thiện căn về những nơi như vậy. Bạch Đức Thế Tôn, nói rằng bố thí thì được đại phước, trì giới được sinh lên cõi trời, đa văn được đại trí tuệ, tu hành thì đạt vô sở úy; lại nói, có phước đức thì sinh thiện căn, còn hồi hướng về đâu thì tùy ý nguyện của mình cầu xin để đạt được; bạch Đức Thế Tôn, con đã bố thí, trì giới, nghe nhiều, tu hành phước đức, nếu con lập thệ như thế mà không được thành tựu viên mãn như ý nguyện thì con xin đem tất cả thiện căn này hồi hướng về chúng sinh nơi địa ngục. Nếu có các chúng sinh bị đọa ở A-tỳ địa ngục chịu các nỗi khổ thống thiết, nhờ thiện căn này khiến họ được giải thoát sinh làm người, gặp được đạo pháp của Như Lai tu tập, chứng đắc quả A-la-hán mà vào Niết-bàn. Những chúng sinh đó nếu nghiệp báu chưa hết, thì con nguyện xả bỏ thân mạng này vào trong đại địa ngục A-tỳ chịu khổ thay cho họ. Nguyện cho thân con phân thành số thân nhiều như vi trần trong cõi Phật, mỗi một phần thân này lớn như vua núi Tu-di, mỗi một phần thân ấy đều biết được nỗi khổ ở địa ngục A-tỳ như chính bản thân con đã biết nỗi thống khổ ở đó. Con thọ thân nhiều như số vi trần trong một thế giới Phật và chịu các thứ quả báo thô ác khổ não như số vi trần trong một thế giới Phật hiện nay. Chúng sinh trong vố số cõi Phật ở vô số thế giới khác nhiều như vi trần trong mười phương tạo nghiệp vô gián, tạo tác nghiệp quả bị đọa vào A-tỳ địa ngục... hoặc về sau này, trải qua số đại kiếp nhiều như vi trần, trong một thế giới Phật, chúng sinh trong các cõi Phật khác tạo nghiệp vô gián... con sẽ vì tất cả chúng sinh kia trụ nơi địa ngục A-tỳ chịu thay tội cho họ, khiến cho các chúng sinh kia không bị đọa vào địa ngục vĩnh viễn xa lìa nẻo khổ, được gặp chư Phật, lãnh hội diệu pháp thoát khỏi sinh tử, vào thành Niết-bàn. Con sẽ trụ tại địa ngục A-tỳ lâu dài để độ thoát chúng sinh... Lại nữa, trong vô số thế giới nhiều như số vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương, có các chúng sinh tạo nghiệp ác xấu chắc chắn bị quả báo đọa vào địa ngục thiêu đốt, như địa ngục A-tỳ, địa ngục Hỏa chích, địa ngục Bức bách, địa ngục Đao kiếm. Nơi các loài súc sinh, ngạ quỷ, Dạ-xoa, Cưu-bàn-trà,Tỳ-xá-già, A-tu-la, Ca-lâu-la con cũng đều nguyện như trên. Thưa Đức Thế Tôn, như số chúng sinh trong các thế giới nhiều như vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương đã tạo ra các nghiệp xấu ác, chắc chắn sẽ thọ sinh vào loài người bị đui mù, câm điếc gù lưng, tàn phế... cùng bị hằng trăm thứ bệnh, tay chân không đủ, tâm ý tán loạn, ăn uống bất tịnh, con cũng sẽ thay thế cho các chúng sinh chịu các tội như trước đã nói. Con sẽ lại sinh vào đại địa ngục A-tỳ thời gian lâu bao nhiêu là do chúng sinh ở trong kiếp sinh tử, thọ ấm, giới, nhập, con sẽ nhận chịu mọi thứ khổ nạn của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Dạ-xoa, A-tu-la, La-sát... người. Bạch Đức Thế Tôn, nếu nguyện của con được thành tựu, bản thân con được lợi ích, con được thành tựu Bậc Chánh Giác như đã nguyện thì khiến cho các Đức Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác làm chứng cho con. Nay cúi xin Đức Thế Tôn thọ ký cho con đạo quả Bồ-đề Vô thượng ở trong Hiền kiếp khi loài người thọ một trăm hai mươi tuổi, chắc chắn con sẽ thành Phật đầy đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cho đến Phật, Thế Tôn. Con chắc chắn hoàn thành Phật sự như đã lập nguyện. Bấy giờ, tất cả đại chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A- tu-la và người thế gian, đang ở trên hư không hay ở nơi mặt đất, ngoại trừ Đức Như Lai, không ai là không rơi nước mắt, thảy đều gieo năm vóc làm lễ dưới chân Bà-la-môn Hải Tế và đồng thanh khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Có được tâm đại bi thâm diệu, nghĩ đến chúng sinh phát tâm rộng lớn, lập nguyện sâu xa, bền chắc, đem tâm đại bi chí thành che chở cho tất cả muôn loài, lại có thể thu phục, hóa độ các chúng sinh tạo nghiệp vô gián... từng tích tập các căn nghiệp không lành. Do thệ nguyện này nên biết Ngài bước đầu phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng là vì muốn dùng lương dược để cứu độ chúng sinh đưa họ về nơi đạo pháp, vì nhằm giải thoát cho chúng sinh nên lập đại nguyện, như thế tất sẽ được thành tựu viên mãn, Đức Như Lai nhất định thọ ký cho ngài đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng. Lúc này Vô Lượng Tịnh Vương (tiền thần của đức Phật A Di Đà)xúc động, rơi lệ đầm đìa, bèn gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Bà-la-môn rồi chắp tay dùng kệ khen ngợi: Lạ thay rất thâm diệu Dứt hết mọi tham đắm Thương xót bao chúng sinh Vì chúng tôi hiện báu. Bồ-tát Quán Thế Âm dùng kệ khen rằng: Tự không đắm trước, theo người nhiễm Căn như ngựa sổng đã chế ngự Nơi các căn luôn được tự tại Đủ kho báu trí tuệ, tổng trì. Bồ-tát Đại Thế Chí dùng kệ tán thán: Chúng sinh nhiều hàng ức Tu tập vì đạo lành Nghe Ngài thương rơi lệ Lạ thay! Việc khó làm. Bồ-tát Mạn-thù-sư-lợi dùng kệ khen ngợi: Tinh tấn bền thệ nguyện Diệu tuệ càng thông tỏ Ngài cũng nên thọ cúng Tràng hoa cùng hương xông. Bồ-tát Hư Không Ấn dùng kệ tán dương: Ngài tu thí như vậy Luôn thương xót chúng sinh Đói khát thường cứu độ Đủ ba mươi hai tướng. Bồ-tát Đoạn Kim Cang Tuệ Chiếu Minh dùng kệ khen ngợi: Như hư không vô biên Tâm thường xót muôn loài Nên nguyện làm cấu đường Hiện rõ hạnh Bồ-tát. Bồ-tát Hư Không Chiếu Minh dùng kệ tán thán: Không ai thương chúng sinh Như ngài, chỉ trừ Phật Đầy đủ mọi công đức Diệu tuệ luôn sáng tỏa. Bồ-tát Sư Tử Hương dùng kệ khen ngợi: Trượng phu dời vị lai Trong Hiền kiếp tạp loạn Sẽ luôn được tôn xưng Độ thoát chúng sinh khổ. Bồ-tát Phổ Hiền dùng kệ tán thán: Lao nhọc nơi sinh tử Gắn với nẻo rừng tà Độ bao kẻ xấu ác Tâm bị phiền não thiêu. Bồ-tát A-súc dùng kệ khen ngợi: Rơi vào nẻo vô minh Đắm chìm vực kết sử Tâm ý bị thiêu đốt Tạo nghiệp tốt, đều độ. Bồ-tát Hương Thủ dùng kệ tán dương: Thấy rõ nơi vị lai Như cảnh tượng trong gương Kẻ hủy hoại Chánh pháp Tạo tác, đều hóa độ. Bồ-tát Bảo Tích dùng kệ khen ngợi: Trí, giới đều viên mãn Như chuỗi báu trang nghiêm Cứu độ kẻ tạo tác Hủy báng Thánh hiền Tăng. Bồ-tát Vô Khủng Úy dùng kệ tán thán: Ngài thấy chúng sinh khổ Đời sau khắp ba cõi Tâm ý bị thiêu đốt Tà niệm, đều cứu độ. Bồ-tát Hoa Thủ dùng kệ khen ngợi: Bi, trí và tinh tấn Hơn hết trong mọi chúng Cứu kẻ bị phiền não Cùng bệnh, tử bức bách. Bồ-tát Trí Xưng dùng kệ tán dương: Bị các bệnh khổ bức Phiền não như gió độ Nên dùng nước trí tuệ Hàng phục mọi ma quân. Bồ-tát Trì Ấn dùng kệ khen ngợi: Tinh tấn được vững bền Nên giải thoát phiền não Đức lớn như trời Phạm Chúng tôi nguyện noi theo. Bồ-tát Hoa Nguyện dùng kệ tán thán: Sức tinh tấn luôn bền Đức dày, tâm bi rộng Cắt dây buộc sinh tử Ba cõi đều ngưỡng vọng. Bồ-tát Vô Cấu Vương dùng kệ khen ngợi: Đại bi Ngà tà thuyết giảng Hạnh Bồ-tát hiện bày Chúng tôi xin kính lễ Bi nguyện không ai hơn. Bồ-tát Trì Đại Lực dùng kệ tán dương: Phiền não trong đời ác Hạnh Bồ-tát dốc tu Đoạn trừ gốc kết sử Thệ nguyện thật bền, sâu. Bồ-tát Nguyệt Mạn dùng kệ khen ngợi: Kho trí, đều lãnh hội Lập nguyện luôn thanh tịnh Tu tập hạnh Bồ-tát Thuốc quý cho muôn loài. Bồ-tát Hiện Lực cảm động rơi lệ, bèn gieo năm vóc làm lễ nơi chân Bà-la-môn Hải Tế, rồi chắp tay đọc kệ tán dương: Diệu thay bậc trí sáng Dứt trừ bệnh kết buộc Đức hạnh như biển rộng Chúng sinh được thoát khổ. HẾT QUYỂN 5 8 Phẩm 19: CẢM ỨNG Này thiện nam tử, khi đại chúng Trời, Rồng, Càn-thát-bà cùng người đời tất cả đều gieo năm vóc đảnh lễ nơi chân Đại sư Hải Tế, chắp tay đọc những bài kệ khen ngợi xong, thì Bà-la-môn Hải Tế đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai, gối phải quỳ xuống đất, tức thì đại địa chấn động đủ sáu cách. Tất cả thế giới trong mười phương nhiều như số vi trần trong một cõi Phật cũng chấn động đủ sáu cách. Lại hiện ra hào quang tỏa sáng rực rỡ, khắp thế gian cùng mưa xuống các loài hoa như hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha mạn-đà-la và có vô lượng ánh sáng chiếu khắp. Trong vô số thế giới nhiều như số vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương có các Đức Phật, Thế Tôn hiện trụ thế tại cõi Phật thanh tịnh và không thanh tịnh, vì chúng sinh thuyết pháp; có các vị Đại Bồ-tát an tọa nghe pháp thấy đại địa chấn động sáu cách, ánh sáng tỏa chiếu, mưa vô số hoa nên đã hỏi các vị Phật Thế Tôn: -Do nhân duyên gì mà đại địa chấn động sáu cách, trời tuôn mưa hoa, ánh sáng tỏa chiếu? Bấy giờ ở phương Đông cách cõi Phật này hơn một hằng hà sa số cõi Phật, có thế giới tên là Bảo Tập, Đức Phật hiệu là Bảo Nguyệt, gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật-Thế Tôn, hiện trụ thế thuyết giảng thuần một giáo pháp Đại thừa, vây quanh Ngài là vô lượng a-tăng-kỳ chúng Bồ-tát để nghe pháp, có hai vị Đại Bồ-tát, một tên là Bảo Thắng, vị thứ hai tên là Nguyệt Thắng thay các hiện tượng trên nên hướng về đức Bảo Nguyệt Như Lai, chắp tay cung kính thưa: -Thưa Đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà đại địa chấn động, ánh sáng tỏa chiếu và trời mưa vô số hoa? Đức Bảo Nguyệt Như Lai nói với hai vị Bồ-tát: -Này thiện nam tử, ở phương Tây cách cõi Phật này hơn một hằng hà sa số thế giới, có cõi Phật tên là San-đề-lam, Đức Phật ở đó tên là Bảo Tạng gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật, Thế Tôn, hiện trụ thế, thọ ký cho hàng ức Bồ-tát đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, giảng nói các quốc độ về việc phát nguyện chọn các cõi Phật trang nghiêm chỉ dạy về những cảnh giới Tam-muội, các định nói về Đà-la-ni môn. Nơi chúng hội ấy có vị Đại Bồ-tát Đại Bi đã lập nguyện đầy đủ, Đức Phật đã thọ ký đạo quả Bồ-đề Vô thượng cho Đại Bồ-tát đó nên đã thị hiện rõ nguyện như thế, nhờ đấy khiến cho hàng ức chúng sinh lập nguyện Bồ-tát, chọn lấy cõi Phật trang nghiêm để hóa độ muôn loài. Đối với vị Bồ-tát đầy đủ đại bi ấy, đại chúng ở đó không ai có thể sánh kịpẳ. Vị này đã chọn thế giới có đủ năm thứ ô trược xấu ác, tạp loạn, đầy những phiền não, chúng sinh tạo nghiệp vô gián... tích tập các căn nghiệp bất thiện, tâm ý luôn bị thiêu đốt... để mà nhiếp phục hóa độ. Đại chúng Trời, Rồng, Càn- thát-bà, A-tu-la, Người, cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai xong, đều hết lòng cúng dường vị Bồ-tát gồm đủ đại bi. Họ gieo năm vóc, cung kính đảnh lễ xong, chắp tay dùng nhiều bài kệ thâm diệu để khen ngợi. Vị Đại Bồ-tát đó an tọa trước Đức Như Lai để lãnh hội sự thọ ký. Lúc này, ở trước Phật Bồ-tát Đại Bi bèn quỳ gối bên phải xuống đất xin Phật thọ ký, Đức Phật liền mỉm cười khiến cho vô số thế giới nhiều như số vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương chấn động đủ sáu cách, trời tuôn mưa hoa, ánh sáng hiện ra tỏa chiếu. Vì để thức tỉnh cho tất cả các Đại Bồ-tất nơi cõi Phật đó, vì để hiện bày các hạnh nguyện cửa Bồ-tát gồm đủ đại bi, vì để tập hợp các các vị Đại Bồ-tát trong các thế giới nhiều như số vi trần nơi mười phương cõi Phật, vì để thuyết giảng pháp môn Vô úy trong hạnh nguyện của Đại Bồ-tát..., nên Đức Như Lai đã thị hiện thần thông như vậy. Này thiện nam tử, hai vị Bồ-tát Bảo Thắng, Nguyệt Thắng nghe xong bèn hỏi Đức Bảo Nguyệt Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, vị Đại Bồ-tát Đại Bi đó, từ khi phát tâm đến nay trải qua thời gian bao lâu và tu tập hạnh Bồ-tát như thế nào để có thể chọn lấy cõi đời đủ năm thứ ô trược xấu ác, phiền não sâu dày chúng sinh tạo nghiệp vô gián cho đến tích tập các căn bất thiện, tâm ý luôn bị thiêu đốt để mà nhiếp phục, hóa độ? Đức Bảo Nguyệt Như Lai bảo: -Này thiện nam tử, vị Bồ-tát Đại Bi kia vừa mới phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Thiện nam tử, các ông có thể đến cõi Phật San-đề-lam để chiêm ngưỡng, cung kính lễ bái cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, nghe thuyết giảng về pháp môn Vô úy, Tam-muội, Đà-la-ni, gặp Bồ-tát Đại Bi và đem lời thăm hỏi của ta đến với vị Bồ-tát ấy: -Này bậc Đại trượng phu, Đức Bảo Nguyệt Như Lai có lời thăm hỏi, dùng hoa Nguyện lạc Vô cấu để ngài làm tin. Lại khen ngợi Bồ-tát Đại Bi: -Hay thay! Bậc Đại trượng phu, bước đầu phát tâm đã có thể thành tựu đại bi như vậy, nên đã có vô lượng tiếng khen về ông khắp mười phương cõi Phật trong các thế giới nhiều như vi trần, với lời nói: Bồ-tát Đại Bi kia mới phát tâm mà đã thành tựu như thế, cho nên ta khen ngợi ông: “Hay thay”. Lại nữa này bậc Đại trượng phu, vì ông đã vì các vị Bồ-tát đời vị lai có đầy đủ đại bi nên đã giảng nói đại bi, không đoạn tuyệt nguyện thiện, dựng ngọn cờ pháp, vậy nên ông được khen “Hay thay”. Lại nữa này bậc Đại trượng phu, tiếng khen về ông còn vang tận đến đời vị lai, trải qua vô số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như vi trần, trong một cõi Phật khắp mười phương, ông lại khuyến hóa hàng vạn ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đến với đạo Giác ngộ Vô thượng, an trụ trong đó đạt bậc Bất thoái chuyển hoặc nguyện nhận lấy cõi Phật trang nghiêm để hóa độ chúng sinh, hoặc sẽ được thọ ký, đó là ông đã khuyến hóa đạo Bồ-đề cho họ. Tất cả những chúng sinh như vậy về sau, trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như vi trần, ở cõi Phật này hay trong các thế giới khác khắp mười phương cõi Phật nhiều như vi trần, đều thành tựu đạo quả Bồ-đề, chuyển xe chánh pháp, họ sẽ ca tụng, tán dương Bồ-tát Đại Bi, cho nên dùng các pháp khen ngợi này để tán thán ông: “Hay thay! Hay thay!”. Bấy giờ chín mươi hai ức Bồ-tát đồng thanh bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, chúng con muốn đến cõi Phật San-đề-lam để chiêm ngưỡng, cung kính, cúng dường, lễ bái, thân cận Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và gặp vị Đại trượng phu kia, đem ba việc tán thán “Hay thay” của Đức Như Lai và hoa Nguyện lạc vô cấu đến trao cho vị Bồ-tát ấy. Đức Bảo Nguyệt Như Lai bảo: -Đúng vậy! Các thiện nam tử, nay chính là lúc các ông nên đến thế giới của Đức Bảo Tạng Như Lai kia để nghe thuyết giảng về pháp môn Vô úy, Tam-muội Đà-la-ni, hạnh nguyện độ sinh. Khi ấy, Đại Bồ-tát Bảo Thắng và Nguyệt Thắng từ chỗ Đức Bảo Nguyệt Như Lai nhận lấy hoa Nguyệt lạc vô cấu, cùng với chín mươi hai ức Bồ-tát rời khỏi thế giới Bảo tập. Nhanh như ánh chớp, các Bồ-tát ấy đã biến mất khỏi thế giới Bảo tập và hiện ra nơi vườn Diêm-bà-la ở cõi Phật San-đề-lam, đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, chí tâm đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn đem các thứ thần thông diệu dụng của Bồ-tát đã đạt được cúng dường xong, thấy Bà-la-môn Hải Tế đang ở trước Đức Bảo Tạng Như Lai được tất cả đại chúng chắp tay xưng tụng tán thán. Các Bồ-tát thấy thế liền suy nghĩ: “Đây chính là Bồ-tát Đại Bi mà Đức Bảo Nguyệt Như Lai đã dặn trao hoa Nguyệt lạc vô cấu này...”. Hai vị Đại Bồ-tát ở trước Đức Thế Tôn hướng về phía Bà-la-môn Hải Tế lấy hoa dâng lên và thưa, nói như thế này: -Thưa bậc Đại trượng phu, Đức Bảo Nguyệt Như Lai ở thế giới Bảo tập trao hoa Nguyệt lạc vô cấu này cho ngài làm tin và ba pháp tán thán, như trước đã nói... (nói lược). Như vậy, nơi vô lượng a-tăng-kỳ thế giới chư Phật ở phương Đông cũng sai vô số Đại Bồ-tát đi đến cõi Phật San-đề-lam, trao cho Bà-la-môn Hải Tế hoa Nguyệt lạc vô cấu và các pháp tấn thán như trước đã nói. Thiện nam tử, bấy giờ ở phương Nam cách cõi Phật này hơn chín mươi bảy ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Bảo long sư tử hống, Đức Phật ở đó hiệu là Sư Tử Phấn Tấn Thắng Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri hiện trụ thế, vì các Đại Bồ-tát thuyết giảng thuần một giáo pháp Đại thừa. Trong chúng Bồ-tát đó có hai Đại Bồ-tát, một tên là Trí Kim Cang Thắng, vị thứ hai tên là Sư Tử Kim Cang Thắng, cả hai cùng hỏi Đức Sư Tử Phấn Tấn Thắng Tự Tại Vương Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, do nhân duyên gì mà đại địa chấn động đủ sáu cách, ánh sáng tỏa chiếu và trời tuôn mưa hoa?... như trước đã nói (nói lược). Có vô lượng a-tăng-kỳ ức na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát trong vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật ở phương Nam đi đến cõi Phật San-đề-lam... như trước đã nói. Lúc ấy, ở phương Tây cách cõi Phật này hơn tám mươi chín ức na-clo-tha trăm ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Thượng thắng, Đức Phật ở đó hiệu là Hàng Phục Căn Quảng Trường Minh Như Lai, hiện trụ thế vì bốn chúng đệ tử thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong đại chúng ở đây có hai vị Đại Bồ-tát, một tên là Hiền Hiển Minh, một tên là Sư Tử Phấn Tấn Thân, cả hai vị đều hỏi Đức Hàng Phục Căn Quảng Trường Minh Như Lai về ý nghĩa của các hiện tượng kia: -Thưa Đức Thế Tôn, do nhân duyên gì mà đại địa chấn động đủ sáu cách, ánh sáng tỏa chiếu và trời tuôn mưa nhiều?... (như trước đã nói). Bấy giờ, ở phương Bắc, cách cõi Phật này chín mươi ức na-do- tha trăm ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Tử ma, Đức Phật ở đó hiệu là Thế Tự Tại Vương gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cho đến Phật Thế Tôn đang vì các Đại Bồ- tát cầu pháp Đại thừa mà thuyết giảng thuần một giáo pháp Ma-ha-diễn. Trong đại chúng này có hai vị Đại Bồ-tát, một tên là Bất Động Xứ, một tên là Tuệ Tài, cả hai cùng hỏi Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, do nhân duyên gì mà đại địa chân động đủ sáu cách, hào quang chiếu sáng và trời mưa vô số các thứ hoa?... (như trước đã nói). Lúc ấy, ở phương dưới, cách cõi Phật này hơn chín mươi tám na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Vô ám minh, Đức Phật ở đó hiệu là Vô Úy Cận Xứ Âm Như Lai, hiện trụ thế vì bốn chúng đệ tử thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong cõi Phật này có hai vị Đại Bồ-tát, một tên là Nhuận Tật Hiển Minh, một tên là Không Tật Hiển Minh... (như trước đã nói). Lúc ấy, ở phương trên, cách cõi Phật này hơn hai trăm ngàn cõi Phật có thế giới tên là Đẳng hoa, Đức Phật ở đó hiệu là Hoa Phu Chiếu Minh gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật Thế Tôn, hiện trụ thế vì bốn chúng đệ tử thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong cõi Phật này có hai vị Đại Bồ-tát hiện có mặt tại đây, một tên là Tự Chấp Cảnh Giới Vô Nộ, một tên là Duyệt Trì Vô Nộ, cả hai đều đó hỏi Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, do nhân duyên gì mà đại địa chấn động đủ sáu cách, ánh sáng tỏa chiếu và trời mưa xuống vô số hoa? Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai bảo: -Này thiện nam tử, ở phương dưới, cách cõi Phật này hơn hai trăm ngàn cõi Phật có thế giới tên là San-đề-lam, Đức Phật ở đó hiệu là Bảo Tạng gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật Thế Tôn, hiện đang trụ thế thuyết giảng đạo pháp, thọ ký cho hàng ức chúng sinh đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, đang thuyết giảng về các quốc độ, về hạnh nguyện chọn lấy cảnh giới Phật trang nghiêm, chỉ dạy về cảnh giới Tam-muội, các pháp Đà-la-ni. Trong đại chúng đó có vị Đại Bồ-tát Đại Bi lập nguyện đầy đủ hạnh đại bi, được Đức Phật thọ ký đạo quả Bồ-đề Vô thượng nên đã thị hiện sự việc như thế khiến cho hàng ức Bồ-tát lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm để nhiếp phục, hóa độ chúng sinh. Vị Bồ-tát Đại Bi kia, đối với sự thành tựu tâm đại bi, tất cả đại chúng không ai bì kịp. Bồ-tát ấy đã chọn lấy thế giới có đủ năm thứ ô trược xấu ác, tạp loạn, phiền não sâu dày, chúng sinh tạo nghiệp vô gián cho đến tích tập các căn nghiệp chẳng lành, tâm ý luôn bị thiêu đốt... để nhiếp phục, hóa độ. Tất cả chúng Trời, Rồng, Càn-thát-bà, A-tu-la, Người cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai, xong lại đều cung kính cúng dường Bồ-tát Đại Bi, đảnh lễ xong thì đứng chắp tay xưng tụng, tán thán. Đại Bồ-tát kia ngồi trước Đức Bảo Tạng Như Lai để lãnh hội sự thọ ký. Khi vị Đại Bồ-tát ấy quỳ gối phải xuống đất trước Đức Như Lai thì Đức Thế Tôn liền mỉm cười, khiến nơi các thế giới nhiều như vi trần ở mười phương cõi Phật, đại địa chấn động đủ sáu cách, trời mưa vô số các thiên hoa. Vì muốn thức tỉnh cho các Đại Bồ-tát trong cõi Phật này, vì muốn thị hiện hạnh nguyện đại bi của Bồ-tát, vì muốn tập hợp các Đại Bồ-tát trong vô số thế giới khác nhiều như vi trần nơi mười phương cõi Phật về đây, vì muốn thuyết giảng pháp môn Vô úy các pháp Tam-muội, Đà-la-ni nên Đức Như Lai kia đã thị hiện thần thông như vậy. Này thiện nam tử, hai vị Đại Bồ-tát Tự Chấp Cảnh Giới Vô Nộ và Duyệt Trì Vô Nộ cùng hỏi Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, vị Đại Bồ-tát Đại Bi đó từ khi phát tâm Bồ-đề đến nay đã trải qua thời gian bao lâu? Tu tập hạnh Bồ-tát như thế nào mới có thể nhận lấy thế giới có đủ năm thứ ô trược xấu ác, tạp loạn, phiền não sâu dày, chúng sinh tạo nghiệp vô gián... tích tập các căn nghiệp bất thiện, tâm ý luôn bị thiêu đốt để mà nhiếp phục hóa độ? Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai bảo: -Này thiện nam tử, vị Bồ-tát Đại Bi đó mới vừa phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Các ông hãy đến thế giới San-đề-lam để chiêm ngưỡng, cung kính cúng dường, thân cận Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, nghe thuyết giảng các pháp môn Tam-muội, Đà-la-ni vô úy, đem lời thăm hỏi của ta đến với Bồ-tát Đại Bi, thay ta thưa: Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai có lời vấn an Bồ-tát dùng hoa Nguyệt lạc vô cấu này để làm tin. Lại khen “Hay thay! Hay thay!”. Này bậc Đại trượng phu, ông mới phát tâm mà đã thành tựu đại bi như vậy, đã có vô lượng tiếng khen khắp các thế giới nhiều như vi trần trong mười phương cõi Phật, với lời tán thán: “Lành thay! Lành thay!”. Bồ-tát Đại Bi mới phát tâm mà đã thành tựu đại bi như thế, nên nay ta tán dương ông: “Lành thay!”. Lại nữa thiện nam tử, ông đã vì các vị Bồ-tát đời vị lai thành tựu đại bi nên thuyết giảng về pháp ấy, dựng ngọn cờ pháp, nên ta tán thán ông: “Lành thay!”. Vào đời sau này, trải qua a-tăng-kỳ kiếp nhiều như vi trần, tiếng khen về ông lưu truyền khắp các cõi Phật trong mười phương thế giới khác nhiều như vi trần, như đã chỉ dạy hằng a-tăng-kỳ ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh đến với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, đạt Bất thoái chuyển. Trong số họ, có người từ chỗ Đức Thế Tôn đã lập nguyện chọn lấy cõi Phật trang nghiêm, đem ánh sáng đại bi soi tỏ khắp chúng sinh để nhiếp phục, hóa độ. Tất cả các chúng sinh ấy về sau vô số các cõi Phật, trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, trong các thế giới khác nhiều như số vi trần khắp mười phương cõi Phật, họ sẽ thành Bậc Chánh Giác, chuyển xe Chánh pháp sẽ ca ngợi, xưng tụng ông. Do ba việc ấy, này bậc Đại trượng phu! Nay ta tán thán ông “Hay thay! Hay thay!”. Lúc này hàng ức Bồ-tát nơi cõi Phật kia đồng thanh bạch với Đức Phật: -Bạch Đức Thế Tôn, chúng con muốn đến cõi Phật San-đề-lam để chiêm ngưỡng, cung kính cúng dường, thân cận Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri và gặp bậc Đại trượng phu kia, cùng được lãnh hội các pháp môn Vô úy, Tam-muội, Đà-la-ni. Khi ấy, Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai bèn đem ba pháp tán thán cùng hoa Nguyệt lạc vô cấu trao cho hai vị Bồ-tát và bảo là nên biết đúng thời. Này thiện nam tử, bấy giờ hai vị Bồ-tát, Tự Chấp Cảnh Giới Vô Nộ và Duyệt Trừ Vô Nộ, nhận lấy hoa rồi cùng với hàng ức Bồ-tát rời cõi Phật Đẳng hoa, trong giây lát liền biến mất khỏi nước ấy, hiện ra nơi Đức Bảo Tạng Như Lai trong vườn Diêm-bà-la thuộc cõi Phật San-đề-lam cung kính đảnh lễ Đức Bảo Tạng Như Lai. Bấy giờ, nơi cõi Phật San-đề-lam, tất cả thế giới của các Bồ-tát, người tu tập pháp Đại thừa, người cầu Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, các chúng Trời, Rồng, Ma-hầu-la-già... các loại như thế số đông vô lượng, nhiều như mía lau, lúa, rừng cây, không thể tính kể đem vô số các pháp thần thông diệu dụng của các Bồ-tát đã chứng đắc cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai, xong, thấy vị Bà-la-môn Hải Tế đang ở trước Đức Bảo Tạng Như Lai cung kính chắp tay tán thán sự cúng dường của đại chúng này, nên họ suy nghĩ: “Đây chính là Đại Bồ-tát Đại Bi nên mới được Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai dặn trao tặng hoa quý này”. Hai vị Bồ-tát ở trước Phật hướng về Bà-la-môn Hải Tế dâng hoa và thưa: “Đức Hoa Phu Chiếu Minh Như Lai sai chúng tôi đem hoa Nguyệt lạc vô cấu này tặng cho Ngài để làm tin cùng với ba pháp tán thán (như đã nói ở trên). Lúc này, lại có trận mưa vô số các thứ hoa, hoa rơi xuống cả những cõi không có Phật, tiếp theo là các thứ âm thanh vi diệu hoàn hảo vang ra khắp chốn. Đó là tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng tịch diệt, tiếng vô vi, tiếng ba-la-mật, tiếng căn lực, tiếng vô úy, tiếng sáu thần thông, tiếng vô hành, tiếng vô sinh, tiếng vô diệt, tiếng tịch tĩnh, tiếng tự tại, tiếng đại bi, tiếng đại từ, tiếng vô sinh pháp nhẫn, tiếng thọ ký, tiếng chứng đắc quả vị, tiếng giảng nói thuần một pháp Đại thừa. Nơi các cõi không có Phật kia, có các vị Bồ-lát với thần thông, oai đức lớn, tu tập các pháp sâu xa và được tự tại, do bản nguyện độ sinh nên trụ nơi thế giới ấy, được nghe các âm thanh như thế, nhờ oai thần của Phật, nhờ nguyện lực và diệu lực của Tam-muội, nhanh như ánh chớp, các Bồ-tát đó đã rời khỏi thế giới không có Phật đến cõi Phật San-đề-lam cung kính đảnh lễ Đức Bảo Tạng Như Lai, đem vô số các pháp thần thông tự tại mà các Bồ-tát đã đạt được cúng dường Phật cùng đại chúng ở đây xong rồi, theo thứ lớp lần lượt an tọa để nghe thuyết giảng đạo pháp. Phẩm 20: ĐẠI SƯ ĐƯỢC THỌ KÝ Này thiện nam tử, bấy giờ Đại sư Bà-la-môn Hải Tế đem các hoa Nguyệt lạc vô cấu cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai và bạch với Đức Phật: -Kính mong Đức Thế Tôn thọ ký cho con đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Thiện nam tử, khi ấy Đức Bảo Tạng Như Lai liền nhập tam-muội Điện đăng do diệu lực của pháp Tam-muội này khiến cho tất cả núi rừng cây cỏ, đất đai nơi cõi Phật San-đề-lam biến thành bảy báu, chính mắt đại chúng ở đây đều trông thấy, cùng ỏ trước Phật lãnh thọ diệu pháp. Tùy theo sự suy nghĩ của mình mà họ nhận thấy thân mình màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, tía; hoặc thấy giống như gió, giống như lửa, giống như hư không, giống như ngọn lửa đang cháy rực, hoặc thấy giống như bọt nước, như núi cao, giống như Phạm thiên, giống như Đế Thích, giống như hoa; hoặc thấy giống như Ca-lâu-la, như Rồng, như Sư tử; hoặc giống như mặt trời, mặt trăng, tinh tú; hoặc giống như voi, ngựa đều ngồi trước Phật lãnh hội diệu pháp. Tùy theo sự suy nghĩ của mình mà mọi người tự thấy thân hình của mình với những tướng trạng như vậy. Thiện nam tử, trong lúc này, chúng sinh nhìn bản thân mình đều thấy giống như thân Đức Bảo Tạng Như Lai. Này thiện nam tử, các đại chúng đang ở trước Phật bỗng thấy Đại sư Bà-la-môn Hải Tế ngồi trên hoa sen bảy báu có ngàn cánh. Tất cả đại chúng hoặc ngồi, hoặc đứng ở trên đất, hoặc ở trong hư không, nhưng mỗi một người đều như thấy Đức Bảo Tạng Như Lai ngồi ở trước mình, quan tâm đến mình, vì mình mà thuyết pháp. Này thiện nam tử, bấy giờ Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri khen ngợi Bà-la-môn Hải Tế: -Hay thay! Hay thay! Này bậc Hạnh đại bi, ông đã phát tâm đại bi tạo ích lợi lớn cho vô số vô biên chúng sinh làm ánh sáng lớn trong thế gian nên sự xuất hiện của ông như là ruộng hoa đang nở rộ, với vô số màu sắc, vô số hương thơm, vô số sự mềm mại, vô số nào là lá, là thân, là rễ, vô số công năng, tất cả đều có thể làm thành các loại thuốc quý. Hoặc có thứ hoa, hương sắc chiếu tỏa đến một trăm do-tuần, hai trăm do-tuần, ba trăm do-tuần... (nói lược), có thứ hương sắc tỏa chiếu khắp thế giới bốn châu thiên hạ. Ở đó, chúng sinh nào ngửi được mùi thơm kia, nếu mù lòa thì được thấy sáng, nếu điếc thì được nghe... các căn thiếu khuyết liền được đầy đủ. Các chúng sinh nào bị khốn khổ do bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh, ngửi được mùi hương này rồi thì mọi bệnh đều được dứt trừ. Hoặc những chúng sinh bị điên cuồng, loạn động, thất niệm, phóng dật, ham ngủ nghỉ nếu ngửi được mùi hương này thì tâm ý được hồi phục. Trong ruộng hoa ấy cũng xuất hiện cây hoa Phân-đà-lợi. Thân cây là ngọc kim cang, lưu ly bền chắc, có hàng trăm hạt. Vàng ròng là cánh hoa, mã não là tua hoa, đài hoa là xích trân châu. Hoa cao tám mươi bốn ức do-tuần, ngang dọc bằng nhau một trăm ngàn do-tuần, màu sắc, hương thơm tỏa khắp mười phương, đến vô số thế giới của chư Phật nhiều như vi trần nơi một cõi Phật. Các chúng sinh ở đấy, hoặc bốn đại không điều hòa, thân thể bị ốm đau, tâm niệm khủng hoảng, điên cuồng, loạn động, mất chánh niệm, nếu thấy được ánh sáng, ngửi được mùi hương của hoa Phân-đà-lợi thì tất cả mọi khổ nạn đều tiêu trừ, đạt được nhất tâm. Những chúng sinh nào vừa mới qua đời thân xác chưa hư hoại nếu được chiếu rọi, xông ướp bằng hương sắc của hoa Phân-đà-lợi thì được sống lại, bình phục như cũ, gặp gỡ thân thuộc, cùng nhau vui chơi nơi khu vườn hoa, năm dục thỏa thích. Từ đó đến khi mạng chung, họ được sinh lên cõi trời Phạm thiên, thọ mạng không lường, chẳng sinh tới xứ khác. Này bậc Phạm hạnh, ruộng hoa sen ấy tức là đại chúng của hội này. Giống như khi mặt trời vừa mọc, khiến các loài hoa nở rộ tỏa bày hương sắc, mặt trời trí tuệ của Như Lai xuất hiện, nuôi dưỡng và phát triển ánh sáng với hương thơm vi diệu diệt trừ các thứ khổ nạn cho tất cả chúng sinh. Này bậc Đại trượng phu, Ta nay như mặt trời xuất hiện ở thế gian đem ánh sáng đại bi che chở khắp mọi chúng sinh, làm cho chúng sinh nở hoa thiện căn tăng trưởng lợi ích, an trú nơi ba thứ phước địa. Ông cũng đã khuyến hóa vô lượng a-tăng-kỳ chúng sinh đến với đạo quả Bồ-đề Vô thượng, đạt Bất thoái chuyển. Các chúng sinh đó đều ở trước mặt Ta, mỗi người tự lập nguyện chọn lấy cõi Phật, thanh tịnh, hoặc Phật không thanh tịnh, Ta cũng đều theo ý nguyện của họ mà thọ ký cho. Này bậc Đại trượng phu, Bồ-tát nào ở trước Ta, chọn lấy cõi Phật thanh tịnh, chúng sinh, đã từng vun trồng thiện căn, dễ khuyến hóa, nhiếp phục thì đó là Bồ-tát nhưng không có hạnh Đại trượng phu, đầy đủ dũng lực, đầy đủ đại bi sâu dày, không vì thương xót tất cả chúng sinh mà cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Bồ-tát nào nguyện chọn lấy cõi Phật thanh tịnh là xa rời tâm đại bi. Lại nữa, người nào không nguyện đi vào hàng Nhị thừa là Bồ-tát không có phương tiện và trí tuệ khéo léo, không có tâm bình đẳng. Bồ-tát nào lập thệ nguyện khiến cho thế giới của mình xa lìa hai thừa, diệt nghiệp bất thiện, không có người nữ, không có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh... thành đạo quả Bồ-đề Vô thượng xong, chỉ dùng Đại Bồ-tát làm quyến thuộc lớn thuyết giảng thuần giáo pháp Đại thừa, thọ mạng vô lượng, trải qua vô số kiếp, chỉ thuyết giảng pháp vi diệu cho người có thiện tâm, sẵn căn lành, dễ khuyến hóa thì vị ấy tuy gọi là Bồ-tát nhưng không phải là Đại sĩ. Vì sao? Vì không có trí phương tiện thiện xảo và tâm đại bi bình đẳng. Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai duỗi cánh tay sắc vàng ròng từ đầu năm ngón tay phóng ra vô lượng ánh sáng đủ màu Sắc, chiếu rọi về phương Đông, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ cõi Phật, thế giới tên là Ương-quật-tra, chúng sinh ở đây thọ mạng được ba mươi tuổi, sắc diện xấu xí, dung mạo khả ố, tích tập các căn bất thiện, thân cao ba khuỷu tay, Đức Phật ở cõi ây hiệu là Nguyệt Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Trì, hiện trụ thế vì bốn chúng đệ tử thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Thiện nam tử, đại chúng ở chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai khi ấy đều thấy được Đức Phật và chúng sinh nơi cõi Phật kia, Đức Bảo Tạng Như Lai bảo đại chúng: -Đức Nguyệt Minh Như Lai kia trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp về thời quá khứ, ở nơi trú xứ Đức Bảo Cái Chiếu Dũng Như Lai phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, bước đầu cũng đã khuyến hóa nhiều ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh an trụ nơi đạo Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng, tùy theo ý nguyện chọn lấy vô số thế giới trang nghiêm, hoặc chọn lấy cõi Phật thanh tịnh, hoặc chọn lấy cõi đủ năm thứ ô trược bất tịnh. Đức Nguyệt Minh Như Lai này cũng khuyến ta phát tâm và trụ vững nơi đạo Giác ngộ Vô thượng. Khi ấy, đốìitrước Đức Bảo Cái Chiếu Dũng Như Lai ta được khuyên lập nguyện trang nghiêm thành tựu quả vị Chánh giác nơi cõi đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác này. Khi ấy, Đức Bảo Cái Chiếu Dũng Như Lai khen ta: “Lành thay! Lành thay!” và thọ ký đạo quả Giác ngộ Tối thượng cho ta. Lúc đó, bậc Thiện tri thức kia đã khuyến hóa ta phát tâm cầu đạo Bồ-đề, đã khuyến khích ta nhận lấy cõi có đủ năm thứ ô trược xấu ác, này nơi quốc độ bất định, chúng sinh tạo nhiều nghiệp ác, kể cả nguyện vô gián... tích tập các căn nghiệp bất thiện, thiêu đốt tâm thiện, mãi trôi nổi nơi cõi sinh tử mênh mông, để mà nhiếp phục, hóa độ. Bấy giờ, trong vô lượng, vô biên thế giới khắp mười phương chư Phật Thế Tôn đều sai sứ giả đến chỗ vị Đại trượng phu này để khen ngợi tán dương và Ngài liền được mang tên hiệu là Thiện Đại Bi Chiếu Minh. Đại Bồ-tát Thiện Đại Bi Chiếu Minh ấy chính là thiện tri thức của Ta đã giúp Ta tạo lợi ích lớn. Ngài thành Phật chưa lâu tại cõi Ương-quật-tra nơi đó con người thọ mạng chỉ có ba mươi năm, vì các chúng sinh ấy mà chuyển xe chánh pháp. Lúc mới thành đạo Bồ-đề, các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế trong mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác đều sai sứ giả đến cúng dường, tôn kính, tán thán, vì các Đức Thế Tôn kia đều do Phật Nguyệt Minh trước đây khuyên hóa phát tâm cầu đạo Bồ-đề, khiến trụ và tu tập các pháp Bô thí ba-la-mật cho đến Trí tuệ ba-la-mật. Do nhớ nghĩ về ân đức trước đây nên các Đức Thế Tôn đã sai các vị Bồ-tát đem vật phẩm đến cúng dường. Này vị Bà-la-môn, ông hãy xem các Đức Phật, Thế Tôn kia thực hiện Phật sự nơi cõi Phật thanh tịnh trường thọ, chúng sinh tâm ý thuần thục, dễ hóa độ. Còn Đức Nguyệt Minh Như Lai thì thành Phật ở cõi đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác, chúng sinh tạo nhiều nghiệp ác kể cả nghiệp vô gián... tích chứa các căn bất thiện, thọ mạng ngắn ngủi Đức Phật Nguyệt Minh đã hành hóa và thành tựu mọi Phật sự nơi thế giới như vậy, không hề bỏ rơi hàng Thanh văn, Bích-chi-phật vì các chúng sang thuyết giảng Ba thừa giáo pháp. Này bậc Thiện trượng phu, Phật Nguyệt Minh ấy đúng là Bậc Trượng Phu toàn thiện, tất cả đại chúng ở đây không ai sánh kịp, làm được những việc khó khăn như đã nói ở trên. Thiện nam tử, có các Bồ-tát nào nhận thế giới thanh tịnh của Phật, bỏ các nẻo ác và lìa bỏ hàng Nhị thừa, chỉ điều phục giáo hóa những chúng sinh có tâm thiện và thanh tịnh, thành tựu Phật sự trên cơ sở như vậy thì chỉ gọi Bồ-tát giống như các thứ hoa khác, chẳng phải là Đại Bồ-tát như hoa sen trắng vì đã thực hiện Phật sự nơi cõi có chúng sinh dễ khuyến hóa, thiện căn thuần thục. Này vị Phạm hạnh, Bồ-tát các bốn pháp không tích cực, đó là gì? 1. Nguyện nhập thế giới Phật thanh tịnh. 2. Nguyện ở trong chúng sinh tâm ý đã được điều phục, thanh tịnh mà làm Phật sự. 3. Nguyện sau khi thành đạo Bồ-đề không thuyết giảng giáo pháp Thanh văn, Bích-chi-phật. 4. Nguyện khi thành tựu quả vị Giác ngộ rồi được làm Phật trường thọ. Đó là bốn thứ giải đãi của Bồ-tát. Vậy nên các Bồ-tát này chỉ giống với các hoa khác không phải là hoa Phân-đà-lợi, không phải là Đại Bồ-tát. Này vị Phạm hạnh, đại chúng Bồ-tát này, ngoại trừ Bà-do-tỳ-sư-nữu đã chọn cõi Phật bất tịnh, nhiếp phục, hóa độ chúng sinh nhiều phiền não. Trong Hiền kiếp có những Bồ-tát nào nguyện lấy thế giới bất tịnh thì Bồ-tát ấy có bốn thứ tinh tấn. Bốn thứ đó là gì? 1. Nguyện nhận lấy thế giới bất tịnh. 2. Nguyện ở trong chúng sinh bất tịnh làm Phật sự. 3. Nguyện thành đạo Bồ-đề rồi thuyết giảng giáo pháp Thanh văn, Bích-chi-phật thừa. 4. Nguyện thành đạo Bồ-đề rồi thì đạt được thọ mạng không ngắn, không dài. Đó là bốn pháp tinh tấn của Đại Bồ-tát. Các Bồ-tát đó được gọi là Đại Bồ-tát, là hoa Phân-đà-lợi, không giống như các hoa khác. Này vị Phạm hạnh, ông đang ở trong vô lượng a-tăng-kỳ ruộng hoa của đại chúng Bồ-tát này mà phát nguyện và được thọ ký, vậy là ngay trước Như Lai ông đã phát sinh ra hoa “Đại bi Phân-đà-lợi” để nhiếp phục giáo hóa các chúng sinh tạo nhiều nghiệp ác, kể cả nghiệp vô gián... tích tập các căn bất thiện, nhận lấy cõi Phật đủ năm thứ ô trược, xấu ác. Này bậc Đại trượng phu, do âm vang về tâm đại bi của ông mà các Đức Phật Thế Tôn nhiều như vi trần trong mười phương cõi Phật đã sai sứ giả đến khen ngợi tán thán, tôn xưng là Thành Tựu Đại Bi, khen ngợi xong lại bảo tất cả đại chúng ở đây phụng sự, cúng dường ông. Này ông Đại Bi, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a- tăng-kỳ kiếp, đến phần còn lại rất ít của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, thuộc về Hiền kiếp nơi thế giới Ta-bà, loài người thọ một trăm hai mươi tuổi, luôn bị sinh tử trói buộc làm cho tối tăm, không có thầy dẫn đường, chúng sinh tích tập các căn bất thiện, đi theo tà đạo, tạo nghiệp vô gián, bài báng chánh pháp, hủy hoại Thánh hiền, phạm các tội căn bản... như trước đã nói... thì tại nơi thế giới như vậy, ông sẽ thành Bậc Chánh Giác gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cho đến Phật, Thế Tôn, chuyển xe chánh pháp, hàng phục bốn thứ ma. Bấy giờ, uy đức tiếng tăm của ông vang truyền khắp mười phương vô lượng vô biên cõi Phật, ông có đại chúng Thanh văn gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo, sẽ dần dần thực hiện đầy đủ Phật sự trong bốn mươi lăm năm, như đã lập nguyện. Khi ấy, Vô Lượng Tịnh Vương này cũng thành Phật là Phật A-di-đà trong vô lượng kiếp thực hiện đầy đủ các Phật sự. Này bậc Đại trượng phu, sau khi ông vào Niết-bàn, chánh pháp sẽ trụ thế hơn một ngàn năm, chánh pháp diệt rồi, sắc thân xá-lợi của ông cũng hành hóa Phật sự đúng như ý nguyện ở mãi nơi thế gian ấy hóa độ chúng sinh... (như trước đã nói). Phẩm 21: ĐẠI SƯ LẬP THỆ Này thiện nam tử, bấy giờ có Phạm chí tên là Loa Kết nói với Bà-la-môn Hải Tế: “Này bậc Đại trượng phu, trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp ở đời vị lai, khi ngài tu hạnh Bồ-tát, sinh ra ở bất cứ nơi nào tôi luôn vì ngài làm thị giả, luôn tùy thuận cúng dường cho ngài các thứ cần dùng, đến khi ngài chỉ còn một lần thọ sinh, tôi sẽ làm cha ngài, sau khi ngài thành Bậc Chánh Giác, tôi sẽ là người đàn việt bậc nhất của ngài. Và ngài cũng sẽ thọ ký cho tôi đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Lại có nữ Hải thần tên là Điều Ý nói: -Ở nơi sinh ra, cho đến chỉ còn một lần cuối thọ sinh, tôi sẽ làm mẹ ngài, sau khi thành Bậc Chánh Giác, ngài cũng thọ ký cho tôi đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Lại có nữ Địa thần tên là Thủy Nghi thưa: Từ nay trở đi cho đến lúc ngài chỉ còn một lần thọ sinh, tôi nguyện sẽ làm nhũ mẫu cho ngài, sau khi thành Phật, ngài cũng sẽ thọ ký cho tôi, đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Lúc này có hai Đế Thích, một người tên là Thân Cận, người thứ hai tên là Tuyết Tư Niệm đều nói: -Thưa bậc Đại trượng phu, sau khi ngài thành Bậc Chánh Giác, chúng tôi sẽ làm đệ tử đứng đầu về thần túc và trí tuệ của ngài. Lại có một Đế Thích tên là Thiện Hiện Thủ thưa: -Thưa bậc Đại bi, từ nay trở đi... cho đến khi ngài chỉ còn một lần thọ sinh tôi xin làm con của ngài. Lại có nữ thần núi tên là Nhật Đài nói: -Thưa bậc Đại bi,... cho đến khi ngài chỉ còn một lần thọ sinh, tôi xin làm bạn đời của ngài, sau khi thành đạo Bồ-đề ngài cũng thọ ký cho tôi đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Lại có A-tu-la tên Xuyến Hành nói: -Thưa bậc Đại bi, trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, khi ngài tu hạnh Bồ-tát, cho tới khi chỉ còn một lần thọ sinh, tôi sẽ xin làm kẻ hầu hạ hết lòng tận tụy với ngài, sau khi thành tựu đạo quả Bồ-đề, chuyển xe chánh pháp, tôi sẽ là người lãnh hội giáo pháp, uống pháp vị Cam lộ đầu tiên, diệt trừ các phiền não, chứng quả A- la-hán... Bấy giờ, hằng hà sa số Thiên, Long, A-tu-la, Nhân, Phi nhân cùng đến chỗ Bồ-tát phát nguyện: -Vào đời vị lai, xin ngài điều phục giáo hóa chúng con. Khi ấy, có một Phạm chí lõa hình tên là Hoại Tưởng thưa: -Thưa bậc Đại trượng phu, trong vô số a-tăng-kỳ kiếp, khi ngài hành đạo Bồ-tát, tôi sẽ theo ngài cầu xin các thứ cần dùng, thường đến chỗ ngài cầu xin quần áo, vật dụng để nằm, ngồi, voi ngựa, xe cộ, thôn xóm, thành quách, con cái, thê thiếp lại còn xin cả da thịt, máu xương, tay chân, mắt tai, mũi lưỡi đầu thân. Thưa bậc Đại trượng phu, tôi sẽ làm người trợ giúp để ngài tu tập hoàn thành Bố thí ba-la- mật cho đến Trí tuệ ba-la-mật. Khi ngài thực hành hạnh Bồ-tát, tôi sẽ hỗ trợ giúp như thế để ngài tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật. Đến khi ngài thành đạo Bồ-đề, tôi nguyện làm đệ tử theo ngài lãnh hội tám vạn pháp tụ, sẽ biện luận giảng nói giáo pháp và được ngài thọ ký đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Này thiện nam tử, Bồ-tát Đại Bi nghe ông ấy nói xong, liền gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, rồi nói với ông Phạm chí Hoại Tưởng: -Hay thay! Hay thay! Ông chính là người bạn đồng hành vô thượng của ta mới có thể vì ta mà suốt vô lượng a-tăng-kỳ kiếp trong vô số na-do-tha trăm ngàn xứ sở luôn đến với ta để cầu xin các vật dụng cần dùng như y phục... cho đến cả đầu mắt, thân mạng của ta. Khi ấy, tâm luôn thanh tịnh, ta hoan hỷ, bố thí khiến ông không bị một chút tội lỗi nào cả. Này thiện nam tử, Đại Bi Bồ-tát Ma-ha-tát lại bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp con tu hạnh Bồ-tát, giống như ở bất cứ nơi chốn nào, như có kẻ khất sĩ đứng trước con, hoặc đi theo sau con để cầu xin các thức ăn, hoặc dùng lời nói dịu dàng, hoặc dùng lời thô tháo, hoặc khinh thị hủy báng hoặc nói lời chân thật. Thưa Đức Thế Tôn, khi ấy con không hề dấy khởi một chút tâm niệm xấu ác nào cả. Nếu như con đối với những trường hợp như thế, chỉ trong phút chốc sinh tâm sân giận, hoặc đem nhân duyên bô thí này để cầu phước báo cho đời sau, tức là con đã dối trá chư Phật trong hiện tại ở vô lượng vô biên thế giới khắp mười phương và vào đời vị lai chắc chắn con sẽ không được thành Bậc Chánh Giác. Thưa Đức Thế Tôn, con nguyện đem tâm hoan hỷ thanh tịnh để bố thí cho người đến cầu xin nguyện cho người nhận lấy không bị các tổn hại, cũng không bị trở ngại một chút nào về căn lành. Thậm chí dù chỉ khiến cho người thọ thí kia bị chướng ngại đối với pháp thiện chỉ bằng một phần ức của sợi lông tóc cũng khiến con bị đọa vào địa ngục A-tỳ, không thể hoan hỷ bố thí y phục, thức ăn uống. Nếu người cầu xin kia, dùng lời nói êm dịu hay thô ác, hoặc khinh khi mắng nhiếc, hoặc bằng lời ngay thẳng cầu xin con về đầu, mắt, tủy, não... như vậy. Thưa Đức Thế Tôn, nếu khi ấy tâm con không hoan hỷ, cho đến có một niệm sân hận, hoặc đem việc bố thí này cầu quả báo thì khiến cho con mãi mãi không được gặp các Đức Phật. Thưa Đức Thế Tôn, như thế là sẽ khiến con bị đọa vào địa ngục A-tỳ. Con nói về Bố thí, Trì giới ba- la-mật, cho đến Bát-nhã ba-la-mật, cũng như vậy. Này Bồ-tát Tịch Ý, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai khen ngợi Đại Bồ-tát Đại Bi: -Hay thay! Hay thay! Này vị Đại trượng phu, ông đã đem tâm đại bi để lập thệ nguyện vi diệu ấy! Thiện nam tử, khi ấy tất cả đại chúng Trời, Rồng, Càn-thát-bà, A-tu-la, Người đều chắp tay khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Bậc Đại trượng phu, ngài đã an trụ hoàn toàn nơi tâm đại bi nên phát thệ nguyện vi diệu này, được tiếng khen lớn, kiên cố tu tập pháp Lục hòa đem lại lợi ích đầy đủ cho tất cả chúng sinh. Này thiện nam tử, khi Phạm chí Hoại Tưởng phát thệ nguyện xong, có tám vạn bốn ngàn chúng sinh phát thệ nguyện như ông. Thiện nam tử, khi ấy Đại Bồ-tát Đại Bi cùng tám vạn bốn ngàn người như vậy đều rất hoan hỷ đồng phát thệ nguyện, rồi chắp tay hướng về bốn phía, nhìn khắp đại chúng và nói lên những lời hy hữu: -Vào đời vị lai khi Chánh pháp hoại diệt, nơi cõi đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác, phiền não nặng nề, con sẽ ở trong đó phóng hào quang lớn làm thầy dẫn dắt, thắp sáng ánh sáng nơi tâm. Chúng sinh nào không có người giúp, không có uy lực, không Phật chỉ đường, khi con mới phát tâm Bồ-đề đã có được các bạn đạo vô thượng ấy, nguyện cho những người này đời đời theo con, nhận đầu, mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân, máu thịt, xương da, cho đến y phục, thức ăn uống. Thiện nam tử, Đại Bồ-tát Đại Bi lại ở trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch Đức Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu trong vô lượng a-tăng-kỳ na-do-tha trăm ngàn kiếp ở đời vị lai, tại nơi sinh sống, các chúng sinh như gặp con để nhận đầu, mắt, tủy, não... cho đến đồ ăn thức uống, cho dù rất ít, như một sợi lông thì khi con đã thành Chánh giác họ không thoát khỏi sinh tử, không được thọ ký đạo quả Ba thừa thì chính là con đã dối trá đối với chư Phật ở vô lượng vô biên thế giới khắp mười phương và con không thành tựu được đạo quả Bồ-đề Vô thượng. Thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai lại khen ngợi Đại Bồ-tát Đại Bi lần nữa: -Hay thay! Hay thay! Này bậc Đại trượng phu, ông có thể hành trì đạo Bồ-tát như vậy, như xưa kia Bồ-tát Di Lâu Sơn ở trước Đức Như Lai Thế Tự Tại Minh bắt đầu phát tâm Bồ-đề lập thệ nguyện và hành đạo Bồ-tát như vậy. Trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, về phương Đông, cách đây hàng ức trăm ngàn cõi Phật, ở đấy có thế giới tên là Biên trì xí nhiên, loài người ở đó thọ một trăm tuổi, Bồ-tát ấy thành Phật tại đó, hiệu là Trí Hoa Vô Trần Thượng Thắng Bồ-đề Tự Tại Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cho đến Phật, Thế Tôn trụ thế thuyết giảng Chánh pháp trong bốn mươi lăm năm thực hiện đầy đủ các Phật sự. Phật lại bảo Bồ-tát Đại Bi: -Sau khi Đức Trí Hoa Vô Trần Thượng Thắng Bồ-đề Tự Tại Như Lai vào Niết-bàn, Chánh pháp trụ thế một ngàn năm, đến đời tượng pháp cũng trụ thế một ngàn năm. Này Bồ-tát Đại Bi, vào khoảng giữa thời chánh pháp và tượng pháp, có các Tỳ-kheo, Tỳ- kheo-ni sống phi pháp, phá giới, theo ác pháp, tu các hạnh tà vạy, không biết hổ thẹn, hủy hoại pháp cúng dường, hoặc phá vật của chiêu đề tăng, hoặc phá bỏ các thứ y phục, thức ăn uống, ngọa cụ, thuốc thang của hiện tiền tăng, lấy vật của chúng Tăng làm vật của mình, tự đem cho người tại gia... Này Bồ-tát Đại Bi, Đức Trí Hoa Vô Trần Thượng Thắng Bồ-đề Tự Tại Như Lai kia, trước đã thọ ký cho tất cả những người như vậy đạo quả nơi Ba thừa. Này Bồ-tát Đại Bi, ở chỗ Đức Như Lai kia nếu có người xuất gia mặc áo ca-sa đều được thọ ký Bất thoái chuyển nơi Bồ-tát thừa cho họ trước. Nếu có các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà-di phạm các tội căn bản nhưng trước đó họ đã thờ Đức Như Lai kia làm thầy, nhờ thiện căn này, nên họ cũng được thọ ký Bất thoái chuyển nơi đạo quả của Ba thừa. Này thiện nam tử, Đại Bồ-tát Đại Bi lại bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai: -Bạch Đức Thế Tôn, nay con xin nguyện: Khi con hành đạo Bồ- tát, nếu có chúng sinh nào mà con cần phải khuyến hóa, làm cho họ an trụ nơi Bố thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, thì con đều dốc khuyến hóa khiến trụ nơi căn lành dù sự việc chỉ nhỏ như một sợi lông, cho đến khi thành Chánh giác vẫn không dừng nghỉ. Nếu con không đưa hết số chúng sinh kia vào bậc Bất thoái chuyển nơi Ba thừa, dù chỉ sót một người thôi, thì khiến cho con mãi mãi chẳng gặp được chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới, khiến cho con không thể thành tựu đạo quả Giác ngộ Vô thượng. Thưa Đức Thế Tôn, con chứng được trí tuệ Vô thượng, nếu có chúng sinh nào trong pháp của con xuất gia, mặc ca-sa mà hoặc phạm các tội căn bản, hoặc hành theo tà kiến, đối với Tam bảo khinh chê, không tin tưởng, tạo các tội nặng, những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu- bà-tấc, ưu-bà-di ấy nếu một niệm sinh tâm cung kính, tôn trọng Phật, Pháp, Tăng, hay ở trong pháp hội khởi lòng tôn kính. Thưa Đức Thế Tôn, nếu con không thọ ký cho họ đạo quả Ba thừa Bất thoái chuyển, dù chỉ sót một người thôi, thì khiến cho con mãi mãi không gặp được các Đức Phật Thế Tôn, thậm chí con cũng không thành tựu được đạo quả Chánh giác Vô thượng. Thưa Đức Thế Tôn, con thành tựu đạo quả Bồ-đề rồi thì khiến cho áo ca-sa ấy là chỗ luôn được các chúng Trời, Rồng, Nhân, Phi nhân tôn trọng, cung kính, cúng dường. Nếu có chúng sinh, có người được thấy dù chỉ một phần nhỏ áo ca-sa thì đều đạt pháp Bất thoái chuyển nơi Ba thừa. Hoặc các chúng sinh bị đói khát bức bách, hoặc quỷ thần bần cùng, các người hạ tiện cho đến trong hàng ngạ quỷ, nếu được tiếp xúc với ca-sa, dù chỉ là một phần nhỏ bằng bốn tấc thôi, cũng khiến cho họ đạt được chỗ mong cầu về ăn uống thảy đều sung mãn. Hoặc có các chúng sinh không hòa thuận, gây nhiều oán thù, ganh ghét, cho đến chống đối nhau, hay các chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, La-sát, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, Cưu- bàn-trà, Tỳ-xá-già, Nhân và Phi nhân, khi xông trận giao đấu với nhau nếu ai có thể nghĩ đến ca-sa thì khiến cho chúng sinh đó có được tâm Từ bi, tâm mềm mỏng, tâm không oán thù, tâm vắng lặng, tâm điều phục tốt đẹp. Các chúng sinh ở chỗ binh trận, tranh tụng, kiện các, nếu tôn trọng, cung kính, cúng dường ca-sa và thường giữ theo bên mình thì khiến cho các chúng sinh ấy được đắc thắng, không thể bị lấn hiếp, từ chỗ đối địch, tranh kiện nhau trở nên yên ổn, cởi mở với nhau. Thưa Đức Thế Tôn, nếu như ca-sa của con chế ra không thành tựu đủ năm đức của bậc Thánh như vậy thì khiến cho con vĩnh viễn không được thấy chư Phật Thế Tôn trong mười phương, cho đến khiến con không sao thực hiện đầy đủ các Phật sự, quên hết các pháp thiện, không thể hàng phục được các đám dị học. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai đưa cánh tay phải xoa nơi đỉnh đầu Bồ-tát Đại Bi khen ngợi: -Hay thay! Hay thay! Này bậc Đại trượng phu! Đúng vậy! Ông thành đạo Bồ-đề rồi, y phục ca-sa của ông có đủ năm công đức của bậc Thánh đem lại lợi ích lớn cho mọi chúng sinh! Này thiện nam tử, khi Bồ-tát Đại Bi được Phật thọ ký và khen ngợi thì rất mực vui mừng phấn khởi. Nhờ Đức Phật duỗi cánh tay màu sắc vàng ròng với các ngón thon dài, có màng lưới mềm mại như thân tướng của Bồ-tát Đại Bi liền thay đổi, trẻ lại như đồng tử hai mươi tuổi. Này thiện nam tử, bấy giờ tất cả đại chúng Trời, Rồng, Càn- thát-bà, A-tu-la, Nhân, Phi nhân nơi chúng hội thảy đều chắp tay cung kính hướng về Bồ-tát Đại Bi dâng vô số hoa hương, âm nhạc để cúng dường Bồ-tát, lại dùng vô số kệ tán để ca ngợi, xong xuôi thì đều an tọa. HẾT QUYỂN 6 8 Phẩm 22: TRANG NGHIÊM Này thiện nam tử, bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Bi gieo năm vóc làm lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai xong, ở trước Phật thưa: -Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài nói về pháp môn Quyết định tam-muội của Bồ-tát đạo, làm pháp môn Thanh tịnh trợ Bồ-đề phần. Làm thế nào để có đầy đủ được các pháp môn Tam-muội ấy? Kính bạch Đức Thế Tôn, những thiện nam, thiện nữ làm sao để đạt đủ được các pháp môn Tam-muội như thế, an trụ một cách vững chắc, dùng môn quyết định Tam-muội nào để tự trang nghiêm?”. Thiện nam tử, Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri lúc ấy đã khen ngợi Bồ-tát Đại Bi: -Hay thay! Hay thay! Đại Bi, điều ông hỏi thật hết sức đặc biệt, có ý nghĩa lớn, là châu báu để có thể đem lại lợi ích cho vô lượng a- tăng-kỳ Bồ-tát. Vì sao? Này Đại Bi, vì ông đã có thể nêu hỏi Phật về những sự việc lớn lao như thế. Vậy ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông mà phân biệt thuyết giảng rõ. Này Đại Bi, hàng thiện nam, thiện nữ nào cầu pháp Đại thừa, có tam-muội tên là Thủ-lăng-nghiêm, Bồ-tát trụ nơi pháp Tam-muội ấy thì có thể nhập vào tất cả các pháp Tam-muội khác. Có tam-muội tên Bảo ấn, nhập Tam-muội này thì có thể ấn chứng các Tam-muội. Có tam-muội tên Sư tử du hý, nhập Tam-muội này thì thể hiện diệu dụng nơi các Tam-muội. Có tam-muội Diệu nguyệt, nhập Tam-muội này thì có thể chiếu soi các pháp Tam-muội. Có tam-muội Như tịnh nguyệt tràng thắng, nhập Tam-muội này thì hay giữ gìn các thứ cờ Tam-muội. Có tam-muội Chư pháp dũng xuất, nhập Tam-muội này thì có thể dấy khởi tất cả các Tam-muội. Có tam-muội Quán đảnh, nhập Tam-muội này thì có thể quan sát các đảnh Tam-muội. Có tam-muội Tất pháp tánh, nhập Tam-muội này thì có thể quyết định rốt ráo các pháp tánh. Có pháp tam-muội Tràng thắng, nhập Tam-muội này thì có thể giữ gìn các Tam-muội. Có tam-muội Tràng kim cang, nhập Tam-muội này thì có thể phá trừ các pháp Tam-muội khác. Có tam-muội Pháp ấn, nhập Tam-muội này thì có thể ấn chứng các pháp Tam-muội. Có tam-muội Vương thiện trụ, nhập Tam-muội này thì có thể đối với các pháp Tam-muội như vua an trụ. Có tam-muội Phóng quang, nhập Tam-muội này thì có thể phóng ra ánh sáng soi chiếu các Tam-muội. Có tam-muội Lực tấn, nhập Tam-muội này thì có thể đối với các Tam-muội tăng tiến tự tại. Có tam-muội Dũng xuất, nhập Tam-muội này thì có thể phóng ra các Tam-muội. Có tam-muội Tất nhập ngôn từ, nhập Tam-muội này thì có thể biện thuyết về các pháp Tam-muội. Có tam-muội Thích danh tự, nhập Tam-muội này thì có thể biện giải về danh hiệu của các Tam-muội. Có tam-muội Quán phương, nhập Tam-muội này thì có thể quan sát phương nơi các Tam-muội. Có tam-muội Phá chư pháp, nhập Tam-muội này thì có thể phá trừ tất cả các pháp. Có tam-muội Trì ấn, nhập Tam-muội này thì có thể giữ gìn các ấn Tam-muội. Có tam-muội Nhàn tịnh, nhập Tam-muội này thì có thể khiến tất cả các Tam-muội trở nên tịch tĩnh. Có tam-muội Bất vong thất, nhập Tam-muội này thì không quên mất các Tam-muội. Có tam-muội Bất động, nhập Tam-muội này thì có thể khiến cho tất cả các Tam-muội không loạn động. Có tam-muội Hải ấn, nhập Tam-muội này thì có thể thâu tóm các Tam-muội như nước trong biển cả. Có tam-muội Bất khinh chư pháp, nhập Tam-muội này thì có thể đạt đến các pháp Tam-muội không kinh, không diệt che phủ khắp các Tam-muội như hư không. Có tam-muội Chư pháp vô đoạn, nhập Tam-muội này thì có thể giữ gìn các Tam-muội không để dứt mất. Có tam-muội Kim cang luân, nhập Tam-muội này thì có thể duy trì các Tam-muội luân. Có tam-muội Chư pháp nhất vị, nhập pháp Tam-muội này thì có thể giữ được tính chất một vị của các Tam-muội. Có tam-muội xả bảo, nhập Tam-muội này thì có thể xả bỏ phiền não cấu uế nơi các Tam-muội. Có tam-muội Chư pháp vô sinh, nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày các pháp không sinh diệt. Có tam-muội Hiển minh, nhập Tam-muội này thì có thể dùng ánh sáng chiếu soi các pháp Tam-muội. Có tam-muội Chư pháp vô diệt, nhập Tam-muội này thì có thể phá bỏ các Tam-muội. Có tam-muội Vô thị phi, nhập Tam-muội này thì trọn chẳng có nhận định thị phi đối với các Tam-muội. Có tam-muội Vô trụ tướng, nhập Tam-muội này thì có thể nhận thấy tính chất không trụ nơi tướng của các Tam-muội. Có tam-muội Hư không tướng, nhập Tam-muội này thì có thể thấy rõ các Tam-muội như hư không. Có tam-muội Vô tâm, nhập vào Tam-muội này thì có thể xả bỏ tâm, tâm sổ pháp trong tất cả các Tam-muội. Có tam-muội Sắc vô biên, nhập Tam-muội này thì có thể chiếu rọi màu sắc trong các Tam-muội. Có tam-muội Vô cấu đăng, nhập Tam-muội này thì có thể làm đèn sáng trong các Tam-muội. Có tam-muội Chư pháp vô biên, nhập nơi Tam-muội này thì có thể hiện bày tính chất vô biên trong các Tam-muội. Có tam-muội Trí vô biên minh, nhập Tam-muội này thì có thể hiện rõ trí sáng vô biên trong các Tam-muội. Có tam-muội Tác chư quang, nhập nơi Tam-muội này thì có thể hiện bày ánh sáng nơi các môn Tam-muội. Có tam-muội Tánh vô biên, nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày tính chất thông hợp vô biên của các Tam-muội. Có tam-mưội Tịnh kiên, nhập Tam-muội này thì có thể đạt được định không đối với các Tam-muội. Có tam-muội Khư di-lâu tạp, hội nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày các pháp đều không. Có tam-muội Vô cấu quang, nhập Tam-muội này thì có thể diệt trừ mọi cấu uế trong các Tam-muội. Có tam-muội Chư pháp vô úy, nhập nơi Tam-muội này thì có thể đối với các Tam-muội không hề tham vướng. Có tam-muội Tác lạc, nhập Tam-muội này thì đạt được niềm vui nơi pháp thật trong các Tam-muội. Có tam-muội Du hý, nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày màu sắc trong các Tam-muội. Có tam-muội Tán minh, nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày các pháp khó đạt nơi các Tam-muội. Có tam-muội Vô cấu trước, nhập nơi Tam-muội này thì có thể hiện rõ trí tuệ không cấu uế nơi các Tam-muội. Có tam-muội Tận tướng, nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày các pháp vô tận, bất tận nơi các Tam-muội. Có tam-muội Bất khả tư nghị thanh tịnh, nhập Tam-muội này thì có thể hiện các pháp như bóng hình. Có tam-muội Hỏa tướng, nhập Tam-muội này thì có thể khiến trí tuệ tỏa sáng nơi các Tam-muội. Có tam-muội Vô tận tướng, nhập Tam-muội này thì có thể hiện rõ tướng không cùng tận trong các Tam-muội. Có tam-muội Vô tưởng, nhập Tam-muội này thì đối với các pháp dứt hẳn mọi tưởng, thọ, dao động. Có tam-muội Tăng trưởng, nhập nơi Tam-muội này thì có thể thấy các Tam-muội luôn tăng trưởng lợi ích. Có tam-muội Nhật đăng, nhập Tam-muội này thì ở nơi các Tam-muội luôn phóng ra ánh sáng. Có tam-muội Nguyệt vô cấu, nhập Tam-muội này thì đối với các Tam-muội hay tạo ra sự sáng tỏ. Có tam-muội Tịnh ảnh, nhập Tam-muội này thì đối với các Tam-muội luôn đạt được bốn Biện tài. Có tam-muội Tác bất tác, nhập Tam-muội này thì đối với các pháp thấy được tướng trí tuệ tạo tác, chẳng tạo tác. Có tam-muội Như kim cang, nhập Tam-muội này thì đối với các pháp khiến nhàm chán nhưng chẳng thấy nhàm chán. Có tam-muội Tâm trụ, nhập Tam-muội này thì đối với các pháp tâm không động, không nhận biết, không soi chiếu, không phiền não, không sinh khởi. Có tam-muội Phổ minh, nhập Tam-muội này thì có thể thấy ánh sáng khắp nơi các Tam-muội. Có tam-muội An trụ, nhập Tam-muội này thì có thể an trụ bất động nơi các Tam-muội. Có tam-muội Bảo tụ, nhập Tam-muội này thì có thể thấy các Tam-muội như sự tích tụ các vật báu. Có tam-muội Diệu pháp ấn, nhập Tam-muội này thì có thể in đậm dấu ấn trong các Tam-muội. Có tam-muội Đẳng, nhập Tam-muội này thì có thể thấy các pháp không lìa sự bình đẳng. Có tam-muội xả hỷ lạc, nhập Tam-muội này thì có thể xả bỏ mọi hỷ lạc nơi các pháp. Có tam-muội Pháp cự, nhập Tam-muội này thì có thể dứt trừ được tối tăm nơi các pháp. Có tam-muội Tán tướng, nhập Tam-muội này thì có thể tỏa rộng các pháp, phá bỏ mọi chấp trước đối với các pháp. Có tam-muội Tự tướng, nhập Tam-muội này thì có thể đạt được tướng chữ nơi các pháp. Có tam-muội Vô tự tướng, nhập vào Tam-muội này thì đối với các pháp lìa hết mọi ngôn từ văn tự. Có tam-muội Đoạn tác, nhập Tam-muội này thì có thể đoạn trừ mọi tạo tác trong các pháp. Có tam-muội Vô tác, nhập Tam-muội này thì có thể đạt được sự vô tác nơi các pháp. Có tam-muội Tánh định, nhập Tam-muội này thì có thể ở trong các pháp dứt mọi tư duy. Có tam-muội Vô tướng hành, nhập Tam-muội này thì ở trong các pháp dứt hết mọi tướng hành. Có tam-muội Vô mông muội, nhập Tam-muội này thì có thể thấy được các Tam-muội luôn bình đẳng. Có tam-muội Trừ tập chư công đức, nhập nơi Tam-muội này thì có thể xả bỏ sự tích tập trong các pháp. Có tam-muội Vô tâm, nhập Tam-muội này thì đối với các pháp không còn thấy có Tâm, Tâm sở. Có tam-muội Giác phận, nhập Tam-muội này thì có thể biết rõ tất cả các pháp. Có tam-muội Vô lượng biện, nhập Tam-muội này thì có thể đạt được a-tăng-kỳ biện tài nơi các pháp. Có tam-muội Trí tịnh tướng, nhập Tam-muội thì đối với các pháp đạt được sự bình đẳng hay không bình đẳng. Có tam-muội Trí thắng, nhập Tam-muội này thì có thể vượt qua ba cõi. Có tam-muội Đoạn trí, nhập Tam-muội này thì có thể thấy các pháp được chấm dứt. Có tam-muội Phân biệt chư pháp, nhập Tam-muội này thì có thể tạo lập sự phân biệt các pháp. Có tam-muội Vô trụ, nhập Tam-muội này thì có thể thấy các pháp không có đối tượng được nương tựa. Có tam-muội Nhất trang nghiêm, nhập Tam-muội này thì có thể thấy các pháp là không hai. Có tam-muội Tác tướng, nhập Tam-muội này thì không còn thấy tướng tạo tác trong các Tam-muội. Có tam-muội Nhất thiết tác nhất thiết xứ tán, hội nhập Tam-muội này thì có thể thông suốt tất cả các pháp, thấy rõ Tướng trí. Có tam-muội Đẳng tướng từ nhập, thực hành pháp Tam-muội này thì có thể thấu tỏ âm thanh ngôn từ trong các tướng. Có tam-muội Tự giải thoát, nhập Tam-muội này thì có thể thấy chữ trong các pháp đều là giải thoát. Có tam-muội Trí cự tướng, nhập nơi Tam-muội này thì có thể dùng ánh sáng soi rọi các pháp Tam-muội. Có tam-muội Diệu trí tướng phấn tấn, nhập Tam-muội này thì có thể hiện bày các tướng thanh tịnh nơi các pháp. Có tam-muội Phá tướng, nhập Tam-muội này thì có thể thấy rõ sự phá trừ chân tướng nơi các pháp. Có tam-muội Chư tác diệu tướng, nhập nơi Tam-muội này thì có thể đạt được các hình tướng vi diệu sinh khởi trong các pháp Tam- muội. Có tam-muội Xả chư khổ lạc, nhập Tam-muội này thì có thể nhận thấy tính chất không chốn nương tựa nơi các pháp. Có tam-muội Vô tận tướng, nhập Tam-muội này thì có thể nhận thấy các pháp là không cùng tận. Có tam-muội Đà-la-ni cú, nhập nơi Tam-muội này thì có thể giữ gìn các pháp Tam-muội, đối với các pháp không thấy có tà chánh. Có tam-muội Trừ nghịch thuận, hội nhập Tam-muội này thì ở trong các pháp không còn thấy nghịch thuận. Có tam-muội Vô cấu quang, nhập Tam-muội này thì ở trong các Tam-muội không còn thấy sự cấu uế của các pháp Hữu vi. Có tam-muội Tất kiên, nhập nơi Tam-muội này thì ở trong các pháp luôn có được sự bền vững. Có tam-muội Mãn nguyệt tịnh, nhập vào Tam-muội thì có thể làm viên mãn công đức nơi các Tam-muội. Có tam-muội Đại trang nghiêm, nhập Tam-muội này thì đối với các Tam-muội đều thành tựu vô lượng trang nghiêm. Có tam-muội Nhất thiết thế quang, nhập Tam-muội này thì có thể dùng trí soi chiếu các pháp Tam-muội. Có tam-muội Đẳng minh, nhập Tam-muội này thì có thể đạt được thanh tịnh bậc nhất trong các Tam-muội. Có tam-muội Vô trang, nhập vào Tam-muội này thì có thể đối với các pháp dứt hết mọi sự không tranh cãi. Có tam-muội Vô trụ xứ lạc, nhập nơi Tam-muội này thì có thể ở trong các pháp không còn thấy có trú xứ. Có tam-muội Như trụ vô tâm, nhập Tam-muội này thì có thể ở trong các pháp luôn an trụ, không thoái chuyển. Có tam-muội Trừ thân uế, nhập Tam-muội này thì có thể ở trong các pháp không còn chấp về. Bồ-tát đạt được pháp tam-muội Trừ ngữ uế hư không tướng thì có thể ở trong các pháp không còn bị chướng ngại nơi ngữ nghiệp. Bồ-tát trụ nơi tam-muội Hư không vô nhiễm trước thì có thể thành tựu được vô số các pháp như hư không đó gọi là Tam-muội quyết định của Bồ-tát cầu pháp Đại thừa. Thế nào là pháp môn Tư dụng của Đại Bồ-tát? Này thiện nam tử, Đại Bồ-tát có Thí tư dụng thì đạt được sự khuyến hóa tăng tiến. Bồ-tát có Giới tư dụng thì viên mãn được các nguyện. Bồ-tát có Nhẫn tư dụng thì tâm luôn được điều phục. Bồ-tát có Tuệ tư dụng thì biết rõ được các thứ kết sử. Bồ-tát có được Văn tư dụng thì được vô số biện tài. Bồ-tát có Phước tư dụng thì có thể đem lại ích lợi cho chúng sinh. Bồ-tát có Trí tư dụng thì đạt được a-tăng-kỳ trí tuệ. Bồ-tát có Chỉ tư dụng thì đạt được tâm dứt mọi tạo tác. Bồ-tát có Quán tư dụng thì đạt được sự dứt hẳn thị phi. Bồ-tát có Từ tư dụng thì đạt được tâm không chướng ngại. Bồ-tát có Bi tư dụng thì hóa độ chúng sinh không hề chán nản. Bồ-tát có Hỷ tư dụng thì luôn ưa vui với đạo pháp. Bồ-tát có xả tư dụng thì xả bỏ được mọi sự yêu ghét. Bồ-tát có Thính pháp tư dụng thì xả bỏ được mọi nẻo che lấp ngăn trở. Bồ-tát có Xuất gia tư dụng thì có thể xả lìa mọi pháp hữu vi. Bồ-tát có Nhàn cư tư dụng thì không mất nghiệp lành đã tạo tác. Bồ-tát có Niệm tư dụng thì được các pháp Đà-la-ni. Bồ-tát có Ý tư dụng thì đạt được tâm ý cởi mở, phân biệt thấu đáo. Bồ-tát có Chí tư dụng thì đạt được sự thấu tỏ tận cùng về nghị luận. Bồ-tát có Niệm xứ tư dụng thì rõ được thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Bồ-tát có Chánh xả tư dụng thì bỏ được các pháp bất thiện, tu các pháp thiện. Bồ-tát có Thần túc tư dụng thì thân tâm luôn khinh an, tự tại. Bồ-tát có Căn tư dụng đạt đầy đủ căn của tất cả chúng sinh. Bồ-tát có Lực tư dụng thì điều phục được tất cả các thứ kết sử. Bồ-tát có Giác phần tư dụng thì biết rõ được các pháp bảo. Bồ-tát có Chánh giải tư dụng thì giải thích được mọi nghi ngờ của chúng sinh. Bồ-tát có Vô y tư dụng thì đạt được trí tuệ tự nhiên (Trí căn bản). Bồ-tát có Thiện tri thức tư dụng thì đạt được tất cả các môn công đức. Bồ-tát có Chí tư dụng thì không hề xa lìa tất cả cảnh giới thế gian. Bồ-tát có Tác tư dụng thì biện giải được mọi sự tạo tác hành hóa. Bồ-tát có Chí tư dụng thì luôn đạt đến mọi sự thù thắng. Bồ-tát có Tư duy tư dụng thì có thể tu tập đầy đủ các pháp như đã được lãnh hội. Bồ-tát có Nhiếp vật tư dụng thì có thể khuyên tấn được chúng sinh luôn tăng tiến. Bồ-tát có Nhiếp chánh pháp tư dụng thì có thể khiến cho hạt giống Tam bảo không hề bị dứt tuyệt. Bồ-tát có Giải phương tiện hồi hướng tư dụng thì có thể làm nghiêm tịnh cõi Phật. Bồ-tát có phương tiện tư dụng thì có thể thành tựu viên mãn Nhất thiết trí. Này thiện nam tử, đó gọi là tên các pháp môn tư dụng thanh tịnh của Đại Bồ-tát. Lại nữa này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai quan sát khắp đại chúng Bồ-tát, rồi nói với Bồ-tát Đại Bi: -Này Đại Bi, ở trong các pháp môn kể trên, nên dùng pháp Vô úy nào để trang nghiêm? Đại Bồ-tát được trang nghiêm đầy đủ các pháp nhẫn, thì luôn quán chiếu về đệ nhất nghĩa. Đại Bồ-tát đạt được tâm tự tại vô ngại, thì tạo tác các pháp vô vi nơi tất cả ba cõi. Đối với tâm của các chúng sinh cũng vô vi. Đó là pháp tam-muội Vô úy của Sa-môn như đưa tay giữa hư không chẳng bị vướng mắc, lại thấy rõ các pháp không có tướng trạng. Này Đại Bi, đó gọi là Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng ngọc báu Vô úy. Lại nữa, thế nào gọi là Đại Bồ-tát đầy đủ pháp nhẫn. Khi Bồ-tát trụ vào pháp này thấy được tướng trạng của các pháp như vi trần và quan sát các pháp theo hướng thuận nghịch, hiểu rõ không có quả báo. Tu tập về Từ không có ngã. Tu tập về Bi không có chúng sinh. Tu tập về Hỷ không có thọ mạng. Tu tập về xả không còn chấp có người. Bố thí là tâm điều phục. Trì giới là tâm tịch tĩnh. Nhẫn nhục là tâm hành thiện. Tinh tấn là tâm siêng năng. Thiền định là tâm tịch diệt. Trí tuệ là tâm vô hành. Niệm xứ là tâm không nhớ tưởng nghĩ ngợi. Chánh xả là tâm không sinh diệt. Thần túc là tâm vô lường. Tín là tâm vô số. Niệm là tâm tự nhiên. Tam-muội là tâm nơi Tam-muội. Tuệ căn là tâm không có gốc. Lực là tâm không khuất phục. Giác phần là tâm phá bỏ vọng ý. Đạo là tâm không tu. Chỉ là tâm vắng lặng. Quán là tâm không mất. Tu Thánh đế là tâm vĩnh viễn đoạn trừ mọi chấp về sự tu trì. Nhớ nghĩ Phật là tâm vô lượng tướng. Nhớ nghĩ Pháp là tâm của pháp tánh bình đẳng. Nhớ nghĩ Tăng là tâm vô trụ. Hóa độ chúng sinh là tâm tịnh thế giới bậc. Nhiếp chánh pháp là tâm không phá bỏ pháp tánh. Nghiêm tịnh cõi Phật là tâm ngang bằng với hư không. Mãn tướng là tâm vô tướng. Đắc nhẫn là tâm vô đắc. Vô thoái chuyển địa là tâm không thoái, không lui. Trang nghiêm là tâm đạt đến chốn đạo tràng. Tam giới là tâm mở rộng mênh mông. Đối với tất cả chúng sinh là tâm hàng phục các thứ ma chướng. Nhiếp độ là tâm giáo hóa tất cả chúng sinh. Bồ-đề là tâm bình đẳng đối với tất cả các pháp không còn phân biệt. Chuyển pháp luân là tâm đối với tất cả các pháp không còn thấy lưu chuyển. Hiện Đại Bát-niết-bàn là tâm thật sự bình đẳng nơi sinh tử Bồ-tát như vậy được gọi là đầy đủ pháp nhẫn. Khi thuyết giảng pháp này, có sáu mươi bốn ức Đại Bồ-tát từ khắp mười phương đến núi Kỳ-xà-quật, chỗ Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai để được nghe kinh Bản Sư Tam-muội Thanh Tịnh Trợ Bồ-đề Pháp này. Nghe xong, tất cả đều đạt được pháp nhẫn Vô sinh. Lúc này, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai bảo đại chung: -Này các thiện nam tử, trong đời quá khứ, khi Đức Bảo Tạng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, thuyết giảng pháp này, có bốn mươi tám hằng hà sa số Đại Bồ-tát chứng đắc pháp nhẫn Vô sinh, các vị Đại Bồ-tát nhiều như vi trần trong bốn châu thiên hạ đạt được quả vị Bất thoái chuyển, hằng hà sa số Đại Bồ-tát có được đầy đủ pháp môn Tư dụng thanh tịnh, Quyết định Tam-muội môn, Trí tuệ viên mãn. Này thiện nam tử, Bồ-tát Đại Bi nghe pháp này xong, tâm vô cùng hoan hỷ, nên thân tướng liền thay đổi trẻ lại như đồng tử hai mươi tuổi, theo bên sau Đức Bảo Tạng Như Lai như hình với bóng. Này thiện nam tử, khi ấy vua Vô Lượng Tịnh cùng với một ngàn người con, tám mươi bốn ngàn các tiểu vương và chín mươi hai ức chúng sinh đều xuất gia tu hành, phụng trì giới cấm, học hỏi tu thiền. Thiện nam tử, bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Bi ở nơi chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, dần dần đọc tụng tám mươi bốn ngàn pháp tụ của Thanh văn thừa, đọc tụng chín vạn pháp tụ của Bích-chi-phật thừa, trăm ngàn pháp tụ về Đại thừa vô thượng, gồm một trăm ngàn pháp tụ trong Thân niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong Thọ niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong Tâm niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong Pháp niệm xứ, một trăm ngàn pháp tụ trong mười tám giới, một trăm ngàn pháp tụ trong mười hai nhập, một trăm ngàn pháp tụ đoạn trừ tham dục, một trăm ngàn pháp tụ đoạn trừ sân hận, một trăm ngàn pháp tự đoạn trừ ngu si thấy rõ nhân duyên sinh, một trăm ngàn pháp tụ Tam-muội giải thoát, một trăm ngàn pháp tụ về lực Vô úy pháp Phật bất cộng. Tất cả các pháp như thế, Bồ-tát Đại Bi đều đọc tụng thông suốt. Thiện nam tử, sau khi Đức Bảo Tạng Như Lai nhập Niết-bàn, bấy giờ Đại Bồ-tát Đại Bi dùng vô lượng vô số các thứ hoa, tràng hoa, hương bột, cờ phướn, lọng báu, châu ngọc, âm nhạc để cúng dường, chất vô số loại củi thơm làm giàn hỏa táng, trà-tỳ nhục thân Đức Như Lai, thu xá-lợi, dựng tháp bảy báu cao năm do-tuần, chiều ngang dọc đều bằng nữa do-tuần, trong bảy ngày, đem vô lượng vô số hương hoa, âm nhạc, cờ phướn, lọng báu cung kính cúng dường khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh an trụ nơi pháp của Ba thừa. Qua hết bảy ngày, Bồ-tát Đại Bi cùng với tám mươi bốn ngàn người đồng xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, kiên trì theo đúng chánh pháp. Từ đó trở đi Bồ-tát Đại Bi dốc tâm hộ trì Chánh pháp, làm cho đạo pháp được hưng hiển trong suốt mười ngàn năm, lại khuyến hóa được vô lượng vô số chúng sinh tu tập theo pháp của Ba thừa, thọ Ba quy y, thọ Năm giới, Tám trai giới, Mười giới Sa-di, tuần tự cho đến đầy đủ Pháp giới và Phạm hạnh của hàng Tỳ-kheo. Lại còn khiến cho hàng ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh tu tập bốn Hạnh vô lượng thần thông diệu dụng, quán sát năm ấm như giải thù, quán các nhập như xóm làng hoang vắng, quán các pháp hữu vi do nhân duyên sinh, giúp chúng sinh đạt được trí kiến, xem tất cả các pháp hiện có là vô ngã, như bóng phản chiếu trong gương, như dợn nắng, như trăng trong nước, là không sinh, không diệt, Niết-bàn là pháp vi diệu tịch tĩnh đệ nhất. Cũng khiến cho vô số chúng sinh an trụ nơi tám Thánh đạo. Sau khi hoàn thành các Phật sự tạo được lợi ích lớn như vậy xong, Sa-môn Đại Bi viên tịch. Bấy giờ, có vô lượng vô biên chúng sinh đem vô số vật cúng dường để cúng dường xá-lợi của Tỳ-kheo Đại bi, như pháp cúng dường xá-lợi của bậc Chuyển luân thánh vương. Trong ngày Tỳ-kheo Đại Bi mạng chung, cũng là ngày chánh pháp của Đức Bảo Tạng Như Lai bị diệt hết. Các Đại Bồ-tát khác đều theo sở nguyện của mình nên sinh đến các cảnh giới khác, như cảnh giới Phật, cõi trời Đâu-suất, sinh trong loài người, loài Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la, hoặc sinh vào các loài súc sinh. Phẩm 23: Bố THÍ MẮT Này thiện nam tử, sau khi Đại Sa-môn Đại Bi mạng chung rồi, do bản nguyện nên sinh về phương Nam, cách cõi Phật này hơn mười ngàn cõi Phật trong thế giới tên là Tập uế, chúng sinh nơi cõi đó thọ được tám mươi tuổi, tích tập các căn tánh bất thiện, ưa làm việc sát hại, sống theo các nghiệp xấu ác, không có tâm Từ đối với tất cả chúng sinh, bất hiếu đốI với cha mẹ, cho nên chẳng sợ nghiệp báo nơi đời sau. Do bản nguyện nên Đại Sa-môn Đại Bi sinh vào gia đình Chiên-đà-la ở thế giới Tập uế ấy, thân tướng cao lớn, tuấn tú, có sức mạnh, biện luận nhanh nhẹn, các việc như vậy đều hơn người. Ông dùng sức mạnh ấy để nhiếp phục hóa độ chúng sinh một cách mau chóng nên bảo với họ: -Nếu các ngươi có thể dứt bỏ được các việc trộm cắp, tà dâm cho đến xa lìa vô số tà kiến, thực hành chánh kiến, ta sẽ tha mạng cho các ngươi, lại cung cấp đầy đủ tài sản, vật dùng cần thiết, không để thiếu thốn. Nếu không thọ giới, ta nhất định sẽ siết chết các ngươi rồi mới ra đi. Khi ấy, mọi người đều chắp tay thưa: -Nếu cứu giúp thân mạng chúng tôi, chúng tôi xin thuận theo chỉ dẫn của ngài, trọn đời dứt bỏ sát sinh, trộm cắp cho đến tà kiến, thực hành chánh kiến. Bấy giờ, Chiên-đà-la Cường Lực đi đến gặp vua, các vương tử, quần thần, trăm quan thưa: -Tôi đang cần các tài sán, vật dụng như là thực phẩm, y phục, y dược, tọa cụ, hương hoa, vàng bạc, châu báu các loại. Nếu tôi có được vô số vật ấy sẽ đem bố thí cho chúng sinh. Nhà vua, các vương tử, quần thần liền đem cho ông đầy đủ các vật như trên. Nhân làm việc bố thí này, Chiên-đà-la Cường Lực đã khiến cho nhà vua quyến thuộc an trụ nơi mười nghiệp lành cho đến hết đời. Tuổi thọ của người ở đây tăng lên đến năm trăm năm. Khi ấy, quốc vương bỗng nhiên băng hà, quần thần trăm quan bèn đưa Chiên-đà-la Cường Lực lên làm vua, lấy hiệu là Phước Lực. Thiện nam tử, bấy giờ vua Phước Lực, chẳng bao lâu, đã giáo hóa xong một nước, rồi tiến tới làm vua được hai nước... tuần tự như thế vua Phước Lực chẳng bao lâu đã làm đến Chuyển luân thánh vương thông lĩnh của toàn cõi Diêm-phù-đề, lần lượt giáo hóa tất cả chúng sinh khiến an trụ nơi giới bất sát cho đến thực hành theo chánh kiến, tùy theo chỗ ưa thích của chúng sinh, mà đều khuyến hóa họ tu tập theo giáo pháp của Ba thừa. Khi vua Phước Lực giáo hóa chúng sinh khắp cõi Diêm-phù-đề tu tập theo mười nghiệp lành, an trụ nơi Ba thừa, xong thì nhà vua cho ban bố khắp cõi được biết: “Nếu có những ai cầu xin các thứ vật dụng, thực phẩm, cho đến những thứ châu báu, thì hãy tìm tới đây, ta sẽ cấp cho. Khi nghe được tin này, tất cả đám khất sĩ ở khắp cõi Diêm-phù-đề đều tập hợp đến. Bấy giờ, vua Phước Lực tùy theo người cầu xin những thứ gì thì đều cấp cho họ những thứ ấy. Khi đó, có kẻ tà mạng theo phái Ni-kiền Tử tên là Thổ Minh đến trước nhà vua thưa: -Tâu Đại vương, những việc làm bố thí lớn lao của nhà vua đang thực hiện là để cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, nếu ngài có thể thỏa mãn được ý nguyện của tôi thì nhất định sẽ là ngọn đèn sáng đáng tôn kính trong đời. Nhà vua nói: -Ông muốn cầu xin những gì? Thổ Minh tâu: -Thưa Đại vương, tôi trì tụng chú thuật, muốn thành công trong việc hàng phục thần chú của Trời cho nên đến đây cầu xin ngài vật tôi nay cần dùng là đôi mắt và da của người còn sống. Thiện nam tử, khi ấy vua Phước Lực suy nghĩ: “Ta đã được làm Chuyển luân thánh vương, với uy lực vô lượng như vậy lại khuyến hóa vô số chúng sinh an trụ nơi mười nghiệp thiện, tùy khả năng mà tu tập giáo pháp của Ba thừa, cùng thực hiện vô lượng việc bố thí lớn lao. Người này chính là thiện tri thức của ta mới khuyên ta đem thân không bền chắc đổi lấy thân bền chắc”. Sau khi suy nghĩ, nhà vua nói: -Xin ông phát tâm hoan hỷ, ta sẽ đem mắt thịt phàm phu này bố thí cho ông, nhờ đó, đời sau ta sẽ có được tuệ nhãn thanh tịnh vô lượng. Với tâm hoan hỷ, ta xin lột da cho ông, nhờ đó sau khi ta thành Chánh giác sẽ được thân sắc màu vàng ròng. Thiện nam tử, khi ấy vua Phước Lực dùng tay phải tự móc lấy đôi mắt đưa cho người tà mạng, máu chảy đầy mặt mà vẫn nói: Hỡi chư Thiên, Thiện thần, Dạ-xoa Khẩn-na, Tu-la, nghe ta nói Sông chốn hư không, trụ cõi người Rõ ta bô thí vì đạo lớn Nguyện đạt đạo vi diệu tối thượng Để chúng sinh vượt bốn dòng dữ Đến nơi bờ Giác ngộ Niết-bàn. Vua lại bảo: -Nếu ta chắc chắn thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng thì khiến cho mạng căn của ta hôm nay không dứt tuyệt, tâm niệm không rối loạn, không hối hận, chú thuật của người tà mạng ấy sẽ được thành tựu. Nhà vua lại nói với người kia: -Ông hãy, đến lột lấy da của ta! Lúc này, kẻ tà mạng Thổ Minh bèn dùng dao bén lóc lấy da của nhà vua. Sau bảy ngày, chú thuật của người tà mạng hoàn thành, trong thời gian đó, mạng căn của vua Phước Lực không dứt tuyệt, tâm niệm không loạn động, chịu nỗi thống khổ như thế mà tâm không chút hối hận. Này thiện nam tử, ông nên biết Bồ-tát Đại Bi cha của Đức Bảo Tạng Như Lai thời ấy đâu phải là ai xa lạ. Đó chính là thân Ta nơi đời quá khứ, bắt đầu phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng ở chỗ Phật Bảo Tạng, đã khuyến hóa vô số chúng sinh an trụ nơi đạo Giác ngộ chân chính. Đó là lần đầu tiên Ta tu hạnh tinh tấn dũng mãnh. Theo nguyện lực của mình nên sau khi ở cõi ấy mạng chung, Ta sinh vào gia đình Chiên-đà-la nơi thế giới Tập uế, là lần thứ hai Ta tu hạnh tinh tấn dũng mãnh. Ớ trong chủng tộc Chiên-đà-la, Ta đã khuyến hóa chúng sinh sống theo nghiệp thiện, dùng uy lực của mình để giáo hóa, cho đến khi được làm Chuyển luân thánh vương, diệt trừ tất cả mọi sự tranh chấp, oán thù, ganh ghét cùng các thứ uế trược nơi cõi Diêm-phù-đề, khiến cho thọ mạng của chúng sinh ỏ đây đã tăng thêm, quốc độ thanh tịnh. Đó là lần đầu tiên Ta mới tự bố thí mắt và da. Thiện nam tử, do nguyện lực, nên Ta mạng chung ở cõi kia và sinh trở lại nơi thế giới Tập uế, trong hai cõi thiên hạ, cũng thuộc vào gia đình Chiên-đà-la... (nói lược)... cũng dùng uy lực lớn đem pháp thiện khuyến hóa chúng sinh... cho đến khi làm Chuyển luân thánh vương, diệt trừ mọi sự tranh chấp, thù oán, ganh ghét cùng các thứ uế trược ở cõi đó, khiến cho thọ mạng của chúng sinh tăng lên... và nơi cõi này Ta đã tự bố thí lưỡi và tai. Cho đến tất cả cõi Phật trong Tam thiên đại thiên thế giới, khắp mọi nơi, mọi chốn, Ta đều tu tập hạnh Đại trượng phu như thế, thể hiện bản nguyện kiên trì tinh tấn, dũng mãnh liên tục. Trong hằng hà sa số cõi Phật có đủ năm thứ uế trược, cũng do bản nguyện luôn kiên cố dũng mãnh, Ta đã tạo lợi ích lớn khuyên hóa chúng sinh an trụ nơi pháp thiện của Ba thừa, diệt trừ hết mọi sự tranh giành, oán hận, ganh ghét và các thứ xấu ác khác. Thiện nam tử, vậy nên chư Phật Thế Tôn nơi các cõi Phật thanh tịnh ở phương khác, khi tu tập cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng với bản hạnh đã không nói về lỗi của kẻ khác, không nói lời thô ác với mọi người, không dùng uy lực hiện bày sự khủng bố, không dùng Thanh văn, Bích-chi-phật thừa để khuyến hóa chúng sinh, nên các Đức Phật Thế Tôn ấy đều đạt được cõi Phật thanh tịnh viên mãn, đúng theo ý nguyện. Trong các cõi Phật này không có danh từ thọ giới, phạm giới, lại chẳng hề nghe các lời thô ác, tiếng chẳng lành, không có âm thanh xấu ác, chỉ có tiếng thuyết giảng đạo pháp tràn đầy nơi cõi Phật, chúng sinh ở đấy luôn được tự tại, không có danh từ Thanh văn, Bích-chi-phật. Chẳng phải như Ta, trong hằng hà sa số đại kiếp, nơi hằng hà sa số thế giới có đủ năm thứ uế trược không có Phật, phải dùng phương tiện là các sự khủng bố, bức bách, lời thô ác để khuyên chúng sinh tu các hạnh thiện, khéo léo tùy thuận để khiến họ an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa. Do tàn dư của nghiệp khiến nay Ta ở cõi Phật uế trược, đầy dẫy âm thanh xấu ác, khắp nơi chúng sinh tích tập các căn nghiệp bất thiện. Ta đem giáo pháp Ba thừa, tùy duyên hóa độ muôn loài theo đúng ý nguyện chọn lấy cõi Phật như trước đây Ta đã bày tỏ. Do diệu lực xưa kia tinh tấn tu tập hành đạo Bồ-tát, tùy thuận để hóa độ chúng sinh theo chỗ đã vun trồng, nên được cõi Phật như vậy. Nay bản nguyện của Ta đã đạt. Thiện nam tử, Ta nay... (nói tóm lược về việc tu hạnh Bố thí ba-la-mật). Lúc Ta hành hạnh Bồ-tát, luôn tận lực bố thí, thời quá khứ không có Bồ-tát nào tu hạnh bố thí như Ta, vào đời vị lai cũng không có Bồ-tát nào tu hạnh Bồ-đề hành thí được như Ta làm. Ngoại trừ tám vị Đại trượng phu sau đây: Vị thứ nhất tên là Bồ-tát Trì Dữ, ở phương Nam trong thế giới Nhất thiết hộ, thành đạo quá Chánh giác Vô thượng, hiệu là Trừ Uế Minh Như Lai, ở trong cõi người thọ mạng một trăm tuổi thuyết giảng đạo pháp, sau bảy ngày thì vào Niết-bàn. Vị thứ hai tên là Bồ-tát Tấn Giác, ở phương Đông, trong thế giới A-xà-bạt-đề, thành Bậc Chánh Giác Vô Thượng, hiệu là Xá-đề Như Lai, ở nơi cõi người có thọ mạng một trăm tuổi, thuyết giảng chánh pháp, trải qua một hằng hà sa số đại kiếp làm Phật sự xong, nhập Vô dư Niết-bàn, cho đến nay, ở các cõi không có Phật, xá-lợi của Phật Xá-đề vẫn tiếp tục làm các Phật sự như Ta không khác. Vị thứ ba tên là Bồ-tát Đạo Thị Kiên Hoa, dùng diệu lực của thệ nguyện tinh tấn bố thí, tu hạnh Bồ-tát, vào đời vị lai, trải qua mười hằng hà sa số đại kiếp, ở phương Bắc có cõi Phật đủ năm thứ uế trược tên là Nhân nậu, bậc Đại trượng phu kia sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng ở đó, hiệu là Nhân Trừ Ái Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật Thế Tôn. Vị Bồ-tát thứ tư tên là Tuệ Minh Vô Úy Hỷ, trải qua một đại kiếp, ở phương Tây, nơi cõi người có thọ mạng là một trăm tuổi của thế giới đủ năm thứ ô trược tên là Tam-tỳ-la-bà-đế, sẽ thành đạo quả Chánh giác Vô thượng, hiệu là Nhật Tạng Minh Vô cấu Chủ Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri cho đến Phật Thế Tôn. Hiện ở trước là hai vị Bồ-tất tên Đẳng Lạc, Hỷ Tý, trải qua vô số đại kiếp nơi phương Trên, có thế giới đủ năm thứ ô ưược, cực ác tên là Khôi tập khúc, kiếp tên là Đại loạn. Bồ-tát Đẳng Lạc, do bản nguyện của mình sẽ ở thế giới Khôi tập khúc, trong cõi người có thọ mạng là năm mươi năm, thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Bất Khả Tư Nghị Lạc Như Lai, cho đến Phật Thế Tôn, thực hiện viên mãn mọi Phật sự trong mười năm rồi vào Niết-bàn, ngay hôm ấy Chánh pháp cũng diệt. Rồi suốt trong mười năm cõi ấy không có Phật tuổi thọ của con người giảm dần xuống ba mươi năm, Bồ-tát Hỷ Tý, do ý nguyện chính, nên ở nơi thế giới ấy thành Bậc Chánh Giác Tối Thượng, hiệu là Chiếu Minh Phục Như Lai, cho đến Phật Thế Tôn, cũng làm đầy đủ Phật sự trong mười năm, rồi vào vô dư Niết-bàn, chánh pháp trụ thế bảy mươi năm. Bấy giờ, ở trước Phật hai vị trượng phu kia được Phật thọ ký thành Bậc Chánh Giác nên rất hoan hỷ đều cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn xong, lại vì quá vui mừng nên đều bay vút lên hư không cách mặt đất bảy nhận, chắp tay hướng Phật đồng thanh dùng kệ khen ngợi Đức Thế Tôn: Ví như mặt trời soi chiếu khắp Trí tuệ vô thượng cùng tỏa sáng Bậc Đạo Sư mắt tuệ thanh tịnh Hàng phục, phá trừ đám dị học. Nơi nhiều kiếp tu tập vô tướng Dốc cầu đạo Bồ-đề tối thượng Cúng dường chư Phật như Hằng sa Chưa được Phật quá khứ thọ ký. Tâm ưa giải thoát dứt tham dục Khiến cõi tôi tăm tu hạnh thiện Thuyết giảng diệu pháp, chỉ đường chánh Đưa muôn loài qua sông sinh tử Con nay tự theo pháp xuất gia Giữ giới giải thoát như Phật dạy Chúng con tu học cùng hành định Hầu cận Thế Tôn như bóng hình. Vui pháp, hành hóa, không lợi dưỡng. Nghe pháp tâm tưởng luôn gắn bó Nên Phật thọ ký cho chúng con Đời vị lai đắc đạo Vô thượng. Đức Phật dạy: Ngoài hai người chưa phát tâm Bồ-đề, sáu vị đã phát tâm là: Đẳng Lạc, Hỷ Tý, cùng bốn vị trước là: Từ Dữ, Tấn Giác, Đạo Thị Kiên Hoa và Tuệ Minh Vô Úy Hỷ. Đây là sáu vị trượng phu đầu tiên đã được Ta khuyến hóa phát tâm cầu đạo Giác ngộ Vô thượng. Các vị hãy lắng nghe, Ta nay sẽ giảng nói. Phẩm 24: BỐ THÍ THÂN MẠNG Này Bồ-tát Tịch Ý, vào đời xa xưa, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ đại kiếp về trước, bấy giờ cõi này tên Vô trần Di-lâu-yếm, thuộc thời kỳ tượng pháp của Đức Liên Hoa Hương Như Lai, loài người thọ một trăm tuổi, khi ấy Ta làm Chuyển luân thánh vương Đại Cường Lực, thống lãnh cõi Diêm-phù-đề hiệu là Vô Thắng, có một ngàn người con trai, đều được Ta khuyến hóa khiến cùng phát tâm thành Chánh giác Vô thượng. Chúng đã xuất gia theo giáo pháp của Đức Liên Hoa Hương Như Lai, tu tập đầy đủ phạm hạnh, phát huy làm hưng hiển đạo pháp của Phật để lại chỉ trừ có sáu người con không muốn xuất gia, chẳng chịu phát tâm Bồ-đề. Ta đã đôi lần dạy bảo chúng: -Các con cầu gì mà không phát tâm Bồ-đề? Không chịu xuất gia tu tập đạo Giác ngộ? Sáu người con thưa: -Chúng con không thể xuất gia được! Vì sao? Vào thời kỳ tượng pháp tệ ác này, dù có xuất gia cũng không thể giữ gìn đầy đủ giới cấm cho bản thân, xa lìa bảy Thánh tài, luôn sống trong vực sâu sinh tử, do không có hộ giới, nên khi chết bị đọa vào ba đường ác, không có đủ công đức để được sinh lên cõi trời, trong cõi người. Vì vậy, chúng con không thể xuất gia. Ta lại hỏi: -Các con cớ sao không phát tâm Bồ-đề? Chúng đáp: -Nếu phụ vương có thể đem toàn cõi Diêm-phù-đề này cho chúng con thì sau đó chúng con sẽ phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vồ thượng. Này thiện nam tử, nghe chúng nói như vậy, ta rất đỗi vui mừng, suy nghĩ: “Ta đã khiến mọi người trong cõi Diêm-phù-đề an trụ nơi Ba quy y, giữ gìn Tám trai giới, tu tập theo Ba thừa. Nay Ta nên chia cõi Diêm-phù-đề này làm sáu phần đem cho sáu người con để khuyên hóa chúng phát tâm cầu đạo Vô thượng. Còn Ta thì sẽ xuất gia tu tập phạm hạnh đầy đủ”. Sau đấy, Ta làm theo ý nghĩ của mình, đem cõi Diêm-phù-đề chia thành sáu phần cho các con, rồi đi xuất gia. Sáu vị vua của cõi Diêm-phù-đề lúc này không hòa thuận với nhau lại gây chiến tranh, oán thù, ganh ghét, mưu hại, gieo rắc tang thương thống khổ. Bấy giờ, toàn cõi Diêm-phù-đề rơi vào cảnh đói kém, loạn lạc, trời hạn không mưa, ngũ cốc không thu hoạch được, cây cối khô héo nên không có hoa trái, cả đến thảo dược cũng không sinh sản. Muôn dân, cả cầm thú đều đói khát, thân bị khổ nạn bức bách, thiêu đốt. Khi ấy, Ta liền suy nghĩ: -Nay chính là lúc Ta phải đem thân mình ra bố thí, tự đem máu thịt của bản thân để khiến cho chúng sinh được no đủ”. Nghĩ như vậy xong, Ta bèn rời nơi tu tập đi vào vùng giữa nước, đến thẳng núi Chướng thủy, lập thệ nguyện: Như Ta nay tự bỏ thân mạng Chỉ vì tâm Bi, không cầu báo Vì lợi ích chư Thiên, người đời Khiên thành núi thịt thí chúng sinh. Như Ta đã bỏ sắc thân diệu Chẳng cầu Thích, Phạm hay Thiên ma Chỉ nhằm đem lợi ích người trời Khiến máu thịt Ta thành núi lớn. Trời, Người, Rồng, Dạ-xoa hãy nghe Có tại nơi đây Thần cây, núi Vì muôn loài khởi tâm Đại bi Đem thân máu thịt cung cấp đủ. Thiện nam tử, ngay khi Ta lập nguyện xong thì nơi cõi Trời, A- tu-la đều động, núi Tu-di, biển lớn, cả đại địa đều chấn động sáu cách, Trời, Thần, đại chúng đều thương khóc. Bấy giờ, Ta từ nơi núi Chướng thủy tự gieo mình xuống, do bản nguyện nên thân Ta hóa trở thành núi thịt, cao một do-tuần, ngang dọc mỗi chiều đều rộng bằng một do-tuần. Lúc này muôn dân, chim thú cùng kéo nhau đến ăn uống máu thịt nơi thân Ta. Nhờ bản nguyện của Ta nên núi thịt ngày đêm sinh trưởng thêm, dần dần cao đến một ngàn do-tuần, ngang dọc cũng bằng một ngàn do-tuần. Cả bốn bên đều có đầu người, gồm đủ tóc, mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, răng. Các đầu người này cùng cao giọng xướng lên: -Hỡi các chúng sinh, theo nhu cầu của mình, các ngươi cứ đến đây ăn thịt, uống máu tùy ý, cả đến mắt, tai, mũi, lưỡi, miệng, răng, tóc này cũng vậy, tùy chỗ cần dùng thì cứ theo ý muốn mà lấy. Nếu như các ngươi phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, hoặc cầu Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, thì các thứ nuôi dưỡng thân này dùng mãi không hết. Nhận của bố thí này không làm cho các ngươi phạm tội, mà lại khiến được sống lâu. Việc bố thí này đã mở mang trí tuệ cho chúng sinh, nên có người phát tâm cầu Thanh văn thừa, có người phát tâm cầu Bích-chi-phật thừa, có người phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, có người cầu phước báo nơi cõi trời, người. Trong số các chúng sinh đến ăn thịt, uống máu nơi thân ta, có kẻ lấy mắt, có kẻ lấy tai, có kẻ lấy mũi, có kẻ lấy môi, có kẻ lấy răng, có kẻ lấy lưỡi... Nhưng do bản nguyện, nên hễ mất đi thì chúng liền có lại như cũ, không bao giờ hết, không bao giờ giảm, đến cả mười ngàn năm, khiến cho tất cả loài Người, Dạ-xoa, Quỷ, Thần cùng chim thú trong cõi Diêm-phù-đề đều được sung mãn. Trong mười ngàn năm, Ta đã bố thí mắt nhiều như cát sông Hằng, bố thí máu nhiều như nước trong bốn biển lớn, bố thí thịt nơi thân nhiều bằng một ngàn núi Tu-di, bố thí lưỡi nhiều như núi Thiết vi, bố thí tai bằng núi Trung Di-lâu, bố thí mũi như núi Đại Di-lâu, bố thí răng như núi Kỳ-xà-quật. Ta đã dùng thịt nơi bản thân bố thí trong khắp cõi Ta-bà. Thiện nam tử, ông nên biết trong mười ngàn năm xưa kia, Ta đã dùng một thân mạng như thế khiến cho vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh đều được no đủ mà không có chút khoảnh khắc nào sinh lòng hối hận. Lúc ấy, Ta lại lập nguyện: “Nếu ta nhất định thành Chánh giác, ý nguyện thành tựu bản thân được lợi ích, thì trong bốn châu thiên hạ này, Ta luôn dùng bản thân bố thí, khiến cho tất cả được sung mãn. Trong hằng hà sa số ngàn vạn năm, ở khắp mọi phương nơi cõi Phật Vô trần Di-lâu-yếm này, Ta sẽ dùng thân bố thí như thế. Ớ mỗi một phương, đủ mười ngàn năm, Ta đem thân thể, máu, thịt, da, mắt, tai, mũi, lưỡi, môi, răng, tóc bố thí đầy đủ cho chúng sinh cùng đem giáp pháp Ba thừa khuyến hóa họ. Nếu Người, Dạ-xoa, La-sát và các loài súc sinh có thân tứ đại ưa ăn thịt, uống máu... thậm chí cả loài ngạ quỷ nữa, Ta cũng bô" thí cho tất cả khiến chúng đều được no đủ. Nếu trong một cõi Phật Ta đã dùng máu thịt nơi bản thân cứu tế cho chúng sinh, thì y như vậy, trong khắp hằng hà sa số cõi Phật có đủ năm thứ ô trược ở mười phương, Ta cũng dùng máu thịt, mắt... lưỡi của bản thân mình để bố thí cho chúng sinh được sung mãn.” Ta bố thí thân mạng như thế trong hằng hà sa số đại kiếp, khiển cho tất cả chúng sinh trong các cõi Phật thoát khỏi đói khổ. Nếu như nguyện này của Ta không thành tựu thì khiến cho Ta mãi không được gặp chư Phật Thế Tôn đang trụ thế chuyển Pháp luân trong các thế giới khác ở mười phương, Ta cũng không thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, khiến cho Ta ở mãi nơi sinh tử, không được nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Ba-la-mật, tiếng Lực, tiếng Vô úy, thậm chí không được nghe âm thanh nói về điều thiện. Ta đã xả thân bố thí cho tất cả chúng sinh được no đủ, nếu thệ nguyện như thế không thành thì khiến cho Ta luôn bị đọa nơi địa ngục A-tỳ. Này thiện nam tử, thưở xưa các thệ nguyện như thế của Ta đều được viên mãn. Như ở một cõi Phật, trong khắp mọi nơi, Ta dùng máu thịt của bản thân bố thí cho tất cả chúng sinh đều được đầy đủ. Như vậy, trong hằng hà sa số cõi Phật khác khắp mười phương, Ta cũng đem máu thịt của bản thân bố thí cho tất cả chúng sinh đều được đầy đủ. Thiện nam tử, ông nên biết, Như Lai bấy giờ vì dốc tu tập Bốthí ba-la-mật, cứ tuần tự xả thân bố thí như vậy. Nếu đem máu đã bố thí gom lại thì chứa đầy cõi Diêm-phù-đề cho đến cõi trời Ba mươi ba. Thiện nam tử, đây gọi là Như Lai lược nói về việc xả thân Bố thí ba-la-mật! Phẩm 25: BỐ THÍ BẢO VẬT Lại nữa này thiện nam tử, từ đó về sau trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, thế giới này có tên là Nguyệt minh, cũng là cõi có đủ năm thứ uế trược, Ta ở cõi Diêm-phù-đề làm Cường Lực Chuyển luân vương hiệu là Đăng Minh, dùng các pháp thiện như trước đã nói để khuyến hóa tất cả chúng sinh trong cõi ấy. Khi đi dạo nơi vườn, Ta thấy có một người bị trói, liền hỏi quần thần: -Người này phạm tội gì? Quần thần tâu: -Người này phạm vương pháp. Theo luật, ruộng hàng năm thu hoạch thường chia làm sáu phần, đóng thuế một phần mà người này dám trái lệnh. Vả lại hắn ở trên đất vua trồng trọt nuôi thân mà không nộp tô thuế nên phải bị trừng trị. Ta liền bảo quần thần: -Nay mau thả người này ra! Chớ đem việc thuế ruộng, thuế dầu, sách nhiễu làm khổ mọi người! Quần thần tâu vua: -Thật ra không ai có lòng tốt tự cống nạp vật phẩm cho vua cả. Tất cả những nhu cầu hằng ngày của vua, hoàng hậu cùng hoàng tộc, quyến thuộc được cung cấp đều lấy trong dân ra cả. Không dùng quyền lực của vua thì không thể thu đạt được, chưa có một kẻ tốt bụng nào dâng nộp cả. Khi ấy, Ta buồn lo, liền tự nghĩ: “Vương vị nơi cõi Diêm-phù-đề này sẽ giao cho phó cho ai, khi Ta có tới năm trăm người con, đều muốn đem đạo Bồ-đề khuyến hóa chúng”. Ta liền chia cõi Diêm- phù-đề ra làm năm trăm phần cho các con, rồi xuất gia tu tập Phạm hạnh của các bậc Tiên, ngồi thiền định nơi rừng cây Ưu-đàm-ba-la gần biển lớn phía Nam, dùng hoa quả, rau cỏ để nuôi thân, dần dần, chẳng bao lâu Ta chứng được năm thần thông. Bấy giờ có năm trăm người khách thương ở cõi Diêm-phù-đề vào biển tìm kiếm châu báu, trong số này có thương chủ tên là Túc Vương, nhờ phước đức từ đời trước nên tìm được ngọc báu Ma-ni Như ý. Những người kia cũng đến chỗ bãi chứa châu báu lấy được vô số vật báu, tất cả chuẩn bị trở về đất liền. Khi vừa xuất phát thì nước biển dậy sóng lớn, thần biển khóc than, các Rồng gây não loạn muốn hại đám thương nhân. Có vị Rồng tên là Mã Tạng, chính là một Bồ-tát, do bản nguyện nên sinh trong loài ấy, đã phát tâm Từ bi cứu giúp các khách thương vượt qua biển lớn yên ổn trở về đến bờ. Lúc này có một La-sát đại ác luôn đuổi theo sau đám thương nhân như bóng theo hình, rình mò tìm cơ hội để làm hại. Hắn ngày đêm tuôn ra mưa to gió lớn khiến cho các khách thương mờ mịt mất lối đi, không biết nơi hướng đến nên rất hãi hùng. Họ kêu gào thảm thiết, khóc lóc, cầu khẩn Thiên thần, Thần gió, Thần nước, thậm chí còn gọi cả cha mẹ, vợ con, quyến thuộc xin được cứu giúp. Bấy giờ, Ta dùng Thiên nhĩ nghe được âm thanh kia, liền đến an ủi họ: -Này các khách thương, chớ nên sợ hãi! Ta sẽ chỉ đường, khiến các ngươi trở về cõi Diêm-phù-đề. Ngay khi đó Ta liền dùng lụa trắng quấn cánh tay nhúng vào dầu đốt cháy rồi chí thành phát nguyện: “Ta trước kia nhờ ở trong rừng ba mươi sáu năm, chuyên tinh tu tập bốn tâm vô lường nhằm tạo lợi ích cho chúng sinh nên chỉ ăn hoa quả và rau cỏ, đã hóa độ được tám vạn bốn ngàn các Rồng, Dạ-xoa khiến chúng đạt Bất thoái chuyển an trụ nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nhờ nơi thiện căn này, nay Ta đốt cháy cánh tay để chỉ đường giúp cho những thương khách này yên ổn trở về cõi Diêm-phù-đề”. Cánh tay cứ cháy như thế qua suốt bảy ngày bảy đêm, các thương nhân kia nhờ vậy mà yên ổn trở về đến chốn cũ. Thiện nam tử, lúc đó, Ta liền lập nguyện: -Như cõi Diêm-phù-đề này thiếu thốn các thứ châu báu và nếu như Ta chắc chắn thành tựu đạo quả Giác ngộ Vô thượng đúng như bản nguyện, thì xin cho Ta làm thương chủ có ngọc như ý, nơi toàn bộ cõi Phật này sẽ mưa liên tiếp bảy lần tuôn xuống vô số các thứ vật báu, rồi trong hằng hà sa số cõi có đủ năm thứ ô trược không Phật ở khắp mười phương cũng tuôn các vật báu như thế. Thiện nam tử, thuở xưa ấy, các thệ nguyện Ta đã lập đều được thành tựu. Trong một hằng hà sa số đại kiếp, Ta làm thương chủ giàu có vô lượng, khiến nơi vô số vô lượng thế giới đủ năm thứ ô trược, không có Phật luôn mưa xuống vô số các bảo vật, nhờ như vậy mà muôn loài chúng sinh được no đủ và khiến họ an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa. Này thiện nam tử, ông nên biết Như Lai được quả báo tướng tốt là nhờ thiện căn bố thí vật báu như vậy. Phẩm 26: Bố THÍ PHƯƠNG THUỐC Lại nữa này Bồ-tát Tịch Ý, trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cõi Phật này có tên là Mông muội, đại kiếp tên là Hỷ duyệt, dân chúng nơi cõi ngũ trược ấy thọ năm vạn năm, do bản nguyện, Ta làm Bà-la-môn tên là Man Hương ở cõi Diêm-phù-đề này, thông hiểu bốn bộ Tỳ-đà. Bấy giờ, chúng sinh phần nhiều chấp nơi “thường kiến” rất nặng, ưa oán thù, ganh ghét, ham tranh giành, xấu ác, Ta dùng dũng lực vì họ mà thuyết giảng đạo pháp, nói năm thọ ấm như oán thù, các “nhập” như xóm làng hoang vắng, nhân duyên tiếp nối nhau sinh diệt, chỉ dạy pháp quán sổ tức, khuyên họ phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng, đem căn lành đã làm thành Chánh giác. Rồi Ta tự chứng được ngũ thông, có vô lượng vô số chúng sinh nhờ lời truyền dạy của Ta, cũng tu tập chứng được Ngũ thông. Như thế là có vô lượng vô số chúng sinh xả bỏ oán thù, ganh ghét và các thứ tranh chấp, muốn xuất gia nên tìm đến vườn rừng ăn hoa quả, rau cỏ, ngồi thiền tư duy, dốc tu tập bốn vô lượng tâm, ngày đêm không tranh cãi. Khi kiếp sắp hết, các Tiên nhân này đều phân tán đi khắp cõi Diêm-phù-đề để giáo hóa chúng sinh, khiến họ xa lìa tranh chấp, oán thù. Bấy giờ, thời tiết thuận hơn, mưa gió điều hòa, đất đai màu mỡ, ngũ cốc được mùa, thức ăn dồi dào, dân chúng no đủ, khí lực sung mãn. Lại đến kiếp xấu ác, nên chúng sinh bị khốn đốn vì các thứ bệnh tật. Ta liền suy nghĩ: -Nếu không trừ hết các bệnh tật của chúng sinh thì Ta chẳng thể thành tựu đạo quả Chánh giác Vô thượng. Vậy phải dùng những phương tiện gì để trừ bệnh cho họ. Chỉ có tập hợp các vị Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương cùng Thiên tiên, Tiên rồng, Tiên dạ-xoa, Tiên người... vì tạo lợi ích cho chúng sinh mà phải dốc tìm ra phương thuốc. Ta liền dùng thần túc thông đến bảo với Đế Thích, Phạm thiên, Tứ đại Thiên vương và các vị tiên khác...: -Hãy đến tập hợp nơi đỉnh Thạch-tỳ-đà-già-la-ca ở núi ức-ca- tỳ-la-bát-đế! Nghe xong, đại chúng liền tập hợp đông đủ và trì tụng chú thuật Tỳ-đà, ủng hộ chúng sinh. Sau đó, Ta tìm ra phương dược chữa trị các bệnh về nóng lạnh, nội ngoại khiến cho vô lượng vô số chúng sinh tiêu trừ hết bệnh hoạn xa lìa khổ não. Khi ấy Ta lại lập nguyện như vầy: “Ta nay dùng trí tuệ này soi sáng cho vô lượng vô số chúng sinh, khiến đều an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa, lánh xa nẻo ác, cửa bất thiện nơi cõi trời, người, diệt trừ hết các bệnh tật.” Như vậy, Ta vì vô lượng vô số chúng sinh mà tạo ra ánh sáng trí tuệ, đặt niềm vui yên ổn. Nhờ phước báo từ thiện căn ấy mà nguyện lớn của Ta được thành tựu. Ta đã vì chúng sinh trong một cõi thiên hạ này đóng cửa ba đường ác, mở cửa thiện nơi cõi trời, người, vì các loài bị bệnh tật mà thỉnh các hàng Trời, Rồng, Thần tiên tập hợp ở đỉnh núi Tỳ-già-đà-la-ca, nơi có nhiều cỏ thuốc, tụng chú Tỳ-đà, tìm ra thuốc hay trừ hết bệnh tật, khiến cho vô số chúng sinh thọ hưởng an lạc. Như thế, Ta đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh khắp nơi trong thế giới Mông muội, khiến họ tu theo giáo pháp của Ba thừa, đóng cửa ba đường ác, mở cửa thiện nơi cõi trời, người, lại vì những người bệnh trong thế giới này mà thỉnh chư Thiên, Rồng, Thần, Tiên... như trên. Cho đến hằng hà sa số các thế giới gồm đủ năm thứ ô trược, không có Phật cũng đều được Ta cứu giúp như vậy. Thiện nam tử, bấy giờ nơi thế giới Mông muội với năm thứ ô trược xấu ác nối tiếp nhau trong vô lượng vô biên kiếp, các thệ nguyện của Ta đã phát đều được thành tựu. Thiện nam tử, nên biết lúc Như Lai còn là Bồ-tát luôn làm tăng trưởng trí tuệ, tu tập hạnh Bồ-tát, gọi là Như Lai hộ trì chủng tử thiện căn nơi ba nghiệp thân, khẩu, ý. Phẩm 27: HIỆN PHỤC TẠNG BỐ THÍ Thiện nam tử, sau đó, trải qua vô số kiếp, cõi Phật này tên là Trừ uế, đại kiếp tên là Nhiêu ích, cũng là đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác. Về phương Đông, cách đây năm mươi bốn cõi thiên hạ, có cõi Diêm-phù-đề tên là Đề-lệ, do bản nguyện nên Ta sinh ra ở đó, làm Chuyển luân thánh vương thống lãnh bốn châu thiên hạ, hiệu là Hư Không, đem mười điều thiện giáo hóa chúng sinh, dùng giáo pháp nơi Ba thừa khuyến hóa khiến họ an trụ trong ấy. Bấy giờ, Ta thực hành pháp bố thí, bố thí khắp nơi, không có sự phân biệt. Có vô số người đến xin những thứ vật báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, ngọc báu Ma-ni các loại... Ta đều theo ý cho họ hết. Vật báu có hạn mà người đến xin quá đông, Ta hỏi quần thần: -Từ đâu mà có các vật báu này? Quần thần tâu: -Là do Long vương hiện ra. Tuy có các vật báu ấy nhưng chỉ để cúng dường Thánh vương, không có đủ để bố thí cho mọi người như vậy. Ta liền lập nguyện lớn: ‘Thời vị lai, Ta ở trong cõi đời năm trược xấu ác, phiền não đầy dẫy, loài người thọ một trăm tuổi, nếu Ta thành Bậc Chánh Giác đúng như ý nguyện thì khiến Ta ở cõi Phật này được làm Long vương, tên là Hiện Phục Tạng, trong tất cả mọi nơi cõi Phật Trừ uế, Ta nguyện bảy lần thọ sinh thân rồng, mỗi một thân thị hiện hằng ức na-do-tha trăm ngàn kho tàng, trong đó đầy các của báu như vàng, bạc cho đến ngọc lưu ly, Ma-ni đủ loại, ngọc minh nguyệt, pha lê... để đem ra bố thí. Mỗi một kho tàng ngang dọc đều bằng một ngàn do-tuần chứa đầy của báu được mở ra để bố thí cho tất cả chúng sinh. Ta đã tạo được sự dũng mãnh, tinh tấn ở cõi Phật này, tuần tự như thế, nơi hằng hà sa số thế giới gồm năm thứ ô trược không có Phật khắp mười phương, mỗi mỗi thiên hạ, mỗi một cõi Phật, Ta đều bảy lần thọ sinh làm thân rồng...” (như trước đã nói). Thiện nam tử, ngay khi Ta lập nguyện ấy thì có hàng ức na-do- tha trăm ngàn chư Thiên trong hư không mưa xuống các loài hoa quý và khen ngợi: “Hay thay! Hay thay! Tất cả mọi sự bố thí như Ngài đã lập nguyện ắt được thành tựu”. Tất cả đại chúng đều nghe lời ấy. Chư Thiên trong không trung còn vì vua mà đổi danh hiệu là Nhất Thiết Thí. Mọi người nghe thế liền sinh ý nghĩ: “Chúng ta nên theo đức vua ấy cầu xin các thứ khó cho, nếu Ngài chịu cho thì đúng là Nhất Thiết Thí, còn nếu không cho thì đâu được gọi tên là Nhất Thiết Thí”. Bấy giờ mọi người đều đến gặp vua để xin cung nhân, chánh hậu, con cái. Vua Hư Không với tâm lòng hoan hỷ đều đem cho họ tất cả. Có người khác lại phát sinh ý nghĩ: “Cho vợ con chưa lấy gì làm khó lắm, chúng ta phải theo xin ngôi vua và các chi thể nơi Ngài. Nếu vua ban cho thì quả đúng là Nhất Thiết Thí.” Khi ấy có người trẻ tuổi tên là Nguyệt Quang thọ trì giới pháp của Ngài đến trước vua Hư Không tâu: -Nếu Ngài quả là bậc Nhất thiết thí thì xin đem hết cõi Diêm-phù-đề này bố thí cho tôi! Ta nghe xong rất vui mừng, liền lấy nước thơm tắm gội, mặc vương phục cho ông ấy và lập lên làm vua đem toàn cõi Diêm-phù-đề trao cho ông ấy. Ta lại lập nguyện: “Như Ta đã bốthí toàn cõi Diêm-phù-đề, do sự việc ấy Ta sẽ thành Bậc Chánh Giác, bản nguyện được thành tựu, nguyện cho muôn dân trong cõi này sẽ vâng lời tôn kính vị vua mới, khiến cho vị Chuyển luân thánh vương ấy sống lâu vô lượng, Ta thành Bậc Chánh Giác xong sẽ thọ ký cho họ: Sẽ còn một đời là thành tựu quả vị Phật.” Có Bà-la-môn tên là Hư Già đến xin Ta hai chân, nghe xong Ta rất hoan hỷ, bèn cầm dao bén tự chặt hai chân đưa cho người ấy. Ta liền lập đại nguyện: -Xin cho Ta vào đời sau thành tựu Giới túc vô thượng. Lại có Bà-la-môn tên là Đà-trá-ba đến xin đôi mắt, nghe xong Ta rất hoan hỷ liền tự móc đôi mắt cho kẻ ấy và liền lập nguyện: “Ta nay dùng việc bố thí này, xin cho vào đời sau sẽ được năm loại mắt vô thượng”. Lại có Bà-la-môn tên là Kiên Hồng đến xin hai tai, nghe xong Ta rất vui mừng, bèn tự cắt tai cho ông ấy và lập nguyện: “Nguyện vào đời sau đạt được tai đầy đủ trí tuệ vô thượng.” Lại có người tà mạng tên Dật Lâm đến xin “nam căn”, nghe xong, Ta rất hoan hỷ, bèn tự cắt cho ông ấy, rồi lập nguyện: “Nguyện đời sau thành Bậc Chánh Giác được tướng Mã âm tàng.” Lại có người đến xin thịt máu, Ta liền cho họ và lập nguyện, do dùng sự bố thí này nên đời sau được phước báo “Thân tướng màu vàng ròng vô thượng”. Lại có Bà-la-môn tên là Nhật Vị đến xin hai tay, nghe xong, Ta rất hoan hỷ, bèn tự chặt tay trái và bảo người khác chặt tay phải đưa cho ông ấy. Ta liền lập nguyện: “Nguyện vào đời sau được tay thành thật vô thượng. Thiện nam tử, cắt hết chân tay như thế nên thân thể đổ máu, Ta lại phát nguyện: Nhân việc bố thí này, Ta chắc chắn thành Bậc Chánh Giác, sở nguyện thành tựu thì phần thân còn lại cũng được người nhận nữa.” Khi ấy quần thần và các tiểu vương không có Thánh trí, không nhận thức được trọng ân, nên cùng nhau bàn: “Nhà vua rất ngu si, không chút trí tuệ, làm thương tổn chi thể, chẳng đoái hoài ngôi vua, bây giờ giống như một đống thịt, còn làm được gì, nay nên đem bỏ đi”. Thế rồi họ liền nhặt lấy Ta đem bỏ nơi gò hoang ngoài thành, xong bèn ra về. Ta ở lại đó bị ruồi nhặng muỗi mòng, chồn, sói, diều quạ kéo nhau đến hút máu ăn thịt. Lúc này mạng sống của Ta chưa dứt hẳn, tâm rất hoan hỷ Ta liền lập nguyện: “Như Ta nay đã xả bỏ cả ngôi vua và các chi thể nơi thân để bố thí không một chút giận hờn cũng không hề khởi tâm hối hận. Nếu nguyện của Ta thành tựu, bản thân được lợi ích thì xin khiến cho thân thể này biến thành núi thịt lớn, các loài chúng sinh ăn thịt, uống máu có thể đến đây để ăn uống tùy thích.” Phát nguyện như vậy xong, liền có nhiều loài chúng sinh cùng đến. Do sức mạnh của bản nguyện nên Ta khiến thân này của Ta hằng ngày sinh sôi nảy nở thêm ra, cao đến một ngàn do-tuần, dài rộng đầu bằng năm trăm do-tuần và đã đem máu thịt của thân thể cung cấp no đủ cho chúng sinh trong một ngàn năm. Chỉ riêng việc bố thí lưỡi thôi, khi các loài cầm thú đến ăn, do bản nguyện nên lưỡi liền mọc trở lại, nếu gom số lưỡi được bố thí thì lớn như núi Kỳ-xà-quật. Làm xong việc bố thí này, Ta lại lập nguyện: “Nguyện Ta vào đời sau được thành tựu đầy đủ tướng lưỡi rộng dài.” Thiện nam tử, khi Ta qua đời, do bản nguyện, Ta lại sinh vào cõi Diêm-phù-đề trong loài Rồng làm Long vương, tên là Hiện Phục Tạng. Ngay nơi đêm vừa sinh ra, Ta liền hiện hàng ức na-do-tha trăm ngàn kho tàng chứa đầy các vật báu như vàng, bạc, thủy tinh... cùng tự ra lệnh: “Này các chúng sinh, phải nên tu tập theo do nghiệp thiện, pháp tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng hoặc phát tâm cầu theo Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, thì tùy ý các ngươi muốn lấy bao nhiêu bảo vật cứ lấy.” Ở cõi Diêm-phù-đề này Ta đã bảy lần tái sinh làm Long vương, trải qua bảy mươi bảy ức na-do-tha trăm ngàn năm, hiện ra vô lượng vô số kho báu cung cấp cho chúng sinh khiến họ an trụ nơi Tam thừa, tu mười nghiệp lành, dùng các thứ vật báu khiến cho chúng sinh luôn được sung túc. Sau đó, Ta liền lập nguyện: “Nguyện vào đời vị lai Ta sẽ được có đầy đủ Ba mươi hai tướng vô thượng”. Như vậy, vào thời gian của thiên hạ thứ hai, Ta cũng bảy lần tái sinh làm Long vương, tu hạnh Trượng phu như trên. Khắp nơi khắp chốn trong các thế giới Ta đều thực hiện vô lượng lợi ích như vậy. Nơi hằng hà sa số cõi có đủ năm thứ ô trược, không Phật khắp mười phương, trong mọi khu vực của các cõi đó, mỗi mỗi nơi Ta đều bảy lần tái sinh làm Long vương, trải qua bảy mươi bảy ức na-do- tha trăm ngàn năm, đem vô lượng vô số kho tàng vật báu bố thí cho chũng sinh... (như trên). Này thiện nam tử, nên biết đó là khi còn làm Bồ-tát, Như Lai hết sức tinh tấn tu tập để có được ba mươi hai tướng. Trước Ta không có vị Bồ-tát nào dốc sức như thế để tu hạnh Bồ-đề. Hiện nay và sau này cũng không có Bồ-tát nào đã dốc hết tâm lực như vậy để hành đạo Bồ-tát, ngoại trừ tám vị Ta đã nói trước đây. Thiện nam tử, trải qua a-tăng-kỳ kiếp, với vô số biến chuyển, cõi Phật này có tên là San hô tỉnh. Bấy giờ, là đời ngũ trược, không Phật, đại kiếp tên Liên hoa, Ta làm Đế Thích của bốn châu thiên hạ, tên là Đẳng Chiếu, thấy chúng sinh ở cõi Diêm-phù-đề chẳng cầu giới hạnh, chuyên làm điều ác, Ta liền biến làm Dạ-xoa đáng sợ hiện xuống trước những người nơi cõi Diêm-phù-đề. Trông thấy Ta, mọi người rất kinh hãi hỏi: -Ngài muốn cầu những gì? Ta nói: -Ta chỉ cần ăn uống, nhưng không ăn những đồ ăn thông thường, hãy mau dọn ra! Họ lại hỏi: -Ngài muốn ăn thứ gì? Ta nói: -Chỉ ăn thịt người, không ăn thứ gì khác. Nhưng nếu có người từ nay cho đến khi mạng chung có thể chấm dứt việc sát sinh, theo tà kiến, phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, hoặc phát tâm cầu Bích-chi-phật thừa, hoặc phát tâm cầu Thanh văn thừa thì Ta không ăn nuốt những kẻ ấy. Khi đó, Ta luôn hóa ra những hóa nhân rồi bắt ăn thịt. Các chúng sinh kia trông thấy càng thêm sợ hãi, nên tất cả từ đấy cho đến khi mạng chung đều dứt hẳn sát sinh, trộm cắp cho đến tà kiến, có người phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, có người phát tâm cầu Bích-chi-phật thừa, hoặc cầu Thanh văn thừa, khiến cho chúng sinh toàn cõi Diêm-phù-đề này đều tu mười điều lành, an trụ Ba thừa. Sau đó Ta lại lập nguyện: “Nếu Ta chắc chắn thành Bậc Chánh Giác, bản nguyện được thành tựu, thì khiến chúng sinh trong bốn châu thiên hạ này tu tập theo mười thiện nghiệp. Cho đến khắp trong thế giới này, ở bất cứ nơi chốn nào trong bốn châu thiên hạ Ta đều thị hiện sự khủng bố như thế, để khiến cho chúng sinh ở đó tu tập mười điều lành, an trụ nơi Ba thừa. Lại cũng như vậy, khắp mười phương, trong các cõi ngũ trược, không có Phật... khiến chúng sinh ở đó tu tập theo mười điều lành, an trụ nơi Ba thừa.” Này thiện nam tử, bản nguyện như thế của Ta đều được viên mãn. Như trong khắp thế giới San hô tỉnh này, Ta đã dùng hình tướng Dạ-xoa để điều phục mọi người, đưa họ đến với pháp thiện. Rồi trong hằng hà sa số cõi ngũ trược không Phật trong mười phương, Ta cũng dùng hình tướng Dạ-xoa để điều phục người đời, an trụ họ nơi nẻo thiện. Do thời xưa Ta đã dùng sự khủng bố, bức bách chúng sinh an trụ nơi hạnh thiện nên các nghiệp tàn dư đó đã khiến cho Ta khi sắp thành đạo Bồ-đề, ngồi trên tòa Kim cang bên gốc cây Bồ-đề, còn bị Ma vương Ba-tuần đem chúng ma binh đến quấy phá, tạo chướng ngại cho việc thành đạo Bồ-đề của Ta. Này thiện nam tử, đây là Ta lược nói về hành Bố thí ba-la-mật của mình khi còn hành đạo Bồ-tát. Thiện nam tử, pháp nhẫn của các Đại Bồ-tát rất sâu xa, pháp Tổng trì giải thoát tam-muội rất vi diệu, lúc ấy Ta chưa đạt được mà chỉ có hai thân: Năm thông và hữu lậu. Khi Ta thực hành các việc đem lại lợi ích lớn lao như thế, khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh an trụ nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hoặc an trụ nơi Bích-chi-phật thừa, Thanh văn thừa, lại được cúng dường chư Phật như vô số vi trần trong một thế giới Phật, công đức đạt được nơi mỗi cõi Phật nhiều như những giọt nước trong biển lớn. Ta đã cúng dường vô số hạng Thanh văn, Bích-chi- phật, cúng dường vô số Như Lai, cúng dường Cha mẹ, Tiên nhân đạt ngũ thông cũng như thế. Xưa kia, khi tu hạnh Bồ-tát, Ta luôn thương xót chúng sinh, đem máu thịt của bản thân để cung cấp cho họ được no đủ, luôn thể hiện tâm đại bi, nhưng hiện tại các vị A-la-hán không có được như vậy. HẾT QUYỂN 7 8 Phẩm 28: Bồ-TÁT VÂN TẬP Này Bồ-tát Tịch Ý, ngày nay, Ta dùng Phật nhãn quan sát chư Phật Thế Tôn đã Bát-niết-bàn trong thế giới nhiều như vi trần nơi một cõi Phật khắp mười phương đều do xưa kia được Ta khuyến hóa khi mới bắt đầu phát tâm cầu đạo Bồ-đề tu tập Bố thí ba-la-mật cho đến Trí tuệ ba-la-mật và thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, chư Phật ở đời vị lai cũng như thế. Thiện nam tử, nay Ta thấy ở phương Đông, vô lượng các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế chuyển pháp luân, vì chúng sinh thuyết pháp, cũng chính nhờ Ta xưa kia đầu tiên khuyến hóa họ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Ở các phương Nam, Tây, Bắc, bốn hướng và phương Trên, Dưới cũng như thế. Thiện nam tử, ở phương Đông, cách cõi Phật này hơn tám mươi chín trăm ngàn cõi Phật có thế giới tên là Hòa phu, Đức Phật ở đó hiệu là Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai, hiện đang trụ thế vì chứng sinh thuyết pháp. Đức Thế Tôn ấy cũng chính Ta đầu tiên khuyên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề nhờ Ta xưa kia đầu tiên khuyến hóa phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Ở phương Đông lại có cõi Lạc hỷ, Đức Phật hiệu là A-súc, có cõi Tử ma, Phật hiệu là Phật Tạng; cõi Lạc Tự Tại, Phật hiệu là Lạc Tự Tại Nguyệt Minh; cõi Nhật một, Phật hiệu là Trí Nhật; cõi Thắng tức, Phật hiệu là Long Lôi; cõi Đẳng lâm, Phật hiệu là Kim Cang Xưng, cõi Tự vương, Phật hiệu là Hổ Quan; cõi Vô lạc, Phật hiệu là Nhật Tạng; cõi Chiếu oán, Phật hiệu là Xưng Tự Tại; cõi Di quang, Phật hiệu là Bất Tư Nghị Vương; cõi Chúng hộ, Phật hiệu là Nguyệt Đức Tạng; cõi Hoa quang, Phật hiệu là Âm Thắng Quang; cõi An thượng, Phật hiệu là Hiện An Tự Tại Di-lâu, cõi Trì vương, Phật hiệu là Trí Tượng; cõi Tạp hoa, Phật hiệu là Vô Cấu Nhãn... Này thiện nam tử, như vậy vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chư Phật Thế Tôn ở phương Đông hiện đang chuyển pháp luân, vì chúng sinh mà thuyết giảng chánh pháp. Khi các vị ấy chưa phát tâm Bồ-đề, Ta đã đầu tiên khuyến hóa họ đến và an trụ nơi đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, khuyên họ tu tập sáu pháp Ba-la-mật, dẫn dắt đến chỗ các Đức Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong mười phương và họ được thọ ký đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Bấy giờ, ở phương Đông, nơi thế giới Hoa phu, Đức Phật Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai đang ngồi nơi tòa sư tử thì đại địa chấn động sáu cách, có ánh sáng lớn tỏa chiếu, lại mưa xuống vô số loại hoa quý. Các vị Bồ-tát thấy các việc như vậy liền bạch với Đức Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì mà tòa ngồi của Như Lai đã rung động như thế? Chúng con chưa từng thấy việc này! Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai đáp: -Thiện nam tử, về phương Tây, cách cõi Phật này hơn tám mươi chín ức cõi Phật, có thế giới tên là Ta-bà, Đức Phật ở đó hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai, hiện đang vì bốn chúng đệ tử thuyết giảng về pháp Bản sự. Đức Như Lai đó trước kia khi còn hành hạnh Bồ-tát đã đầu tiên khuyến hóa Ta đến với đạo Giác ngộ, phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Lại nữa, Đức Như Lai đó trước kia cũng là người đầu tiên đã dẫn dắt Ta đến chỗ các Đức Phật Thế Tôn, khiến Ta được thọ ký đạo quả Giác ngộ Tối thượng. Đức Thích-ca Mâu-ni ấy chính là thiện tri thức của Ta, hiện ở thế giới Ta-bà, vì bốn chúng đệ tử thuyết giảng về pháp Bản sự. Do oai lực của Đức Thích-ca Mâu-ni nên khiến tòa ngồi của Ta rung động. Này các thiện nam tử, các vị ai là người có thể đến cõi Phật Ta-bà thay Ta nói lời thăm hỏi sức khỏe Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, mọi sinh hoạt có được thư thái an lạc chăng? Các Bồ-tát kia liền bạch với Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai: -Thưa vâng Thế Tôn, các vị Bồ-tát trong cõi Hoa Phu này có đầy đủ thần thông, đều là Bồ-tát đạt mọi công đức tự tại, nên vào sáng sớm hôm nay được thấy vầng ánh sáng lớn ấy, các vị đều biết đây là điềm ứng từ cõi khác đến, đại địa chấn động từng hồi, trời mưa các loài diệu hoa. Trông thấy như vầy xong, có vô số các vị Bồ-tát muốn dùng thần lực đến thế giới Ta-bà để chiêm ngưỡng Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai cùng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại thưa hỏi lãnh thọ tất cả các môn Đà-la-ni nhưng đều không biết thế giới Ta-bà của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai ở phương nào. Khi ấy, Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai liền duỗi cánh tay phải sắc vàng, từ nơi đầu năm ngón tay phát ra vô số ánh sáng vi diệu, tỏa chiếu đến tám mươi chín ức quốc độ chư Phật, soi tới tận thế giới Ta-bà. Lúc này, các Bồ-tát kia nhờ ánh sáng nên thấy được; thế giới Ta-bà hiện có vô số các Bồ-tát ở khắp nơi, lại có các chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la... đầy cả hư không. Thấy thế rồi, các Bồ-tát liền bạch với Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai: -Thưa Đức Thế Tôn, chúng con nay đã được thấy thế giới Ta-bà, biết rõ phương hướng của cõi ấy, lại thấy vô số các vị Bồ-tát, các chúng Trời, Người, Rồng, A-tu-la đầy khắp ở đó, hầu như không còn một chỗ trông nào Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai kia cũng nhìn thấy chúng con. Ngài đang thuyết giảng đạo pháp vi diệu. ■ Lúc ấy, Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai bảo các Bồ-tát: -Thiện nam tử, Đức Thích-ca Như Lai thường dùng Phật nhãn thanh tịnh vô thượng thấy khắp tất cả không sót một nơi nào. Chúng sinh nơi thế giới Ta-bà ở trên đất liền hay trong hư không, tất cả đều nói: Đức Thích-ca Như Lai chỉ thấy riêng tâm của mình, đều vì mình mà thuyết pháp. Thiện nam tử, Đức Thích-ca Như Lai kia dùng một âm thanh thuyết pháp cho vô số loài khác nhau. Chúng sinh nơi cõi kia nếu thờ Phạm thiên thì thấy thân tướng Như Lai giống như Phạm thiên, thuyết pháp bằng âm thanh Đại phạm. Cho đến chúng sinh thờ Ma vương, thờ Đế Thích, thờ Mặt trời, thờ Mặt trăng, thờ Tỳ-sa-môn, thờ Tỳ-lưu-lặc-dà, thờ Tỳ-lưu-bà-xoa, thờ Đề-đà-la-ni-trá, thờ trời Ma-hê-thủ-la... cho đến tám muôn bôn ngàn chủng loại thờ phụng như vậy, đều tùy theo sự tôn kính của mình mà thấy Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai qua hình tướng tôn thờ và được nghe pháp sinh y lương cho rằng đều riêng cho chủng loại mình. Bấy giờ, trong đại chúng nơi cõi Phật Hoa Phu có hai Bồ-tát, một tên là La Phan Tượng, vị thứ hai tên là Nguyệt Quang Chiếu. Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai bảo hai vị Bồ-tát ấy: -Thiện nam tử, các ông hãy đến thế giới Ta-bà chuyển lời của Ta: “Kính thăm hỏi sức khỏe của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, mọi sinh hoạt, hành hóa đều được yên ổn tịnh lạc chăng?” Hai vị Bồ-tát bạch Phật: -Chúng con thấy tất cả cõi Ta-bà của Đức Phật ấy, đại chúng vân tập đến đầy khắp cả không còn một khoảng trống, vậy chúng con đi đến đó thì đứng ở đâu? Đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai nói: -Thiện nam tử, các ông chớ nói lời này, cho rằng thế giới ấy không còn chỗ! Vì sao? Vì nơi đó rộng lớn vô biên. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai có đầy đủ công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. Do bản nguyện và tâm đại bi luôn thương xót chúng sinh nên khiến cho vô lượng các loài chúng sinh được vào pháp Phật, lãnh thọ Ba quy y, sau đó thuyết giảng pháp Ba thừa cho họ, Ngài lại giảng dạy về các thứ giới luật, chỉ bày ba cửa giải thoát, cứu vớt chúng sinh ra khỏi ba đường ác, an trụ nơi ba cõi thiện. Thiện nam tử, bấy giờ sau khi Đức Thích-ca Mâu-ni thành đạo chưa bao lâu, vì muốn điều phục chúng sinh, nên Ngài trên tòa, nơi hang Bà-la, núi Tỳ-đà, suốt bảy ngày bảy đêm nhập Tam-muội chánh thọ, hưởng pháp thanh tịnh. Lúc này, thân Phật đầy khắp cả hang không còn một chút khoảng trống. Qua hết bảy ngày trong mười phương thế giới có mười hai na-do-tha Đại Bồ-tát đến thế giới Ta-bà đứng nơi triền núi kia muốn vào hang để chiêm ngưỡng, lễ bái, cung kính, thân cận Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, thưa thỉnh và lãnh thọ diệu pháp. Thiện nam tử, bấy giờ Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai vì đại chùng Bồ-tát này liền thị hiện thần thông khiến cho hang Bà-la trở nên vô cùng rộng lớn, mười hai na-do-tha Bồ-tát vào hang vẫn còn thấy rộng rãi. Từng vị Bồ-tát dùng các thứ thần thông Sư tử du hý tự tại đã đạt được để cúng dường Đức Như Lai. Mỗi vị Bồ-tát đều an tọa nơi bảo tòa hóa hiện lắng nghe diệu pháp, do thần lực của Phật như vậy, các vị Bồ-tát nghe pháp xong, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính đảnh lễ Phật, đi nhiễu theo phía bên phải ba vòng rồi tuần tự trở về bổn quốc, sau đấy thì hang Bà-la trở lại như cũ. Đế Thích là chủ của cõi trời thứ hai của bốn thiên hạ, tên là Kiều-thi-ca, nhân thấy thọ mạng của mình sắp hết, lại phải bị đọa vào loài súc sinh nên rất sợ hãi, liền cùng với tám vạn bốn ngàn chư Thiên của cõi trời Ba mươi ba (Đao-lợi) đi đến hang Bà-la, hướng về chỗ Đức Thế Tôn, trụ lại trước cửa hang Bà-la, nơi có Dạ-xoa Đế Nhãn là thần giữ hang này. Thừa oai thần Đức Phật, nên Đế Thích phát sinh ý nghĩ: “Ta nay nên sai Càn-thát-bà Tử là Bàn-già-sức đem diệu âm đến ngợi ca Đức Thế Tôn, may ra Đức Thế Tôn mới rời khỏi Tam-muội”. Đế Thích suy nghĩ như vậy xong liền sai Càn-thát-bà Tử là Bàn-già-sức khảy đàn cầm lưu ly, âm thanh vi diệu khác thường, phát ra năm trăm điều ngợi khen, tán thán Đức Thế Tôn. Thiện nam tử, khi Bàn-già-sức ca ngợi Phật thì Đức Thích-ca Mâư-ni Như Lai chuyển nhập Vô thắng minh tam-muội. Do diệu lực Tam-muội nên khiến cho khắp thế giới Ta-bà, các chúng Dạ-xoa, La- sát, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, chư Thiên nơi các cõi Dục, cõi Sắc, tất cả đều vân tập đông đủ. Trong số này, người nào ưa nghe âm thanh vi diệu đều tùy ý được nghe và rất vui mừng. Người nào thích nghe lời tán thán Phật, nghe xong đều hoan hỷ, đối với Đức Như Lai sinh lòng cung kính, tôn trọng. Chúng sinh nào ưa nghe âm nhạc thì liền được nghe, nghe xong cũng đều vui thích. Khi ấy, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai xuất định, đại chúng đứng nơi cửa hang Bà-la, riêng Đế Thích liền đến trước Đức Thế Tôn cung kính thưa: -Thế Tôn, hôm nay con sẽ ngồi ở chỗ nào? Phật bảo: -Kiều-thi-ca, quyến thuộc của ông nên tập hợp vào hết trong hang Bà-la. Như Lai sẽ khiến cho hang này trở nên rộng lớn thênh thang, đủ chỗ cho mười hai hằng hà sa số đại chúng quyến thuộc ngồi. Bấy giờ, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dùng âm thanh vi diệu thuyết giảng chánh pháp khiến cho tám vạn bốn ngàn chúng sinh với căn cơ khác nhau đều lắng nghe. Trong đại chúng, người nào học theo Thanh văn thừa thì được nghe pháp Thanh văn và có chín mươi ức chúng sinh đắc quả Tu-đà-hoàn. Người nào học theo Bích-chi-phật thừa thì được nghe pháp Bích-chi-phật. Những người học theo Phật thừa Vô lượng thì được nghe pháp thuần túy Đại thừa vô lượng. Đại chúng do Càn-thát-bà Tử Bàn-già-sức đứng đầu có mười tám na-do-tha chúng sinh được quả vị Bất thoái chuyển nơi đạo quả Bồ-đề tối thượng. Những người chưa phát tâm thì đều phát tâm, hoặc phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác, hoặc phát tâm cầu đạo quả Bích-chi-phật, có người phát tâm cầu Thanh văn thừa. Riêng Đế Thích Kiều-thi-ca thì hết sợ hãi, tuổi thọ được tăng lên một ngàn năm, đắc quả Tu-đà-hoàn. Thiện nam tử, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai với thần lực có thể tạo nên các sự việc rộng lớn vô biên như vậy. Âm thanh thuyết giảng chánh pháp cũng như thế. Không một ai có thể lường được giới hạn nơi âm thanh đó. Phương tiện của Đức Phật ấy là vô lượng vô biên để giáo hóa, dẫn dắt chúng sinh không ai có thể biết được hết bến bờ nơi các phương tiện kia. Thiện nam tử, sắc thân của Đức Như Lai ấy cũng là vô biên vô lượng, không ai có thể nhìn thấy đỉnh của Ngài, cũng không biết nơi tận cùng. Chẳng hạn như hôm nay ở cõi Ta-bà, chúng sinh vân tập về đây, nếu tất cả muốn vào trong bụng của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai thì đều dung nạp được hết mà bụng của Đức Như Lai không tăng giảm. Các chúng sinh kia cũng không biết đâu là biên giới nơi bụng Đức Như Lai. Các chúng sinh này cùng lúc hợp lại đi vào trong một lỗ chân lông, đều không bị trở ngại, cho đến dùng Thiên nhãn cũng không thấy đâu là giới hạn nơi một lỗ chân lông nhưng lỗ chân lông của Như Lai thì không thêm bớt. Thân tướng của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đã dung nạp được vô lượng vô biên chúng sinh như thế! Lại nữa thiện nam tử, thế giới của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai cũng rộng lớn vô cùng tận. Thiện nam tử, giả sử chúng sinh trong các thế giới nhiều như các sông Hằng trong mười phương thì thế giới của Phật ấy cũng dung nạp được hết. Vì sao? Vì Đức Như Lai kia khi mới phát tâm cầu thành Bậc Chánh Giác đã phát vô lượng vô biên thệ nguyện. Thiện nam tử, không những chỉ là chúng sinh trong các thế giới nhiều như số cát một sông Hằng, mà cả chúng sinh trong các thế giới nhiều như số cát một ngàn sông Hằng khắp cả mười phương thì thế giới kia vẫn dung nạp hết, mà tướng của thế giới ấy vẫn như cũ, không thêm không bớt. Thiện nam tử, Đức Thích-ca Như Lai khi mới phát tâm cầu thành Bậc Chánh Giác, muốn đạt đầy đủ Nhất thiết trí nên đã phát đại thệ nguyện, do đó ngày nay có được thế giới vô lượng vô biên. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đã dùng bốn pháp ấy, chư Phật Thế Tôn khác không thể sánh kịp. Thiện nam tử, nay hai ông đem hoa Nguyệt lạc vô cấu này đến thế giới Phật Ta-bà ở phương Tây như đã nhìn thấy, thay lời Ta thưa hỏi Phật Thích-ca Mâu-ni: “Mọi sinh hoạt hành hóa đều được ổn định, an lạc chăng?” Khi ấy, Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai đem hoa Nguyệt lạc vô cấu trao cho hai vị Bồ-tát La Phan Tượng và Bồ-tát Nguyệt Quang Chiếu và bảo: -Các ông hãy nương theo diệu lực nơi thần thông của Ta-bà mà đến thế giới kia. Lúc này, trong cõi đó có hai vạn Bồ-tát cùng bạch Phật: -Kính thưa Đức Thế Tôn, chúng con cũng muốn nương theo thần lực của Đức Như Lai đến thế giới Ta-bà để chiêm ngưỡng, cung kính, cúng dường Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai. Phật Vô Cấu Đức Minh Vương bảo: -Thiện nam tử, các ông nên biết đúng thời. Như vậy là hai vị Bồ-tát La Phan Tượng và Nguyệt Quang Chiếu cùng với hai vạn Bồ-tát khác nương theo thần lực của đức Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai rời khỏi thế giới Hoa phu, chỉ trong khoảng khắc một niệm họ đã đến thế giới Ta-bà, thẳng tới núi Kỳ- xà-quật, ở trước Đức Thích-ca Mâu-ni, quỳ thẳng, chắp tay bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, ở phương Đông, cách đây hơn tám mươi chín ức cõi Phật có thế giới tên là Hoa phu. Đức Phật nơi cõi ấy hiệu là Vô Cấu Đức Minh Vương Như Lai, hiện đang có vô số đại chúng Bồ-tát vây quanh nghe pháp, đã xưng tụng ca ngợi công đức của Thế Tôn, nói rằng: “Nơi thế giới Ta-bà có Đức Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai hiện đang vì đại chúng mà chuyển xe chánh pháp. Khi còn là Bồ-tát, Đức Thế Tôn ấy đã khuyên Ta phát tâm Bồ-đề đầu tiên. Sau khi Ta phát tâm cầu đạo Vô thượng, Ngài lại khuyên tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dùng bốn pháp ấy nên các Đức Như Lai khác không thể sánh kịp. Hôm nay, Phật Vô Cấu Đức Minh Vương sai chúng con mang hoa Nguyệt lạc vô cấu này đến dâng lên Thế Tôn, kính thăm hỏi sức khỏe cùng mọi sinh hoạt hành hóa luôn được yên ổn, tịnh lạc chăng?”. Thiện nam tử, trong thế giới Lạc hỷ ở phương Đông có Đức Phật A-súc, nơi tòa ngồi của Ngài cũng chấn động sáu cách. Các Bồ-tát trong pháp hội trông thấy sự việc như vậy đều thưa với Phật (nói lược như trên). Bây giờ ở phương Đông có vô lượng vô số Đức Như Lai sai các Bồ-tát mỗi người đều mang hoa Nguyệt lạc vô cấu đến thế giới Ta-bà để chiêm ngưỡng, lễ bái, thăm hỏi, cúng dường Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, cung kính, gần gũi để lãnh hội diệu pháp. Này Bồ-tát Tịch Ý, Ta thấy ở phương Nam, cách cõi Phật này hơn một hằng hà sa số cõi Phật, có thế giới tên là Trừ nhất thiết ưu não, Đức Phật ở đó hiệu là Vô Não Đức Như Lai hiện đang trụ tại thế thuyết pháp. Trước kia khi còn tu hạnh Bồ-tát, Ta đã khuyên Đức Phật ấy phát tâm Bồ-đề, cầu đạt quả vị Giác ngộ Vô thượng. Lại có, Đức Phật Pháp Tự Tại Lôi trong cõi Diêm-phù-đề quang. Đức Chí Tự Tại Kiên Đế Phật trong cõi Di-lâu-an. Đức Sư Tử Phấn Tấn Vương Phật trong cõi Đức trang nghiêm đế; Đức Na-la-diên Phục Tạng Phật trong cõi Châu quang trang nghiêm; Đức Bảo Tập Công Đức Phấn Tấn Phật trong cõi Phóng quang biến phú; Đức Minh Tạng Phật trong cõi Thiên lạc; Đức Tinh Tú Xưng Phật trong cõi Chiên-đàn căn; Đức Phước Lực Bà-la Vương Phật trong cõi Hương văn; Đức Nhu Nhuyến Lôi Âm Thanh Phật trong cõi Thiện giải; Đức Bà-la Xứng Đế Vương Phật trong cõi Nhàn cư; Đức Tự Tại Minh Chiếu Phật trong cõi Lôi thị; Đức Nhu Nhuyến Âm Thanh Phật trong cõi Vân lôi; Đức Bảo Chưởng Long Phật trong cõi Phân bảo; Đức Pháp Vân Nguyệt Minh Tự Tại Phật trong cõi Ba-la-ma bảo thọ... (nói lược như trên). Như vậy, ở phương Nam với vô lượng a-tăng-kỳ các Đức Phật như thế nơi tòa ngồi đều bị rung động. Các Đức Phật, Thế Tôn đó đều Xưng tụng, ca ngợi Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai và đều sai các vị Bồ-tát mang hoa Nguyệt lạc vô cấu đến cõi Ta-bà này để chiêm ngưỡng, cúng dường, cưng kính, gần gũi, tôn trọng, khen ngợi, thứ lớp an tọa lãnh hội diệu pháp. Thiện nam tử, Ta lại thấy về phương Tây, cách đây hơn chín mươi bảy na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, có thế giới tên là Tịch tĩnh, Đức Phật ở đó hiệu là Bảo Sơn Như Lai, hiện đang trụ thế vì chúng sinh thuyết pháp. Khi còn tu hạnh Bồ-tát, Ta đã khuyên Đức Phật kia đầu tiên phát tâm Bồ-đề, cầu đạo Giác ngộ Vô thượng. Lại có Phật Diệu Quang Tạng, Phật Âm Trí Tạng, Phật Quang Xưng, Phật Phổ Tạng Phục, Phật Phạm Hoa, Phật Chưởng Siêu Việt, Phật Pháp Đăng Minh, Phật Vô Đẳng Từ, Phật Lạc Cao Âm, Phật Lưu Bố Vương, Phật Phạm Đế Thanh... (đều như trước đã nói)... Như thế ở phương Tây có vô lượng vô số các Đức Phật, Thế Tôn đã được Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai xưng tán danh hiệu. Tòa ngồi của các vị đều rung động. Bấy giờ, ở phương ấy vô lượng vô số các Đức Phật đều sai Bồ-tát mang hoa Nguyệt lạc vô cấu đến thế giới Ta-bà, thảy đều an tọa để nghe thuyết pháp... (nói lược)... Như vậy ở các phương Bắc, Trên, Dưới, Đông nam, Tây nam, Tây bắc đều như trên đã nói. Thiện nam tử! Ta thấy ở phương Đông Bắc, cách thế giới này hơn chín mươi tám ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật có thế giới tên là Vô trần, Đức Phật ở đó hiệu là Trừ Ưu Não Dũng Thượng Quảng Văn Bà-la Vương Như Lai. Khi còn làm Bồ-tát, Ta đã đầu tiên khuyên Đức Như Lai ấy phát tâm Bồ-đề, cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng, tu tập sáu pháp Ba-la- mật, dẫn dắt đến chỗ chư Phật và được thọ ký. Lúc này nơi tòa ngồi của Đức Phật ấy cũng chấn động... Trong đại chúng của Đức Như Lai đó có hai vị Bồ-tát, một tên là Sơn Mật, vị thứ hai tên là Đẳng Lạc Thú. Khi ấy, Đức Trừ Ưu Não Dũng Thượng Quảng Văn Bà-la Vương Như Lai bảo hai vị Bồ-tát kia: -Thiện nam tử, các ông hãy đến thế giới Ta-bà thay Ta nói lời như vầy: “Kính thăm hỏi sức khỏe của Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai, mọi sinh hoạt, hành hóa đều được yên ổn, tịnh lạc chăng?”...(lược nói như trên). Lại có các vị Phật: Phật Hoại Chư Ma, Phật Ta-la Vương, Phật Đại Lực Quang Minh, Phật Liên Hoa Tăng, Phật Chiên-đàn, Phật Di Lâu Vương, Phật Kiên Trầm Thủy, Phật Hỏa Trí Đại Lực, vô lượng chư Phật như vậy đều sai Bồ-tát đi đến thế giới Ta-bà. Cho đến các phương Bắc, bốn hướng, phương trên dưới cũng đều như vậy. Phẩm 29: NHẬP TAM MUỘI MÔN Bấy giờ tất cả chúng hội đã vân tập đông đủ ở cõi Ta-bà này. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai dùng diệu lực thần thông khiến cho thân của mỗi người có mặt ở đây đều biến nhỏ như hạt cải, đầy khắp cả mặt đất và hư không, cả thế giới Ta-bà hầu như không còn một khoảng trống nào dù nhỏ như một sợi lông. Lúc này, mọi người trong chúng hội không thấy nhau, lại cũng không thấy các núi Tu-di, núi Thiết vi, Đại thiết vi, chỗ tối tăm giữa hai núi Đại, Tiểu thiết vi vây quanh, nhưng tất cả đều không gây chướng ngại. Trên lên tới cung điện của chư Thiên, dưới đến nền kim cang, chỉ trừ mỗi Phật Thế Tôn là thấy suốt khắp. Bấy giờ, Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai lại nhập tam-muội Biến hư không pháp vô đoạn diệt khiến cho vô lượng hoa Nguyệt lạc vô cấu đều nhập vào các lỗ chân lông trên toàn thân. Tất cả đại chúng đều trông thấy. Khi ấy, các chúng sinh ở đây không còn nhớ đấy là sắc thân của Phật mà chỉ thấy có khu vườn đẹp đẽ trong lỗ chân lông. Trong khu vườn ấy có các loại cây báu, cành lá hoa trái sum suê, trang trí bằng vô số y báu, cờ phướn, lọng báu, mũ báu, chuỗi báu anh lạc, ngọc trân châu, giống như thế giới An lạc ở phương Tây. Thấy xong, đại chúng đều suy nghĩ: Ta nên đến vườn đẹp đẽ kia dạo xem. Bấy giờ, chỉ trừ các chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và trời Vô sắc, còn tất cả đại chúng đang có mặt đều theo lỗ chân lông vào ngồi, dạo chơi nơi từng khu vườn trong thân Như Lai. Khi Đức Thế Tôn thu lại thần thông thì các chúng sinh mới thấy được nhau như cũ. Họ liền hỏi: -Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đang ở đâu? Bồ-tát Di-lặc bèn bảo đại chúng: -Các vị nên biết, hiện nay chúng ta đều đang ở trong thân của Đức Như Lai. Đã thấy được cả trong và ngoài thân Như Lai, đại chúng này mới biết mình cùng vô lượng đại chúng khác đang tập trung trong thân Như Lai, nên cùng bảo nhau: -Làm sao chúng ta vào được trong này? Ai dẫn dắt cho chúng ta vào trong được? Bồ-tát Di-lặc lại nói với đại chúng: -Các vị nên biết Như Lai đang hiện diệu lực thần thông biến hóa lớn, vì nhằm đem lại lợi ích cho đại chúng nên Ngài sắp thuyết bốn pháp. Các vị hãy nhất tâm, chú ý lãnh hội. Nghe như vậy, tất cả đại chúng đều quỳ thẳng, chắp tay, vâng theo lời dạy để lắng nghe. Bấy giờ, Đức Như Lai liền thuyết giảng kinh Nhất Thiết Pháp Môn Hành. Sao gọi là kinh Nhất Thiết Pháp Môn Hành? Đó là kinh đưa chúng sinh qua khỏi vực sâu sinh tử để đi vào tám Thánh đạo, thành tựu đầy đủ Nhất thiết chủng trí. Thiện nam tử, có mười tâm chuyên cần phát Bồ-đề để có thể hội nhập môn này. Những gì là mười? Một là dốc làm cho chúng sinh đều được giải thoát, tùy hỷ hồi hướng. Hai là đối với chúng sinh phải có tâm đại bi cứu giúp. Ba là đem lợi ích nhiếp độ tất cả chúng sinh. Bốn là người chưa được độ phải hóa độ hết như bậc Đại thuyền sư. Năm là người chưa giải thoát phải giải thoát, dứt hết mọi thứ điên đảo. Sáu là phải gầm lên tiếng rống lớn của sư tử để làm kinh động tất cả chúng sinh, khiến họ quán tưởng về pháp vô ngã. Bảy là phải du hành đến các thế giới để giác ngộ cho chúng sinh hiểu tất cả các pháp như là hình ảnh ảo mộng. Tám là tạo được thế giới quang minh, trang nghiêm, sửa sang pháp giới, khiến được thanh tịnh. Chín là thành tựu trang nghiêm mười lực của Như Lai, đầy đủ các pháp Ba-la-mật. Mười là thành tựu trang nghiêm bốn Vô úy, theo như chỗ thuyết giảng để tu tập, trang nghiêm mười tám pháp Bất cộng. Đó là mười pháp chuyên tâm phát Bồ-đề Vô thượng thì có thể hội nhập tất cả hạnh môn này, đạt Bất thoái chuyển nơi đạo quả Giác ngộ Tối thượng, nhập môn Vô tướng hạnh, môn Trí đạo hạnh. Do vậy nên chẳng phải thoái chuyển, chẳng phải bất thoái, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, chẳng phải định, chẳng phải loạn. Khi Đức Thế Tôn nói các pháp này, tám mươi ức hằng hà sa số chúng sinh đang ở trong bụng của Như Lai liền được Bất thoái chuyển nơi đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Lại có vô số Đại Bồ-tát chứng được các pháp Tam-muội, Đà-la-ni thâm diệu. Lúc này tất cả đại chúng đều theo lỗ chân lông của Đức Như Lai trở ra ngoài, vô cùng kinh ngạc, tán thán là việc chưa từng có, liền đến ngay trước Phật cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai xong rồi trở về lại quốc độ của mình trong mười phương. Bấy giờ, đại chúng ở trong thân các Đức Như Lai đều theo lỗ chân lông mà ra ngoài, đều cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn, đi nhiễu quanh chỗ Phật ba vòng, rồi ở trước Đức Như Lai dùng vô số bài kệ vi diệu, câu nghĩa đầy đủ, đồng thanh xưng tán, khen ngợi Đức Như Lai. Lúc này chư Thiên nơi cõi Dục, cõi sắc mưa xuống đủ các loài hoa mầu nhiệm, hương xoa hương bột, tấu kỹ nhạc của trời, treo các giải lụa trời năm sắc và cờ phướn, lọng báu, ngọc báu, chuỗi báu... để cúng dường Đức Như Lai. Phẩm 30: CHÚC LỤY Bấy giờ, trong chúng hội có Bồ-tát tên Vô Úy Đẳng Trì đến trước Phật quỳ thẳng, chấp tay bạch: -Thưa Đức Thế Tôn, sự kiện thọ ký lớn lao này sẽ gọi là Kinh gì? Phụng trì như thế nào? Đức Phật dạy: -Kinh này tên là "Nhập Nhất Thiết Chủng Trí Hành Đà-la-ni Môn" cũng gọi là "Chư Phật Chi Tạng" cũng gọi là "Đa Tập" cũng có tên là "Thọ Bồ-tát Ký" cũng gọi là "Nhập Vô Úy Đạo" cũng mang tên là "Nhập Chư Tam-muội" cũng gọi là "Hiện Chư Phật Độ", cũng gọi là "Như Đại Hải" cũng có tên là "Quá Số" cũng được gọi là "Đai Bi Phân-đà-lợi". Bồ-tát Vô Úy Đẳng Trì lại bạch: -Thưa Đức Thế Tôn, nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì đọc tụng kinh này, vì người khác thuyết giảng, thậm chí chỉ một bài kệ bốn câu thì phước đức đạt được như thế nào? Đức Phật dạy: -Về công đức của kinh này, Ta đã nói ở trước rồi, nay sẽ vì ông mà nói tóm lược. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì kinh này, đọc tụng, sao chép, vì người khác thuyết giảng, cho đến chỉ một bài kệ bốn câu, thì phước đức của người ấy đạt được hơn cả Bồ-tát tu tập sáu pháp Ba-la-mật trong mười đại kiếp. Vì sao? Vì kinh này có thể diệt trừ tâm xấu ác của các hàng chư Thiên, Người đời, Phạm thiên, Ma vương, Sa-môn, Bà-la-môn, Dạ-xoa, La-sát, Rồng, Càn-thát-bà, Cưu-bàn-trà, Ngạ quỷ, Tỳ-xá-già, Khẩn-na-la, A-tu-la. Kinh này lại có thể diệt trừ tất cả các căn bệnh về tranh chấp, oán thù, ganh ghét, các sự việc như bão tố, lụt lội, các thứ dịch bệnh, đói kém, có thể khiến cho chúng sinh thường được yên ổn, an lạc, sức khỏe tăng trưởng, đời sống vui vẻ, làm cho những kẻ không thuận nhau hòa hợp lại, người bị khủng bố thì dứt mọi sợ hãi, đạt an lạc vô úy. Kinh có thể diệt trừ các thứ kết sử, tăng trưởng các căn lành, khiến cho chúng sinh trong ba đường ác thoát khỏi các khổ ải, thể hiện đạo mầu cửa Ba thừa, khiến đạt được các pháp Tam-muội, Đà-la-ni, Nhẫn nhục, đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh, có thể an tọa nơi tòa Kim cang của Bồ-đề đạo tràng, phá trừ bốn thứ ma chướng, chỉ dạy các pháp trợ Bồ-đề, hay chuyển xe chánh pháp, người thiếu thốn Thánh tài thì được đầy đủ khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh được vào thành trì Vô úy. Đây là kinh lớn, đem lại nhiều lợi ích lớn, nay sẽ được phó chúc cho ai? Ai là người có thể ở trong đời có đủ năm thứ ô trược xấu ác hộ trì pháp này? Ai là người có thể tuyên thuyết kinh này cho các vị Bồ-tát bất thoái ở khắp mọi nơi chốn được nghe? Lại nữa, ai là người có thể vì các chúng sinh làm việc phi pháp, tham dục, tà kiến, không tin quả báo thiện ác, mà giảng nói giáo pháp này? Lúc ấy, đại chúng đều biết tâm nguyện của Đức Như Lai, có một vị Tiên dạ-xoa tên là Na-di-lâu-phất-sa hiện có mặt trong đại chúng, được Bồ-tát Di-lặc dẫn đến chỗ Đức Thế Tôn. Đức Phật nói: -Này Đại tiên, ông sẽ thọ nhận pháp môn này... về sau, trong cõi ác thế, ông sẽ tuyên dương rộng rãi, lưu truyền khắp nơi khiến cho tất cả Bồ-tát bất thoái ở mọi phương đều được biết, người được nghe thì tâm an trụ nơi pháp Bất thoái chuyển. Vị Tiên kia bạch Phật: -Thưa vâng! Bạch Đức Thế Tôn, do bản nguyện con làm tiên Dạ-xoa, trải qua tám vạn bốn ngàn đại kiếp tu hạnh Bồ-đề, con đã khuyến hóa vô sốchúng sinh, tu tập theo bốn tâm vô lượng, an trụ nơi bậc Bất thoái chuyển. Thưa Đức Thế Tôn, về sau, trong đời ác trược, có chúng sinh nào thọ trì, đọc tụng, sao chép kinh này, vì người thuyết giảng dù chỉ một bài kệ bốn câu, thì con sẽ tự thân hết lòng ủng hộ khiến cho vị Pháp sư kia xa lìa mọi khổ não. Đức Phật nói kinh này xong, Bồ-tát Tịch Ý, các đại chúng Trời, Rồng, Càn-thát-bà, A-tu-la, người đời thảy đều hoan hỷ, làm lễ rồi lui ra. HẾT QUYỂN 8 Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 1 của KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI. -------------oooo0O0oooo------------- KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI - Bản dịch Anh ngữ số 1 Dịch giả: Silfong Tsun (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T03 - Kinh số 158 - Tổng cộng kinh này có 8 quyển.) Chapter 16: The Great Master Made His Vows (The Buddha said:) "At that time, virtuous man, Ocean-Atoms Brahmana thought: 'I have persuaded the hundreds of thousands of billions of trillions of living beings and made them arouse their resolves to Anuttara-samyak-sambodhi, they are just the attendances here.' 'I saw that almost all those great Bodhisattvas have vowed to choose pure Buddha-Worlds, and the few exceptions, such as Vayuvisnu Bidhisattva, will also evade the very evil (kali) age.' 'Thus, in that evil age, I must fill the living beings with the flavors of the Dharmas.' 'I must be firm and brave, and in such a way make vows like the Lion's Roar. My vows will make all the Bodhisattvas become more astonished then ever before, and make all the attendances, including the gods, Gandharvas, human and non-human beings, Asuras, and so forth, join their palms, pay homage, and make offerings to me; and, my vows will make the Buddha, the Bhagavan praise me by saying "How virtuous!" and award me the distinctive mark of coming Buddhahood.' 'Furthermore, when the Buddhas, the Bhagavans in the ten directions, who are staying in their worlds and speaking Dharmas for living beings, hear my Lion's Roar, they will also praise me by saying "How virtuous!", award me the distinctive mark of Anuttara-samyak-sambodhi, send their envoys to here and let all the attendances see the envoys.' 'Now, at last, I shall make the great vows, which fulfill all the great compassions of Bodhisattvas, so that, as far as when I achieve Bodhi, if any living beings hear my great compassionate vows, they will gain what they have never gained before. Besides, my vows will make the Bodhisattvas in the future, who will achieve the great compassion, also vow to attain Bodhi in the defiled Buddha-Worlds and greatly evil ages, when there will be living beings who lack Dharma, have no wisdom-eyes, and are being driven by the flows of afflictions. Such Bodhisattvas will do Buddha-Works and speak Dharmas for those living beings.' 'I wish that, after my Nirvana, even hundreds of thousands of billions of trillions of kalpas later, in the innumerable and illimitable Buddha-Worlds of the ten directions, the Buddhas, the Bhagavans there, will still praise me, announce my name and my practices, and reveal my eye-like vows for the Bodhisattvas.' 'Those Bodhisattvas, after hearing my vows of compassionate and diligent practices, will gain the rarest treasure that they never gained before. Their great compassions towards living beings will be enhanced, and they will make the great vows, which are like the vows I am going to make.' 'They will also vow to achieve Bodhi in the defiled Buddha-Worlds, to save the living beings of the four outflows (*), and make those living beings stay in the three vehicles (*) up to the path to Nirvana.'" (* The four outflows: 1. the outflow of views; 2. the outflow of desires; 3. the outflow of existences; 4. the outflow of ignorance) (* The three vehicles: 1. The vehicle of Voice-hearer [Sravaka]; 2. The vehicle of Conditional-Awakener [Pratyeka-buddha]; 3. The vehicle of Bodhisattva. The vehicle of Bodhisattva is also called Great vehicle [Mahayana], and the vehicle of Sravaka and Pratyeka-buddha is called Small vehicle [Hinayana]. ) "Virtuous man, after Ocean-Atoms Brahmana, the outstanding great master, had pondered upon such greatly compassionate vows, he uncovered his right shoulder, and proceeded to where Treasure-Store (ratna-garbha) Tathagata was." "At that time, innumerable hundreds of thousands of billions of trillions of gods performed myriads of heavenly music, rained down myriads of flowers from the sky, and praised with one voice: 'How virtuous, how virtuous! Virtuous great hero, you are now going to where the Bhagavan is, to make the supreme vows, to quench the worlds and living beings' defilements, disorders and suffering-aggregations, with the water of wisdom.'" "At that time, all the attendances joined their palms towards the Brahmana and praised with one voice: 'How virtuous, how virtuous, Virtuous great hero, your supreme wisdom has benefited us, now we are eager to hear your firm vows that come from your wonderful awakened mind.'" "At that time the great master, having arrived where the Bhagavan was, placed his right knee on the ground." "Subsequently, the Three Thousand Great Thousand Worlds shook in six ways ( kampati, prakampati, calati, pracalati, ksubhyati, praksubhyati ), myriads of music by themselves performed, the beasts and birds uttered harmonious sounds, and all the trees flowered even though it was out of season." "In the Three Thousand Great Thousand Worlds, the myriads of living beings in Causal-Stages, whether they were persuaded to arouse their resolves to Bodhi or not, all aroused the hearts of great benefaction, the hearts of pure goodness, the hearts free from hatred and jealousness, the hearts without defilement, the hearts of mercy, and the hearts of matchlessness, except those who belong to hell, hungry ghosts and animals." "The flying living beings became happy, rained down various flowers, ground-incenses, paste-fragrances, and made offerings of various music, streamers, flags, and garments. They glorified the Brahmana with gentle and wonderful voice, and listened with single mind, wishing to hear the virtuous vows that the Brahmana will make." "Even the gods of Akanistha heaven also came down to Jambudvipa, rained down various flowers, ground-incenses, paste-fragrances from the sky, made offerings of various music, streamers, flags, garments, glorified the Brahmana with gentle and wonderful voice, and listened with single mind, wishing to hear the virtuous vows that the Brahmana was going to make." "At that time, Ocean-Atoms Brahmana joined his palms respectfully, and glorified Treasure-Store Tathagata with these gatha (verses): He plays among Samadhis, like the great Brahma God; His appearance is luminous and mighty, like the heavenly ruler Sakra Devanam Indra; He gives money and properties, like a great king; Holding wonderful rare treasures, like a Repository-mastering minister; Meritorious, virtuous and unrestricted, like a Lion King; Immovable, like the Sumeru Mountain; His heart is free from ripple, like a calm great ocean; He bears both good and bad things, like the great earth; Eliminates all afflictions, like pure water; Burns out all the knots and shackles, like a flaming fire; Blows away all the obstructions, like a high wind; Reveals the reality, like the four heavenly kings; Rains down Dharma rains, like the great dragon king; Fulfills all, like the rains in the right time; Conquers all the Exterior-Paths, like a great polymath (abhidharmika); The fragrance of merits, Is like the smell of Sumana flowers; The wonderful voice of Dharma speaking, Is like that of the Brahma God; Heals all illnesses, like an excellent doctor; Treats all equally, like a merciful mother; teaches all living beings, like a kindly father; The body is indestructible, like a Vajra mountain; Can cut off the branches of love, like a sharp sword; Ferries all living beings, like a boatman; Imparts wisdom to people, like the sages; Bright and refreshingly cool, like the full moon; Makes the flowers of living beings bloom, like the rising sun; Bestows upon the living beings, the four fruitions of Sramana; Grows out myriads of fruits, like a tree in autumn; Being surrounded by super-mundane persons and sages, like a phoenix; With deep and vast mind, like a great ocean; has the heart of equality towards all, like the grass and woods; Discerns all phenomena, like watching an empty fist; Benefits the worlds with the heart of equality, like waters; Has achieved the wonderful appearance, along with the great compassion; Can award innumerable living beings, the mark of future Buddhahood. I now have enlightened, innumerable living beings; Please Bhagavan, award me the mark of Buddhahood, which predicts that I will, achieve the supreme Way (Perfection, Enlightenment), in the age of turbidities and evil. The Bhagavan with delicate and wonderful wisdom, The great immortal one, Please speak it with the wonderful voice. In the evil age, I will practice myriads of forbearances, fight with the knots, shackles and afflictions, pull out all the innumerable living beings, and settle them, in the Way of stillness and quiescence." "Virtuous man, after Ocean-Atoms Brahmana had glorified Treasure-Store Tathagata by speaking those gatha(verse)s, at that time, all the attendances praised him together: 'How virtuous, How virtuous! Great hero, you are so virtuous that can praise the Tathagata -- the Dharma King.'" "The great master then said to the Buddha again: 'Venerable Bhagavan, I have taught and enlightened innumerable living beings, and made them arouse the Anuttara-samyak-sambodhi Heart. Respectively, they have vowed to choose the pure and wonderful Buddha-Worlds, in which the living beings have planted virtuous roots with their pure hearts, and are easy to be enlightened.'" "'For the 1004 persons including Fire-Wreath Manavaka, who study Veda -- the Exterior-Path scriptures, the Tathagata has already awarded them the marks of future Buddhahood, which predict that they will become Buddhas in the Good-kalpa (Bhadra-kalpa: the present kalpa), and will enlighten those living beings who often commit greed, lechery, anger, ignorance, and arrogance, by using the three vehicles (yana).'" "'Those 1004 Buddhas also abandon the living beings in the evil age of the five turbidities, the living beings who will have thick and weighty afflictions, commit the sins of the uninterrupted hell (The five heinous sins (*)), damage the true Dharmas, abuse sages(holy persons/saints), behave according to their evil views, lack the holy seven treasures, do not treat their parents well, do not respect Sramanas and Brahmanas, do what ought not to be done, do not do what ought to be done, do not cultivate blessings, do not fear for the retributions that will come in their succeeding lifetimes, do not wish to cultivate the merits of the three blessing places, do not want the virtues needed for becoming heavenly or human beings, and commit the three kinds of sins and the ten kinds of evil conducts'" "'Those living beings will lack virtuous knowledgeable friends (kalyana-mitra), will be away from the real wise ones, be confined in the prison of births and deaths of the three existences, be driven by the four outflows and submerged in the gray river, be blinded by ignorance, be away from virtuous karma, and produce only evil karma.'" "'Such living beings will be banished [by the sages] and gather in the worlds that have no Buddha at all, because they commit the deeds of non-virtuous karma instead of cultivating virtuous karma. Being tied in the evil paths, the weighty evil sins that they accumulate will be like huge mountains.'" "'At that time, in the Good-kalpa in Saha world, when the lifespan of human beings is one thousand years, those 1004 Buddhas will not choose such a bad and evil world, so the living beings will be drifting and rolling in births and deaths, will be helpless, will have no dependence, no refuge, and no lamp, and will suffer from myriads of afflictions. The sages have abandoned them, only wish to choose the pure and wonderful worlds, and only accept the living beings who are already easy to be enlightened, having pure mind, having planted the virtuous roots and practicing diligently, and having already offered and sustained innumerable Buddhas. Venerable Bhagavan, is that true?'" (* The holy seven treasures: 1. The treasure of Belief; 2. The treasure of Diligence; 3. The treasure of Precept-keeping; 4. The treasure of Shame/Compunction; 5. The treasure of Hearing Dharmas; 6. The treasure of Generosity; 7. The treasure of Samadhi and Wisdom.) (* The five heinous sins: 1. Killing one's mother; 2. Killing one's father; 3. Killing an Arhat; 4. To wound the body of the Buddha; 5. To destroy the harmony of the Sangha ) "Treasure-Store Tathagata said: 'Yes it is, Brahmana. These people chose various sublime and pure worlds according to their favors, and I have awarded them the marks of future Buddhahood, according to their wishes.'" "The Brahmana said: 'Venerable Bhagavan, my heart is now trembling like a banana leaf, my mind is greatly worrying, and my body is filled with depression. These Bodhisattvas, despite having all aroused the great compassion, they cannot choose the evil age of the five turbidities, so that those living beings will fall into the darkness of ignorance.'" "'Bhagavan, from now on, unto one Ganges-river-sands asamkhya kalpas, two Ganges-river-sands asamkhya kalpas, and three Ganges-river-sands asamkhya kalpas later, as far as the Good-kalpa, when the human lifespan is a thousand years, I will be carrying out the Bodhisattva practices, staying within births and deaths for eons and forbearing myriads of afflictions. By the power of Samadhi of Bodhisattvas, I must not abandon those living beings.'" "'Bhagavan, I will, in person, practice the Six Paramitas to enlighten the living beings. Just like what the Buddha said, giving money and properties is called Dana Paramita. Bhagavan, when I am practicing Dana Paramita, if any living beings, in lifetimes after lifetimes, ask me for what they need, I will fulfill all their requests, including drinks, foods, medicines, clothes, beds, houses, gardens, flowers, fragrances, necklaces, and paste-fragrances. I will offer the patients with medicines and nurses according to their illnesses. I will donate streamers, precious canopies, properties, grain, silks, elephants, horses, vehicles, gold, silver, money, goods, pearls, lapis lazuli, sphatika, jades, shells, corals, ambers, heavenly crowns, adornments, and other precious things. I will arouse the great compassionate heart towards the living beings including the poor ones and donate to them, and, although I make such donations, I do not want any reward of heavenly or human worlds, just for enlightening and embracing the living beings, I donate all that I have. If any living beings ask too much, for the things such as my servants, servant-girls, villages, cities, wives, men, women, hands, feet, nose, tongue, head, eyes, skin, blood, bones, fleshes, body, and so forth, I will arouse the great compassionate heart and donate such things to them, without desire for any reward, but just for enlightening and embracing the living beings.'" "'Bhagavan, the way that I practice Dana Paramita, cannot be matched by any Bodhisattvas in the past, who practiced Dana Paramita, and cannot be matched by any Bodhisattvas in the future, who will arouse Anuttara-samyak-sambodhi Heart and practice Dana Paramita. Bhagavan, in order to carry out the Bodhisattva-Way in the future, I will be practicing such Dana Paramita for hundreds of thousands of billions of kalpas. Bhagavan, if in the future, there will be anyone who wishes to practice the Bodhisattva-Way, I will practice Dana Paramita for him, to encourage him not to give up.'" "'When I first cultivate Sila Paramita, for Anuttara-samyak-sambodhi, I will keep myriads of precepts, carry out myriads of austerities, as what the Buddha teaches.'" "'Discerning that I have no Self, I will not be hurt by the five dirt(*), this is Ksanti Paramita. I will be practicing Ksanti Paramita as the Buddha teaches.'" (* The five dirt: form(seeing), sound(hearing), odor(olfaction), taste, touch) "'Discerning the faults of all behaviors (samskrta) and keeping away from them, seeing the delicateness, wonderfulness and quiescence of uncreated (asamskrta) Dharma, practicing the unsurpassed Way diligently and do not retrograde, this is Virya Paramita. I will also be practicing Virya Paramita in such a way.'" "'Meditating on the state of emptiness everywhere, and gaining the Dharma of still quiescence, is called Dhyana Paramita.'" "'Understanding that all things(dharma) do not have the essence of being created, therefore they do not vanish, is called Prajna Paramita. I will be practicing Prajna Paramita firmly and diligently for innumerable hundreds of thousands of billions of Asamkhya kalpas. Why? Because there could be some Bodhisattvas in the past, who did not practice Prajna Paramita firmly and diligently for Anuttara-samyak-sambodhi and the Bodhisattva-Way; and there would be some Bodhisattvas in the future, who are not yet able to practice Prajna Paramita firmly and diligently for Anuttara-samyak-sambodhi and the Bodhisattva-Way. Therefore, I have to, in such a way, arouse Anuttara-samyak-sambodhi Heart and practice the Bodhisattva-Way in the future, to make all the virtuous Dharmas not to be lost.'" "'Bhagavan, when I first arouse Bodhi-Heart, I will have already unveiled the Great Compassion, unto Nirvana, for the Bodhisattvas in the future. Those who hear my greatly compassionate vows will be astonished and exclaim that they are unprecedented. Thus, I will not praise myself for my donating practices, will not be proud of my precept keeping, forbearance, diligence, or Dhyana practices, and all my wisdom will not be attached to any of the Three Times (the past, the present and the future). Although I practice the Six Paramita in such a way, I do not do it for any reward. Just because there are some living beings, who are away from the holy seven treasures, are abandoned by the Worlds of the Buddhas, commit the five heinous sins, demolish the true Dharma, slander the sages, behave according to the evil views, have weighty evil sins as huge as great mountains, and are constantly obstructed by evils. Thus, for those living beings, I have to cultivate the Six Paramita intently, bravely, and diligently. In order to help each of the living beings to plant virtuous roots, I wish to enter into Avichi Hell for ten kalpas and suffer from immeasurable afflictions, and also do the same in the incarnations of animals, hungry ghosts, poor ghosts and spirits, and low-class persons. For those living beings who have no virtuous root, lost their minds (have difficulty in concentrating), or have withered or burning hearts, I will embrace and enlighten all of them to make them plant virtuous roots. I will be practicing in such a way, and, unto the age of Good kalpa, I will never seek for any bliss of heavenly or human worlds, except that when I am going to become a Buddha in the next lifetime, dwelling in Tushita heaven and waiting for the achievement of Buddhahood.'" "I must stay in births and deaths in such a way, for as many kalpas as there are atoms of a Buddha World, and make myriads of offerings to the Buddhas. In order to plant virtuous roots for a single living being, I will offer up as many offerings as there are atoms of a Buddha World, to each of the innumerable and illimitable Buddhas of the ten directions, and gain the merits and virtues as many as the atoms of a Buddha World, from each of the innumerable and illimitable Buddhas of the ten directions. And then, in front of each of the Buddhas, I will be able to teach and enlighten as many living beings as there are atoms of a Buddha World, and make them dwell in the Way of unsurpassed Bodhi, Pratyeka-buddha, or Voice-hearer(Sravaka), according to their wishes.'" "'During the age that there is no Buddha in the world, I will be a supernatural person (rsi) to teach the living beings, to make them persist in the ten virtues, gain the five supernatural powers, and keep away from the evil views.'" "'If there are any living beings, who worship the heavenly God Mahesvara, I will transform myself into Mahesvara to teach and enlighten them, to make them dwell at the virtuous Dharmas.'" "For those who worship the eight-armed God Narayana, I will transform myself into Narayana to teach and enlighten them, to make them dwell at the virtuous Dharmas.'" "For those who worship the sun, the moon, or the Brahma God, I will also transform myself into the sun, the moon, or the Brahma God to teach and enlighten them, to make them dwell at the virtuous Dharmas.'" "For those who worship Garudas (Golden-winged bird) or even rabbits, I will also transform myself into Garudas or rabbits to teach and enlighten them, to make them dwell at the virtuous Dharmas.'" "For hungry and thirsty living beings, I will give them the flesh and blood of my body to make them full up.'" "For those living beings who commit various sins, I will make my bodies and my lives suffer from their retributions instead of those living beings, to save and protect them.'" "'Bhagavan, in the future, there will be some living beings who lack virtuous root and have their virtuous hearts burnt out. For the sake of those living beings, I must practice the Bodhisattva-Way diligently, and endure myriads of sufferings in births and deaths, unto one Ganges-river-sands Asamkhya kalpas later, two Ganges-river-sands Asamkhya kalpas later, and unto the beginning of Good-kalpa, when Fire-Wreath Manavaka has achieved Anuttara-samyak-sambodhi, with the name Krakucchanda Tathagata. At that time, for those living beings that I will have taught and enlightened,, who were away from virtuous karma, committed evil karma, had withered and burning hearts, lacked the holy seven treasures, committed the five heinous sins, demolished the true Dharma, slandered sages, behaved according to the evil views, had weighty sins as huge as great mountains, were constantly overlaid by evil obstructions, were abandoned and living in the worlds that had no Buddha, I wish that they will all have aroused Anuttara-samyak-sambodhi Heart and practice Dana-Paramita up to Prajna-Paramita, will be dwelling stably at the non-retrograde stages, will have achieved Buddhahood, and will be turning the true Dharma Wheels in the ten directions, in the Buddha Worlds as many as the atoms of thousands of Buddha Worlds, to make all living beings plant the virtuous roots of Anuttara-samyak-sambodhi, get away from the evil paths, gain merits, virtues and wisdom, and achieve Anuttara-samyak-sambodhi. I wish I will see that at that time.'" "'Bhagavan, now the living beings who have been sent to the present Buddhas, Bhagavans' worlds, who have gained the awarding of the mark of Anuttara-samyak-sambodhi, who have gained Samadhis, Dharanis, forbearances, or the Bodhisattva Stages (Bhumi), are all persuaded and enlightened by me, so that they vowed to select sublime Buddha Worlds, and will gain the sublime Buddha Worlds as they wish. In the Good-Kalpa, when Krakucchanda Buddha will be appearing in the world, these living beings will also have achieved Anuttara-samyak-sambodhi in the ten directions, in the Buddha Worlds as many as the atoms of thousands of Buddha Worlds, will be speaking Dharma everywhere and make me see all of them.'" "'Bhagavan, when Krakucchanda Buddha has achieved Buddhahood, I will go to where he will be, make various offerings to him, and inquire various Dharmas. I will become a monk (leave home), keep pure precepts, study diffusely, listen extensively, practice Samadhis intently, carry on the diligence, and become the number one Dharma-expounder among all living beings, except the Tathagatas.'" "'At that age, there would be some dull living beings who lack virtuous root, fall into evil views, behave immorally, commit the five heinous sins, demolish the correct Dharmas, slander the sages, and have weighty evil sins like huge mountains. I will speak correct Dharmas for such living beings to assimilate and enlighten them.'" "'After the sun of Buddha disappear, I will be naturally performing innumerable Buddha-Activities (Buddha-karya). In such a way, unto the time when Kanakamuni Kasyapa Buddha appear in the world and speak Dharmas, I will also go to where he will be, and fully perform the Buddha-Activities.'" "'When the human lifespan become one thousand years, I will teach the living beings to cultivate the three blessing karma, so that they will be reborn in the heavens after the end of their lives. I will then speak Dharmas for those heavenly gods to enlighten and ferry them.'" "When the human lifespan become 120 years, the living beings will be foolish and ignorant, they will be proud of their appearances or races, will be dissipated, miserly, jealous, and be imprisoned in the darkness of the five turbidities. They will have thick and weighty greed, hatred, ignorance, arrogance, miserliness, and jealousy, they will satisfy their desires immorally, and earn money immorally. They will behave according to the evil and upside-down views, will lack the holy seven treasures, will not treat their parents well, and will not respect the Sramanas or Brahmanas. They will not do what they should do, and will do what they should not do. They will not cultivate blessings and they have no fear of their next lifetimes. They will not cultivate the three virtues diligently, and will not enjoy any of the three vehicles. They will not cultivate the three virtuous karma, but only commit the three evil karma. They will not cultivate the ten virtues, but often commit the ten evils. Their hearts will always be covered by the four inverted views, and they will persist in breaking the four precepts, so that the four demon kings will always be unrestricted. They will be floating in the four sick rivers, and their hearts will be covered by the five coverings.'" (* The four inverted views [to the mundane world]: 1. The inverted view of permanence--taking the impermanent to be permanent; 2. Enjoyment--perceiving suffering as enjoyment; 3. Self--perceiving what is not a self to be a self. 4. Purity-- seeing the impure as pure; However, in the Great-Nirvana(Maha-Parinirvana), the Buddhas can truly achieve the Permanence, Great-Enjoyment, True Self, and Purity, which are the four meritorious virtues of the Great-Nirvana.) (* The five coverings: desire, anger, dullness, agitation, and doubt) "'Their six sense organs (eye, ear, nose, tongue, body, mind) will be dissipated, and they will commit the eight kinds of evil deeds. They will be burdening the great mountains of sins, and will be tied by various knots. they will not want the karma-fruits of being reborn in heavens or human worlds, but will be going to the evil destinies because of their evil and upside-down views. They will commit the karma that will make them reborn in the uninterrupted-hells. They will slander the correct Dharmas, slander sages, and destroy their own virtuous roots. They will be poor and rascally, have no fear of retribution, have no awareness of kindness or righteousness, lost the correct minds, disdain virtuous teachings, have no wisdom, lack knowledge, often forget, break the precepts, and are adulatory. Because of their jealousy, they will not share their properties with others, but will despise each other with no respect. They will be lazy and have lacunas in their various roots, their bodies will be emaciated, and they will have not enough clothes. They will like to get close to non-virtuous advisors, and they will lose their memories of being in the wombs. They will often be afflicted with various illnesses so that their appearances will be ugly. They will glare at each other without shame or compunction, to scare each other. In one moment, they will produce immeasurable and limitless evil karma through their bodies, mouths and minds, and they will be admired by others because of their immoral deeds.'" "'At that age, the living beings will follow the views of nihilism or substantialism, be attached to their flimsy bodies which are full of the five skandhas(aggregates), be attached deeply to the five desires, often arouse the mind of anger, resentment, hatred, and cheat, with the desire of hurting living beings.'" (*The five desires: 1. The cravings of the five organs. Five kinds of desire that arise from attachment to the objects of eyes, ears, nose, tongue, and body. 2. The five desires of wealth, sex, food, fame and sleep. ) "'Their hearts will often be filled with anger, worry, and other defilements; their hearts will be coarse, non-gentle, miserly and greedy. It will be difficult for them to give up immoral behaviors and insist on virtues. They will often scare each others and argue with each others, and kill and hurt each others with their defiled hearts. They will be far away from the virtuous Dharmas, often arouse non-virtuous minds and commit various evil deeds. They will not believe the retribution of karma, will arouse opposite minds towards virtuous teachings, will arouse happy minds towards non-virtuous phenomena, will arouse the mind of doing non-virtuous things intently, will not seek for the salvation of the still quiescence and Nirvana, will not respect the precept-keeping Sramanas and Brahmans, will be fond of and thirst for the ties and knots, will believe that aging, illness and death are inescapable, will believe that their myriads of afflictions are the nature of things, will enjoy the five coverings, will arouse the mind of keeping away from the true Dharmas, will arouse the mind of attaching to various views, will often arouse the minds of hostility, disdain, hurting, fighting, and eating each others, will arouse the minds of arrogance and bullying others, and will arouse the mind of hatred, the mind of killing each others, the mind of unsatisfiable greed, the mind of being jealous of the properties of others, the mind of ungratefulness, the mind of stealing, the mind of committing sexual misconduct, and the mind of molesting others.'" "'At that age, all the living beings have no virtuous wish in their hearts, therefore they will, during their continuous rebirths, often hear the sounds of hells, the sounds of animals, the sounds of hungry ghosts, the sounds of diseases, the sounds of aging, the sounds of death, the sounds of hurting, the sounds of the eight difficulties(*), the sounds of imprisoning, the sounds of being restricted by shackles, the sounds of torturing, the sounds of robbing the properties of others, the sounds of gossips, the sounds of scolding, the sounds of destroying the harmony of people, the sounds of stealing, the sounds of wars, the sounds of hunger, the sounds of greed, the sounds of sexual misconduct, the sounds of false speeches, the sounds of ignorance and madness, the sounds of loose speeches, the sounds of harsh speeches, the sounds of sowing discords, the sounds of jealousy, the sounds of miserliness, the sounds of arguments, the sounds of egotism, the sounds of love or hatred, the sounds of being separated from the persons or things that one loves, the sounds of being associated with the persons or things that one dislikes, the sound of selling, the sounds of betraying, the sounds of being in wombs, the sounds of feculences, the sounds of cold, the sounds of hot, the sounds of hunger, the sounds of thirst, the sounds of tiredness, the sounds of the aches caused by illnesses, the sounds of planting, the sounds of the weariness caused by various workings, the sounds of being tortured by various afflictions, the sounds of various pestilences, and so forth.'" (* The eight difficulties: Eight circumstances in which it is difficult to see the Buddha or hear his teaching: 1. The condition of a hell-being; 2. Hungry ghost; 3. Animal; 4. In the long-life heavens [where one's life is long and easy]; 5. In Uttara-kuru -- the northern continent, where all is pleasant so that no one wish to be enlightened; 6. As deaf, blind or dumb; 7. As a mundane philosopher; 8. In the intermediate time between the life of a Buddha and his successor.) "'The living beings in that age will often hear such sounds. At that time, within the Saha world, there will be full of those living beings, who lack virtuous roots, keep themselves away from virtuous knowledgeable advisors, and often arouse evil minds. Due to their weighty evil karma, they will be abandoned by the worlds of other Buddhas, and live in the period of Good-kalpa that the human lifespan is 120 years.'" "'At that age, because of the weighty evil karma of those living beings, the Saha world will be very ugly and defiled, so that most of the persons who have blessings and virtuous roots will get away from that world. In the Saha world, there will be many alkali soils with bitter or salt taste, and there will be plenty of dirt, sands, gravels, and rocks. The ground will be uneven, with peaks, hills, precipices, rivulets, and abysses. There will be plenty of mosquitoes, flies, poisonous snakes, and various fierce birds and beasts. At that time, there will be many evil winds, hard rains, and hailstones, which befall unseasonably. The water of the rains will be poisonous and have unpleasant taste, so that the branches, leaves, flowers and fruits of the herbs and the trees, and the grains and crops, will all be polluted by the poisons. Having eaten such foods polluted by the poisons, the living beings' angers and hatreds will increase, and their looks will become unhealthy. They will fail to arouse the merciful heart towards other living beings, they will slander sages(holy persons) and will not respect each others; they will often arouse the mind of frightening, hurting, and killing each others; they will eat flesh, drink blood, and wear the clothes made of skins, will often hurt and kill each others with their weapons, will be arrogant because of their races or beauties, will learn the books of Exterior-path(*) theories, will exercise the fighting skills such as horse-riding, swordplay, archery, etc, and fight against each others, and will be jealous of their own relatives.'" (* Exterior-path: The true way to the Correct-Awakening is called Inner-path, oppositely, all other ways that cannot reach this goal are called Exterior-paths. Generally, "Exterior-path" is interpreted by many people as "non-Buddhist"/"other religious teachings than Buddhism"/"heretic".) "'Those living beings will often commit such evil deeds.'" "'Bhagavan, in that distressful age, I vow to go down from Tushita heaven and be born in a supreme Wheel-Turning-King's family. I will enter the womb of the first-lady of the royalty. In order to soften the hearts of the living beings and make them cultivate the virtuous roots, I will emit forth a great light when I am entering the womb. The light, which is delicate and wonderful, will illuminate everywhere of the Saha World -- from the Gold-Wheel-Place to Akanistha heaven. I wish that all the living beings, including the hell beings, animals, hungry ghosts, heavenly gods, human beings, corporeal beings, formless beings, having-thoughts beings, having-no-thought beings, non-having-thoughts beings, non-having-no-thought beings, and so forth, will all see that delicate and wonderful light, and can perceive it when the light touch their bodies. Having seen and perceived that light, they will all discern the disadvantages of births and deaths, and then will diligently seek for the uppermost tranquil extinction - the Nirvana, till they cut off all afflictions. -- This is called making the living beings plant the seed of Nirvana at the first time.'" "'I wish that during the ten months when I will be in the womb, I will attain all Dharmas and enter into all Dharma-Gates, such as the Dharma-Gate of Uncreated Empty Samadhi, and so forth. I will be speaking these Samadhis for countless kalpas in the future, and my virtuous resolved heart will never end.'" "'When I come out of the womb and achieve Anuttara-samyak-sambodhi, I will pull up all those living beings from births and deaths, and make them all able to see me.'" "'Although I will be situated in the womb of my mother for fully ten months, during that period, I will be actually staying in Rare-Treasure Samadhi, sitting with my legs crossed in lotus position, and meditating with the correct concentration (Samapatti). After the ten months, I will be born from the right armpit, and will, by the Samadhi power built of all merits and virtues, make the Saha world -- down to the Gold-Wheel-Place and up to Akanistha heaven -- shake in six different ways, so that the living beings in Saha world, no matter they are hell beings, animals, hungry ghosts, heavenly gods, or human beings, they will all be awakened. At that time, I will also emit forth a delicate and wonderful light, which illuminate everywhere of Saha World, to awaken other innumerable living beings. If there will be any living beings who will have not yet planted virtuous roots, I will appease them and make them plant virtuous roots; after planting the virtuous roots of Nirvana, I will make their buds of Samadhi grow out.'" "'When I am born from the right armpit, and touch the ground with my feet, I wish that the Saha World, from the Gold-Wheel-Place up to Akanistha heaven, will again shake in six different ways, so that all the living beings in the five paths(*), including those who live in water, those who live on earth, those who live in the sky, those who are born from wombs, those who are born from eggs, those who are born from moisture, and those who are born miraculously, will all be awakened.'" (* The five paths: hell being, hungry ghost, animal, human being, and heavenly god) "'For those living beings who would have not yet attain Samadhi, I wish that they will all attain Samadhi, and then stay in the Dharma of the three vehicles, and reach the none-retrograde stage.'" "'When I have been born, all the heavenly beings in Saha world, including the Brahma gods, heavenly demons, gods of Trayastrimsha heaven, gods of sun, gods of moon, the four heavenly kings, the great dragon kings, Gandharvas, Asuras, Garudas, Kinnaras, Mahoragas, miraculously born beings, immortal beings (rsi), Yaksas, and Raksas, will all come to make offerings to me.'" "'Having just been born, I will take seven steps, and then, I will speak correct Dharma with the Samadhi power that centralizes all merits and virtues, to make the great assembly happy and dwell in the three vehicles.'" "'For the living beings in the assembly, if anyone wish to study the voice-hearer's vehicle, I will make them achieve the goal within that very life. If anyone wish to study the Pratyeka-buddha's vehicle, I will make them all achieve the Sun-Flower Forbearance. If anyone wish to study the Great vehicle(Mahayana), I will make them all achieve the Vajra-Holding Ocean Immovable Samadhi, and exceed the third Bhumi(stage) by the power of the Samadhi.'" "'At that time, when I wish to bath, the supreme great dragon king will come to bath my body, and if any living being see the bath, they will enter into the three vehicles, and attain the merits and virtues as mentioned above.'" "'I will appear as doing various things, which are manifestations, for enlightening all living beings. I will be a boy, ridding a sheep cart, will be staying in the palace, playing with the princesses, will realize the faults of that life, escape from the city in a midnight, and take off the ornaments such as necklaces from my body. In order to conquer the theories of the exterior-paths such as Nirgrantha-jnata-putra(Jain), etc., and make them respect the Dharma-Cloths, I will go under the Bodhi-tree wearing a Kasaya. If any living beings see that I am under the Bodhi-tree, I will speak the Dharma of the three vehicles for them, with the Samadhi power built of all merits and virtues, to make them study the three vehicles diligently. If any of them have germinated the bud of voice-hearer's vehicle, I will make them eliminate all afflictions in that very lifetime, and be ferried by me. If any of them have germinated the bud of Pratyeka-buddha's vehicle, I will make them obtain the Sun-Flower Forbearance. If any of them have germinated the bud of Great-Vehicle (Mahayana), I will make them all achieve the Vajra-Holding Ocean Immovable Samadhi, and exceed the forth Bhumi(stage) by the power of the Samadhi.'" "'I will arrange a Vajra-seat beneath the Bodhi-tree with some grass, sit on it with my legs crossed in lotus position, set both my body and my mind upright, and enter into the immovable Samadhi, which makes both my inhalation and exhalation stop. In every day, when I come out of the Samadhi, I will eat only half a sesame, and donate another half to others. I will be practicing such austerities for a long time, so that all the heavenly beings in the Saha world, up to Akanistha heaven, will come to where I will be, make offerings to me, and bear witness to my austerities. If any of them have planted the virtuous root of voice-hearer's vehicle, Bhagavan, I wish that all his knots of afflictions will be eliminated, and he can be ferried by me in that very lifetime; for those who want Pratyeka-buddha's vehicle or Great-vehicle(Mahayana), I will also ferry them as mentioned above.'" "'Moreover, the dragons, Yaksas, Gandharvas, Asuras, Garudas, Kinnaras, Mahoragas, hungry ghosts, pisacas, the supernatural humans with the five supernatural forces, and so forth, will also come to where I will be, make offerings to me, and bear witness to my austerities. If any of them want to study the voice-hearer's vehicle, Pratyeka-buddha's vehicle, or the Great-vehicle(Mahayana), I will also ferry them as mentioned above.'" "'For those living beings in the four great continents who practice harsh austerities, some non-human beings will go to where they will be and say to them: 'Your austerities cannot obtain great fruitful rewards, and are not unprecedented. Now somewhere, a Final-Incarnation Bodhisattva is practicing austerities. He can enter into a delicate and wonderful Samadhi so that his karma of the body, mouth, and mind can all be extinct, and both his inhalation and exhalation can be stopped. He eats only half a sesame for one day and one night. Such austerities will attain great fruitful rewards, gain great benefits, and will enlighten many living beings. That practitioner of austerities will soon achieve Anuttara-samyak-sambodhi. If you do not believe me, you can go to where he is and see what he is doing.'" "'Bhagavan, I wish that those people will all stop their practices, go to where I will be, and see my austerities. If any of them want to study the voice-hearer's vehicle, Pratyeka-buddha's vehicle, or the Great-vehicle(Mahayana), I will also ferry them as mentioned above.'" "'For the kings, officers, commoners, lay-persons, monks, and so forth, who can see my austerities, I wish that they will all go to where I will be and make offerings to me. If any of them want to study the voice-hearer's vehicle, Pratyeka-buddha's vehicle, or the Great-vehicle(Mahayana), I will also ferry them as mentioned above.'" "'If any woman, who see my austerities, come to make offerings to me, then she will never be reborn in a female body again. If she wants to study the voice-hearer's vehicle, Pratyeka-buddha's vehicle, or the Great-vehicle(Mahayana), I will ferry her as mentioned above.'" "'If any birds or beasts see my austerities and come to where I will be, then upon their death, they will never be reborn in animal body again. If any of them have planted the virtuous root of voice-hearer's vehicle, I will ferry them within that very lifetime; if any of them want Pratyeka-buddha's vehicle or Great-vehicle(Mahayana), I will also ferry them as mentioned above.'" "For other various animals, small insects, hungry ghosts, and so forth, I will also ferry them as mentioned above.'" "'I will practice such austerities at that time, and as soon as I sit with my legs crossed in lotus position, hundreds of thousands of billions of nayutas innumerable living beings will come to bear witness. Those living beings will have planted the seed of liberation for immeasurable and illimitable Asamkhya kalpas.'" "'Bhagavan, I will practice austerities in such a way that, no living being in the past, who ever practiced the exterior-paths, voice-hearer's vehicle, Pratyeka-buddha's vehicle, or the Great-Vehicle(Mahayana), could carry out such practices, and also, no living being in the future, who will practice the exterior-paths, voice-hearer's vehicle, Pratyeka-buddha's vehicle, or the Great-Vehicle(Mahayana), will be able to carry out such practices.'" "'Before I have achieved Anuttara-samyak-sambodhi, I will have already been able to do the great things, such as taming the demon kings and their relatives. When I have defeated the demons of afflictions and achieved Anuttara-samyak-sambodhi, in order to make one living being stay peacefully in the supreme and wonderful fruition of Arhat, I will appear in a body which bears the remaining karma retributions. In the same way, I will also convert the second, the third, the fourth, and so on, to Arhat.'" "'For every living being, I will manifest hundreds of thousands of immeasurable supernatural powers of unimpeded bodily functions, to make them have the correct views. For every living being, I will expound the meanings of hundreds of thousands of innumerable Dharma-gates, to make them achieve the saintly fruitions according to their wishes. I will destroy the mountains of afflictions of all living beings, and speak the Dharma of the three vehicles for them. For every living being, I will go personally to where he is and speak Dharma for him without using my supernatural power, even if the distance is more than hundreds of thousands of Yojanas, to make him stay peacefully in fearlessness. If anyone wishes to become a monk who practices my Dharma, I wish that he will not be obstructed by any things such as weakness, forgetfulness, madness, arrogance, bigotry, ignorance, the knots of afflictions, or distraction. If any woman wishes to become a Buddhist nun, study the Way to enlightenment, and accept the complete precepts, I wish that her wishes will be fulfilled. I wish that my fourfold assembly - Bhiksu, Bhiksuni, Upasaka, Upasika, will all gain the offerings. I also wish that the heavenly gods, ghosts, and deities will all achieve the four noble truths(*), and the dragons, Asuras, and various animals will accept and uphold the eight precepts and carry out pure Brahma practice.'" (* The four noble truths: 1. The truth of suffering [duhkha]; 2. The truth of the arising of suffering [samudaya]; 3. The truth of the cessation of suffering [nirodha]; 4. the truth of the path to the cessation of suffering [marga]) "'Bhagavan, when I have achieved Anuttara-samyak-sambodhi, if any living-being being angry towards me, wants to hurt me with the weapons such as swords, staffs, fire, pits, and so forth, slanders and scolds me with rude words, curses me at everywhere of the realms of the ten directions, or puts poisons into my drinks and foods, I will accept all such retributions of my remaining karma. When those living beings, who are the enemies of my past lifetimes, arouse cruel intentions towards me, curse me with various vicious words, put poisons into my drinks and foods, come to where I will be with weapons and make my body bleed, I will speak Dharma for them, with my heart filled with great compassion, and my wonderful Brahma gentle voice, to give them the teachings such as precept-keeping, broad knowledge, and Samadhi, to purify their hearts, make them stay in virtuous Dharmas, make them repent and never commit again the evil karma that they have committed, make them all be reborn freely as heavenly or human beings and achieve wonderful liberations, make them free from evil desires and stay peacefully in the supreme fruitions, and make them cut off all outflows forever, and eliminate all karma obstructions. After that, all my remaining karma retributions will be ended.'" "'Bhagavan, when I have achieved Anuttara-samyak-sambodhi, coming out of every hair pore on my body day after day, there will be many miraculously created (nirmana) Buddhas, who fully have the 32 marks(*) and the 80 minor marks.'" (* The 32 marks: The thirty-two distinguishing marks on the body of a Buddha: 1. Flat soles; 2. A thousand-spokes Dharma-wheel on each sole; 3. Slender and long fingers; 4. Flexible limbs; 5. Webbed fingers and toes; 6. Perfect heels; 7. Perfect insteps; 8. Perfect thighs like those of a deer king; 9. Arms extending past the knees; 10. A concealed sex organ like that of a horse; 11. Arm-span equal to the height of the body; 12. One hair in each pore; 13. Hair standing straight up; 14. Golden body; 15. Great light radiating from the body 16. Delicate skin; 17. The seven places: two sole, two palms, two shoulders, and neck, where there are pits on a mundane person's body, are flat; 18. Flat armpits; 19. A dignified body like that of a lion king; 20. An erect body; 21. Perfect shoulders; 22. Forty teeth; 23. White, firm, and tight teeth; 24. Four white canine teeth; 25. Full cheeks like those of a lion; 26. Flavored saliva; 27. A long, slender tongue; 28. Brahma voice which can reach far distance; 29. Blue eyes; 30. Perfect eyelashes like those of a bull king; 31. White hair between the eyebrows, which circumvolve clockwise and emit forth light; 32. A fleshy bun on the top of the head, also called the crown that no one can see its top. ) "'I will send those miraculously created (nirmana) Buddhas to the worlds that have no Buddha, the worlds that have Buddha, and the worlds of the five turbidities, within which there are persons who commit the five heinous sins, demolish correct Dharmas, slander saintly persons, or even cut off all their own virtuous roots. Some of them may study the Voice-hearer's vehicle, Conditional-Awakener(Pratyeka-buddha)'s vehicle, or the Great-vehicle(Mahayana), but they break the precepts and commit serious sins. For such hundreds of thousands of billions of living beings, who have their virtuous hearts burnt out and lost the virtuous paths, who are submerged in the moor of births and deaths, are walking on the evil paths, and are climbing the mountains of sins, each of the nirmana(miraculously created) Buddhas will speak Dharma for them day to day. For those who worship Mahesvara, the nirmana Buddhas will appear as Mahesvara and speak Dharma for them. The nirmana Buddhas will also tell those living beings about my name and my Buddha World, and persuade them to make virtuous wishes. I wish the living beings who hear that will become happy and be willing to reborn in my Buddha World.'" "'Bhagavan, when those living beings are about to die, if I do not appear in front of them and speak Dharma for them to purify their hearts, then let me be unable to achieve Anuttara-samyak-sambodhi in the future. After their death, if they fall into any of the three evil paths(hell, hungry ghost, and animal) and cannot be reborn in my World with human bodies, then let me forget all the innumerable correct Dharmas that I have known, and let me be unable to accomplish any Buddha-Activities(buddha-karya).'" "'For those who worship Narayana, it will be the same as mentioned above.'" "'Bhagavan, when I have achieved Anuttara-samyak-sambodhi, I wish that the sinful living beings in all other worlds, including those who commit the five heinous sins, who are walking on evil paths, who are climbing the mountains of sins, and so forth, will all be reborn in my world after their death. Due to their own karma, their skin will be lackluster and their faces would be as ugly as Pisaca. They will be forgetful, will break the precepts, will be feculent and have many illnesses, and will often lack enough materials to maintain their lives. Their lifespan will be short, and they will commit various evil deeds to even shorten their lives.'" "'For such living beings, at one time, I will manifest in the Saha World that I go down from Tushita heaven, stay in the mother's womb, be born, be a child, study various skills, leave home, practice austerities, defeat the demons, achieve the uppermost Way, turn the True Dharma Wheels, enter into Nirvana, distribute my sharira, and so forth. I will manifest various Buddha-Activities(buddha-karya) in such a way, at everywhere of the hundreds of billions of the four great continents.'" "'Bhagavan, when I have achieved Anuttara-samyak-sambodhi, I will speak Dharma with a single voice, but when the living beings hear my speech, those who want the Voice-hearer's vehicle will understand the Voice-hearer's Dharma-Store; those who want the Conditional-Awakener (Pratyeka-buddha)'s vehicle will understand the Conditional-Awakener's Dharma; and those who want the unsurpassed vehicle -- Mahayana will understand the Dharma of pure Mahayana.'" "'Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who wish to achieve Bodhi but have not enough merits and virtues will be able to practice donation; those who wish to be reborn in heaven but have not enough blessings will be able to keep precepts; those who have defiled hearts and often frighten each others will arouse the hearts of kindness; those who enjoy killing will arouse the hearts of compassion; those whose hearts are polluted by miserliness and jealousness will begin to cultivate the delightful heart; those who are proud of their beauties and powers and have dissipated hearts will arouse the hearts of abnegation; those who have lustful hearts will contemplate the impurity of their desires; the Mahayana learners who are obstructed by distraction (* Literally: Fallen-lift) will understand the Dharma of Anapana; and those who lack wisdom and want the lamplight of Dharma will understand the profound twelve interconnected causes(*);'" (* The twelve interconnected causes: 1. non-brightness [ignorance]; 2. action; 3. consciousness; 4. name and form; 5. the six sense organs; 6. touch; 7. feel; 8. craving; 9. grasping; 10. becoming; 11. birth; 12. aging and death. ) "'Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who lack knowledge will gain the non-forgetful Dharani so that they will be able to uphold many Dharmas; those who are in the wilderness of incorrect views will understand the profound Dharma of the emptiness of all things; those whose hearts are covered by sensations will deeply understand the Dharma-Gate of formlessness; those who have many impure wishes will deeply understand the Dharma-Gate of Non-Action; and for the living beings whose bodies and minds are defiled, their bodies and minds will become gentle when they hear my Dharma speech. Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who are trapped in messy conditions will understand the Dharma of Non-losable Bodhi heart; those whose hearts are covered by anger will have their angers quenched, understand the nature of the Reality, and gain the award of the mark of future Buddhahood; and those who are attached to the two views (of existence and inexistence) will understand the profound Dharmas and be free from the attachments; Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those whose hearts are covered by impure desires will understand quickly that all things (dharma) are undefiled and pure; those who have lost their virtuous hearts will deeply understand the Sunlight Samadhi; those who commit demonic karmas will quickly understand the pure Dharma; those whose hearts are covered by incorrect theories will gain deep understanding and improvement on the Correct Dharma; those whose hearts are covered by worries will understand the Dharma of being free from worries; and those who walk on evil paths (believe in evil theories and do evil deeds) will turn back immediately. Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who long for Mahayana will acquire the non-regression; those who tire of births and deaths will realize the joy of Bodhisattvas; those who have not yet gain the wisdom of virtuous state will gain improvement on it; those who do not appreciate others' virtuous deeds will accordingly rejoice at the virtuous deeds; those whose hearts are unfair will understand the unobstructed light; those who commit bad deeds will understand the retributions of bad deeds; those who are cowardly among crowd will understand the Lion Samadhi; those whose hearts are oppressed by the four demons will achieve Shurangama Samadhi quickly; and those who cannot see the brilliant lights of the Buddha-Worlds will achieve the Samadhi of Deep Understanding on Myriads of Sublime Lights. Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who have hatreds and loves in their hearts will abnegate all those emotions; those who have not yet perceived the light of Buddha-Dharma will gain Dharma-Banner Samadhi; those who lack great wisdom will gain Dharma-Torch Samadhi; those who are trapped in foolishness and darkness will gain Sun Lamp Light Samadhi; and those who lack eloquence will gain the merits and virtues needed for good eloquence. Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who contemplate all phenomena and find that the constructions are as infirm as bubbles, will gain Narayana Samadhi; those whose hearts are unstable will gain Firm and Decisive Samadhi; those who wish to observe the Buddha's crown will gain Sumeru Banner Samadhi; those who abandoned their previous vows will gain Firmness Samadhi; those who lost their supernatural abilities will realize Vajra-Mind; those who seek Bodhi-Manda (enlightenment site) will realize Vajra-Manda; those who are not in thrall to any phenomena will understand Vajra-Like Dharma; those who wish to know what others think will fulfill their wishes; those who wish to know others' roots (faculties for Dharma-learning) will understand the Way to the Wisdom; and those who do not understand the languages of each others will gain the Samadhi of Full Understanding of Sounds. Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who have not yet achieved Dharma-Body will understand the Dharma for cultivating the Universal Body; those who long to see the Tathagata will gain Non-Wink Samadhi; those who discriminate all activities will gain Non-Strife Samadhi; those who wish to turn the Dharma-Wheel will realize the Undefiled Wheel; those who do not believe in causality and seek evil goals will understand and comply with the teachings on causes and relationships; those who believe in only one Buddha-World will understand that there are countless Buddha-Worlds; those who have not yet generated the causes of beautiful appearance [of Buddhas and Bodhisattvas] will achieve Sublime Beauties Samadhi; and those who cannot master all words will gain the Samadhi of Rhetoric. Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who seek the Universal Wisdom absorbedly will gain Indistinguishable Dharma Realm Samadhi; those who retrogress from Dharma will gain Firmness Samadhi; those who do not understand the nature of all dharma(phenomena) will gain the thorough wisdom; those who give up their virtuous vows will gain Non-losable Samadhi; those who discriminate various paths will gain the path of Oneness and be free from discrimination; those who seek the wisdom as vast as all spaces will gain Free-From-Existences Samadhi; those who have not yet perfected all Paramitas will dwell in the purity of Paramitas; those who have not perfectly mastered the Four Dharmas of Attraction(*) will become expert at winning living beings over; those who discriminate among the Four Immeasurable Minds(*) will practice them impartially and diligently; and those who have not fully gained the Thirty-seven Aids to Enlightenment(*) will realize the non-attaching practices. (* The Four Dharmas of Attraction: The four methods that Bodhisattvas employ to approach and save living beings. They are: 1. Giving, giving the gift of Dharma or something that people like; 2. Using kind words; 3. Acting for the purpose of benefit to them; 4. Physically working together with them. ) (* The Four Immeasurable Minds: kindness, compassion, sympathetic joy, and impartiality) (* The Thirty-seven Aids to Enlightenment: The thirty-seven kinds of practices for the attainment of enlightenment, they are: The Four Bases of Mindfulness; The Four Right Efforts; The Four Supernatural Abilities; The Five Roots of Goodness; The Five Powers; The Seven Factors of Enlightenment; The Eightfold Holy Path) Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who forget virtue and lose wisdom will gain Great Ocean Wisdom Seal Samadhi; those who desire the Uncreated Dharma Forbearance will gain the decisive Samadhi of all dharmas, because the nature of dharmas is the same; those who forget the Dharma they heard will gain Non-forgetful Samadhi; those who tirelessly preach virtuous teachings to each others will gain pure wisdom-eyes and be free from the net of doubts; those who do not have faith in the Three Treasures will gain Merits-Accumulating Samadhi; those who are thirsty for Dharma-Rain will gain Dharma-Rain Samadhi; those who hold nihilistic views (uccheda-drsti*) with regard to the Three Treasures will understand the sublime of the Treasures; those who do not cultivate wisdom and do not practice diligently will gain Vajra-Wisdom Samadhi; those who are bound by vexations will gain Empty Space Seal Samadhi; and those who are attached to both Self and the things possessed by Self will gain Wisdom Seal Samadhi. (* uccheda-drsti: "nihilism", the mistaken view that results from not discerning the principle of cause and effect that centers on the idea that the world or oneself can be destroyed; for example, the idea that once a being dies, there is no future rebirth, or that life is something limited to this world, is the nihilistic view of denying the reception of the fruits of good and evil acts.) Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who do not know that the Tathagata's merits and virtues are perfect will gain the Samadhi of Liberation from the World; those who have not accumulated enough merits in the present of the previous Buddhas will gain many supernatural powers including the Holy-Feet(*) and various transformation abilities; those who are not yet able to preach even one Dharma-Gate will gain the ability of expounding all Dharmas and their natures; those who have not yet mastered all Sutras will understand that the natures of all Dharmas are equal; those who do not comply with the Six Harmony Principles (*) will gain Understanding All Dharmas Samadhi; those who do not think of the liberation will gain the unrestricted supernatural power of Lion's Playing Samadhi; those who wish to enter into the secret of Tathagatas will be able to enter into the treasuries of Tathagatas without consulting any others; those who do not diligently carry out Bodhisattva-Practices will gain the wisdom to practice diligently; those who have not yet seen the Sutras on the legend of the Buddha will gain Everywhere Dwelling Samadhi; and those who are on the Way to Bodhi but have not yet achieved the perfection will gain Mark-Awarding Samadhi. (* Holy-Feet (rddhi-pratiharya): The supernatural power of unimpeded bodily function, which includes such abilities as flying, reaching anywhere instantly, making oneself invisible, etc. One of the six supernatural powers.) (* The Six Harmony Principles: Six ways that Buddhist practitioners should live in harmony and be sensitive and caring towards each other: 1. To unify their respectful deportment to be the same [bodily karma]; 2. To unify their chanting [verbal karma]; 3. To unify their purpose [mind karma]; 4. to unify their practices of purity [precepts]; 5. to unify their view; 6. to unify their benefits. ) Furthermore, when the living beings hear my Dharma speech, those who do not fully have the Ten Powers of Tathagatas will gain Indestructible Samadhi; those who do not fully have the Four Fearlessnesses will gain Inexhaustible Meanings Samadhi; those who do not fully have the uncommon characteristics peculiar to the Buddhas will gain Uncommon Characteristics Samadhi; those whose views are not yet free from ignorance will gain Vows Sentences Samadhi; those who are not yet directly awakened to all Buddha-Dharmas will gain Pure White Undefiled Seal Samadhi; those who have not yet obtained the Universal Wisdom (sarva-jnana / omniscience) will gain Perfect Knowledge Samadhi; and those who have not yet accomplished all activities of Buddhas will gain Unbounded and Inexhaustible Dharmas Samadhi. Such living beings will gain respective faiths and understandings with regard to the Buddha-Dharmas. Furthermore, there will be some Bodhisattvas whose hearts are straight-forward, ingenuous, and free from perverse minds, when they hear even one sentence of my Dharma speech, they will gain 84 thousand Dharma-Gates, 84 thousand Samadhis, and 75 thousand Dharanis. Furthermore, there will be immeasurable and unbounded Asamkhya Bodhisattvas who cultivate the Great Collection, when they hear my Dharma speech, they will also gain such immeasurable merits and virtues, and stay peacefully at the non-retrogression stage. By the aid of such merits and virtues, the Bodhisattva-Mahasattvas will adorn themselves with great sublimities -- they will be able to make unimaginable vows bravely, and enhance their unimaginable wisdom and knowledge to adorn themselves: Their bodies will be adorned with the 32 marks and the 80 minor marks; their mouths will be adorned with their Dharma-speeches preached according to the living beings' likes to make the audiences joyful; their hearts will be adorned with the non-retrograde Samadhis; their mindfulness will be adorned with the non-losable Dharanis; their thoughts will be adorned with their great knowledge; and their achievements will be adorned with the ultimate Awakening. Furthermore, they will be adorned with virtuous wishes so that they will keep their vows firmly, practice diligently, and reach the other shore [of liberation] as they wish; they will be adorned with concentration so that they will achieve the cultivation stages step by step; they will be adorned with charity so that they will give out everything; they will be adorned with precept-keeping so that their hearts will be pure white, clean, and undefiled; they will be adorned with forbearance so that they will regard all living beings impartially; they will be adorned with diligence so that all their works will be accomplished; they will be adorned with Dhyana so that from all Samadhis they will gain the power of Lion's playing; they will be adorned with wisdom so that they will understand the causes of all afflictions and habits; they will be adorned with kindness so that they will be mindful of every living being absorbedly; they will be adorned with compassion so that they will not abandon any living being; they will be adorned with joy so that they will have no doubt on any Dharma; they will be adorned with relinquishment so that praises and slanders will not be different for them; they will be adorned with supernatural powers so that they will have the supernatural ability of playing everything; they will be adorned with blessings so that they will gain the precious hand of inexhaustible treasuries; they will be adorned with wisdom so that they will know all living beings' thoughts; they will be adorned with awakening so that they will awaken all living beings using virtuous Dharmas; they will be adorned with brightness so that they will have the illuminating wisdom eyes; they will be adorned with eloquence so that they will be able to explain the meanings of Dharmas with proper words; they will be adorned with fearlessness so that they will defeat all demons and incorrect theories; they will be adorned with merits and virtues so that they will gain the unsurpassed merits and virtues of the Buddhas; they will be adorned with Dharmas so that they will speak Dharmas for living beings with countless figures of speech; they will be adorned with illumination so that they will be illuminated by all Buddha-Dharmas; they will be adorned with light so that they will illuminate all Buddha-Worlds; they will be adorned with Dharma-speaking so that they will gain the proper wisdom which allow them to remember things correctly; they will be adorned with teaching so that they will be able to keep precepts in accord with their preaching; they will be adorned with supernatural abilities so that they will gain the Four Holy Feet which allow them to reach the other shore [of liberation]; they will be adorned with the enhancements given by all Tathagatas so that they will enter into the secrets of the Tathagatas; they will be adorned with the unrestricted power so that they will gain the independent wisdom; and they will be adorned with their compliance with all virtuous Dharmas so that they will practice in accord with the Buddhas' teachings and no one will be able to make them retrograde. -- I wish that those living beings will gain all such merits, virtues and benefits. For the countless Asamkhya living beings who seek Mahayana, I wish that even one sentence of my Dharma-speech will fill them with the pure white virtuous Dharmas, so that such Bodhisattva-Mahasattvas will gain the wisdom on all dharmas without consulting any others, attain the great Dharma-light, and achieve Anuttara-Samyak-Sambodhi quickly. Bhagavan, in the other worlds, there will be living beings who commit the five heinous sins, violate the four grave prohibitions, have burnt and withered hearts, or seek the Voice-Hearers'(Sravaka) Vehicle, Conditional-Awakeners'(Pratyeka-buddha) Vehicle, or the Great Vehicle (Mahayana). When they are reborn in my Buddha-World by the power of the vows, they will have many non-virtuous faculties and enjoy evils, they will be rough, tough, have inverse views, and have difficulty concentrating their minds. For such living beings disturbed by the 84000 moving paths of their hearts, I will widely speak the 84000 Dharmas, each Dharma treats one of the disturbances. For the living beings among them who seek the unsurpassed Mahayana, I will explain in full the six Paramitas, including the Dana (giving) Paramita unto Prajna Paramita. For the living beings among them who seek the Voice-Hearers' Vehicle or the Conditional-Awakeners' Vehicle but have not planted virtuous roots and wish to learn from the Buddhas, I will make them first take refuge in the three treasures, and then practice the six Paramitas. For those who enjoy killing, I will make them stop killing; for those who commit crimes due to their greed, I will make them not to steal; for those who commit sexual misconducts, I will make them keep away from such immoral behaviors; for those who deliberately slander each others, I will make them not to slander; for those who enjoy inebriation, I will make them not to drink alcohol. -- For the living beings with such five illnesses, I will make them keep the five precepts of Upasaka (Lay-persons). For those living beings who do not like any virtuous Dharmas, I wish that I can make them keep the eight precepts for at least one day and one night; For those who have few virtuous roots and slightly enjoy virtuous Dharmas, I will make them get closer to my Dharmas, become monks, keep the ten precepts, and stay in the Brahma-practice; For those who desire virtuous Dharmas, I will make them keep the Complete Precepts of virtuous Dharmas, and all stay in the Brahma-practice; For such living beings who commit the sins leading to uninterrupted hells and who lose control of their minds, I shall speak Dharmas for them using various words, sentences, languages, and supernatural manifestations. I will reveal to them the five skandhas(*), the eighteen realms (astadasa-dhatavah)(*), the twelve loci(*), and the Dharmas on impermanence, sufferings, emptiness, and no-self, to make them stay in the virtuous, peaceful, stable, wonderful, and tranquil city of Nirvana. (* The five skandhas: 1. form - matter in general; 2. feeling - receptive or sensory function; 3. perception - images that surface in the mind; 4. impulse - will, intention, or the mental function that accounts for craving. The power of formation potential. 5. consciousness - the cognitive, or discriminating function. Knowing through discrimination.) (* The eighteen realms: The eighteen compositional elements of human existence, including the six roots [six sense faculties], the six defilements [their six objects], and the six consciousnesses. * The six roots are: Eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. * The six defilements are: Forms/phenomena, sound, smell, flavor, touch, and things. * The six consciousnesses are: Eye consciousnesses, ear consciousnesses, nose consciousnesses, tongue consciousnesses, body consciousnesses, and mind consciousnesses.) (* The twelve loci: the six roots and the six defilements) I will also speak such Dharmas for the fourfold assembly that consists of Bhiksus(monks), Bhiksunis(nuns), Upasakas(laymen), and Upasikas(laywomen). For those who like to hear theories, I will speak the theories of correct Dharmas; for those who seek the liberation, I will speak the theories on the emptiness; for those who do not like virtuous dharmas, I will persuade them to do good deeds; for those who like virtuous Dharmas, I will tell them to recite and study Dharmas, and expound the emptiness, Samadhis, and the true liberation. For each of such living beings, I will walk hundreds of thousands of Yojanas without using supernatural powers, to reveal to him the countless and various expedient means [to the liberation]; and in order to make him understand the meanings of my words, I will manifest various supernatural transformations or even appear as entering Nirvana -- I will never be tired of doing so. Bhagavan, by the power of Samadhi, I will hide my fifth part of lifespan and enter into Nirvana, and at that time, I will shatter my own body to pieces of Shariras(relics) each as big as half of a mustard seed -- Out of compassion for living beings, I will enter into Nirvana. After my Nirvana, let my Proper Dharma dwell in the world for one thousand years, and my Semblance Dharma dwell in the world for five hundred years.'" (End of Chapter 16) Chapter 17: The Vows on the Supernatural Transformations of the Shariras After my Nirvana, if any living being makes offerings to my Shariras with treasures or music, or, in front of my Shariras, says "Namo Buddha" even once, or makes obeisance just once, or circumambulate it clockwise even once, or joins his palms even once, or makes an offering of just one flower -- out of this cause, he will achieve the non-retrograde stage in any of the Three Vehicles, according to his wish. After my Nirvana, if any living being can uphold even one precept that comes from my Dharmas and can comply with it as I taught, or if he can read or recite even as few as four gathas, speak them for others and make the hearers delightful, and the hearers can make an offering to the Dharma-teacher with even one flower or one obeisance, then, all of them will respectively achieve the non-retrograde stages in any of the Three Vehicles according to their wishes. As far as when the correct Dharmas vanish, the Dharma-torch quenches, and the Dharma-flag falls down, my Shariras will sink into the Gold Wheel Position. At that time, the Saha world lacks treasures, therefore, let my Shariras transform into flaming bright beryl named Superior-Mind, emerge from the Gold Wheel Position, ascend to Akanistha heaven, and rain down multifarious flowers, including Mandara flowers, Maha-Mandara flowers, Paricitra flowers, Manjusaka flowers, Maha-Manjusaka flowers, Rocamona flowers, Dhara flowers, Maha-dhara flowers, Undefiled Wheel Flowers, Hundred-petaled flowers, Thousand-petaled flowers, Hundred thousand-petaled flowers, Universal Light flowers, Universal Fragrance flowers, Virtuous Joy flowers, Sato flowers, Rocana flowers, Joy-Limitation Moonlight flowers, Bright Moon flowers, Countless Colored flowers, Countless Fragrances flowers, and Countless Light flowers. During such a great rain, those flowers will also utter multifarious gentle sounds, including the sounds of Buddhas, sounds of Dharmas, sounds of Sanghas, sounds of taking refuge in the three treasures, sounds of Upasaka precepts, sounds of the holy eight precepts, sounds of the monks' ten precepts, sounds of giving, sounds of precept-keeping, sounds of pure Brahma-practices and the complete great precepts, sounds of persuading and teaching, sounds of sutra-reading and reciting, sounds of Dhyana and meditations, sounds of contemplating the unclean, sounds of meditating on inhales and exhalations, sounds of the neither-thought-nor-no-thought concentrations, sounds of the nothingness concentrations, sounds of the immeasurable consciousnesses concentrations, sounds of the immeasurable emptiness concentrations, sounds of the eight victorious stages, sounds of the ten ubiquitous things, sounds of the stopping and contemplations, sounds of emptiness, sounds of the formless, sounds of non-action, sounds of the twelve interconnected causes, sounds of the complete Dharma-Store of Voice-hearers, sounds of the complete Dharma-Store of Pratyeka-buddhas, and sounds of the full speech on the six Paramitas of Mahayana. (....) Hết phần nội dung Bản dịch Anh ngữ số 1 của KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI. -------------oooo0O0oooo-------------